MÔN: TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
ĐỀ BÀI 4
NỘI DUNG 5
I Xây dựng tình huống giả định 5
II Giải quyết tình huống 5
1 Xác định quan hệ dân sự và vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài 5
2 Xác định cụ thể thẩm quyền giải quyết vụ việc 6
3 Xác định pháp luật về nội dung giải quyết vụ việc 7
4 Quan điểm giải quyết tình huống 8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLTTDS Bộ luật Tố tụng Dân sự
Hiệp định TRIPS Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ
Trang 4ĐỀ BÀI
Sưu tầm 1 tình huống/ vụ việc có thật hoặc xây dựng 1 tình huống/vụ việc
giả định về QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
− Nếu là tình huống/vụ việc có thật, hãy bình luận về cách giải quyết của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo các quy định của Tư pháp quốc tế Việt Nam
− Nếu là tình huống/vụ việc giả định, hãy nêu cách giải quyết và căn cứ pháp lý theo các quy định của Tư pháp quốc tế Việt Nam
Trang 5NỘI DUNG I Xây dựng tình huống giả định
Ngày nay, những sản phẩm của nhãn hiệu thời trang hàng hiệu nổi tiếng
THE KING của Tập đoàn ABC – Pháp đã xuất hiện và phổ biến trên toàn thế
giới - – được tạp chí Forbes bình chọn thuộc top 50 nhãn hiệu nổi tiếng thế giới vào năm 2020 Đặc điểm nổi bật nhất của bất kỳ sản phẩm thời trang cao cấp mà Tập đoàn ABC bán chính là hình ảnh chiếc vương miện Biểu tượng chiếc vương miện THE KING được coi là mốt, phong cách đã đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng cũng như khẳng định đẳng cấp và thương hiệu thời trang dẫn đầu Thương hiệu chiếc vương miện THE KING là một trong những chi tiết quan trong để có thể cạnh tranh với bất kỳ nhãn hiệu thời trang cao cấp nào, trở thành một biểu tượng của giới thời trang và trở thành thương hiệu yêu thích của giới trẻ THE KING nổi tiếng và được yêu thích không khách gì thương hiệu NIKE, ADIDAS và được coi là một trong những hãng thời trang được yêu thích nhất trên thị trường Việt Nam
Nhận thấy sức hút của nhãn hiệu này, Công ty Hoàng Kim (Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam) đã may gia công 10.000 chiếc áo thun và 15.000 chiếc quần bò các loại có gắn nhãn hiệu THE KING để kinh doanh, buôn bán trên thị trường Việt Nam
Trong chiến dịch chống hàng giả, hàng nhái thương hiệu THE KING của tập đoàn ABC, Tập đoàn đã phát hiện được lô hàng nhái nhãn hiệu này của Công ty Hoàng Kim Vì vậy Tập đoàn đã ủy quyền cho Luật sư Minh làm việc với Công ty Hoàng Kim và cơ quan chức năng của Việt Nam để giải quyết vấn đề này
(Mọi sự kiện, nhân vật trong tình huống nêu trên đều không có thực Tình
huống trên không hướng tới một cá nhân hay bất kỳ tổ chức nào)
II Giải quyết tình huống
Trang 6quan hệ dân sự Mặt khác, theo Căn cứ Khoản 2 Điều 633 BLDS 2015 xác định
có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài thì được coi là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Trong trường hợp này có sự tham gia
của Tập đoàn ABC – Pháp Do đó vụ việc này được xác định là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Thứ hai, vụ việc xâm phạm tới nhãn hiệu THE KING của Công ty Hoàng Kim được xác định vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài Bởi lẽ, đang có sự xung
đột lợi ích giữa Tập đoàn ABC và Công ty Hoàng Kim về việc khai thác, sử dụng nhãn hiệu THE KING và chiếc vương miện Mặt khác, căn cứ vào Khoản 2 Điều 464 BLTTDS năm 2015, xác định vụ án này có yếu nước ngoài do có sự tham gia của Tập đoàn ABC – Pháp
2 Xác định cụ thể thẩm quyền giải quyết vụ việc
Việc xác định được nước nào, cơ quan nào có thẩm quyền tài phán là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài trong tư pháp quốc tế Để xác định thẩm quyền tài phán, trước hết cần phải xem xét đến Điều ước quốc tế giữa Pháp và Việt Nam hoặc những điều ước quốc tế đa phương mà cả hai nước tham gia Theo đó, trong tình huống này, giữa Việt Nam và Pháp không có điều ước quốc tế nào liên quan đến việc xác định thẩm quyền tài phán khi có tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp – nhãn hiệu giữa các cá nhân, tổ chức của hai nước Việt Nam và Pháp
Do đó, cần xác định theo pháp luật quốc gia Việt Nam hoặc Pháp Thẩm quyền tài phản sẽ được các nước xác định theo các dấu hiệu (như dấu hiệu về quốc tịch; Dấu hiệu về lãnh thổ; Dấu hiệu về sự lựa chọn của hai bên;…) – cả hai nước Việt Nam và Pháp đều có thể có quyền tài phán đối với vụ việc này Trong tình huống này, Tập đoàn ABC đã ủy quyền cho ông Minh khởi kiện tại Việt Nam Do đó, Áp dụng nguyên tắc Lexfori, thì pháp luật tố tụng Việt Nam sẽ là căn cứ để xác định thẩm quyền tài phán trong vụ việc này áp dụng BLTTDS 2015 của Việt Nam để xác định thẩm quyền:
Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 469 BLTTDS năm 2015 có quy định vụ án
có“Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ
Trang 7chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam” sẽ thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam
Căn cứ Khoản 2 Điều 469 BLTTDS năm 2015 có quy định: “Sau khi xác
định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo quy định của Chương này, Tòa án áp dụng các quy định tại Chương III của Bộ luật này để xác định thẩm quyền của Tòa án cụ thể giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài”
