1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phân tích những đặc điểm văn hóa cần lưu ý khi giao tiếp trong kinh doanh với nhật bản

50 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích những đặc điểm văn hóa cần lưu ý khi giao tiếp trong kinh doanh với Nhật Bản
Tác giả Đặng Thị Thùy Dương, Nguyễn Thị Hoàng Mỹ, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Minh Thư, Trần Hoài Thương, Trần Ngọc Triều, Nguyễn Thị Thanh Tuyền
Người hướng dẫn Đinh Hoàng Anh Tuấn
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM
Chuyên ngành Giao Tiếp Trong Kinh Doanh
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 5,7 MB

Nội dung

Quá trình tìm hiểu văn hoá kinh doanh với người Nhật giúp ta giao tiếp xuyên văn hoá được với họ, hiểu được các giá trị hình thành nên hành vi và giao tiếp của họ, cũng như để tránh được

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA KINH TẾ



MÔN HỌC: GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH

TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CẦN LƯU Ý KHI GIAO TIẾP

TRONG KINH DOANH VỚI NHẬT BẢN

GVHD: Đinh Hoàng Anh Tuấn SVTH: NHÓM 8

Đặng Thị Thùy Dương 20124355Nguyễn Thị Hoàng Mỹ 20124151

Nguyễn Minh Thư 20124415

Trang 2

Trần Hoài Thương 20124416Trần Ngọc Triều 20124428Nguyễn Thị Thanh Tuyền 20124435

Mã lớp học: BCOM320106_21_1_06

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép chúng em đượcbày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các thầy cô và bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốtquá trình học tập và hoàn thành bài tiểu luận này Trong suốt thời gian từ khi bắt đầuhọc tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quýThầy Cô và bạn bè

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến Thầy - người đã truyền đạt vốnkiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường Nhờ có nhữnglời hướng dẫn, dạy bảo của thầy nên bài tiểu luận cuối kỳ của chúng em mới có thểhoàn thành tốt đẹp

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Thầy - người đã trực tiếp giúp đỡ, quantâm, hướng dẫn em hoàn thành tốt tiểu luận này trong thời gian qua

Trong quá trình làm khó tránh khỏi sai sót, rất mong thầy sẽ bỏ qua Đồng thời

do kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi nhữngthiếu sót, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy để học thêm đượcnhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn để làm hành trang cho tương lai Chúng

em xin gửi tới mọi người lời chúc thành công trên con đường sự nghiệp của mình.Chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy!

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Người Nh t rót rậ ượu cho đồối tác 12

Hình 2.2 Cách người Nh t trao danh thiếốpậ 14

Hình 2.4 Các ki u cúi chào c a ngể ủ ười Nh tậ 18

Trang 5

DANH SÁCH THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2021 - 2022

1 Đặng Thị Thùy Dương Phụ trách Chương 2

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Ký Tên

GV Đinh Hoàng Anh Tuấn

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

4 Phương pháp nghiên cứu 1

5 Kết cấu tiểu luận 2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHẬT BẢN 3

1.1 Khái quát về Nhật Bản 3

1.2 Văn hoá Nhật Bản 5

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA GIAO TIẾP ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN 7

2.1 Tính cách của người Nhật Bản 7

2.1.1 Tinh thần kỷ luật đi đôi với giáo dục 7

2.1.2 Lễ nghĩa – Lịch sự 8

2.1.3 Lạnh nhạt – Thân thiện 9

2.1.4 Cứng rắn – Hay khóc? 9

2.1.5 Làm việc có phương pháp, cần cù, cẩn thận, không ganh tỵ 9

2.1.6 Người ngoại quốc nghĩ gì về người Nhật? 10

2.2 Văn hoá giao tiếp trong kinh doanh của người Nhật 11

2.2.1 Sự hòa thuận 11

2.2.2 Nghệ thuật chiêu đãi khách 11

2.2.3 Cương vị lãnh đạo và cấp bậc xã hội 12

2.2.4 Các cuộc gặp gỡ trong kinh doanh 13

2.2.5 Giữ chữ tín, giữ lời hứa 15

2.2.6 Nguyên tắc khi giao tiếp của người Nhật 17

2.2.7 Văn hóa quà tặng của người Nhật 22

Trang 8

2.3 Phong cách trong đàm phán kinh doanh của người Nhật 23

2.3.1 Tôn trọng lễ nghi và trật tự thứ bậc Xã hội 23

2.3.2 Coi đàm phán như một cuộc đấu tranh thắng bại 24

2.3.3 Tránh xung đột bằng cách thỏa hiệp 24

2.3.4 Tìm hiểu rõ đối tác trước đàm phán 25

2.3.5 Chiều theo và tôn trọng quyết định 26

2.3.6 Cách nói giảm nói tránh 26

2.3.7 Trao đổi thông tin, đàm phán rất lâu và kỹ 26

2.4 Những điều cần lưu ý khi giao tiếp với người Nhật 28

2.4.1 Trước khi bắt đầu cuộc đàm phán 28

2.4.2 Trong quá trình đàm phán 30

2.4.3 Sau khi đàm phán 32

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐIỂM TÍCH CỰC, HẠN CHẾ TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NHẬT 33

