1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu về công cuộc đổi mới của việt nam và những vấn đề hội nhập kinh tế toàn cầu trong bối cảnh hiện nay

45 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về công cuộc đổi mới của Việt Nam và những vấn đề hội nhập kinh tế toàn cầu trong bối cảnh hiện nay
Tác giả Hà Thị Cúc Phương, Đinh Ngọc Quỳnh, Nguyễn Thị Thùy Trang, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Nguyễn Huyền Trâm, Nguyễn Thị Minh Tâm, Chế Quốc Trung, Lê Thu Thủy, Lê Thị Vân Anh, Nguyễn Hòa Thư, Vũ Lê Thành Vinh, Vũ Thủy Tiên, Trần Hà Vy
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 4,58 MB

Nội dung

Chính trị: Sau đại thắng ngày 30/4/1975, hệ thống chính trị Việt Nam bước sang giai đoạn xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản theo tư tưởng tập thể làm chủ:  Không thừa nhận kinh tế tư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

- -

BÀI TẬP NHÓM

ĐỀ BÀI:

TÌM HIỂU VỀ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA VIỆT NAM

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ HỘI NHẬP KINH TẾ TOÀN CẦU

TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

NHÓM 4

L Lớp học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh_34

S Sinh viên thực hiện: Hà Thị Cúc Phương – 11216594 Nguyễn Thị Thùy Trang-11218051

Đinh Ngọc Quỳnh – 11215073 Đỗ Hương Trà – 11218428Nguyễn Thị Như Quỳnh – 11218422 Nguyễn Huyền Trâm – 11218431Nguyễn Thị Minh Tâm – 11225686 Chế Quốc Trung – 11215974

Lê Thu Thủy – 11217539 Lê Thị Vân Anh – 11216222Nguyễn Hòa Thư – 11226106 Vũ Lê Thành Vinh – 11216280

Vũ Thủy Tiên – 11218426 Trần Hà Vy - 11227013

Trang 2

Hoàn thành nhiệm vụ, tích cực đóng góp xây dựng ý kiến 9,75

Đinh Ngọc Quỳnh 11215073 Thiết kế slide

Hoàn thành nhiệm vụ, tích cực đóng góp xây dựng ý kiến, có đầu tư trong công việc

9.5

Nguyễn Thị Như Quỳnh 11218422

Tìm hiểu về bối cảnh của những vấn đề hội nhập kinh

tế toàn cầu trong bối cảnhhiện nay

Hoàn thành nhiệm vụ

9

Nguyễn Thị Minh Tâm 11225686

Tìm hiểu kết quả của công cuộc đổi mới của Việt Nam (thành tựu và hạn chế)

Hoàn thành nhiệm vụ

9

Lê Thu Thủy 11217539

Tìm hiểu lợi ích (số liệu) khi Việt Nam hội nhập kinh

tế toàn cầu

Hoàn thành nhiệm vụ,

có đầu tư trong công việc, tích cực góp ý sửa đổi hoàn thiện bài

9.5

Nguyễn Hòa Thư 11226106

Tìm hiểu về phần Việt Nam trước cảicách (trước 1986)

Hoàn thành nhiệm vụ

9

Vũ Thủy Tiên 11218426 Tìm hiểu về

phần Việt Nam sau cải cách (văn hóa

Hoàn thành nhiệm vụ, khá tích cực đóng góp ý kiến, có đầu tư nghiên cứu làm bài

9.5

2

Trang 3

- xã hội, đối ngoại)

Nguyễn Thị Thùy Trang 11218051

 Làm nội dung phần A

 Thuyết trình phần công cuộc đổi mới mục A, B1, B2

Hoàn thành nhiệm vụ, tích cực xây dựng ý kiến

9.75

Đỗ Hương Trà 11218428

Tìm hiểu những khó khăn, vấn đề phát sinh khi hội nhập kinh

tế toàn cầu + Câu hỏi tươngtác

Hoàn thành nhiệm vụ, tích cực xây dựng ý kiến

9.75

Nguyễn Huyền Trâm 11218431

Tìm hiểu thông tin về các tổ chức

mà Việt Nam tham gia, các hiệp định kinh

 Thuyết trình phần B3, B4, C

Hoàn thành nhiệm vụ, tích cực xây dựng ý kiến

9.75

Lê Thị Vân Anh 11216222 Làm phần

Việt Nam sau cải cách + Câu hỏi tương

Hoàn thành nhiệm vụ, tích cực xây dựng ý kiến, tích cực đôn đốc công việc nhóm

10

3

Trang 4

Vũ Lê Thành Vinh 11216280

Ý nghĩa của công cuộc đổi mới của Việt Nam (Đặc trưng, so sánh tương quan với Trung Quốc)

Hoàn thành nhiệm vụ

9

Trần Hà Vy 11227013

Tổng hợp bài làm, thiết kế bản cứng

Hoàn thành nhiệm vụ

9

4

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 6

A Cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới sáng tạo 7

B Công cuộc đổi mới của Việt Nam 8

1 Việt Nam trước cải cách: 8

2 Việt Nam thực hiện cải cách 11

3 Kết quả 22

4 Ý nghĩa 26

C Những vấn đề hội nhập kinh tế toàn cầu trong bối cảnh hiện nay 30

1 Bối cảnh 30

2 Thành tựu: 32

3 Những khó khăn, vấn đề phát sinh trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu ở Việt Nam 39

4 Phương pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế 42

KẾT LUẬN 44

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Công cuộc cải cách, đổi mới chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộngsản là đòi hỏi tất yếu trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Đó là sự tự nhậnthức lại về chủ nghĩa xã hội nhằm khắc phục những sai lầm, hạn chế đã mắc phải, tìmcon đường phát triển thích hợp với bối cảnh của thời đại

Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động vàquan hệ giữa con người với nhau Ngày nay, quá trình hội nhập quốc tế đang diễn rangày càng nhanh hơn, mạnh hơn dưới sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó kinh tếthị trường và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ là động lực hàng đầu.Hội nhập quốc tế đã, đang là xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động sâu sắc đến quan

hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia Hội nhập quốc tế có thể diễn ra trên từng lĩnhvực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh - quốc phòng )hoặc diễn ra trên cùng nhiều lĩnh vực với tính chất, phạm vi, hình thức khác nhau Với mong muốn tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, nhóm chúng em đã cùng nhau thực hiệnnghiên cứu về đề tài: “Công cuộc đổi mới của Việt Nam và những vấn đề hội nhậpkinh tế toàn cầu trong bối cảnh hiện nay”

6

Trang 7

A Cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới sáng tạo

Tư tưởng đổi mới sáng tạo Hồ Chí Minh là bộ phận cơ bản cấu thành của tư tưởng

Hồ Chí Minh Tư tưởng đổi mới sáng tạo Hồ Chí Minh là linh hồn, giá trị bao trùm cácquan điểm toàn diện sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam Chúng

ta có thể nhận thức sáng tỏ Hệ giá trị đổi mới sáng tạo, là giá trị bao trùm, linh hồn của

tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện trên những vấn đề sau:

 Thứ nhất: Quan niệm về đổi mới: là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi racái tốt Do vậy, đổi mới là bản chất của cách mạng, của phát triển Công cuộc đổimới “là cuộc chiến đấu chống lại những cái gì cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cáimới mẻ, tốt tươi”

 Thứ hai: Mục tiêu của đổi mới: Đổi mới phải vì nước vì dân, ích nước, lợi nhà:

“Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc già hại đến dân ta phải hết sứctránh”

 Thứ ba: Tính chất của đổi mới

o Tính tất yếu của đổi mới: Đổi mới phải xuất phát từ nhu cầu khách quancủa thực tiễn Kết quả đổi mới phải đấp ứng được những vấn đề mà thựctiễn đặt ra

o Đổi mới là một quá trình, một sự nghiệp lâu dài, một cuộc đấu tranh phứctạp, khó khăn, gian khổ đỏi hỏi phải kiên định, kiên trì, kiên quyết tiếnhành đổi mới không ngừng

o Tính chất Cách mạng và Khoa học của đổi mới Phải nhìn thẳng vào sựthật, nói đúng sự thật Nhận thức đúng bản chất của vấn đề Có ý chí cónăng lực để thay cũ đổi mới

 Thứ tư: Nguyên tắc, phương châm, phương pháp đổi mới: Tư duy đổi mới, hànhđộng đổi mới, nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực tiễn Thực tiễn làthước đo hiệu quả một chủ trương đổi mới, một chính sách, một cơ chế đổi mới,một tổ chức đổi mới Công cuộc đổi mới phải tiến hành toàn diện và đồng bộ.Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới đồng bộ toàn diện cả chính trị, kinh tế,

xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng, đối ngoại…

 Thứ năm: Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cái cũ và cái mới theo quy luật phủđịnh biện chứng, kế thừa và phát triển

o Có những quan niệm cũ trước đây là đúng nhưng nay đã trở lên lạc hậu,lỗi thời, cản trở phát triển ta dứt khoát thay đổi

7

Trang 8

o Có những quan niệm cũ, quan niệm sai làm sai, ta phải sửa sai, nhận thứclại cho đúng và làm đúng.

o Có cái cũ tốt nay có phần không phù hợp ta kế thừa những giá trị tốt loại

bỏ phần lạc hậu lỗi thời

o Cái mới khi mới xuất hiện có khi không được nhiều người công nhận,nhưng ta nhận thức cái mới ra đời có xu hướng phát triển tốt, ta phải bảo

vệ, tạo các điều kiện cần thiết cho cái mới phát triển và nhân rộng

 Thứ sáu: Sức mạnh của đổi mới là nhân dân: Cách mạng, sự nghiệp đổi mới là

sự nghiệp của nhân dân

 Thứ bảy: Đảng là người lãnh đạo công cuộc đổi mới do đó trước hết Đảng phải

tự đổi mới và chỉnh đốn để Đảng vững mạnh cả chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạođức Phải không ngừng tự đổi mới để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiếnđấu nhằm xây dựng đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo, động viên, giáo dục

và tổ chức quần chúng thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới toàn diện đất nướctheo định hướng XHCN

B Công cuộc đổi mới của Việt Nam

1 Việt Nam trước cải cách:

8

Trang 9

trường và sản xuất hàng hóa, xem kinh tế thị trường là đặc trưng của chủ nghĩa tưbản.

