1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của hai phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế liên hệ tư pháp quốc tế việt nam

23 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Hai Phương Pháp Giải Quyết Xung Đột Pháp Luật Trong Tư Pháp Quốc Tế Liên Hệ Tư Pháp Quốc Tế Việt Nam
Tác giả Trần Thị Bê, Trần Mai Bảo Châu, Phạm Thị Thùy Ngoan, Thái Nguyên Trung Anh, Huỳnh Đức Vương, Vũ Hoàng Gia, Nguyễn Minh Tuấn
Người hướng dẫn Bành Quốc Tuấn
Trường học Khoa Luật Kinh Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2007
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 259,5 KB

Nội dung

Phương pháp thứ nhất: phương pháp xung đột : được xây dựng trên hệ thống pháp luật quốc gia cũng như trong các điều ước tập quán quốc tế…chỉgiải quyết được vấn đề chỉ ra hệ thống pháp lu

Trang 1

KHOA LUẬT KINH TẾ

GVHD : BÀNH QUỚC TUẤN

TRẦN MAI BẢO CHÂU LA02

THÁI NGUYỄN TRUNG ANH LA01

TP.HCM, Tháng 06 Năm 2007

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Tất cả những quốc gia trên thế giới thì mỗi một quốc gia đều có một hệ thống pháp luật riêng của mình và các hệ thống pháp luật đó khác nhau, thậm chí trái ngược nhau Xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật đồng thời đều có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ pháp luật này hay quan hệ pháp luật khác Vấn đề cần phải giải quyết là chọn một trong các hệ thống pháp luật đó để áp dụng giải quyết quan hệ pháp luật trên Tư pháp quốc tế có mục đích và các khái niệm riêng của mình, tất yếu cũng có phương pháp điều chỉnh rất riêng của mình Hiện nay ở Việt Nam cũng như ở các nước trên thế giới, Tư pháp quốc tế có hai phương pháp điều chỉnh là: phương pháp xung đột và phương pháp thực chất Hai phương pháp này luôn phối hợp và tác động bổ sung cho nhau để giải quyết các quan hệ Tư pháp quốc tế Bài tiểu luận của nhóm em sẽ phần nào làm rõ vai trò của hai phương pháp giải quyết xung đột này Mặc dù, nhóm của em cũng đã cố gắng nghiên cứu đề tài này nhưng bài tiểu luận này cũng sẽ có phần thiếu và sai sót mong thầy thông cảm bỏ qua những sai sót đó cho nhóm em.

ĐỀ TÀI : VAI TRÒ CỦA HAI PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT

PHÁP LUẬT TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ LIÊN HỆ TƯ PHÁP QUỐC

TẾ VIỆT NAM

Trang 3

CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT

1 Các khái niệm :

1.1Xung đột pháp luật :

Xung đột pháp luật là hiện tượng phổ biến trong tư pháp quốc tế (làngành luật điều chỉnh các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng (dân sự, hônnhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động ) giữa công dân và phápnhân của các quốc gia với nhau).là một trạng thái nhất định mà hai hay nhiều

hệ thống pháp luật đều có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ pháp luậtnhất định

1.2Phương pháp giải quyết xung đột :

Phương pháp là cách thức lựa chọn dựa trên các cơ sở hệ thống các quyphạm để tiến hành giải quyết xung đột

Hiện nay tư pháp quốc tế việt nam cũng như tư pháp quốc tế của đa sốcác nước trên thế giới đếu có những cách thức và biện pháp rất riêng và đặcthù của mình để điều chỉnh và phân định quyền và nghĩa vụ của các bêntham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự mang tính chất quốc tế đó là haiphương pháp xung đột và thực chất và sự kết hợp hài hoà cũng như sự tácđộng tương hỗ giữa hai phương pháp này trong việc thiết lập một cơ chếđiều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế và bảo đảm một trật tự pháp lý dân

sự quốc tế

Phương pháp thứ nhất: phương pháp xung đột : được xây dựng trên hệ

thống pháp luật quốc gia cũng như trong các điều ước tập quán quốc tế…chỉgiải quyết được vấn đề chỉ ra hệ thống pháp luật của nước nào sẽ được ápdụng để giải quyết

