1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập thảo luận thứ nhất chương i tổng quan về tư pháp quốc tế

47 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng Quan Về Tư Pháp Quốc Tế
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Khánh, Nguyễn Thị Thanh Lam, Mai Đặng Bích Ngọc, Đặng Phan Minh Thư, Nguyễn Lê Anh Thư, Lê Ngọc Vân Quỳnh, Nguyễn Quốc Kiệt, Nguyễn Mạnh Lân, Võ Kim Nguyên, Phan Mỹ Anh
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Vân Anh
Trường học Trung tâm đào tạo CLC và đào tạo Quốc tế
Chuyên ngành Tư pháp Quốc tế
Thể loại bài tập thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 4,06 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ (1)
    • I. CÂU HỎI TỰ LUẬN (5)
      • 2. Tại sao khi nói đến đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế phải nói một cách đầy đủ: “là những (5)
      • 4. Anh/chị hãy giải thích vì sao quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế? (5)
      • 6. Tại sao TPQT sử dụng cả hai phương pháp điều chỉnh là phương pháp xung đột và phương pháp thực chất (6)
      • 9. Anh/ chị hãy giải thích vì sao hiện nay trong các tập quán quốc tế chỉ chứa đựng các quy phạm thực chất mà không chứa đựng các quy phạm xung đột (7)
      • 10. Nêu điểm khác biệt giữa quy phạm pháp luật thực chất của Tư pháp quốc tế với quy phạm pháp luật thực chất của các ngành luật khác (dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động…) (11)
      • 11. Khi giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, Điều ước quốc tế luôn được ưu tiên áp dụng (13)
      • 12. Tại sao Tư pháp quốc tế sử dụng cả ba loại nguồn là điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia và tập quán quốc tế? (14)
      • 14. Vì sao pháp luật quốc gia là nguồn chủ yếu của Tư pháp quốc tế? (15)
      • 15. Theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế được áp dụng nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp nào? (Nêu rõ từng trường hợp và cơ sở pháp lý) (17)
      • 16. Theo pháp luật Việt Nam, pháp luật Việt Nam được áp dụng nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp nào (Nêu rõ trường hợp và cơ sở pháp lý) (17)
      • 17. Theo anh/chị án lệ có phải là một nguồn luật độc lập của Tư pháp quốc tế không? Vì sao? (19)
      • 19. Phân biệt phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế với các ngành Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình (21)
      • 20. Trình bày mối quan hệ giữa Tư pháp quốc tế với các ngành Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình (22)
      • 25. Trình bày nội dung các quyền miễn trừ của quốc gia (23)
      • 30. Theo anh/chị Việt Nam hiện nay đang theo quan điểm quyền miễn trừ quốc gia là quyền miễn trừ tương đối hay tuyệt đối? (24)
      • 31. Trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, việc quốc gia tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ được (28)
    • II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI VÀ GIẢI THÍCH (30)
      • 3. Tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế (30)
      • 7. Khi đối tượng của quan hệ dân sự ở nước ngoài thì quan hệ đó được xem là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (31)
      • 10. Tư pháp quốc tế chỉ điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (31)
      • 11. Phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế về quan hệ dân sự tương đương với phạm vi điều chỉnh của các ngành luật dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình (31)
      • 13. Phương pháp xung đột là phương pháp giải quyết trực tiếp nội dung quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (31)
      • 14. Tất cả các điều ước quốc tế đều có thể trở thành nguồn của Tư pháp quốc tế (32)
      • 17. Pháp luật quốc gia chỉ được áp dụng nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nếu được quy phạm xung đột dẫn chiếu đến (32)
      • 18. Khi các bên thỏa thuận chọn tập quán quốc tế để điều chỉnh quan hệ của mình thì tập quán quốc tế đương nhiên được áp dụng (32)
      • 19. Khi giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, điều ước quốc tế luôn được ưu tiên áp dụng (33)
      • 21. Theo pháp luật Việt Nam, chủ thể của tư pháp quốc tế chỉ bao gồm cá nhân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài và quốc gia (33)
      • 23. Nguồn của quy phạm xung đột bao gồm: điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia và tập quán quốc tế (33)
      • 28. Theo pháp luật Việt Nam, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chỉ được xác định theo pháp luật của nước mà cá nhân đó mang quốc tịch (34)
      • 29. Theo pháp luật Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của cá nhân luôn được xác định theo pháp luật của nước mà cá nhân đó mang quốc tịch (34)
      • 32. Khi tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, quốc gia không được hưởng các quyền miễn trừ vì đây là các quan hệ mang bản chất dân sự (34)
      • 37. Quyền miễn trừ của quốc gia chỉ bao gồm quyền miễn trừ tư pháp (35)
      • 38. Việc quốc gia tuyên bố từ bỏ quyền miễn trừ chỉ được ghi nhận trong các điều ước quốc tế mà quốc (35)
      • 41. Tư pháp quốc tế thực chất là ngành luật dân sự có yếu tố nước ngoài (35)
    • III. BÀI TẬP (36)

