1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Lý luận và thực tiễn đối xử tối huệ quốc (MFN) trong pháp luật thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập quốc tế

218 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

NGUYEN SON

Chuyên ngành : Luật Quốc tế

Mã sô : 62380108

LUẬN ÁN TIỀN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1 PGS TS Hoàng Phước Hiệp

2 TS Nguyễn Hồng Bắc

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

MO BAU acme caucmemminicr am mmienmaonemmmeommauunmmeie 7

Chuong 1.TONG QUAN CAC NGHIEN CUU VE LY LUAN VA THUC TIEN

MEN TRONG PHAP LUAT THƯƠNG MẠI QUOC TE .5 5 s©<s©s2 14

1.1 Các công trình nghién CỨU - o5 <6 5 5< %9 9 994 9999 5 98 09.0 90080965804 996 14

1.2 Đánh giá các kết quả nghiên CỨU -s- se s2 se ss2 s£ss£s£ss£s££sessesesseseesess 31 1.3 Đề xuất hướng nghiên CỨU s-s- << s£ se s£S££s£ 2s Es£S£EseEs£s£EsessEsexsesersese 36 Chương 2 NHUNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE MEN TRONG PHÁP LUẬT ():19/9)193.7.089)09/050002227 43

2.1 Lich sử hình thành va phát triển khái niệm MEN trong pháp luật thương h0: 1117177 Ầ ôÔỎ 43

2 2 Khái niệm MEN trong pháp luật thương mại quốc tẾ .s-sc-ss<<sess 52 2.3 Khuôn khổ pháp luật quốc tế điều chỉnh MEN -. 5s° 5s se <sess=sess 62 2.4 Tác động của MEN tới sự phát triển thương mại quốc tế 5 s-°-s<s 71 Chuong 3 PHAP LUAT VA THUC TIEN VIET NAM VE MEN TRONG THUONG MAI QUOC TE wiscscssssssssssesssssscssscessssssssssssesssssssesssssscssssessssssscsssseesssnseesseens 77

3.1 Téng quan pháp luật Việt Nam về MEN trong thương mại quốc tế 77 3.2 Pháp luật và thực tiễn Việt Nam về MEN trong lĩnh vực thương mại hàng

TỔ G000 Họ TH TT cọ cọ 0 0 0.0 0 0 0 000 000.0009080 84

3.3 Pháp luật và thực tiễn Việt Nam về MEN trong lĩnh vực thương mại dịch

VU c0 0 0 000.0 0.0 0000 00004 0.000.001 004.0 00004 000004.060949 06 97

3.4 Pháp luật và thực tiễn Việt Nam về MEN trong lĩnh vực đầu tư 105 3.5 Pháp luật và thực tiễn Việt Nam về MEN trong lĩnh vực sở hữu trí tué 114 Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIET NAM 045011000055 119

4.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về MEN trong thương mại QUỐC TẾ G52 SE 19E1219112111111111211111111111111 1111111111111 11111111111 1111111 1111 11t 119

4.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về MEN - 127 4.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về MEN 2-5 2s s+E+kzEx+Eerxzxerxee 131

DANH MỤC CONG TRINH CONG BO 2- 5-5 se se csetsrsersersersessese 143

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5-5° 5£ 2 s£ s£s2£sessesssess=sese 144

PHU LUC dẢêỶảad44: 444 149

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Cac sô liệu, két quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bat kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Sơn

Trang 4

Bilateral Trade Agreement

Bilateral Investment TreatyEurasia Economic

Free Trade Agreement

General Agreement on Trade

Invester - State Dispute

Hiép dinh Thuong mai tu doASEAN - Australiava Niu Di-lân

Hiệp định Thương mại tự do

ASEAN - Trung Quốc

Hiệp định Thương mại tự do

Hiệp định đầu tư song phương Cộng đồng Kinh tế Á Âu (bao gồm Nga, Belarusia, Kazaxtan,

Hiép dinh Thuong mai tu do

Hiép dinh chung vé thuong mai va thué quan

Hiép dinh thuong mai dich vucua WTO

Hiệp hội Mau dich tự do Châu

Âu (bao gồm Thụy Sỹ, Na Uy,

Iceland, Lixtenstain)

Giải quyết tranh chấp giữa nha

Trang 5

Normal Trade Relation

Pemernent Normal TradeWorld Trade OrganizationUnited Nation Conference onTrade and Development

nước và nha đầu tu Đối xử tối huệ quốc Đối xử quốc gia

Quy chế thương mại bình

Quy chế thương mại bình

thường vĩnh viễn

Hiệp định về các biện pháp đầu

tư liên quan thương mại củaWTO

Hiệp định về quyền sở hữu trí

tuệ liên quan thương mại của

Tổ chức Thương mai thé giới Diễn đàn Liên hợp quốc về thương mại và phát triển

Trang 6

Bảng 4.1 Điều khoản MEN trong các FTA Việt Nam đã ký kết

Trang 7

MO DAU

1 Tinh cap thiét của việc nghiên cứu dé tài

Ngày nay, không phân biệt đối xử được coi là một trong những nguyên tắc nền tảng của quan hệ quốc tế nói chung cũng như thương mại quốc tế nói riêng Nguyên tắc không phân biệt đối xử được thừa nhận rộng rãi giữa các quốc gia, tạo tiền đề cho việc thiết lập quan hệ thương mai trên tinh thần hợp tác, bình đăng, cùng có lợi Cam kết dành đối xử bình đẳng trong thương mại cho đối tác của mình được các quốc gia thé chế hóa vào các hiệp định thương mại Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, chế định Dai ngộ Tối huệ quốc (MEN) trong các hiệp định từng bước được hoàn thiện về cả nội dung pháp lý và cơ chế vận hành Theo cách hiểu thông thường, MEN là việc một quốc gia dành cho quốc gia khác các đãi ngộ không kém hơn những gi họ dành cho một quốc gia thứ ba Điều này cho phép hàng hóa, các nhà cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư từ quốc gia thụ hưởng đãi ngộ này khi tiếp cận thị trường nước trao MEN sẽ được hưởng các quyền lợi không kém hơn các đối tác từ bất kỳ một nước thứ ba nào khác.

Để trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế

ngày nay, MEN đã trải qua lịch sử phát triển hàng ngàn năm Trong suốt tiến trình

đó, việc một quốc gia cam kết dành cho một quốc gia khác đãi ngộ không kém ưu đãi so với những gì dành cho một quốc gia thứ ba, bên cạnh những giá trị về thương mại, còn thé hiện vi thé trong quan hệ giữa hai bên Do có thé là quan hệ mang tính đối tác, thân thiện, hữu hảo và cũng có thể là sự nhượng bộ đơn phương của bên yếu hơn Trước năm 1947, khi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT 1947) ra đời, cơ sở pháp lý dé áp dung MEN thường là các hiệp định song phương trên cơ sở có đi có lại GATT đã thể chế hóa MEN thành một trong những nguyên tắc nền tang của mình MEN được thừa nhận là một nguyên tắc co bản trong quan hệ thương mại và được tuân thủ vô điều kiện bởi các thành viên ký kết hiệp định này Sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) bao gồm hầu hết các nên kinh tế trên thế giới đã tạo lập vị thế mới cho MEN MEN trở thành một trong những quy chế pháp lý cơ bản của quan hệ thương mại giữa các quốc gia, được ghi

Trang 8

tối thiêu mà một quốc gia dành cho các đối tác có quan hệ bình thường.

Trong bối cảnh Việt Nam đã và đang tích cực, chủ động hội nhập sâu sắc hơn vào thương mại quốc té, việc nghiên cứu chuyên sâu các khía cạnh thực tiễn và pháp lý của MEN trong thương mại quốc tế cũng như ở Việt Nam là công việc

mang tính thời sự, đáp ứng nhiệm vụ hội nhập kinh tế quốc tế.

Trước hết, một trong các nhiệm vụ trọng tâm của hội nhập quốc tế được xác định trong các văn kiện của Đảng là xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế Trong bối cảnh chúng ta đang hoàn thiện các thé chế của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc xây dựng các khuôn khổ pháp lý phù hợp thông lệ và đáp ứng các chuẩn mực thương mại hiện đại sẽ tạo tiền đề cho kinh tế Việt Nam tham gia sâu sắc và hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu Trên tinh thần đó, Đảng chủ trương “Tiếp tục ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, tín dụng quốc tế, sở hữu trí tuệ, thuế quan, bảo vệ môi trường Đồng thời, đây mạnh việc rà soát, sửa đôi, bố sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”[I] Việc nghiên cứu sâu các nội dung pháp lý và thực tiễn của một nguyên tắc mang tính nền tảng của thương mại quốc tế sẽ góp phần thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta như tinh thần Nghị quyết của Đảng và đóng góp trực tiếp vào hoạt động đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại hiện nay.

