1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận phân tích sự ảnh hưởng phong cách lãnh đạo của nhà quản trị đến nhân viên trong tổ chức

25 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Sự Ảnh Hưởng Phong Cách Lãnh Đạo Của Nhà Quản Trị Đến Nhân Viên Trong Tổ Chức
Tác giả Phạm Ánh Linh, Nguyễn Huỳnh Bảo Ngọc
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Liên
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Chuyên ngành Quản Trị Học Căn Bản
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

Muốn đạt được điều đó, nhà lãnh đạo cần xây dựng, rèn rũa cho mình những kĩ năng lãnh đạo cần thiết, hơn thế nữa, họ cần xác định cho mình một phong cách lãnh đạo cho riêng mình, phù hợp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Điểm:

Kí tên

Trang 4

Lời cảm ơn

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Sư Phạm Kĩ Thuật đãđưa bộ môn Quản trị học căn bản vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin bày tỏlòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – cô Nguyễn Thị Liên - chính cô là người đãtận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt học kỳ vừa qua.Trong thời gian tham dự lớp học của cô, em đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích

và rất cần thiết cho quá trình học tập, làm việc sau này của em Được giao cho đề tài

"Phân tích ảnh hưởng phong cách lãnh đạo của nhà quản trị đến nhân viên trong tổ chức"

là một cơ hội để chúng em được có cơ hội áp dụng những kiến thức mà cô giảng dạy Bêncạnh đó, ngoài việc tự mình đào sâu thêm lí thuyết, chúng em còn có thêm kiến thức vềlãnh đạo, xây dựng cho mình nền tảng chuyên môn liên quan tới ngành học trong quátrình thực hiện bài tiểu luận này Bài tiểu luận này chúng em đã thực hiện trong 2 tuần.Chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong học kỳ qua để hoànthành bài tập Nhưng do kiến thức hạn chế và không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nênkhó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày Rất kính mong sựgóp ý của cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Trang 5

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG 1: 2

TỔNG QUAN LÍ THUYẾT VỀ CÁC PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 2

2.1 Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo 2

2.1.1 Khái niệm 2

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng 2

2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo 3

2.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán (hoặc độc tài) 3

2.2.2 Phong cách tự do 4

2.2.3 Phong cách dân chủ 6

CHƯƠNG 2: 9

VẬN DỤNG KIẾN THỨC VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ CỤ THỂ TRONG THỰC TIỄN 9

3.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán (hoặc độc tài) 9

3.1.1 Sự xuất hiện của phong cách độc đoán 9

3.1.2 Phân tích phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs trong công ty Apple 9

3.2 Phong cách lãnh đạo tự do 11

3.2.1 Sự xuất hiện của phong cách tự do 11

3.2.2 Phân tích phong cách lãnh đạo tự do của Bill Gate trong công ty Microsoft 11

3.3 Phong cách lãnh đạo dân chủ 15

3.3.1 Sự xuất hiện của phong cách dân chủ 15

3.3.2 Phân tích phong cách lãnh đạo của Henry Ford đối với công ty Ford Motor 15

Kết luận 19

Tài liệu tham khảo 20

Trang 6

Lời mở đầu

Hiện nay, lãnh đạo là một trong những chủ đề được chú ý và quan tâm nhiều nhất trong một tổ chức Bởi lẽ sự thành công của tổ chức đòi hỏi người quản trị phải giỏi cả về mặt lãnh đạo lẫn quản lí Trong môi trường ngày càng phát triển, ngày càng thay đổi nhanh buộc người lãnh đạo giỏi phải là người hiểu biết sâu sắc về con người, dẫn dắt, làmcho họ cảm thấy thu hút để đi đến giải quyết và đạt được mục tiêu chung Muốn đạt được điều đó, nhà lãnh đạo cần xây dựng, rèn rũa cho mình những kĩ năng lãnh đạo cần thiết, hơn thế nữa, họ cần xác định cho mình một phong cách lãnh đạo cho riêng mình, phù hợp với tố chất và môi trường làm việc để có thể phát huy năng lực của mình và giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển

Có rất nhiều yếu tố hình thành nên phong cách lãnh đạo của nhà quản trị Những phong các ấy được hình thành dựa trên những quan điểm và những trải nghiệm riêng Mỗinhà quản trị sẽ chọn cho mình một phong cách lãnh đạo riêng Họ sẽ dựa trên kết hợp với nhiều yếu tố bao gồm giá trị về niềm tin, những tác động của môi trường xung quanh (nhân viên cấp dưới, văn hóa doanh nghiệp,…)

Trong môi trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt như ngày này, để một doanh nghiệp thành công không chỉ dừng lại ở việc thay đổi, nâng cấp trang thiết bị công nghệ hiện đại,

… mà còn phụ thuộc rất nhiều vào phong cách lãnh đạo của nhà quả trị Vì vậy, việc tạo lập cho mình một phong cách lãnh đạo phù hợp và vận dụng vào quản lí nhân viên là việc

vô cùng cần thiết Bên cạnh đó, bản thân nhà quả trị phải biết linh động sử dụng ưu thế của từng kiểu phong cách lãnh đạo vào từng hoàn cảnh cụ thể

1

Trang 7

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN LÍ THUYẾT VỀ CÁC PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

2.1 Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo

2.1.1 Khái niệm

Phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo để đề

ra những phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên Dưới gócnhìn của một nhân viên, phong các đó được thường được thể hiện qua các hành động rõràng hoặc ngầm ý từ lãnh đạo của họ

Phong cách lãnh đạo là một nhân tố quan trọng, nó không chỉ thể hiện tính khoahọc và tổ chức mà còn thể hiện tài năng, nghệ thuật chỉ huy của lãnh đạo; nó ảnh hưởngtrực tiếp đến hiệu quả quản lí và thu hút những người thừa hành trong quá trình thực hiệnnhững công việc, các mục tiêu của tổ chức

Phong cách lãnh đạo còn là hệ thống các phương pháp được người lãnh đạo sửdụng để tác động đến những người dưới quyền

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng

Để hình thành nên phong cách lãnh đạo của mỗi nhà quản trị cần rất nhiều nhân tố,

từ những nhân tố bên trong như tính cách, năng lực, trình độ đến những yếu tố bên ngoài

là môi trường (nơi làm việc cũ, nơi làm việc hiện tại, nhân viên cấp dưới,…) Những nhân

tố bên trong rất khó để thay đổi, còn những yếu tố môi trường bên ngoài thì luôn thay đổi

Vì vậy, nhà quản trị cần phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng để chọn được phong cáchlãnh đạo phù hợp với cá nhân mình và với môi trường đang làm việc

- Tính cách của nhà lãnh đạo ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phong cách lãnh đạo,điều này được thể hiện rõ nét qua mỗi nhà quản trị yêu thích một phong cách lãnhđạo nào đó, họ cảm thấy thoải mái, tự nhiên và làm việc hiệu quả Với những nhàlãnh đạo có tính cách thoải mái, linh hoạt họ sẽ chọn phong cách lãnh đạo dân chủ

2

Trang 8

hoặc tự do Còn với những nhà lãnh đạo nóng tính, quyết đoán (độc đoán), thường

có phong cách lãnh đạo độc đoán

- Trình độ và năng lực của nhà lãnh đạo cũng ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo.Tùy thuộc vào năng lực và trình độ của mình mà các nhà lãnh đạo sẽ chọn chomình một phong cách lãnh đạo Chẳng hạn, với những người quản trị có chuyênmôn, năng lực tốt họ sẽ chọn phong cách lãnh đạo độc đoán nhằm xúc tiến đem lạihiệu quả công việc nhanh chóng Ngược lại, với những người quản trị chuyên mônchưa tốt, họ thường chưa dám đưa ra quyết định công việc và thường phải thamkhảo thêm ý kiến của cấp dưới, họ sẽ chọn phong cách lãnh đạo dân chủ hoặc tựdo

