1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận tại sao việt nam phải thực hiện các chính sách kích cầu trong giai đoạn 2009

37 53 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tại sao Việt Nam phải thực hiện các chính sách kích cầu trong giai đoạn 2009
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2009
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 47,13 KB

Nội dung

- Tại sao Việt Nam phải thực hiện các chính sách kích cầu trong giai đoạn 2009.- So sánh chính sách kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ.. Trước sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu,

Trang 1

- Tại sao Việt Nam phải thực hiện các chính sách kích cầu trong giai đoạn 2009.

- So sánh chính sách kích cầu của Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ

- Tại sao Việt Nam không thực hiện gói kích cầu 2

MỞ ĐẦU

Năm 2018 là 1 năm được nhớ tới là thế giới đã rơi vào tình trạng khủng hoảng tàichính tiền tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929-1933 Nguyên nhân của cuộckhủng hoảng này khởi đầu bằng cuộc khủng hoảng cho vay địa ốc dưới chuẩn ở

Mỹ, nhưng lý do sâu xa của nó là sự mất cân bằng quốc tế của các khu vực kinh tếtrụ cột trên thế giới và những vấn đề nội tại của hệ thống ngân hàng Mỹ và Châu

Âu Cuộc khủng hoảng ở Mỹ đã ngày càng lan rộng ra và đẩy nền kinh tế thế giớirơi vào cuộc suy thoái toàn cầu

Nền kinh tế Việt Nam là 1 nền kinh tế mở, đang phụ thuộc nhiều vào nền kinh tếkhác, phụ thuộc vào đầu tư từ nước ngoài nên rơi vào khủng hoảng là điều khôngthể tránh khỏi Tốc độ tăng trưởng Việt Nam năm 2007 là 8,46% và đến năm 2008

đã giảm còn 6,31% Những vấn đề như ngành sản xuất trong nước đình đốn, tiêudùng không còn được tăng nhanh, người dân thất nghiệp có xu hướng tăng, đầu tưtăng chậm Và Việt Nam phải đưa ra phương án để giải quyết và một trong nhữngphương án đó chính là áp dụng chính sách kích cầu

Trang 2

Trước sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu, tại sao Việt Nam phải thực hiện cácchính sách kích cầu trong giai đoạn 2009? Và chính sách kích cầu của Việt Nam sovới Mỹ và Trung Quốc có gì khác nhau? Tại sao Việt Nam không thực hiện góikích cầu 2 ? Bài tiếu luận này sẽ nghiên cứu về những vấn đề đó.

I.CÁC KHÁI NIỆM

1.1.Khái niệm kích cầu

Kích cầu là biện pháp đẩy mạnh chi tiêu ròng của chính phủ (hay còn gọi là tiêudùng công cộng) để làm tăng tổng cầu kích thích tăng trưởng kinh tế

1.2 Chính sách kích cầu

Chính sách kích cầu (pum priming) là khoản chi tiêu của chính phủ được hoạch

định để kích thích tổng cầu và thông qua hiệu ứng nhân tử, cơ chế tăng tốc đểtạo ra mức gia tăng lớn hơn nhiều của thu nhập quốc dân Khi nền kinh tế rơivào tình trạng suy thoái, chính phủ không phải tăng chi tiêu đến mức đủ để bùlại mức thâm hụt sản lượng (chênh lệch giữa sản lượng tiềm năng và sản lượngthực hiện), mà chỉ cần tăng chi tiêu đến mức đủ để tạo ra làn sóng lạc quantrong nền kinh tế Làn sóng lạc quan này sẽ làm cho khu vực tư nhân chi tiêunhiều hơn và nền kinh tế tiến tới trạng thái cân bằng toàn dụng

Trang 3

Chính sách kích cầu liên quan đến lý thuyết kinh tế Keynes (đặt theo tên nhà

kinh tế học John Maynard Keynes) Lý thuyết này cho rằng sự can thiệp củachính phủ trong nền kinh tế, nhằm tăng nhu cầu tổng thể, có thể dẫn đến một sựthay đổi tích cực trong nền kinh tế Điều này được dựa trên tính chất chu kỳ củatiền trong nền kinh tế, trong đó chi tiêu của một người liên quan trực tiếp đếnthu nhập của người khác và việc tăng thu nhập dẫn đến tăng chi tiêu tiếp theo