Phương pháp thứ hai: phương pháp thức chất : được xây dựng trên cơ

sở các quy phạm thực chất (có thể được chứa đựng trong hệ thống pháp luậtquốc gia hoặc chứa đựng trong điều ước quốc tế) trực tiếp gải quyết cácquan hệ quốc tế và đưa đến kết quả cuối cùng

Từ đó ta có thể thấy phương pháp thực chất có những ưu điểm hơn so vớiphương pháp xung đột: phưng pháp thực chất giải quyết trực tiếp quan hệ ,

nó chỉ áp dụng trong các quan hệ đặc biệt mang tính cụ thể còn phương phápxung đột có tính chất bao quát và toàn diện hơn mang tính chất chung hơn Phương pháp điều chỉnh trực tiếp thực chất chỉ sử dụng đối với các bêntham gia quan hệ cụ thể trong các không gian giới hạn và đôi khi chỉ áp

Trang 4

dụng đối với các chủ thể cụ thể, hơn thế các chủ thể đó lại biết trước cácđiều kiện pháp lý đó

Phương pháp điều chỉnh trực tiếp bằng cách các quốc gia ký kết các điềuước quốc tế mà trong đó các quy phạm thực chất thống nhất đã tăng khảnăng điều chỉnh hữu hiệu của luật pháp , tính khả thi cao hơn, nó loại bỏ sựkhác biệt thậm chí mâu thuẩn trong pháp luật giữa các nước với nhau Hơnthế nữa việc vận dụng và tăng cường khả năng áp dụng phương pháp thứcchất thống nhất giữa các quốc gia sẽ thúc đẩy sự hợp tác về mọi mặt giũacác quốc gia , bảo đảm một trận tự kinh tế mới trên quy mô toàn cầu

Tuy nhiên khái niệm quy phạm pháp luật, với ý nghĩa như là một quy tắcbắt buộc chung, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, được Nhà nước đặt rahay thừa nhận và bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước Cũngnhư, ai cũng hiểu cấu trúc của quy phạm pháp luật bao gồm ba bộ phận cấuthành: giả định, quy định và chế tài

Vậy quy phạm pháp luật xung đột có phải là quy phạm pháp luật nhưnghĩa nguyên thủy của nó? Theo nghĩa thông thường, quy phạm pháp luậtxung đột là loại quy phạm xác định luật của nước nào được áp dụng khi phátsinh hiện tượng xung đột pháp luật Nó không bao hàm chính pháp luật thựcchất (nội dung) nhằm giải quyết xung đột ấy

Tuy nhiên, như trên đã nói, bản thân xung đột pháp luật là một hiệntượng cực kỳ phức tạp, nên lựa chọn được một quy phạm pháp luật xung độtkhông phải đơn giản và càng không thể nói đến tính hiệu quả, xét về phươngdiện thể hiện trên thực tế

Bởi trong quá trình lựa chọn đó, người ta bị chi phối bởi quá nhiều yếu tốchủ quan, như nhận thức của thẩm phán, bản thân cơ quan tài phán, củađương sự, thậm chí cả phương diện Nhà nước khi yếu tố trật tự công cộng”được bảo lưu trong việc áp dụng luật nước ngoài…