- Môi trường đào tạo (có thể gọi là cái nôi ban đầu của nhà lãnh đạo) ảnh hưởng đếnphong cách lãnh đạo Nếu như được làm việc trong văn hóa tổ chức là môi trườngtốt, có tính kỉ luật cao hay năng động, sáng tạo, thoải mái tự do hay dân chủ thì nhàlãnh đạo sẽ mang phong cách lãnh đạo đó Bởi khi họ tiếp xúc lâu dài trong môitrường đó một khoảng thời gian dài sẽ góp phần vào việc tạo nên phong cách củacác nhà lãnh đạo

- Hoàn cảnh lịch sử môi trường công tác cũng chi phối tới phong cách lãnh đạo.Phần lớn các nhà lãnh đạo sẽ áp dụng phong cách làm việc của môi trường làmviệc trước vào môi trường làm việc hiện tại vì thói quen làm việc (phong cách lãnhđạo) lâu dần rất khó để thay đổi

- Đặc điểm nhân viên cấp dưới cũng là một trong các nhân tố bên ngoài tác độngđến phong cách lãnh đạo Chẳng hạn, với những người lớn tuổi, có kiến thức vàkinh nghiệm công tác thì lãnh đạo theo phong cách dân chủ và tự do là hợp lí Cònvới những người có thái độ chống đối, thiếu trách nhiệm, thụ động phải áp dụngphong cách độc đoán

- Bên cạnh đó, những trường hợp khẩn cấp như phải đưa ra quyết định mang tínhcấp bách, chính xác để giải quyết công việc thì rất cần phong cách độc đoán củanhà quản trị bản lĩnh và quyết đoán

3

Trang 9

2.2 Phân loại phong cách lãnh đạo

2.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán (hoặc độc tài)

 Khái niệm

Phong cách lãnh đạo độc đoán là phong cách trong đó nhà quản trị sẽ trực tiếp racác quyết định mà không cần tham khảo ý kiến của người dưới quyền Nhà quản trị sẽtriệt để sử dụng quyền lực của mình khi đưa đưa ra mệnh lệnh chỉ thị và đòi hỏi cấp dướiphải tuân thủ

 Đặc điểm

- Là con người có cái tôi cao, luôn cho mình là đúng và phải được tôn trọng

- Áp đặt nhân viên cấp dưới bằng mệnh lệnh khi giao việc

- Có thái độ, cách cư xử lạnh nhạt, phản ánh, khen chê thiếu khách quan

- Thờ ơ với những lời góp ý, phê bình từ mọi người

- Thường xuyên kiểm tra, góp ý vào công việc của nhân viên dưới quyền

 Ưu điểm

Phong cách lãnh đạo độc đoán giúp cho nhân viên có thể nhìn thẳng được vào vấn

đề Từ đó đưa ra các hướng giải quyết nhanh chóng Hạn chế xảy ra mâu thuẫn trong nội

bộ nhân viên Tạo môi trường làm việc hiệu quả, rõ ràng và nghiêm túc

 Nhược điểm

- Người lãnh đạo theo phong cách này sẽ tạo cơ sở phát sinh bè phái giữa nhữngnhân viên nịnh bợ và nhân viên trung thực, gây ra những tình trạng bất ổn, ảnhhưởng đến công việc trong tổ chức

- Triệt tiêu sự sáng tạo của nhân viên, rộng hơn là sự sáng tạo của cả tổ chức

- Nhân viên cảm thấy bị gò bó, thâu tóm, có cảm giác lo sợ, lâu dần có thể dẫn đếntrường hợp chống đối của nhân viên cấp dưới

4

Trang 10

 Đặc điểm

- Phong cách lãnh đạo này thường được các nhà cố vấn, các chuyên viên cấp caohoặc khi nhà lãnh đạo đã giao quyền điều chỉnh công việc cho nhân viên cấp dưới

- Nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm, trình độ, sự quyết đoán, tự tin và sáng tạo mạnh

- Môi trường làm việc tự do, thoải mái, thân thiện

- Công việc đòi hỏi tính sáng tạo cao

- Nhà lãnh đạo thường xuyên vắng mặt

 Ưu điểm

- Tạo được môi trường làm việc thoải mái, không bị gò bó cho nhân viên

- Nhân viên có quyền ra quyết định đối với các công việc trong tổ chức, giúp khaithác được tối ưu năng lực cũng như sự sáng tạo của nhân viên, vì vậy sẽ có nhiềugiải pháp được đưa ra

5

Trang 11

- Đối với những nhà lãnh đạo không có khả năng quyết đoán và kinh nghiệm chưacao, các công việc được nhân viên đưa ra bàn bạc sẽ giảm thiểu được những quyếtđịnh sai lầm của nhà lãnh đạo.