1.3.Biện pháp kích cầu

Biện pháp kích cầu cụ thể có thể là giảm thuế hoặc tăng chi tiêu hoặc cả hai.Kích cầu thường chỉ được dùng khi nền kinh tế lâm vào trì trệ hay suy thoái,đang cần vực dậy Kích cầu đặc biệt hay được sử dụng khi nền kinh tế rơi vàotrạng thái bẫy thanh khoản, là khi mà chính sách tiền tệ trở nên mất hiệu lực

vì lãi suất đã quá thấp

Theo nhà kinh tế Lawrence Summers, để biện pháp kích cầu có hiệu quả thì việc

thực hiện nó phải đảm bảo: đúng lúc, trúng đích và vừa đủ.

Đúng lúc tức là phải thực hiện kích cầu ngay khi các doanh nghiệp chưa thu

hẹp sản xuất và các hộ gia đình chưa thu hẹp tiêu dùng Nếu thực hiện sớm quá,kích cầu có thể làm cho nền kinh tế trở nên nóng và tăng áp lực lạm phát Nhưngnếu thực hiện chậm quá, thì hiệu quả của kích cầu sẽ giảm Việc thực hiện kích cầu

Trang 4

đúng lúc càng phải được chú ý nếu các quá trình chính trị và hành chính để chomột gói kích cầu được phê duyệt và triển khai là phức tạp Thường thì chính phủphải đệ trình quốc hội kế hoạch kích cầu và phải được cơ quan lập pháp tối cao nàythông qua Và không phải lúc nào công việc này cũng suôn sẻ.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với việc thực hiện kích cầu đúng lúc chính là sựthiếu chính xác trong xác định thời điểm chuyên pha của chu kỳ kinh tế Có trườnghợp kinh tế đã chuyển hẳn sang pha suy thoái một thời gian rồi mà công tác thuthập và phân tích số liệu thống kê không đủ khả năng phán đoán ra

Trúng đích tức là hướng tới những chủ thể kinh tế nào tiêu dùng nhanh hơn khoản

tài chính được hưởng nhờ kích cầu và do đó sớm gây ra tác động lan tỏa tới tổngcầu hơn; đồng thời hướng tới những chủ thể kinh tế nào bị tác động bất lợi hơn cảbởi suy thoái kinh tế Thường thì đó là những chủ thể kinh tế có thu nhập thấp hơn.Người có thu nhập cao thường ít giảm tiêu dùng hơn so với người có thu nhập thấptrong thời kỳ kinh tế quốc dân khó khăn Việc hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp

để họ không phải giảm tiêu dùng hay thậm chí còn tăng tiêu dùng sẽ tạo ra hiệuứng lan tỏa, kích thích doanh nghiệp mở rộng sản xuất và thuê mướn thêm laođộng

Để kích cầu trúng đich, các nhà hoạch định chính sách thường dựa vào các môhình kinh tế lượng để mô phỏng hiệu quả của gói kích cầu qua các kịch bản khácnhau tương ướng với các mục tiêu khác nhau, từ đó tìm ra mục tiêu hợp lý nhất

Trang 5

Vừa đủ tức là gói kích cầu sẽ hết hiệu lực khi nền kinh tế đã trở nên tốt hơn Nếu

gói kích cầu quá bé thì kích thích sẽ bị hụt hơi và tổng cầu có thể không bị kíchthích nữa, khiến cho gói kích cầu trở thành lãng phí Ngược lại gói kích cầu lớnqua tạo ra tác động kéo dài khiến cho nền kinh tế đã hồi phục mà vẫn trong trạngthái tiếp tục được kích thích thì sẽ dẫn tới kinh tế mở rộng quá mức, lạm phát tănglên Điều này càng được chú ý nếu ngân sách nhà nước và dự trữ ngoại hối nhànước không dư dật