Quay trở lại tính mục đích của quy phạm pháp luật xung đột, chính là nhằmtìm ra những nguyên tắc để xác định pháp luật áp dụng nhằm giải quyết cácquan hệ tranh chấp trong tư pháp quốc tế với một giải pháp giống nhau, cho

dù có sự lựa chọn hệ thống pháp luật khác nhau

Theo tác giả Bernard Audit, tính mục đích đó chỉ là lý tưởng, vì mười thế

kỷ nay, người ta đã đi tìm, đã làm và xác định được những nguyên tắc,

những hệ thuộc xung đột truyền thống, nhưng tính mục đích đó không đạtđược

Do đó, khi nói đến giá trị điều chỉnh của quy phạm pháp luật xung đột làhoàn toàn tùy thuộc vào ý chí chủ quan của các chủ thể tư pháp quốc tế, khibản thân mỗi chủ thể đều mong muốn lựa chọn hệ thuộc xung đột có lợi chomình khi xác định thẩm quyền và luật áp dụng

Trang 5

Như vậy, có thể hiểu ngay quy phạm pháp luật xung đột không phải làquy phạm pháp luật với cấu trúc theo nghĩa truyền thống, mà nó có các dấuhiệu đặc trưng như: Gián tiếp; Thứ cấp; Trung lập; Máy móc; Kháchquan…

Chưa bàn đến quan niệm coi quy phạm pháp luật xung đột như một loạiquy phạm mang tính chất gián tiếp, hay bị miệt thị như thứ quy phạm hạnhai, thứ cấp, thì vẫn tồn tại trên thực tế một loại quy phạm mà tác giảBernard Audit gọi là thứ “pháp luật cảnh sát”, có hiệu lực áp dụng bắt buộctrong quan hệ thương mại quốc tế, về chống độc quyền, cạnh tranh…

Việc buộc áp dụng này khiến cho một số quy phạm pháp luật xung độtrất gần với quy phạm của quy phạm của công pháp quốc tế

Nhưng điều đáng bàn chính là đặc trưng trung lập, khách quan hay cóngười gọi là giống trung

Rõ ràng là, không hoàn toàn trung lập hay khách quan khi quy phạmpháp luật xung đột dẫn chiếu đến luật nước nào thì áp dụng luật nước đó.Thực tế ai cũng biết là khi quyết định lựa chọn luật nào được áp dụng thìthẩm phán thông qua lăng kính ý chí chủ quan của mình đã hình dung trước,hay nhìn thấy trước hệ quả của việc áp dụng đó

Như vậy, phải chăng Tòa án làm ra vẻ khách quan khi dựa vào quy phạmpháp luật xung đột để lựa chọn luật áp dụng, nhưng thực tế thì họ đã nhìnthấy trước hệ quả của nó khi áp dụng một hệ thống pháp luật nào đó? thật rakhi từ chối thẩm quyền thụ lý và giải quyết của Tòa án Việt Nam, thẩm phánnhận lãnh trách nhiệm thụ lý có thể đã nhìn thấy trước sự thất bại củanguyên đơn trong hành trình đi kiện, vì điều khoản trọng tài không rõ ràng

đó dẫn chiếu đến Trọng tài Lahaye và nơi đây sẽ chỉ làm mỗi nhiệm vụ xem

cơ quan tài phán nào có thâm quyền giải quyết

Trong khi đó, điều khoản Trọng tài như trên phải bị coi là vô hiệu trong

và trường hợp này, Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền thụ lý vì cả hai làpháp nhân Việt Nam, nơi ký kết hợp đồng, nơi thực hiện và nơi xảy ra tranhchấp là ở tại Việt Nam

2 Phạm vi sảy ra xung đột pháp luật :

Xung đột pháp luật chỉ sảy ra trong các quan hệ dân sự có yếu tố nướcngoài theo nghĩa rộng (dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại,lao động ) giữa công dân và pháp nhân của các quốc gia với nhau

Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, trong lĩnh vực hành chính và hình

sự thì không có hiệu tượng xung đột pháp luật Vì hai ngành luật này chịuảnh hưởng mạnh mẽ của nguyên tắc lãnh thổ, tức là nó chỉ có tác động đối

Trang 6

với những hành vi xảy ra trong phạm vi lãnh thổ, chứ không vượt ra ngoàiphạm vi lãnh thổ, trừ một số trường hợp nhất định.

