BỘ CÂU HỎI ÔN THI TƯ PHÁP NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI - Hệ thống các câu hỏi cũng như đáp án từng xuất hiện trong bộ đề thi của các năm. - Đáp án đầy đủ, chi tiết, dễ hiểu.
Trang 1Câu 1: Phân tích khái niệm “Tư pháp đối với người chưa thành niên” Theo
em hệ thống tư pháp đối với người chưa thành niên của Việt Nam đã đápứng ở mức độ nào so với yêu cầu của chuẩn mực pháp lý quốc tế?
1 Phân tích khái niệm “Tư pháp đối với người chưa thành niên” (3
điểm):
- Nêu được khái niệm Tư pháp đối với người chưa thành niên
- Nêu được đặc điểm của Tư pháp đối với người chưa thành niên baogồm:
+ Tư pháp dựa trên quyền của người chưa thành niên
+ Tư pháp thân thiện với người chưa thành niên
+ Tư pháp mang tình phục hồi
2 Hệ thống tư pháp đối với người chưa thành niên của Việt Nam đã đáp ứng ở mức độ nào so với yêu cầu của chuẩn mực pháp lý quốc tế (2 điểm):
Cần đánh giá được mức độ hệ thống tư pháp đối với người chưa thànhniên đã đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế cho người chưa thành niên vớicác nội dung sau đây:
- Đã đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế về nghiêm cấm các hành vibạo lực, lạm dụng và bóc lột trẻ em và người chưa thành niên hay chưa?
- Đã đáp ứng được các tiêu chuẩn tối thiểu về tư pháp đối với ngườichưa thành niên ở tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự hay chưa?
- Đã đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế trong những yêu cầu vềviệc bảo đảm quyền của người chưa thành niên bị tước tự do…hay chưa?
GỢI Ý TRẢ LỜI:
II Hệ thống tư pháp người chưa thành niên của Việt Nam trong mối tương quan với pháp luật quốc tế
Trang 21 Các nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế về người chưa thành niên
04 nguyên tắc chung quy định tại Công ước quyền trẻ em được Việt Namnội luật hóa tại Điều 5 Luật trẻ em 2016 về nguyên tắc bảo đảm thực hiệnquyền và bổn phận của trẻ em và tại nhiều quy định của Bộ luật hình sự
2015, đặc biệt tại khoản 1 Điều 91 (bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới
18 tuổi) và khoản 1 Điều 3 (mọi người phạm tội đều bình đẳng trước phápluật) của Luật này Bên cạnh đó, tinh thần của 04 nguyên tắc chung này cũngđược thể hiện xuyên suốt trong tất cả các văn bản pháp luật liên quan đến trẻ
em nói chung và người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói riêng
2 Các yêu cầu, khuyến nghị của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên vi phạm pháp luật
Về đạo luật riêng: Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định vềnội dung và thủ tục đối với người chưa thành niên trong các văn bản phápluật khác nhau như Luật trẻ em, Luật xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật hình
sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật trợ giúp pháp lý, Tuy nhiên, hệ thống luậtpháp, chính sách về tư pháp người chưa thành niên vẫn còn tản mạn vàchồng chéo: chưa có đạo luật riêng về tư pháp người chưa thành niên
Về cơ quan và chủ thể có thẩm quyền trong việc xử lý, giáo dục, phục
hồi, tái hòa nhập đối với người thành niên vi phạm pháp luật: Thứ
nhất, thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên chuyên trách về các
vấn đề của người chưa thành niên và gia đình Đây là Tòa chuyên trách mớiđược thành lập và bắt đầu được nhân rộng trong một vài năm trở lại đây Dovậy, quy mô và các điều kiện cơ sở vật chất của Tòa vẫn còn nhiều hạn chế
các cơ quan y tế, giáo dục, cơ quan bảo vệ gia đình, bảo vệ trẻ em được
Trang 3khuyến khích tham gia vào công tác phòng ngừa, xử lý, giáo dục, phục hồi,tái hòa nhập cộng đồng.