 Trong thời kì này, cơ chế quản lý kinh tế của nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tậptrung Kinh tế tư nhân dần bị xoá bỏ trong nền kinh tế, nhường chỗ cho kinh tếnhà nước chỉ huy Trong nền kinh tế bao cấp, nhà nước hoàn toàn độc quyềnphân phối hàng hoá Hạn chế trao đổi bằng tiền mặt

 Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước.Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanhnghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nướcthu

 Trong kinh tế bao cấp, các cơ quan hành chính được can thiệp sâu vào hoạt độngsản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Mặc dù vậy, họ lại không phải chịutrách nhiệm gì đối với các quyết định của mình mà ngân sách nhà nước sẽ phảigánh chịu

 Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh Cho nên cũngkhông bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất, kinh doanh

→ Điều này làm triệt tiêu động lực phát triển của các doanh nghiệp, khiến nềnkinh tế không thể phát triển

 Trong nền kinh tế bao cấp quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức,quan hệ hiện vật là chủ yếu, việc phân phối hàng hoá chủ yếu dựa vào hệ thốngtem phiếu

→ Điều này khiến cho đồng tiền Việt Nam bị mất giá

 Giai đoạn này chúng ta đã phạm phải một số sai lầm cơ bản Lúc đó, chúng ta đặtrất nhiều kỳ vọng vào phát triển kinh tế nhờ sức mạnh bổ sung vào những ưu thếhiện có và sẵn có của đất nước về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế của haimiền Nam - Bắc Nhưng hoàn cảnh quốc tế lúc bấy giờ không thuận lợi Trongquan hệ quốc tế, Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu thực hiện cấm vận kinh tế vớiViệt Nam, chỉ có Liên Xô vẫn cung cấp nguồn viện trợ nhưng đã hạn chế rấtnhiều Còn ở trong nước, chiến lược phát triển kinh tế dựa trên cơ chế kế hoạchhóa tập trung, quan liêu, bao cấp Nền kinh tế chỉ dựa vào hai thành phần quốcdoanh và tập thể, kinh tế tư nhân không được phát triển, thị trường không đượccông nhận… đã làm thui chột động lực tăng trưởng của nền kinh tế, đặc biệt làtrong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Có thể nói là cả nước làm không đủăn!

 Giai đoạn khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng nhất là các năm 1983, 1984,

1985 Lạm phát bị đẩy lên mức 700-800%, tem phiếu phân phối thiếu thốn,người dân không đủ lương thực Bốn mặt hàng dân dụng phụ thuộc lớn vào viện

9

Trang 10

trợ của Liên Xô là xăng dầu; lương thực, bột mì; bông xơ phục vụ ngành dệt;phân bón thì lượng viện trợ giảm dần Kinh tế đất nước gần như kiệt quệ.

 Thực hiện hai kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là Kế hoạch 5 năm lần thứ hai(1976-1980) và Kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981-1985), nhân dân Việt Nam đãđạt được những thành tựu quan trọng: Khắc phục từng bước những hậu quả nặng

nề của chiến tranh; Khôi phục phần lớn những cơ sở công nghiệp, nông nghiệp,giao thông ở miền Bắc và xây dựng lại các vùng nông thôn ở miền Nam bị chiếntranh tàn phá Thời kỳ này, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnhlệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt từ trên xuống dưới.Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao

1.3 Văn hóa - Xã hội

 Hoạt động văn hóa được kiểm soát nghiêm ngặt trong thời bao cấp, người dân ítđược tiếp xúc với văn hóa phương Tây Các mảng về phim, văn học hay nhạc…đều được nhà nước kiểm duyệt trước khi phát hành Văn học nước ngoài chủ yếucủa Liên Xô và khối Đông Âu, theo xu hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa Vănhọc lãng mạn bị xem là tiêu cực ở giai đoạn này

 Các văn nghệ sĩ được nhà nước trả lương giống công chức, hoạt động trong các

cơ quan nhà nước

 Vào thời bao cấp, xã hội Việt Nam gần như không giao lưu với phương Tây vì tưtưởng và vấn đề an ninh Xã hội ít có sự phân hóa giàu nghèo như hiện naynhưng mức sống của người dân thấp Tất cả sinh viên ra trường đều được nhànước phân công công việc nên không lo thất nghiệp nhưng không được tự chọn

cơ quan làm việc cho mình Thi đậu đại học thời đó rất khó, ngoài học lực, tiêuchuẩn cao và xét cả lý lịch Xã hội có tính cộng đồng cao, sống có người làngnghĩa xóm thân thiết, tối lửa tắt đèn có nhau Đời sống tinh thần không có nhiềuloại hình giải trí,cuộc sống bình an nhưng nghèo nàn, khó khăn

1.4 Đối ngoại:

 Đại hội lần thứ IV của Đảng (tháng 12-1976) xác định nhiệm vụ đối ngoại: "rasức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn nhữngvết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, khoahọc, kỹ thuật, củng cố quốc phòng, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủnghĩa xã hội ở nước ta"

 Về quan hệ với các nước, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh đoàn kết và hợp tác toàndiện với Liên Xô là nguyên tắc, là chiến lược và luôn luôn là hòn đá tảng trongchính sách đối ngoại của Việt Nam; xác định quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào -Campuchia có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của ba dân tộc; kêu gọi các

10

Trang 11

nước ASEAN hãy cùng các nước Đông Dương đối thoại và thương lượng để giảiquyết các trở ngại nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình và ổnđịnh; chủ trương khôi phục quan hệ bình thường với Trung Quốc trên cơ sở cácnguyên tắc cùng tồn tại hòa bình; chủ trương thiết lập và mở rộng quan hệ bìnhthường về mặt nhà nước, về kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật với tất cả cácnước không phần biệt chế độ chính trị.

