Phần 2:Khảo sát chương trình các môn học: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa líthuộc Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của một lớp và chỉ ra những nộidung giáo dục có liên q
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
TIỂU LUẬN
KHOA HỌC VỀ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở
TIỂU HỌC
Họ và tên: Đậu Hải Yến MSSV: 47.01.901.323 Lớp học phần: 2022PRIM170904
Giảng viên hướng dẫn: Giảng viên Lê Tấn Phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 06 năm 2022
Trang 2NỘI DUNG:
Phần 1:
Chọn 01 trong 4 phần nội dung của học phần, cụ thể: Khoa học Vật
lí, Khoa học Hóa học, Thiên văn học, Khoa học Trái đất và tóm tắt nội dung đã chọn trong tối đa là 02 trang A4.
THIÊN VĂN HỌC:
Nhật thực: có 4 kiểu
Nhật thực toàn phần
Nhật thực hình
khuyên
Nhật thực lai
Nhật thực một phần
Nguyệt thực: có 3
kiểu
Nguyệt thực toàn
phần
Nguyệt thực một
phần
Nguyệt thực nửa tối
Nhật thực là hiện tượng
Mặt Trời bị che khuất bởi Mặt Trăng khi nhìn từ Trái
Đất
Nguyệt thực là hiện tượng
thiên văn khi Mặt Trăng
đi vào hình chóp của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời
Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng
đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời
Nguyệt thực có thể xảy ra khi
Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, Trái Đất ở giữa Kiểu và chiều dài của nguyệt thực phụ thuộc vào vị trí của Mặt Trăng so với các điểm nút quỹ đạo của nó
Sao băng:
(hình ảnh mưa sao
băng)
Sao băng hay sao sa là
đường nhìn thấy của các thiên thạch và vẫn thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái Đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển)
Khi thiên thạch chuyển động với vận tốc siêu thanh, nó sinh
ra các sóng xung kích do nó
“va chạm” với các “hạt” của khí quyển và nén chúng nhanh hơn so với chúng có thể dãn ra khỏi đường chuyển động của thiên thạch Với vận tốc cao như vậy, các phân tử không khí trên đường đi của thiên thạch bị
Trang 3nung nóng bởi sóng xung kích, hoặc bị nén quá mạnh đến mức nhiệt độ của sóng xung kích tăng lên đến hàng ngàn độ và làm cho các thành phần vật chất của thiên thạch bị nung đến nóng sáng
Cực quang:
Cực quang diễn ra ở
Bắc bán cầu Trái đất
được gọi là Bắc cực
quang hay ánh sáng
Bắc cực; Cực quang
diễn ra ở Nam bán
cầu Trái đất được gọi
là Nam cực quang
hay ánh sáng Nam
cực
Hiện tượng cực quang là
hiện tượng quang học được đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm
Cực quang được sinh ra do
sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió Mặt Trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh Các nguyên tử bị kích thích và phát xạ ra photon hình thành cực quang
Bão Mặt Trời:
Trên một số hành tinh
khác trong hệ Mặt
Trời, nhất là các hành
tinh có tử quyển: Sao
Thổ, Sao Thủy, Sao
Hải Vương, Sao Mộc,
Sao Thiên Vương
cũng có hiện tượng
tương tự
Bão Mặt Trời hay còn có
tên gọi khác là gió Mặt Trời là một vụ nổ năng lượng từ tính trong bầu khí quyển của Mặt Trời, gây ra sự bùng nổ dữ dội của ánh sáng
Bão Mặt Trời là một luồng điện
tích giải phóng từ vùng thượng quyển của Mặt Trời Khi gió này được phát ra từ những ngôi sao khác với Mặt Trời của chúng ta thì nó còn được gọi là gió
sao
Trang 4Phần 2:
Khảo sát chương trình các môn học: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (thuộc Chương trình giáo dục phổ thông 2018) (của một lớp) và chỉ ra những nội dung giáo dục có liên quan đến phần nội dung của học phần, gồm: Khoa học Vật lí, Khoa học Hóa học, Thiên văn học, Khoa học Trái đất.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018: môn khoa học Lớp 5: Những nội dung
giáo dục có liên quan đến phần nội dung của học phần:
Chất:
Đất
Thành phần của đất
Vai trò của đất