Về thủ tục tố tụng chuyên biệt: Các thủ tục tố tụng áp dụng đối vớingười chưa thành niên vi phạm pháp luật nằm rải rác tại nhiều quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự, đặc biệt ở Chương XXVIII về thủ tục tố tụng chongười dưới 18 tuổi của Luật này, và tại một số văn bản pháp luật khác nhưLuật xử lý vi phạm hành chính, Luật trợ giúp pháp lý, Trong đó, 03 điểmtiến bộ đưa hệ thống tư pháp người chưa thành niên của Việt Nam ngày càngtiệm cận hơn với các chuẩn mực quốc tế nói chung và với các nền tư phápphát triển của thế giới nói riêng cần được ghi nhận: (i) xử lý chuyển hướng(ưu tiên áp dụng các biện pháp xử lý không chính thức thay thế cho xử lýhành chính và hình sự); (ii) yêu cầu hạn chế áp dụng các chế tài hạn chế tự
do đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật (biện pháp cưỡng chế vàhạn chế tự do chỉ được áp dụng khi xét thấy các biện pháp ngăn chặn, giáodục khác không hiệu quả; giảm thời hạn tạm giam đối với người chưa thànhniên); (iii) tăng cường bảo vệ pháp lý đối với người chưa thành niên vi phạmpháp luật (áp dụng các thủ tục tố tụng, xử lý thân thiện nhằm đảm bảo tối đacác quyền tố tụng và một số quyền hợp pháp khác của người chưa thànhniên)
Về xác định độ tuổi và cân nhắc hoàn cảnh riêng của người chưathành niên vi phạm pháp luật: Độ tuổi là căn cứ quan trọng nhất trong phápluật hình sự Việt Nam để xác định trách nhiệm hình sự cũng như biện pháp
xử lý đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật Điều 23 Bộ luật hình
sự 2015 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự là 14 tuổi Kế tiếp đó là khảnăng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hộicủa hành vi phạm tội cũng như là nguyên nhân và điều kiện gây ra tội
Trang 4Thẩm phán sẽ căn cứ vào đó để cân nhắc lượng hình Hiện nay, Việt Nam làmột trong số ít các quốc gia Đông Á và Châu Á-Thái Bình Dương có quyđịnh về độ tuổi tối thiểu phù hợp với khuyến nghị của Ủy ban Liên hợp quốc
về quyền trẻ em So với hai nền tư pháp lớn là Anh và Pháp, quy định về độtuổi tối thiểu của Việt Nam cũng có phần tiến bộ hơn Tuy nhiên, việc ưutiên độ tuổi so với các căn cứ xác định trách nhiệm hình sự và biện pháp xử
lý khác, đặc biệt là các yếu tố nhân thân đã phần nào hạn chế vai trò xemxét, đánh giá linh hoạt của thẩm phán, dẫn đến nhiều trường hợp thẩm phán
áp dụng cứng nhắc các quy định của luật và ban hành những quyết địnhkhông thỏa đáng, đi ngược lại với nhu cầu của dư luận xã hội
III Kiến nghị, đề xuất xây dựng hệ thống tư pháp người chưa thành niên của Việt Nam
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về tư pháp người chưa
thành niên để hướng tới xây dựng hệ thống tư pháp người chưa thành niênnhất quán, toàn diện: bên cạnh mục tiêu xây dựng một đạo luật riêng về tưpháp người chưa thành niên, cần phải rà soát, sửa đổi, bổ sung các luật cóquy định liên quan đến trẻ em nói chung và người chưa thành niên vi phạmpháp luật nói riêng;
Thứ hai, quy định cụ thể thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan,
thiết chế chuyên biệt trong lĩnh vực tư pháp người chưa thành niên, đồngthời tăng cường phối hợp liên ngành: giữa cơ quan tư pháp với các tổ chứcchính trị-xã hội, tổ chức phúc lợi xã hội, các cơ quan y tế, giáo dục, cơ quanbảo vệ gia đình, bảo vệ trẻ em và các chủ thể khác trong việc phòng ngừa,
xử lý, giáo dục, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng cho người chưa thànhniên vi phạm pháp luật và giữa các cơ quan, tổ chức này với nhau;
Thứ ba, tăng cường tổ chức tập huấn, hội thảo chuyên ngành nhằm nâng cao
năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực tư
Trang 5pháp người chưa thành niên (Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Công an, Luật
sư, cơ sở giáo dưỡng, trại giam, các cơ quan, tổ chức chính trị-xã hội )
Thứ tư, tiếp tục thành lập và triển khai mô hình tòa chuyên trách này tại 64
tỉnh thành trên cả nước, nâng cao hệ thống cơ sở vật chất, nhân lực nhằmđáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu thực tiễn;
Thứ năm, tăng cường tính đa dạng và chất lượng của các chương trình giáo
dục, phục hồi tại cộng đồng: đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, tư vấn, dạynghề, khuyến khích sự tham gia tích cực của các cơ quan, tổ chức, gia đìnhtại địa phương vào quá trình giáo dục, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng đối vớingười chưa thành niên vi phạm pháp luật;
Thứ sáu, giảm dần việc áp dụng các chế tài giam giữ, hạn chế áp dụng hình
phạt tù Cần tham khảo kinh nghiệm các nước để quy định bổ sung các hìnhphạt không giam giữ cho người chưa thành niên (ví dụ: hình phạt quản thúctại gia có giám sát điện tử)
Câu 2 Hãy phân tích những lợi ích và khó khăn của xử lý chuyển hướng
người chưa thành niên phạm tội?