Nội dung

Theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế được áp dụng nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp nào?. Cụ thể, theo Điều 4 Nghị định 60/CP ngày 6-6-1997 củ

TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ

CÂU HỎI TỰ LUẬN

2 Tại sao khi nói đến đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế phải nói một cách đầy đủ: “là những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”?

Tư pháp quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia, điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài và điều chỉnh các vấn đề về tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.

Về đối tượng điều chỉnh: TPQT điều chỉnh các quan hệ dân sự như: quan hệ dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình, có yếu tố nước ngoài.

Vì vậy, có thể thấy TPQT không chỉ điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà nó còn điều chỉnh nhiều quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khác Và TPQT được xuất hiện hầu như trong các văn bản khác nhau như: BLDS 2015, BLHS 2015,

Cùng với đó, nếu chỉ nói đối tượng điều chỉnh của TPQT là “những quan hệ dân sự” thì sẽ thuộc đối tượng điều chỉnh tại Điều 1 BLDS 2015 chỉ được áp dụng trong phạm vi lãnh thổ Do đó, đối tượng điều chỉnh của TPQT phải là “những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” thuộc quy định tại khoản 2 Điều 663 BLDS 2015 mới thể hiện được đầy đủ nội dung và quy định về đối tượng điều chỉnh của TPQT

4 Anh/chị hãy giải thích vì sao quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế?

Vì sự tồn tại của yếu tố nước ngoài trong các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là minh chứng rõ ràng nhất cho sự khác biệt giữa tư pháp quốc tế và luật dân sự với tư cách là hai ngành luật khác nhau trong hệ thống pháp luật quốc gia Sự khác biệt giữa đối tượng điều chỉnh của hai ngành luật này còn thể hiện ở chỗ, đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế rộng hơn, bao gồm các quan hệ nội dung có tính chất dân sự và các quan hệ tốt tụng dân sự có yếu tố nước ngoài, trong khi đó, đối tượng điều chỉnh của luật dân sự chỉ là các quan hệ dân sự nội địa Tư pháp quốc tế và công pháp quốc tế cũng có sự khác nhau cơ bản về đối tượng điều chỉnh Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ có tính chất dân sự và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài còn đối tượng điều chỉnh của công pháp quốc tế, về cơ bản, lại là các quan hệ chính trị giữa các chủ thể của luật quốc tế mà chủ yếu là giữa các quốc gia với nhau.