Vấn đề ô nhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất
Hỗn hợp và dung dịch
Sự biến đổi chất
Sự biến đổi trạng thái
Sự biến đổi hóa học
Năng lượng:
Vai trò của năng lượng
Năng lượng điện
Mạch điện đơn giản
Vật dẫn điện, vật cách điện
Năng lượng điện
Năng lượng chất đốt
Một số nguồn năng lượng chất lượng
Sử dụng an toàn, tiết kiệm năng lượng chất đốt
Năng lượng mặt trời, gió và nước chảy
Sử dụng năng lượng mặt trời
Sử dụng năng lượng gió
Sử dụng năng lượng nước chảy
Sinh vật và môi trường:
Vai trò của môi trường đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng
Tác động của con người đối với môi trường
Trang 5Học phần Khoa học về vật chất và năng lượng ở tiểu học có mối quan hệ chặt chẽ và tác động trực tiếp đối với môn Khoa học lớp 5 Ở lớp 5, phần vật chất có liên quan tới phần 2: Khoa học Hóa học và phần 4 Khoa học Trái đất, phần năng lượng có liên quan đến phần 1: Khoa học Vật lí (cụ thể ở mục sản xuất điện năng), phần sinh vật và môi
trường liên quan đến phần 4 khoa học Trái Đất của học phần Khoa học về vật chất và năng lượng ở tiểu học Mối quan hệ này được thể hiện một cách cụ thể qua bảng sau:
Kiến thức ở lớp 5 Kiến thức ở học phần khoa học về vật
chất và năng lượng ở tiểu học
VÀ Vai trò của môi trường đối
với sinh vật nói chung và
con người nói riêng
HỌC TRÁI ĐẤT
Cấu tạo của đất
Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường không khí
Đất
Thành phần của đất
Vai trò của đất
Hỗn hợp và dung dịch KHOA
Hỗn hợp được tạo thành từ hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau nhưng vẫn phân biệt được riêng từng chất
Ví dụ: đường + muối bột đồng + sắt Dung dịch là hỗn hợp một hoặc vài chất này tan vào trong một chất kia và không phân biệt được riêng từng chất
Ví dụ: nước + đường
Sự biến đổi chất
Sự biến đổi trạng thái
Sự biến đổi hóa học
Tính chất vật lí là những đặc tính mà bạn có thể quan sát và đo lường mà không làm thay đổi đặc tính hóa học của mẫu
Trang 6Có 4 trạng thái vật chất: rắn, lỏng, khí, plasma
Tính chất hóa học: là bất kì một thuộc tính nào của vật chất được bộc lộ khi mẫu
bị thay đổi bởi một phản ứng hóa học
Biến đổi vật lí: thay đổi vật
lí là một quá trình trong đó các chất trải nghiệm thay đổi về các tính chất vật lí của nó như: hình dạng, kích thước, màu sắc, thể tích, trạng thái, mà không làm thay đổi thành phần phân tử của chúng Ví dụ:
sự sôi, sự bốc hơi của nước,
Biến đổi hóa học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác Ví dụ: đinh sắt để ngoài không khí lâu ngày
bị oxi hóa,
Trang 7NĂNG LƯỢNG
Vai trò của năng lượng
Năng lượng có vai trò quan trọng trong đời sống Cung cấp nguồn năng lượng cho cuộc sống hằng ngày
Năng lượng điện
Mạch điện đơn giản
Vật dẫn điện, vật cách điện
Năng lượng điện
Cấu tạo cơ chế:
Dòng điện một chiều là dòng đơn hướng của các điện tích
Dòng điện một chiều được tạo ra từ các nguồn như: pin, nguồn năng lượng mặt trời Dòng điện đi từ cực dương của nguồn điện qua các thiết bị điện đến từ cực
âm của nguồn điện Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều và cường độ biến đổi theo thời gian, những thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kì nhất định
Năng lượng mặt trời, gió và
nước chảy
Sử dụng năng lượng mặt trời
Sử dụng năng lượng gió
Sử dụng năng lượng nước
chảy
Sản xuất điện năng Điện năng sản xuất từ các nguồn: than đá, hạt nhân, khí đốt tự nhiên, thủy điện, gió và dầu mỏ, năng lượng mặt trời,
Phần 3:
Khảo sát sách giáo khoa của một trong những nội dung giáo dục đã nêu ở câu 2 và xác định kiến thức cần dạy cho học sinh tiểu học Kiến thức cần dạy cho học sinh tiểu học có khác biệt gì so với kiến thức Anh/Chị đã học ở học phần Khoa học về vật chất
Trang 8và năng lượng ở tiểu học? Hãy giải thích lí do/cơ sở khoa học của sự khác biệt đó? (nếu có).