1 Những lợi ích của xử lý chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội (2,5 điểm)
Cần phân tích được 10 nội dung cơ bản của lợi ích xử lý chuyển hướngngười chưa thành niên phạm tội
2 Những khó khăn của xử lý chuyển hướng người chưa thành niên phạm tội (2,5 điểm)
Cần phân tích được 05 nội dung cơ bản của khó khăn khi xử lý chuyểnhướng người chưa thành niên phạm tội
Câu 3: Xây dựng hệ thống tư pháp thân thiện, theo em cần có những vấn đề
gì phải làm trong bối cảnh hiện nay?
Trang 6Trợ giúp pháp lý thân thiện với trẻ em trong hệ thống tư pháp hình sự
và tính tương thích của pháp luật Việt Nam trong trợ giúp pháp lý thân thiện với trẻ em
I Tư pháp hình sự thân thiện với người chưa thành niên
Hiện nay các quốc gia trên thế giới đã xây dựng nhiều văn bản pháp luậtbảo vệ các quyền của con người, đặc biệt là đối với người chưa thành niên,trong đó phải kể đến các văn kiện quốc tế dành riêng cho người chưa thànhniên như Công ước về quyền trẻ em; Hướng dẫn của Liên hợp quốc vềphòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (gọi tắt là Hướng dẫnRiyadh); Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng phápluật với người chưa thành niên (gọi tắt là Quy tắc Bắc Kinh); Quy tắc củaLiên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do Cácvăn kiện pháp lý này đã tạo ra những chuẩn mực tối thiểu nhằm bảo đảm cácquyền của người chưa thành niên khi vi phạm pháp luật Các văn bản này đãđưa ra các nguyên tắc về tư pháp thân thiện với trẻ em
Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được Đảng, Nhà nước ViệtNam quan tâm Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân
có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em được quan tâm hàng đầu, đây
là nguyên tắc xuyên suốt trong chính sách, pháp luật của Việt Nam đối vớitrẻ em Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta đối với người chưathành niên phạm tội (trong đó có trẻ em) được thể hiện rất đầy đủ trong Bộluật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.Theo đó, nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội chủ yếunhằm giáo dục, giúp đỡ các em sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trởthành công dân có ích cho xã hội
Trang 7và tự do bày tỏ ý kiến”.
Đối với Việt Nam: Bộ luật hình sự năm 2015 dành chương 12 về nhữngquy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, trong đó Điều 91 quy địnhnguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội như sau:
- Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất củangười dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữasai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội;
- Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năngnhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm
2 Không phân biệt đối xử
Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong hệ thống tư pháp người chưathành niên có ý nghĩa trong việc áp dụng các thủ tục đối với người chưathành niên vi phạm pháp luật Nguyên tắc này đòi hỏi việc áp dụng thủ tục
tư pháp đối với trẻ em phải bình đẳng, không có sự phân biệt dựa trên bất cứyếu tố nào: chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ, địa vị xuất
Trang 8thân… Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 2 Công ước quốc tế về quyềntrẻ em[2].
Nguyên tắc này cũng được nghi nhận trong Quy tắc Bắc Kinh “Các Quytắc tiêu chuẩn tối thiểu dưới đây phải được áp dụng một cách không thiên vịđối với người phạm tội chưa thành niên, không phân biệt chủng tộc, màu da,giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc các quan điểm khác,nguồn gốc xã hội hoặc dân tộc, tài sản, dòng dõi hoặc các mối tương quankhác”
Đối với Việt Nam: Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Điều 9 Bộ luật tốtụng hình sự năm 2015 “Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọingười đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tínngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội Bất cứ người nào phạm tộiđều bị xử lý theo pháp luật” Thực tiễn cho thấy trong tố tụng hình sự nóichung và tố tụng hình sự với trẻ em nói riêng chưa phát hiện sự phân biệt đối
xử, do đó, nguyên tắc này đã được ghi nhận và thực hiện tại VN
3 Về hệ thống tư pháp riêng cho trẻ em
Điều 40 Công ước quốc tế về quyền trẻ em yêu cầu các quốc gia phải thúcđẩy việc hình thành các đạo luật quy định trình tự thủ tục, các cơ quan và tổchức riêng cho trẻ em bị coi là, bị tố cáo hay thừa nhận là đã vi phạm phápluật hình sự Một số nguyên tắc bảo đảm quyền của người chưa thành niên
vi phạm pháp luật cũng được đề cập như nguyên tắc giả định vô tội cho tớikhi chứng minh đã phạm tội theo pháp luật, được giúp đỡ về pháp lý hoặcnhững giúp đỡ thích hợp khác để chuẩn bị và trình bày sự bảo vệ củamình… Bình luận chung số 10 của Công ước cũng khuyến nghị việc thiết
Trang 9lập tòa án người chưa thành niên với tư cách là một thiết chế độc lập hoặcnhư là một phần của hệ thống tòa án hiện có.
