1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tại sao khi nói đến đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế phải nói mộtcách đầy đủ là những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

16 29 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

Tại sao khi nói đến đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế phải nói mộtcách đầy đủ: “là những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”?Về định nghĩa: Tư pháp quốc tế là một ngành luật độc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

Môn học: Tư pháp quốc tế

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ 4 2153801015297 Lê Thị Như Loan 5 2153801015084 Nguyễn Minh Hiền

Trang 2

I CÂU HỎI TỰ LUẬN

2 Tại sao khi nói đến đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế phải nói mộtcách đầy đủ: “là những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”?

Về định nghĩa: Tư pháp quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia, điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài và điều chỉnh các vấn đề về tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.

Về đối tượng điều chỉnh: TPQT điều chỉnh các quan hệ dân sự như: quan hệ dân sự, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình, có yếu tố nước ngoài.

Vì vậy, có thể thấy TPQT không chỉ điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà nó còn điều chỉnh nhiều quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khác Và TPQT được xuất hiện hầu như trong các văn bản khác nhau như: Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Hình sự 2015,

Thêm vào đó, nếu chỉ nói đối tượng điều chỉnh của TPQT là “những quan hệ dân sự” thì sẽ thuộc đối tượng điều chỉnh tại Điều 1 BLDS 2015 chỉ được áp dụng trong phạm vi lãnh thổ Do đó, đối tượng điều chỉnh của TPQT phải là “những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” thuộc quy định tại khoản 2 Điều 663 BLDS 2015 mới thể hiện được đầy đủ nội dung và quy định về đối tượng điều chỉnh của TPQT.

4 Anh/ chị hãy giải thích vì sao quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoàithuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế?

Thứ nhất, các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là các quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố chủ thể là người nước ngoài, đối tượng của quan hệ tài sản ở nước ngoài hoặc sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ xảy ra tại nước ngoài.

Thứ hai, do có yếu tố nước ngoài mà quan hệ dân sự có khả năng chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, khiến cho việc giải quyết các vấn đề pháp lý trong quan hệ giữa các bên trở nên phức tạp Vì vậy, pháp luật các nước hầu hết đều có các quy định đặc biệt đưa ra các nguyên tắc để lựa chọn và áp dụng một hệ thống pháp luật với một quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể (quy phạm xung đột) Từ đó giải quyết được các vấn đề về tố tụng dân sự có

Trang 3

yếu tố nước ngoài: xác định được thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án Nhân dân, công nhận và thi hành quyết định của trọng tài Nhà nước và ủy - công nhận và cho thi hành

6 Tại sao tư pháp quốc tế sử dụng cả hai phương pháp điều chỉnh là phươngpháp xung đột và phương pháp thực chất?

Về phương pháp xung đột: là phương pháp sử dụng các quy phạm xung đột nhằm lựa chọn hệ thống pháp luật để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Quy phạm xung đột có thể xác định được hệ thống pháp luật cần áp dụng nhưng không trực tiếp giải quyết nội dung của các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

i) Ưu điểm: giải quyết vấn đề linh hoạt, mềm dẻo, mang tính khách quan cao; các quy phạm xung đột dễ xây dựng và số lượng phong phú

ii) Nhược điểm: không trực tiếp giải quyết được vấn đề; áp dụng pháp luật nước ngoài

Về phương pháp thực chất: là phương pháp sử dụng các quy phạm thực chất nhằm điều chỉnh trực tiếp các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Quy phạm thực chất trực tiếp điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

i) Ưu điểm: giải quyết trực tiếp các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; điều chỉnh nhanh chóng, hiệu quả.

ii) Nhược điểm: khó xây dựng; số lượng quy phạm thực chất không nhiều.

Trang 4

Do đó, TPQT phải sử dụng cả hai phương pháp để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài vì những ưu điểm của phương pháp này sẽ bổ trợ cho phương pháp kia và ngược lại.

9 Anh/ chị hãy giải thích vì sao hiện nay trong các tập quán quốc tế chỉ chứađựng các quy phạm pháp luật thực chất mà không chứa đựng các quy phạmxung đột?

Thứ nhất, tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể luật quốc tế thừa nhận là luật Tập quán quốc tế chỉ có thể trở thành nguồn của TPQT khi được pháp luật trong nước quy định áp dụng hoặc được các quốc gia hữu quan quy định trong điều ước quốc tế hoặc được các bên chủ thể tham gia quan hệ TPQT thỏa thuận (với điều kiện việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật của các bên).

