1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề cương phân tích chính sách

38 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Cương Phân Tích Chính Sách
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 772,64 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH Câu 1: Trình bày khái niệm và vai trò của hoạt động phân tích chính sách?Hiện đang tồn tại hai cách hiểu khái niệm PTCSỞ cách hiểu thứ nhất, PTCS liên quan

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH

Câu 1: Trình bày khái niệm và vai trò của hoạt động phân tích chính sách?

Hiện đang tồn tại hai cách hiểu khái niệm PTCS

Ở cách hiểu thứ nhất, PTCS liên quan trực tiếp đến công tác hoạch định, lựa chọn

và đề xuất giải pháp cho vấn đề chính sách

Theo cách hiểu này thì kết quả PTCS sẽ là những lời khuyên, gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách

Cách hiểu này thể hiện trong định nghĩa của Walter Williams:

“ PTCS là một quá trình tổng hợp thông tin để sản sinh ra một công thức cho các quyết định chính sách, đồng thời cũng là quá trình xác định những thông tin cần thiết về chính sách trong tương lai”

Ở cách hiểu thứ hai, PTCS liên quan đến nghiên cứu chính sách, bên cạnh việc xácđịnh đặc điểm, tính chất, phạm vi và nguyên nhân của các vấn đề chính sách, nghiên cứu chính sách còn tìm kiếm các phương án để điều chỉnh chính sách

Do vậy, PTCS xuất hiện cả trong giai đoạn đánh giá chính sách

Cách hiểu này được thể hiện trong định nghĩa của Thomas Dye: “ PTCS là hoạt động nghiên cứu các nguyên nhân và hệ quả của CSC”

Tóm lại, PTCS là quá trình sử dụng các kiến thức khoa học, các phương pháp và

kỹ thuật đa dạng để sản sinh, đánh giá và truyền tải các tri thức có liên quan đến lĩnh vực chính sách

Phân tích chính sách gắn chặt với quy trình chính sách

Vai trò:

Trang 2

- Xác định vấn đề công cộng và tìm kiếm các giải pháp để giải quyết vấn đề đó.

- Giúp chủ thể làm chính sách lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất

- Đánh giá toàn diện và chính xác các ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của CSC đến sự phát triển kinh tế xã hội

- Đưa ra các khuyến nghị để hoàn thiện, điều chỉnh CSC

Câu 2: Trình bày các hình thức và chủ thể phân tích chính sách

Các hình thức phân tích:

Theo thời gian:

- Phân tích tương lai: là việc phân tích và cung cấp thông tin trước khi phương

án chính sách được thực hiện

- Phân tích quá khứ: là việc phân tích những gì đã xảy ra trong quá khứ có liên quan đến việc đưa ra và truyền đạt thông tin sau khi CSC được thực hiện

- Các cấp chính quyền (Trung ương tới địa phương)

- Công ty tư vấn chính sách (tư nhân)

- Các tổ chức phi lợi nhuân

- Các tổ chức vận động hành lang

Trang 3

- Các trường đại học, viện nghiên cứu

- Những nhà doanh nghiệp (enterpreneur): giỏi cả kỹ năng phân tích lẫn kỹ năng chính trị

Câu 3: Trình bày các dạng tri thức sinh ra trong quá trình PTCS?

Vấn đề chính sách – Kết quả kỳ vọng của chính sách – Phương án chính sách – Kếtquả thực hiện của chính sách – Sự thể hiện của chính sách

Trang 4

- VD: lượng khí thải trong không khí là bao nhiêu khi chính quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường?

3 Phương án chính sách được ưu tiên (Preferred Policy)

- Là phương án phù hợp nhất để giải quyết vấn đề chính sách

- Để lựa chọn được phương án chính sách tốt nhất cần có một hệ thống các tiêu chí (hiệu quả, công bằng, đáp ứng yêu cầu, )

4 Kết quả chính sách thực hiện (Observed Policy Outcomes)

- Là kết quả thực hiện của phương án chính sách được lựa chọn (ưu tiên), cho nên dạng tri thức này chỉ xuất hiện sau khi chính sách được đưa vào thực tiễn

- Cần lưu ý có một số kết quả không do việc thực hiện chính sách tạo ra mà được gây ra bởi các yếu tố ngoài chính sách khác

5 Sự thể hiện của chính sách (Policy Performance)

- Xem xét mức độ đạt được mục tiêu của chính sách

- Chính sách có nên tiếp tục hay hủy bỏ, có cần chỉnh sửa, bổ sung gì không?VD: các biện pháp kiểm soát rác thải có làm chậm quá trình trái đất nóng lênhay không?