Kiến thức cần dạy cho học sinh tiểu học: Khảo sát các vấn đề về chất
Đất: Xác định một số biện pháp bảo vệ môi trường ở mức độ gia đình, cộng đồng.
Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng cây ngày càng bị thu hẹp và thoái hóa
Sự biến đối chất: Học sinh phân biệt được các dạng tồn tại của chất như: rắn, lỏng,
khí Sau đó thông qua các hình ảnh, hiện vật, thí nghiệm, giáo viên giúp học sinh phân biệt được trạng thái của các chất
Nêu được điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác
Kể tên một số chất chuyển từ thể này sang thể khác
Hỗn hợp: Cách tạo ra một hỗn hợp và kể tên các hỗn hợp
Một số cách để tách các chất trong hỗn hợp
Về kiến thức ở bài hỗn hợp các em sẽ tìm hiểu như thế nào là hỗn hợp Sau khi đã tiếp thu được kiến thức, học sinh có thể tìm hiểu về các cách phân biệt hay tách các hỗn hợp thông qua các thí nghiệm do giáo viên tổ chức hoặc các hình ảnh trong sách
Dung dịch: Học sinh nhận biết khái niệm dung dịch
Cách tạo ra và kể tên các dung dịch
Nêu được một số cách tách dung dịch
Sự biến đối hóa học
Định nghĩa về sự biến đổi chất
Học sinh phân biệt sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lí học
Sau khi đã nhận biết được như thế nào là sự biến đổi lí học và hóa học Học sinh cần phân biệt được đâu là sự biến đổi hóa học và có thể giải thích được một số hiện tượng biến đổi hóa học cơ bản
Có sự khác biệt lớn giữa chương tình dạy học cho học sinh tiểu học và chương trình được học ở học phần Khoa học về vật chất và năng lượng ở tiểu học Các từ ngữ của học phần mang tính học thuật cao, học sinh ở tuổi tiểu học chưa đủ kiến thức để tiếp thu Lượng kiến thức sinh viên tiếp cận tất nhiên sẽ cao hơn và nhiều hơn để đáp ứng
đủ điều kiện giảng dạy sau này.