Thứ hai, quy phạm thực chất là quy phạm trực tiếp quy định về quyền và nghĩa vụ các bên, hình thức, biện pháp chế tài cụ thể, Còn quy phạm xung đột là quy phạm gián tiếp, đưa ra nguyên tắc chung trong việc xác định pháp luật áp dụng giải quyết một quan hệ hoặc một tình huống cụ thể.

Do đó, hiện nay trong các tập quán quốc tế chỉ chứa đựng các quy phạm pháp luật thực chất mà không chứa đựng các quy phạm xung đột.

10 Nêu điểm khác biệt giữa quy phạm pháp luật thực chất của Tư pháp quốctế với quy phạm pháp luật thực chất của các ngành luật khác (dân sự, laođộng, hôn nhân – gia đình, thương mại, ).

Quy phạm thực chất của TPQT quy định trực tiếp về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia dân sự có yếu tố nước ngoài và các biện pháp, chế tài được áp dụng.

Theo đó, quy phạm thực chất của các ngành luật khác sẽ quy định trực tiếp nội dung đặc thù của ngành luật đó.

VD: Luật Đầu tư 2014 quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam ra nước ngoài, áp dụng cho chủ thể là các nhà đầu tư mang quốc tịch

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Việt Nam và nhà đầu tư mang quốc tịch nước ngoài, quy định cụ thể trực tiếp về lĩnh vực đầu tư kinh doanh.

Từ đó, ta thấy được quy phạm thực chất của Tư pháp quốc tế hoặc các ngành luật khác quy định cụ thể về lĩnh vực của ngành luật đấy.

12 Tại sao tư pháp quốc tế lại có 3 loại nguồn là Điều ước quốc tế, pháp luậtquốc gia, tập quán quốc tế

Tư pháp quốc tế có 3 loại nguồn bao gồm Điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia, tập quán quốc tế cũng chính vì sự đa dạng của các lĩnh vực tư pháp quốc tế.

Tuy nhiên mỗi loại nguồn trong tư pháp quốc tế đều tồn tại ưu và nhược điểm rõ rệt.

Theo đó, điều ước quốc tế khó xây dựng và không phải quốc gia nào cũng là thành viên của điều ước quốc tế được áp dụng trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó Ngoài ra điều ước quốc tế không quy định đa dạng trong nhiều lĩnh vực.

Còn tập quán quốc tế chỉ tập trung chủ yếu vào yếu tố hàng hải và thương mại, Tư pháp quốc tế là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nên rộng rãi về các lĩnh vực dân sự khác (hôn nhân gia đình, lao động, thương mại, ).

Về pháp luật quốc gia, tuy là nguồn chủ yếu và cơ bản của tư pháp quốc tế, tuy nhiên chỉ được sử dụng trong các trường hợp: khi có sự dẫn chiếu của các quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế, khi có sự dẫn chiếu các quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia và khi các bên trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thỏa thuận chọn luật nhưng phải đảm bảo điều kiện chọn luật.

Như vậy, ta thấy được mỗi loại nguồn trong Tư pháp quốc tế đều tồn tại ưu, nhược điểm Do đó, các loại nguồn này sẽ bổ trợ lẫn nhau, làm đa dạng hóa lựa chọn khi giải quyết các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

14 Tại sao pháp luật quốc gia lại là nguồn chủ yếu của tư pháp quốc tế?

Việc xây dựng điều ước quốc tế, tập quán quốc tế để điều chỉnh các lĩnh vực tư pháp quốc tế là còn hạn chế và khó khăn do sự chênh lệch giữa tình hình, điều kiện kinh tế, xã hội,…giữa các nước Chính vì vậy các điều ước quốc tế, tập quán

Trang 6

quốc tế hiện này không điều chỉnh được toàn bộ các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo nghĩa rộng mà hiện chỉ tập trung vào các lĩnh vực như thương mại,… nên không thể là nguồn chủ yếu của các lĩnh vực tư pháp quốc tế.

Ngoài ra, chính vì sự đặc thù của TPQT, điều chỉnh các mối quan hệ tư, mối quan hệ dân sự về nhân thân, thương mại, tài sản, có yếu tố nước ngoài Do đó các quốc gia phải điều chỉnh, quy định lại trong các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp, thực tiễn với tình hình quốc tế, thực tế Pháp luật quốc gia đa dạng hơn vì quy định về nhiều những lĩnh vực khác nhau, có thể được rải rác trong các quy phạm pháp luật quốc gia hoặc ban hành trực tiếp qua các văn bản, thông tư, nghị định, qua đó thỏa mãn được tính đa dạng của Tư pháp quốc tế.