- Giảm thuế và tăng chi tiêu

Trong hai loại biện pháp cụ thể là giảm thuế và tăng chi tiêu ngân sách nhà nước,biện pháp thứ hai được cho rằng có hiệu suất kích thích tổng cầu cao hơn

1.4.Tại sao phải kích cầu

Theo Keynes, khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ sản xuất dư thừa, lãng phí tàinguyên và lao động Có nghĩa là có có sự dư thừa của tổng cung so với tổng cầu

Để đưa nền kinh tế trở lại ổn định cần phải kích cầu (làm tăng cầu bằng với lượngcung) Trong khi nền kinh tế khủng hoảng chủ có nhà nước có khả năng đẩy mạnhchi tiêu bởi vì các doanh nghiệp và hộ gia đình trong thời kỳ này có xu hướngkhông muốn đầu tư thêm vì khả năng sinh lợi thấp Do đó trong thời kỳ này nhànước đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế Mức độ can thiệp củanhà nước phải phù hợp với tình hình kinh tế của quốc gia, việc can thiệp quá mức

Trang 6

có thể dẫn tới lạm phát tăng cao, nhưng nếu kích không đủ quá thấp thì kích thíchkhông đủ để tăng cầu và còn làm lãng phí.

Keynes đã đưa ra gợi ý 4 nhóm chính sách chống khủng hoảng như sau:

- Đảm bảo đầu tư nhà nước và kích thích đầu tư tư nhân

- Sử dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để điều tiết nền kinh tế Nhànước

có thể dùng các công cụ như lãi suất, thuế, đầu tư nhà nước để kiểm soát lạm phát mục tiêu, khuyến khích đầu tư tư nhân,…

- Tạo việc làm để người dân có thêm thu nhập, nhờ đó tăng tổng cầu của nền kinhtế

- Kích thích tiêu dùng để tăng tổng chi tiêu

II TẠI SAO VIỆT NAM PHẢI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU TRONG GIAI ĐOẠN 2009

2.1 Suy thoái kinh tế thế giới và tác động tới Việt Nam

2.1.1 Nền kinh tế thế giới

Năm 2018 thế giới bắt đầu bằng cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong lịch

sử, là một năm bi tráng của nền kinh tế thế giới

Trang 7

Đây là vấn đề xuyên suốt, trọng tâm của kinh tế thế giới năm 2008 Cuộc khủnghoảng này được “châm ngòi” bằng hoạt động cho vay thế chấp dưới chuẩn (sub-prime mortgage) dễ dãi và thiếu kiểm soát ở Mỹ Số lượng các khoản vay loại nàyphát triển bùng nổ trong thời kỳ hình thành bong bóng trên thị trường địa ốc ở Mỹ,

do người đi vay đặt nhiều hy vọng vào việc mua nhà để bán kiếm lời, còn các ngânhàng thì nhận thấy những khoản lợi nhuận quá béo bở

Tuy nhiên, điều đáng nói là rủi ro của hoạt động vay nợ này không chỉ được giớihạn giữa người đi vay và các ngân hàng Danh mục nợ này được các ngân hàngthương mại bán lại cho các ngân hàng đầu tư, để rồi các ngân hàng đầu tư sử dụngnghiệp vụ chứng khoán hóa (securitization) các khoản nợ địa ốc thành các loạichứng khoán (mortgage-backed securities – MBS), bán cho các nhà đầu tư khắp

Khi giá nhà đất ở Mỹ đạt đỉnh và bắt đầu sụt giảm, tỷ lệ nợ xấu và vỡ nợ tăng theo,kéo theo sự sụt giảm mạnh mẽ giá trị của các loại chứng khoán MBS nói trên Tớilúc này, tai nạn xuất hiện theo kiểu hiệu ứng domino, từ người mua nhà, các ngânhàng thương mại, các ngân hàng đầu tư, tới các nhà đầu tư mua vào chứng khoán

nợ địa ốc… cùng điêu đứng

Trang 8

Sự đổ vỡ dây chuyền trong ngành tài chính Mỹ ở thời kỳ đỉnh điểm giữa tháng9/2008 đã lan qua Đại Tây Dương, tới châu Âu, và gây ra những cơn “dư chấn” ởchâu Á Sau nỗi hoảng sợ của cả thế giới là trạng thái đóng băng tín dụng gần nhưtrên phạm vi toàn cầu Các ngân hàng trước kia dễ dãi trong việc cho vay baonhiêu, thì tới nay, họ lại dè dặt bấy nhiêu Tình trạng đóng băng tín dụng - vốn là