Kiến thức dạy học sinh tiểu học Kiến thức ở học phần
Biết ba trạng thái cơ bản: rắn, lỏng, khí Bốn trạng thái cơ bản của chất: rắn, lỏng,
Trang 9Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của một
số chất cơ bản như nước
Nhận biết, tìm hiểu về sự biến đổi hóa
học qua các hiện tượng trong đời sống
(ví dụ: cây sắt để lâu ngày ngoài không
khí sẽ bị rỉ, hay cho vôi vào trong
nước, )
Phân biệt, nhận diện rõ được khái niệm
về dung dịch (nước+đường,
nước+muối, ), hỗn hợp (đậu đen+đậu
đỏ, cát+nước, nước+dầu, )
khí, và plasma
Ngoài ra còn tìm hiểu kiến thức về: nhiệt lượng, nhiệt độ bay hơi của các chất hóa học
Cung cấp thêm kiến thức hóa học về tính axit, bazơ, khả năng ăn mòn, phản ứng oxi hóa khử, entanpi chuẩn, nhiệt tỏa ra,
Hiểu rõ dung dịch và hỗn hợp của các chất hóa học ở chương trình đã học
Giải thích lí do/ cơ sở khoa học của sự khác biệt đó chính là:
Nguồn học là vô tận và con người đứng trước kiến thức rộng lớn của nhân loại lại trở thành một loài sinh vật bé nhỏ, nó giống như hạt cát giữa sa mạc rộng lớn Kiến thức là vô tận và con người chúng ta luôn không ngừng tìm tòi và học hỏi Đặc biệt là đối với sinh viên sư phạm – những giáo viên tương lai, việc tiếp nhận nhiều những thông tin, những kiến thức là điều tất yếu và với những kiến thức khó, chúng ta vẫn có thể phân tích, nghiên cứu và tự thu thập cho riêng mình Và những kiến thức trong học phần Khoa học về vật chất và năng lượng ở tiểu học mà sinh viên được học
có phần rộng hơn, sâu hơn, sinh viên được tìm hiểu kĩ hơn từng nội dung như: Khoa học Vật lí, Khoa học Hóa học, Thiên văn học, Khoa học Trái đất Tuy nhiên, đối với
học sinh lứa tuổi tiểu học, các em vẫn chưa thể tiếp nhận những thông tin quá khó, thậm chí chúng ta không thể dồn ép nhiều kiến thức cùng lúc, bởi các em vẫn chưa đủ nhận thức và vốn từ phong phú để hiểu rõ mọi thứ
Mục đích cuối cùng khi giáo viên tiểu học khi đưa kiến thức đến học sinh là những thông tin cơ bản nhất, dễ hiểu nhất và gần gũi với các em Để trở thành giáo viên thì sinh viên cần trau dồi cho bản thân nguồn kiến thức phong phú, đa dạng và sâu sắc để hiểu biết, phục vụ công tác giảng dạy Với lượng kiến thức lớn và khá nặng
ở bậc Đại học dành cho sinh viên, nếu đưa toàn bộ nội dung đó truyền tải cho các em, các em sẽ bị ngộp và rối loạn thông tin bài học Cách xây dựng theo chương trình tiểu học sẽ không tạo sức ép dồn kiến thức vì các em chỉ mới bước vào giai đoạn tiểu
Trang 10học đang bắt đầu tiếp nhận những kiến thức cơ bản nhất về thế giới xung quanh nhằm nâng cao hiểu biết Chẳng hạn ở môn Khoa học lớp 5 thuộc Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học (2018), ở nội dung “Sự biến đổi của chất”, các em chỉ tìm hiểu mức độ đơn giản một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí Trình bày được
ví dụ về biến đổi trạng thái của chất Trình bày được một số ví dụ đơn giản gần gũi với cuộc sống về biến đổi hóa học (ví dụ: đinh bị gỉ, giấy cháy, than cháy, ) chứ không cần phải nghiên cứu sâu có một trạng thái tồn tại của chất nữa là plasma hoặc những kiến thức hóa học về tính axit, bazơ, khả năng ăn mòn, phản ứng oxi hóa khử, entanpi chuẩn, nhiệt tỏa ra, bởi đó là điều chưa cần thiết và lượng kiến thức đó vẫn chưa phù hợp để học sinh tiểu học tìm hiểu
Việc tri giác và ghi nhớ ở học sinh tiểu học chưa cao, đồng thời ngôn ngữ của các
