1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài tác động của covid 19 lên các doanh nghiệp vừa và nhỏ

41 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Covid-19 Lên Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
Tác giả Đặng Quốc Cường
Người hướng dẫn TS. Trương Minh Chương
Trường học Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý công nghiệp
Thể loại Đề cương luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 3,97 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU (4)
    • 1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI (4)
    • 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI (6)
    • 1.3. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI (6)
    • 1.4. PHẠM VI ĐỀ TÀI (6)
      • 1.4.1. Đối tượng khảo sát (6)
      • 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu (0)
      • 1.4.2. Không gian (0)
      • 1.4.3. Thời gian (0)
    • 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN (8)
    • 1.6. NỘI DUNG DỰ KIẾN (8)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (10)
    • 2.1. ĐỊNH NGHĨA CÁC KHÁI NIỆM (10)
      • 2.1.1. Lý thuyết nền (10)
      • 2.1.2. Yếu tố quyết định bên ngoài (0)
      • 2.1.3. Kết quả thực hiện Hoạt Động Doanh Nghiệp (14)
    • 2.2. CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN (15)
      • 2.2.1. Tác động của rủi ro nội bộ, bên ngoài và doanh nghiệp.Quản lý kết quả thực hiện của doanh nghiệp siêu nhỏ , vừa và nhỏ (15)
      • 2.2.1. Tài sản chiến lược và hoạt động tổ chức (0)
      • 2.2.1. Đánh giá các ảnh hưởng của yếu tố quyết bên trong ,yếu tố bên ngoài và đặc điểm của doanh nghiệp đối với kết quả thực hiện doanh nghiệp trong thời kỳ (0)
    • 2.3. GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT (19)
      • 2.3.1. Tác động của yếu tố bên ngoài ảnh hưởng kết quả thực hiện doanh nghiệp..... 16 2.3.2. Mối quan hệ giữa đặc tính doanh nghiệp ảnh hưởng đến kết quả thực hiện hoạt động (19)
      • 2.3.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất (21)
  • CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (28)
    • 3.1. QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU (28)
    • 3.2. XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ NGUỒN THÔNG TIN (29)
      • 3.2.1. Nhu cầu thông tin (31)
      • 3.2.2. Nguồn thông tin (31)
    • 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (31)
      • 3.3.1. Nghiên cứu định tính sơ bộ (31)
      • 3.3.2. Nghiên cứu định lượng (32)
      • 3.3.3. Thiết kế mẫu (33)
    • 3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU (33)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (35)

Nội dung

Nhận diện các yếu tố tác động đến kết quả thực hiện của DNNVV trong bối cảnh Covid 19 Vì vậy, đề tài nghiên cứu: “Tác động của covid- 19 lên doanh nghiệp vừa vànhỏ” được xây dựng nhằm tì

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

ĐỊNH NGHĨA CÁC KHÁI NIỆM

Các ảnh hưởng rủi ro ảnh hưởng đến doanh nghiệp có thể là do tác động của tự nhiên và do con người tạo ra, và có khả năng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống doanh nghiệp (D Zhang, 2002) Những ảnh hưởng như vậy có thể khác nhau về cả mức độ và qui mô và tạo ra tác động tốt và xấu lên doạnh nghiêp, những yếu tố này có thể tác động trực tiếp tài chính, lợi nhuận, chi phí và đặc biệt là sự tồn vong của doanh nghiệp. Những yếu tố này sẽ tác động đầu tiên là các doanh nghiệp cá nhân chưa có sự chuẩn bị cho những rủi ro này ( Peteraf,1993) Như được diễn tả bởi (Rosenthal và Kouzmin,1991) khủng hoảng là những trường hợp mà làm sai lệch đi mục tiêu của một tổ chức, sau đó sẽ được đưa ra và phân tích rồi đưa ra những chiến lược phù hợp các tác động này (Ontorael,2002) Ngày nay , ngày càng có nhiều các trường hợp các doanh nghiệp lớn đã gặp phải những tác động tiêu cực của yếu tố bên ngoài (Ambulkar ,2015) từ đó đã nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển khả năng phục hồi trong tổ chức- hệ thống cơ sở hạ tầng và cấp độ để toàn diện vượt qua các sự kiện gây rối phức tạp

2.1.1.1.Quan Điểm Nguồn Lực (Resource-Based View)

Lý thuyết nguồn lực (Resource Based Theory) lựa chọn một đơn lẻ doanh nghiệp cùng với chiến lược, nguồn lực, điểm mạnh và điểm yếu của nó làm phân tích đối tượng Trong công việc kiểm tra quá trình phát triển các lợi thế cạnh tranh, tập trung vào các nội dung phần tử trở thành điểm duy nhất được chấp nhận, và quá trình tích lũy nguồn trở thành duy nhất.

