1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập cá nhân kết thúc học phần môn nhân trắc học ngành may

22 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài tập cá nhân kết thúc học phần môn Nhân trắc học ngành May
Tác giả Đoàn Đức Khang
Người hướng dẫn Đào Thị Thu
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Chuyên ngành Công nghệ May và Thời trang
Thể loại Bài tập cá nhân
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành Nhân trắc học, các phương pháp nghiên cứu nhân trắc học, khái quát đặc điểm hình thái cơ thể người theo nh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT HƯNG YÊN KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG

*******

BÀI TẬP CÁ NHÂN

HỌC PHẦN: NHÂN TRẮC HỌC NGÀNH MAY

Giảng viên: Đào Thị Thu

Sinh viên thực hiện: Đoàn Đức Khang

Lớp: 107213 (MK 19.3)

Mã sinh viên: 10721232

Hưng Yên 2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT HƯNG YÊN KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG

HỌC PHẦN

NHÂN TRẮC HỌC NGÀNH MAY

HƯNG YÊN 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan bài tập cá nhân kết thúc học phần này là sản phẩm em tự thực hiện, tổng hợp kiến thức từ bài học trên lớp và giáo trình môn học

Trong quá trình viết bài có sự tham khảo tài liệu (Giáo trình Bài giảng Nhân trắc học ngành may /Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên) cùng với đó là sự hướng dẫn của cô Đào Thị Thu – Giảng viên của trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên

Em xin cam đoan nếu có vấn đề gì em xin chịu toàn bộ trách nhiệm

Hưng Yên, ngày 10 tháng 1 năm 2022

Sinh viên Đoàn Đức Khang

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan……… 2

Danh mục từ viết tắt 4

Lời nói mở đầu 5

Nội dung bài tập cá nhân 6

Câu 1 6

Câu 2 6

Câu 3 7

Câu 4 7

Câu 5 8

Câu 6 8

Câu 7 9

Câu 8 10

Câu 9 10

Câu 10 11

Câu 11 11

Câu 12 12

Câu 13 12

Câu 14 13

Câu 15 13

Câu 16 14

Câu 17 14

Câu 18 16

Câu 19 17

Câu 20 18

Kết luận 21

Danh mục tài liệu tham khảo 22

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Nhân trắc học là một bộ môn khoa học dùng các phương pháp thống kê toán học để phân tích các kết quả đo đạc các phần cơ thể người, nhằm đưa ra dữ liệu thực tiễn về hình thái, thực lực của từng cá nhân, từng nhóm người hoặc từng dân tộc

Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành Nhân trắc học, các phương pháp nghiên cứu nhân trắc học, khái quát đặc điểm hình thái cơ thể người theo nhân trắc học và trình tự xây dựng hệ thống cỡ số trang phục bằng theo nhân trắc học Sinh viên có thể tìm hiểu cách kí hiệu và cách chuyển đổi cỡ

số giữa các hệ cỡ số trang phục một số nước trên thế giới

Phần bài tập cá nhân này giúp sinh viên khái quát kiến thức đã học trên lớp, rèn luyện

kĩ năng xử lí dữ liệu về nhân trắc học, kỹ năng xác định được dấu hiệu nhân trắc cơ thểngười

Trang 7

NỘI DUNG BÀI TẬP CÁ NHÂN

Câu 1: Trình bày khái niệm nhân trắc học, dấu hiệu nhân trắc, phân loại dấu hiệu nhân

trắc?

a,Khái niệm nhân trắc học

Là bộ môn khoa học dùng các phương pháp toán học và thống kê để nhận dạng và phân tích sự đo đạc các kích thước của cơ thể con người nhằm:

- Tìm hiểu những quy luật phát triển hình thái người

- Vận dụng những quy luật đó vào giải quyết những yêu cầu thực tế của khoa học, kỹ thuật sản xuất cà đời sống

b,Khái niệm dấu hiệu nhân trắc

Dấu hiệu nhân trắc là những đặc trưng của cơ thể con người thể hiện những biến đổi

về cấu tạo và quy luật có liên quan đến giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, dân tộc và các yếu tố tự nhiên-xã hội gồm: Các kích thước dài, rộng, vòng, kích thước góc, lực cơ…Tính chất định lượng của dấu hiệu nhân trắc được tính bằng đơn vị đo lượng như centimet, milimet, kilogam, Newton, độ…hoặc bằng các chỉ số hệ thống số

c,Phân loại dấu hiệu nhân trắc

Có 2 loại dấu hiệu nhân trắc:

- Dấu hiệu nhân trắc cổ điển (Truyền thống)

- Dấu hiệu nhân trắc Ecgonomi

Câu 2: Trình bày khái niệm và mục tiêu của thiết kế Ecgonomi Cho ví dụ?