Không phải QG nào cũng là thành viên của ĐƯQT, không bao quát tất cả lĩnh vực, cũng dẫn chiếu đến PLQG.

15 Theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế áp dụng nhằm điều chỉnh mốiquan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp nào (nếu rõ từngtrường hợp và cơ sở pháp lý)

Theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế được áp dụng điều chỉnh mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong 02 trường hợp:

i) Trường hợp 1: Khi quốc gia áp dụng là thành viên của điều ước quốc tế (áp dụng đương nhiên) được ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế, có hiệu lực pháp lí cao hơn luật quốc gia.

ii) Trường hợp 2: Khi quốc gia chưa là thành viên của Điều ước quốc tế, thì điều ước quốc tế đó vẫn có khả năng được sử dụng nếu các bên trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài có thỏa thuận lựa chọn, nhưng phải đảm bảo điều kiện chọn luật.

16 Theo pháp luật Việt Nam, pháp luật Việt Nam được áp dụng nhằm điềuchỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp nào? (nếu rõtừng trường hợp và cơ sở pháp lý)

Theo pháp luật Việt Nam, pháp luật Việt Nam được áp dụng nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau:

Trang 7

i) Trường hợp 1: Theo khoản 1 Điều 664 BLDS 2015, khi có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế.

ii) Trường hợp 2: Theo khoản 1 Điều 664 BLDS 2015, khi có quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật quốc gia.

iii) Trường hợp 3: Theo khoản 2 Điều 664 BLDS 2015, khi các bên có thỏa thuận lựa chọn hệ thống pháp luật của một quốc gia nhất định, cụ thể là pháp luật Việt Nam

Tuy nhiên, các bên phải thỏa mãn điều kiện chọn luật.

17 Theo anh/chị án lệ có phải là một nguồn luật độc lập của Tư pháp quốc tếkhông? Vì sao?

Theo nhóm em, án lệ có thể là một nguồn luật độc lập của Tư pháp quốc tế Vì: SAI.

Ngoài các nguồn của TPQT như điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia, tập quán quốc tế thì án lệ cũng là một nguồn luật của TPQT Bởi vì, trong trường hợp các bên có quyền lựa chọn pháp luật áp dụng là pháp luật quốc gia, tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ TPQT mà có thể được quy định là một phần hoặc chỉ là một số điều luật trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau

Dẫn đến giữa các điều luật chưa được liên kết chặt chẽ, hạn chế trong việc giải quyết mọi vấn đề có thể phát sinh Khi đó, án lệ - là các bản án hoặc quyết định của Tòa án được sử dụng để giải quyết đối với những quan hệ tương ứng ở tương lai, có thể được sử dụng để giải quyết quan hệ trong TPQT.

Như vậy, án lệ có thể là một nguồn luật độc lập của Tư pháp quốc tế.

KHÔNG PHẢI, vì nó gián tiếp áp dụng PL QG.

18 Có quan điểm cho rằng: “Tư pháp quốc tế và Công pháp quốc tế là hai bộphận của ngành luật quốc tế” Quan điểm của anh/chị về nhận định trên.

So sánh TPQT và CPQT trên một số phương diện:

Trang 8

TPQT là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia, điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài CPQT là cả một hệ thống pháp luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ nhiều mặt giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau Cả hai có đối tượng điều chỉnh hoàn toàn khác mà không có đối tượng điều chỉnh nào chung nhất.

Theo phương pháp điều chỉnh, TPQT điều chỉnh theo 2 phương pháp thực chất (trực tiếp) và xung đột (gián tiếp); CPQT sử dụng phương pháp bình đẳng, thỏa thuận và tự do ý chí của các bên chủ thể Vì TPQT bị chi phối bởi pháp luật quốc gia nên phải sử dụng một số phương pháp nhất định, còn CPQT là hệ thống pháp luật giữa các quốc gia nên không thể áp đặt mà dựa trên sự tự do tự nguyện.

TPQT có ba nguồn chính là điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia, tập quán quốc tế; nguồn của CPQT gồm những điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, các nguyên tắc pháp luật chung được các dân tộc văn minh thừa nhận, quyết định của Tòa án, học thuyết của các luật gia có trình độ cao của các nước khác nhau.