Theo quan điểm của thuyết nguồn lực, một doanh nghiệp đang có một lợi thế cạnh tranh hoặc một lợi thế cạnh tranh vững chắc là doanh nghiệp đang thực hiện một chiến lược không đồng thời được thực hiện bởi bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào (Barney,

McWilliams, Turk, 1989) Chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi là chiến lược tập trung vào việc khai thác các nguồn lực mà doanh nghiệp kiểm soát Các nguồn lực đó phải tốt hơn so với nguồn lực của đối thủ cạnh tranh Để xác định nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh, thuyết nguồn dựa trên hai giả thiết quan trọng: (1) các doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh có thể không giống nhau về nguồn lực Nói cách khác, chất lượng và chất lượng phân bổ trợ lực không đồng đều giữa các doanh nghiệp cạnh tranh; (2) Các nguồn lực không hoàn toàn di chuyển một cách linh hoạt giữa các doanh nghiệp, do đó sự khác biệt (về nguồn lực) có thể tồn tại lâu dài.

Dựa trên hai giả thiết này, quan điểm nguồn lực cho rằng để thành công, các doanh nghiệp cần tự do quyết định chiến lược mà họ theo đuổi trên cơ sở các nguồn lực và năng lực cụ thể mà doanh nghiệp có được và phát triển được trong quá trình hoạt động của mình Sự khác nhau về nguồn lực và chiến lược của các doanh nghiệp sẽ tạo ra những lợi ích nhất định cho các doanh nghiệp trong ngành

Nguồn lực ở đây được hiểu là tất cả các tài sản, các năng lực, quá trình, thông tin, tri thức mà doanh nghiệp kiểm tra, có thể cho phép nó hình thành và thực hiện chiến lược để nâng cao kết quả thực hiện và hiệu quả của doanh nghiệp (Daft, 1983). Để đo lường các tác động khác nhau của các nguồn lực đối với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, người ta chia các nguồn lực thành ba nhóm: các nguồn lực bao gồm công nghệ, nhà cửa và thiết bị, vị trí, nguồn tài nguyên ; các nguồn nhân lực bao gồm năng lực quản trị, kỹ năng, tri thức và khả năng của nhân viên trong doanh nghiệp ; tổ chức nguồn bao gồm cơ cấu tổ chức, qui trình hoạch định, kiểm soát và điều phối hệ thống chính thức và phi chính thức, văn hoá tổ chức, (bí quyết) công nghệ, sự trung thành của khách hàng với thương hiệu, quan hệ giữa các nhóm trong doanh nghiệp và quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác trong môi trường hoạt động của mình (Barney, 1991).

Khái niệm nguồn lực ở đây được hiểu gồm hai nhóm yếu tố: nhóm thứ nhất là các nguồn lực, hiểu theo cách thông thường, bao gồm các nhân tố sẵn có mà doanh nghiệp sở hữu hoặc kiểm soát Các nguồn lực này được biến đổi thành các sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng bằng việc sử dụng một loạt các tài sản khác và kết hợp các cơ chế như công nghệ, các hệ thống thông tin quản lý, hệ thống khuyến khích, sự tin tưởng giữa đội ngũ quản lý và người lao động Nhóm thứ hai là các năng lực, ngược lại, đề cập đến khả năng của tổ chức trong việc triển khai, kết hợp các nguồn lực, bằng việc sử dụng các quy trình của tổ chức để đạt được mục tiêu cuối cùng Chúng có thể được hiểu một cách trừu tượng là "những hàng hoá trung gian" được tạo ra bởi doanh nghiệp nhằm ra kết quả thực hiện sử dụng các nguồn lực cao hơn, cũng như sự linh hoạt và bảo vệ lâu dài cho sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng.

Việc phân biệt giữa các nguồn lực và năng lực là rất quan trọng, vì nó liên quan đến cách thức mà các doanh nghiệp có thể giành được hoặc phát triển được chúng Các doanh nghiệp có thể giành được các nguồn lực trên thị trường và có thể tạo dựng được những năng lực riêng biệt để sử dụng chúng Như vậy, năng lực bắt nguồn từ cách thức mà doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực để tạo ra kiến thức và kỹ năng Các nguồn lực có thể giành được một cách tự do trên thị trường, trong khi năng lực do doanh nghiệp tự phát triển trong hoạt động hàng ngày và trong việc sử dụng các nguồn lực Như vậy, năng lực được tích lũy theo các dạng kiến thức cụ thể của doanh nghiệp Một khi đã được phát triển, chúng sẽ ảnh hưởng đến các nguồn lực mà từ đó nó được hình thành và biến đổi các nguồn lực tương tự thành những thứ khác với những gì mà doanh nghiệp mua về lúc đầu Kết quả là các nguồn lực và năng lực thay đổi liên tục, dưới ảnh hưởng của các hoạt động tổ chức bình thường.