2 Việt Nam thực hiện cải cách

xu thế phát triển của lịch sử" Cụ thể, Đảng ta đã nhận thức đúng đắn hơn về chủnghĩa xã hội và thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội; đã khắc phục một số quanniệm đơn giản trước đây được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Cùngvới quan điểm mới về chủ nghĩa xã hội, quan điểm về con đường đi lên chủnghĩa xã hội cũng được đổi mới Con đường để đi tới mục tiêu chủ nghĩa xã hộiđược Đảng ta xác định là: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắnvới phát triển kinh tế tri thức; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng conngười, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảođảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; thực hiệnđường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển,chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộcthống nhất; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, donhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

 Thứ hai, quan điểm mới về đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường

xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa

Trước đây, đấu tranh giai cấp và đấu tranh giữa hai con đường để giải quyếtvấn đề “ai thay ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đã được cường điệu

và được coi là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội Theo quan điểm ấy, nhiềucuộc đấu tranh giai cấp đã diễn ra liên tục, nhiều khi gay go ác liệt, gây nên baokhó khăn, trở ngại cho sự phát triển đất nước Đại hội IX của Đảng (năm 2001)

11

Trang 12

đã đưa ra định hướng chính trị đúng đắn: “Động lực chủ yếu để phát triển đấtnước là đại đoàn kết toàn dân” Đây là kết quả tổng kết nhiều giai đoạn phát triểncủa đất nước, là sự cụ thể hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dântrong giai đoạn phát triển mới.

Hiện nay, trong các văn kiện chính thức, Đảng và Nhà nước ta không coi đấu tranh giaicấp là động lực của sự phát triển, không còn dùng cụm từ “đấu tranh giữa hai con đường

để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản ở nước ta”

Đó là một quan điểm mới về vấn đề đấu tranh giai cấp ở nước ta trong những năm vừaqua

 Thứ ba, quan điểm mới về vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc

Trong những năm khủng hoảng kinh tế - xã hội, do sai lầm trong những chủtrương lớn và sự chỉ đạo chiến lược; do những khuyết điểm trong công tác tưtưởng và công tác tổ chức, cán bộ; do sự thoái hóa biến chất của một số cán bộ,đảng viên, cho nên khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã bị ảnh hưởng nặng nề Lòng

tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa của một bộ phận nhân dânchưa vững chắc, phần vì đời sống của họ còn nhiều khó khăn, phần vì họ bấtbình trước những bất công xã hội và tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phícòn khá phổ biến và nghiêm trọng Việc tập hợp Nhân dân vào mặt trận Tổ quốcViệt Nam và các đoàn thể, các tổ chức xã hội còn nhiều hạn chế Trước đây, chủtrương của Đảng chỉ thực hiện liên minh công nông, chưa chú ý coi trọng tầnglớp trí thức Khối đại đoàn kết toàn dân tộc chưa thật bền chặt và đứng trướcnhững thách thức mới Thêm vào đó, các thế lực thù địch ra sức phá hoại khốiđại đoàn kết toàn dân tộc thông qua các chiêu bài dân chủ, tự do, nhân quyền,dân tộc, tôn giáo

Trong quá trình đổi mới, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc và đại đoàn kếttoàn dân tộc cũng đổi mới Điều đó thể hiện ở chỗ Đảng và Nhà nước chủ trương xóa bỏmặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp, xây dựng tinhthần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai, cùng phấn đấu cho mục tiêudân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Đồng thời, Đảng và Nhà nước coiđại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nôngdân và tầng lớp trí thức là nguồn gốc sức mạnh, là động lực chủ yếu và là nhân tố của ýnghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc

Trong quá trình đổi mới quan điểm về đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng và Nhà nước đã

có những chủ trương, chính sách đáng chú ý: coi trọng vai trò của các doanh nhân trongphát triển kinh tế; coi kinh tế tư nhân là một trong những động lực của sự phát triển kinh

12

Trang 13

tế; đặt việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong vấn đề dân tộc và trong vấn đề văn hóa; coitín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; khắc phục mọi thái

độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo; chống những hành vi viphạm tự do tín ngưỡng; động viên và tạo điều kiện cho người Việt Nam ở nước ngoàihướng về quê hương xây dựng đất nước; khuyến khích đồng bào đầu tư về trong nước;thu hút, phát huy sự đóng góp của trí thức Việt kiều

Quan điểm mới của Đảng và Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc đang là tư tưởng chỉđạo quan trọng không chỉ cho nhân dân trong nước mà cả cộng đồng kiều bào ở nướcngoài, đang tạo nên động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của đất nước

 Thứ tư, quan điểm mới về hệ thống chính trị

Trước đây, trong các văn kiện của Đảng thường sử dụng cụm từ “hệ thốngchuyên chính vô sản” Lần đầu tiên ở nước ta, cụm từ “hệ thống chính trị” được

sử dụng trong Nghị quyết Trung ương 6 khóa VI (năm 1989) và từ đó hầu nhưkhông còn sử dụng cụm từ “hệ thống chuyên chính vô sản” Vấn đề ở đây khôngphải đơn giản thay đổi từ ngữ, mà còn hàm chứa sự thay đổi nội dung của cáccụm từ ấy Điều đó thể hiện quan điểm mới về hệ thống chính trị; dẫn đến việcđổi mới quan điểm về vai trò, chức năng, quan hệ và hoạt động của cả hệ thốngchính trị nói chung và của từng bộ phận trong hệ thống đó