Thứ hai, mặc dù thuật ngữ MEN đã hiện diện trong hầu hết các hiệp định thương mại song phương từ khi thương mại Việt Nam bắt đầu hội nhập vào môi trường khu vực và thế giới, MEN chỉ thực sự được ghi nhận thành một điều khoản chi tiết trong BTA năm 2000 Năm 2002 Việt Nam mới thể chế hóa MEN vào các quy định luật trong nước với việc ban hành Pháp lệnh về MEN và NTI, Trong bối cảnh đó, các nghiên cứu tại Việt Nam về lý luận và thực tiễn áp dung MFN còn khá khiên

! Pháp lệnh của UBTVQH số 41/2002/PL-UBTVQHI0 ngày 25/5/2002 về Đối xử tối huệ quốc và Đối xửquốc gia trong thương mại quốc tế.

Trang 9

tốn và chủ yếu mang tính chất trình bày, giới thiệu nguyên tắc này trong trong tổng thé các quy định WTO Việc nghiên cứu chuyên sâu về các yếu t6 nội hàm MEN, ý nghĩa của nó đối với thương mại quốc tế, phân tích thực tiễn vận hành trong thương mại sẽ bố sung nguồn tư liệu mang tinh lý luận phục vụ học tập, nghiên cứu Nghiên cứu chuyên sâu về MEN cũng sẽ cho cách nhìn khách quan về vai trò của MEN trong thực tiễn thương mại quốc tế hiện nay dé định hướng hoàn thiện khuôn khổ pháp luật Việt Nam về MEN.

Thứ ba, với tư cách thành viên WTO, Việt Nam đang cùng các quốc gia thành viên đàm phán Vòng Phát triển Doha Bên cạnh các nội dung đàm phán về tự do hóa thương mai, van đề hoàn thiện các khuôn khổ pháp ly dé củng cô hệ thông thương mại đa phương theo hướng minh bạch, bình dang, công bang lợi ích của các nước có trình độ phát triển thấp hơn là những nội dung rất quan trọng Việt Nam chủ trương phát huy vị thế thành viên WTO để chủ động tham gia vào tiến trình nay Qua đó, phối hợp quan điểm với các quốc gia có quyền lợi tương đồng dé đạt được gói thỏa thuận cuối cùng cân bằng lợi ích, phù hợp với các mục tiêu phát triển của mình Việc nghiên cứu va nam vững những nội dung pháp lý của các nguyên tac cơ bản của thương mại quốc tế bao gồm MEN sẽ cho phép chúng ta chủ động, sáng tạo hơn trong tham gia cùng các thành viên WTO hoàn thiện các khuôn khổ

pháp luật đa phương hiện hành.

The tu, thực hiện chủ trương đa dang hóa, đa phương hóa quan hệ thươngmại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, Việt Nam đang là một trong

những quốc gia đi đầu trong đàm phán các thỏa thuận thương mại bao gồm các hiệp định tạo thuận lợi cho thương mại, hiệp định đầu tư, FTA? Các hiệp định này không bị điều chỉnh bởi điều khoản MEN trong WTO nên có điều khoản MEN được thiết kế riêng, tùy thuộc bối cảnh đàm phán, quan hệ giữa các đối tác Nội dung các điều khoản MEN trong các hiệp định này rất quan trọng bởi nó là sợi dây gắn kết mỗi hiệp định với các hiệp định đã hoặc sẽ ký kết sau này và tác động đến mặt bằng

cam kêt chung về thương mại quôc tê của quôc gia Nghiên cứu toàn diện vê MEN

2 Tới 5/10/2016 Việt Nam đã tham gia 10 FTA bao gồm: AFTA, ACFTA, AKFTA, AIFTA, AANZ-FTA,AJ-CEP, VJ-EPA, Việt Nam — Chi-lê, Việt Nam — Hàn Quốc; Việt Nam — EAEC Đã ký kết và đang tronggiai đoạn làm thủ tục phê chuẩn hai hiệp định TPP, Việt Nam — EU Đang đàm phán AHKFTA, RCEP, ViệtNam — Israen, Việt Nam - EFTA.

Trang 10

Sẽ góp phần củng cô các luận cứ khoa học, hỗ trợ việc xây dựng phương án, đảm phán và thực thi các FTA trên tinh thần “hội nhập quốc tế hiệu quả trong tình hình mới” như Nghị quyết Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định.

Thứ năm, Ban chỉ đạo liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế là cơ quan tư van của Thủ tướng về công tác hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm các van đề liên

quan đàm phán và thực thi các hiệp định thương mại tự do Quá trình đàm phán các

hiệp định FTA hiện nay, đặc biệt các FTA thế hệ mới, tiếp tục đặt ra yêu cầu nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn đối với các nội dung trong chương trình nghị sự

đàm phán Trong đó MEN là một trong những nội dung quan trọng, có tác động sâu

rộng tới tổng thể các cam kết thương mại quốc tế Việc lựa chọn luận án về MEN ho phép Nghiên cứu sinh kết hợp được các kiến thức thực tiễn trong quá trình công tác với các vấn đề lý luận dé thực hiện một luận án mang tính thực tiễn cao, có ý nghĩa thiết thực đối với công việc Nghiên cứu sinh đang đảm nhiệm cũng như hoạt động

của cơ quan nơi Nghiên cứu sinh đang công tác.2 Mục đích nghiên cứu

Xuất phát từ những lý do trên, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn nghiên cứu luận án về MEN trong thương mại quốc tế Mục đích của nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những van đề lý luận và thực thi MFN trong thương mại quốc tế; thực tiễn pháp luật Việt Nam về MEN; đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi MFN trong bối cảnh hiện tại.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích trên, Nghiên cứu sinh xác định các nhiệm vụ nghiên

cứu cơ bản sau đây:

- Phân tích lịch sử hình thành và phát triển của đối xử MEN trong thương mai quốc tế Làm rõ vai trò, ý nghĩa của điều khoản này đối với tự do hóa thương mại.

- Nghiên cứu nội dung pháp lý của điều khoản MEN trong WTO và các FTA - Làm rõ ý nghĩa của việc thé chế hóa MEN thành nguyên tắc nền tang của hệ thống thương mại đa phương Qua đó làm rõ sự thay đổi vai trò và ý nghĩa pháp

lý của MFN trong thương mại hiện đại.

Trang 11

- Phân tích lịch sử phát triển thuật ngữ pháp lý MEN trong pháp luật Việt Nam và quá trình vận hành hình thức đối xử này trong thực tiễn thương mại.

- Rà soát các quy định pháp luật hiện hành về MEN, bao gồm các văn bản nội luật, các hiệp định quốc tế Việt Nam ký kết có chứa đựng điều khoản MEN.

- Phương hướng hoàn thiện pháp luật trong nước về MEN trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên WTO và ký kết nhiều hiệp định FTA.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Các quy định trong GATT/WTO về MEN trong lĩnh vực thương mại hang

hóa, dịch vụ, đâu tư, sở hữu trí tuệ.

- Các hiệp định thương mại Việt Nam ký kết từ sau 1975 có điều khoản MEN Bao gồm các hiệp định thương mại song phương (BTA), hiệp định đầu tư

song phương (BIT) và các hiệp định khu vực mau dịch tự do (FTA).

- Cac tranh chấp liên quan MFN Qua đó, phân tích một số vụ việc dé diễn

giải, minh họa các khái niệm nội hàm của MEN.

- Các phán quyết của Ban Hội thâm WTO nhằm hỗ trợ việc giải nghĩa các khái niệm chưa được cụ thể hóa, dễ gây tranh cãi khi thực thi MFN trong thực tiễn.

- Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành về MEN phù hợp với sự phát triển của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và đề xuất hướng xây dựng điều

khoản MEN trong các hiệp định FTA trong tương lai phù hợp với thực tiễn pháp luật và thực tiễn hội nhập của Việt Nam.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án thực hiện dựa trên phương pháp luận Mac — Lé-nin Phương pháp

nghiên cứu của luận án là kết hợp giữa phương pháp lý thuyết và thực tiễn, bao gồm: - Phương pháp lịch sử dé xác định các mô hình MEN đã tôn tại trong thương mại quốc tế, cách thức vận dụng các mô hình này trong thực tiễn thương mại giữa các quốc gia và ý nghĩa của chúng đối với thương mại trong từng giai đoạn.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp các nghiên cứu của các tác giả trong

nước va nước ngoài, đặc biệt là các nghiên cứu về lý luận MEN, tác động của MEN

Trang 12

tới tự do hóa thương mại để làm cơ sở cho việc đánh giá khuôn khổ pháp luật hiện hành về MEN.

- Phương pháp phân tích, khảo cứu thực tế thông qua nghiên cứu các hồ sơ vụ việc tranh chấp liên quan MEN, các phán quyết trọng tài dé bố sung dữ liệu thực tế, minh họa cho các lý luận; nghiên cứu các tài liệu, văn kiện lưu trữ tại Bộ Công Thương dé tìm hiểu về MEN trong các hiệp định đã ký kết.