Dấu hiệu nhân trắc Ecgonomi là những dấu hiệu nhân trắc về mặt định hướng trong

không gian tương ứng với kích thước của thiết bị được thiết kế Các dấu hiệu nhân trắcEcgonomi được đo ở trạng thái và tư thế khác nhau phỏng theo trạng thái và tư thế conngười

Mục tiêu thiết kế Ecgonomi:

- Loại trừ nguy hại cho sức khỏe con người

- Đem lại thuận tiện cho con người

- Làm cho lao động có hiệu quả

Vậy mục tiêu của thiết kế Ecgonomi là làm cho công việc máy móc phù hợp với con người chứ không phải bắt con người phù hợp với chúng

Trang 8

*VD: Ứng dụng phương pháp Ecgonomi thiết kế không gian làm việc cho công nhân xưởng may

Câu 3: Phân tích các thông số sản xuất trong thiết kế Ecgonomi Cho ví dụ?

a, Thông số bố cục

Thông số bố cục của thiết bị, chỗ làm việc hoặc không gian được đặc trưng bởi các thành phần, chi tiết có liên quan với nhau và với trạng thái của người làm việc Những thông số này phụ thuộc lẫn nhau và có cơ sở tính toán chung Giá trị của chúng phụ thuộc vào trạng thái của cơ thể (đứng, ngồi, nằm), tư thế và phương hướng chuyển động cơ bản cũng như sự di chuyển của người công nhân

*VD: Chiều cao của bàn làm việc và ghế ngồi tỉ lệ thuận với nhau Khi tang chiều cao mặt bàn làm việc thì chiều cao ghế ngồi cũng phải tang để tư thế ngồi của người làm việc phù hợp và thoải mái

b, Thông số tự do

Thông số độc lập của các thành phần riêng biệt của các thiết bị Các thông số này không phụ thuộc lẫn nhau, không có cơ sở chung để tính toán, chúng được tính toán bằng cách sử dụng trực tiếp các dấu hiệu nhân trắc riêng biệt, trong đó chủ yếu dấu hiệu nhân trắc tĩnh

Nhiều thông số tự do của các chi tiết chỗ làm việc và các thiết bị còn phải được điều chỉnh trực tiếp không phụ thuộc vào các chi tiết khác

*VD: Chiều dài của ống quần ống tay của chiếc áo khi ta tăng sẽ không ảnh hưởng đến các số đo khác của chiếc áo

Câu 4: Đặc điểm các nguyên tắc thiết kế Ecgonomi?

- Nguyên tắc 1: Khi tính toán các thông số của thiết bị sản xuất, điều cần thiết trước tiên là xác định tổng số người sử dụng thiết bị sản xuất và chỗ làm việc được thiết kế cho họ (giới tính, lứa tuổi, vùng miền địa lý…)

- Nguyên tắc 2: Xác định phạm vi giới hạn cần thỏa mãn trong tổng số người sẽ sử dụng thiết bị sản xuất, chỗ làm việc đồng thời xác định giới hạn trên (percelti thứ 95)

và giới hạn dưới (percelti thứ 5)

- Nguyên tắc 3: Lựa chọn dấu hiệu nhân trắc hoặc một nhóm dấu hiệu nhân trắc để tính toán kích thước củ thể của thiết bị chỗ làm việc cần chú ý tới nhiều phương diện

- Nguyên tắc 4: Với mục tiêu thỏa mãn 90-95% số người sử dụng, cần xác định xem giới hạn nào của số lượng đó (trên hay dưới) phải phù hợp Chọn giới hạn nào thì phải tuân thủ theo ý nghĩa chức năng của thông số thiết bị, chỗ làm việc đó

Trang 9

Câu 5: Trình bày phạm vi ứng dụng của thiết kế Ecgonomi trong ngành may công

nghiệp Cho VD?