Tại Việt Nam, theo quy định tại Điều 30, 38, 45 Luật Tổ chức Tòa án nhândân thì trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dâncấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện có Tòa Gia đình và Người chưathành niên Việc tổ chức Tòa Gia đình và Người chưa thành niên ở Tòa ánnhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện căn cứ vào yêu cầu công việc
và thực tế xét xử của mỗi Tòa án; căn cứ vào biên chế đội ngũ Thẩm phán,Thẩm tra viên, Thư ký của từng Tòa án và do Chánh án Tòa án nhân dânxem xét, quyết định Đến nay, Việt Nam đã thành lập Tòa Gia đình vàNgười chưa thành niên tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Tháp Việcquy định cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân và việc thành lập Tòa chuyêntrách này là đỉnh cao của hệ thống tư pháp Việt Nam nhằm bảo vệ trẻ em.Việc thành lập Tòa chuyên trách về gia đình và người chưa thành niên đãchứng tỏ cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền trẻ em,đặc biệt là trẻ em trong hoạt động tư pháp, thông qua việc xây dựng một hệthống tư pháp trẻ em toàn diện mà Tòa Gia ĐÌNH và Người chưa thành niên
là trung tâm, với sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức cóliên quan Đây cũng là phương thức để thực hiện nguyên tắc Hiến định vềviệc xét xử kín đối với người chưa thành niên quy định tại khoản 3 Điều 103của Hiến pháp năm 2013
Ngày 21/9/2018, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư
số 02/2018/TT-TANDTC quy định chi tiết việc xét xử vụ án hình sự cóngười tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa ángia đình và người chưa thành niên trong đó quy định việc phân công thẩm
Trang 10phán xét xử các vụ án có người bị buộc tội dưới 18 tuổi, việc bố trí phòngxét xử
Đặc biệt, Công ước đã yêu cầu các quốc gia thúc đẩy việc tăng cường ápdụng các biện pháp xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự
mà không phải áp dụng thủ tục tố tụng (tăng cường áp dụng “xử lý chuyểnhướng”) “đề ra các biện pháp để xử lý những trẻ em như thế mà không phảiđụng đến những quá trình tố tụng của việc xét xử, miễn là các quyền conngười và những điều kiện bảo vệ về pháp lý được tôn trọng đầy đủ trong bất
kỳ khi nào thấy thích hợp và cần phải làm”
4 Cán bộ thực hành tư pháp đối với trẻ em
Công ước quốc tế về quyền trẻ em (Bình luận chung số 10, đoạn 97)khuyến nghị các cán bộ chuyên môn trong hệ thống tư pháp người chưathành niên cần được đào tạo bài bản và thường xuyên Quy tắc Bắc Kinh(quy tắc 22.1) khuyến nghị cán bộ làm việc với người chưa thành niên viphạm pháp luật hình sự cần được đào tạo thường xuyên dưới nhiều hìnhthức
Tại Việt Nam, Điều 415 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định ngườitiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi phải là người đã đượcđào tạo hoặc có kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử vụ án liên quan đếnngười dưới 18 tuổi, có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dụcđối với người dưới 18 tuổi
Trong thực tiễn, cán bộ thực hành tố tụng đối với trẻ em đã được quan tâmbồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng thông qua chương trìnhđào tạo, bồi dưỡng của Nhà nước cũng như sự hỗ trợ của các tổ chức quốctế
Trang 115 Bảo đảm quyền riêng tư
Các văn kiện quốc tế đã đưa ra một số cơ chế bảo vệ trẻ em vi phạm phápluật khỏi nguy cơ bị xam phạm quyền riêng tư Quy tắc 8.1 và 8.2 Quy tắcBắc Kinh quy định không được công khai bất cứ thông tin nào dẫn đến việcnhận diện người chưa thành niên phạm tội
Tại Việt Nam,nguyên tắc này được thể hiện rất rõ tại khoản 2 Điều 414 Bộluật Tố tụng hình sự “Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi”.Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dântộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chínhđáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án côngkhai (Điều 25 BLTTHS)
Tại Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC quy định chi tiết việc xét xử vụ ánhình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyềncủa tòa án nhân dân quy định:Đối với những vụ án có người bị hại là ngườidưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì Tòa ánphải xét xử kín; đối với những vụ án khác có yêu cầu của người dưới 18tuổi, người đại diện của họ hoặc để giữ bí mật đời tư, bảo vệ người dưới 18tuổi thì Tòa án cũng có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai theoquy định tại Điều 327 của Bộ luật Tố tụng hình sự