3.1 Điểm sáng cần học hỏi trong văn hóa giao tiếp với người Nhật 33

3.2 Những điểm hạn chế trong văn hóa Nhật Bản 37

KẾT LUẬN 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong môi trường kinh tế mở cửa và hội nhập ngày nay, sự thành công của mộtdoanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào tiềm lực tài chính, tiềm lực con người mà cònbởi lối sống, cách giao tiếp với đối tác, quản lý thời gian và phương pháp làm việchiệu quả Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục vàđang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa như các nước tiên tiến trên thế giớinên việc giao lưu kinh tế để mở rộng thị trường với các nước trong khu vực là điều cầnthiết và mang lại nhiều lợi ích Ngày nay, rất nhiều người Nhật đã, đang và sẽ làm việcvới Việt Nam, mối quan hệ giao thương giữa hai quốc gia ngày càng phát triển hơn.Trong quá trình tiếp xúc, giao tiếp với người Nhật, ít nhiều gì chúng ta thường cảmthấy lúng túng hoặc không hiểu nhiều về họ và ngược lại Điều này khiến cho côngviệc giữa hai bên không đạt được hiệu quả cao, hoặc chúng ta sẽ mất cơ hội làm ănhay phải chịu thiệt thòi hơn… Do vậy, việc tìm hiểu về người Nhật và văn hoá kinhdoanh của họ dù ít hay nhiều cũng thực sự là rất cần thiết và hữu ích cho chúng ta Quátrình tìm hiểu văn hoá kinh doanh với người Nhật giúp ta giao tiếp xuyên văn hoáđược với họ, hiểu được các giá trị hình thành nên hành vi và giao tiếp của họ, cũngnhư để tránh được những hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra, tạo được mối quan hệ làm

ăn lâu dài và có hiệu quả trong quá trình tiếp xúc với họ Từ những quan điểm trên,nhóm chúng em chọn “Phân tích những đặc điểm văn hóa cần lưu ý khi giao tiếp trongkinh doanh với Nhật Bản” làm đề tài nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích những đặc điểm văn hóa cần lưu ý khi giao tiếp trong kinh doanh với Nhật Bản

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: người Nhật Bản khi giao tiếp trong kinh doanh

Phạm vi nghiên cứu: đất nước Nhật Bản

4 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận sử dụng những phương thức như phương pháp phân tích – tổng hợp,phương pháp luận, phương pháp so sánh, thống kê,…

Trang 10

5 Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì kết cấu bài tiểu luận gồm 3 chương:

Chương 1: Giới thiệu chung về Nhật Bản

Chương 2: Văn hóa giao tiếp ứng xử của người Nhật Bản

Chương 3: Những điểm tích cực, hạn chế trong văn hoá giao tiếp của người Nhật

Trang 11

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHẬT BẢN

1.1 Khái quát về Nhật Bản

Vị trí địa lí

Nhật Bản là một quốc gia hải đảo hình vòng cung, có tổng diện tích là379.954km, nằm trải dài theo sườn phía đông của lục địa châu Á Đất nước này nằm ởphía Đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc, trải dài từ biển Okhotsk ở phía bắc đếnbiển Trung Quốc ở phía Nam Nhật Bản bốn bề là biển, đất nước gồm bốn hòn đảo

chính là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku.

Hình 1.1 Bản đồ Nhật Bản (Nguồn Internet)

Kinh tế

Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên, ngoại trừ gỗ và hải sản, trongkhi dân số quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phákiệt quệ trong chiến tranh Tuy nhiên, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế NhậtBản đã nhanh chóng phục hồi trong những năm 1945 - 1954, phát triển cao độ trongnhững năm 1955 - 1973 khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục NhậtBản là một quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học công nghệ, đứng thứ hai thế giới

về tổng sản phẩm nội địa và là đứng thứ năm trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư choquốc phòng Không chỉ vậy, Nhật Bản còn xếp thứ tư thế giới về xuất khẩu và đứngthứ sáu thế giới về nhập khẩu Quốc gia này là thành viên thường trực của Tổ chứcLiên Hợp Quốc Cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nênnguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và pháttriển lớn nhất thế giới Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầuthế giới Đơn vị tiền tệ là: đồng Yên Nhật

Giáo dục

Trang 12

Nhật Bản được biết đến là một trong những đất nước có nền giáo dục hàng đầuthế giới Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ người mù chữ thực tế bằng không và 72.5% sốhọc sinh theo học lên đến bậc đại học, cao đẳng và trung cấp Điều này đã tạo cơ sởcho sự phát triển kinh tế và công nghiệp của Nhật trong thời kỳ hiện đại.

Tại Nhật Bản, yếu tố con người rất được chú trọng, được xem là đòn bẩy thúcđẩy công cuộc hiện đại hóa và phát triển kinh tế đất nước Tấm bằng được cấp bởinhững cơ sở đào tạo tại Nhật Bản có giá trị trên toàn thế giới

Tôn giáo

Nhật Bản là nước có nhiều tôn giáo Thần đạo, tôn giáo lâu đời nhất ở NhậtBản, là sự phức hợp của những tín ngưỡng sơ khai ở Đông Á Thần đạo có các vị thầnđược gọi là "kami" có thể ban phúc lành, chẳng hạn như một cuộc hôn nhân Vào thế

kỉ thứ VI, Phật giáo hệ phái Bắc Tông du nhập vào Nhật Bản qua Triều Tiên Nghệthuật và kiến trúc tinh tế của đạo Phật khiến cho tôn giáo này thu hút được sự quantâm của triều đình lúc đó và Phật giáo trở thành quốc giáo của Nhật Bản Đạo Phậtnhanh chóng được truyền bá khắp Nhật Bản và nhiều tông phái Phật giáo đã ra đời vàphát triển, trong đó nổi tiếng nhất ở phương Tây là Thiền tông (Zen) Thiên chúa giáo

do người Bồ Đào Nha du nhập vào Nhật Bản năm 1549 và được khá nhiều người Nhậttin theo Ngày nay ở Nhật không có một tôn giáo nào nổi trội và trên thực tế, có nhiềungười Nhật cùng lúc tin theo nhiều tôn giáo khác nhau Nhưng Phật giáo vẫn đượcxem là quốc giáo của Nhật Bản với khoảng 90 triệu tín đồ và ảnh hưởng của nó vôcùng to lớn, sâu sắc vào mọi mặt trong văn hóa, xã hội và lối sống của người Nhật.Ngôn ngữ