6 Tại sao TPQT sử dụng cả hai phương pháp điều chỉnh là phương pháp xung đột và phương pháp thực chất.

Về khái niệm, phương pháp điều chỉnh là tổng hợp các biện pháp cách thức mà nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài làm cho các quan hệ này phát triển theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị trong xã hội Phương pháp xung đột là phương pháp sử dụng các quy phạm xung đột nhằm lựa chọn hệ thống pháp luật để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Đây chỉ là đưa ra những lựa chọn về pháp luật nào để áp dụng chứ không đưa ra nguồn luật nhất định vì thế phương pháp này là phương pháp điều chỉnh gián tiếp

Phương pháp thực chất là phương pháp sử dụng các quy phạm thực chất nhằm điều chỉnh trực tiếp các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, định sẵn các quyền, nghĩa vụ, biện pháp chế tài đối có thể được áp dụng vì thế phương pháp này được xem là phương pháp điều chỉnh trực tiếp

Mỗi phương pháp điều chỉnh có ưu điểm và nhược điểm riêng, đối với phương pháp điều chỉnh xung đột có thể giải quyết vấn đề linh hoạt, mềm dẻo, mang tính khách quan cao bởi vì các quy phạm xung đột dễ xây dựng; số lượng phong phú, nhiều hơn các quy phạm thực chất Tuy nhiên lại đòi hỏi kiến thức, sự hiểu biết cao đối với người giải quyết khi áp dụng phương pháp xung đột Tùy vào mỗi vụ việc, đối tượng của TPQT là các quan hệ dân sự, quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài mà lựa chọn phương pháp điều chỉnh phù hợp để xác định pháp luật điều chỉnh, xác định thẩm quyền giải quyết và Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài và phán quyết của trọng tài nước ngoài Việc áp dụng song song, đồng thời hai phương pháp này giúp cho việc giải quyết các quan hệ tư pháp quốc trở nên dễ dàng, mang tính áp dụng thực tiễn cao

9 Anh/ chị hãy giải thích vì sao hiện nay trong các tập quán quốc tế chỉ chứa đựng các quy phạm thực chất mà không chứa đựng các quy phạm xung đột Để trả lời câu hỏi này, chúng ta đi từ khái niệm của tập quán quốc tế, Quy phạm thực chất là gì và quy phạm xung đột là gì Từ đó, khi hiểu được bản chất trên ta mới lý giải được vì sao hiện nay trong các tập quán quốc tế chỉ chứa đựng các quy phạm thực chất mà không chứa đựng các quy phạm xung đột

Tập quán quốc tế là những tập quán được áp dụng trong một thời gian dài trong thực tiễn quan hệ quốc tế thể hiện tập quán đó được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong một quá trình liên tục và các quốc gia khi áp dụng tập quán đó tin chắc rằng mình xử sự như vậy là đúng Hay theo khái niệm từ Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nêu trong Nghị quyết 04/2005/NQ-HĐTP thì “tập quán quốc tế là thông lệ, cách làm lặp đi lặp lại nhiều lần trong buôn bán quốc tế và được các tổ chức quốc tế có liên quan thừa nhận.” Tuy nhiên, tập quán quốc tế chỉ được thừa nhận là tập quán quốc tế nếu phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại và phải được các chủ thể của luật quốc tế coi như quy phạm pháp lý mang tính chất bắt buộc

Quy phạm xung đột là phương pháp sử dụng các quy phạm xung đột nhằm lựa chọn hệ thống pháp luật thích hợp để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể Quy phạm thực chất là quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Nội dung các quy phạm này thường quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ, về các biện pháp hình thức, chế tài có thể được áp dụng

Thứ nhất, để được thừa nhận là một tập quán quốc tế thì quy phạm đó phải mang tính lặp đi lặp lại nhiều lần Giả sử rằng một tập quán quốc tế chứa quy phạm xung đột quy định rằng trong trường hợp nào đó, pháp luật nước A sẽ được áp dụng điều chỉnh thì rất dễ dàng xảy ra tình trạng mâu thuẫn, đặc biệt là trong trường hợp quy phạm được dẫn chiếu không phù hợp hoặc với pháp luật của quốc gia còn lại do có sự sửa đổi, bổ sung của pháp luật quốc gia Nếu như vậy, một lần nữa cả hai bên trong quan hệ pháp luật tư pháp quốc tế này phải lựa chọn một hệ thống pháp luật mới để áp dụng và điều này là không khả thi vì ban đầu các bên đã căn cứ vào tập quán quốc tế này; đồng thời cũng phá vỡ tính lặp đi lặp lại của tập quán quốc tế