Thực tế, không phải tất cả các nguồn lực hay năng lực đều có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh Chỉ những nguồn lực của một doanh nghiệp có thể giúp cho doanh nghiệp xây dựng và triển khai chiến lược làm tăng hiệu quả và kết quả thực hiện của doanh nghiệp mới được gọi là nguồn lực thực sự của tổ chức Theo Barney (1991) các nguồn lực của doanh nghiệp có thể tạo ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải có bốn đặc điểm:

- Có giá trị: Nguồn lực có giá trị sẽ mang đến lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, nguồn lực đó phải cho phép doanh nghiệp thực hiện được các chiến lược kinh doanh cải thiện năng suất và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (efficiency and effectiveness) (Barney, 1991) Từ đó giúp cho doanh nghiệp tận dụng được cơ hội và né tránh các mối đe dọa hiện hữu trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hiếm: Một nguồn lực có giá trị mà có mặt ở các doanh nghiệp khác thì khôngđư ợc xem là nguồn lực hiếm Nguồn lực hiếm là nguồn lực mà chỉ có ở doanh nghiệp và được doanh nghiệp sử dụng trong chiến lược tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, đem lại lợi thế cạnh tranh doanh nghiệp (Barney, 1991).

- Khó bắt chước: Theo Lippman & Rumelt (1982) và Barney (1991), nguồn lực khó bị bắt chước khi có một trong ba hoặc cả ba nhân tố sau (a) doanh nghiệp có được nguồn lực đó nhờ vào một số điều kiện xảy ra ở một thời điểm đặc biệt nào đó, (b) mối liên hệ giữa những nguồn lực đó với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp một cách ngẫu nhiên, (c) nguồn lực đó có liên quan đến một hiện tượng phức tạp xã hội, vượt quá khả năng kiểm soát và ảnh hưởng của doanh nghiệp.

- Không thể thay thế: Yêu cầu quan trọng đối với nguồn lực của doanh nghiệp để nguồn lực đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp là những nguồn lực không thể bị thay thế bằng những nguồn lực có giá trị thay thế tương đương về mặt chiến lược (Barney, 1991)

Quan điểm dựa trên nguồn lực, tập trung vào nguồn lực và năng lực, đã khuyến khích sự phát triển thêm các nghiên cứu về doanh nghiệp Đặc biệt, nó có thể giúp cho các nhà quản trị lựa chọn các quyết định tốt hơn liên quan đến chiến lược đa dạng hoá và hội nhập dọc Tuy nhiên, nó có một số điểm yếu cơ bản là không xem xét đến doanh nghiệp trong bối cảnh của một ngành kinh doanh Các nguồn lực và năng lực đặc biệt được xem xét mà không tính đến các yếu tố của ngành mà có ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp Bên cạnh đó, thuyết nguồn lực chưa xác định được cơ chế nhân quản trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững Hơn thế nữa, trong số các loại nguồn lực khác nhau được xác định bởi phương pháp nguồn lực thì có rất nhiều yếu tố không có tác dụng thực tế.Các nhà quản trị đòi hỏi một công cụ chắc chắn hơn để chỉ dẫn các quá trình ra quyết định chiến lược Tuy nhiên, nếu đặt một cách biệt lập với các lý thuyết khác, đặc biệt là lý thuyết định vị, việc phân tích về lợi thế cạnh tranh dựa trên nguồn lực chưa đáp ứng được những yêu cầu này.

2.1.1.2 Nguồn lực Doanh nghiệp (Enterprise Resource)

Tài sản là bất cứ gì hữu hình hoặc vô hình có thể có ích cho một công ty trong việc phát triển và thực hiện các sản phẩm (phần cứng, phần mềm hoặc dịch vụ) để tạo ra giá trị kinh tế trong thị trường sản phẩm của mình Tài sản có thể là tài sản cụ thể của doanh nghiệp (Firm-specific) hay được tiếp cận của công ty từ thị trường yếu tố nguồn lực (Firm-addressable).

CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.2.1 Tác động của rủi ro nội bộ, bên ngoài và doanh nghiệp.Quản lý kết quả thực hiện của doanh nghiệp siêu nhỏ , vừa và nhỏ (Dewi Hanggraeni, Beata Slusarczyk , Liyu Adhi Kasari Sulung and Athor Subroto,2018)

Bài báo này nhằm mục đích phát triển vai trò của các yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài và các biến số quản lý rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ tại Maylaysia Bài báo dựa trên ba lý thuyết nền : Quản điểm dựa trên nguồn lực nội tại, Quan điểm dựa trên thị trường, Quản lý rủi ro để đánh giá kết quả thực hiện của doanh nghiệp để đưa ra thang đo để đánh giá kết quả của doanh nghiệp Bài báo sử dụng các biến hoạt động tổ chức, Marketing, Kỹ thuật và công nghệ để đánh giá các biến bên trong và sử dụng 5 tác lực trong cạnh tranh để đại diện tác động bên ngoài, cùng với các biến quản lí rủi ro về tài chính và tiếp thị là các nhân tố tác động đến kết quả thực hiện của doanh nghiệp.