+ Xác định thẩm quyền theo loại việc: Theo Khoản 2 Điều 26 BLTTDS 2015, xác định Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này là một trong những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
+ Xác định thẩm quyền theo cấp: Theo khoản 3 Điều 35 và khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015: Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 35 mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện Điều này có nghĩa sẽ thuộc thẩm quyền TAND cấp tỉnh
+ Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ: căn cứ vào điểm a Khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 xác định Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền…
Như vậy, TAND thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền giải quyết vụ án
dân sự trên
3 Xác định pháp luật về nội dung giải quyết vụ việc
Thứ nhất, Căn cứ vào quy định pháp luật Việt Nam Trường trường hợp,
điều ước quốc tế trên không có đầu đủ các quy định để giải quyết vụ án này thì
Trang 8luật của nước nơi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ” Như vậy,
trong trường không có quy định trong công ước để giải quyết toàn bộ vụ án thì pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng, cụ thể là Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019; các văn bản pháp luật có liên quan khác
Thứ hai, căn cứ vào Điều ước quốc tế Việc lựa chọn luật áp dụng giải
quyết nội dung tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài về nguyên tắc cần ưu tiên xem xét các điều ước quốc tế giữa hai quốc gia ký kết Trong tình huống này, Tập đoàn ABC mang quốc tịch Pháp và ông A mang quốc tịch Việt Nam Do đó, phải xem xét xem giữa Việt Nam và Pháp có Điều ước quốc tế để giải quyết về quyền sở hữu công nghiệp – Nhãn hiệu hay không? Theo đó, Pháp và Việt Nam đều tham gia Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và Hiệp định TRIPS – có những căn cứ để giải quyết vấn đề liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu và xâm phạm nhãn hiệu được bảo hộ Do vậy các vấn đề tranh chấp có liên quan đến nội dung của Công ước Paris và hiệp định TRIPS về bảo hộ nhãn hiệu sẽ được giải quyết theo các công ước này
4 Quan điểm giải quyết tình huống
Trong phạm vi tương đối ngắn của tiểu luận, tác giả chỉ đưa ra quan điểm về phương hướng giải quyết Bởi để giải quyết cụ thể tình huống này, còn cần phải xác định những chứng cứ, tài liệu cụ thể khác có liên quan Cụ thể:
Thứ nhất, cần xác định xem nhãn hiệu THE KING và chiếc vương miện có được bảo hộ ở Việt Nam hay không
Căn cứ Điều 6BIS Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp quy định rằng một cách mặc nhiên hoặc theo yêu cầu của các bên liên quan thì các nước thành viên có trách nhiệm từ chối hoặc hủy bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó được coi là sự sao chép, sự bắt trước, một bản dịch hoặc có thể gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu nổi tiếng
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Hiệp định TRIPS quy định: Điều 6BIS Công ước Paris (1967) phải được áp dụng, với những sửa đổi thích hợp, đối với các dịch vụ Để xác định một nhãn hiệu hàng hoá có nổi tiếng hay không, phải xem xét danh tiếng của nhãn hiệu hàng hoá đó trong bộ phận công chúng có liên quan, kể cả
Trang 9danh tiếng tại nước Thành viên tương ứng đạt được nhờ hoạt động quảng cáo nhãn hiệu hàng hoá đó
Như vậy, đối với nhãn hiệu nổi tiếng không cần đăng ký cũng sẽ được bảo hộ tại các nước thành viên tham gia công ước Nếu nhãn hiệu THE KING được xác định là thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam thì nhãn hiệu này sẽ được bảo hộ ở Việt Nam Theo đó, tác giả xác định đây là nhãn hiệu nổi tiếng:
+ Căn cứ Điều 4 Khoản 20 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Nhãn hiệu nổi
tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”
+ Căn cứ Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng
Thương hiệu THE KING đáp ứng được các tiêu chuẩn để trở thành thương hiệu nỏi tiếng như: Số lượng lớn người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo; phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành; doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp; thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu; Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng; Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu
Như vậy, nhãn hiệu THE KING và chiếc vương miện nhỏ được bảo hộ tại Việt Nam
Thứ hai, phương hướng giải quyết đối với sự vi phạm của Công ty Hoàng Kim Hành vi vi phạm của Công ty Hoàng Kim sẽ bị xử lý vi phạm hành chính
theo Nghị định số 99/2013/NĐ-CP về quy định mức xử phạt hành chính trong
Trang 10DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1983; 2 Bộ luật dân sự năm 2015;
3 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
4 Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ 1994 (Hiệp định TRIPs);
5 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2015;
9 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận chung nhà nước và pháp luật, nxb Tư pháp, Hà Nội, 2018