Với tư cách là hạt nhân của hệ thống chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tự đổi mớimình Nếu quan niệm cũ coi Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Namthì quan niệm mới coi Đảng không chỉ là đội tiên phong của giai cấp công nhân mà còn

là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam Nếu Điều lệ cũ coimột trong những tiêu chuẩn đảng viên phải là những công dân Việt Nam từ 18 tuổi trởlên, gương mẫu trong lao động, không bóc lột đều có thể kết nạp vào Đảng, thì Điều lệmới đã bỏ chữ “không bóc lột” và thừa nhận đảng viên được làm kinh tế tư nhân.Quan điểm của Đảng về Nhà nước cũng có đổi mới: từ chỗ Nhà nước ta được coi là nhànước của một giai cấp nhất định đến chỗ Nhà nước ta được coi là nhà nước của dân, dodân, vì dân; từ tên gọi nhà nước chuyên chính vô sản đổi thành nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa; từ chỗ chủ trương nhà nước can thiệp sâu vào quản lý kinh tế của cácdoanh nghiệp chuyển sang chủ trương nhà nước chỉ quản lý vĩ mô; Nhà nước từ chỗquản lý đất nước theo các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng chuyển sang quản lý theo phápluật, coi hiến pháp và pháp luật là tối thượng; từ cách quản lý theo mệnh lệnh hànhchính, quan liêu chuyển sang cách quản lý dân chủ; v.v Đó là quan điểm tiến bộ phùhợp với xu thế chung của thời đại

Đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhândân thể hiện ở chỗ khắc phục dần dần tình trạng hành chính hóa, phô trương, hình thức

13

Trang 14

chuyển sang làm công tác dân vận theo phương châm gần dân và có trách nhiệm vớidân Đặc biệt là, Đại hội X của Đảng chủ trương Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận

và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội Nhờ cónhững đổi mới nói trên, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân đang đóng vai trò quan trọngtrong đại đoàn kết toàn dân tộc, hưởng ứng và thực hiện đường lối, chủ trương, chínhsách và pháp luật của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh

 Thứ năm, quan điểm mới về việc thực hiện dân chủ

Trong các di sản tư tưởng Hồ Chí Minh để lại, tư tưởng về dân chủ rất đángchú ý và đóng vai trò định hướng để thực hiện dân chủ ở nước ta Trong quanniệm của Hồ Chí Minh, “Dân là gốc”, “Dân là chủ”, “Dân làm chủ”, “Nước ta lànước dân chủ”, “thực hiện dân chủ là “viên đá thử vàng” đối với một chính đảngcách mạng” Khẳng định dân là chủ, Hồ Chí Minh đã xác định vị thế, tư cách chủthể xã hội của nhân dân và khẳng định phải làm cho nhân dân được hưởng quyềnlàm chủ xã hội trên thực tế Từ “dân là chủ” tiến lên thành “dân làm chủ” là mộtbước tiến về chất, một quá trình phấn đấu vượt qua rất nhiều khó khăn, trở ngại

Để thực hiện quyền dân chủ, nhân dân không những phải có quyền, mà điều quantrọng là nhân dân phải có năng lực làm chủ Người dân muốn làm chủ, thì họchẳng những cần phải biết hưởng quyền làm chủ, mà còn cần phải biết dùngquyền làm chủ, dám nói, dám làm Đảng phải tạo ra cơ chế thích hợp để ngườidân có được các yếu tố cơ bản để làm chủ, đó là: trình độ hiểu biết về dân chủ,phương pháp thực hành dân chủ và bản lĩnh thực hành dân chủ Có như vậy,nhân dân mới có quyền dân chủ thực sự, tránh tình trạng dân chủ hình thức, dânchủ chung chung Đó chính là thước đo, là tiêu chí đánh giá mức độ dân chủ màngười dân có được

Để các hành vi gây tác hại đến quyền dân chủ của nhân dân được xử lý kịp thời, đúngđắn, theo Hồ Chí Minh, các quyền đó phải được thể chế hóa thành hiến pháp, thànhpháp luật và được thực hiện bằng những thiết chế tương ứng của nhà nước Ở đây, dânchủ và pháp luật, dân chủ và kỷ cương không bài trừ và phủ định nhau; trái lại, chúngnằm trong sự thống nhất biện chứng, là điều kiện, tiền đề tồn tại và phát triển của nhau.Không thể có dân chủ mà lại thiếu pháp luật, kỷ luật, kỷ cương

Đại hội VI của Đảng là một bước ngoặt lịch sử trong việc nhấn mạnh phát huy dân chủ.Bài học “lấy dân làm gốc” là sự thể hiện sự kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh Các Đại hộitiếp theo của Đảng tiếp tục bổ sung và đưa ra cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm

“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các chủ trương, chính sách lớn củaĐảng và Nhà nước: thực hiện các cơ chế làm chủ của nhân dân thông qua các cơ quandân cử và các đoàn thể; làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, bằng các

14

Trang 15

quy ước, hương ước tại cơ sở phù hợp với pháp luật nhà nước; Đảng và Nhà nước tiếptục đổi mới phong cách đảm bảo dân chủ trong quá trình chuẩn bị ra Nghị quyết và thihành Nghị quyết; Đảng và Nhà nước cũng bàn bạc và tham khảo ý kiến của Mặt trận vềnhững quyết định và chủ trương lớn.