- Thiết kế không gian lao động: nhằm đảm bảo phù hợp đặc điểm cơ thể người, làm cho người lao động luôn thoải mái ở các tư thế làm việc Sự thiết kế này phụ thuộc rất nhiều vào việc ứng dụng nhân trắc học và cơ-sinh học

- Thiết kế môi trường làm việc: đảm bảo sự chiếu sáng, thông gió, sưởi ấm, tiếng ồn,

độ rung sao cho phù hợp với yêu cầu người lao động

- Thiết kế phân giới: nhằm trao đổi thông tin giữa con người, máy móc và môi trường

- Thiết kế tình hình lao động: giải quyết những vấn đề về giờ làm việc, giờ nghỉ giải lao và những vấn đề đặc biệt: lao động ca, kíp, tổ chức lao động

*VD: Ứng dụng thiết kế Ecgonomi vào ngành may để thiết kế chỗ làm việc cho công nhân may phải đảm bảo ánh sáng, thông gió, sưởi ấm, độ rung để trong quá trình

làm việc công nhân cảm thấy thoải mái nhất duy trì năng suất làm việc

Câu 6: Trình bày các dạng cơ thể người, một số dạng cấu trúc cơ thẻ người?

*Các dạng cơ thể người

- Phân theo chiều cao:

Trongkhoảng

Trungbình

Trongkhoảng

Trungbình

I Loại rất thấp 155-160,9 158 145-150,9 148

II Loại thấp 161-166,9 164 151-156,9 154III Loại trung bình 167-172,9 170 157-162,9 160

IV Loại trên trung bình 173-178,9 176 163-168,9 160

V Loại cao 179-185 182 169-175 172

- Phân theo dáng người:

+ Người trung bình: Lấy độ nghiêng của cột sống sao với trục cơ thể người có dáng bình thường là người mà đầu, mông, lưng, gót chân đứng trên một đường thẳng.+ Người gù: Mặt lưng cách xa mặt phẳng chuẩn về phía trước

+ Người ưỡn: Đỉnh đầu ngả về phía sau so với mặt phẳng chuẩn

- Phân theo độ gầy, béo:

Trang 10

Các số đo Nữ Giá trị nửa vòng các số đo (cm) Nam

Gầy TB Béo Gầy TB Béo

40 44 48 44 48 50

28 34 38 35 38 44

42 45 50 45,5 47,5 50,5

Gầy Trẻ (dưới 29 tuổi) 44 - 52 44 - 52

Trung niên (30-45 tuổi) 44 - 58 44 - 56Già (trên 45 tuổi)

TB Trẻ 44 - 52 44 - 52

Trung niên 44 - 48 44 - 56Già 44 - 58 44 - 58Béo Trẻ 44 - 52 44 - 56

Trung niên 44 - 58 44 - 56Già 44 - 58 44 - 56

*Các dạng cấu trúc cơ thể người

Dạng 1: Chữ X hoặc đồng hồ cát là những người có vai và mông rộng bằng nhau hoặc gần bằng nhau, eo thắt rất nhỏ

Dạng 2: Chữ I hoặc hình chữ nhật là những người có vai và mông gần bằng nhau, eo nhỏ hơn nhưng không rõ ràng

Dạng 3: Chữ O hoặc dạng hình oval, những người này có mông rộng hơn rất nhiều so với eo và ngang vai

Dạng 4: Chữ V hoặc tam giác người, ngang vai của những người này rất rộng hơn hẳn mông và eo

Câu 7: Trình bày đặc điểm dấu hiệu nhân trắc cơ thể người Việt Nam?

* Sự khác biệt về đặc điểm nhân trắc người Việt Nam so với các nước trên thế giới

- Người Việt Nam ở lứa tuổi trưởng thành có chiều cao cơ thể thuộc loại trung bìnhthấp của thế giới, nhẹ cân, có phần thân trên thuộc loại hơi dài, phần thân dưới thuộc loại trung bình

* Sự khác biệt về đặc điểm nhân trắc người Việt Nam theo vùng địa lý

Trang 11

- Tính trung bình cho từng miền địa lý thì số chiều cao cho cả nam và nữ đều cao dần từ miền Bắc (nam: 160,8cm; nữ 150,0cm) đến miền trung (nam 161,3cm; nữ 151,9cm) và miền nam ( nam 161,9cm; nữ 152,1cm)

* Sự khác biệt về đặc điểm nhân trắc người Việt Nam theo lứa tuổi

- Nhiều số đo nhân trắc có số đo trung bình đạt tới đỉnh cao ở các lứa tuổi (17-19

và 19-20) và giảm dần theo lớp tuổi cao hơn

- Sự chênh lệch về tầm voc các thế hệ (theo lớp tuổi) rất có ý nghĩa thống kê, lớp chênh lệch trong vòng 15-20 năm là khoảng 2cm

* Sự khác biệt về đặc điểm nhân trắc người Việt Nam theo giới tính

- Sự khác biệt về chiều cao theo giới tính nằm trong giới hạn phổ biến, dao động trên dưới 10cm

- Tầm với tay của nam trên các bề mặt ngang theo từng góc thường lớn hơn nữ trêndưới 5cm

Câu 8: Trình bày các trạng thái và tư thế đo trong nhân trắc học?