Thứ hai, tập quán quốc tế phải được các chủ thể của luật quốc tế coi như quy phạm pháp lý mang tính chất bắt buộc Về mặt lý luận, tập quán quốc tế với vai trò là nguồn của

Tư pháp quốc tế sẽ được áp dụng trong những trường hợp sau 1 :

Một là, tập quán quốc tế được các điều ước quốc tế có liên quan quy định áp dụng

Ví dụ, Điều 9 Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định:

1 Các bên bị ràng buộc bởi tập quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các thực tiễn đã được họ thiết lập trong mối quan hệ tương hỗ

2 Trừ phi có thỏa thuận khác thì có thể cho rằng các bên ký hợp đồng có ngụ ý áp dụng những tập quán mà họ đã biết hoặc cần phải biết và đó là những tập quán có tính chất phổ biến trong thương mại quốc tế và được các bên áp dụng một các h thường xuyên đối với hợp đồng cùng chủng loại trong lĩnh vực buôn bán hữu quan để điều chỉnh hợp đồng của mình hoặc điều chỉnh việc ký kết hợp đồng đó

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI VÀ GIẢI THÍCH

1 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phải là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài.

Cơ sở pháp lý: điểm b, c khoản 2 Điều 663 BLDS năm 2015

Theo đó, ngoài việc xác định một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài hay không dựa trên chủ thể tham gia (điểm a khoản 2 Điều 663), thì một quan hệ dân sự vẫn được xem là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khi đáp ứng điều kiện liên quan đến sự kiện pháp lý (điểm b), đối tượng (điểm c) Ví dụ như cả hai đều là cá nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài hoặc đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

2 Tất cả các quan hệ dân sự đều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế Nhận định: Sai Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế bao gồm hai đối tượng là: quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài Như vậy, về quan hệ dân sự, quan hệ dân sự đó phải kèm theo yếu tố có yếu tổ nước ngoài, như vậy mới thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế

3 Tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế

Nhận định: Sai Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế bao gồm hai đối tượng là: quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài Đối với các quan hệ khác như quan hệ hình sự, quan hệ tố tụng hình sự không thuộc đối tượng điều chỉnh

7 Khi đối tượng của quan hệ dân sự ở nước ngoài thì quan hệ đó được xem là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Cơ sở pháp lý: điểm c khoản 2 Điều 663 BLDS 2015

Theo pháp luật Việt Nam, khi đối tượng của quan hệ dân sự ở nước ngoài thì quan hệ đó được xem là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Tuy nhiên, các bên tham gia vào quan hệ dân sự đó phải đều là cá nhân, pháp nhân Việt Nam

10 Tư pháp quốc tế chỉ điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Nhận định: Sai Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế bao gồm hai đối tượng là: quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài Như vậy, ngoài các quan hệ dân sự cớ yếu tố nước ngoài, tư pháp quốc tế còn điều chỉnh các quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài

11 Phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế về quan hệ dân sự tương đương với phạm vi điều chỉnh của các ngành luật dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình

Tư pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài và các quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài Do đó, phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế về quan hệ dân sự không tương đương với phạm vi điều chỉnh của các ngành luật dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình Mà phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế bao hàm một phần phạm vi điều chỉnh của các ngành luật dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình

13 Phương pháp xung đột là phương pháp giải quyết trực tiếp nội dung quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Phương pháp xung đột là phương pháp sử dụng các quy phạm xung đột nhằm lựa chọn hệ thống pháp luật thích hợp để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, nói cách khác, đây là phương pháp điều chỉnh gián tiếp Bên cạnh đó, phương pháp thực chất mới là phương pháp giải quyết trực tiếp nội dung quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

14 Tất cả các điều ước quốc tế đều có thể trở thành nguồn của Tư pháp quốc tế

Nhận định: Sai Điều ước quốc tế trở thành nguồn của Tư pháp quốc tế trong trường hợp điều ước quốc tế đó điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Bản thân đặc thù cuả đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự, tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài Vì vậy, nếu các điều ước quốc tế đó điều chỉnh các quan hệ như hình sự, điều ước quốc tế đó không thể trở thành nguồn của Tư pháp quốc tế ‘

