Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình “Vấn đề cơ bản c a triết học đặc biệt là triết học hiện đại là mối quanhệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức”.- Phương pháp b
VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HRC
Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình
“Vấn đề cơ bản c a triết học đặc biệt là triết học hiện đại là mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức”.
- Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức thế giới với quan điểm cơ bản cho rằng sự tồn tại của mọi sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan nói chung đều ở trong những mối liên hệ, trong sự vận động và phát triển theo những quy luật khách quan vốn có của nó.
- Phương php siêu hình: Là phương pháp nhận thức thế giới với quan điểm cơ bản cho rằng, mọi sự vật và hiện tượng của thế giới vật chất đều tồn tại cô lập lẫn nhau, cái này ở bên cạnh cái kia và nó luôn ở trong trạng thái tĩnh không có sự vận động và phát triển Nhưng nếu như có thừa nhận sự phát triển thì chẳng qua chỉ là một quá trình tăng hoặc giảm về số lượng. Mặt khác, quan điểm này không thừa nhận mâu thuẫn bên trong bản thân các sự vật và hiện tượng.
- Chủ nghĩa duy vật: Là một trong những trường phái triết học lớn trong lịch sử, bao gồm trong đó toàn bộ các học thuyết triết học được xây dựng trên lập trường duy vật trong việc giải quyết vấn để cơ bản của triết học Chủ nghĩa duy vật khẳng định rằng vật chất là tính thứ nhất, ý thức hay tinh thần chỉ là tính thứ hai; bản chất của tồn tại này là vật chất cũng tức là thừa nhận và minh chứng rằng: suy đến cùng, bản chất và cơ sở của mọi tồn tại trong thế giới tự nhiên và xã hội chính là vật chất.
- Trong quá trình phát triển và lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật đã phát triển qua ba hình thức trình độ cơ bản khác nhau, đó là:
+ Chủ nghĩa duy vật ch)t phc (thời cổ đại): Quan niệm về thế giới mang tính trực quan, cảm tính, chất phác nhưng đã lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích thế giới.
GVC.ThS Đinh Huy Nhân hướng dẫn Đề tài 32
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình (thế kỉ XVII-XVIII): Quan niệm thế giới như một cỗ máy khổng lồ, các bộ phận biệt lập tĩnh tại Tuy còn hạn chế về phương pháp luận siêu hình, máy móc nhưng đã chống lại quan điểm duy tâm tôn giải thích về thế giới.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỉ XIX sau đó được V.I.Lênin phát triển khắc phục hạn chế của các chủ nghĩa duy vật trước đó, và là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật Đạt tới trình độ duy vật triệt để trong cả tự nhiên và xã hội, biện chứng trong nhận thức, là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới.
- Chủ nghĩa duy tâm: Là trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tinh thần và thuộc về ý thức Đây là một cách tiếp cận tới hiểu biết về sự tồn tại, chủ nghĩa duy tâm thường được đặt đối lập với chủ nghĩa duy vật, cả hai đều thuộc lớp bản thể học nhất nguyên chứ không phải nhị nguyên hay đa nguyên.
- Chủ nghĩa duy tâm cho rằng tinh thần có trước vật chất có sau, là thế giới quan của giai cấp thông trị và các lực lượng xã hội phản động, liên hệ mật thiết với thế giới quan tôn giáo.
- Các quan điểm duy tâm gồm hai loại:
+ Chủ nhĩa duy tâm chủ quan: Thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, khẳng định sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp của những cảm giác.
+ Chủ nghĩa duy tâm khch quan: inh thần và khách quan có trước tồn tại độc lập với con người. Đề tài: Phương pháp, nguồn gốc, đặc điểm và thế giới quan triết học Nhóm số: 4
- Các hình thức lịch sử của phép biện chứng gồm ba hình thức cơ bản (cũng là thể hiện ba trình độ phát triển của phép biện chứng trong lịch sử triết học)
+ Hình thức thứ nhất là phép biện chứng tự phát thời cổ đại:
Các nhà biện chứng cả phương Đông lẫn phương Tây thời kỳ này đã thấy các sự vật, hiện tượng của vũ trụ sinh thành, biến hóa trong những sợi dây liên hệ vô cùng tận Tuy nhiên, những gì các nhà biện chứng hồi đó thấy được chỉ là trực kiến, chưa phải là kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học.
+ Hình thức thứ hai là phép biện chứng duy tâm: Đỉnh cao của hình thức này được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, người khởi đầu là I Kant và người hoàn thiện là Hêghen Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy nhân loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phương pháp biện chứng Song theo họ biện chứng ở đây bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần, thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm nên biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức là biện chứng duy tâm.
+ Hình thức thứ ba là phép biện chứng duy vật:
Phép biện chứng duy vật được thể hiện trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng, sau đó được V.I.Lênin phát triển.C.Mác và Ph.Ăngghen đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất.
STT PHƯƠNG PHÁP SIÊU HÌNH PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG
1 Là phương pháp xem xét sự vật Là phương pháp xem xét sự vật trong
GVC.ThS Đinh Huy Nhân hướng dẫn Đề tài 32
- Với các nhà khoa học, Ph.Ăngghen trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” đã viết: “Những ai phỉ báng triết học nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn tích thông tục hóa, tồi tệ nhất của những học thuyết triết học tồi tệ nhất Dù những nhà khoa học tự nhiên có làm gì đi nữa thì họ cũng vẫn bị triết học chi phối Vấn đề chỉ ở chỗ họ muốn bị chi phối bởi một thứ triết học tồi tệ hợp mốt hay họ muốn được hướng dẫn bởi một hình thức tư duy lý luận dựa trên sự hiểu biết về lịch sử tư tưởng và những thành tựu của nó”.