“nguồn nhựa sống” của nền kinh tế - đang là một trong những mối đe dọa lớn nhấthiện nay của kinh tế thế giới

Thống kê của hãng tin tài chính Bloomberg cho thấy, từ khi khủng hoảng tài chínhbắt đầu tới nay, các tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới đã cắt giảm khoảng240.000 việc làm và báo lỗ cùng thâm hụt tài sản hơn 1.000 tỷ USD

Xen giữa những sự kiện trên, 9 tháng đầu năm cũng chứng kiến các cơn sốt dầu,lương thực, và lạm phát làm khuynh đảo nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt là giá dầu,

từ mức 90 đôla một thùng vào đầu năm đã leo lên trên 100 đôla vào 20/2 và lập kỷlục trên 147 đôla một thùng vào 11/7

Dầu leo thang kéo giá hàng hóa cơ bản và lương thực lên theo Trong đó, vàng lập

kỷ lục trên 1.000 đôla một ounce vào 17/3 Còn giá lương thực đắt đỏ lại tạo racăng thẳng thực sự tại nhiều nơi, thậm chí cả các quốc gia xuất khẩu lương thực.Nạn lạm phát từ đó cũng xảy ra tràn lan tại nhiều quốc gia

Trang 9

Thế giới lại phải đương đầu với một mối đe dọa mới là giảm phát - một vấn đềđáng ngại không kém gì lạm phát.

Sau khi đạt đỉnh vào tháng 7, giá dầu bất ngờ lao dốc không phanh.Nguyên nhân cho hiện tượng trên là nhu cầu sử dụng dầu tại nhiều quốc gia, đặcbiệt Trung Quốc và Ấn Độ, sụt giảm mạnh do khó khăn kinh tế Hiện giá loạinhiên liệu này chỉ còn khoảng 40 đôla một thùng, mất hơn 100 đôla, tương ứng gần70%, so với giá trị ban đầu, bất chấp những nỗ lực cắt giảm sản lượng của OPEC.Tại Mỹ, trong tháng 11, CPI giảm với tốc độ kỷ lục 1,7% sau khi đã giảm 1%trong tháng 10 Từ đầu năm tới nay, CPI ở nước này chỉ tăng có 0,7%, so với mứctăng 4,1% trong cả năm 2007

Tại châu Âu, lạm phát cũng đang giảm mạnh Cơ quan Thống kê EU (Eurostat)cho hay, lạm phát trong tháng 11 của khu vực Eurozone đã giảm xuống còn 2,1%trong tháng 11 – mức thấp nhất trong vòng 14 tháng trở lại đây - từ mức 3,2%

Tại Trung Quốc – nền kinh tế hồi đầu năm còn đặt nhiệm vụ hàng đầu là “giảmnhiệt” tăng trưởng – lạm phát tháng 11 cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trongvòng 22 tháng qua Chỉ số CPI của nước này trong tháng chỉ tăng có 2,4% so vớicùng kỳ năm ngoái, so với mức tăng 4% trong tháng 10

Trang 10

Tầng lớp dân nghèo của thế giới là một trong những đối tượng hứng chịu nhiều tácđộng nặng nề của sự biến động giá cả và khủng hoảng tài chính Tính toán của Tổchức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) cho thấy, Giá lương thực tăng cao và kinh

tế suy thoái đã làm số người bị đói năm 2008 tăng thêm 40 triệu, nâng tổng sốngười thiếu đói toàn cầu lên 960 triệu

Nếu như lạm phát tất yếu đe dọa nghiêm trọng cuộc sống của họ, thì giảm phátcũng có khả năng gây tác động tai hại không kém, vì giá cả lương thực giảm, dẫntới hạn chế đầu tư phát triển diện tích trồng trọt, dẫn tới nguồn cung eo hẹp