- Phương pháp chuyên gia thông qua trao đôi với các nhà khoa học có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, các chuyên gia đàm phán thương mại quốc tế dé làm rõ các quy định pháp luật về MEN, ý nghĩa điều

khoản MFN trong các FTA hiện đại, kha nang vận dụng MFN trong dam phan cáchiệp định

6 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Trong quá trình thực hiện luận án, Nghiên cứu sinh đã tiếp cận nhiều nguồn dữ liệu trong và ngoài nước Bao gồm các công trình nghiên cứu của các học giả uy tín, tham vấn các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đàm phán thương mại, khai thác các dữ liệu trên trang điện tử của WTO, hồ sơ lưu trữ của Bộ Công Thương Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những thành tựu của các học giả đi trước, sử

dụng các dữ liệu khai thác được, luận án sẽ tiêp tục nghiên cứu một sô nội dung sau:

Trước hết, luận án sử dụng phương pháp phân tích lịch sử phát triển MEN phù hợp với tính chất công trình nghiên cứu luật học Thay vì cách tiếp cận theo trình tự thời gian, luận án đã phân tích sự phát triển MEN theo sự thay đổi nội dung pháp lý của điều khoản này qua các giai đoạn Mỗi hình thức MEN từng tôn tại trong lịch sử đều phan ánh tính chất quan hệ quốc tế trong giai đoạn đó và tạo dau an riêng lên thương mại quốc tế Việc phân tích các hình thức MEN giúp làm rõ vai trò của MEN đối với thương mại qua từng giai đoạn, ý nghĩa của MEN như một công cụ đối ngoại cũng như vai trò của nguyên tắc ứng xử này đối với tự do hóa

thương mại.

Thứ hai, luận án sử dụng những lý thuyết về MEN để phân tích nội dung và ý nghĩa của quy chế này trong các hiệp định FTA thế hệ mới Việc hình thành hệ

Trang 13

thống đan xen các thoả thuận khu vực bên cạnh WTO dẫn đến sự thay đôi vai trò của MEN trong hệ thống thương mại đa phương nói chung cũng như trong chính sách thương mại của mỗi quốc gia nói riêng Luận án dựa trên những phân tích về nội dung MEN trong các FTA để đánh giá lại ý nghĩa của quy định này trong bối

cảnh hiện tại.

Thứ ba, quá trình hình thành thuật ngữ pháp lý MEN phản ánh tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam vào kinh tế thế giới và cho những bài học về hoàn thiện,

xây dựng pháp luật Nghiên cứu sinh đã rà soát các hiệp định thương mại Việt Nam

đã ký trước khi ban hành Pháp lệnh về MEN và NT dé tìm hiểu sự xuất hiện khái

niệm này trong các văn bản luật trong nước, hệ quả pháp lý của chúng Trên cơ sở

đó rút ra những bài học cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về MEN.

Thứ tư, luận án tong hợp các điều khoản MEN trong các hiệp định FTA mà Việt Nam đã ký kết Trên cơ sở phân tích các điều khoản này và so sánh với các FTA của các nước khác, luận án làm rõ các cách thức thiết kế điều khoản MEN trong các hiệp định FTA phù hợp vị thế đàm phán của Việt Nam và khuyến nghị phương thức tiếp cận trong đàm phán điều khoản MEN.

Thứ năm, trên cơ sở phân tích nội dung các quy định pháp luật Việt Nam về MEN và đối chiếu với các quy định WTO, luận án đánh giá những ưu điểm và tồn tại của khuôn khổ pháp luật trong nước điều chỉnh MEN Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về MEN phù hợp với thực tiễn.

7 Kết cầu của luận án

Ngoài các phần bố cục theo quy định thông thường, nội dung chính của luận án gồm bốn chương:

Chương 1 Tổng quan các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn MEN trong thương mại quốc tế.

Chương 2 Những van dé lý luận về MEN trong thương mại quốc tế.

Chương 3 Pháp luật và thực tiễn Việt Nam về MEN trong thương mại quốc tế Chương 4 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về MEN.

Trang 14

Chương 1

TONG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VE LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN

MEN TRONG PHÁP LUẬT THƯƠNG MAI QUOC TE

1.1 Các công trình nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thể giới

Giai đoạn trước khi GATT ra đời Không có nhiều công trình nghiên cứu nổi bật về MEN trong giai đoạn trước Chiến tranh Thế giới thứ hai do MEN chưa được phổ cập trong thương mại quốc tế Trên thực tế, ý tưởng xác lập điều khoản MEN

trong một hiệp định đa phương từng được nhen nhóm trong quá trình vận động

thành lập Hội Quốc liên sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc Một số quốc gia chủ trương xây dựng điều khoản MFN trong Bản dự thảo Hiến chương Hội Quốc liên với những nội dung tiến bộ, hướng tới quan hệ quốc tế bình đăng, không phân biệt đối xử Tuy nhiên, vào thời điểm 1919 ý tưởng này đã không được hiện thực hóa do sự phản đối của một số quốc gia chủ trương áp dụng MEN có đi có lại Phải tới sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, với sự ra đời của Liên hợp quốc và việc ghi nhận bình đắng, không phân biệt đối xử như một trong những nguyên tắc nền tảng của quan hệ quốc tế, nội dung điều khoản này mới được tiếp thu gần như nguyên vẹn vào GATT 1947[7] Chỉ từ khi được các nền kinh tế hàng đầu thế giới công nhận là nguyên tắc ứng xử cơ bản trong thương mại, MEN mới phát huy vai

trò và trở thành chu đê được các hoc giả quôc tê quan tâm.

Giai giai đoạn từ khi thành lập GATT tới khi Tổ chức Thương mại Thể giới (WTO) ra đời (1995) Các công trình nghiên cứu sâu sắc, có quy mô về MEN va vai trò của nó được thực hiện chủ yếu trong giai đoạn sau khi GATT ra đời và MEN từng bước được phổ cập trong thương mại quốc tế Các công trình này đã tạo cơ sở lý luận cho việc quảng bá và vận dụng MEN vào thực tiễn thương mại quốc tế Các

nghiên cứu quan trọng tập trung vào lịch sử hình thành, nội dung pháp lý, các

nguyên tắc áp dụng và ý nghĩa của MEN trong thương mại Bên cạnh đó, các học

gia cũng có nhiêu công trình nghiên cứu phân tích các yêu tô nội hàm của MEN đê

Trang 15

làm cơ sở áp dụng vào thực tiễn thương mại quốc tế cũng như đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật về MFN Trước khi WTO ra đời, điều khoản MEN trong GATT chỉ điều chỉnh thương mại hàng hóa Các quy định đầu tư, thương mại dịch vụ và các khía cạnh đầu tư liên quan tới thương mại mới chỉ đang trong quá trình đàm phán Do đó, các nghiên cứu giai đoạn này chủ yếu liên quan MEN trong thương mại hàng hóa Đáng lưu ý là trong bối cảnh thế giới phân chia thành hai cực sau chiến tranh, các học giả các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũng có nhiều nghiên cứu về van

đê này với góc độ khác so với các học giả các nên kinh tê thị trường.

Giai đoạn từ sau khi WTO ra đời tới nay, đánh dau bởi những nỗ lực của các thành viên WTO nhăm phát động vòng đàm phán mới và sự bùng nỗ của đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) Với tham vọng thúc day hơn nữa tự do hóa thương mại và củng cố các khuôn khổ pháp lý của hệ thống thương mai da phương, các thành viên WTO đã phát động Vòng Phát triển Doha Chương trình nghị sự của vòng đàm phán Doha rất tham vọng về cả mức độ và phạm vi với nhiều lĩnh vực mới Thực tế này đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu về cả phương diện lý luận và thực tiễn đối với các chủ đề chưa đề cập trong WTO Đặc biệt là các nội dung được coi nhạy cảm với nhiều thành viên như đầu tư, lao động, môi trường, Bên cạnh đó, bế tắc trong đàm phán WTO đã tạo thêm xúc tác cho trào lưu đàm phán các thỏa thuận khu vực Đặc biệt, các nền kinh tế phát triển hướng tới đàm phán các FTA thế hệ mới với mức độ tự do hóa cao, phạm vi các vấn đề điều chỉnh rộng hơn WTO, nội dung dé cập nhiều van đề chính sách quản lý Bởi vậy, các nghiên cứu trong giai đoạn này rat da dạng Liên quan MEN, các nghiên cứu đề cập tới giá trị của điều khoản MEN trong các hiệp định dịch vụ, đầu tư; mỗi tương quan giữa các FTA cùng có điều khoản MEN; những nội dung còn gây tranh cãi của điều khoản MEN:

Trong các công trình nghiên cứu về các van đề thương mại quốc tế nói chung cũng như MEN nói riêng, các nghiên cứu ở nước ngoài về MEN rất phong phú, chuyên sâu, thể hiện quan điểm từ nhiều góc độ Ngoài các công trình đề cập tới

lịch sử hình thành, ý nghĩa, nội dung pháp lý của MEN còn có các công trình sửdụng các công cụ lượng hóa tác động của MEN tới thương mại Trong quá trình

Trang 16

thực hiện luận án, Nghiên cứu sinh đã tiêp cận các tài liệu của các học giả từ nhiêuquôc gia, đại diện cho nhiêu quan diém tự do hóa thương mại Trong đó bao gômmột sô công trình nôi bật :

“Điều khoản đãi ngộ tối huệ quốc: phân tích có tham chiếu tới biểu thuế va thực tế ký kết điều ước gần đây”? của GS Richard Calton Sneyder, Đại học Columbia, Hoa Kỳ năm 1948 về lịch sử hình thành và phát triển của MEN tới 1940 Giáo sư Sneyder là chuyên gia về quan hệ quốc tế với nhiều công trình nghiên cứu nồi tiếng liên quan thương mại quốc tế Tác phẩm về MEN là nghiên cứu rất công phu, chuyên sâu về sự ra đời hình thức đãi ngộ MEN trong thương mại quốc tế, quá trình hình thành khái niệm pháp lý và thực tiễn áp dụng đãi ngộ này Nghiên cứu của Sneyder dẫn chiếu nhiều nguồn tư liệu lịch sử để trình bày các hình thức MEN đã tồn tại qua từng giai đoạn Qua đó có thé thấy vai trò của MEN như một công cụ thực thi các mục đích kinh tế - chính trị của các quốc gia Phải tới sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, khi các quốc gia hướng tới thiết lập hệ thống quan hệ quốc tế dựa trên những nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, quyền độc lap, tự chu, thì không phân biệt đối xử mới được nghi nhận như một nguyên tắc nền tảng trong thương mại quốc tế Những tư liệu và phân tích của Sneyder được

sử dụng va dân chiêu nhiêu trong các tài liệu nghiên cứu vê MEN sau này.