Tiếng Nhật được viết trong sự phối hợp ba kiểu chữ: chữ Hán hay Kanji và haikiểu chữ đơn âm mềm Hiragana (Bình Giá Danh) và đơn âm cứng Katakana (PhiếnGiá Danh) Kanji dùng để viết các từ Hán (mượn của Trung Quốc) hoặc các từ ngườiNhật dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa Hiragana dùng để ghi các từ gốc Nhật và cácthành tố ngữ pháp như trợ từ, trợ động từ, đuôi động từ, tính từ, … Katakana dùng đểphiên âm từ vựng nước ngoài, trừ tiếng Trung và từ vựng của một số nước dùng chữHán khác Bảng ký tự Latinh Rōmaji cũng được dùng trong tiếng Nhật hiện đại, đặcbiệt là ở tên và biểu trưng của các công ty, quảng cáo, nhãn hiệu hàng hóa, khi nhậptiếng Nhật vào máy tính và được dạy ở cấp tiểu học nhưng chỉ có tính thí điểm Số Ả

Trang 13

Rập theo kiểu phương Tây được dùng để ghi số, nhưng cách viết số theo ngữ hệ Nhật cũng rất phổ biến.

Hán-1.2 Văn hoá Nhật Bản

Trang phục truyền thống

Trang phục truyền thống của người Nhật là áo Kimono, theo tiếng Nhật cónghĩa là “đồ để mặc” Ngày nay, do sự hội nhập quốc tế và tính chất yêu cầu công việcnên Kimono không còn được sử dụng để mặc hàng ngày như lúc trước, mà thường sửdụng vào các dịp lễ tết, tiệc cưới, lễ hội… Ở Nhật, phụ nữ mặc Kimono phổ biến hơnnam giới và có màu sắc hoa văn nổi bật, trong khi đó Kimono của nam giới thường tốimàu và không có hoa văn

Đặc biệt, Kimono dành cho nữ chỉ có một size duy nhất, chỉ cần bó trang phụclại cho phù hợp với thân mình là được Có hai loại Kimono: Tay rộng và tay ngắn, tùyvào sở thích của người muốn mặc để lựa chọn Bên cạnh Kimono, người Nhật còn mặcYukata được làm bằng vải cotton nhẹ nhàng, thoáng khí và đặc biệt dành riêng chomùa hè Nhưng Yukata không được phép mặc ra những chỗ trịnh trọng đông người, vì

nó giống như quần áo ngủ theo phong cách cổ xưa

Ẩm thực

Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản, ai cũng nghĩ ngay tới món ăn nổi tiếng nhất là mónSushi được chế biến bằng nhiều nguyên liệu khác nhau như tôm, cá, cua… gói cùngcơm trộn với giấm, đường, muối… Sushi rất đa dạng nhưng điểm chung không thayđổi giữa các loại đó là phần cơm trộn giấm Món ngon nổi tiếng Nhật Bản có Sushi vàSashimi, Tempura, mỳ Udon, mỳ Soba, mỳ Ramen…

Văn hóa ăn uống

Người Nhật Bản trước khi dùng bữa sẽ đợi đông đủ tất cả mọi người ngồi vàobàn ăn và đợi người lớn tuổi uống hoặc ăn trước Đặc biệt, bạn không được ngồi uốngtrước hoặc uống một mình Mọi người sẽ cùng nhau nói “cạn chén” hoặc “xin cảm ơntất cả mọi người” Ngoài ra, trước khi ăn, người Nhật thường nói “itadakimasu” đểcảm ơn những thực vật, động vật đã đánh đổi mạng sống của mình để cho họ bữa ănngon

Người Nhật vẫn giữ thói quen ăn cơm bằng đũa cho nên khi ăn cơm, đũa sẽ đểhướng ngang chứ không theo hướng dọc Vì theo quan niệm người Nhật, đũa để thẳngvào người khác là không tốt do đó khi ăn họ kiêng ngoáy đũa hoặc bới thức ăn Đặc

Trang 14

biệt, họ cho rằng không được để lại đồ ăn thừa, việc để đồ ăn thừa trên bàn hoặc ăn rơivãi là một hành vi bất lịch sự.

Sau bữa ăn, bạn nên sắp xếp lại bát đũa theo trật tự ban đầu và nói câu

“gochisosamadeshita” nghĩa là “cảm ơn vì bữa ăn” để thể hiện sự trân trọng không chỉvới đầu bếp mà còn với nguyên liệu chế biến ra món ăn

Văn hóa trà đạo

Trà đạo là một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Nhật, bởi sự cầu

kỳ, tinh tế của nó khiến cho cả thế giới phải nghiêng mình thán phục Văn hóa trà đạocủa Nhật không chỉ đơn thuần là những phép tắc pha trà và uống trà mà thông qua đóngười Nhật muốn tìm thấy giá trị tinh thần cần có của bản thân Tinh thần trà đạo đượcbiết đến qua 4 chữ Hòa – Kính – Thanh – Tịnh Trong đó, “Hòa” là sự hài hòa giữacon người và thiên nhiên; “Kính” là tôn trọng người trên, yêu thương bố mẹ, bạn bè,con cháu; “Thanh” là tâm hồn thanh tịnh, thanh khiết còn “Tịnh” có nghĩa là sự yêntĩnh, vắng lặng mang đến cho con người cảm thấy nhẹ nhàng, tĩnh lặng