Quay trở lại với diễn biến của khủng hoảng tài chính, tình trạng thị trường tàichính đóng băng ngày càng tồi tệ đã khiến Ngân hàng Trung ương Mỹ, Anh,

Nhật, EU và nhiều quốc gia khác phải cắt giảm lãi suất hàng loạt để khơi thông dòng vốn Mỹ kể từ đầu năm đến nay đã 8 lần cắt giảm lãi suất, từ đó lãi

suất cơ bản từ 5% đã xuống chỉ còn 0,25%

2.1.2 Kinh tế Việt Nam

Những tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Trang 11

Cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài đã phá vỡ các hoạt động kinh tế thế giới, từ đótác động rõ nét tới nền kinh tế nước ta Kinh tế thế giới cuối năm 2008 và đầu năm

2009 tiếp tục suy giảm mạnh, các nước công nghiệp phát triển đang rơi vào giaiđoạn khủng hoảng tồi tệ nhất trong gần 70 năm qua Chúng ta đã phải đối mặt vớinhững khó khăn về vấn đề thanh khoản của hệ thống tín dụng, lãi suất ngân hàngcao, những cơn sốt giá lương thực và năng lượng, thị trường chứng khoán tiếp tục

bị sụt giảm

1 - Tín dụng và vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng

Trước những dấu hiệu gia tăng lạm phát xuất hiện từ cuối năm 2007, ngay từ đầunăm 2008, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt.Những động thái đầu tiên được thực thi trong quí I-2008 gồm: (I) quy định tỷ lệ dư

nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khoán khôngvượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng;(4) (II) tăng lãi suất cơ bản lên mức8,75%/năm (+ 0,5%); và (III), phát hành 20.300 tỉ đồng tín phiếu bắt buộc Nhữngliệu pháp này đã gây “cú sốc” với nền kinh tế

Chưa kể tới sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, phản ứng của thị trường tíndụng Việt Nam khá tiêu cực Trước tiên là khan hiếm nguồn tín dụng Dù NHNN

có “bơm” trở lại lưu thông 33.000 tỉ đồng ngay trong tháng 3-2008, nhưng trongquá trình tái cơ cấu các khoản tín dụng và đáp ứng yêu cầu tham gia mua tín phiếu

Trang 12

bắt buộc, các ngân hàng thương mại (NHTM) khước từ phần lớn các yêu cầu tíndụng của doanh nghiệp Thêm vào đó, lạm phát gia tăng cũng đẩy mặt bằng lãisuất lên cao theo nguyên lý “lãi suất dương” Liên tiếp trong tháng 5 và 6-2008, lãisuất cơ bản được nâng lên 12%, rồi 14% Với biên độ dao động cho phép là 150%.

Có thời điểm, lãi suất huy động vượt trên 20%/năm Với đầu vào như vậy, doanhnghiệp có nhu cầu sử dụng vốn phải chấp nhận mức lãi suất rất cao để tồn tại.Không ít đơn vị sản xuất kinh doanh chấp nhận dùng “thuốc độc tín dụng” để tồntại

Giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7-2008 cũng chứng kiến sự biến động mạnh mẽtrong tương quan giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ (USD) Tỷ giá trên thị trường

tự do và tỷ giá bình quân ngân hàng có mức chênh lệch rất lớn Khoảng cuối tháng

3 đầu tháng 4-2008, nhu cầu sử dụng USD rất thấp Tỷ giá tự do thấp hơn tỷ giániêm yết chính thức Sang tháng 5, đặc biệt vào nửa cuối tháng 6-2008, giá USDtrên thị trường tự do có những lúc tăng cao đột biến Khoảng cách giữa hai hìnhthức tỷ giá dao động từ 3.000 đồng đến 3.500 đồng/USD

Mặc dù, tới cuối tháng 10-2008 mức lãi suất trần mới dần được hạ xuống, nhưngvới các can thiệp cương quyết bình ổn thị trường của Chính phủ và áp lực thanhkhoản giảm đáng kể của hệ thống NHTM, mặt bằng lãi suất đã bắt đầu giảm từ nửacuối tháng 7-2008 Trong quý IV-2008, chính sách tiền tệ được NHNN nới lỏng

Trang 13

Lãi suất cơ bản được điều chỉnh giảm đều đặn mỗi tháng 1% Từ ngày 5-12-2008,lãi suất cơ bản ở mức 10%/năm.