Kết quả thực hiện doanh nghiệp (Dewi Hanggraeni,2019 )dùng hai biến quan sát là khả năng sinh lời và thị phần vì hai biến này đơn giản và dễ dàng thu thập đánh giá mà có thể đánh giá tương đối đầy đủ về kết quả thực hiện nên tác giả đề xuất sử dụng hai biến quan sát này sử dụng cho mô hình nghiên cứu mình.

Kết quả hoạt động của doanh nghiệp Yếu tố bên ngoài

Hình 2-1: Mô hình nghiên cứu tác động của rủi ro nội bộ, bên ngoài và doanh nghiệp (Nguồn: Dewi Hanggraeni,2019)

Kết luận Để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt được hiệu quả hoạt động có lãi và tạo ra tăng trưởng bền vững, cần quan tâm nhiều đến các yếu tố bên trong doanh nghiệp từ đó tạo nên hiệu quả và lợi thế so sánh trong chiến lược của các công ty Đối với các yếu tố bên ngoài, tác động tích cực của các yếu tố bên ngoài đến kết quả thực hiện Trong bài nghiên cứu này tác giả cũng khuyến khích các doanh nghiệp nên quản lí rủi ro của doang nghiệp giúp doanh nghiệp mình có kết quả thực hiện lớn nhất và hạn chế rủi ro đến từ bên ngoài.

1.1.1 Tài sản chiến lược và hoạt động tổ chức (Amit và Schoemaker , 1993)

Bài nghiên cứu này nhằm chỉ ra những tác động của các yếu tố bên ngoài môi trường và nguồn lực bên trong doanh nghiệp để đưa ra các quyết định hoặc chiến lược cho doanh nghiệp Bài báo này xây dựng trên khung lý thuyết về nguồn lực doanh nghiệp (RBV) và các các khái niệm yếu tố ngành để thể hiện mối quan hệ tác động lẫn nhau, từ đó các nhà quản lý đưa ra các quyết định cũng như phân bổ nguồn lực sao cho doanh nghiệp đạt được kết quả thực hiện lớn nhất

Hình 2-2: Mô hình phân tích nguồn lực bên trong bên ngoài doanh nghiệp ( Nguồn,

Các yếu tố ngành và dựa trên yếu tố nguồn lực và khả năng là những yếu tố dẫn đến quyết định chiến lược của doanh nghiêp, và tải sản chiến lược là tập hợp hai yếu tố nguồn lực và khả năng để quyết định lợi thế kinh doanh và từ đó kết quả thực hiện doanh nghiệp sẽ phụ thuộc fía trị của doanh nghiệp và mức độ phù hợp của chiến lược và yếu tố ngành đã xác định.

1.1.1 Đánh giá các ảnh hưởng của yếu tố quyết bên trong ,yếu tố bên ngoài và đặc điểm của doanh nghiệp đối với kết quả thực hiện doanh nghiệp trong thời kỳ suy thoái kinh tế (Esuh Ossai- Igwe Lucky and Mohd Sobri Minai,2011)

Bài báo này nhằm mục đích đánh giá vai trò của các yếu tố quyết định của cá nhân, yếu tố bên ngoài và đăc điểm doanh nghiêp đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ trong thời kỳ suy thoái kinh tế Cũng như bài nghiên cứu trên tác giả áp dụng lý thuyết nguồn lực (RBV) kết hợp với những nghiên cứu cải tiến của Antonic và Hisrich ( 2000) đo lường kết quả thực hiện của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hình 2-3: Mô hình nghiên cứu tác động của các yếu tố lên kết quả thực hiện doanh nghiệp (Nguồn: Mohd Sobri Minai,2011)

1) Các kết quả xác nhận rằng mối quan hệ có ý nghĩa giữa yếu tố quyết định cá nhân, yếu tố bên ngoài và dđăc điểm doanh nghiệp có ảnh hưởng kết quả thực hiện công ty ngay trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

2) Tuy nhiên, về tổng thể, yếu tố quyết định cá nhân, yếu tố bên ngoài và đặc điểm công ty rất quan trọng trong xác định hiệu quả hoạt động của công ty nhỏ.

Tại bài nghiên cứu này học viên kế thừa các yếu tố bên trên để có thể áp dụng cho bài nghiên cứu của mình bối cảnh suy giảm kinh tế khá gần với bối cảnh dịch Covid 19.

GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

2.3.1 Tác động của yếu tố bên ngoài ảnh hưởng kết quả thực hiện doanh nghiệp

Theo bài nghiên cứu của (Meutia,2015) thì các chính sách của chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp và theo quan điểm của Radiah (2002) chỉ ra rẳng các khuyến khích và hỗ trợ của chính phủ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất (cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, tòa nhà, cấp nước và cấp điện, tiếp cận vốn), là những yếu tố đầu vào cần thiết cho phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo nghiên cứu của Narasimhan và Carter (1998) thì chuỗi cung ứng và các hoạt động dựa trên nguồn lực (RBV) thì có mối liên quan rất lớn với nhau Theo Dan- gayach và Deshmukh (2001) doanh nghiệp quản lí tốt chuỗi cung cứng giúp tăng khả năng cạnh tảnh và tạo hiệu quả hoạt động cho doanh cho doanh nghiệp

Trong giai đoạn Covid-19, một trong yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhiều nhất đó là chính sách chính phủ, nhờ đó thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn này Tại Việt Nam thì chính phủ cũng thực hiện các chính sách hỗ trợ như rà soát cắt giảm, miến giảm nhiều loại phí, lệ phí cho doanh nghiệp, đồng thời thực hiện các chính sách kích thích nền kinh tế trong đại dịch Sẵn sàng lắng nghe phản ánh về những khó khăn, vường mắc của doanh nghiệp

Mặt khác về chuỗi cung ứng bị đình trệ gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp rất lớn đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong thời điểm hiện tại rõ ràng là nguồn cung cấp nguyên liệu thô đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng tiêu cực trong giai đoạn này Các mối quan tâm chính được ghi nhận nguồn cung không đảm bảo, giá cả không phù hợp và chất lượng không đồng nhất Do lệnh cấm và dãn cách xã hội ảnh hưởng đến công việc sản xuất và vận chuyển nguồn nguyên liệu rất nhiều đây được xem là vấn đề lớn của doanh nghiệp Chính vì thế doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp phục hồi chuỗi cung ứng để đáp tăng khả năng cạnh tranh với ngành Từ những tác động trên tác giả đưa ra phát biểu sau:

H1a: Có mối quan hệ dương giữa sự hỗ trợ chính phủ đến kết quả thực hiện của doanh nghiệp.

H1b: Có mối quan hệ dương giữa sự quản lí chuỗi cung ứng đến kết quả thực hiện của doanh nghiệp.

2.3.1.1 Các yếu tố người lãnh đạo ảnh hưởng đến kết quả thực hiện doanh nghiệp

Theo quản điểm lý thuyết nguồn lực dựa trên tài nguyên (RBV) theo quan điểm kinh doanh, các mối quan hệ cá nhân và kiến thức của người lãnh đạo có thể được coi là tài nguyên của doanh nghiệp Và chính thông qua tài nguyên này có thể giúp doanh nghiệp thể tiếp cận với các nguồn lực khác giúp tăng hiệu xuất hoạt động của doanh nghiệp Chính vì thế khả năng của người lãnh đạo được coi là ảnh hưởng tích cực đến kết quả thực hiện của doanh nghiệp ( Francisco,2006; Ogundele,2000)

Thái độ đối ảnh hưởng đến hành vi đề cập đến mức độ mà cá nhân có đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về một vấn đề (Ajzen, 2002, Kolvereid, 1996) Nó sẽ không chỉ bao gồm yếu tình cảm mà mang tính đánh giá cân nhắc (nó có lợi hơn, có lợi ít hay nhiều)

Trong nghiên cứu của Robet (2007) chỉ ra rằng động lực và nhu cầu kinh doanh có ảnh có ảnh hưởng tâm lý sâu sắc đên người chủ doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn Covid-19 các yếu tố nỗ lực, phấn đấu sẽ ảnh hưởng tích cực đối với doanh nghiệp đang gặp khó khăn hiện nay.

Các đặc điểm của một nhà lãnh đạo trên đã được Francisco và Yi-Wen (2006) và Ogundele (2000) nghiên cứu và đưa ra các yếu tố để đánh giá một nhà quản lý như: năng lực, động lực và nhu cầu, thái độ sử dụng để đo lường biến số Từ những tác động trên tác giả đưa ra phát biểu sau:

H2a: Có mối quan hệ dương giữa năng lực người quản lí đến kết quả thực hiện của doanh nghiệp.

H2b: Có mối quan hệ dương giữa động lực người quản lí đến kết quả thực hiện của doanh nghiệp.

H2c: Có mối quan hệ dương giữa thái độ người quản lí đối với kết quả thực hiện doanh nghiệp.