Tinh thần võ sĩ đạo

Đây là nét đặc trưng của người Nhật, tạo nên sự độc đáo và hào khí Tinh thần

võ sĩ đạo là lý tưởng về lối sống đầy nghị lực và quyết tâm mà người Nhật luôn hướngđến

Để có thể trở thành võ sĩ đạo chân chính phải rèn luyện được các tính căn: Ngaythẳng, dũng cảm, nhân từ, lễ phép, tự kiểm soát bản thân, lòng trung thành và danh dự.Với những đức tính này, từ một nước nghèo ở Đông Á, chịu nhiều tổn thất từ thế chiếnthứ 2 và thiên nhiên khắc nghiệt tàn phá, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một trongnhững nước có nền công nghiệp và kinh tế phát triển hàng đầu thế giới

Trang 15

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA GIAO TIẾP ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN 2.1 Tính cách của người Nhật Bản

Người Nhật vừa hung bạo vừa dịu dàng, nghiêm khắc và thơ mộng, mạnh mẽ vàmềm mỏng, trung thành và xảo trá, dũng cảm và hèn nhát, bảo thủ và cầu tiến Đồngthời, họ chịu ảnh hưởng của Thần đạo và Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo

Họ có tính thực dụng cao và tinh thần phiêu lưu mạo hiểm, tự học ở nước ngoài

và khéo léo tinh luyện nền văn minh và văn hóa Trung Quốc Khi họ nhìn thấy sự rực

rỡ của văn hóa và văn minh Âu Mỹ, họ cũng đến để học hỏi và làm giàu thêm những

gì họ đã có, cả bảo thủ và cấp tiến Tuy nhiên, khi các phong trào Âu Mỹ càn quétNhật Bản, họ ít nhiều đánh mất bản sắc của mình Xã hội Nhật Bản chủ trương kết hợpgiữa Nho giáo và sự tôn trọng của tầng lớp võ sĩ đạo, vì vậy người Nhật có tinh thần

Lễ – Tín – Nghĩa – Trí – Nhân rất rõ ràng, hệ thống cấp bậc của xã hội Nhật Bản cũngđược thể hiện rõ nét trong kinh doanh, trong văn hóa của các công ty Nhật Bản.2.1.1 Tinh thần kỷ luật đi đôi với giáo dục

Người Nhật nổi tiếng là có tính kỷ luật cao, dù là khó khăn trong cuộc sống,chung tư tưởng, văn hóa, thì điều đó đã trở thành kỷ luật tự giác, nhưng không phảilúc nào cũng có So với các dân tộc khác, người Nhật được biết đến là người cung cấpnhững chỉ dẫn chi tiết nhất

Những nơi công cộng luôn có đầy đủ các biển báo và thông báo Xe điện lúcnào cũng thông báo mở cửa bên nào, xin lưu ý đừng để quên hành lý, khi bước ra coichừng khoảng cách giữa toa xe và thềm ga,… Nhìn vào các con đường ở Nhật Bản, cóthể thấy rõ ràng rằng mọi nơi đều có màu trắng và giao thông được phân cách bằng cácvạch kẻ Nơi đông người hoặc nơi dễ xảy ra tai nạn, đường thông thoáng Nó cũngđược sơn màu cam hoặc đỏ, và sơn đá laksa để xe không bị trượt Ngoài ra còn bốtrí những tấm chỉ đường và loa phát nhạc báo cho người mù ở một số chỗ băng ngangđường Trên tiền giấy cũng có những dấu hiệu nổi đặc biệt, tại các ga xe điện, người

mù có thể tự mua vé vì có bảng ghi bằng chữ nổi dành cho người mù … Xung quanhcác trường tiểu học, người dân thường cầm cờ để hướng dẫn trẻ em qua đường.Nói tóm lại, để mọi con người Nhật đều có ý thức tốt đòi hỏi sự hướng dẫn vàgiáo dục cụ thể để đáp ứng với môi trường sống và những thay đổi xã hội theo thờiđại

Trang 16

2.1.2 Lễ nghĩa – Lịch sự

Bạn có thể thấy rằng người Nhật rất lịch sự và chào nhau không phải một lần

mà đến năm lần bảy lần Ăn mặc lịch sự, ăn nói nhẹ nhàng, không hay chửi bới ầm ĩ.Không thể đoán được họ đang làm việc gì khi chỉ nhìn họ trên phố, quần áo của họluôn sạch sẽ, áo quần luôn sạch sẽ, họ chỉ thay quần áo lao động khi đến nơi làm việc.Việc đàn ông Nhật bắt gặp những người lạ khác giới lngoài đường, có ý dụ dỗ,tán tỉnh, trêu ghẹo là việc không bao giờ xảy ra Nhưng khi ở với mặt bạn bè, nam và

nữ dường như gần gũi và tự nhiên hơn so với người Việt Nam Cùng nhau nhậu nhẹt,nhưng nếu một bên say thì bên kia sẵn sàng giúp đỡ Họ cư xử rất điềm đạm và ít khinổi nóng, nhưng khi nóng giận thì rất khó can thiệp và cũng ít khi can ngăn nhau Ởcông sở, xí nghiệp, việc cấp trên mắng cấp dưới cũng như vậy, mặc dù trước mặt nhiềungười nhưng cũng không giữ thể diện cho người bị mắng, để người ngoài thấy rõ sự sợhãi của cấp dưới Và nhiều khi cấp dưới thực hiện mệnh lệnh mà không cần suy nghĩ,chỉ để làm vui lòng cấp trên! Họ nghiêm khắc với nhân viên của mình nhưng rất vui vẻ

và chiều ý khách hàng Đây là cái giá mà người Nhật đã phải trả cho sự ổn định vàphát triển của xã hội