Bước sang những ngày cuối năm 2008, cuộc đua trên chính trường Hoa Kỳ đã kếtthúc với phần thắng thuộc về đại diện của Đảng Dân chủ nhưng hệ thống tài chính

- tín dụng quốc tế vẫn chưa tìm lại được sự ổn định Ông Barack Obama, ngườiđược giới tài phiệt phố Wall ủng hộ, đang tích cực xây dựng bộ khung điều hànhmới Change là điều được người ta kỳ vọng nhiều nhất trong các chính sách bình

ổn và khôi phục kinh tế sắp được thi hành Tuy vậy, những chuyển biến tích cựckhó mà xảy ra tức thì trong đầu năm 2009, bởi cần có thời gian để ông chủ mớitiếp quản Nhà Trắng và các điều chỉnh chính sách phát huy tác dụng

Do đó, và cùng với nhiều nguyên nhân khác nữa, bài toán nguồn vốn tín dụng còntiếp tục gây đau đầu không chỉ với nhà quản trị kinh doanh, mà còn cả với cácngân hàng nước ta Câu chuyện này nhiều khả năng kéo dài trong suốt cả năm

2009 Tăng trưởng tín dụng sau khi tăng cao tới 54% trong năm 2007 đã giảmxuống còn 24% trong năm 2008 Tuy lãi suất đi xuống từ tháng 7-2008, nhưngtăng trưởng tín dụng giảm mạnh trong nửa cuối năm Nếu trong nửa đầu năm 2008,tăng trưởng tín dụng hằng tháng luôn dao động từ 2% - 5% thì tốc độ tăng củatháng 7 chỉ còn 0,7% và tiếp tục giảm xuống 0,56% trong tháng 8-2008

2 - Đầu cơ và biến động giá cả

Trang 14

Bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động đã tạo môi trường thuận lợi cho các hoạtđộng đầu cơ quốc tế Các nhà ngân hàng và tập đoàn đa quốc gia với tài sản hàngnghìn tỉ USD đang thao túng thị trường giao dịch hàng hóa thiết yếu và đầu vàosản xuất quan trọng Lần lượt dầu thô, lương thực, và vàng trở thành đối tượng tậptrung đầu cơ cao Tiền tệ và tài sản tài chính của các quốc gia sẽ trở thành mục tiêu

kế tiếp, theo một kịch bản xấu Tình trạng này đã dẫn đến những hệ lụy sau:

Diễn biến phức tạp của giá dầu mỏ: Mâu thuẫn địa - chính trị ở một số khu vực

dầu mỏ nhạy cảm trên thế giới và hoạt động tích cực của các nhà đầu cơ đã đẩy giádầu thô tăng mạnh trong suốt 6 tháng đầu năm 2008, lên mức đỉnh cao, lần đầu tiêntrong lịch sử kinh tế thế giới, dầu thô được giao dịch với giá 147 USD/thùng vàongày 11-7-2008 Giá nhiên liệu tăng cao đặt các nền kinh tế toàn cầu trong tìnhtrạng báo động đỏ về khủng hoảng năng lượng

Xăng dầu là vật tư thiết yếu của sản xuất và hàng hóa quan trọng trong đời sống.Chính phủ Việt Nam từ lâu vẫn duy trì sự điều tiết chặt chẽ thông qua thuế và quyđịnh giá Đến ngày 21-7-2008, trước áp lực giá tăng kỷ lục của thị trường thế giới,giá bán lẻ xăng A92 tại Việt Nam có sự điều chỉnh lớn, tăng tới trên 30%, từ14.500 đồng/lít lên mức 19.000 đồng/lít Thời kỳ tiêu dùng xăng giá cao dần qua đi

kể từ nửa sau tháng 8-2008 Giá xăng bán lẻ được điều chỉnh giảm từ từ qua nhiềulần Từ ngày 21-8 đến 8-12-2008 có 10 lần điều chỉnh giảm giá xăng trên thị

Trang 15

trường, và dừng ở mức 11.000 đồng/lít (xăng A92) Thời điểm này, giá dầu thô thếgiới dao động quanh mức 40 USD/thùng.

