1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu và phân tích về một vụ án có liên quan đến báo chí nêu rõ vai trò của nhà báo và những vi phạm về pháp luật và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 449,97 KB

Nội dung

Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động báo chí hiện nay, không phải lúc nào các nhà báo cũng thực hiện tốt được những yêu cầu này, do đó đã làm ảnh hưởng đến giá trị thông tin của các tác ph

Trang 1

MỤC LỤC

ĐỀ TÀI :TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH VỀ MỘT VỤ ÁN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN BÁO CHÍ ? NÊU RÕ VAI TRÒ CỦA NHÀ BÁO VÀ NHỮNG VI PHẠM VỀ PHÁP LUẬT VÀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

1.Lý do chọn đề tài 2

2.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4

1.Vụ án liên quan đến báo chí 5

2.Vai trò của nhà báo 9

4.Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp 13

4.1.Khái niệm đạo đức nghề nghiệp 13

4.2.Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của nhà báo 14

a) Nhà báo với Tổ quốc, đất nước 14

b) Nhà bảo với Nhân dân 16

c) Nhà báo với Đảng 17

Trang 2

1.Lý do chọn đề tài

Trong thời đại hiện nay, mỗi ngày có vô số sự kiện, vấn đề xảy ra trong đời sống xã hội và báo chí là cái nôi để đưa những vấn đề đó đến với cộng đồng nhanh nhất Báo chí là sự nghiên cứu, sự tìm tòi và thâm nhập thực tiễn để có những cái nhìn nghiêm túc và chân thực nhất Báo chí còn được coi là vũ khí tư tưởng, tập hợp quần chúng, truyền bá, tác động tư tưởng đến cho công chúng Khi sáng tạo tác phẩm báo chí, những yêu cầu về năng lực chuyên môn của nhà báo luôn phải gắn với những chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp Điều này được thể hiện trong từng bước tiến sáng tạo một tác phẩm báo chí Có như vậy, tác phẩm báo chí mới đem lại những giá trị đích thực cho công chúng xã hội Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động báo chí hiện nay, không phải lúc nào các nhà báo cũng thực hiện tốt được những yêu cầu này, do đó đã làm ảnh hưởng đến giá trị thông tin của các tác phẩm báo chí và lớn hơn là làm mất niềm tin của công chúng đối với báo chí Nguyên nhân chính của vấn đề này, đó chính là sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo ở từng khâu trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí

Báo chí có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội Do đó, đạo đức nghề nghiệp báo chí cũng cần được đề cao và được khẳng định là một trong những phẩm chất có tính chất nền tảng của hoạt động báo chí Thậm chí trong nhiều trường hợp, đạo đức nghề nghiệp còn được nhấn mạnh hơn nghiệp vụ báo chí Bởi người làm báo có thể học tập, rèn luyện, đúc rút kinh nghiệm về nghiệp vụ, nhưng đạo đức nghề nghiệp là yếu tố thuộc giá trị của con người, mà nổi lên là tinh thần trách nhiệm, thái độ trung thực, khách quan, nghiêm túc đối với mọi thông tin và trong công việc Vì thế, để phát triển lành mạnh, tạo dựng uy tín trong xã hội và bạn đọc, mọi nền báo chí luôn coi trọng, đề cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

Vì những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu và phân tích về một vụ án có liên quan đến báo chí ? Nêu rõ vai trò của nhà báo và những vi phạm về

Trang 3

pháp luật và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp” để nghiên cứu cho bài tiểu luận của

2.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Hiểu rõ được vai trò, những vi phạm về pháp luật và

chuẩn mực đạo đức nghề báo.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích một vụ án liên quan đến báo chí từ đó nêu rõ

vai trò của nhà báo và những vi phạm về pháp luật và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

Trang 4

1.Vụ án liên quan đến báo chí

Hoạt động báo chỉ là một hoạt động truyền thông đại chúng Sản phẩm, tác phẩm báo chí được tạo ra là để chuyển tải tới công chúng những thông tin thời sự về các sự kiện, vấn đề, sự vật, hiện tượng, con người xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong đời sống xã hội Đích hướng đến của một tác phẩm báo chí là đem lại giá trị thông tin cho công chúng xã hội, do đó, đảm bảo tính thông tin là chức năng quan trọng đầu tiên của một tác phẩm báo chí Để đạt được hiệu quả thông tin, một tác phẩm báo chí phải đạt các tiêu chí như: mới, thời sự, cập nhật; chân thực, khách quan; có ý nghĩa xã hội, mang lại giá trị giáo dục và nhân văn Ngoài ra, tác phẩm báo chí còn phải đảm nhiệm các chức năng xã hội khác như: định hướng dư luận xã hội; giám sát, quản lý và phản biện xã hội; giáo dục và giải trí

Các nhà báo chuyên nghiệp đều phải tuân thủ các bước tiến hành cơ bản trong quy trình sáng tạo một tác phẩm báo chí là: Nghiên cứu, thâm nhập thực tiễn, phát hiện đề tài; Thu thập thông tin, dữ liệu; Thể hiện tác phẩm; Tự biên tập tác phẩm; Tổ chức tác phẩm trên sản phẩm báo chí, phát tán thông tin; Theo dõi, nắm bắt và xử lý thông tin phản hồi

Khi sáng tạo tác phẩm báo chí, những yêu cầu về năng lực chuyên môn của nhà báo luôn phải gắn với những chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp Điều này được thể hiện trong từng bước tiến hành sáng tạo một tác phẩm báo chí Có như vậy, tác phẩm báo chí mới đem lại những giá trị đích thực cho công chúng xã hội Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động báo chí hiện nay không phải lúc nào các nhà báo cũng thực hiện tốt được những yêu cầu này, do đó đã làm ảnh hưởng đến giá trị thông tin của các tác phẩm báo chí và lớn hơn là làm mất niềm tin của công chúng đối với báo chí Nguyên nhân chính của vấn đề này, đó chính là sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo ở từng khâu trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí

Trang 5

Báo chí có trách nhiệm phản ánh hiện thực xã hội Thế nhưng hiện thực xã hội thì có muôn hình vạn trạng Chọn đề tài gì, thể hiện ra sao đề vừa đáp ứng được nhu cầu cập nhật thông tin của độc giả, vừa hấp dẫn, sáng tạo để cạnh tranh với các báo đã khiến cho các trang báo mạng bị cuốn vào một vòng xoáy mang tên “câu view” (câu lượt xem) Lượt xem được tính bằng một lần nhấp chuột vào để toàn bộ nội dung bài báo được hiển thị Muốn làm được như thế thì cần phải có một cách khai thác, cũng như một cái tít bài thật “giật gân”

Chạy theo tin nóng là yêu cầu thiết yếu để báo chí, nhất là báo mạng tồn tại Vì thế, cần làm rõ ranh giới giữa giật gân, câu khách với không giật gân, không câu khách Chưa bao giờ mở báo mạng ra, người đọc lại thấy tràn lan các thông tin về đánh ghen, tự sát, giết người, cướp của đến thế Cùng là một tin tức đó, nếu chỉ là đưa tin, phản ánh để người dân biết và phòng tránh thì đó đúng là nhiệm vụ của báo chí Nhưng sai phạm lại ở chỗ, người làm báo muốn “câu view” nên đã đặt những cái tít đầy giật gân, và đi sâu khai thác những khía cạnh khác của câu chuyện Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến đổi tượng của bài viết mà còn là một hành vi vi phạm đạo đức báo chí, nhưng lại càng ngày càng nhiều báo mắc phải.

Một sự việc xảy ra vào sáng 03/12/2013, tại Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, đó là vụ án Hà Xuân Hòa (30 tuổi, ngụ tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã dùng dao sát hại chị Hoàng Hương Nhi (24 tuổi, cùng quê), sau đó tự tử Tuy nhiên, để thông tin về việc này, một loạt các báo điện tử đã đưa tin như sau:

Tuổi Trẻ Online : “Giết bạn gái rồi tự sát” (http://tuoitre.vn/tin/ chinh-tri-xa-hoi/20131203/giet-ban-gai-roi-tu-sat/583382.html)

Thanh Niên Online: “Vụ giết bạn gái rồi rạch bụng tự sát: Cả khu phố bàng hoàng” (http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131203/giet-ban-gai-roi-rach-bung tu-sat.aspx)

Trang 6

Người Lao Động Online: “TP HCM: Cắt cổ người tình rồi tự sát”

Chỉ một sự việc mang tính cá nhân, sự việc đã xảy ra và hung thủ đã bị bắt, vậy có lý do gì đề báo chí phải đưa tin hàng loạt như trên? Chưa kể cách giật tít đều có các “từ khóa” gây chú ý dư luận như “ghen tuông”, “tự sát”, “cắt cổ”, “người yêu cữ”, “nghi án” Và rất nhiều tờ báo, trang mạng dẫn lại thông tin từ

Trang 7

các báo này Nhiều báo dùng những từ "bạn gái", "người yêu", "người tình", "quan hệ tình cảm", thậm chí là "từng chung sống như vợ chồng" để chỉ mối quan hệ giữa hung thủ và chị Hoàng Hương Nhi Các báo chỉ ghi nhận lại ý kiến của hàng xóm nhưng không có ý kiến của gia đình nạn nhân Và vấn đề không chỉ nằm ở nội dung giật gân câu khách (mà nhiều người dùng từ nặng hơn là “rẻ tiền”) mà những thông tin đó còn sai sự thật Qua xác minh, chị Hoàng Thị Hoàng Kim - em gái nạn nhân- khẳng định: "Hai người chưa từng có một mối quan hệ thân thiết nào"

Không chỉ câu khách bởi những cái tít đầy giật gân, có nhiều báo còn miêu tả một cách chi tiết, rùng rợn về vụ án như: "người dân thấy thi thể một cô gái nằm gục trên vũng máu, đầu vẫn đội mũ bảo hiểm, mặt đeo khẩu trang Cách đó không xa là một người thanh niên đang ôm vết thương ở vùng bụng, cạnh đó là con dao lưỡi sáng dài gần 30cm.", "Sau khi tự đâm vào bụng, nam thanh niên cổ bò đến ôm lấy thi thể cô gái còn đội nón bảo hiểm và bịt khẩu trang nằm bất động trong vũng máu."

Em gái nạn nhân sau đó đã phải lên trang cá nhân của mình đính chính tất cả các thông tin về mối quan hệ của chị gái mình với hung thủ, và cảnh tỉnh đạo đức nghề nghiệp của các nhà báo với những câu chữ đầy tha thiết, xót xa: “Xin các nhà báo khi chưa biết thông tin chính xác thì không nên trục lợi một cách vô liêm sỉ trên sự đau thương và mất mát của người khác Gia đình của chúng tôi cũng không muốn đây là chủ đề bàn tán của nhiều người Hy vọng mọi người thay vào đó hãy cầu nguyện cho chị siêu thoát Và chị của em ơi Chị hãy ra đi thanh thản, đừng bận tâm với những điều sai trái mà người ta nói về chị Cả nhà yêu chị nhiều lắm.”

Trong sự việc này, có thể thấy các nhà báo đã vi phạm sâu sắc đạo đức nghề nghiệp khi đưa một câu chuyện thương tâm ra làm đề tài để “câu view”, chưa kể đến cách “giật tít” sai sự thật để khơi gợi trí tò mò của độc giả Đây chỉ là một, trong rất nhiều những ví dụ nhỏ cho thấy “cướp, giết, hiếp” đang là những đề tài

Trang 8

được báo mạng đào sâu một cách quá đà, gây ô nhiễm môi trường báo chí lành mạnh

2.Vai trò của nhà báo

Nền báo chí từ khi hình thành và phát triển thì vai trò của nhà báo là rất quan trọng Vì nó quyết định sự tồn tại của một tờ báo, định hướng thông tin một cách chính xác nhất, giúp ổn định xã hội và phát triển kinh tế đất nước Do có những vai trò to lớn như vậy nên nhà báo cần tìm hiểu rõ hơn vai trò của mình để nâng cao tri thức và ổn định xã hội Sau đây là các vai trò của báo chí trong đời sống xã hộ

2.1.Vai trò về chính trị

Khi đất nước được giải phóng Đảng ta đứng lên lãnh đạo nhân dân theo con đường Xã Hội Chủ Nghĩa thì Đảng ta đã khéo léo sử dụng báo chí như một công cụ Vì không một cơ quan quyền lực nào không sử dụng báo chí như một công cụ để lãnh đạo và tuyên truyền đường lối của mình rất quan trọng Vì nó quyết định sự tồn tại của một tờ báo, định hướng thông tin một cách chính xác nhất, giúp ổn định xã hội và phát triển kinh tế đất nước

Do có những vai trò to lớn như vậy nên nhà báo cần tìm hiểu rõ hơn vai trò của mình để nâng cao tri thức và ổn định xã hội Sau đây là các vai trò của báo chí trong đời sống xã hội chức đoàn thể xã hội và diễn đàn của nhân dân

2.2.Việc định hướng và tạo lập dư luận

Việc định hướng và tạo lập dư luận của báo chí là rất quan trọng Vì nó giúp khẳng định tin đồn đó là đúng hay sai và giúp nhân dân hiểu về vấn đề Nếu dư luận xã hội đúng và được đảng trên báo chí sẽ tạo ra một sức ép không nhỏ tới cá nhân hay tập thể gây ra vụ việc đó

2.3.Về kinh tế

Báo chí là cơ quan truyền thông cung cấp thông tin cho người tiếp nhận thông tin Ngoài ra, báo chí còn có khả năng quảng cáo sản phẩm, tạo điều kiện cho các

Trang 9

nhà sản xuất quảng bá các sản phẩm của mình tới người tiêu dùng để sản phẩm có sức tiêu thụ lớn hơn, thúc đẩy sản xuất để đem lại lợi nhuận lớn hơn Ví dụ : việc quảng cáo xe máy waves trên báo lao động, dịch vụ tắc xi tải Thành Hưng hay dịch vụ thư giãn và thưởng thức “Kingston”

Ngoài ra, báo chí còn đưa ra giá cả thị trường để ổn định thị trường trong nước và Thế Giới Ví dụ : Tạp chí tiếp thị và gia đình hay chuyên mục thị trường 24h để đưa ra giá của một số loại giá nông sản, thực phẩm, điện tử v vũ lợi Hơn nữa, báo chí còn bảo vệ các quyền lợi của các doanh nghiệp, tránh tình trạng doanh nghiệp bị vu khống hoặc thông tin sai

Báo chí là cầu nối giữa các doanh nghiệp Báo chí góp phần tích cực vào việc tạo ra bầu không khí xã hội và môi trường kinh doanh thuận

2.4.Về văn hoá xã hội

Trong ngành Báo chí, ngoài các vai trò chính của mình thì có vai trò một vai trò lớn trong việc phát triển văn hoá xã hội Việt Nam mang đậm đà bản sắc dân tộc quan trọng cho kinh tế phát triển

Ngoài ra, báo chí cung quan tâm đến bản sắc dân tộc bằng việc giới thiệu lịch sử Việt Nam Ví dụ như : Báo an ninh, báo nhân dân Bảo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam v.v– Những tờ báo này đang ngày càng thực hiện tốt chức năng của mình để gìn giữ truyền thông dân tộc nhất là Chủ nghĩa yêu nước anh hùng cách mạng Từ khi hình thành báo chí đã rất quan tâm đến vấn đề bản sắc Việt Nam như: văn nghệ, hát chèo, quan họ Ví dụ : Báo văn nghệ hay một số tờ báo có các mục giải trí

3.Vi phạm pháp luật

Sự xói mòn của đạo đức báo chí đi liền với quá trình thương mại hóa, đã, đang diễn ra trong ngành công nghiệp truyền thông Áp lực lợi nhuận kinh doanh,

Trang 10

thời gian hoàn thành công việc đặt một bộ phận không nhỏ vào tình thế sẵn sàng vi phạm các nguyên tắc đạo đức để kịp thời tạo ra được những ấn phẩm truyền thông có thể tiêu thụ nhanh với giá hời Hệ quả tất yếu của quá trình này là sự xuất hiện tràn lan, không thể kiểm soát được các thông tin mang nặng tính giải trí, nội dung nghèo nàn và nhiều khi không thể kiểm chứng.

Bên cạnh những thành tựu, ưu điểm, hoạt động báo chí vẫn còn một số hạn chế, sai phạm với biểu hiện, hình thức khác nhau Đó là các biểu hiện sau:

1) Thông tin sai sự thật hoặc thông tin méo mó (sai một phần); 2) Không quan tâm đến hậu quả của thông tin;

3) Ứng xử nhẫn tâm;

4) Đưa thông tin không khách quan vì mục đích vụ lợi hay vì năng lực chuyên môn kém;

5) Thương mại hóa báo chí; 6) Khủng hoảng đạo đức báo chí

Thực tế cho thấy những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp, suy thoái trên được thể hiện qua một số hành vi sau:

Một là, lạm quyền, sự tùy tiện và vô trách nhiệm trong cung cấp thông tin và

đưa tin.

Đáng chú ý, các sai phạm chủ yếu là thông tin sai sự thật Đây mới chỉ là một số sự việc tiêu biểu cho tình trạng đăng tải thông tin sai sự thật trên báo chí Ngoài ra còn phải kể đến hiện tượng một số báo, trang tin điện tử đăng thông tin giật gân, câu khách, không đúng sự thật qua cách rút tít theo lối “treo đầu dê bán thịt chó” hoặc mô tả những vấn đề nhạy cảm quá chi tiết mà không tính đến hậu quả và sự

Trang 11

vô cảm, nhẫn tâm Thậm chí, một số bài báo còn cố tình đăng tải thông tin mê tín dị đoan, lẫn lộn hư thực gây hoang mang cho người đọc, tạo hiệu ứng không tốt trong dư luận xã hội.

Hai là, lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi hoạt động báo chí, như

một số nhà báo cố tình vi phạm tính chân thực, khách quan để thực hiện hành vi trục lợi Trên thực tế, không ít nhà báo lợi dụng quyền hạn để làm những việc trái pháp luật Đó là những hành vi lợi dụng danh nhà báo để tống tiền các doanh nghiệp, đe dọa các cá nhân có vị trí công tác có những việc làm không minh bạch, hay có hành vi lừa đảo người dân và các tổ chức… hoặc viết bài tâng bốc, quảng cáo không đúng sự thật… gây dư luận không tốt, bị kẻ xấu lợi dụng để xuyên tạc, thậm chí có những nhà báo phải truy cứu trách nhiệm hình sự Việc lợi dụng nhà báo hoặc giả danh làm nhà báo để trục lợi không phải là hiếm, hầu như năm nào cũng có một vài vụ.

Ba là, báo chí thông tin sai sự thật quá nhiều, thậm chí bịa đặt, suy diễn, gây

bức xúc xã hội Hiện tượng này đã được phê phán, nhắc nhở, nhưng hiệu lực không cao, những sai phạm vẫn tiếp diễn Sự xói mòn của đạo đức nghề nghiệp báo chí và suy thoái của người làm báo đi liền với quá trình thương mại hóa, đã, đang diễn ra Áp lực lợi nhuận kinh doanh, thời gian hoàn thành công việc đặt một bộ phận không nhỏ vào tình thế sẵn sàng vi phạm các nguyên tắc đạo đức để kịp thời tạo ra những ấn phẩm truyền thông có thể tiêu thụ nhanh với giá rẻ Hệ quả tất yếu của quá trình này là sự xuất hiện tràn lan các thông tin mang nặng tính giải trí, nội dung nghèo nàn, “câu khách” mà lỗi phổ biến là lấy thông tin từ mạng xã hội nhưng không kiểm chứng

Bốn là, thực tế cho thấy, sai phạm của một cá nhân người làm báo đều liên đới

đến cơ quan báo chí mà trực tiếp là những người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành tờ báo đó Khi xử lý một sai phạm trên báo chí, người chịu trách nhiệm trực

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w