Việc bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em đã được cụ thể hơn tại Thông tư liêntịch số 01/2011/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BTP-BCA-BLĐTBXH ngày12/7/2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật hình sự đối vớingười tham gia tố tụng là người chưa thành niên yêu cầu các cơ quan tiếnhành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải bảo đảm giữ bí mật thông tin cánhân của người chưa thành niên trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử
Trang 12Ở cấp độ Châu lục, Hội đồng Bộ trưởng Châu Âu cũng đã có hướng dẫn
về tư pháp thân thiện với trẻ em năm 2010, trong đó đưa ra 05 nguyên tắc cơbản về tư pháp thân thiện với trẻ em bao gồm: bảo đảm sự tham gia của trẻ
em, bảo vệ khỏi sự phân biệt đối xử, bảo vệ tốt nhất quyền của trẻ em, bảo
vệ phẩm giá, nhà nước pháp quyền
II Trợ giúp pháp lý thân thiện với người chưa thành niên
Như chúng ta đã biết, do đặc điểm về khả năng nhận thức, tâm sinh lý đặcthù trẻ em là đối tượng cần có sự quan tâm đặc biệt của xã hội về các mặtliên quan đến sự phát triển của trẻ em như: giáo dục, y tế, văn hóa, phòngchống bạo lực,…Ở góc độ bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em trước phápluật, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định trẻ em là đối tượng được trợgiúp pháp lý (so với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 thì đã được mở rộnghơn)[3]
Để có thể giúp đỡ pháp lý cho đối tượng này đạt kết quả cao nhất thì các tổchức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý cũng cần
có những nghiên cứu để có phương thức thực hiện trợ giúp pháp lý thích hợpnhất Cách thức được nhắc tới nhiều trong thời gian gần đây là trợ giúp pháp
lý thân thiện với trẻ em Đến nay chưa có tài liệu nào có định nghĩa chínhthức về khái niệm này Hướng dẫn số 58 tại bản Các quy tắc và hướng dẫncủa Liên hợp quốc về tiếp cận TGPL trong hệ thống tư pháp hình sự địnhnghĩa “Trợ giúp pháp lý thân thiện với trẻ em là việc cung cấp trợ giúp pháp
lý cho trẻ em trong quá trình tố tụng hình sự, dân sự, hành chính mà mọingười có thể tiếp cận được, phù hợp với độ tuổi, đa ngành và có hiệu quả, vàđáp ứng một loạt các nhu cầu pháp lý và xã hội đối mặt với trẻ em và thanhthiếu niên Trợ giúp pháp lý thân thiện với trẻ em được thực hiện bởi cácluật sư và những người không phải luật sư nhưng được đào tạo về pháp luật
Trang 13liên quan đến trẻ em và sự phát triển của trẻ em và vị thành niên và người cókhả năng giao tiếp hiệu quả với trẻ em và người chăm sóc của trẻ”.
Từ khái niệm này Liên hợp quốc khuyến nghị các quốc gia cần có các biệnpháp thích hợp để thiết lập hệ thống trợ giúp pháp lý thân thiện và nhạy cảmvới trẻ em Hệ thống này phải tính đến năng lực đang phát triển của trẻ emcân bằng giữa lợi ích tốt nhất của trẻ em và quyền của trẻ em được có tiếngnói trong các thủ tục tư pháp Để thiết lập hệ thống TGPL thân thiện với trẻ
em, các quốc gia cần thực hiện một số công việc sau:
- Trong điều kiện có thể xây dựng các cơ chế dành riêng để hỗ trợ trợ giúppháp lý chuyên biệt cho trẻ em;
- Pháp luật về trợ giúp pháp lý có tính đến các quyền và nhu cầu phát triểnđặc biệt của trẻ em, trong đó có quyền được trợ giúp pháp lý và hỗ trợ phùhợp khác trong việc bảo vệ quyền lợi của trẻ; quyền được có tiếng nói trongtất cả các thủ tục tố tụng tư pháp ảnh hưởng đến trẻ; các thủ tục đạt chuẩn đểxác định lợi ích tốt nhất; sự riêng tư và việc bảo vệ các dữ liệu cá nhân; vàquyền được xem xét để chuyển hướng xử lý;
- Xây dựng các tiêu chuẩn về dịch vụ trợ giúp pháp lý và quy tắc ứng xửchuyên môn thân thiện với trẻ em;
- Đào tạo đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý về quyền trẻ em và cácvấn đề liên quan
Từ nghiên cứu chúng tôi sơ bộ đưa ra khái niệm này như sau: Trợ giúppháp lý thân thiện với trẻ em là cách thức cung cấp dịch vụ pháp lý phù hợpvới đặc điểm về thể chất và tâm sinh lý của trẻ em, do những người có kiếnthức về pháp luật liên quan đến trẻ em và tâm sinh lý của trẻ em thực hiện