Câu 4: Trình bày khái niệm vấn đề chính sách

Về bản chất, nhu cầu tương lai của đời sống xã hội chính là khoảng cách giữa mức sống hiện tại với tương lai theo qui luật vận động phát triển Khoảng cách này chính là một mâu thuẫn, khoảng cách được lấp đầy khi mâu thuẫn được giải quyết Như vậy, vấn đề chính sách có thể được coi là những mâu thuẫn nảy sinh cần đượcNhà nước giải quyết bằng chính sách

Vấn đề chính sách chính là trung tâm của quá trình chính sách Thông tin về vấn đềchính sách là quan trọng nhất vì cách thức xác định vấn đề chi phối khả năng tìm ra

Trang 5

giải pháp Vì vậy, cần phải chú trọng nâng cao năng lực xác định vấn đề chính sách, tránh nhầm lẫn hoặc bỏ xót vấn đề chính sách.

Vấn đề chính sách là sự thể hiện của một trạng thái đang lan truyền sự lo lắng, căng thẳng, ngỡ ngàng mà chưa có một giải pháp cụ thể nào

Vấn đề chính sách là các nhu cầu, giá trị, cơ hội cải thiện chưa được xác định

Câu 5: Trình bày đặc điểm của vấn đề chính sách

Tính chủ quan, Tính bất ổn, Tính phụ thuộc, Tính nhân tạo

- Tính phụ thuộc: Các vấn đề chính sách thuộc một lĩnh vực thường có liên

quan đến vấn đề chính sách ở các lĩnh vực khác Vì vậy, vấn đề chính sách không hoàn toàn độc lập mà nằm trong một hệ thống các vấn đề, hệ thống này tạo ra áp lực lên xã hội

- Tính chủ quan: Các điều kiện bên ngoài làm trầm trọng các vấn đề chính

sách khiến chúng ta nhầm tưởng vấn đề chính sách là khách quan Mặc dù vậy, các điều kiện bên ngoài này được xác định, phân loại và đánh giá một cách có chọn lọc thông qua lăng kính của các nhà phân tích

- Tính nhân tạo: Vấn đề chính sách được tạo ra, duy trì và thay đổi bởi xã

hội Vấn đề chính sách không bao giờ tách biệt khỏi đời sống của con người

- Tính bất ổn: Vấn đề chính sách luôn biến động không ngừng Do vậy, các

giải pháp thường xuyên bị lỗi thời

Câu 6: Căn cứ vào mức độ phức tạp, vấn đề chính sách được phân loại ntn?

Căn cứ vào mức độ phức tạp, vấn đề chính sách được chia làm 03 loại

1 Vấn đề có cấu trúc tốt (Well-structured): Những vấn đề mang tính chất

vận hành thường là những vấn đề có cấu trúc tốt VD: Việc thay mới hay sửa

Trang 6

chữa thiết bị/vật tư được quyết định dựa trên chi phí của từng phương án và mức độ khấu hao của thiết bị/vật tư.

2 Vấn đề có cấu trúc trung bình (Moderately-structured): Có sự mâu

thuẫn trong giá trị nhưng vẫn có thể điều tiết được bằng cách tìm ra điểm tối

ưu VD: Một hội đồng gồm 3 người đưa ra lựa chọn về loại năng lượng ưu tiên trong bối cảnh thiếu hụt năng lượng thời gian tới Có 2 loại năng lượng

là điện gió và điện mặt trời

Ông A: Điện mặt trời – Điện gió

Ông B: Điện gió – Điện mặt trời

Bà C: Điện mặt trời – Điện gió

3 Vấn đề có cấu trúc yếu: Có sự mâu thuẫn trong giá trị và mâu thuẫn này

không thể điều tiết được, không có điểm tối ưu trong lựa chọn VS: Một hội đồng gồm 3 người đưa ra lựa chọn về loại năng lượng ưu tiên trong bối cảnhthiếu hụt năng lượng thời gian tới Có 3 loại năng lượng là điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân

Ông A: Điện mặt trời – Điện gió – Điện hạt nhân

Bà B: Điện gió – Điện hạt nhân – Điện mặt trời

Bà C: Điện hạt nhân – Điện mặt trời – Điện gió

Câu 7: Trình bày khái niệm và mục tiêu của công tác dự báo trong PTCS

Khái niệm: W Dunn: "Dự báo trong phân tích chính sách là hoạt động cung cấp thông tin về trạng thái tương lai của xã hội trên cơ sở các thông tin có sẵn Dự báo đem lại tầm nhìn về kết quả chính sách qua đó tăng cường khả năng hiểu biết và định hướng, kiểm soát xã hội"

Trang 7

2 Mục đích

a Dự báo kết quả của chính sách hiện tại (chính sách cũ)

b Dự báo kết quả của chính sách dự định triển khai (chính sách mới)

c Dự báo nội dung của chính sách dự định triển khai

d Dự báo hành vi của các chủ thể liên quan

b Dự báo kết quả của chính sách dự định triển khai (chính sách mới)

Xác định các thay đổi sẽ xảy ra khi một chính sách mới được đưa vào áp dụng

VD: Dự báo sản lượng điện của Việt Nam sau khi các chính sách liên quan đến môi trường được triển khai.

c Dự báo nội dung của chính sách dự định triển khai

Dự báo các thay đổi trong nội dung của một chính sách sắp được triển khaiVD: Các nhà phân tích dự báo Quốc hội sẽ áp dụng 4 tuần nghỉ/ 1 năm cho lao động tại các doanh nghiệp (Sau khi tham khảo 1 số chính sách của các nước châu

Âu cho lao động nghỉ 4-5 tuần trong 1 năm)

d Dự báo hành vi của các chủ thể liên quan

Dư báo khả năng các chủ thể ủng hộ hay phản đối các chính sách mới của Nhà nước

VD: Dự báo chính sách hỗ trợ giá điện trong đợt dịch Covid ảnh hưởng tới doanh nghiệp, người dân, ngành điện như thế nào?

Câu 8: Dự báo trong PTCS được phân loại ntn?

▪ Dự báo xu hướng hiện tại và quá khứ trong tương lai

▪ Phép ngoại suy sử dụng lập luận quy nạp

Trang 8

▪ Lập luận quy nạp đưa ra các kết luận chung dựa trên các quan sát cụ thể (dữ liệu lịch sử theo chuỗi thời gian), nhận định xu hướng quá khứ để dự báo tương lai.

b Dự báo theo cơ sở lý thuyết (Theoretical forecasting)

-Dự báo dựa trên các lý thuyết giải thích việc tại sao các xu hướng trong quá khứ lại lặp lại trong tương lai

- Dự báo trên cơ sở lý thuyết sử dụng lập luận diễn dịch

-Lập luận này trước hết kiểm định các giả thiết, quy luật, định lý sau đó áp dụng vào các quan sát cụ thể nhằm dự báo tương lai

c Dự báo theo đánh giá chuyên gia (Expert judgmental forecasting)

• Dựa trên kiến thức chuyên môn của từng chuyên gia

• Những chuyên gia này cho rằng mình có khả năng đặc biệt để phỏng đoán tương lai (theo trực giác)

• VD: Vào năm 2050, đi trên các con đường cao tốc là những chiếc xe không ngườilái nhưng vẫn có thể hoàn toàn tuân thủ luật giao thông

Câu 9: Các phương pháp dự báo có những hạn chế gì?