Nền giáo dục Nhật Bản đào tạo trẻ em Nhật Bản khả năng làm việc cùng nhaungay từ khi còn nhỏ Tuy nhiên, trong các hoạt động bình thường, chẳng hạn nhưnhóm bạn hoặc hội tự quản họ sẽ đối xử với nhau thân thiện và bình đẳng hơn Đặcbiệt người Nhật tham gia các cuộc họp rất nghiêm túc, sôi nổi phát biểu ý kiến và ghichép rất kỹ Cuộc họp thường rất dài, và hầu hết mọi người đều biết vấn đề rồi mới bắtđầu làm việc Các bà mẹ Nhật dạy con tự lập ngay từ khi con biết đi Người mẹ bỏ đitrước, đứa trẻ theo sau, nếu đứa trẻ vấp ngã, quấy khóc thì người mẹ vẫn đứng trướcchờ đợi thay vì chạy đến giúp đỡ như người Việt Các em tự quyết rất nhiều, đếnkhoảng 13, 15 tuổi thì bố mẹ không được can thiệp vào cuộc sống riêng tư của các em,không được hỏi thăm kết quả học tập của các em ở trường Nhưng vì thế mà họkhông được sự chỉ dẫn của người đi trước, họ làm theo bản năng của mình, dễ bạn bèxấu lôi kéo là làm điều xấu, gây ra nhiều tệ nạn xã hội

2.1.3 Lạnh nhạt – Thân thiện

Nhiều người nhận xét rằng người Nhật rất “lạnh lùng”, có thể điều này cũngđúng, nhưng nó chỉ đúng với một số người Nhật Khi quen nhau lâu, họ sẽ vượt quagiới hạn ngại ngùng, cởi bỏ vẻ bọc bên ngoài và thân thiện hơn

Trang 17

Ở Nhật Bản, nhiều người thường đi gõ cửa từng nhà để quảng cáo hoặc mờichào tôn giáo, vì vậy nhiều ngôi nhà được treo biển từ chối để tránh bị quấy rầy NgườiNhật dù ở nhà cũng có thói quen khóa từ bên trong để tránh bất trắc.

Người nước ngoài rất ngạc nhiên khi lần đầu nhờ giúp đỡ thì họ rất nhiệt tìnhnhưng đến lần thứ hai họ lại lạnh nhạt Vấn đề là người Nhật sẵn lòng giúp đỡ, nhưng

họ đã quen với tính tự lập, nên nếu bạn nhờ lần thứ hai một việc tương tự thì họ cảmthấy không vui, không muốn giúp nữa mà muốn bạn hãy cố gắng tự lập

2.1.4 Cứng rắn – Hay khóc?

Những người ở Nhật lâu năm chắc hẳn đã tận mắt chứng kiến và thấy rằngngười Nhật rất dễ khóc Chẳng hạn, khi chia tay họ thường khóc, hoặc chẳng may cóngười mất, nếu là người thân thì người Việt Nam có thể khóc, nhưng nếu chỉ là bạn bèthì họ sẽ cố gắng giúp đỡ đám tang chứ hầu như không có gì Nhưng người Nhật thìkhác, nhiều nhân viên người Nhật mới quen nhau được vài tháng vẫn khóc, đôi khimặc áo tang một cách thận trọng

Họ tôn trọng kỷ luật và nghiêm chỉnh chấp hành mọi quy định khi gia nhập tổchức Ở những nơi công cộng, họ luôn kiên nhẫn xếp hàng dài thay vì xô đẩy Hìnhảnh phổ biến nhất là một nhà hàng đông đúc, nơi người Nhật sẵn sàng xếp hàng cảtiếng đồng hồ Trong cuộc sống của một xã hội công nghiệp, họ rất xem trọng việcđúng giờ, đặc biệt là trong các buổi ký kết hợp đồng

2.1.5 Làm việc có phương pháp, cần cù, cẩn thận, không ganh tỵ

Người Nhật chấp nhận khó khăn và phức tạp, học tập và chịu đựng rất kiênnhẫn, và phong cách làm việc bài bản là bí quyết thành công của họ Nó cũng phức tạpnhư ngôn ngữ của họ, sử dụng tới 5 loại ký tự khác nhau, đó là tiếng Hán, Quốc Tự,Hiragana, Katakana và tiếng Latinh và hán tự lên đến 20, 25 cách phát âm Làm việc

có nề nếp, họp bàn, học tập tận tâm, phân công tận tâm, làm việc tận tâm Đôi khingười nước ngoài rất sốt ruột, tại sao họ lại mất nhiều thời gian để chuẩn bị, rồi aicũng ngạc nhiên rằng họ bắt tay vào làm, họ làm nhanh và điêu luyện đến vậy.Khi bạn mua sắm ở Nhật Bản, đặc biệt là trong các cửa hàng lớn, bạn sẽ thấyđúng "Khách hàng là nhất!" Họ rất tử tế và lịch sự, người mua thì nói lời cảm ơn rấtnhiều, thậm chí bạn mở mọi thứ ra nhưng không mua thì hãy cảm ơn và sắp xếp lại,nhân viên không hề có ý phàn nàn vì việc đó Khi khách hàng đưa tiền, nhân viênthường cầm tiền bằng hai tay, sau đó kẹp vào máy tính tiền để tránh nhầm lẫn với các

Trang 18

loại tiền 5.000 Yên hoặc 10.000 Yên Đồng thời dùng hai tay khi thối tiền cho khách

và sau đó cúi chào, khi nhận tiền cũng như khi thối tiền họ thường điếm lại 2 lần.Trong trao đổi danh thiếp đôi khi thấy họ trao và nhận bằng hai tay, nhất là nhữngngười có địa vị thấp hơn