- Có 2 trạng thái chính đó là đứng và ngồi:

Đối với trạng thái đứng bao gồm 2 tư thế:

1- Tư thế đứng chuẩn

2- Tư thế đứng tự nhiên

Tương tự như đứng, trạng thái ngồi cũng bao gồm 2 tư thế:

1- Tư thế ngồi chuẩn

2- Tư thế ngồi tự nhiên

Câu 9: Trình bày phương pháp đo và kĩ thuật đo?

a, Phương pháp đo: gồm 2 phương pháp là trực tiếp và gián tiếp

- Đo trực tiếp: Đây là phương pháp tiến hành đo trực tiếp trên cơ thể người mẫu đó

chọn bằng bộ thước đo

- Đo gián tiếp: Phương pháp này sử dụng các thiết bị đặc biệt dùng sóng ánh sáng

hoặc sóng điền từ trường rồi được số hóa bằng các phần mềm tin học cho kết quả đo dạng file ảnh hoặc file dữ liệu đo Nhóm phương pháp này gồm có 2 phương pháp sau: + Phương pháp chụp ảnh 2 chiều

+ Phương pháp đo bằng máy quét toàn than cơ thể 3 chiều

b, Kĩ thuật đo: gồm

- Nơi đo và tư thế đo

- Xây dựng trình tự do, phiếu đo và chia bàn đo

+ Trình tự đo: Đo kích thước chiều cao, dài, chu vi và chiều rộng vv

Trang 12

+ Phiếu đo: Sẽ được làm để ghi lại các thông số kích thước đo được, chia theo bàn đo,mỗi bàn đo sẽ có 1 mẫu phiếu đo riêng ứng với thông số kích thước đo của bàn đó Tùy thuộc vào yêu cầu đo mà số lượng mẫu phiếu và bàn đo khác nhau

kích thước và dụng cụ đo phù hợp nhằm mục đích rút ngắn thời gian

- Huấn luyện đo

- Phiếu đo

+ Phiếu đo phải khoa học, rõ ràng

+ Khi sắp xếp kích thước đo phải tính toán đến sự logic và thuận lợi khi đo

Câu 10: Trình bày các khái niệm cơ bản trong nội dung tập hợp và sắp xếp các số đo?

- Phân phối thực nghiệm: Là tập hợp các dãy trị số của số đo theo một trật tự nhất

định từ nhỏ tới lớn hoặc từ lớn tới nhỏ

- Số đặc trưng: Xác định trị số nhỏ nhất gọi là số cực tiểu( min), trị số lớn nhất gọi là

số cực đại (max) của dãy số Hai số đặc trưng này gọi là hai cực của phân phối thực nghiệm

- Khoảng biến thiên: Là khoảng các số nằm giữa hai số cực tiểu và cực đại

- Tần suất: Trong một phân phối thực nghiệm, một trị số có thể gặp nhiều lần, tổng lầngặp của mỗi trị số gọi là tần suất

- Lớp: Trong phân phối thực nghiệm, khi xếp các trị số gần nhau lại thành từng nhóm

có khoảng cách đều nhau, mỗi nhóm trị số như vậy được gọi là một lớp Khi đó khoảng biến thiên không phải chỉ gồm một dãy trị số nữa, mà gồm một dãy lớp

- Khoảng của lớp: Là độ biến thiên của lớp, nghĩa là khoảng cách từ trị số bé nhất đếntrị số lớn nhất của một lớp Khoảng của tất cả các lớp trong một phân phối thực nghiệm phải bằng nhau

- Tần suất của lớp: Là tổng số lần gặp của tất cả các trị số nằm trong lớp đó ( Kí hiệu

là f ) i

- Trị số giữa của lớp: là nửa tổng số của số cực tiểu và số cực đại của lớp đó ( Kí hiệu

là Xi )

Câu 11: Trình bày các điều kiện chọn mẫu trong khảo sát nhân trắc học?

Chúng ta đều biết rằng, trong công tác thống kê, mỗi kích thước đo đều phải làm hang loạt Muốn đảm bảo mức chính xác cần thiết, các số đo phải đạt một số điều kiện sau đây:

- Các số đo có thể tin cậy được và có thể so sánh được với nhau.

- Đối tượng đo phải tương đối thuần nhất.

+ Cùng chủng

+ Cùng điều kiện xã hội, hoàn cảnh địa lí và nghề nghiệp

+ Cùng giới tính

Trang 13

+ Cùng tuổi

- Số lượng đo phải đủ tới một mức tối thiểu

Câu 12: Trình bày nội dung về dạng phân phối chuẩn đám đông.

