vai trò của người tiêu dùng và những giải pháp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay

28 6 0
vai trò của người tiêu dùng và những giải pháp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chính bởi vì những đóng góp và lợi ích mà người tiêu dùng mang lại cho sự phát triển nền kinh tế nước nhà mà những biện pháp của nhà nước và doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi của người t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCMKHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ***

MÔN HỌC:

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNINĐề tài :

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO VỆQUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 1 3 Phương pháp nghiên cứu 1

B PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Người tiêu dùng và vai trò của người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

1 Một số khái niệm

1.1 Khái niệm người tiêu dùng 2 1.2 Khái niệm nền kinh tế thị trường 2 2 Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường Việt Nam 2 3 Đặc điểm và vai trò của người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta 3.1 Đặc điểm người tiêu dùng Việt Nam 4 3.2 Vai trò của người tiêu dùng với xã hội 5 3.3 Vai trò của người tiêu dùng với sự phát triển kinh tế 5 4 Những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng hiện nay 1.3 Tập trung vào kiểm tra, rà soát thị trường 12 2 Giải pháp từ các doanh nghiệp

2.1 Có thông tin trung thực về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ 14 2.2 Các chính sách chăm sóc khách hàng 15

Trang 4

2.3 Thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước 16

Chương 3: Liên hệ thực tiễn 1 Doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm tốt hơn, giá thành phù hợp 18

2 Hãy là người tiêu dùng thông minh 18

3 Vai trò của những sinh viên, thanh niên 19

C KẾT LUẬN 21

Trang 5

A PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong thời kì đổi mới và ngày càng phát triển của văn minh nhân loại, kinh tế thị trường đóng vai trò chủ đạo, là một trong số nhũng nền tản thiết yếu giúp cho sự phát triển của nhiều quốc gia ngày một vững vàng và ngày một tăng tốc không ngừng Sự phát triển nền kinh tế vững mạnh của một quốc gia có một sự đóng góp không nhỏ của nhiều chủ thể, trong đó vai trò của người tiêu dùng là thiết yếu, quan trọng và không thể nào phủ nhận Người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng, chủ chốt trong tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia thông qua lượng tiêu thụ sử dụng và lưu thông hàng hóa Chính bởi vì những đóng góp và lợi ích mà người tiêu dùng mang lại cho sự phát triển nền kinh tế nước nhà mà những biện pháp của nhà nước và doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng được đưa lên hàng đầu, để thể hiện việc nhà nước và doanh nghiệp chú trọng, quan tâm, lắng nghe, giải quyết, đáp ứng những lợi ích và nhu cầu của người dùng, để từ đó có nhiều cải thiện và tiến bộ trong chính sách của nhà nước và doanh nghiệp về kinh tế thị trường

2 Mục tiêu nghiên cứu

Bài tiểu luận sẽ mang đến những khái niệm định nghĩa, những phân tích về các nội dung liên quan đến vai trò của người tiêu dùng và giải đáp những thắc mắc về chủ đề vai trò của người tiêu dùng và những biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.

3 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập, chọn lọc, tổng hợp tài liệu từ nghiên cứu thực tế của nhóm Tham khảo, tra cứu, lấy kiến thức giáo trình là nền tảng.

Trang 6

1.1 Khái niệm người tiêu dùng

Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.

1.2 Khái niệm nền kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế thị trường.

2 Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường Việt Nam

Thứ nhất là mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Để có thể phân biệt nền kinh tế thị trường của nước ta so với nền kinh tế thị trường khác phải nói đến mục đích chính trị mục tiêu kinh tế xã hội mà Đảng và nhân dân đã chọn Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Làm cho dân giàu: Nội dung căn bản của dân giàu là mức bình quân GDP đầu người tăng nhanh trong một thời gian ngắn và khoảng cách giàu, nghèo trong xã hội ngày càng được thu hẹp Làm cho nước mạnh: Thể hiện ở mức đóng góp to lớn của nền kinh tế thị trường cho ngân sách quốc gia; ở sự gia tăng ngành kinh tế mũi nhọn; ở sự sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia; ở sự bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ các bí mật quốc gia về tiềm lực kinh tế, khoa học, công nghệ và an ninh, quốc phòng Làm cho xã hội công bằng, văn minh thể hiện ở việc xử lý các quan hệ lợi ích ngay trong nội bộ nền kinh tế thị trường, ở đó việc góp phần to lớn vào giải quyết các vấn đề xã hội, ở việc cung ứng các hàng hóa và dịch vụ có giá trị không chỉ về kinh tế mà còn có giá trị cao về văn hóa, xã hội Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam lấy lợi ích và phúc lợi toàn dân làm mục

Trang 7

tiêu Phát triển kinh tế thị trường để phát triển lực lượng sản xuất, giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất; xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội nâng cao đời sống nhân dân bằng việc đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn Kinh tế thị trường bản thân nó là nội lực thúc đẩy tiến trình kinh tế – xã hội Mục tiêu này thể hiện rõ mục đích phát triển kinh tế thị trường là vì con người, nâng cao đời sống nhân dân, mọi người điều được hưởng thụ thành quả của sự phát triển.