 Nhược điểm

- Đôi khi một công việc nhưng mỗi người một ý kiến dẫn đến không thống nhấtđược cách giải quyết công việc đó, gây ảnh hưởng đến kết quả và tiến độ côngviệc

- Đôi khi dân chủ quá, nhân viên lơ là công việc, hoàn thành cho xong Còn nhà lãnhđạo không kiểm soát được công việc và kết quả là không hoàn thành được mụctiêu ban đầu

 Giải pháp

- Người lãnh đạo cần tùy vào những tình huống cụ thể để lựa chọn hình thức lãnhđạo Ví dụ công việc đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối thì khi đó sự kiểm soát, quản líchặt chẽ của nhà lãnh đạo là vô cùng cần thiết; còn đối với những công việc thiên

về mảng sáng tạo, đưa ra những ý tưởng cải tiến khi đó phong cách lãnh đạo tự do

sẽ giúp nhân viên thoải mái, đạt được hiệu quả tốt nhất

- Tùy vào đối tượng nhân viên và áp dụng những mức độ quản lí khác nhau như:+ Đối với đội ngũ nhân viên đã qua đào tạo và đã có kinh nghiệm cũng như đã làmviệc với nhau, họ hiểu những gì cần phải làm và không mong muốn sự giám sátcủa nhà lãnh đạo

+ Đối với nhân viên chưa có kinh nghiệm làm việc khi đó nhà lãnh đạo khôngđược buông lỏng mà phải thường xuyên theo dõi, đốc thúc, kiểm soát quản lí nhânviên làm việc hiệu quả

2.2.3 Phong cách dân chủ

 Khái niệm:

6

Trang 12

Người lãnh đạo theo phong cách lãnh đạo dân chủ là người biết phân chia quyềnlực cho cấp dưới, thu hút mọi người trong tập thể tham gia vào công việc chung, trên cơ

sở tôn trọng ý kiến đóng góp và kết quả hoạt động của họ

 Đặc điểm:

- Nhà quản trị là người thấu đáo, công bằng, văn minh, sáng tạo,…

- Nhà lãnh đạo thường sử dụng hình thức khuyến khích nhân viên, không đòi hỏicấp dưới phục tùng lãnh đạo tuyệt đối

- Luôn tôn trọng, tham khảo ý kiến của nhân viên trước khi ra quyết định và triểnkhai công việc theo năng lực của mỗi người

- Cho phép nhân viên quyết định đối với các công việc do họ phụ trách nhưng trongquyền hạn nhất định

- Môi trường làm việc năng động, thoải mái

 Ưu điểm:

- Tạo được không khí làm việc thân thiện, tin tưởng và tôn trọng tập thể, hỗ trợ xâydựng được văn hóa doanh nghiệp

- Nhân viên chủ động trong việc quyết định các công việc do mình phụ trách Từ đó

họ làm việc hiệu quả hơn và cảm thấy được trân trọng, là một phần quan trọng củacông ty Từ đó nên nhân viên gắn bó làm việc lâu dài, lo cho công ty

- Tận dụng tối đa tư duy sáng tạo của nhân viên và mở rộng tầm nhìn cũng như giúpnhà quản trị đưa ra những quyết định đúng đắn và thực tế

- Thích hợp với đa dạng môi trường làm việc

 Nhược điểm:

- Nhà quản trị có thể bị đánh mất lập trường, dễ nghe theo một ý kiến, làm mất đitính dân chủ, quyết đoán cần có của một người lãnh đạo, dẫn đến tình trạng quáphụ thuộc vào ý kiến tập thể, khó lựa chọn quyết định cho mình

- Phong cách lãnh đạo dân chủ cũng thường tỏ ra kém hiệu quả nếu nhân viên không

đủ chuyên môn cần thiết để đóng góp vào quá trình ra quyết định, dẫn đến nguy cơgiải pháp kém chất lượng

7

Trang 13

- Phong cách lãnh đạo dân chủ mất nhiều thời gian để đưa ra một quyết định, và đôikhi không thể thống nhất ý kiến của nhân viên, làm cho giao tiếp nội bộ kém hiệuquả dẫn đến việc dễ đánh mất hoặc bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh.