3 Nguyên nhân dẫn đến sự xung đột pháp luật :

Xung đột pháp luật là hiện tượng hệ thống pháp luật của hai hay nhiềunước khác nhau cùng có thể tham gia để điều chỉnh một quan hệ dân sự theonghĩa rộng nhưng lại có cách hiểu, cách quy định không giống nhau và cơquan có thẩm quyền lựa chọn luật phải chọn 1 trong các hệ thống pháp luật

đó

Rõ ràng, không phải lúc nào cũng có xung đột pháp luật, xung đột phápluật chỉ là hiện tượng, tức là chỉ xuất hiện khi một quan hệ pháp luật cụ thểphát sinh và pháp luật của các quốc gia đều có thể tham gia điều chỉnh choquan hệ đó nhưng lại có cách hiểu không giống nhau

Nguyên nhân của sự xung đột pháp luật thì có nhiều nhưng chủ yếu là do:(1) Không có quy phạm pháp luật thực chất thống nhất

(2) Nội dung pháp luật của các quốc gia khác nhau

4 Tính tất yếu của xung đột pháp luật :

Sự phát triển kinh tế kéo theo sự không ngừng bổ sung, hoàn thiện cácquy định pháp luật quốc gia cũng như quốc tế Các nước luôn mong muốnxây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất, tiến bộ và ngày càng xích lạigần nhau hơn

Tuy nhiên, bản chất của pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được đềlên thành luật do điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội quyết định đã khôngcho phép các quốc gia dễ dàng làm được điều đó

Sự ảnh hưởng của các tư tưởng đạo đức, văn hóa, phong tục tập quán vàđặc biệt là sự phát triển không đồng đều đã tạo nên sự khác biệt trong cách

tư duy của các nhà lập pháp của các quốc gia khác nhau

Xung đột pháp luật là hệ quả tất yếu của sự khác nhau về tư duy đó.

5 Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật :

Tư pháp quốc tế nói chung , tư pháp quốc tế việt nam nói riêng khi điềuchỉnh mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì mỗi quốc gia phải xâydựng một hệ thống xung đột trong hệ thống pháp luật của mình và trong cácđiều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên

Khi giải quyết xung đột pháp luật mà luật áp dụng là luật nước ngoài thì

cơ quan có thẩm quyền phải tuân thủ các điều kiện , cơ sở và thể thức pháp

Trang 7

lý nhất định Và chỉ được áp dụng luật nước ngoài khi quy phạm xung độtdẫn chiếu tới ở nước ta cơ quan tư pháp và các cơ quan nhà nước có thẩmquyền khác chỉ được áp dụng luật nước ngoài khi có quy phạm xung độttrong pháp luật việt nam và các điều ước của Việt Nam viện dẫn tới luậtnước ngoài đó.

Áp dụng luật nước ngoài là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bêntham gia quan hệ pháp luật dân sự quốc tế , đảm bảo sự ổn định , củng cố vàphát triển hợp tác về mọi mặt trong giao lưu dân sự giữa các quốc gia vì sựthịnh vượng chung của cả thế giới song việc áp dụng luật nước ngoài phảiđáp ứng một số tiêu chí cơ bản sau:

Thứ nhất: Các cơ quan tư pháp có thẩm quyền cần áp dụng luật nướcngoài một cách thiện chí và đầy đủ

Thứ hai: Pháp luật nước ngoài phải được giải thích và thực thi về nộidung như chính nước nơi đó đã ban hành

Thứ ba: Cơ quan tư pháp có thẩm quyền và cơ quan xét xử có nhiệm vụtìm hiểu và xác định nội dung qua nguyên cứu văn bản pháp luật, qua thựctiễn hành pháp, tư pháp, tập quán , tài phán … của nước hữu quan

Ngoài ra có thể thông qua con đường ngoại giao, cơ quan đại diện ngoạigiao ở nước ngoài của nhà nước mình, cũng như thông qua các tổ chức tưvấn, công ty luật hoặc cơ quan nguyên cứu pháp lý để tìm hiểu luật nướcngoài một cách tốt nhất phục vụ cho việc xét xử