2.3.2 Mối quan hệ giữa đặc tính doanh nghiệp ảnh hưởng đến kết quả thực hiện hoạt động

Trong xu thế hội nhập kinh tế ngày nay, cạnh tranh và rủi ro ngày càng gia tăng ảnh hưởng lớn đến khả năng đạt được các mục tiêu của nhà quản lý Đối với các nhà quản lý, việc xây dựng và áp dụng kiểm soát nội bộ có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng Trên cơ sở nghiên cứu về mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của kiểm soát nội bộ, giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, đạt được các mục tiêu hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh

Kiểm soát nội bộ và hiệu quả hoạt động: Theo quan điểm của COSO (1992), kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chi phối bởi ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu: Về sự tin cậy của báo cáo tài chính; Về sự hiệu quả của hoạt động; Về sự tuân thủ các luật lệ và quy định K ết quả thực hiện kết quả thực hiện theo thang đo được xây dựng của Ensley và Amason (2000 ) với khả năng kiểm soát nội bộ, kiến thức doanh nghiệp để đánh giá kết quả thực hiện của công ty.

H3a: Có mối quan hệ dương qui mô công ty đến kết quả thực hiện của doanh nghiệp.

H3b: Có mối quan hệ dương đặc điểm kiến thức doanh nghiệp đến kết quả thực hiện của doanh nghiệp.

2.3.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở hệ thống lý thuyết và những mô hình nghiên cứu liên quan, tác giả đã phân tích và đặt ra những giả thuyết các yếu tố tác động đến kết quả thực hiện doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm::

Hình 2-4 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Thang đo các yếu tố bên ngoài

Như phần tích bên trên, thang đo các yếu tố bên ngoài sẽ được đánh giá qua các câu hỏi liên quan sẽ đưa ra theo thang điểm Likert năm điểm đại diện cho mức hoàn toàn yếu: (1) đến hoàn toàn mạnh: (5).

Bảng 3.1: Thang đo các biến bên ngoài – kết quả thực hiện doanh nghiệp

Thang đo gốc Thang đo chỉnh sửa Nguồn

1 The domestic economic conditions contribute to my business performance

1.Tôi hài lòng với các điều kiện kinh tế trong nước

2 Government policy contributes to my business performance

2 Tôi hài lòng với các chính sách chính phủ

3 Access to capital/loans/funds contributes to my performance

3.Tôi dễ dàng tiếp cận vốn

4 The current business environment in the country influence my business performance

4 Tôi hài lòng với điều kiện kinh doanh hiện tại

Information exchange with suppliers through IT

Khả năng trao đổi thông tin với nhà cung cấp ảnh hưởng đến kết quả thực hiện kinh doanh của tôi

The level of strategic partnership with suppliers

Mức độ hợp tác chiến lược với các nhà cung cấp ảnh hưởng đến kết quả thực hiện kinh doanh của tôi

The participation level of suppliers in the design stage

Mức độ tham gia của các nhà cung cấp trong giai đoạn thiết kế ảnh hưởng đến kết quả thực hiện kinh doanh của tôiThe participation level of Mức độ tham gia của suppliers in the process of procurement and production các nhà cung cấp trong quá trình mua sắm và sản xuất ảnh hưởng đến kết quả thực hiện kinh doanh của tôi

Mua sắm ổn định qua mạng ảnh hưởng đến kết quả thực hiện kinh doanh của tôi

Thang đo các yếu tố người lãnh đạo

Như phần tích bên trên, thang đo các yếu tố người lãnh đạo sẽ được đánh giá qua các câu hỏi liên quan sẽ đưa ra theo thang điểm Likert năm điểm đại diện cho mức hoàn toàn yếu: (1) đến hoàn toàn mạnh: (5).