Trang 14Từ những phân tích nêu trên chúng tôi đề xuất một số yêu cầu đối vớiTGPL thân thiện với trẻ em như sau:
1 Đối với người thực hiện trợ giúp pháp lý
Cần xây dựng đội ngũ người thực hiện TGPL có kiến thức chuyên sâu vềpháp luật liên quan đến trẻ em (quyền và nghĩa vụ của trẻ em, các quy định
xử lý hành chính, xử lý hình sự đối với trẻ em), được trang bị kiến thức vềtâm sinh lý của trẻ em Cụ thể, người thực hiện TGPL cho trẻ em cần đápứng một số yêu cầu sau:
- Có trình độ và kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực pháp luật, đặc biệt làpháp luật liên quan đến trẻ em để có thể áp dụng trong quá trình giải quyết
mở chia sẻ với người đồng cảm với mình;
- Có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc với trẻ em; có khả năng nắm bắt,phân tích diễn biến tâm lý của trẻ em;
- Có sự cảm thông, thấu hiểu để nắm được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng,
… của các em Khi giúp đỡ trẻ em vi phạm pháp luật, người thực hiện trợgiúp pháp lý không nên có tâm lý ác cảm, mặc nhiên cho rằng trẻ em có lỗi
Trang 15mà cần tìm hiểu hoàn cảnh, nguyên nhân phạm tội của các em để đứng vềphía các em, bảo vệ quyền lợi;
- Có mối quan hệ làm việc tốt với các cơ quan có liên quan để thuận lợitrong quá trình thu thập thông tin, xác minh, tìm hiểu tình tiết liên quan đến
vụ việc
2 Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em tiếp cận trợ giúp pháp lý
Một trong những yếu tố để bảo đảm cho trẻ em thụ hưởng quyền đượcTGPL là cần tạo điều kiện cho các em tiếp cận với dịch vụ này một cách dễdàng và kịp thời, cụ thể, có thể thông qua một số cách thức sau:
- Tổ chức thực hiện TGPL có thể cử người thực hiện TGPL trực tại tòa án,
cơ quan điều tra, trại tạm giam, nhà tạm giữ để gặp gỡ, tiếp xúc với các emngay từ khi tiếp cận với cơ quan tiến hành tố tụng Đặc biệt, hiện nay, Tòa
án Gia đình và Người chưa thành niên đã được thành lập tại thành phố HồChí Minh và Đồng Tháp, tổ chức thực hiện TGPL cần cử người thực hiệnTGPL để ban đầu tư vấn cho các em về thủ tục giải quyết vụ việc, giải thíchquyền và nghĩa vụ của các em khi tham gia tố tụng, giải thích về quyền đượcTGPL và tiếp nhận thực hiện vụ việc khi có yêu cầu Mô hình này đã được
áp dụng tại Úc, Canada,…
- Phối hợp với các trường học nắm bắt nhu cầu tìm hiểu về pháp luậtTGPL của học sinh, đến giải đáp trực tiếp cho các em, đồng thời, trực tiếptiếp nhận yêu cầu TGPL ngay tại trường học
- Thiết lập đường dây nóng tiếp nhận yêu cầu TGPL 24/24 giờ, tiếp nhậnthông tin, giải đáp pháp luật về TGPL cho các em
3 Bảo đảm sự tham gia tối đa của trẻ em trong quá trình giải quyết vụ việc
Trang 16Bên cạnh các nghiệp vụ thu thập thông tin, nghiên cứu xử lý hồ sơ vụ việc,làm việc với các cơ quan có liên quan, người thân thích, nhà trường,…người thực hiện TGPL cần trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với trẻ em là đối tượngcủa vụ việc, sử dụng các kỹ năng phù hợp để trẻ chủ động kể lại sự việc(trong một số trường hợp trẻ em sẽ tâm sự với người thực hiện TGPL vềhoàn cảnh gia đình, về những suy nghĩ riêng tư….).Qua đó, người thực hiệnTGPL có thể thu thập được những thông tin chính xác, đầy đủ về vụ việc. Khi làm việc với người chưa thành niên người thực hiện TGPL cần tạo bầukhông khí thân thiện, thoải mái, cởi mở để em đó có thể nói lên những suynghĩ, cảm xúc và mong muốn của mình bằng những câu hỏi nhẹ nhàng, gây
ấn tượng Khi nghe trẻ trình bày người thực hiện TGPL sử dụng tốt kỹ năngnghe tích cực Việc tập trung lắng nghe sẽ làm cho trẻ em được khích lệ nóilên những suy nghĩ của mình, bằng giác quan và suy nghĩ của mình cán bộ
có thể nhận biết được cảm xúc của trẻ và thu thập được các thông tin về tìnhhuống và sự việc phục vụ cho việc trợ giúpnhằm đạt được các mục đích trênthì sẽ có kết quả tốt cho mối quan hệ giữa người trợ giúp và người được trợgiúp…từ đó sẽ xác định được phương pháp trợ giúp phù hợp
4 Xây dựng quan hệ với các cơ quan có liên quan
- Hợp tác với các cơ quan tư pháp trong quá trình giải quyết vụ việc nhằmmang lại những lợi ích tốt nhất và đảm bảo các quyền của người chưa thànhniên