Sneyder phân chia các giai đoạn lịch sử phát triển của MEN từ sơ khai tới khi được đa phương hóa vào GATT thành 7 giai đoạn Giai đoạn thứ nhất từ thé kỷ XI tới thế ky XVIII thuộc về MEN đơn phương dưới hình thức ơn huệ được ban phát bởi một bên hoặc là nhượng bộ của kẻ yếu cho kẻ mạnh hon mình Giai đoạn 2, từ cuối thế ky XVIII đến đầu thế ky XIX ghi nhận sự ra đời thuật ngữ MFN và các hình thức trao đổi MEN theo hiệp định Điều khoản MEN trong các hiệp định ký kết trong giai đoạn này chứa đựng điều khoản MEN vô điều kiện, không phụ thuộc vào nội dung các nhượng bộ mà điều khoản này mang lại cho bên ký kết Giai đoạn 3 từ 1825 tới 1860, đánh dấu sự áp đảo của MEN có điều kiện Sau khi Hoa Kỳ thỏa thuận MEN có điều kiện trong hiệp định với Pháp, quốc gia nay đã áp dụng điều

3 Nguyên tác “The Most Favour Nation Clause: Analysis with Particular Reference to Recent Treaty Practiceand Tariffs” (New York, Columbia University, 1948)

Trang 17

khoản này trong hầu hết các hiệp định của minh Giai đoạn 4 từ 1860 tới Chiến tranh Thế giới Thứ nhất là giai đoạn phục hồi MEN vô điều kiện dưới tác động của trào lưu tự do thương mại khởi đầu từ Hiệp định Cobden 1860 giữa Anh và Pháp Giai đoạn 5 từ 1918 đến 1929 ghi nhận sự tác động của bối cảnh quan hệ quốc tế sau chiến tranh Thế giới thứ nhất tới sự phát triển điều khoản MEN Pháp hủy các hiệp định có điều khoản MEN trong khi Hoa Kỳ ngừng áp dụng MEN có điều kiện Những diễn biến phức tạp trong quan hệ quốc tế và tiếp đó là khủng hoảng kinh tế đã làm that bại nỗ lực của Hội Quốc liên phố cập nguyên tắc này trong quan hệ da phương Giai đoạn 6 từ năm 1929 tới Chiến tranh Thế giới Thứ hai chứng kiến sự khôi phục chủ nghĩa bảo hộ, phân biệt đối xử, chính sách thương mại trả đũa Hàng loạt các rao cản thương mại được thiết lập: kiểm soát ngoại hối, hạn ngạch nhập khâu, độc quyền thương mại mặc dầu không quốc gia nào tuyên bố bãi bỏ MEN việc áp dụng các chính sách thương mại thời kỳ đó khiến nguyên tắc này chi tổn tại trên lý thuyết Giai đoạn 7 bắt đầu từ 1947 khi Hiệp định GATT ra đời MEN trở thành nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa phương và đóng góp vào kỷ

nguyên mới tự do hóa thương mại.

Theo Sneyder, cách thức một quốc gia sử dụng MFN trong quan hệ thương mại với các đối tác tùy thuộc cách tiếp cận của quốc gia đó đối với thương mại quốc tế trong một giai đoạn nhất định Trong bối cảnh thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, tự do hóa thương mại sẽ tạo động lực cho khôi phục kinh tế và phát triển, duy trì hòa bình Đó là nhận thức tạo tiền đề dé MEN vô điều kiện được ghi nhận vào GATT.

Nghiên cứu về “Vai trò của điều khoản MEN trong hệ thống thương mại quốc tế” đo tác giả Akiko Yanai thuộc Trung tâm nghiên cứu APEC thực hiện năm 2002 đã bổ sung cho nghiên cứu của Snyder với việc cập nhật giai đoạn phát triển của MEN từ khi ký kết GATT vào 1947 tới khi WTO được thành lập năm 1995 Qua đó, Akiko khăng định những giá trị quan trọng của MEN đối với tự do hóa

4 Tên Hiệp của hiệp định thương mại tự do ký giữa Anh và Pháp được gọi theo tên của Nghị viên Anh

Cobden, người khởi xướng thỏa thuận này Một số tài liệu gọi là hiệp định Cobden-Chevalier bao gồm cảngười khởi xướng thỏa thuận từ phía Pháp.

Trang 18

thương mại sau khi MEN trở thành một nguyên tắc nên tang của thương mại quốc tế và được đa phương hóa trong khuôn khổ WTO Akiko Yanai chọn cách tiếp cận tổng quan hơn về lịch sử phát triển MEN Akiko xem xét lịch sử phát triển MEN

qua 3 giai đoạn Giai đoạn sơ khai khi MEN ra đời như một đãi ngộ đơn phương, có

giới hạn trong phạm vi những ưu đãi cụ thể mà một bên trao cho bên thụ hưởng Giai đoạn tiếp theo khi điều khoản MEN được áp dụng trên cơ sở có đi có lại Theo Akiko, có đi có lại thường được hiểu là sự ngang băng về lợi ích Tuy nhiên, giá trị

của MEN phụ thuộc vào Bên trao đã dành những đãi ngộ gì cho Bên thứ ba Bởi

vậy, khi hai bên trao đôi MEN vô điều kiện cho nhau, hai đãi ngộ hoàn toàn có thé khác biệt về giá trị Bởi vậy, theo Akiko có đi có lại không nhất thiết phải luôn được hiểu là trao đôi các đãi ngộ có giá trị tương đương nhau Trong thương mại quốc tế hiện đại MEN mang ý nghĩa phản ánh tinh chất qua hệ giữa hai bên, thé hiện sự tôn trọng nguyên tắc bình đăng, không phân biệt đối xử trong quan hệ giữa các quốc gia Giai đoạn ba từ khi MEN được thê chế hóa vào GATT và tiếp đó là WTO và trở thành nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa phương Giờ đây các quốc gia đều mặc nhiên thừa nhận nguyên tắc này trong quan hệ thương mại Những biện pháp vi phạm nguyên tắc này phải được cộng đồng quốc tế chấp thuận và được coi là những ngoại lệ MEN Aikiko cho rằng 2 ngoại lệ MEN được thừa nhận rộng rãi hiện nay là quy chế GSP dành cho các nước chậm phát triển và các ưu

đãi các quôc gia dành cho nhau theo điêu ước khu vực.

Akiko đánh giá cao vai trò của MEN với thương mại quốc tế hiện đại đồng thời chỉ ra vấn đề “Những kẻ cơ hội” (Free rider) khi áp dụng MEN vô điều kiện trong hệ thong đa phương Trong quá trình đàm phán và ký kết GATT 1947, một quốc gia đưa ra cam kết tự do hóa một cách đơn phương, không có cơ hội đòi hỏi các bên khác đáp lại ở mức độ tương ứng Các cam kết này sau đó được đa phương hóa cho các bên được hưởng và xuất hiện những “Những kẻ cơ hội” không đưa ra

nhượng bộ nhưng mặc nhiên được hưởng lợi nhờ MEN Tuy nhiên, theo Akiko

không nên quá quan tâm điều này bởi lợi ích thu được từ các giải pháp quản lý “Những kẻ cơ hội” không đủ dé bù lại các chi phí.

Trang 19

Bàn về các ngoại lệ MEN, Aikiko cho rằng 2 ngoại lệ MEN được thừa nhận rộng rãi và có ý nghĩa thương mại quan trọng hiện nay là quy chế GSP dành cho các nước chậm phát triển và miễn trừ MEN đối với các ưu đãi các quốc gia dành cho nhau theo điều ước khu vực Trong bối cảnh đàm phán FTA đang trở thành xu thế trong thương mại quốc tế, giá trị pháp lý của miễn trừ này cũng như ý nghĩa của nó đối với tự do hóa thương mại đang được bàn luận Một nhóm quan điểm ủng hộ FTA cho rằng FTA tạo tăng trưởng thương mại nội khối và hỗ trợ đàm phán đa phương Nhóm phản đối chỉ trích tác động tiêu cực từ chuyển hướng thương mại Đồng thời cho rằng FTA khiến các quốc gia phân tán nguồn lực, sự quan tâm tới đàm phán đa phương Tác giả cho rằng mọi miễn trừ đều phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo rằng trong thỏa thuận dành cho nhau “ưu đãi tự do hóa” thì yếu tố “tự do hóa” phải được đặt lên trên “ưu đãi” nhằm thúc đây tự do hóa và tránh xu thé bảo hộ.