Qua đó, có thể thấy quan điểm “Tư pháp quốc tế và Công pháp quốc tế là hai bộ phận của ngành luật quốc tế” là chưa có căn cứ CPQT và TPQT là hai phạm vi khác nhau.

19 Phân biệt phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế và các ngành Luật Dânsự, Luật Thương mại, Luật lao động, Luật hôn nhân và gia đình.

Phạm vi điều chỉnh của TPQT gồm:

Xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

Xác định pháp luật Dân sự đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Công nhận và cho thi hành Bản án Quyết định dân sự của TA nước ngoài, Phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

Các ngành Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật lao động, Luật hôn nhân và gia đình không điều chỉnh các vấn đề này Cụ thể:

Trang 9

Luật dân sự điều chỉnh các nhóm “ quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự”.

Luật Thương mại điều chỉnh các đối tượng liên quan đến mua bán hàng hóa, kinh doanh thương mại.

Luật Lao động điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh những quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cụ thể là quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa các mối quan hệ trong gia đình nhưng các đương sự là công dân Việt Nam; TPQT điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình tuy nhiên khác ở chỗ một bên có yếu tố nước ngoài.

20 Trình bày mối quan hệ giữa Tư pháp quốc tế với các ngành luật khác nhưLuật Dân sự, Luật Thương mại, Luật lao động, Luật Hôn nhân và gia đình

Đặc điểm đối tượng điều chỉnh của TPQT:

Là những quan hệ mang tính chất dân sự (dân sự, lao động, thương mại, tài chính, hôn nhân gia đình, )

Có yếu tố nước ngoài.

Mối quan hệ giữa TPQT với các ngành luật khác

TPQT điều chỉnh những vấn đề như Thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với các vụ việc có yếu tố nước ngoài, pháp luật áp dụng đối với những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, uỷ quyền tư pháp, công nhận và cho thi hành các bản án, phán quyết có yếu tố nước ngoài Đây là những vấn đề mà chỉ có TPQT mới có thể điều chỉnh được còn những ngành luật khác không điều chỉnh vấn đề này Chủ thể của TPQT là các chủ thể của các ngành luật trong nước chỉ có thêm yếu tố nước ngoài.

TPQT không nằm ở một bộ luật hay luật nào khác mà nằm trong nhiều văn bản khác nhau như trong BLDS 2015, BLHS 2015… và quy phạm pháp luật của TPQT xuất hiện hầu như trong các văn bản.

Tư pháp quốc tế với ngành Luật Thương mại:

Trang 10

TPQT điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài hay các vấn đề về tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài Trong thương mại thì TPQT phần lớn bảo vệ con người.

Pháp nhân A (VN) ký kết một hợp đồng mua bán hàng hoá với pháp nhân B (VN) => Luật Thương mại.

Pháp nhân A (VN) ký kết một hợp đồng mua bán hàng hoá với pháp nhân B (Đức) tại Thái Lan => TPQT.

Khi quan hệ dân sự có các dấu hiệu về chủ thể, sự kiện pháp lý, đối tượng thoả các dấu hiệu để xác định đây là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì sẽ được điều chỉnh bởi TPQT.

Ví dụ trên thoả điều kiện về chủ thể (pháp nhân B là công dân Đức) và dấu hiệu về sự kiện pháp lý (ký kết một hợp đồng mua bán hàng hoá tại Thái Lan).

Tương tự như vậy,

Tư pháp quốc tế với ngành Luật Dân sự:

A (VN) bán căn nhà ở Tp.HCM cho B (VN) => Luật Dân sự A (VN) bán căn nhà ở California (Hoa Kỳ) cho B (VN) => TPQT Tư pháp quốc tế với ngành Luật Lao động

A (VN) ký hợp đồng lao động với pháp nhân B (VN) => Luật Lao động A (VN) ký hợp đồng lao động với pháp nhân B (Pháp) => TPQT Tư pháp quốc tế với ngành Luật Hôn nhân và gia đình

TPQT điều chỉnh những vấn đề hôn nhân và gia đình đối với một bên là công dân Việt Nam và một bên là công dân nước ngoài.

A (VN) kết hôn với B (VN) => Luật Hôn nhân và gia đình A (VN) kết hôn với B (Nhật Bản) => TPQT.

25 Trình bày nội dung các quyền miễn trừ của quốc gia.

Các quyền miễn trừ:

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w