Người Nhật làm việc đến xong chứ không lo canh giờ về và phải xong một cáchhoàn mỹ chứ không thấy hết giờ thì làm vội qua loa Khó có thể thấy người Nhật vừanói chuyện vừa làm việc, vừa hút thuốc vừa uống cà phê Nói chung họ chủ trươnglàm chậm mà chắc, mong sản phẩm luôn hoàn hảo và vượt trội hơn những sản phẩmhiện có

Khi làm việc cùng nhau, người Nhật không hỏi nhau về mức lương để xem liệucông việc của họ có tương xứng với mức lương của họ hay không

2.1.6 Người ngoại quốc nghĩ gì về người Nhật?

Trong chương trình của CHTV – Tokyo No Sugao (Đông Kinh Tố Nhan, MặtThật Của Tokyo), phóng viên đã phỏng vấn một số người ngoại quốc, yêu cầu họ chomột lời cảm nghĩ về Nhật Cuộc phỏng vấn bất chợt và chớp nhoáng, đôi khi người trảlời nửa đùa, nửa thật, không thể hiện hết mọi sự kiện, nhưng cũng cho chúng ta vài nétkhái lược

- Một phụ nữ Đức: "Người Nhật thân thiện Ở đây nhiều đồ điện, kỹ thuật quá, tôimuốn một cái gì tự nhiên, giản dị hơn"

- Một phụ nữ Canada: "Người Nhật rất lễ nghĩa Ở đây ít công viên quá"

- Một phụ nữ Hoa Kỳ: "Ở đây an toàn Còn cái xấu là ông chồng tôi, ông ta là ngườiNhật"

- Một đàn ông Hoa Kỳ: "Người Nhật không thân thiện với người ngoại quốc Ở đâybất tiện vì ít bảng chỉ đường bằng tiếng Anh"

- Một phụ nữ Bỉ (Belgium): "Người đông quá, môi trường bị ô nhiễm, bị kẹt xẹ"

- Một đàn ông Trung Quốc: "Thuê nhà khó khăn, đòi hỏi người bảo lãnh Sở NhậpQuốc gây khó khăn"

- Một đàn ông Việt Nam "Thuê nhà, cơ sở thương mại khó khăn, thường bị từ chối"

- Một phụ nữ Miến Điện: "Bị đối xử phân biệt"

- Một phụ nữ Lào: "Chỉ thích tiền Nhật."…

Trang 19

2.2 Văn hoá giao tiếp trong kinh doanh của người Nhật

2.2.1 Sự hòa thuận

Trong giao tiếp, người Nhật không muốn đối đầu, họ tin tưởng sự thỏa hiệp vàhòa giải Tin tưởng tuyệt đối vài quyết định của tập thể, không nói ra cảm xúc thật vìmuốn duy trì sự hòa thuận Tính bằng hữu trong kinh doanh thì quan trọng hơn tínhlogic, người Nhật thường nói chuyện xã giao trước khi bàn bạc và hãy xem đối tác đểquyết định thời điểm bắt đầu thảo luận công việc Người Nhật thường tỏ ra khó hiểu,khá phức tạp Lời nói “vâng” của họ có thể có nghĩa là “không” nếu đi kèm với nhữngcụm từ như We will think about it (chúng tôi sẽ suy nghĩ về điều đó), We will see(chúng tôi sẽ xem lại) hoặc Perhaps (có lẽ) Bạn có thể mất ba lần gặp gỡ và có khimột năm để mối quan hệ kinh doanh của họ trở thành chính thức

Người Nhật đánh giá cao sự đồng tâm hiệp lực, lãnh đạo là người quyết địnhsau khi nghe ý kiến nhân viên Quyết định sau cùng phải được mọi người nghiêm túcchấp hành vì quyết định đó thể hiện sự đồng tâm hiệp lực của tất cả mọi người.Không tranh cãi: người Nhật không quen với việc tranh cãi vì họ không thích táchmình ra khỏi tập thể Tỏ thái độ bất đồng được xem là thô thiển, họ thích nói nhẹnhàng và lịch sự

2.2.2 Nghệ thuật chiêu đãi khách

Ăn uống là thông lệ chung của các doanh nhân, sự tương tác của hai phía trongbữa tiệc còn quan trọng hơn cả thức ăn Không nên mang vợ đến những buổi tiệc này,chủ tiệc người Nhật thường là đàn ông và họ không bao giờ mang phu nhân theo họ.Người Nhật vẫn còn trọng nam hơn nữ, nên chúng ta rất ít gặp những đối tác kinhdoanh là nữ Các buổi tiệc chiêu đãi thường vào buổi tối và có rất nhiều thức ăn vàrượu uống thoải mái, và đây là lúc họ nói lên cảm xúc thật của mình Việc đổ nướctương trực tiếp lên cơm bị xem là bất thường

Trang 20

Hình 2.1 Người Nhật rót rượu cho đối tác (Nguồn Internet).

Người ta ít khi tự rót rượu cho mình trong các cuộc giao tế Thông thường, mộtngười sẽ rót rượu cho người đi cùng và ngược lại người bạn sẽ rót rượu cho người đó.Tuy nhiên nếu một trong hai người đang uống rượu từ trong chai và người kia chỉuống từ ly thì bạn có thể tự rót rượu, nếu không sẽ phải chờ rất lâu

2.2.3 Cương vị lãnh đạo và cấp bậc xã hội

Người Nhật đánh giá cao sự đồng tâm hiệp lực, lãnh đạo là người ra quyết địnhsau cùng sau khi đã lắng nghe ý kiến của cấp dưới Quyết định của lãnh đạo là đại diệncủa sự đồng tâm hiệp lực của tất cả mọi người Giá trị của mỗi công ty là sự hòa thuận

và tuân theo của từng thành viên và quyết định sau cùng phải được mọi người nghiêmtúc chấp hành