Michael J.Trebilcock va Robert Howse trong tac phâm “Những quy định của Thương mại quốc tế”Š năm 1995 cũng cho rằng “miễn trừ MEN dành cho các liên minh thuế quan và khu vực mậu dịch tự do là ngoại lệ quan trọng nhất trong bối cảnh tự do hóa thương mại và bùng nỗ trào lưu đàm phán các hiệp định khu vực thương mại tự do hiện nay” Trong nghiên cứu quan trọng và được phổ biến rộng rãi về luật thương mại quốc tế này, hai tác giả trình bày những quy định pháp luật quốc té trong các lĩnh vực thương mai hang hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ với nên tảng là các quy định trong WTO Bên cạnh việc phân tích nội dung pháp lý, tác giả còn dẫn chiếu nhiều vụ việc tranh chấp dé minh họa cho việc áp dụng các quy định này trên thực tiễn thương mại quốc tế.

Về ý nghĩa của MEN trong hệ thống thương mại đa phương, hai tác giả cho rằng MEN được coi là nguyên tắc nền tảng của thương mại quốc tế bởi nó có ý nghĩa quan trọng về cả chính trị và kinh tế trong thực thi chính sách của các Chính phủ Về chính tri, MEN ngăn cản các ý đồ thực thi các chính sách cục bộ, ngắn hạn xuất phát từ các động cơ chính trị Những chính sách mang tính phân biệt đối xử

như vậy có thê dan tới căng thang và mâu thuan giữa các dân tộc Bởi vậy, MFN có

> Nguyên tác “The Regualtion of International Trade”, (New York, Routledge), 1995

Trang 20

vai trò thúc day quan hệ quốc tế Về kinh tế, phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp nước ngoài sẽ làm biến dạng sự vận hành của cơ chế giá Khi các Chính phủ áp dụng các đãi ngộ khác nhau đối với hàng hóa dựa trên xuất xứ của hàng hóa họ đã tạo ra sự phân bé sai lầm các nguồn lực bằng cách chuyên nguồn lực từ các nhà sản xuất tương đối hiệu quả hơn nhưng không được ưu đãi sang các nhà sản xuất kém

hiệu quả hơn nhưng lại được hưởng các đãi ngộ ưu đãi.

Đồng quan điểm này, John H Jackson trong tác phẩm “Hệ thống thương mại thế giới: Pháp luật và chính sách quan hệ thương mại quốc tế” (1997) cho rằng MEN có ý nghĩa với thương mại không chỉ trong trường hợp các Chính phủ phô cập các ưu đãi mà cả khi họ áp dụng các biện pháp mang tính hạn chế Bởi “khi các Chính phủ áp dụng các hạn chế nhất quán với mọi hàng hóa không phân biệt xuất xứ, cơ chế thị trường của việc sản xuất và phân bé hàng hóa sẽ phát huy tối đa hiệu quả” Ngoài ra John H Jackson nhấn mạnh một trong những giá trị quan trọng của MEN là nó phô cập các chính sách mở cửa thị trường góp phan thúc đây tự do hóa

thương mại.

Tuy nhiên, Hudec trong tác phẩm “7hực thi luật thương mại quốc tế: sự phát triển của hệ thống pháp lý hiện đại của GATT” (1993) có quan điểm rang trong một sỐ trường hợp nhất định phân biệt đôi xử mang lại hiệu quả Lập luận của Hudec dựa trên phân tích tác động hai mặt của chính sách phân biệt đối xử khi quốc gia dành mức thuế quan ưu đãi cho một đối tác trong khi giữ mức thuế thông thường đối với một đối tác khác Tác động thứ nhất của hành vi này là làm tăng sức cạnh tranh của đối tác được hưởng ưu đãi so với đối tác khác và so với cả chính nhà sản xuất của nước nhập khẩu Xuất khâu của đối tác này sẽ tăng lên và

tạo ra hiệu ứng “tăng trưởng thương mại” (trade creation) Tác động thứ hai làhàng hóa từ các bên không được hưởng ưu đãi sẽ bị kém sức cạnh tranh do không

được hưởng ưu đãi mặc dầu đây có thể là các nền sản xuất hiệu quả hơn Xuất khâu chuyên dịch từ các nước sản xuất hiệu quả sang các nước kém hiệu quả hơn nhưng lại được hưởng thuế ưu đãi Hiệu ứng “chuyên hướng thương mại” (trade diversion) xuất hiện Hệ quả kinh tế của phân biệt đối xử tùy thuộc hiệu ứng nào

lớn hơn trong khi mức độ mỗi hiệu ứng tùy thuộc vào tương quan năng lực giữa

Trang 21

ba nha san xuat: duoc hưởng ưu đãi — nội địa — không được hưởng ưu đãi Và như vậy, khi không đạt được việc áp dụng các chính sách tự do hóa trên nguyên tắc MEN thì việc cắt giảm thuế cho một vài nước có thé đem lại hiệu quả hơn là duy

trì mức thuê cao.

Theo Schwartz va Sykes trong tác pham đã dẫn ở trên, nghĩa vụ MEN còn tác động tới quá trình đàm phán tự do hóa bằng việc bảo vệ giá trị của các cam kết

khỏi sự tang bảo hộ trong tương lai và loại bỏ nguy cơ của các thỏa thuận mang tinh

phân biệt đối xử Hệ thống thương mại không có MEN sẽ tạo cơ hội cho một nhóm các quốc gia có tiềm lực thương mại đe dọa thiết lập các thỏa thuận riêng rẽ mang tính phân biệt đối xử đối với các quốc gia yêu thế hơn Thường thì những sự đe dọa như vậy sẽ được phản đáp lại băng đe dọa, trả đũa Kết cục hệ thống thương mại trở nên bất 6n va dẫn đến de dọa 6n định chính trị Với nghĩa vụ MEN được xác lập, các quốc gia cam kết không thực thi các biện pháp mang tính đe dọa hoặc phân biệt đối xử.

Phân tích về những tác động không mong muốn khi phổ cập MEN vô điều kiện trong thương mại đa phương, Schwartz và Sykes lưu ý là việc xuất hiện những “Kẻ cơ hội” Yếu tố này có thé làm suy giảm tiến trình tự do hóa thương mại Khi không có điều khoản MEN, những “Kẻ cơ hội” sẽ không có chỗ đứng vì nguyên tắc có đi có lại là nền tảng cho các thỏa thuận Nhưng MEN vô điều kiện trong thương mại đa phương sẽ làm xuất hiện những “Kẻ cơ hội” khiến cơ hội ký kết các thỏa thuận tự do mới bị suy giảm Ngoài ra, việc phố cập MEN tao cảm giác nguyên tắc có đi có lại không còn giá trị và khiến các Chính phủ gặp khó khăn trong việc thuyết phục xã hội về tự do hóa thương mại đem lại lợi ích cho họ.

Bagwell va Staiger trong tác phẩm “Kinh tế học về hệ thong thương mai thé gidi” (2000) chỉ ra 3 nhóm tác động kinh tế không mong muốn mà MEN tạo ra đối với thương mại Thứ nhất, nó khiến các bên kiềm chế trong đàm phán các nhượng

bộ mở cửa thị trường song phương Các bên lo ngại việc mở cửa thị trường hơn nữa

của một bên với bên thứ ba trong tương lai sẽ làm ảnh hưởng tới cân băng cam kết được thiết lập song phương Thứ hai, MEN phổ cập các nhượng bộ giữa các bên thụ hưởng và tạo hiệu ứng chuyển hướng thương mai với sự gia tăng thương mại nội

Trang 22

khối Đây là cơ sở kinh tế hình thành các thỏa thuận tự do thương mại khu vực Thứ ba, MEN đặt van đề phải đối phó với “Kẻ cơ hội” Sự xuất hiện những “Kẻ cơ hội” chờ được hưởng ưu đãi từ các bên khác nhờ quy chế MEN sẽ làm giảm động lực của các bên đàm phán tự do hóa trong trao đôi các nhượng bộ.

Báo cáo của Uy ban Pháp luật Liên hợp quốc “Điều khoản MEN” (1969) là một tài liệu nghiên cứu có giá trị về lý luận Theo nhiều chuyên gia pháp lý, MEN được hiểu là câu thành của nguyên tắc bình đăng, không phân biệt đối xử giữa các quốc gia Do đó, Ủy ban Pháp luật của tổ chức này đã làm việc từ năm 1968 tới 1978 dé thảo luận các điều khoản quy định về MEN nhằm xây dựng một văn kiện pháp lý đưa MEN thành một bộ phận cấu thành của luật pháp về điều ước [12-579] Tuy nhiên, tài liệu này chỉ tồn tại ở mức độ dự thảo và vẫn chưa được thê chế hóa băng một văn kiện pháp lý của Liên hợp quốc Mặc dù vậy, đây vẫn là một nghiên cứu có giá trị khoa học cao về nội dung pháp lý và phương thức áp dụng MEN.