17 Pháp luật quốc gia chỉ được áp dụng nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nếu được quy phạm xung đột dẫn chiếu đến

Cơ sở pháp lý: Điều 24 HĐTTTP Việt Nga, Điều 126 Luật HNGĐ 2014-

Pháp luật quốc gia không chỉ được áp dụng nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nếu được quy phạm xung đột trong Điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên, hay trong pháp luật quốc gia dẫn chiếu đến áp dụng pháp luật quốc gia; mà còn áp dụng trong trường hợp hai bên trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài lựa chọn pháp luật quốc gia đó áp dụng khi thỏa mãn các điều kiện chọn luật

18 Khi các bên thỏa thuận chọn tập quán quốc tế để điều chỉnh quan hệ của mình thì tập quán quốc tế đương nhiên được áp dụng

Cơ sở pháp lý: Điều 666 BLDS năm 2015 luật Việt Nam sẽ được áp dụng Vì thế, không phải trong trường hợp thỏa thuận chọn, thì sẽ đương nhiên được áp dụng tập quán quốc tế.

19 Khi giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, điều ước quốc tế luôn được ưu tiên áp dụng

Trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài điểm đáng chú ý là nó có liên quan đến cả hệ thống pháp luật các quốc gia Lúc này mỗi quốc gia không thể tự áp dụng pháp luật nước mình cho cùng một quan hệ dân sự được Do đó, việc lựa chọn pháp luật áp dụng sẽ phải căn cứ vào quy định trong các quy phạm xung đột thống nhất của Điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên hoặc quy phạm xung đột thông thường của pháp luật quốc gia đó Như vậy từ quy định trên có thể thấy Điều ước quốc tế được ưu tiên áp dụng, trường hợp không có điều ước quốc tế hoặc điều ước quốc tế không điều chỉnh vấn đề đang xem xét thì phải căn cứ vào pháp luật quốc gia thành viên để chọn luật áp dụng

21 Theo pháp luật Việt Nam, chủ thể của tư pháp quốc tế chỉ bao gồm cá nhân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài và quốc gia.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 663 BLDS năm 2015

Theo pháp luật Việt Nam, chủ thể của tư pháp quốc tế bao gồm cá nhân nước ngoài, pháp nhân nước ngoài và quốc gia Tuy nhiên, dựa trên cơ sở pháp lý nói trên, các cá nhân, pháp nhân Việt Nam vẫn là các chủ thể của Tư pháp quốc tế

23 Nguồn của quy phạm xung đột bao gồm: điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia và tập quán quốc tế

BÀI TẬP

Hãy xác định các quan hệ nào sau đây thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế? Giải thích

Hợp đồng gia công sản phẩm gỗ là một quan hệ dân sự theo Điều 1 BLDS 2015.

Căn cứ theo quy định tại Điều 80 BLDS 2015, khoản 12 Điều 4 LDN 2020, khoản

32 Điều 4 LDN 2020, pháp nhân nước ngoài là pháp nhân được thành lập tại nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài Ở đây, mặc dù công ty The Sun là công ty liên doanh giữa Việt Nam và Singapore, theo khoản 12 Điều 4 LDN 2020 nhưng do được thành lập tại Việt Nam nên được xem là doanh nghiệp Việt Nam.