Nhật Bản là một xã hội luôn nhấn mạnh “Chúng tôi” thay vì “Tôi” Các quyếtđịnh quan trọng thường được thảo luận và chỉ khi có sự nhất trí thì mới được đưa ra.Cũng vì mọi kết quả đều là sự nỗ lực của cả một tập thể nên sẽ là không phù hợp khikhen ngợi một cá nhân cụ thể

Trang 21

2.2.4 Các cuộc gặp gỡ trong kinh doanh

Người Nhật rất coi trọng giờ hẹn

Khi đi làm việc với người Nhật ta phải chủ động lựa chọn phương tiện hợp lý

và thời gian đảm bảo để tránh trễ hẹn với bất kì lý do nào Cách tốt nhất là chúng tanên có mặt ở nơi hẹn trước 5 phút, điều này cũng được xem là là sự tôn trọng và coitrọng cuộc hẹn với họ

Người có cấp bậc cao nhất sẽ là người tiến vào phòng đầu tiên, chủ nhà sẽ làngười giới thiệu các thành viên tham dự và theo cấp bậc từ cao đến thấp

 “Họ” được dùng để giới thiệu cùng với cấp bậc thay vì tên

 Trong giao tiếp phải có khoảng cách, khi giới thiệu cúi đầu chào nhau, cúi thấphay cao tùy thuộc vào cấp bậc

 Khi bắt tay không nên siết mạnh và không giao tiếp bằng mắt, các vị kháchquan trọng thường là người bước ra khỏi phòng trước

 Những tinh thần chủ đạo trong văn hóa danh nhân:

· Doanh nhân phục vụ đất nước

· Quang minh chính đại

· Hòa thuận nhất trí

· Lễ độ khiêm nhường

· Phấn đấu vươn lên

· Đền đáp công ơn

Trang 22

Trao danh thiếp

Hình 2.2 Cách người Nhật trao danh thiếp (Nguồn Internet)

Nhật Bản là một trong những nước sử dụng danh thiếp nhiều nhất thế giới, vìvậy khi trao đổi làm ăn với họ để tránh gây ấn tượng không tốt là không có hay hếtdanh thiếp thì ta phải chuẩn bị kĩ danh thiếp của mình, trao danh thiếp ở lần gặp đầutiên Danh thiếp nên in 2 mặt, một mặt tiếng Nhật và mặt còn lại bằng tiếng Anh Nênchuẩn bị nhiều danh thiếp hơn so với dự trù một tí Vì việc không có hoặc hết danhthiếp khi giao dịch là điều bất lịch sự và để lại ấn tượng không tốt với doanh nhân tạiđây thiếp cho đối tác cần thực hiện nghiêm túc và ứng xử theo cách có văn hóa Danhthiếp phải được cho và nhận bằng hai tay, trong suốt cuộc gặp gỡ danh thiếp phải được

để trên bàn Sau khi gặp xong phải được trân trọng cho vào ví và không bao giờ đượcnhét vào túi quần sau

Người Nhật rất coi trọng việc gặp mặt trước khi hợp tác và rất chu đáo trong việc chăm sóc khách hàng

Làm quen: bắt đầu từ những cuộc gặp gỡ đầu tiên, thời gian này không nên

hấp tấp Vị trí ngồi cũng như cách giới thiệu phụ thuộc vào cấp bậc từ cao đến thấp.Sau cuộc gặp này, họ thường mời bạn dùng cơm tối với họ đây cũng là cách xây dựngmối quan hệ thân mật hơn

Thu thập thông tin: hãy đề cho người cấp cao nhất và trợ lý ông ta đề cập đến

mục đích gặp, đây cũng là dấu hiệu của cuộc thương thảo sắp bắt đầu Chúng ta thu

Trang 23

thập thông tin từ đối tác và chuẩn bị thật chi tiết cho đề nghị của mình, nên sẵn sàngtrả lời những câu hỏi từ phía họ Người Nhật không ra quyết định cho lần gặp này.

Đùa cợt không được chấp nhận trong thương lượng: rất nghiêm túc trong

công việc nên họ không bao giờ đùa giỡn khi chưa chứng tỏ được năng lực của mình

Họ chỉ đùa giỡn sau khi hoàn thành xong công việc hay sau giờ làm việc

Thỏa thuận miệng: người Nhật tin vào thỏa thuận bằng miệng và đối với

những hợp đồng chuẩn bị chi tiết sẽ gây mất lòng tin từ hai phía, sự tranh chấp đượccoi là giảm đi sự hòa thuận

Các thương nhân người Nhật rất thích chụp ảnh: trong các buổi hội đàm,

nhất là dưới hình thức quốc huy, quốc kì và lãnh tụ của các nước sở tại Và đối vớiviệc mời ăn, đón, tiễn sân bay sẽ gây được thiện cảm tốt, đặc biệt chú ý trong bữa ănmời khách, ta nên chủ động rót đồ uống cho khách, tránh trường hợp khách tự rót đồuống cho mình Đối với các bữa ăn của doanh nhân thì không nên mang vợ theo, chủtiệc người Nhật thường là đàn ông vì Nhật còn trọng nam hơn nữ nên họ sẽ không baogiờ mang phu nhân họ theo Và chúng ta cũng sẽ rất ít gặp đối tác kinh doanh là nữ,các bữa tiệc thường được tổ chức vào buổi tối có rất nhiều thức ăn và rượu Đây chính

là lúc họ nói lên cảm xúc thật của mình Việc đổ nước tương trực tiếp vào cơm bị xem

là bất thường

Tôn trọng ý kiến tập thể: Trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi lại để