Trước hết, nghiên cứu thống nhất cách hiểu về nguồn của các quy phạm về MEN Với lịch sử lâu đời và dần trở thành một quy phạm phổ cập trong các hiệp định thương mại hiện đại, MEN được một sé chuyén gia nhin nhan nhu tap quan pháp trong luật thương mại quốc tế Quan điểm này khá phổ biến trong học giả các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây và trở thành chủ đề tranh luận giữa nhóm học giả này với các học giả phương Tây Theo quan điểm được trình bày trong sách giáo khoa Luật Quốc tế của Liên-xô trước đây, các học giả Xã hội chủ nghĩa cho rằng nguyên tắc của Liên hợp quốc về bình đăng giữa các quốc gia khi áp dụng vào thương mại phải được hiểu là không phân biệt đối xử Và như vậy mọi quốc gia phải có nghĩa vụ dành đãi ngộ MEN cho các quốc gia khác Các học giả phương Tây từ chối quan điểm này với lý do cách tiếp cận này quá đề cao khía cạnh phi thương mại của MEN và cho răng không thé áp dụng MEN truyền thống giữa một bên là các nền kinh tế thị trường và một bên là các nên kinh tế tập trung Theo Uỷ ban Luật quốc tế của Liên hợp quốc, không một quốc gia nào mặc nhiên có được đối xử MEN từ quốc gia khác Đối xử này phải được các bên thoả thuận trong một cam kết quốc tế Quan điểm này xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia và

quyên tự quyêt Nghiên cứu đưa ra quan điêm về nguôn và phạm vi của đãi ngộ

Trang 23

MEN: “quyền của Bên thụ hưởng đối với MEN chỉ phát sinh từ điều khoản MEN [- ] có hiệu lực giữa Bên trao và Bên thụ hưởng ”[23] Điều này có nghĩa MEN phải được xác lập trên cơ sở điều ước quốc tế Trong khi tôn trọng nguyên tắc không phân biệt đối xử, một quốc gia vẫn được quyền dành những đối xử mang tính ưu đãi hơn cho một hoặc một số quốc gia khác Đồng thời không một quốc gia nào được quyền mặc nhiên đòi hỏi cho minh những đối xử ưu đãi ấy nếu đòi hỏi đó không dựa trên cam kết quốc tế được ký kết có điều khoản MEN giữa họ với bên bị

yêu câu.

Ban thân nội dung điều khoản MEN không quy định các quyên lợi cụ thé các bên trao cho nhau, nó chỉ là điều khoản mang tính điều kiện Liên quan tới MEN luôn phải có ba bên: Bên trao, Bên nhận và Bên thứ ba Trong mối quan hệ này, mối quan hệ giữa Bên trao và Bên thụ hưởng MEN là cơ bản, mang tính

ràng buộc pháp lý Hiệp định giữa Bên trao với Bên thứ ba độc lập nên không

làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa Bên thứ Ba với Bên thụ hưởng MEN Tuy nhiên, khi đòi hỏi các quyền lợi cho các đối tượng của mình Bên thụ hưởng phải dựa trên những đãi ngộ mà Bên trao dành cho các đối tượng tương tự của Bên thứ ba Nếu Bên trao không có bất kỳ một cam kết hoặc không trao ưu đãi nào cho Bên thứ ba, điều khoản MEN không có ý nghĩa đối với Bên thụ hưởng Do đó, phạm vi ảnh hưởng của điều khoản MEN đối với Bên thụ hưởng

được xác định giới hạn trong phạm vi những đãi ngộ mà Bên trao dành cho các

đối tượng tương tự của Bên thứ ba.

Phân tích tính chất “vô điều kiện” của đãi ngộ MEN, nghiên cứu của Ủy ban Pháp luật Liên hợp quốc cho rang việc các bên cùng cam kết trao đổi “MEN vô điều kiện” thực chất là hình thức đơn giản của trao đôi có đi có lại T»ứ nhất, đãi ngộ MEN không thê được coi là một lợi ích nếu nó không được minh họa bởi các cam kết cụ thé cho bên thứ ba Thi? hai, không có gì dam bảo rằng các quốc gia trao đổi

MEN sẽ được nhận lại mức ưu đãi có giá tri tương đương các đãi ngộ mình trao Su

mat cân đối trong quan hệ có đi có lại sẽ khiến các quốc gia từ chỗi MEN Bởi vậy đa số các hiệp định đều có điều khoản quy định cụ thể một số tình huống một bên

Trang 24

được bảo lưu, miễn áp dụng MEN nhằm khắc phục những hệ quả không mong muốn từ MEN vô điều kiện.

Về ý nghĩa của MEN, nghiên cứu của Ủy ban Pháp luật Liên hợp quốc khăng định cam kết dành cho đối tác đãi ngộ không kém bất kỳ bên thứ ba nào khác là công cụ hiện thực hóa chính sách thương mại không phân biệt đối xử Việc thê chế hóa MEN trong các hiệp định song phương và đa phương phản ánh nguyên tắc đối xử bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

Về đối tượng thụ hưởng MEN, Nghiên cứu của Ủy ban Pháp luật Liên hợp quốc cho rằng mặc dù đãi ngộ MEN được cam kết giữa một quốc gia với quốc gia khác, trên thực tế quy chế này được cu thé hóa thành các hình thức đãi ngộ dành cho các cá nhân hoặc sự vật, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại Chỉ trong một sé it trường hop đãi ngộ nay được dành cho các quốc gia trong các quan hệ sứ quan, lãnh sự° Như vậy, về hình thức đối tượng thụ hưởng MEN là các quốc gia nhưng trên thực tế các cá nhân và sự vật của quốc gia đó là người thực sự thụ hưởng các ưu đãi Cá nhân được hiểu bao gồm cả pháp nhân và thể nhân Các sự vật có thể bao gồm hàng hóa, phương tiện, vốn, dịch vụ Các bên có thể xác định cụ thê các đối tượng cá nhân và sự vật được hưởng MEN” Tuy nhiên, dé được hưởng MEN, cá nhân va sự vật phải có “quan hệ được xác định” với quốc gia nhận MFN Quan hệ được xác định trong trường hợp này được hiểu là quan hệ giữa quốc gia thụ hưởng MEN va các đôi tượng được quy định cụ thé trong hiệp định Những điều khoản trong hiệp định giữa bên trao và bên nhận MEN phải xác định các đối tượng được hưởng đãi ngộ này Việc xác định này phải phản ánh mối quan hệ giữa quốc gia thụ hưởng MEN và các cá nhân, sự vật liên quan Những mối quan hệ này bao gồm quốc tịch của các cá nhân, xuất xứ của hàng hóa, Thường chỉ các công dân mang quốc tịch của quốc gia thụ hưởng MEN mới được quyền tiếp cận đãi ngộ này MEN không

trao cho đôi tượng cư dân bởi quan hệ giữa quôc gia với với cư dân không có yêu tô

5 Điều 3, khoản 1 Hiệp định Lãnh sự giữa Vương quốc Anh va Nauy ghi nhận: “mdi Bên ký kết được thiết lậpvà đuy trì các cơ quan lãnh sự trên lãnh thổ Bên kia tại bất kỳ địa điểm nào mà một Bên thứ ba nào khác cócơ quan lãnh sw ”

7 Vi dụ trong hiệp định dịch vụ theo mô hình của GATS, mỗi thành viên WTO quy định cụ thể các lĩnh vựcsẽ dành hoặc bảo lưu thực hiện nghĩa vụ MEN.

Trang 25

quốc tịch Quan hệ giữa hàng hóa và dịch vụ với quốc gia thụ hưởng MEN được xác định dựa trên các tiêu chí xuất xứ được quy định cụ thé trong hiệp định.

Với mong muốn phổ cập nguyên tắc không phân biệt đối xử tới mọi lĩnh vực có thê của quan hệ quốc tế, Ủy ban Pháp luật Liên hợp quốc đề xuất nhiều lĩnh vực có thể áp dụng nguyên tắc này Bao gồm: thương mại (thuế xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, thanh todn, ), đầu tư nước ngoài (thiết lập hiện diện thương mại, di chuyên thé nhân, chính sách thué ), quyền sở hữu trí tuệ, tư pháp với người nước ngoài (thực thi pháp luật, cơ hội tiếp cận các cơ quan tài phán, quy định về tô tụng và xét xử, án phí ), các quy định về đãi ngộ đối với phương tiện vận tải nước ngoài (tàu biến, tàu bay, 6 tô, xe lửa ) Điều khoản MEN có thé áp dung cho từng lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực kê trên Điều quan trọng là các lĩnh vực này phải được các bên ký kết thỏa thuận và ghi nhận trong hiệp định có điều khoản MEN Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực có những đặc thù riêng và có những quy định hoặc miễn trừ để phản ánh những đặc thù ấy.