- Nỗ lực mang lại sự an toàn về thể chất, tâm lý cho người chưa thànhniên, giúp các em tái hoà nhập cộng đồng và thực hiện các quyền tư phápcủa mình
5 Bảo đảm sự bảo mật và riêng tư của trẻ em
Trang 17Sự riêng tư và dữ liệu cá nhân của một trẻ em đang hoặc đã liên quan vớicác thủ tục tố tụng tư pháp hoặc phi tư pháp và can thiệp khác cần được bảo
vệ ở tất cả các giai đoạn, và việc bảo vệ như vậy cần được pháp luật bảođảm Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi việc mất danh dự Việc tôntrọng quyền riêng tư có vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ phẩm giá củatrẻ em cũng như giúp giảm nguy cơ tổn thương cho các em Trẻ em trong hệthống tư pháp hình sự có nguy cơ bị kỳ thị rất cao và có thể phải chịu nhiềuảnh hưởng tiêu cực từ sự kỳ thị, định kiến trong cộng đồng.Chính vì vậy, khinhững thông tin nhạy cảm của các em bị công khai sẽ dẫn tới những tácđộng tiêu cực, khiến trẻ em không còn tin tưởng vào người thực hiện TGPL,
từ đó không hợp tác Đặc biệt, bảo đảm bí mật riêng tư đối với trẻ em bị hạihoặc là người làm chứng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ phẩm giácủa con người cũng như sự an toàn, phúc lợi và lắng nghe của họ Việc bảođảm quyền riêng tư cũng góp phần giúp trẻ em cảm thấy an toàn trong cộngđồng, thấy yên tâm hơn để cung cấp thông tin đúng sự thật giúp cho cho quátrình giải quyết vụ án đúng pháp luật và kịp thời Hơn nữa, nếu sự riêng tưkhông được bảo vệ thì ảnh hưởng lớn đến quá trình tái hòa nhập cộng đồngcủa các em sau này Yêu cầu này cũng phù hợp với hướng dẫn của Liên hợpquốc về tiếp cận trợ giúp pháp lý trong hệ thống tư pháp hình sự[4]
6 Cơ sở vật chất phù hợp
Tổ chức thực hiện TGPL cần cơ sở vật chất (phòng tiếp người đượcTGPL, cách bài trí trong phòng) để có thể tạo cảm giác thân thiện nhất vớitrẻ em Trong phạm vi điều kiện cụ thể có thể bố trí phòng tiếp riêng dànhcho trẻ em, trong đó có treo các tranh ảnh phù hợp với sở thích, gu thẩm mỹcủa trẻ em Khi điều kiện chưa cho phép bố trí phòng riêng thì có thể tiếp trẻ
Trang 18em tại một phòng làm việc mà các em có thể cảm thấy an toàn khi trình bày
1 Về người thực hiện trợ giúp pháp lý
Với điều kiện nguồn nhân lực thực hiện TGPL còn hạn chế, đối tượngTGPL rộng nên hiện nay chưa cho phép các tổ chức thực hiện TGPL bố trínhóm Trợ giúp viên pháp lý chuyên trách thực hiện TGPL cho từng đốitượng đặc thù Đối với luật sư, pháp luật cho phép các Trung tâm TGPL căn
cứ vào yêu cầu cụ thể của từng địa phương (nhu cầu TGPL cụ thể của từngnhóm đối tượng đặc thù, số lượng Trợ giúp viên pháp lý, điều kiện giaothông đi lại,…) để lựa chọn những luật sư có trình độ, kiến thức, kỹ năng vàkinh nghiệm phù hợp để ký hợp đồng thực hiện TGPL[5]
Điều kiện tiêu chuẩn về trình độ cũng như năng lực thực hành nghề nghiệpcủa người thực hiện TGPL được quan tâm Cụ thể:
Về thể chế: Điều 19 Luật TGPL năm 2017 đã chuẩn hóa Trợ giúp viênpháp lý để có tiêu chuẩn tương đương với luật sư[6] Quy định này bảo đảmTrợ giúp viên pháp lý ở nền tảng kiến thức pháp luật đầy đủ của người cungcấp dịch vụ TGPL, đồng thời có kinh nghiệm hành nghề - một trong những
Trang 19bảo đảm để có dịch vụ TGPL có chất lượng Điểm b khoản 2 Điều 18 LuậtTGPL quy định Trợ giúp viên pháp lý có nghĩa vụ tham gia các khóa tậphuấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụTGPL Khoản 2Điều 4 Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định các nội dung tập huấn bắt buộc bao gồm:Kiến thức pháp luật cần thiết cho việc thực hiện trợ giúp pháp lý; Các kỹnăng thực hiện trợ giúp pháp lý; Quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý Trên
cơ sở các quy định này, Trợ giúp viên pháp lý sẽ chủ động
Về việc bồi dưỡng tăng cường năng lực cho người thực hiện TGPL: hàngnăm, Cục Trợ giúp pháp lý có mở các lớp tập huấn bổ sung kiến thức phápluật cũng như chuyên môn, nghiệp vụ cho người thực hiện TGPL Đặc biệt,các lớp tập huấn về kỹ năng TGPL cho trẻ em được mở tại các khu vực(Bắc, Trung, Nam) nên đội ngũ người thực hiện TGPL đều có cơ hội thamgia Giảng viên của lớp tập huấn đều là những người có kiến thức sâu rộngtrong các lĩnh vực pháp luật liên quan đến trẻ em, có kinh nghiệm thực tiễntham gia thực hiện các vụ việc TGPL cho trẻ em, có phương pháp sư phạm.Nội dung các lớp tập huấn khá toàn diện: kiến thức pháp luật (luật nội dung