Bảng 3.2: Thang đo các yếu tố người lãnh đạo – kết quả thực hiện doanh nghiệp

Thang đo gốc Thang đo chỉnh sửa Nguồn Động lực và nhu cầu

1 Availability of government assistance like Tax incentive 1 Tôi hài lòng với hỗ trợ thuế của chính phù

2 Availability of individual support 2 Tôi luôn có sự hỗ trợ đến từ cá nhân khác

3 Availability of moral support 3 Tôi luôn có sự hỗ trợ tinh thần

4 Tôi luôn có sự tư vấn / hỗ trợ kỹ thuật

5 Need for financial reward to making money 5 Tôi cần kinh doanh để mang lại thu nhâp

6 Need for achievements 6.Tôi cần thành tích

7 Desire to get things done by all cause

7 Tôi mong muốn hoàn thành công việc bằng mọi cách

8 Desire to create employment for family members

8 Tôi mong muốn tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình

9 Desire to be industrious 9 Tôi rất đam mê công việc kinh doanh của tôi

1 I am capable of handling business issues that contribute to my business performance

1 Tôi có khả năng xử lý các vấn đề kinh doanh góp phần vào hiệu quả kinh doanh của tôi

2 I have ability to resolve business issues that will contribute to my business performance

2 Tôi có khả năng giải quyết các vấn đề kinh doanh sẽ góp phần vào hiệu quả kinh doanh của tôi

3 I am disturbed by situations that could affect my business performance.

3 Tôi bị ảnh hưởng xấu trong một số tình huống và có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của tôi.

4 I am distract by family matters that could affect my business performance

4 Tôi bị phân tâm bởi những vấn đề gia đình có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của tôi

5 I have a stable mind to conducted my business activities in order to achieve success

5 Tôi có một tâm trí ổn định để tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình nhằm đạt được thành công

6 I have mental alertness to recognize profitable business opportunities

6 Tôi có tinh thần tỉnh táo để nhận ra các cơ hội kinh doanh.

7 I have Sound decision and judgment towards achieving business success.

7 Tôi có quyết định và phán đoán đúng đắn để đạt được thành công trong kinh doanh.

8 I have maturity in handling complex matters toward achieving business success

8 Tôi thành thạo trong việc xử lý các vấn đề phức tạp để đạt được thành công trong kinh doanh

9 I have self ability, control and management towards 9 Tôi có năng lực bản thân, khả năng kiểm soát which contribute to my business performance và quản lý nhằm góp phần vào hiệu quả kinh doanh

1 I have positive feelings towards tasks that gratify me to succeed in my business

1 Tôi có cảm xúc tích cực đối với những nhiệm vụ giúp tôi thành công trong công việc kinh doanh của mình

2 I have thinking towards planning my business to succeed

2 Tôi có suy nghĩ về việc lập kế hoạch kinh doanh để thành công

3 I have positive feelings to response immediately to employees’ needs that contribute to my business performance

3 Tôi có cảm xúc tích cực để đáp ứng ngay lập tức nhu cầu của nhân viên góp phần vào hiệu quả kinh doanh của tôi

4 I have positive feelings to response to employees/customers complaints

4 Tôi phản hồi tích cực đối với những phàn nàn của nhân viên / khách hàng

5 I recognize and praise for my business performance 5 Tôi ghi nhận và tự hào hiệu quả kinh doanh của mình

6 I look for good life all the time 6 Tôi luôn tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp

7 I give priority to my business activities 7 Tôi ưu tiên cho các hoạt động kinh doanh của mình

8 I often give attention to my business environment 8 Tôi thường chú ý đến môi trường kinh doanh của mình

Thang đo các yếu tố đặc tính doanh nghiệp

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

Với các nhu cầu thông tin và phương pháp thực hiện như đã trình bày, tác giả nghiên cứu tiến hành xây dựng quy trình nghiên cứu như sau:

Xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi đề tài

Hình thành cơ sở lý thuyết Xây dựng mô hình nghiên cứu

Thảo luận kết quả Kết luận và đề xuất

Hình 3-1 Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu

XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ NGUỒN THÔNG TIN

Bảng 3-1 Bảng tổng hợp nhu cầu và nguồn thông tin

Các lý thuyết định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong giai đoạn covid

Các biện pháp doanh nghiệp triển khai.

Các nghiên cứu tiền đề về khả năng phục hồi của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hiểu được bản chất của các khái niệm liên quan trong mô hình nghiên cứu.

Nhận định được mối quan hệ, sự ảnh hưởng của các yếu tố này lên nhau. Đọc các bài báo khoa học, công trình nghiên cứu có liên quan đến các nội dung và khái niệm đã nêu.

Các bài báo này đã được công bố trên các tạp chí khoa học.

Tìm hiểu thông tin trên trên Google Scholar.

Thu thập số liệu từ báo cáo của tổng cục thống kê, các bộ các ngành có liên quan.

Trích dẫn phát biểu từ tài liệu gốc. Diễn dịch và tổng hợp nội dung từ nhiều báo cáo, bài báo khác nhau.

Dịch từ tiếng Anh sang tiếng việt và sử dụng lời văn phân tích của cá nhân tác giả nghiên cứu này.

Các câu trả lời nêu lên ý kiến, nhận xét của các nhà quản lí.

Câu trả lời định lượng lấy từ bảng khảo sát trên nhóm mẫu.

Tìm được các yếu tố thuộc tính của các yếu tố giúp doanh nghiệp có thể phục hồi trong hoàn cảnh covid 19

Nghiên cứu tài liệu thứ cấp để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát định tính Phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân khoảng 10 đối tượng để ghi nhận câu trả lời.