Thứ hai là vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tồn tại nhiều hình thức sở hữu với nhiều thành phần kinh tế khác nhau Theo quan điểm tại đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay có bốn thành phần kinh tế gồm: thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Các thành phần kinh tế độc lập với nhau bình đẳng với nhau trước pháp luật Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển Ngoài ra mỗi thành phần kinh tế chịu sự tác động của các quy luật kinh tế riêng bên cạnh tính thống nhất giữa các thành phần kinh tế cũng có sự khác nhau thậm chí có thể có mẫu thuẫn khiến cho nền kinh tế thị trường ở nước ta có khả năng phát triển theo những hướng khác nhau Các thành phần kinh tế khác nhau dựa trên các quan hệ sở hữu khác nhau và thường đại diện cho những giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau Do đó trong quá trình cùng phát triển chúng đan xen đấu tranh mâu thuẫn và phát triển theo những khuynh hướng khác nhau Vì vậy kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo là để giữ vững định hướng xả hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế

Thứ ba là hoạt động quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đại diện cho đa số nhân dân trong xã hội và phải bảo vệ quyền lợi, lợi ích của nhân dân.Quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, bằng chiến lược, kế hoạch, chính sách đồng thời sự dụng cơ chế thị trường, các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy tính tích cực và khắc phục những tiêu cực, hạn chế do cơ chế thị trường mang lại, bảo vệ lợi ích của nhân dân và xã hội.

Trang 8

Thứ tư kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng hóa các hình thức phân phối Mỗi chế độ xã hội lại có hình thức phân phối đặc trưng Các hình thức phân phối là một bộ phận của quan hệ sản xuất và do quan hệ sở hữu quyết định Nhưng ngược lại quan hệ phân phối là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của quan hệ sở hữu Tại Việt Nam hiện đang thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội Cơ chế phân phối này tạo động lực để kích thích các chủ thể kinh tế nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất, kinh doanh, đồng thời hạn chế những bất công trong xã hội.Do trình độ của lực lượng sản xuất còn chưa đồng đều nên tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, do đó tất yếu cần có sự tồn tại đa dạng về quan hệ phân phối

Thứ năm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với bảo đảm công bằng xã hội nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Nền kinh tế luôn gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng con người và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội Nền kinh tế đó luôn có sự gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, mọi người đều có cơ hội và điều kiện phát triển toàn diện Đây cũng là một trong những mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự khác biệt so với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa về việc phân cực giàu nghèo, phân hóa xã hội.

Link tham khảo: https://luanvanaz.com/nguoi-tieu-dung-va-vai-tro-cua-nguoi-tieu-dung.html?

3 Đặc điểm và vai trò của người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta3.1 Đặc điểm người tiêu dùng Việt Nam

Nhìn chung, mức thu nhập trung bình, tỷ lệ dân số trẻ cùng sự lan truyền nhanh chóng của Internet và công nghệ kỹ thuật số đã tạo nên những đặc trưng cơ bản của người tiêu dùng Việt Nam: xu hướng tiết kiệm, sự nhạy cảm với giá cả, và sự không ngừng vận động Hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng “thông minh” và kỹ tính hơn trong việc mua sắm, đặc biệt đối với các sản phẩm giá thành cao Thời đại internet và

Trang 9

mạng xã hội phát triển khiến cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận các thông tin về sản phẩm, do đó họ sẽ dễ dàng so sánh giá cả và đánh giá về sản phẩm trước khi quyết định mua hàng Thêm vào đó, người Việt cũng thường rất quan tâm đến nguồn gốc của hàng hóa, họ có xu hướng tin tưởng về chất lượng sản phẩm của một số thị trường nhập khẩu (như châu Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản…) nhiều hơn so với các thị trường khác (Trung Quốc…) và so với hàng nội địa Các mặt hàng người tiêu dùng Việt Nam đặc biệt quan tâm về chất lượng và thường ưa chuộng sản phẩm ngoại nhập từ các nước phát triển là: thực phẩm dành cho trẻ em, thực phẩm chức năng, thuốc và mỹ phẩm, ô tô, một số hàng hóa xa xỉ (đồng hồ, trang sức ).