Quan hệ cùng chiều giữa giá dầu mỏ thế giới và giá xăng bán lẻ tại Việt Nam là rõràng Điểm đáng chú ý là trong thời kỳ tăng giá, tốc độ biến thiên giữa giá nội địa

và quốc tế tương đối đồng đều Nhưng bước sang giai đoạn điều chỉnh giảm,khoảng cách này nới rộng nhanh chóng Đây là nguyên nhân dẫn tới nhiều bức xúccủa người tiêu dùng với các đơn vị cung cấp xăng dầu bán lẻ vì cho rằng, giá thếgiới giảm lớn hơn nhiều so với mức điều chỉnh trong nước

Giá vàng lên xuống thất thường: Ở Việt Nam, vàng là hàng hóa đặc biệt, vừa là

hình thức tiết kiệm được ưa thích, vừa là phương tiện thanh toán phổ biến Năm

2008, mức độ tăng giảm của giá vàng tương đối lớn Trong tháng 2 và 3-2008, chỉ

số giá vàng liên tiếp tăng 11 và 13 điểm phần trăm Hai tháng tiếp theo, chỉ số giávàng giảm tổng cộng 13 điểm phần trăm Tháng 7-2008, chỉ số giá vàng tăng caonhất trong 10 tháng đầu năm, ở mức 220,46 điểm phần trăm Nhưng đến hết tháng9-2008, chỉ số giá vàng lại tụt xuống 200 điểm

Các sàn giao dịch vàng ra đời bổ sung thêm một kênh đầu tư mới Theo ghi nhậnchung từ các kênh truyền thông, đây là loại hình đầu tư ẩn chứa nhiều rủi ro bởi chỉtrong một khoảng thời gian ngắn, thua lỗ có thể đạt tới quy mô rất lớn Điều thú vị

là, trong lúc nhiều hàng hóa chịu sự kiểm soát chặt chẽ về giá cả như chứng khoán

Trang 16

(qua giới hạn biên độ dao động giá cổ phiểu), tiền tệ (qua cơ chế lãi suất cơ bản vàbiên độ dao động), xăng dầu (qua quy định giá bán lẻ) thì giá vàng trên thị trườnggần như được thả nổi.

“Sốt”giá lương thực: Nạn đầu cơ cũng khiến giá lương thực tăng nhanh từ tháng 4

đến tháng 6-2008 Trong ba tháng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lần lượt tăng23,6%, 40,4% và 26,7% So với tháng 1, giá gạo xuất khẩu của tháng 4-2008 đãtăng gấp hơn hai lần Giá gạo xuất khẩu của tháng 6-2008 tăng cao nhất, có lúc lênđến 1.005 USD/tấn

Trước tình hình giá lương thực tăng cao, nhiều nước xuất khẩu gạo chủ chốt (trong

đó có Việt Nam) đã lựa chọn giải pháp tạm ngừng xuất khẩu để quan sát Trongkhi đó, các quốc gia nhập khẩu nỗ lực tích lũy lương thực để duy trì ổn định giá cả

và bảo đảm an ninh lương thực Thực tế này dẫn tới hai hiệu ứng đồng thời: (I) giálương thực tiếp tục bị đẩy lên cao; và (II) hành động “bơm” thêm tiền để mualương thực của các chính phủ khiến tình hình lạm phát ở nhiều quốc gia càng thêmtrầm trọng

Hiện tượng đầu cơ, tạo khan hiếm giả tạo mặt hàng gạo đã xuất hiện trên thị trườngViệt Nam vào cuối tháng 4-2008 Chính phủ đã có những chỉ đạo kiên quyếthướng tới bình ổn giá cả và trấn an tâm lý Sang tháng 6-2008, xuất khẩu gạo đã

Trang 17

được phục hồi Trong hai tháng 6 và 7-2008, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam còncao hơn mức giá bình quân thế giới.