em còn hạn chế, việc cung cấp những kiến thức quá rộng đó sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí còn khiến các em học tập và ghi nhớ một cách máy móc mà chẳng hiểu
rõ vấn đề Ngoài ra, bản thân chúng ta đã quá quen thuộc với những thuật ngữ khoa học, những từ ngữ hơi khó hiểu nhưng đối với các em học sinh tiểu học, thao tác trừu tượng hóa và khái quát hóa khoa học còn rất yếu, kĩ năng phân biệt các thuộc tính bản chất và không bản chất trong quá trình lĩnh hội khái niệm chưa cao, chủ yếu là do học sinh thường quan tâm đến các dấu hiệu trực quan, bề ngoài của đối tượng Thế nên, lượng kiến thức cần phải được đơn giản hóa bằng những từ ngữ dễ hiểu, đơn nghĩa để giúp học sinh nắm được bài học một cách dễ dàng, các em không bị rối kiến thức Một đặc điểm nổi bật ở lứa tuổi học sinh tiểu học, chú ý có chủ định của các em còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý một cách có ý chí chưa cao Những điều mang tính bất ngờ, rực rỡ, thu hút sẽ dễ dàng lôi cuốn sự chú ý của các em Vì vậy, giáo viên nên sử dụng
đồ dùng dạy học như tranh ảnh, hình vẽ, thí nghiệm,… đây là điều quan trọng để tổ chức sự chú ý Qua đó, giáo viên hướng dẫn cho trẻ biết các hiện tượng qua kênh tranh ảnh hoặc thông qua những gì trẻ đã được chứng kiến Chẳng hạn khi dạy về hỗn hợp, dung dịch, chúng ta không cần đưa quá nhiều thông tin về khái niệm lí thuyết suông
mà chỉ cần cho trẻ biết cụ thể dung dịch, hỗn hợp đó là gì thông qua hình ảnh hoặc xem video clip, chúng ta có thể cho trẻ xem thí nghiệm để trẻ tiếp cận một cách nhanh nhất, hình dung được sự vật hiện tượng một cách trực quan, cụ thể
Là một người giáo viên, chúng ta có thể bổ sung thêm một số nội dung để học sinh tìm hiểu thêm để nâng cao khả năng tự học cũng như mở rộng kiện thức của các
Trang 11em Các nội dung như ở phần sự biến đổi về chất, cho học sinh các ví dụ giúp học sinh
tự nghiên cứu đưa ra các kết luận Tăng khả năng tự học cho học sinh, không chỉ cho học sinh tiếp nhận kiến thức thụ động qua sách giáo khoa mà giáo viên nên ứng dụng cho học sinh làm các thí nghiệm thực tế hoặc hướng dẫn các em tự tóm tắt bài học sau mỗi tiết học Hướng dẫn cho học sinh các thí nghiệm đơn giản, các em có thể tự tiến hành tại nhà cùng với cha mẹ, kích thích được tính tò mò của học sinh, đồng thời tạo
cơ hội để trẻ dễ dàng tiếp thu chủ động kiến thức Học sinh tiểu học thích thú với những giờ học có thí nghiệm, hình ảnh thực tế, lượng kiến thức giáo viên dạy phải phù hợp với các em, vừa đủ nhưng chất lượng, Một số thí nghiệm đơn giản có thể đưa vào
sử dụng đối với môn khoa học ở lớp 5:
Thí nghiệm 1: Vắt một ít nước cốt chanh (hoặc giấm) vào cốc rồi nhúng tăm bông vào Sử dụng nó để viết lên một tờ giấy trắng để tạo một thông điệp bí mật Để dòng chữ hiện ra, cần làm tờ giấy nóng lên (bằng cách ủi hoặc giữ tờ giấy phía trên ngọn lửa, đèn nóng) Điều chắn chắc là không để trẻ thực hiện một mình (lưu ý với các
em rằng cần có cha mẹ hoặc người lớn đồng hành)
Giải thích hiện tượng cho trẻ hiểu: nước cốt chanh (hoặc giấm) là một chất hữu
cơ có thể bị oxi hóa, khi gặp nhiệt độ cao nó sẽ biến đổi thành màu Qua thí nghiệm trên giúp trẻ nhận biết được sự biến đối hóa học (ảnh minh họa)
Qua những thí nghiệm đó sẽ giúp sẽ giúp học sinh tạo niềm hứng thú, say mê trong lúc học, chủ động tiếp thu những kiến thức mà giáo viên mang đến, trẻ sẽ không cảm thấy bị ngộp trước khối lượng kiến thức mới Từ đó nâng cao được hiểu quả dạy
và học