Link tham khảo: https://trungtamwto.vn/thi-truong-duc/19549-dac-diem-nguoi-tieu-dung-viet-nam?

3.2 Vai trò của người tiêu dùng với xã hội

Người tiêu dùng có nghĩa vụ, kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ; Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

3.3 Vai trò của người tiêu dùng với sự phát triển kinh tế

Người tiêu dùng khi tham gia vào quá trình mua hàng đóng cùng một lúc ba vài trò.Thứ nhất, với tư cách là người sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng quan tâm tới các đặc trưng của sản phẩm và cách sử dụng hàng hóa tối ưu Thứ hai, với tư cách là người trả tiền để mua sản phẩm, người tiêu dùng quan tâm tới giá cả của các loại hàng hóa và giới

Trang 10

hạn ngân sách dành cho các loại hàng hóa khác nhau Những mục quảng cáo liên quan tới giảm giá hay khuyến mãi thường có sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng nhạy cảm với giá cả Thứ ba, với tư cách là người mua hàng, họ quan tâm nhiều đến phương thức mua hàng Đó là việc quyết định xem nên đặt mua hàng qua mạng Internet hay đến trực tiếp

Ảnh hưởng đến sức khoẻ biểu hiện rõ nhất là vấn đề thực phẩm Hiện nay vẫn còn rất nhiều người vì lợi nhuận mà bất chấp buôn bán những thực phẩm bẩn, những thực phẩm không rõ nguồn gốc ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ người tiêu dùng gây hoang mang dư luận

Một vài vụ án thực phẩm bẩn được phát hiện và xử lí gần đây:

Chục tấn nội tạng động vật bị bắt giữ: 10 tấn bao tử, nầm lợn, chân gà có mùi hôi thối, không nguồn gốc do bà Hà Thị Bình, huyện Thanh Oai, Hà Nội mua trôi nổi trên thị trường, bán lẻ cho các quán ăn.

8 tấn ngó sen ngâm hóa chất: Cảnh sát ập vào cơ sở kinh doanh ở huyện Củ Chi, phát hiện 8 tấn ngó sen được ngâm trong nhiều thùng phuy hóa chất để làm trắng, giòn Tối 21/1, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an TP HCM bất ngờ kiểm tra cơ sở kinh doanh của ông Nguyễn Bá Thinh (49 tuổi) tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi Lúc này, 13 công nhân đang tẩy rửa những đống ngó sen trên nền nhà Một thanh niên pha chất bột màu trắng vào các thùng phi nước loại lớn, cho ngó sen vào ngâm Hàng chục thùng phi khác chứa đầy thành phẩm tương tự Cảnh sát tìm thấy nhiều can hóa chất lỏng, các

Trang 11

bao hoá chất dạng bột không nhãn mác Vợ ông Thinh thừa nhận ngâm ngó sen với hóa chất để làm trắng, đẹp, thu hút người tiêu dùng Mỗi ngày, cơ sở cung cấp ra thị trường nhiều tấn hàng, chủ yếu bán cho các tiểu thương ở chợ Hóc Môn và Thủ Đức Lực lượng chức năng lập biên bản hộ kinh doanh này về hành vi sử dụng phụ gia hóa chất không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm Toàn bộ ngó sen, hóa chất bị tạm giữ để lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm Cơ sở này được Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực

Nạn mua phải hàng nhái, hàng gỉả kém chất lượng diễn ra rất thường xuyên, phổ biến Các đối tượng thường có những chiêu trò lợi dụng lòng tin người tiêu dùng bằng những lời mời gọi cực kỳ hấp dẫn gây ra rất nhiều thiệt hại đặc biệt là về kinh tế đối với nguời tiêu dùng Vấn nạn mua phải hàng bị hét giá lên rất nhiều so với giá gốc gây ra cũng những thiệt hại vô cùng to lớn với kinh tế người tiêu dùng Một vài ví dụ điển hình nhất là mua lan đột biến, mua mỹ phẩm nhập ngoại nhưng không rõ nguồn gốc xuất xứ,…

4.3 Ảnh hưởng về tâm lý:

Từ những vấn nạn thực phẩm bẩn cho đến những mặt hàng kém chất lượng đã gây ra ảnh hưởng rất lớn về mặt tâm lý Người tiêu dùng sẽ bắt đầu có những nỗi lo, những đắn đo, suy nghĩ mỗi khi phải đi mua sắm Hơn thế nữa, khi bị các đối tượng lừa mua