3 - Lạm phát và tăng trưởng

Năm 2008 chứng kiến “căn bệnh” lạm phát hoành hành ở nhiều quốc gia Trườnghợp Dim-ba-bu-ê là điển hình của lạm phát cao Lạm phát của nước này vào tháng11-2007 là 24.470%, tới tháng 10-2008 tăng lên tới 219.800.000%

Để ứng phó với lạm phát, nhiều tổ chức quốc tế khuyến nghị các chính phủ thựcthi triệt để chính sách cắt giảm chi tiêu công, cải thiện hiệu suất đầu tư, thắt chặttiền tệ và tín dụng bằng biện pháp nâng cao lãi suất và dự trữ bắt buộc Đây lànhững liệu pháp phù hợp với lý thuyết kinh tế, nhưng việc áp dụng luôn tạo ra cáchiệu ứng phụ tiêu cực, nên cần có sự cân nhắc thấu đáo về thời điểm vận dụng vàmức độ phù hợp

Vận hành kinh tế không chỉ cần chú ý đến các biến số kinh tế vĩ mô như đầu tư,tiết kiệm, xuất và nhập khẩu , mà còn phải hòa hợp tác động của các yếu tố hành

vi nhân dân như tinh thần đoàn kết dân tộc, truyền thống đùm bọc và chia sẻ khókhăn, quyết định lựa chọn đáp ứng nhu cầu theo học thuyết Ma-xlâu (Maslow), lợiích đầu tư, thương mại cộng đồng Mục tiêu cuối cùng của mọi nhà nước là ổnđịnh đời sống kinh tế, xã hội, chính trị Lạm phát là một cản trở lớn trên con đường

đi tới mục tiêu này Và vì thế, chấp nhận bất ổn và đời sống dân cư khó khăn để

Trang 18

đánh đổi lấy lạm phát thấp, trên thực tế, thường đẩy các quyết sách điều hành vĩ

mô đi xa khỏi mục tiêu

Lạm phát tại Việt Nam tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008 Cuối tháng 6-2008, chỉ

số giá so với kỳ gốc 2005 là 144,30% Trong quý III-2008, tốc độ tăng CPI giảmdần Tính cả quý, CPI chỉ tăng 4,18 điểm phần trăm Từ tháng 10-2008, xuất hiệndấu hiệu giảm phát khi CPI giảm xuống 148,2% so với mức 148,48% của thángtrước

Dấu hiệu kinh tế đình đốn và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng ngay tại các nền kinh tếphát triển khiến nhiều chính phủ lo ngại Trong dài hạn, nền kinh tế Mỹ chưa xuấthiện dấu hiệu tăng trưởng tích cực Nền kinh tế đầu tầu thế giới này đã ghi nhận tỷ

lệ thất nghiệp 6,1% vào tháng 8-2008, mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây Nhiềukhả năng, vấn đề thất nghiệp tại Mỹ sẽ còn trầm trọng hơn nữa Từ tháng 11-2008,lãnh đạo các nền kinh tế thuộc khu vực châu Âu đã nhiều lần nhóm họp, tìm tiếngnói chung cho các giải pháp kích thích kinh tế

Với Việt Nam, những tháng biến động vừa qua là một thời kỳ phân hóa mạnh giữacác doanh nghiệp dựa trên tiêu chí cơ bản nhất: năng lực cạnh tranh Tình hình sảnxuất trì trệ, khó khăn trong thanh toán và tín dụng bộc lộ những điểm yếu cần khắcphục: (I) năng lực quản lý hạn chế, (II) thiếu chiến lược và tầm nhìn kinh doanh,(III) đầu tư kém hiệu quả và thiếu cẩn trọng, (IV) hàm lượng giá trị gia tăng nhỏ

Ngày đăng: 13/04/2024, 19:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w