Mức độ chính xác: Hầu như phương pháp dự báo nào cũng xuất hiện sai số, Chính quyền Obama dự báo mức tăng chi tiêu ngân sách sai số 20.2% (98 tỷ dollar)

Cơ quan thực hiện dự báo: Các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ dự báo chính xác hơn các cơ quan chính quyền

Khoảng thời gian dự báo: Thời gian dự báo càng xa hiện tại thì sai số dự báo càng lớn

Câu 10: Trình bày các tiêu chí lựa chọn phương án chính sách ? (6 tiêu chí)

1 Tính hữu dụng

Trang 9

3 Tính đầy đủ:

• Phản ánh mức độ đạt được hiệu quả hay hữu dụng ở một ngưỡng nhất định

• Tính đầy đủ thể hiện ở 4 kiểu tình huống:

Loại 1: Chi phí có sẵn, chính sách nào hữu dụng hơn thì lựa chọn

Loại 2: Tính hữu dụng có sẵn, chính sách nào chi phí thấp hơn thì lựa chọn Loại 3: chi phí và mức độ hữu dụng đều không có sẵn, phương án nào cho tỷ

lệ hiệu quả kinh tế cao hơn thì được lựa chọn

Loại 4: chi phí và mức độ hữu dụng đều có sẵn, phương án nào đáp ứng được cả 2 yếu tố đó thì được lựa chọn

4 Tính công bằng

-Một phương án chính sách được coi là công bằng khi kết quả (đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ) hoặc những nỗ lực (khoản đầu tư) được phân phối một cách đồng đều

Trang 10

-Một phương án có thể tốt hơn hẳn một phương án khác trên phương diện tính toánchi phí lợi ích nhưng lại không đảm bảo tính công bằng do một nhóm hưởng nhiều lợi ích còn nhóm khác chịu nhiều chi phí).

5 Tính đáp ứng yêu cầu

▪Thể hiện mức độ thỏa mãn của đối tượng chính sách với phương án chính sách

▪Có những phương án chính sách rất hiệu quả, công bằng nhưng lại không dáp ứngđược nhu cầu của nhóm đối tượng chính sách

VD: Chính sách cộng điểm thi đại học cho bà mẹ Việt Nam anh hùng

6 Tính phù hợp

▪Đây là tiêu chí tổng hợp, xem xét sự kết hợp những hai hoặc nhiều tiêu chí

▪Tính phù hợp giúp các nhà phân tích trả lời câu hỏi rằng muc tiêu của phương án chính sách có phù hợp với toàn thể xã hội hay không

▪Đôi khi có sự mâu thuẫn giữa hiệu quả và công bằng, do vậy việc xem xét tiêu chíphù hợp là điều cần thiết

11 Trình bày mô hình lựa chọn giản đơn Điều kiện để áp dụng mô hình này trong lựa chọn phương án tối ưu

Trong nhiều trường hợp, việc chính quyền cần làm là đưa ra chính sách mới hoặc giữ nguyên hiện trạng

Mô hình giản đơn

Trang 11

Những lưu ý các điều kiện áp dụng mô hình giản đơn

12 Trình bày khái niệm của công tác giám sát và đánh giá chính sách

Khái niệm của công tác giám sát:

Công tác giám sát trong phân tích chính sách đề cập đến quá trình theo dõi, đánh giá và kiểm soát thực hiện của chính sách công cộng Đây là bước quantrọng sau khi một chính sách đã được áp dụng để đảm bảo rằng nó đạt được mục tiêu dự kiến và có ảnh hưởng tích cực đối với cộng đồng hoặc lĩnh vực

cụ thể

Công tác giám sát trong phân tích chính sách đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả và thực hiện chính xác của các quy định và hướng dẫn đã được thiết lập Quá trình này tập trung vào việc theo dõi và đánh giá kết quả thực tế của chính sách, thông qua việc thu thập dữ liệu, phân tích thông tin và đưa ra những đề xuất cải tiến

Bằng cách liên tục thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, công tác giám sát giúp xác định các chỉ số hoặc dấu hiệu để đo lường hiệu quả của chính sách Việc phân tích kỹ lưỡng dữ liệu này không chỉ cho thấy những điểm mạnh và yếu, mà còn đề xuất các điều chỉnh cần thiết để tối ưu hóa chính sách