- Điều kiện cần thiết của đám đông phải có dạng phân phối xác định và thường là dạngphân phối chuẩn

- Biểu đò đường cong tần suất:

+ Trục hoành là trị số của các lớp

+ Trục tung ta ghi tần suất của lớp

- Mỗi lớp được biểu diễn bằng hình chữ nhật đứng mà chiều rộng là khoảng cách lớp

và chiều dài là tần suất gặp của lớp đó Nối các điểm giữa của cạnh trên hình chữ nhật,

ta sẽ được một đường cong gọi là đường cong tần suất

- Đường cong này có dạng hình chuông úp gọi là đường cong Gauss Phương trình tổng quát y = Loại phân phối này gọi là phân phối chuẩn

Câu 13: Trình bày nội dung về xác định tính chất chuẩn theo phương pháp xác định

bằng giấy kẻ ô Cho ví dụ minh hoạ?

- Tỉ số phần tram tần suất tích luỹ là tỉ lệ tần suất tích luỹ của mỗi lớp so với tần suất của toàn bộ mẫu: * 100/n

- Vẽ đồ thị trên giấy kẻ ô: Trục hoành là trị số của các lớp Trục tung là tỷ số phần trămcủa tuần suất tích luỹ Nối các điểm với nhau, nếu ta được một dạng đường thẳng thig chứng tỏ ngẫu nhiên cứu của ta có dạng phân phối chuẩn Lấy ví dụ

Trang 14

Câu 14: Trình bày nội dung về xác định tính chất chuẩn theo phương pháp chỉnh lí

đường cong chuẩn lí thuyết Cho ví dụ minh hoạ?

Bước 1: Ghi các đọ lệch của các trị số giữa của mỗi lớp so với số trung bình Bước 2: Chuyển các đọ lệch đó thành đọ lệch rút gọn bằng cách chia mó với độ lệch tiêu chuẩn

Bước 3: Tìm trị số tương ứng với các độ lệch rút gọn đó trong bnagr tung độ của đường cong chuẩn rút gọn

Bước 4: Nhân các trị số tìm được trong bảng với n.i/s (n bằng cỡ của mẫu)

Câu 15: Trình bày các đặc trưng cơ bản của hệ thống cỡ số cơ thể người?

- Các đặc trưng cơ bản của hệ thống cỡ số cơ thể người:

+ Các dấu hiệu kích thước chủ đạo: là các dấu hiệu kích thước làm cơ sở để phân

loại kích thước cơ thể người.+ Bậc nhảy của dấu hiệu kích thước chủ đạo: là

khoảng giá trị của các dấu hiệu kích thước chủ đạo tương ứng với mỗi cơ số hoặc là độchênh lệch giá trị trung bình của các dấu hiệu kích thước chủ đạo giữa 2 cỡ số liên tiếp

+ Tần suất gặp các cỡ số: là tỉ lệ phần trăm giữa số lượng người có kích thước nằm trong khoảng của mỗi cỡ số so với toàn bộ dân cư

Trang 15

+ Bảng thông số kích thước cơ thể người: là tập hợp các giá trị dấu hiệu kích thước

cơ thể người tương ứng với các cỡ số phục vụ để thiết kế sản phẩm may

Câu 16: Trình bày nội dung cơ bản về hệ thống cỡ số trang phục?

- Các đặc trưng cơ bản về hệ thống cỡ số quần áo:

+ Số đo của các cỡ số thích hợp cho nhiều người sử dụng

+ Phân loại nhóm cơ thể theo những số đo chính

+ Lập bảng hệ thống cỡ số cho quần áo, xác định khoảng cách giữa các số đo

- Yêu cầu khi lập một hệ thống cỡ số

+ Các cỡ số phần áo phải được sử dụng cho nhiều người

+ Các cỡ số trong hệ thống cần phải giảm tới mức ít nhất để sản xuất không phức tạp

+ Size quần áo chuẩn quốc tế: XXL, XL, L, M, S, XS, XXS

+ Size quần áo chuẩn quốc tế khi áp dụng vào người Việt Nam thì sẽ có những sự chênh lệch về điều chỉnh Do người Việt là nhỏ bé và ít có những người mà cơ thể họ phát triển quá mức về chiều cao và chiều ngang nên phạm vi của hệ thống cỡ số cũng hẹp

Câu 17: Nêu các đặc trưng cơ bản của hệ thống cỡ số cơ thể người để xây dựng hệ

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w