CHƯƠNG II: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT

XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ NÓI CHUNG VÀ VIỆT NAM NÓI RIÊNG:

Sự phát triển của khoa học tư pháp quốc tế cho thấy rằng không tồn tại

tư pháp quốc tế chung cho tất cả các quốc gia , mỗi quốc gia có tư pháp quốc

tế riêng của mình và tất nhiên có một hệ thống các quy phạm xung đột riêng

và đặt thù của mình được xây dựng trên nền tản của xã hội mình

Khi các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài gặp phải những xung độtpháp luật, các quốc gia thường có hai phương pháp xử lý

Một là: cùng thỏa thuận, thống nhất ban hành những quy định cụ thể để

giải quyết tình huống thông qua các điều ước song phương, hoặc đa phương

Hai là: chọn luật của một trong hai quốc gia có xung đột pháp luật để áp

dụng, theo các quy định của văn bản luật pháp quốc tế, như Công ước, Hiệpđịnh tương trợ tư pháp…

Trang 8

Phương pháp thứ hai được gọi là áp dụng quy phạm xung đột để giảiquyết xung đột.

Ở đây chúng ta chúng ta đề cập các lĩnh vực sảy ra xung đột điển hìnhhiện nay và những phương pháp giải quyết mang tính phù hợp cho từng lĩnhvực

1 Xung đột pháp luật về thừa kế và phương pháp giải quyết theo pháp luật trong tư pháp quốc tế việt nam:

1.1. Xung dột pháp luật

Thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh sự truyền lại tàisản của người đã chết cho người khác theo di chúc hoặc theo quy định củapháp luật

Trong điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế, một số quan hệ thừa kế vượt

ra khỏi phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật một quốc gia, đó là nhữngquan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài

Về quan hệ thừa kế, pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật nước ngoàiphân biệt thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc

Xung đột về thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế việt nam: TuyBLDS có hiệu lực, một loạt quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được điều

chỉnh bởi các quy phạm xung đột nhưng “chế định thừa kế còn để trống”

Để đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể của quan hệ dân sự quốc tế,việc hoàn thiện Tư pháp quốc tế Việt Nam về vấn đề này là cần thiết

1.2 Phương pháp giải quyết: [

Thứ nhất: Giải pháp hoàn thiện bằng cách khai thác những quy phạmxung đột đã tồn tại

Một trong những quy phạm xung đột đã tồn tại mà chúng ta có thể khaithác là Điều 833, khoản 1, Bộ luật dân sự

Theo điều khoản này, “việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dungquyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi cótài sản đó, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cóquy định khác”

Điều 833, khoản 1 không định nghĩa thế nào là “việc xác lập” quyền sởhữu đối với tài sản

Trước sự chung chung và trừu tượng này của Điều 833, khoản 1, thôngqua việc giải thích pháp luật, chúng ta có thể coi thừa kế theo pháp luật làmột “việc xác lập” quyền sở hữu đối với tài sản Cách giải thích này có thể

Trang 9

được chấp nhận vì theo Điều 176, khoản 5, BLDS, “quyền sở hữu được xáclập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây […]: được thừa kế tài sản”.

Vậy, thông qua việc giải thích luật, chúng ta có thể hoàn thiện Tư phápquốc tế nước ta về vấn đề xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật vànếu chúng ta theo giải pháp này, chúng ta có quy phạm xung đột sau: Vấn đềthừa kế theo pháp luật được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi có tài sản.Đây cũng là giải pháp được thừa nhận tại Mê-hi-cô, Pa-na-ma, U-ru-goay

và Vê-nê-du-ê-la Tuy nhiên việc cho phép nhiều pháp luật khác nhau đểđiều chỉnh một vấn đề thừa kế theo pháp luật là không nên vì quá phức tạp

a- Không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản

tức là cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịchđiều chỉnh vấn đề thừa kế

Đây là giải pháp được thừa nhận tại An-ba-ni (trừ trường hợp khi disản là bất động sản ở An-ba-ni, An-giê-ri, Đức (nhưng luật Đức có thể đượcchọn để áp dụng khi di sản là bất động sản ở Đức), Andora, Áo, Bun-ga-ri,Cuba, Ai Cập, Tây-ban- nha, Phần Lan, Gha-na, Hy Lạp, Hung-ga-ri, In-đô-nê-xi-a, I-ran, Ý, Nhật, Gioóc-đa-ni, Li- băng, Ma-li, Ma-rốc, Mô-ri-ta-ni,Ni-giê-ri-a, Phi-líp-pin, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Xê-nê-gan, Xlo-va-ki, ThụyĐiển, Xi-ri, Tiệp Khắc, Thổ Nhĩ Kỳ (trừ trường hợp di sản là bất động sản ởThổ Nhĩ Kỳ), Va-ti-căng, Nam Tư (cũ)…hoặc cho phép pháp luật của nước

mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng để điều chỉnh vấn đề thừa

kế

Đây là giải pháp được thừa nhận tại Ac-hen-ti-na, Bra-xin, Cô-xta

Ri-ca (trừ trường hợp đối với di sản là bất động sản ở xta Ri-Ri-ca), Chi lê, lôm- bia, Đan Mạch, Ê-cua-đo, En-Sa-va-đô, Ai-xlen, Na Uy, Pa-ra-goay(trừ trường hợp đối với di sản là bất động sản ở Pa-ra-goay), Mông Cổ, Nga(trừ trường hợp đối với di sản là bất động sản ở Nga), Thụy Sĩ

Cô-Trong thực tế, vì quan hệ về tài sản là bất động sản liên quan mật thiếtvới hệ thống pháp luật của nước nơi có bất động sản, pháp luật Việt Nam có

xu hướng cho phép pháp luật nơi có tài sản điều chỉnh bất động sản

Trang 10

Cũng cần nói thêm là việc không cho phép pháp luật của nước nơi có

di sản là bất động sản điều chỉnh quan hệ thừa kế liên quan đến di sản này cóthể gây ra phản ứng không hay của nước nơi có di sản đối với một số biệnpháp ủy thác hay đối với việc thừa nhận bản án của Tòa án nước ta trên nướcnày

Về mặt kinh phí, giải pháp này có nhiều ưu điểm hơn giải pháp trước

vì chúng ta chỉ phải đầu tư vào nghiên cứu pháp luật Pháp Nhưng giải phápnày vẫn còn một số nhược điểm: Thứ nhất, giải pháp này quá tôn trọng bảnchất nhân thân và bỏ qua bản chất tài sản của quan hệ thừa kế theo pháp luật

b- Phân biệt di sản là động sản hay bất động sản :

Giải pháp thứ nhất: Có thể sử dụng khi phân biệt di sản là động sản

hay bất động sản là chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lạithừa kế có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh di sản là động sản và pháp luậtcủa nước nơi có tài sản điều chỉnh di sản là bất động sản

Giải pháp này được thừa nhận tại Nam Phi, Úc, Ba-ha-ma, Bỉ,

Ca-na-da, Trung Phi, Trung Quốc, Công-gô, Bờ biển Ngà, Mỹ, Pháp, Ga-bông,Ma-li, Ấn Độ, Ix-ra-en, Ai-len, Luýchc-xăm-bua, Ma-đa-gát-xca, Ca-lê-đô-

ni, Anh, Xu-đăng, U-ru-goay…hoặc cho phép pháp luật của nước mà người

để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh thừa kế đối với di sản là động sản vàpháp luật nơi có tài sản để điều chỉnh vấn đề thừa kế đối với di sản là bấtđộng sản Đây là giải pháp được thừa nhận tại Ca-mơ-run, Mô-na-cô, TháiLan, Ru-ma-ni…11

Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, chúng ta nên cho phép pháp luậtcủa nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh vấn đề thừa kếtheo pháp luật về động sản

Giải pháp mà theo đó chúng ta cho phép pháp luật nơi có di sản điềuchỉnh quan hệ thừa kế về bất động sản và pháp luật của nước mà người đểlại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật về động sản

có hai nhược điểm cơ bản

Thứ nhất, giải pháp này dẫn đến phân chia di sản thành phần nhỏ vàdẫn đến việc áp dụng hai hay nhiều pháp luật vào một quan hệ thừa kế theopháp luật, nhất là khi người để lại thừa kế có di sản là bất động sản ở nhiềunước khác nhau Song trong thực tế, trường hợp người để lại thừa kế có disản là bất động sản ở nhiều nước khác nhau ít xảy ra, vậy nhược điểm nàykhông cản trở nhiều cho giải pháp mà chúng tôi kiến nghị lựa chọn

Thứ hai, giải pháp này buộc chúng ta phải phân biệt di sản là động sản

và bất động sản trong khi đó “các phạm trù động sản và bất động sản không

phải đã được hiểu một cách thống nhất trong các hệ thống pháp luật hiện

Trang 11

nay trên thế giới” Sự khác nhau về khái niệm động sản và bất động sản

trong pháp luật các nước dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật về xác định,định danh, xung đột khái niệm pháp lý hay còn được gọi là xung đột kín tùytheo thuật ngữ sử dụng cho hiện tượng xung đột này16

Tuy nhiên, hiện tượng xung đột này không gây cản trở lớn cho giảipháp mà chúng tôi kiến nghị vì loại xung đột này đã có giải pháp: Theo

khoản 3, Điều 833 BLDS Việt Nam, “việc phân biệt tài sản là động sản

hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó”.

Về Phương hướng của việc chọn giải pháp cho xung đột pháp luật vềthừa kế theo pháp luật trong Tư pháp quốc tế Việt Nam

Phương hướng thứ nhất: Trong Tư pháp quốc tế, khi chọn pháp luật

điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, chúng ta sẽ chọn hệ thốngpháp luật có quan hệ mật thiết với loại quan hệ cần giải quyết Vậy, tronglĩnh vực mà chúng ta nghiên cứu, chúng ta cũng sẽ chọn hệ thống pháp luật

có quan hệ gắn bó với những vấn đề của thừa kế theo pháp luật Thôngthường, việc định hình hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với loại quan

hệ cần điều chỉnh khá dễ dàng

Tuy vậy, trong lĩnh vực mà chúng ta đang đề cập, việc định hình hệthống pháp luật có quan hệ mật thiết với những vấn đề của thừa kế theo phápluật lại khá phức tạp vì những vấn đề này có thể liên quan đến một vài hệthống pháp luật khác nhau

Thứ nhất, vì có sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của người để lạithừa kế cho người còn sống, quan hệ thừa kế là một quan hệ tài sản và do đó

có quan hệ với pháp luật nơi có tài sản

Thứ hai, vì có sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của người để lạithừa kế cho người còn sống trên cơ sở huyết thống, quan hệ thừa kế là mộtquan hệ nhân thân và do đó có quan hệ với pháp luật nhân thân của người đểlại thừa kế

Thứ ba, khi chết, người để lại thừa kế có thể chưa chấm dứt các quan

hệ dân sự thiết lập với các đối tác khác (người thứ ba), nhất là quan hệ dân

sự trong hợp đồng và quan hệ dân sự ngoài hợp đồng, do vậy quan hệ thừa

kế theo pháp luật cũng là quan hệ tài sản đối với người thứ ba

Nói tóm lại, quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài là một quan hệ phức tạp, có quan hệ gắn bó với nhiều hệ thống luật khác nhau, do đó, khi chọn hệ thống pháp luật để điều chỉnh, chúng ta không nên bỏ qua ba bản chất này của quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài.

Ngày đăng: 28/11/2023, 15:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w