Trang 12

phải những mặt hàng với số tiền lớn nhưng chất lượng không đúng như lời quãng cáo gây ra stress và những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Trang 13

Chương 2: Những giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: 1 Giải pháp từ Đảng và Nhà nước

1.1 Ban hành Luật bảo vệ người tiêu dùng

Thời gian qua, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã tiến hành nâng cấp, hoàn thiện và mở rộng kết nối hệ thống Tổng đài Tư vấn, Hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 tới nhiều tỉnh, thành phố, các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức liên quan trên cả nước Nhờ đó việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận

Hiện nay, các phản ánh, yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng đã được Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng tiếp nhận thông qua đa dạng các phương thức, như qua Tổng đài 1800.6838; qua thư điện tử tại địa chỉ: khieunai@bvntd.gov.vn; website Hệ thống tiếp nhận yêu cầu, khiếu nại trực tuyến của người tiêu dùng http://khieunai.bvntd.gov.vn và qua đường bưu điện, công văn trực tiếp

Sự tăng trưởng nhanh chóng của mô hình kinh tế dựa trên nền tảng trực tuyến đã đặt ra những thách thức mới cho việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong khi các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này còn chưa kịp điều chỉnh cho phù hợp

Hiện nay, việc quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ trong tam giác giữa nhà cung cấp, khách hàng và nhà khai thác nền tảng trực tuyến đang còn được thảo luận và trình Quốc hội trong dự thảo hoặc Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi

Trong Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi phân định tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng gồm:

Tổ chức, cá nhân kinh doanh tự mình thông qua các nền tảng trực tuyến có giao dịch trên không gian mạng với người tiêu dùng mà hiện nay chúng ta đang quen gọi là thương mại điện tử (nền tảng bán hàng trực tuyến)

Tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng trung gian trực tuyến cho người tiêu dùng

Việc phát triển hệ thống Internet và số người dùng thiết bị di động tham gia ngày càng tăng mang đến nhiều cơ hội mới từ phía cầu thị trường trên cơ sở làm thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng, chuyển từ thói quen mua, bán truyền thống sang mua

Trang 14

hàng hoá, dịch vụ thông qua nền tảng bán hàng trực tuyến Tuy nhiên, việc mua hàng hoá, dịch vụ qua thương mại điện tử mang đến nhiều thuận lợi nhưng đi kèm theo đó là sự rủi ro trong giao dịch mà phần lớn thiệt hại thuộc về người tiêu dùng

Theo các quy định của pháp luật hiện hành, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của Nhà nước và toàn xã hội dựa trên nhiều nguyên tắc trong đó đề cao giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bảo đảm sự bình đẳng

Xuất phát từ vấn đề này, ngoài những điều cấm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh nói chung Dự thảo Luật còn đưa ra những hành vi bị cấm cụ thể khác đối với nền tảng trung gian trực tuyến như: Ép buộc hoặc ngăn cản người tiêu dùng đăng ký, sử dụng nền tảng trung gian trực tuyến khác như điều kiện bắt buộc để sử dụng dịch vụ; hạn chế sự lựa chọn của người tiêu dùng thông qua việc sắp xếp ưu tiên lựa chọn sản phẩm bất hợp lý giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp trên nền tảng; sử dụng các biện pháp ngăn hiển thị hoặc hiển thị không trung thực kết quả phản hồi, đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ; tổ chức, cá nhân kinh doanh trên nền tảng; sử dụng các biện pháp để ngăn cản đăng ký, hoạt động, đánh giá, hiển thị phản hồi của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng; ngăn cản người tiêu dùng gỡ bỏ các phần mềm, ứng dụng cài đặt sẵn hoặc buộc người dùng cài đặt các phần mềm, ứng dụng kèm theo dịch vụ nền tảng trung gian trực tuyến

Như vậy, với Dự thảo Luật lần này, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng không chỉ dừng lại đối với nền tảng bán hàng trực tuyến mà còn mở rộng sang đối với nên tảng trung gian trực tuyến Người tiêu dùng đặc biệt là người tiêu dùng dễ bị tổn thương sẽ được bảo đảm quyền lợi nhiều hơn, không bị giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc đề nghị giao kết hợp đồng trái với ý muốn của người tiêu dùng, gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng (quấy rối)

Đồng thời, các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng sẽ phải chịu thêm nhiều trách nhiệm đặc biệt là trong cung cấp hàng hoá, dịch vụ và bảo vệ thông tin cá

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan