1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hiệu quả hoạt động báo chí đối ngoại đối với người việt nam tại nước ngoài của ban đối ngoại đài tiếng nói việt nam vov5

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiệu Quả Hoạt Động Báo Chí Đối Ngoại Đối Với Người Việt Nam Tại Nước Ngoài Của Ban Đối Ngoại Đài Tiếng Nói Việt Nam VOV5
Trường học Đài tiếng nói Việt Nam
Chuyên ngành Báo chí
Thể loại Luận Văn
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,82 MB

Nội dung

Sau 18 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW Về công tác đối với người ViệtNam ở nước ngoài và 7 năm thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW về tăng cường công tácđối với người Việt Nam ở nước ngoài, báo

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Kết cấu đề tài 4

NỘI DUNG 5

1 Những vấn đề lý luận về hoạt động báo chí đối ngoại với người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) 5

1.1 Một số khái niệm liên quan 5

1.2 Báo chí đối ngoại với người Việt Nam ở nước ngoài 6

2 Thực trạng hoạt hoạt động báo chí đối ngoại đối với người Việt Nam ở nước ngoài của Ban đối ngoại (VOV5) - Đài TNVN 11

2.1.Tổng quan về Ban đối ngoại (VOV5) - Đài TNVN 11

2.2 Hiệu quả hoạt động báo chí đối ngoại đối với người Việt Nam tại nước ngoài của Ban đối ngoại (VOV5) - Đài TNVN 12

3 Đánh giá hiệu quả và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí đối ngoại đối với người Việt Nam tại nước ngoài trên kênh phát thanh đối ngoại quốc gia VOV5 21

3.1 Đánh giá hiệu quả hiệu quả hoạt động báo chí đối ngoại đối với người Việt Nam tại nước ngoài của Kênh phát thanh đối ngoại VOV5 21

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí đối ngoại đối với người Việt Nam tại nước ngoài của Kênh phát thanh đối ngoại VOV5 24

KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 3

Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài được Đảng, Nhà nước ta quantâm từ rất sớm, họ vừa là đối tượng, vừa là nguồn lực của công tác thông tin đối

ngoại Sau 18 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài và 7 năm thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW về tăng cường công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, báo chí đối ngoại vẫn không ngừng nỗ lực

và tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thông tin tới người Việt trên thế giới, trong đó phải

kể đến Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) cũng như Kênh Phát thanh đối ngoại quốcgia VOV5 và website vovworld.vn

Chính vì những lý do trên, sinh viên chọn đề tài “Hiệu quả hoạt động báo chí đối ngoại đối với người Việt Nam tại nước ngoài của Ban Đối ngoại – Đài tiếng nói Việt Nam (VOV5)” là đề tài tiểu luận kết thúc môn học.

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 4

- Làm rõ các hoạt động báo chí đối ngoại đối với người Việt Nam tại nướcngoài của Ban Đối ngoại – Đài tiếng nói Việt Nam (VOV5)

- Đánh giá hiệu quả trong công tác báo chí đối ngoại đối với người Việt Namtại nước ngoài của Ban Đối ngoại – Đài tiếng nói Việt Nam (VOV5)

- Kiến nghị một số giải pháp đổi mới hoạt động báo chí đối ngoại đối vớingười Việt Nam tại nước ngoài trong tình hình mới

Chương 2: Thực trạng hoạt hoạt động báo chí đối ngoại đối với người Việt Nam

ở nước ngoài của Ban Đối ngoại – Đài tiếng nói Việt Nam (VOV5)

Chương 3: Đánh giá hiệu quả và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí đối ngoại đối với người Việt Nam ở nước ngoài trên Ban Đối ngoại – Đài tiếng nói Việt Nam (VOV5)

Trang 5

NỘI DUNG

1 Những vấn đề lý luận về hoạt động báo chí đối ngoại với người Việt Nam

ở nước ngoài (NVNONN)

1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm báo chí đối ngoại

Với xu thế toàn cầu hoá hiện nay có ảnh hưởng về mọi mặt tới sự phát triểncủa hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Trước tình hình đó,Đảng và Nhà nước ta đã và đang tiếp tục đẩy mạnh các công tác đối ngoại, và đặcbiệt coi thông tin đối ngoại đóng vai trò quan trọng trong công tác đối ngoại, là cầunối đưa Việt Nam hội nhập, tạo đà giúp thúc đẩy kinh tế - văn hoá - xã hội, hướngđến mục tiêu hoà bình, ổn định và phát triển Đường lối đổi mới về đối ngoại củaĐảng và Nhà nước đã được thể hiện rõ trong việc tăng cường công tác thông tinđối ngoại, thúc đẩy hội nhập sâu rộng trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội.Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, công tác thông tin đối ngoạicàng trở thành bộ phần không thể thiếu của hoạt động đối ngoại Việt Nam

Theo Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại, ban hành kèm Quyết định số 79/201/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thông tin đối ngoại là “thông

tin quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước, con người, lịch sử, văn hoá dân tộc Việtnam; thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhànước Việt Nam ra thế giới và thông tin về thế giới vào Việt Nam"

Các hình thức thông tin đối ngoại của báo chí Việt Nam ngày nay đang dầntrở nên đa dạng và phong phú cả về số lượng lẫn chất lượng, góp phần tích cực vàohiệu quả thông tin đối ngoại trong thời gian vừa qua Trong Điều 3, Chương I,

Thông tư 03/2019/TT-BTTTT quy định việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành có nêu, báo chí đối

ngoại là báo in, báo điện tử, kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại được Thủtướng Chính phủ phê duyệt tại các Quy hoạch báo chí đối ngoại Hiện nay, nước ta

Trang 6

có khoảng 40 cơ quan báo chí có tôn chỉ, mục đích thông tin đối ngoại, là các cơquan báo chí như: Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyềnhình Việt Nam; Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin vàTruyền thông, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trong đó, các cơ quan báo chíchuyên trách thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại có vị trí nòng cốt, các cơ quanbáo chí khác tuỳ thuộc vào tôn chỉ, mục đích và định hướng của từng cơ quantrong các trường hợp cụ thể để tuyên truyền.

Bên cạnh đó, ta cũng có thể làm rõ định nghĩa của “báo chí đối ngoại" bằngviệc định nghĩa riêng hai khái niệm “báo chí" và “đối ngoại" Theo Đại từ điển

tiếng Việt, “đối ngoại" là đối với nước ngoài, bên ngoài, nói về đường lối, chính sách, sự giao thiệp cuả một Nhà nước, một tổ chức Có thể hiểu, “báo chí đối ngoại" là bộ phận báo chí hướng tới đối tượng ở bên ngoài một tổ chức, quốc gia Quyết định 2434/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban

hành nêu rõ: báo chí đối ngoại là một trong những lực lượng quan trọng của côngtác thông tin đối ngoại, là một bộ phận trong công tác tuyên truyền và công tác tưtưởng của Đảng, là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị; tậptrung xây dựng, phát triển lực lượng báo chí đối ngoại chuyên trách làm nòng cốt,phù hợp với sự phát triển của hệ thống báo chí nói chung

Như vậy, cho đến nay, dù chưa có một định nghĩa thống nhất về báo chí đốingoại, nhưng có thể hiểu theo hướng tiếp cận từ thông tin đối ngoại, báo chí đốingoại là sản phẩm thông tin đối ngoại, nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước,con người, văn hoá, lịch sử dân tộc Việt Nam; thông tin về chủ trương, đường lốicủa Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước Việt Nam, được thể hiện dưới nhiềuhình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, được phát hành, truyền dẫn

từ Việt Nam ra thế giới và từ thế giới vào Việt Nam

1.2 Báo chí đối ngoại với người Việt Nam ở nước ngoài

1.2.1 Một số khái niệm về người Việt Nam ở nước ngoài

Trang 7

Hiếp pháp năm 1992 đã quy định sử dụng khái niệm “ Người Việt Nam định

cư ở nước ngoài" thay thế cho khái niệm “Việt kiều" được sử dụng rộng rãi và xuấthiện trong các văn bản chính thức trước đó, cùng với một số cách gọi khác để chỉđối tượng người Việt Nam sống ở nước ngoài như: “kiều bào", “người Việt Nam ởnước ngoài", Cho đến nay, hầu hết các văn bản của Đảng và Nhà nước cũng nhưtrong giao tiếp phổ biến thông thường đều sử dụng khái niệm “Người Việt Nam ởnước ngoài” Khái niệm này cũng lần đầu được giải thích chính thức trong LuậtQuốc tịch Việt Nam năm 1998, Điều 2, Khoản 3: “Người Việt Nam ở nước ngoài

là công dân Việt nam và người gốc Việt Nam đang thường trú hoặc tạm trú ở nướcngoài”

Theo Luật Quốc tịch Việt Nam, Quốc hội thông qua năm 2008, Điều 3:

“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc ViệtNam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài; Người gốc Việt Nam định cư ở nướcngoài là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ đượcxác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sốnglâu dài ở nước ngoài.”

Có thể thấy, việc có nhiều khái niệm khác nhau để gọi và định nghĩa vềngười Việt Nam ở nước ngoài phần nào gây ra sự không đồng nhất, những khó

khăn trong xây dựng và áp dụng những chính sách Nhìn chung, khái niệm “Người Việt Nam ở nước ngoài" là khái niệm bao hàm mọi đối tượng người Việt Nam ở

nước ngoài nói chung, được sử dụng phổ biến và rộng rãi một cách chính thức

Về đặc điểm cộng đồng người Việt ở nước ngoài, trên cơ sở hình thành cộngđồng cũng như theo tiến trình lịch sử, cộng đồng NVNONN có thể được chia thànhcác nhóm như sau:

- Nhóm thứ nhất: Những người Việt Nam sống xa Tổ quốc trước năm1945

- Nhóm thứ hai: Những người Việt Nam ra nước ngoài trong khoảngthời gian trước và sau năm 1975

Trang 8

- Nhóm thứ ba: Những người Việt Nam theo diện lao động, học tập tunghiệp tại các nước XHCN Liên xô (cũ) và các nước Đông Âu cũ.

Theo số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) và bản đồ di cư của người Việt Nam năm 2015, phần lớn người Việt Nam lựa chọn di cư tới các nước phát

triển trên thế giới như Mỹ, Úc, Canada, Hàn Quốc, trải đều khắp các châu lụctrên thế giới Cộng đồng NVNONN tới nay có khoảng 5,3 triệu người đang sinhsống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% là ở các nướcphát triển Phạm vi trải rộng như vậy gây ảnh hưởng không nhỏ tới tính liên kết,gắn bó trong cộng đồng, cũng như việc sinh hoạt cộng đồng, duy trì tiếng Việt, gìngiữ bản sắc và sự gắn bó với quê hương trở thành một trong những vấn đề đặt ravới sự phát triển của cộng đồng

Việc phân tích các đặc điểm của cộng đồng NVNONN là điều cần thiết, làtiền đề, cơ sở khoa học để các cơ quan báo chí đối ngoại làm căn cứ xác định mụctiêu cụ thể, xây dựng kế hoạch để thực hiện và cải tiến, nâng cao chất lượng nộidung tuyên truyền đối ngoại, định hướng nội dung báo chí đối ngoại sao cho việcthực hiện hoạt động báo chí đối ngoại tới cộng đồng NVNONN một cách hiệu quả

1.2.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác báo chí đối ngoại đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Cộng đồng NVNONN là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc ViệtNam, đồng thời cũng luôn đóng vai trò là nguồn lực quan trọng của đất nước Đây

là quan điểm, chủ trương được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng, Nhà nước khẳngđịnh ngay từ những ngày đầu thành lập nước Trong suốt tiến trình lịch sử, côngtác về NVNONN cũng được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm và chú trọng,nhất là trong quá trình mở cửa, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế Có thể kểđến Nghị quyết 36 và Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị về công tác đối với người ViệtNam ở nước ngoài, được đánh giá là mang ý nghĩa quan trọng và chiến lược lâudài

Trang 9

Nghị quyết 36-NQ/TW về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

được Bộ Chính trị ban hành ngày 26/03/2004, đề ra 4 chủ trương và 9 nhiệm vụ,trong đó có một số nhiệm vụ chủ yếu như sau:

1) Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống,yên tâm làm ăn sinh sống, hội nhập vào đời sống xã hội nước sở tại, đồngthời duy trì quan hệ gắn bó với quê hương, đất nước

2) Hoàn chỉnh và xây dựng mới hệ thống chính sách thu hút, trọng dụng nhântài, phát huy sự đóng góp của trí thức kiều bào vào công cuộc phát triển đấtnước

3) Tích cực đầu tư cho chương trình dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam

ở nước ngoài, nhất là cho thế hệ trẻ

4) Đổi mới mạnh mẽ và toàn diện công tác thông tin, tuyên truyền, giúp chongười Việt Nam ở nước ngoài hiểu đúng tình hình đất nước và chính sáchcủa Đảng và Nhà nước

5) Các tổ chức đảng, các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức và đoàn thể nhân dân theo chức năng,nhiệm vụ của mình tham gia tích cực vào công tác đối với người Việt Nam ởnước ngoài

6) Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài cần được kiện toàn với cơ cấu tổchức, biên chế và phương tiện hoạt động đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 36, công tác về người Việt Nam ởnước ngoài đã đạt nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế,

bất cập Vì vậy, ngày 19/5/2015, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 45 về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị khóa IX về công tác với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới Trong đó, đáng chú ý là nội dung trọng tâm về việc “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đối ngoại bằng nhiều hình thức phù hợp (các kênh phát thanh, truyền hình phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài, phát thanh, truyền hình đối ngoại, truyền hình qua mạng IPTV hoặc hệ thống truyền hình của nước sở tại ) Tranh thủ, phát huy các

Trang 10

phương tiện truyền thông của cộng đồng nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho người Việt Nam ở nước ngoài về tình hình đất nước và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta Thông qua người Việt Nam ở nước ngoài, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền và vận động bạn bè quốc tế.”

15 năm sau Nghị quyết số 36 và hơn 5 năm thực hiện Chỉ thị số 45, ngày12/08/2021 Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Kết luận số 12 về công tác đối vớingười Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới Nhìn chung vẫn bao gồm cácnhiệm vụ, giải pháp về cơ bản đã được đề cập trong 2 văn bản trước đó, tuy nhiên

có nhấn mạnh một số điểm mới về nhiệm vụ, giải pháp thứ 5, cụ thể là: “Đổi mới nội dung, phương thức và tư duy về công tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại Kịp thời thông tin về tình hình đất nước và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta Phát huy hiệu quả các phương tiện truyền thông đa dạng của cộng đồng; hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp, phản ứng nhanh, kịp thời phản bác những luận điệu sai trái, không đúng sự thật về tình hình đất nước.”

Kể từ thời điểm Nghị quyết số 36 ban hành năm 2004 đến nay, thế giới nóichung cũng như Việt Nam nói riêng đang trong thời đại công nghệ 4.0 cũng nhưchứng kiến sự phát triển và lan rộng một cách mạnh mẽ của mạng internet trêntoàn cầu Vì vậy, những đổi mới của Kết luận số 12 là kịp thời và cần thiết khi màtrong khoảng thời gian đầu, công tác thông tin đối ngoại tới người Việt Nam ởnước ngoài chỉ qua các kênh phát thanh và kênh truyền hình đối ngoại qua sóng vôtuyến là chủ lực, vẫn còn nhiều hạn chế về công nghệ truyền dẫn nên thông tin đếnvới kiều bào chưa thực sự đầy đủ và hiệu quả

Có thể nói, những chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước về công tácngười Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là hoạt động thông tin đội ngoại, tuyêntruyền dành cho cộng đồng này đã và đang phát huy vai trò và hiệu quả quan trọng,đồng thời có những đổi mới quan trọng về nội dung, phương thức và tư duy vềcông tác tuyên truyền, thông tin đối ngoại để phù hợp với sự phát triển trong thựctiễn với nhiều biến động

Trang 11

2 Thực trạng hoạt hoạt động báo chí đối ngoại đối với người Việt Nam

ở nước ngoài của Ban đối ngoại (VOV5) - Đài TNVN

2.1.Tổng quan về Ban đối ngoại (VOV5) - Đài TNVN

Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) là đài phát thanh quốc gia trực thuộc Chínhphủ Việt Nam, chính thức được thành lập vào ngày 7/9/1945 với buổi phát thanhđầu tiên bằng tiếng Việt bắt đầu bằng câu: "Đây là Tiếng nói của Việt Nam", phátthanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà

VOV hiện đang hoạt động dưới sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin vàTruyền thông trong hoạt động báo chí, tần số, truyền dẫn và phát sóng Trong đó,Đài hoạt động với các loại hình báo chí: phát thanh, báo in, truyền hình và báomạng điện tử; có nhiệm vụ trong việc thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sáchcủa Đảng Cộng sản Việt Nam, hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xãhội Chủ nghĩa Việt Nam, qua đó góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đờisống tinh thần của nhân dân

Ban đối ngoại (VOV5) là đơn vị thuộc Đài tiếng nói Việt Nam, phát sóngchương trình đầu tiên bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Quảng Đông vào ngày7/9/1945 và liên tục phát triển các chương trình tiếng Pháp, Anh, Quảng Đông, BắcKinh, Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia, Campuchia, Tây ban Nha, Nga, trongsuốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và chiến tranh chống Mỹ(1955-1975) Hiện nay VOV5 đang duy trì các chương trình phát thanh thườngnhật bằng 13 thứ tiếng: tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và

12 tiếng nước ngoài, và cũng là cơ quan truyền thông đối ngoại nhiều tiếng nướcngoài nhất của Việt Nam Cùng với đó 12 chương trình phát thanh bằng các thứtiếng: Anh, Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Đức, Thái Lan,Campuchia, Indonesia và tiếng Việt dành cho đồng bào Việt Nam ở nước ngoàitrên sóng ngắn, sóng trung hướng sang Châu Âu, Đông Bắc Mỹ, Tây Bắc Mỹ, mộtphần Trung Mỹ, Đông Nam Á, Đông Bắc Á, một phần Châu Phi và phát trên

Trang 12

Internet tại địa chỉ http://vovworld.vn (trang thông tin điện tử của Ban đối ngoại Đài tiếng nói Việt Nam).

-2.2 Hiệu quả hoạt động báo chí đối ngoại đối với người Việt Nam tại nước ngoài của Ban đối ngoại (VOV5) - Đài TNVN

2.2.1 Hoạt động báo chí đối ngoại qua phát thanh đối ngoại

Phát thanh đối ngoại, cùng với truyền hình đối ngoại, vốn là lực lượng chủlực để thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại nói chung và báo chí đối ngoại nóiriêng Đài Tiếng nói Việt Nam cũng là một trong những cơ quan truyền thông chủlực của Nhà nước trong hoạt động báo chí đối ngoại, truyền thông quốc tế Từnhững ngày đầu thành lập, Ban đối ngoại, Đài Tiếng nói Việt Nam - VOV5 đã đẩymạnh thực hiện các chương trình phát thanh bằng nhiều thứ tiếng khác nhau phục

vụ các phục vụ đồng bào xa Tổ quốc Tuy nhiên phải đến hơn 30 năm sau, dấu mốc

về một chương trình phát thanh chuyên biệt phục vụ cho đối tượng này mới chínhthức được ra đời

Trong thời điểm nước ta đang trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cứunước, “Chương trình phát thanh 0 giờ” của Đài Tiếng nói Việt Nam được phát sóngnhằm biên tập những thông tin thời sự, chiến sự trong nước để phục vụ cho pháiđoán Việt Nam đàm phán tại Hội nghị Paris, sau khi đất nước thống nhất, Chươngtrình phát thanh 0 giờ vẫn được duy trình phát sóng thông tin phục vụ cộng đồngViệt Nam ở nước ngoài Đến năm 1981, Đài tiếng nói Việt Nam nhận thấy công tácthông tin dành cho các kiều bào cần có một phòng chuyên môn chuyên trách thựchiện để phục vụ cho đối tượng đặc thù là kiều bào, cũng như cần những thay đổi về

cả hình thức lẫn nội dung nhằm phù hợp với tình hình mới

Ngày 16/08/1981, Đài Tiếng nói Việt Nam quyết định thành lập Phòng ViệtKiều (thực hiện Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổquốc), thuộc ban Thời sự Cùng với đó, chương trình phát thanh “Dành cho đồngbào Việt Nam ở xa Tổ quốc" chính thức ra đời, đánh dấu bước đầu phát triển củahoạt động báo chí đối ngoại dành cho NVNONG Đến năm 1994, Chương trình

Trang 13

chính thức được chuyển sang Ban Biên tập Đối ngoại, nay là Ban đối ngoại - Kênhphát thanh đối ngoại quốc gia và đóng vai trò là chương trình nòng cốt trong hoạtđông tuyên truyền, thông tin tới các kiều bào đang sinh sống và làm việc xa Tổquốc.

Từ những ngày đầu phát sóng cho tới nay, Chương trình được đông đảocông chúng đón nhận, được nhiều thế hệ kiều bào yêu thích với nhạc hiệu cùng lờixướng quen thuộc “Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổquốc" do nghệ sĩ nhân dân Tuyết Mai thể hiện trên nền nhạc tiếng đàn bầu da diết,đầy gợi nhớ tới quê hương Hơn nữa, một trong những đặc trưng của báo phátthanh là việc công chúng tiếp nhận sản phẩm báo chí bằng thính giác Vì thế việckhai thác được lợi thế của âm nhạc trong các chương trình phát thanh sẽ giúp phátthanh đến với công chúng nhiều hơn và đội ngũ thực hiện chương trình phát đãthực hiện thành công điều này Nhạc hiệu và lời xướng cũng chính là tiền đề, cơ sởquan trọng để ekip xây dựng nên một chương trình phát thanh nhằm khơi dậy tìnhyêu quê hương của những người con xa quê, khắc hoạ những nét đẹp, văn hoátruyền thống của dân tộc Việt Nam, lan toả những điều tốt đẹp ấy để khiến họ cảmthấy thêm gắn bó bền chặt với quê hương

NSND Tuyết Mai - giọng đọc quen thuộc với thính giả trên các chương trình phát thanh thuộc kênh sóng VOV

Trang 14

Hiện nay, Ban đối ngoại VOV5 thực hiện sản xuất chương trình “Dành chongười đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc" 01 số/ ngày với thường lượng 60 phút,được phát trên nhiều tần số phủ rộng ở các châu lục trên toàn thế giới như Châu Á,Châu Âu, Châu Úc, Bắc Mỹ với mục tiêu phục vụ cho gần 4,5 triệu người ViệtNam ở nước ngoài cùng người nước ngoài quan tâm đến Việt Nam

105,5 MHz105,7 MHz

9730 KHzTây Âu (Anh,

Pháp)

Phát mùa hè: 17h30 - 18h30 (giờ QT) 9725 KHzPhát mùa đông: 18h30 - 19h30 (giờ

GMT)

5955 KHz

Nam Âu (Italia) Phát mùa hè: 20h30 - 21h30 (giờ QT) 11840 KHz

Phát mùa đông: 21h30 - 22h30 (giờ

xã hội để các kiều bào nắm được tình hình trong nước Kết thúc một số phát sóng

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w