và luật hình thức), các kỹ năng làm việc với trẻ em ở từng giai đoạn tố tụng,từng trẻ em với hoàn cảnh đặc thù, tâm sinh lý lứa tuổi… Do đó, người thựchiện TGPL sau khi tham gia lớp tập huấn đều đánh giá cao chất lượng bồidưỡng, cho rằng nội dung thật sự hữu ích đối với công việc
Có thể nói, với hơn 20 năm hình thành và phát triển, đến nay hệ thốngTGPL tại Việt Nam đã có đội ngũ người thực hiện TGPL có đầy đủ kiếnthức pháp luật, kiến thức xã hội và kỹ năng, bảo đảm đáp ứng có hiệu quảnhu cầu TGPL của trẻ em
2 Về tạo điều kiện thuận lợi tối đa để trẻ em tiếp cận trợ giúp pháp lý
Trang 20Hướng tới mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho người được TGPL dễ dàngtiếp cận với dịch vụ TGPL,theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Trợ giúppháp lý thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bố trí nơi tiếp người được trợgiúp pháp lý tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc địa điểmkhác ngoài trụ sở của tổ chức bảo đảm điều kiện để việc trình bày yêu cầuđược dễ dàng, thuận lợi.
Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 12/2018/TT-BTP quy định “Tổ chức thựchiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm bố trí địa điểm thuận lợi cho ngườiđược trợ giúp pháp lý tiếp cận và trình bày yêu cầu trợ giúp pháp lý Trongtrường hợp nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý cần được giữ bí mật thì tổ chứcthực hiện trợ giúp pháp lý bố trí địa điểm phù hợp”
Các quy định trên đây là cơ sở pháp lý để các tổ chức thực hiện TGPL bốtrí nơi tiếp phù hợp đối với trẻ em Đối với các tổ chức có trụ sở rộng có thể
bố trí 01 phòng làm việc riêng tại tầng 1 để tiếp trẻ em Việc này vừa tạocảm giác an toàn cho trẻ em, vừa bảo đảm bảo mật sự riêng tư, đặc biệt có ýnghĩa rất lớn trong những vụ việc người được trợ giúp pháp lý là trẻ em bịxâm hại
3 Sự phối hợp với các cơ quan liên quan
Về cơ sở pháp lý: Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn thi hành có một
số quy định nhằm tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đối vớihoạt động TGPL, cụ thể:
- Về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng: Luật TGPL quy định
rõ trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp tạo điều kiện chongười được TGPL được hưởng quyền TGPL, tạo điều kiện cho người thựchiện TGPL tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. Khoản 3 Điều 31
Trang 21Luật TGPL quy định trong thời hạn 12 giờ kể từ thời điểm nhận được yêucầu trợ giúp pháp lý của người bị bắt, người bị tạm giữ hoặc trong thời hạn
24 giờ kể từ thời điểm nhận được yêu cầu trợ giúp pháp lý của bị can, bị cáo,người bị hại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về
tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệmthông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tại địa phương Quyđịnh này cụ thể hơn về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng đã đượcghi nhận tại Điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, đồng thời bảo đảm
để Trung tâm TGPL nhà nước cử người thực hiện TGPL kịp thời trong thờihạn tạm giữ, tạm gia theo quy định
Thông tư liên tịch số VKSNDTC quy định về phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng ngày21/6/2018 đã cụ thể trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tốtụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ, trại tạm giam,người có thẩm quyền trong cơ sở giam giữ, trại tạm giam trong việc thôngbáo, thông tin, giải thích quyền được TGPL, chuyển yêu cầu TGPL,…
10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC- 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC- - Điều 42 Luật TGPL quy định trong quá trình thực thi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình nếu phát hiện công dân thuộc diện được TGPL, cơ quan nhànước có trách nhiệm giải thích quyền được TGPL và giới thiệu đến tổ chứcthực hiện TGPL
Có thể khẳng định những quy định nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý đầy đủ đểbảo đảm trẻ em nói riêng và người được TGPL nói chung được thụ hưởngdịch vụ TGPL kịp thời
4 Bảo vệ tối đa quyền lợi cho trẻ em