Về MEN trong lĩnh vực đầu tư, Báo cáo nghiên cứu của Cục các van dé tài chính và doanh nghiệp của OECD (2004) đã phân tích một số điều khoản MEN trong các BIT và cho rằng “mặc dù có mặt trong hầu hết các BIT, điều khoảng MEN không có ý nghĩa giống nhau” “Nội dung điều khoản MEN trong các BIT rất đa dạng Một số điều khoản rất hạn chế trong khi một số có quy định bao quát hơn” Nguyên nhân của sự khác biệt giữa các điều khoản MEN trong các BIT bắt nguồn từ quan điểm khác nhau giữa các quốc gia về phạm vi áp dụng của hiệp định hay nói một cách khác là do nhận thức khác nhau về khái niệm đầu tư Đầu tư có bao gồm cả dau tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp hay chỉ dau tư trực tiếp? Giai đoạn bao hộ đầu tư chỉ bắt đầu từ khi lập hiện diện thương mại hay bao gồm cả giai đoạn tiền xác lập hiện điện? Do đó, nghiên cứu khuyến nghị “việc giải thích và áp dụng đúng dan điều khoản MEN trong các trường hợp cụ thể đòi hỏi sự phân tích thận trọng lời văn trong hiệp định phù hợp với các quy định quốc tế về giải thích hiệp định”.

Theo Julien Chaisse trong tài liệu “MEN trong BIT” (tài liệu thuyết trình tại hội thảo về đầu tư do Ngân hàng Phát triển Châu A tô chức tai Hà Nội, 15-16 tháng 11 năm 2012), điều khoản MEN trong các hiệp định đầu tư là “cả một thé giới” bởi

Trang 26

tự thân nó liên kết các hiệp định đầu tư khác đề hình thành một hệ thống các cam kết của quốc gia về đầu tư nước ngoài Trong đó, một điều khoản có ý nghĩa rất quan trọng là điều khoản về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia nhận đầu tư Đây là nội dung mà các nước xuất khâu tư bản luôn tìm cách đạt được trong đàm phan BIT với nước tiếp nhận đầu tư nhằm bảo vệ tối đa quyên lợi của nhà đầu tư nước mình Julien cho răng cách thức các nước xuất khẩu tư bản đang sử dụng điều khoản MEN trong đàm phán các BIT tương tự như họ đang “mua sắm hiệp định” Cụ thé, thông qua việc đạt được MEN trong BIT với quốc gia nhận đầu tư, quốc gia đầu tư sẽ khai thác được những đãi ngộ vốn có trong các BIT đã tồn tại giữa quốc gia nhận đầu tư này với các đối tác khác Trong đó, đáng ké nhất là các điều khoản liên quan tới giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nước chủ nhà, bao gồm các quy định về tố tụng, tài phán

Nội dung MEN trong các hiệp định dịch vụ cũng rất đa dạng và phức tạp bởi chính những thuộc tính của dịch vụ Julien cho rang tinh đa dạng của MEN trong dịch vụ được quy định bởi các hình thức miễn trừ MEN được các bên ký kết thỏa thuận nhăm bảo vệ quyền lợi của mình hoặc dé duy trì tính cân bằng của cam kết Thông thường, các hình thức miễn trừ làm suy giảm phạm vi và mức độ cam kết không được chấp nhận Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận cho phép miễn trừ những đãi ngộ đã hoặc sẽ dành cho các đối tác khác ở mức độ ưu đãi hơn so với trong hiệp định Để đạt được điều này các bên thường phải thiết kế điều khoản MEN với các quy định miễn trừ hết sức cụ thé.

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Cho tới năm 2002 Việt Nam mới ban hành Pháp lệnh MFN-NT tạo cơ sở

pháp lý cho việc thực thi hình thức đối xử này trong thực tiễn thương mại Các nghiên cứu trước giai đoạn nay về MEN có trong một số tài liệu của Viện Nhà nước

— Pháp luật những năm 70, giáo trình của trường Đại học Luật, Đại học Ngoại g1ao

-Ngoại thương những năm 80 Tuy nhiên, do van dé này còn khá mới mẻ và không

thực thi trong thực tiễn thương mại Việt Nam nên các tài liệu mới dừng ở mức giới

thiệu về hình thức đối xử này trong thương mại quốc tế Việc nghiên cứu sâu các nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế nói chung cũng như MEN, NT nói

Trang 27

riêng chủ yếu được thực hiện từ sau 1995, thời điểm Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO Về cơ bản, các nghiên cứu trong nước về luận án MEN có thé phân thành 3 nhóm chính Nhớm thir nhất bao gồm các nghiên cứu về nội dung MEN chủ yếu do các cơ quan Bộ Thương mại, Ngoại giao thực hiện Các nghiên cứu này sử dụng các tài liệu quốc tế nhăm giới thiệu về nội dung cơ bản của hệ thống quy định pháp lý của WTO bao gồm các nguyên tac MEN, NT ; trình bày ý nghĩa của các quy định này với thương mại; phân tích các cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi thực thi các nguyên tắc này Nhóm hai gồm các nghiên cứu về chính sách thương mại của Việt Nam đối chiếu với các quy định của WTO nhăm tìm ra những bat cập trong quy định pháp luật hiện hành so với quy định WTO dé đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành Nhóm ba gồm các nghiên cứu về các khía cạnh pháp ly của các quy định về MEN dé phục vụ trực tiếp cho đàm phán gia nhập WTO và đàm phán với các đối tác Nội dung nghiên cứu bao gồm các quy định về miễn trừ MEN, quyền bảo lưu không áp dụng MEN với nước gia nhập, pháp luật Hoa Kỳ về PNTR Do tính chất và mục đích nghiên cứu kế trên, hầu hết các nghiên cứu về MEN trong nước hình thành trong giai đoạn đàm phán gia nhập WTO và tập trung vào các nội dung mang tính ứng dụng thực tiễn Một số nghiên cứu trong nước đáng chú ý về MEN bao gồm:

Đề tài khoa học cấp Bộ của Hoàng Tích Phúc và nhóm chuyên gia Vụ Chính

sách Thương mại Đa biên, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) thực hiện năm

2002 “Nghiên cứu về quy chế MEN va NT nhằm hoàn thiện chính sách về thương

mại hàng hoá và thương mại địch vụ của Việt Nam” là một trong những nghiên cứu

khá bài bản, có những liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam về nội dung này Nghiên cứu đã giới thiệu những nội dung cơ bản của điều khoản MEN và NT trong hiệp định WTO, đối chiếu với các quy định thương mại của pháp luật Việt Nam vào thời điểm đó Nghiên cứu đã tập trung phân tích một số lĩnh vực thương mại đang còn những quy định vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử, bao gồm quyền kinh doanh, doanh nghiệp nhà nước, một SỐ ngành dịch vụ, các loại phí, Những vi phạm này chủ yếu được thê hiện trong các chính sách như các quy định hai giá, các thủ tục và quy định hạn chế về đầu tư Theo các tác giả, việc thực thi các quy định

Trang 28

về MEN và NT đặt ra một số thách thức như ảnh hưởng tới nguồn thu khi không thực hiện chính sách hai giá, hạn chế khả năng hỗ trợ doanh nghiệp trong nước khi không được phép thực hiện các chính sách riêng, ưu đãi cho các đối tượng này so với doanh nghiệp nước ngoài Nhưng đổi lại, hàng hoá, dịch vụ Việt Nam sẽ được bình dang với các đối thủ cạnh tranh khi tiếp cận thị trường nước ngoài Điều này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh chúng ta đang chuyên dịch từ chính sách sản xuất thay thế nhập khẩu sang chính sách định hướng xuất khâu.

Bên cạnh đó, đóng góp quan trọng của nghiên cứu là đã đưa ra các khuyến nghị sửa đổi các văn bản pháp luật tương ứng Theo phân tích của các tác giả, các quy định vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử chủ yếu liên quan quy chế NT Các quy định vi phạm MEN không nhiều Bên cạnh đó, mặc dù Việt Nam đã ký một số hiệp định thương mại quốc tế có điều khoản này nhưng pháp luật Việt Nam chưa thống nhất về thuật ngữ cũng như các quy định áp dụng Một trong những khuyến nghị nhóm nghiên cứu đưa ra là Việt Nam cần sớm xây dựng luật về MEN và NT để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và đàm phán gia nhập WTO Xét trên bình điện rộng, các tác giả cho rằng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với các chuẩn mực thương mại quốc tế có ý nghĩa quan trọng không chỉ với việc đàm phán gia nhập WTO mà có ý nghĩa lâu dài đối với tiến trình cải cách, mở cửa và hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới.