2.2 Kinh tế

Trong các quan điểm mới về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thì quanđiểm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, như Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng đã chỉ ra, là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo củaĐảng Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tếhàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà nước Nó là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của kinh

tế thị trường vừa dựa trên các nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội Đây không phải

là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là kinh tế thị trường

xã hội chủ nghĩa Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cónhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế Các thành phần kinh tế hoạtđộng theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bìnhđẳng trước pháp luật cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh

 Nền kinh tế nhiều thành phần:

o Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII rút ra bài học sau 10 năm đổi mới

đó là phải “ Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hànhtheo cơ chế thị trường phải đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của nhànước theo định hướng XHCN Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ vàcông bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môitrường sinh thái”

o Nhà nước chấp nhận sự tồn tại bình đẳng và hợp pháp của nhiều thànhphần kinh tế Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX coi nền kinh tế hàng hoánhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát củanước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Đại hội cho rằng, nềnkinh tế nước ta có nhiều hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tậpthể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp), nhiều thành phần kinh tế (kinh tếNhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân,kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài), nhiều hìnhthức phân phối, chủ yếu phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh

tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vàosản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội Tuy nhiên,trong các thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo;

15

Trang 16

kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển; kinh tế tư nhân làmột trong những động lực của nền kinh tế; kinh tế hỗn hợp, đa sở hữungày càng phát triển; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càngtrở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân Quan hệ phânphối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển Thực hiện chế độphân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theomức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệthống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội Nhà nước quản lý nền kinh tế bằngpháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vậtchất để định hướng, điều tiết, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

 Cơ chế kinh tế:

o Nhà nước xác định theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế được vận hành bởi hai bàntay: thị trường và Nhà nước Ngay từ đại hội VI, trong công nghiệp, nước

ta đã bước đầu xóa bỏ chế độ tập trung, bao cấp, chuyển hoạt động củacác đơn vị kinh tế quốc doanh sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa nhằm tạo

ra động lực mạnh mẽ, giải phóng mọi năng lực sản xuất, thúc đẩy tiến bộkhoa học-kỹ thuật, phát triển kinh tế hàng hoá theo hướng đi lên chủ nghĩa

xã hội với năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao Đảng và Nhànước đã nhận ra mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung như ở thời baocấp tồn tại rất nhiều yếu kém bởi sự cứng nhắc, quan liêu trong công tácquản lý dẫn đến các doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ chăm chăm đến mụctiêu duy nhất là hoàn thành xong chỉ tiêu, không khuyến khích được sảnxuất phát triển; Thứ hai, các cơ quan hành chính nhà nước can thiệp quásâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại của doanh nghiệp.Những thiệt hại về vật chất do những quyết định hành động không đúnggây ra thì Nhà nước phải hoàn toàn phải gánh chịu Mặt khác, Nhà nướcchỉ coi trọng thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, điều nàylàm hạn chế sự tăng trưởng và góp phần vào nền kinh tế của những thànhphần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế tư nhân khác Đổi mới sang cơchế kinh tế thị trường có ưu điểm là nó phát huy tính tối ưu trong phân bổnguồn lực xã hội để tối đa hóa lợi nhuận thông qua cạnh tranh, mặt khác,

sự quản lý của Nhà nước giúp điều chỉnh những thất bại của thị trường

như lạm phát phân hóa giàu nghèo khủng hoảng kinh tế, ,

o Định hướng xã hội chủ nghĩa: Theo quan điểm trước Đổi mới, Nhà nướcViệt Nam cho rằng kinh tế thị trường là nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản

và hoạt động không tốt Sau Đổi mới, quan điểm của Nhà nước Việt Nam

16

Trang 17

là kinh tế thị trường là thành tựu của loài người, không mâu thuẫn với chủnghĩa xã hội Định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là vẫn giữ vai tròchủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế, vì theo quan điểm của

chủ nghĩa Marx về chủ nghĩa xã hội thì mọi tư liệu sản xuất đều thuộc sởhữu toàn dân và Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước đại diện cho

nhân dân

 Nền kinh tế chuyển từ khép kín, đóng cửa, sang mở cửa, hội nhập với thế giới:

Từ Đại hội VI, Đảng đã nhấn mạnh đến giải pháp tập trung sức người, sức củavào việc thực hiện ba chương trình mục tiêu: lương thực, thực phẩm, hàng tiêudùng và hàng xuất khẩu Đây có thể được coi là bước đầu đánh dấu sự hội nhập

về mặt kinh tế của nước ta với thị trường thế giới Nhất là từ thời kì 2001 đến nay

- thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng, trong thời kỳ này, đất nước ta thực hiện haichiến lược phát triển kinh tế – xã hội là Chiến lược 2001-2010 và Chiến lược2011-2020 nhằm xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh” theo phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đốitác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế trên nguyên tắc tôn trọngđộc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng cùng có lợi, không can thiệpcông việc nội bộ, cùng phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” Do tranh thủđược thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, nền kinh tế – xã hội nước

ta đã có những biến đổi quan trọng, đạt được nhiều thành tựu to lớn

2.3 Văn hóa - Xã hội

 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (diễn ra tại Hà Nội,15-18/12/1986) đề rachính sách cải cách xã hội gồm 4 nhóm chính:

o Kế hoạch hóa dân số, giải quyết việc làm cho người lao động

o Thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm an toàn xã hội, khôi phục trật tự, kỷcương trong mọi lĩnh vực xã hội

o Chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục, văn hóa, bảo vệ và tăng cường sứckhỏe của nhân dân

o Xây dựng chính sách bảo trợ xã hội

 Sau Đại hội đại biểu toàn quốc VII, tình hình thế giới diễn biến phức tạp; đấtnước đứng trước những thuận lợi mới và những thách thức mới Hội nghị Trungương 3 (6/1992) đã thảo luận và đưa ra các quyết sách quan trọng Ngày 17-11-

1993, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07 về đại đoàn kết dân tộc, lấy mụctiêu: vì lợi ích dân tộc; xóa bỏ định kiến, mặc cảm, hận thù, hướng về tương lai…làm điểm tương đồng

 Hội nghị Trung ương 5, khóa VIII (7/1998) chủ trương xây dựng và phát triểnnền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

17

Trang 18

o Trung ương Đảng nhấn mạnh quan điểm xây dựng văn hóa:

 Vǎn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa làđộng lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội

 Nền vǎn hóa mà chúng ta xây dựng là nền vǎn hóa tiên tiến, đậm

o Mười nhiệm vụ cụ thể xây dựng và phát triển vǎn hóa là:

 Xây dựng con người Việt Nam

 Xây dựng môi trường vǎn hóa

 Phát triển sự nghiệp vǎn học-nghệ thuật

 Bảo tồn và phát huy các di sản vǎn hóa

 Phát triển sự nghiệp giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ

 Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng

 Bảo tồn, phát huy và phát triển vǎn hóa các dân tộc thiểu số

 Chính sách vǎn hóa đối với tôn giáo

 Củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế vǎn hóa

 Mở rộng hợp tác quốc tế về vǎn hóa

 Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII được ví như Tuyên ngôn văn hóa của Đảngtrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Từ đó, phong trào thi đuayêu nước “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa” được phát động rộngrãi trên cả nước, trên nhiều lĩnh vực góp phần làm chuyển biến phong phú thêmđời sống tinh thần toàn xã hội

 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (họp tại Hà Nội, từ 19 22/4/2001) cũng chủ trương “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc” - nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lựcthúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội

 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (họp tại Hà Nội, từ 18 25/4/2006): Nội dung mới trong thành tố thứ hai chủ đề của đại hội là “phát huysức mạnh toàn dân tộc” Muốn đoàn kết phải phải lấy mục tiêu chung của toàndân tộc là giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các

-18

Trang 19

dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài

o Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(bổ sung, phát triển năm 2011) đưa ra những định hướng lớn về khía cạnhvăn hóa, xã hội:

o Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàndiện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn,dân chủ, tiến bộ, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc,

o Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, là chủ thể phát triển,

o Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhânlực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xâydựng nền văn hoá và con người Việt Nam Coi phát triển giáo dục và đàotạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu

tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển Đổi mới căn bản và toàndiện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội,

o Nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệhiện đại trên thế giới,

o Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của cả hệ thống chính trị,toàn xã hội và của mọi công dân,

o Kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ; khuyến khích tăng thu nhập vàlàm giàu dựa vào lao động; thiết lập hệ thống đồng bộ, đa dạng về bảohiểm và trợ cấp xã hội; hạn chế, tiến tới đẩy lùi tội phạm và giảm tác hạicủa tệ nạn xã hội Bảo đảm quy mô hợp lý, cân bằng giới tính và chấtlượng dân số,

o Xây dựng một cộng đồng xã hội văn minh, trong đó các giai cấp, các tầnglớp dân cư đoàn kết, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi Xây dựng giaicấp công nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng Xây dựng, pháthuy vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong quá trình phát triển nôngnghiệp, nông thôn,

 Chỉ đạo thực hiện đường lối của Đảng (2011 - 2016): Về việc đổi mới xây dựngphát triển văn hóa, con người

o Hội nghị TW 6 (10/2012) ra Nghị quyết về phát triển khoa học và côngnghệ trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhậpquốc tế

19

Trang 20

o Hội nghị TW 8 (11/2013) đã ra Nghị quyết “Về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH trong điều kiện kinh tếthị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

o Hội nghị TW 9, khóa XI (5/2014) chủ trương tiếp tục xây dựng và pháttriển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vữngđất nước

o Hội nghị TW 5 (5/2012) chủ trương giải quyết một số vấn đề về chínhsách xã hội giai đoạn 2012 - 2020

o Hội nghị TW 7 (6/2016) đã ra Nghị quyết về chủ động ứng phó với biếnđổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII: chú trọng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thựchiện có kết quả các nhiệm vụ:

o Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thốngnhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Mở rộng và đưa vào chiều sâu cácquan hệ đối ngoại

o Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân

o Phát huy nhân tố con người; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

 Chỉ đạo thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (2016 - nay)

o Hội nghị TW 6 khoá XII (10/2017) ban hành 2 Nghị quyết:

 Một là, Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sứckhoẻ nhân dân trong tình hình mới

 Hai là, Công tác dân số trong tình hình mới

o Hội nghị TW 7 khoá XII (5/2018) ban hành 2 Nghị quyết:

 Một là, Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức,viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanhnghiệp

 Hai là, Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội

2.4 Đối ngoại

Trước đây, quan hệ của nước ta chủ yếu là quan hệ với các nước xã hội chủnghĩa anh em, còn quan hệ với các nước không xã hội chủ nghĩa có nhiều mặthạn chế Tư duy lúc đó còn nặng về ý thức hệ, lấy tiêu chí cách mạng của mình

để đánh giá các quốc gia khác, phân định rạch ròi các quốc gia thành cách mạng

và phản cách mạng, xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, bạn và thù Có lúcchúng ta nhìn thế giới như một vũ đài đấu tranh quyết liệt, một mất một còn, phêphán quyết liệt tư tưởng chung sống hòa bình Nhận thức về chủ nghĩa tư bản chỉmới thấy “chế độ tư bản đang trong cơn hấp hối” (Đại hội IV) vì nó đang “lâm

20

Trang 21

vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng chưa từng có” (Đại hội V) Nhận thức vềchủ nghĩa xã hội thì quá lạc hậu vì cho rằng: “Sức mạnh của chủ nghĩa xã hội là

vô địch và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới ngày càng phát huy tác dụng lànhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người” (Đại hội IV); “Các nước

xã hội chủ nghĩa đang thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội Liên Xô đangtiến mạnh vào giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa cộngsản; nhiều nước đang đẩy mạnh quá tình hoàn thành xây dựng chủ nghĩa xã hộiphát triển Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã tạo ra sức mạnh tổng hợp vượt hơn cácthế lực đế quốc và phản động” (Đại hội V) Nhận thức đó đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến việc hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước,

bỏ lỡ thời cơ hòa nhập vào cộng đồng quốc tế, gây ra nhiều khó khăn cho sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Chính sách cải cách:

 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (diễn ra tại Hà Nội,15 - 18/12/1986) về đốingoại, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước xãhội chủ nghĩa, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vì lợi ích của nhân dânhai nước, vì hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới Kết hợp sức mạnh của dântộc với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông Dương, ĐôngNam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương,quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trong cộng đồng

xã hội chủ nghĩa

 Nghị quyết 13 của Bộ chính trị (tháng 5 năm 1988) đã tạo ra một bước ngoặttrong đổi mới tư duy và các vấn đề quốc tế và đối ngoại Điều đó thể hiện ởnhững luận điểm quan trọng sau đây:

o Lợi ích cao nhất của Việt Nam là phải củng cố và giữ vững hòa bình đểtập trung sức phát triển kinh tế

o Chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ trạng thái đối đầu hiện nay sang đấutranh và hợp tác cùng tồn tại hòa bình, thi hành chính sách “thêm bạn bớtthù” và đa dạng hóa quan hệ trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền,cùng có lợi

→ Có thể coi đây là bước điều chỉnh lần thứ nhất về tư duy đối ngoại của Đảng vàNhà nước, từ đó mở ra những định hướng đối ngoại mới trong các giai đoạn tiếptheo

 Bắt đầu từ năm 1990, Đảng và Nhà nước có những chủ trương đổi mới về quan

hệ đối ngoại: Đó là việc ưu tiên giữ vững hòa bình và phát triển kinh tế; kiênquyết thực hiện chính sách “thêm bạn, bớt thù”; mở rộng quan hệ hữu nghị và

21

Trang 22

hợp tác với tất cả các nước trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, vì hòa bình

và phát triển ở khu vực và trên thế giới

o Bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Hoa Kỳ

o Từng bước xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước Đông Nam

Á, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và các nước Châu Âu

 Hội nghị Trung ương 3 (6-1992) thảo luận và đưa ra các quyết sách quan trọng

về đối ngoại, Đảng chủ trương mở rộng, đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệđối ngoại cả về chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật,… phá thế bị baovây cấm vận của các thế lực thù địch

 Đại hội VII của Đảng (tháng 6 năm 1991) với tuyên bố long trọng: “ Việt Nammuốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòabình, độc lập và phát triển, thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóaquan hệ đối ngoại, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước khôngphân biệt chế độ chính trị, xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồntại hòa bình

 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (họp tại Hà Nội, từ 19 22/4/2001), về quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Thực hiệnnhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạnghoá các quan hệ quốc tế “ Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của cácnước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển ”

- Nội dung mới trong thành tố thứ ba chủ đề Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X

là “đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới” Đại hội chủ trương triển khai đồng

bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại và tích cực hội nhập quốc tế Việt Nam chủđộng và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trêncác lĩnh vực khác, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trongcộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực

 Chỉ đạo thực hiện đường lối của Đảng 2006 - 2011: Thực hiện nhất quán đườnglối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đadạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đấtnước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàumạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc

tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hộitrên thế giới

 Hội nghị TW 8 khóa XI (10-2013) đã ra Nghị quyết “Chiến lược bảo vệ Tổ quốctrong tình hình mới: “Thực hiện hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế của ViệtNam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng

22

Ngày đăng: 20/04/2024, 08:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w