đề cao cái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh Các tập thể

có thể cạnh tranh với nhau rất gay gắt song cũng có lúc họ lại bắt tay với nhau để cóthể đạt được mục đích chung như để đánh bại đối thủ nước ngoài Vì vậy mà điều tối

kỵ là làm mất danh dự của tập thể

2.2.5 Giữ chữ tín, giữ lời hứa

Người Nhật rất nguyên tắc về thời gian và sự cam kết Khi người Nhật hứa làmxong việc vào đúng thời gian này, thì chắc chắn họ sẽ thực hiện đúng thời gian và đảmbảo chất lượng và không rộng lượng, dễ bỏ qua lỗi lầm cho người khác khi sai hẹn Vì

họ coi trọng ấn tượng của lần đầu tiên gặp mặt nên nếu doanh nghiệp Việt Nam khôngthực hiện được lừi hứa thì việc đầu tiên là phải xin lỗi, cho dù bất cứ lý do gì Sau đótìm cơ hội thích hợp để giải thích

Câu chuyện của Giáo sư Kiyohiro Kokarimai về giữ lời hứa với sinh viên Việt Nam.

Trang 24

Giáo sư Kiyohiro Kokarimai chọn Việt Nam để làm cuộc viếng thăm Mỗi ngàytrên các tờ báo Nhật ông đều đọc và tìm hiểu về Việt Nam Ông đã lập kế hoạch và traođổi trong ba năm để thực hiện chuyến đi này Ông đi cùng vợ, bà tốt nghiệp ngành sưphạm chuyên về lịch sử.

Hình 2.3 Giáo sư Kiyohiro Kokarimai (Nguồn Internet)

Vợ chồng giáo sư rất hăm hở vì muốn chứng kiến sự đổi thay của đất nước ViệtNam và mong muốn đến thuyết giảng với sinh viên trẻ của Trường Đại học Khoa học xãhội và nhân văn Thành Phố Hồ Chí Minh Chắc chắn cuộc sống sẽ trở nên hữu ích hơnkhi những tri thức tích lũy lâu nay được chuyển giao cho các bạn trẻ Việt Nam để họ cóthể vận dụng, xây dựng đất nước mình Ông nói muốn phát triển, không có con đườngnào khác ngoài việc nâng cao vai trò của giáo dục và mở rộng hợp tác với các Đại HọcQuốc Tế Trên đường tiễn ông ra sân bay, tôi có hỏi về tình hình động đất và sóng thần ởNhật Ông có người thân hay bạn bè ở những nơi đó không? Giáo sư nói quê hương ông

ở Morioka, tỉnh Iwate, ở đó còn anh trai và em trai của ông Người em trai có một chuỗi

42 siêu thị, trong đó có nhiều cái ở bờ biển đã bị sóng thần cuốn đi Động đất xảy ra mộtngày trước khi ông đến Việt Nam Những người thân vợ của ông cũng ở nơi này.Ông đắn đo mãi, tuy vậy vẫn thực hiện chuyến đi vì đã hứa với sinh viên ViệtNam Cần phải giữ lời vì mối quan hệ quốc tế Ông nói vùng Iwate bây giờ rất khó khăn:mất điện, nước cúp, thức ăn thiếu thốn và ngoài trời tuyết đang rơi Không thể bội tín,ông đã bỏ lại sau lưng những người thân yêu của mình trong lúc khó khăn nhất, bỏ lạisau lưng những nỗi đau, những do dự để đến Việt Nam, nơi những sinh viên đang

Trang 25

mong chờ lĩnh hội kiến thức từ ông Xin cầu nguyện cho đất nước Nhật Bản vượt qua đợtthảm họa này Với văn hóa vì cộng đồng dân tộc, sức mạnh kết tinh như vậy sẽ làm nênmột sức sống mới cho Nhật Bản Nơi đó không chỉ là sức mạnh của kỹ thuật với hànghóa nổi tiếng chất lượng cao mà còn những giá trị nhân văn, chữ tín mà nhiều dân tộckhác phải ngước nhìn đầy thán phục.

2.2.6 Nguyên tắc khi giao tiếp của người Nhật

Trong giao tiếp, người Nhật rất chú trọng những quy tắc, vì vậy khi giao tiếpvới người Nhật cần phải biết những điều sau đây để tránh thể hiện những hành vikhông lịch sự, gây ảnh hưởng đến mắt nhìn của người Nhật đối với chúng ta.Với truyền thống văn hóa nghiêm ngặt như vậy, thì văn hóa giao tiếp của ngườiNhật Bản chủ yếu thể hiện qua các hình thức như sau:

 Cúi chào

Trong giao tiếp của Nhật Bản, nghi thức đầu tiên khi gặp bất kỳ một ngườinào là nghi thức chào hỏi

Nghi thức chào hỏi hay lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình

và dựa vào đối phương có các cấp bậc thế nào mà sử dụng những kiểu cúi chàokhác nhau để thể hiện lòng kính trọng của mình đối với người khác

Người Nhật có ba kiểu cúi chào sau:

Kiểu Saikeirei: là phải cúi xuống từ từ và rất thấp, dây là hình thức cúi chào cao

nhất, nó biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và được sử dụng trước bàn thờ trong các đềnthờ của các Thần Đạo, Phật giáo, trước Quốc kỳ và trước Thiên Hoàng

Kiểu Keirei - cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống khoảng 20 đến 30 độ

và giữ nguyên từ 2 đến 3 giây Còn nếu đang ngồi trên sàn mà muốn chào thì phải đặthai tay xuống sàn, lòng bàn tay phải úp xuống dưới và đặt cách nhau khoảng 10 đến 20

cm, đầu phải cúi thấp cách sàn nhà và cách sàn từ 10 đến 15 cm

Kiểu Eshaku - khẽ cúi chào: là cách chào mà thân mình và đầu chỉ hơi cúi

xuống khoảng một giây và hai tay đặt để bên hông

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w