Vì vậy, quan hệ dân sự trên không phải là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài vì không đáp ứng điều kiện theo khoản 2 Điều 663 BLDS 2015, do đó không thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế

Quan hệ di chúc và thừa kế là một quan hệ dân sự theo Điều 1 BLDS 2015. Ở đây, Nam, vợ Nam và 2 con là chủ thể của quan hệ thừa kế đều là công dân Việt

BLDS 2015 Đồng thời, đối với di sản thừa kế là căn nhà thì theo khoản 2 Điều 680 BLDS

2015, việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản tức là pháp luật Việt Nam Vì vậy, quan hệ dân sự trên không - thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế

Hợp đồng mua bán 2000 tấn gạo là một quan hệ dân sự theo Điều 1 BLDS 2015. Căn cứ theo Điều 97 BLDS 2015 và các quy phạm pháp luật tương ứng, quốc gia Nhật Bản cũng là một chủ thể đặc biệt của Tư pháp quốc tế Theo điểm a khoản 2 Điều

663 BLDS 2015, do trong quan hệ dân sự trên có một bên tham gia là quốc gia nước ngoài, vì vậy là một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế

Quan hệ kết hôn là một quan hệ dân sự theo Điều 1 BLDS 2015 Ở đây, cả Mai và Minh đều là công dân Việt Nam, tuy nhiên cả hai người tiến hành đăng ký kết hôn tại Malaysia do đó quan hệ dân sự này được xác lập tại nước ngoài Vì vậy, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 663 BLDS 2015, khoản 25 Điều 3 Luật HNGĐ

2014, quan hệ trên là quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (hay quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài) và thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế

Hợp đồng mua bán bất động sản là một quan hệ dân sự theo Điều 1 BLDS 2015. Mặc dù Mỹ đến Hoa Kì định cư, tuy nhiên Mỹ vẫn mang quốc tịch Việt Nam và là công dân Việt Nam Do đó không thỏa mãn các điều kiện để trở thành quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo khoản 2 Điều 663 BLDS 2015 Vì vậy, không phải là đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế

Hợp đồng thuê nhà là một quan hệ dân sự theo Điều 1 BLDS 2015

Căn cứ theo khoản 1 Điều 138, khoản 1 Điều 139 BLDS 2015, mặc dù Jenny ủy quyền cho Tùng là công dân Việt Nam đại diện để ký hợp đồng thuê nhà nhưng giao dịch dân sự trên làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện là Jenny Như vậy, Jenny vẫn là một bên chủ thể trong hợp đồng thuê nhà Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 663 BLDS 2015, do có một bên chủ thể là cá nhân nước ngoài nên là một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế

Quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một quan hệ dân sự theo Điều 1 BLDS 2015

Thái và Phúc đều là công dân Việt Nam Ở đây, việc Thái đánh Phúc bị thương là căn cứ phát sinh sự kiện pháp lý xảy ra ở Nhật Bản Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 663 BLDS 2015, đây là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và do đó, thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế

Hợp đồng mua bán thực phẩm bổ sung chức năng là một quan hệ dân sự theo Điều

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài

TH1: Ông Hiếu có hai quốc tịch là quốc tịch Hoa Kỳ và Việt Nam hoặc có một

Hợp đồng trên được ký kết và thực hiện tại lãnh thổ Hoa Kỳ Ông Hiếu có hai quốc tịch là quốc tịch Hoa Kỳ và Việt Nam, căn cứ điểm a khoản 2 Điều 663 BLDS 2015, do đó một bên trong quan hệ là pháp nhân nước ngoài (Công ty Biotech) nên là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế

TH2: Ông Hiếu là người chưa xác định được quốc tịch

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú 2014 (sửa đổi, bổ sung 2023), người mang quốc tịch nước ngoài, người không quốc tịch là cá nhân nước ngoài Vì vậy, cần phải căn cứ theo các quy định của pháp luật Hoa

Kì để xác định quy chế pháp lý của ông Hiếu trong trường hợp này để xác định có phải đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế

TH3: Ông Hiếu chỉ có quốc tịch Hoa Kỳ

Trong trường hợp này, hợp đồng do công dân Hoa Kỳ thực hiện, được phát sinh và ký kết trên lãnh thổ Hoa Kỳ, do đó không mang yếu tố nước ngoài và thuộc điều chỉnh của pháp luật quốc gia Hoa Kỳ chứ không thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế

Hãy xác định các quy phạm pháp luật dưới đây là quy phạm gì của Tư pháp quốc tế?

1 Khoản 2 Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Đây là Quy Phạm Xung Đột.

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w