Trang 12

Hơn nữa, công tác giám sát còn bao gồm việc tương tác chặt chẽ với cộng đồng và các bên liên quan Bằng cách này, thông tin và phản hồi được chia

sẻ một cách đầy đủ, tạo điều kiện cho việc hiệu chỉnh chính sách phù hợp với nhu cầu và thực tế cụ thể của người dân

Khái niệm đánh giá chính sách:

Là những hoạt động có tính hệ thóng, nằm trong một tiến trình; các hoạt động này nhằm kiểm tra toàn bộ các khía cạnh của chính sách (đầu vào, các hoạt động thực hiện đầu ra, kết quả và tác động) và làm thế nào đeer sử dụng

có hiệu quả các nguồn lực

Là xem xét khách quan và có hệ thống về một chính sách đang được thực hiện hoặc hoàn thành để xác định tính thích hợp, hiệu lực, hiệu quả, tác động

Khi các thông tin không có sẵn, người giám sát phải trực tiếp thu thập thông tin qua bảng hỏi, phỏng vấn và quan sát thực địa

Việc thu thập, phân tích, suy luận kết quả chính sách phu thuộc vào khả năng tạo ra các thước đo đáng tin cậy

Trang 21

Câu 5: Vận dung phân tích hồi quy để dự báo kết quả kỳ vọng chính sách trong một tình huống cụ thể

Phân tích hồi quy là một công cụ mạnh mẽ trong thống kê và nghiên cứu kinh tế, giúp mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và một hoặc nhiều biến độc lập Khi áp dụng phân tích hồi quy để dự báo kết quả kỳ vọng của một chính sách trong một tình huống cụ thể, bạn có thể tuân thủ các bước sau:

1 Xác Định Biến Phụ Thuộc và Biến Độc Lập:

- Xác định biến mà chính sách muốn ảnh hưởng đến là biến phụ thuộc (dependent variable)

- Xác định các biến mà chính sách có thể ảnh hưởng đến là các biến độc lập (independent variables)

1 Thu Thập Dữ Liệu:

- Thu thập dữ liệu cho tất cả các biến liên quan từ nguồn tin cậy và có sẵn

- Đảm bảo rằng dữ liệu được thu thập đầy đủ và chính xác

2 Chuẩn Bị Dữ Liệu:

- Kiểm tra và làm sạch dữ liệu để loại bỏ giá trị còn thiếu, ngoại lệ, hoặc lỗi

- Chuyển đổi dữ liệu nếu cần thiết để đảm bảo nó đáp ứng các điều kiện của mô hình hồi quy

3 Lựa Chọn Mô Hình Hồi Quy:

- Lựa chọn một mô hình hồi quy phù hợp dựa trên tính chất của dữ liệu và vấn đề nghiên cứu

- Có thể là hồi quy tuyến tính, hồi quy logistic, hay mô hình hồi quy khác tùy thuộcvào bản chất của dữ liệu và mục tiêu nghiên cứu

4 Xây Dựng Mô Hình:

Trang 22

- Sử dụng phần mềm thống kê để xây dựng mô hình hồi quy dựa trên dữ liệu thu thập được

- Kiểm tra mô hình để đảm bảo nó phản ánh đúng mối quan hệ giữa các biến

8 Kiểm Soát và Đánh Giá:

- Kiểm soát và đánh giá kết quả dự báo theo thời gian để đảm bảo rằng chúng vẫn phản ánh đúng tình hình thực tế

Câu 6: Vận dụng phương pháp xác định khoảng và điểm tin cây để dự báo kết quả chính sách trong một tình huống cụ thể

Phương pháp xác định khoảng và điểm tin cậy là một phần quan trọng của việc đánh giá độ chắc chắn của dự báo Nó giúp xác định mức độ tin cậy của kết quả dựbáo và giới hạn khoảng giá trị có thể chứa kết quả thực tế Dưới đây là cách vận dụng phương pháp này để dự báo kết quả chính sách trong một tình huống cụ thể:

1 Xác Định Biến Phụ Thuộc và Biến Độc Lập:

- Chọn biến phụ thuộc (dependent variable) là mục tiêu chính mà chính sách muốnảnh hưởng đến

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w