- Phong cách lãnh đạo dân chủ cũng có thể khiến các thành viên trong nhóm nản chíkhi ý tưởng mà họ tâm đắc lại không được lựa chọn, hoặc vì họ nằm trong ý kiếnthiểu số Điều này dẫn đến tinh thần làm việc nhóm bị ảnh hưởng, thậm chí là bấtđồng quan điểm với người đứng đầu

- Đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có năng lực thực sự thì mới có khả năng chịu tráchnhiệm trong quá trình lãnh đạo

- Có khả năng xảy ra tình trạng “dân chủ giả tạo”

 Giải pháp:

- Yêu cầu nhà quản trị phải nhạy bén, quyết đoán, có khả năng phân tích và tổng hợpcao, biết lắng nghe và chọn lọc những ý kiến có ích cho tập thể, từ đó có thể dẫndắt tập thể để đạt được mục tiêu của tổ chức

- Mặc dù nhân viên được tham gia đóng góp ý kiến nhưng nhà lãnh đạo vẫn phải làngười đưa ra quyết định đúng đắn cuối cùng Không nên phụ thuộc quá nhiều vàonhân viên, đồng thời cần phải có biện pháp để nhân viên phải chịu trách nhiệm chonhững việc làm của mình

- Nhà quản trị phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, có chính kiến độc lập, đồngthời có những phương pháp đổi mới trong quản lí Đồng thời, tổ chức cũng cầnhuấn luyện và đào tạo kịp thời để trang bị kiến thức cho nhân viên

- Thêm vào đó, nhà quản trị phải có khả năng hướng dẫn và cân bằng ý kiến củanhân viên nhưng vẫn thể hiện được sự tôn trọng đối với nhân viên

8

Trang 14

CHƯƠNG 2:

VẬN DỤNG KIẾN THỨC VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ CỤ THỂ TRONG THỰC TIỄN

3.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán (hoặc độc tài)

3.1.1 Sự xuất hiện của phong cách độc đoán

Kiểu quản lí này được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay ngườilãnh đạo – quản lí bằng ý chí của mình, trấn áp mọi ý kiến và sự sáng tạo của người thừahành

Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi nhà lãnh đạo nói với nhân viên chính xácnhững gì họ muốn các nhân viên làm và làm như thế nào mà không kèm theo bất kì lờikhuyên hay hướng dẫn nào cả

3.1.2 Phân tích phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs trong công ty Apple

 Đôi nét về công ty Apple và Steve Jobs

Steve Jobs là một nhà lãnh đạo khác thường, ông bỏ đại học ngay sau học kì đầutiên và đi làm cho công ty sản xuất điện tử Nên ông không được biết đến phương phápxây dựng nghệ thuật lãnh đạo nào Phong cách quản lí của ông cũng không bắt nguồn từbất kì sách vở nào

Steve Jobs là người có khả năng giữ nhân tài xuất sắc nhưng được biết đến làngười thường đưa ra những lời chỉ trích nặng nề Với phong cách đó cùng với năng lực vàtầm nhìn mà ông đã đưa Apple trở thành công ty đi đầu về công nghệ Để hiểu hơn vềphong cách làm việc cũng như quản lí của ông, cần lật lại hành trình của Apple.Sau khi đi làm cho công ty sản xuất điện tử, vào năm 1976 Steve Jobs lập ra Applecùng với bạn thân Steve Wozniak Sản phẩm đầu tiên của họ là máy tính cá nhân Apple I.Năm 1977 Apple tung ra sản phẩm tiếp theo, Apple II, một thành quả to lớn đã làm nêntiếng vang cho một công ty còn non trẻ Apple Năm 1980 Jobs và Wozniak trở thành triệuphú Họ đã phát triển công ty chỉ 2 người thành một công ty tầm cỡ quốc tế với cả ngàn

9

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w