Tiến hành sàng lọc và phân loại biến với các kết quả từ nghiên cứu định tính. Dùng phần mềm SPSS để phân tích các thông

Thông tin từ những buổi phỏng vấn trực tiếp và những bảng khảo sát được gửi trực những người là cấp quản lí hoặc chủ của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh Có thời gian làm vị trí đó trong một doanh nghiệp trước thời gian 2018

Thông tin từ những nguồn, bài viết, nghiên cứu, phân tích liên quan đến “ Tác động bên trong, bên ngoài, ảnh hưởng đến doanh nghiệp vừa và nh

3.2.2 Nguồn thông tin Để đáp ứng nhu cầu thông tin trên, dữ liệu sẽ được thu thập từ hai nguồn: Thông tin thứ cấp bao gồm các thông tin liên quan đến số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển trong 2 năm, Số lương doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh, Các biện pháp đưa ra của nhà nước để có thể phcụ hồi doanh nghiệp vừa và nhỏ tất cả các số liệu sẽ lấy trên các trang thống thê của nhà nước…

Thông tin sơ cấp liên quan đến đặc điểm cá nhân và đánh giá của khách hàng sẽ thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng câu hỏi và qua bảng khảo sát.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu sẽ được thực hiện bằng hai hình thức nghiên cứu là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

3.3.1 Nghiên cứu định tính sơ bộ

Hình thành các biến độc lập và biến quan sát trong mô hình nghiên lý thuyết nghiên cứu

Xây dựng và hiệu chỉnh thang đo cho các yếu tố đã đề ra trong mô hình.

Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành qua hai phương pháp là nghiên cứu định tính sơ bộ và nghiên cứu định lượng sơ bộ.

Nghiên cứu định tính sơ bộ là bước nghiên cứu nhằm khám phá, bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu Nghiên cứu định tính sơ bộ được thực hiện thông qua cách thức phỏng vấn sâu dựa trên dàn ý từ các câu hỏi của thang đo gốc Nội dung phỏng vấn sẽ được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung các biến quan sát, giúp hạn chế các sai sót về ngữ cảnh, cũng như từ ngữ sao cho phù hợp với người được khảo sát, bối cảnh khảo sát tại Việt Nam Đối tượng tham gia vào giai đoạn này khoảng 7 đối tượng là nhân viên y tế và người bệnh đã hoặc đang điều trị nội trú tại các bệnh viện đã đề cập.

Nghiên cứu định lượng sơ bộ: Sau bước định tính sơ bộ, bài nghiên cứu có được thang đo sơ bộ và thang đo này sẽ được đưa vào nghiên cứu định lượng sơ bộ với một mẫu dự kiến có kích thước 50 Thang đo sơ bộ được kiểm định độ giá trị nhất quán nội bộ (độ tin cậy tổng hợp CR), độ giá trị hội tụ (phương sai trích trung bình AVE, hệ số tải), độ giá trị phân biệt (tiêu chuẩn Fornell Larcker, hệ số tải chéo) Sau bước định lượng sơ bộ, bài nghiên cứu có được thang đo chính thức dùng cho bước nghiên cứu định lượng chính thức

Sau quá trình nghiên cứu định tính sơ bộ sẽ cho ra bảng câu hỏi chính thức, sau đó tiến hành chọn cỡ mẫu phù hợp (tối thiểu 200 mẫu), khảo sát chính thức và xử lý, phân tích, diễn giải thông tin dữ liệu định lượng và đưa ra kết quả nghiên cứu cùng với kiến nghị.

3.3.2.2.Phương pháp thu thập dữ liệu

Tiến hành phát bảng khảo sát trực tiếp hoặc thông qua biểu mẫu google tới các đối tượng người dùng có sử dụng thiết bị sức khỏe cá nhân Số mẫu tối thiểu là 200 để đảm bảo độ chính xác và tin cậy của dữ liệu.

Các cá nhân đã hoặc đang sử dụng thiết bị sức khỏe cá nhân.

- Đối với nghiên cứu định lượng: chọn khoảng 10 cá nhân đã từng sử dụng sản phẩm (nhân viên bán hàng, những cá nhân yêu thích chạy bộ).

- Đối với bảng khảo sát định lượng: Khảo sát trên 200 đối tượng

- Sử dụng phương pháp lấy mẫu phi xác xuất để tiết kiệm chi phí và thời gian.

- Hẹn gặp mặt trực tiếp các đối tượng đồng ý tham gia phỏng vấn định tính sơ bộ.

- Tạo biểu mẫu trả lời trực tuyến gửi thông qua mạng xã hội.

- In các bảng khảo sát và gửi trực tiếp cho các đối tượng nghiên cứu.

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Thống kê mô tả các dữ liệu thông tin cá nhân như giới tính, nghề nghiệp, độ tuổi, thu nhập hàng tháng, trình độ học vấn v/v…

3.4.2 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có hể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009) Tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo, tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6, Alpha càng lớn thì độ tin cậy càng cao (Nunally & Burnstein

1994 dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang 2009)

3.4.2.1 Phân tích nhân tố EFA

Phân tích nhân tố nhằm xác định các nhân tố từ các phát biểu của từng thuộc tính và nhóm các phát biểu này thành các nhân tố mới Mục đích của phân tích nhân tố khám phá nhằm gom các phát biểu có mối quan hệ tương quan qua lại với nhau thành những biến mới.

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w