Đồng quan điểm nêu trên, luận văn của thạc sỹ Phạm Thanh Hoa, Trường Đại học Ngoại thương về “Thực tiễn áp dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế” (2002) đã cho rang “Dé có thể tiến hành từng bước hội nhập vững chắc và thành công, một nhân tố không thể thiếu đó chính là hành lang pháp ly tiến bộ, theo kịp với thực tiễn quốc tế” Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, tác giả cho rằng việc xây dựng và áp dụng hệ thống các nguyên tắc quản lý khoa học, phù hợp chuẩn mực quốc tế sẽ giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh minh bạch, lành mạnh góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp Đây là yếu tố Việt Nam cần nhận thức trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên từ cơ chế quản lý tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Theo tác giả, “trong hệ thống các nguyên tắc đó, Tối huệ quốc (MEN) và Đối xử quốc gia

Trang 29

(NT) là hai nguyên tắc co bản nhất”[15-5] bởi ý nghĩa của các nguyên tắc này đối với tự do hoá Việc thực thi nguyên tắc bình đăng, không phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế sẽ giúp Việt Nam có điều kiện hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại theo hướng minh bạch Đồng thời, hạn chế khả năng hàng hoá, doanh nghiệp Việt

Nam bị phân biệt đôi xử, đặc biệt trong quan hệ với các nước lớn.

Nghiên cứu “Hiệp định thương mại Việt Nam — Hoa Ky: cơ hội và tháchthức” do Vụ Thị trường Châu Mỹ, Bộ Thương mại thực hiện năm 2001 nhận định

việc “kí kết hiệp định thương mại Việt Mỹ là thành tựu mới của việc triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá của Đảng và nhà nước Việt Nam và là một bước tiễn mới trong quá trình Việt Nam chủ động gia nhập với nền kinh tê thé giới, và hiệp định này là bước tiễn quan trọng của Việt Nam khi tham gia vào tô chức thương mai thế giới WTO” Những cam kết mở cửa thị trường và cải cách thể chế bao gồm cam kết về MEN đã đem lại những cơ hội to lớn cho thương mại của Việt Nam Nghiên cứu cũng chỉ ra những thách thức từ điều khoản MEN trong hiệp định này đối với Việt Nam Trước hết, Việt Nam sẽ phải dành cho Hoa Kỳ những đối xử ưu đãi mà Việt Nam dành cho các đối tác khác Vào thời điểm đó, chúng ta đã hoặc đang thoả thuận một số đối xử ưu đãi cho một số quốc gia (thuế ưu đãi, số lượng hạn ngạch ) để đổi lay những đối xử ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam (mức thuế GSP, thuế ưu đãi cho hàng may mặc, giày dép ) Các thoả thuận này có thé sẽ phải đa phương hoá dưới tác động của điều khoản MEN Thứ hai, mặc dù hiệp định chứa đựng nội dung cam kết MEN nhưng vào thời điểm đó pháp luật Việt Nam chưa có các quy định tương ứng về quy chế nay Do đó cần xây dựng các văn bản pháp luật tương ứng dé xác định tên gọi, hình thức và quy trình áp dụng trong quan hệ thương mại quốc tế.

Đối với việc vận dụng MFN vào thực tiễn Việt Nam, nghiên cứu của Hoàng Tích Phúc cho rằng cần nghiên cứu bản thân nội dung MEN bao gồm các quy định về ngoại lệ dé thực thi phù hợp với lợi ích quốc gia Việt Nam và các nước Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc có thể trao đổi các đối xử riêng đối với thương mại biên giới mà không vi phạm quy định WTO Ngoài ra, Việt Nam có thể vận dụng các quy định miễn trừ vì ly do sức khoẻ cộng đồng, văn hoá, an ninh quốc phòng để

Trang 30

duy trì một số quy định đặc thù trong lĩnh vực mua sắm Chính phủ Nhóm nghiên cứu đưa ra khái niệm về 3 cấp độ quan hệ mà Việt Nam có thể thiết lập trong quan hệ thương mại với các đối tác là: bình thường, ưu đãi (được hưởng MEN) và đặc

biệt (trong các thoả thuận tự do hoá khu vực như với ASEAN ).

Trong quá trình kết thúc đàm phán gia nhập WTO, Nguyễn Sơn và Nhóm Hỗ trợ kỹ thuật Đoàn đàm phán Chính phủ về gia nhập WTO đã thực hiện nghiên cứu “Quy định pháp luật của Hoa Kỳ về PNTR và giải pháp vận động Hoa Kỳ trao PNTR cho Việt Nam” (2006) Vào thời điểm đó, Việt Nam đã được hưởng NTR trên cơ sở gia hạn hàng năm Trong bối cảnh Việt Nam sắp trở thành thành viên

WTO, Hoa Ky sẽ phải trao cho Việt Nam PNTR hoặc bảo lưu không áp dung dựa

trên vận dụng quy định WTO Trên cơ sở phân tích pháp luật Hoa Kỳ về trao PNTR nghiên cứu đã xây dựng các khuyến nghị cho việc đàm phán, vận động Hoa Kỳ trao quy chế này cho Việt Nam Báo cáo đã phân tích 2 điều kiện cần thiết theo pháp luật Hoa Kỳ dé Việt Nam được hưởng PNTR: (i) hai bên có hiệp định thương mai và (ii) Tổng thống Hoa Kỳ miễn áp dụng Tu chính án Jackson Vanick về tự do di cư Vào thời điểm kết thúc đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam và Hoa Kỳ đã có

hiệp định thương mại song phương nhưng Hoa Kỳ mới chỉ xem xét gia hạn NTRcho Việt Nam hàng năm Trên cơ sở phân tích các quy định WTO, nghiên cứu cảnh

báo khả năng Hoa Kỳ có thé dựa vào điều khoản XXXV GATT “Không áp dụng” dé bảo lưu MEN trong thương mại với Việt Nam Tuy việc áp dụng điều khoản này không phô biến nhưng cần nhận thức rằng về lý thuyết Quốc hội Hoa Kỳ có thé viện dẫn nhiều ly do phi thương mai dé từ chối MEN cho Việt Nam ngay cả khi

chúng ta trở thành thành viên WTO Trên cơ sở phân tích quy định pháp luật và các

yếu tô thực tiễn, nghiên cứu kết luận van dé Hoa Kỳ trao PNTR cho Việt Nam là một quyết định mang tính chính trị từ cả hai phía và khuyến nghị cách tiếp cận kết

hợp vận động ngoại giao với cải cách trong nước.

Bên cạnh các nghiên cứu mang tính chuyên sâu kê trên, nội dung này cònđược đê cập trong các nghiên cứu vê WTO và đàm phán gia nhập của Việt Nam.Một sô nghiên cứu đáng chú ý bao gôm luận án “Điêu chỉnh và hoàn thiện chính

sách thương mại hàng hóa của Việt Nam để gia nhập WTO” (2003) của nghiên cứu

Trang 31

sinh Bùi Thị Lý, “Tổ chức thương mại thế giới và vấn đề gia nhập của Việt Nam” (2007) của nghiên cứu sinh Lê Quang Trung Các nghiên cứu khang định việc thừa nhận, thực thi MEN, NT các nguyên tắc này là điều kiện tiên quyết để Việt Nam gia nhập WTO Bên cạnh đó, tác giả Lê Quang Trung nhận định rằng việc thực thi MEN và NT còn xuất phát từ nhu cầu nội tại của Việt Nam để hội nhập quốc tế Bởi MEN đảm bảo cho Việt Nam vi thế bình dang trong quan hệ thương mại với các nước lớn, tránh việc hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam bị phân đối xử tại

thị trường nước ngoài.

1.2 Đánh giá các kết quả nghiên cứu

Từ những thoả thuận mang tính đơn lẻ ban đầu MEN đã từng bước phát triển và trở thành một trong những nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa phương Các nghiên cứu của các học giả quốc tế đã bao quát toàn bộ quá trình phát triển này, phản ánh tiến trình từng bước thê chế hoá quy chế này trong các hiệp định quốc tế, đánh giá các tác động nhiều mặt của MEN tới thương mai.

Trước hết, những nghiên cứu của các học giả quốc tế đã phân tích sâu sắc với các tư liệu phong phú về lịch sử hình thành va phát triển của MEN Những nghiên cứu này cho chúng ta thay sự thay đổi vai trò, ý nghĩa của MEN qua các giai đoạn lich sử MEN được các quốc gia sử dụng như một công cụ thương mại vào các

mục đích khác nhau Trong những giai đoạn sơ khai, MEN đơn phương được sử

dụng dé tao lap vi thé không kém so với các đối thủ cạnh tranh Trong giai đoạn thương mại quốc tế phát triển hơn, MEN có điều kiện được sử dụng làm công cụ mặc cả trong đàm phán thương mại Với quá trình dân chủ hóa quan hệ quốc tế, MEN trở thành công cụ pháp lý quan trọng hàng đầu để xác lập quan hệ thương mại bình đăng, không phân biệt đối xử Chính thực tế vận dụng hình thức đối xử này trong thương mại quốc tế đã dần xác lập nên những giá trị nội hàm của MEN trong luật thương mại quốc tế hiện đại Tính chất bình đăng, không phân biệt đối xử và vai trò đối với tự do hoá thương mại của MEN mà chúng ta thấy ngày nay là thành quả của những nỗ lực thể chế hóa nguyên tắc này vào hệ thống thương mại đa phương trên tinh thần dân chủ hoá và tự do hoá quan hệ thương mại quốc tế.

Trang 32

Thứ hai, các nghiên cứu đã cung cấp cách nhìn khá day đủ và tông thể về nguồn và nội dung pháp lý của MEN Về nguồn luật MEN, một số ý kiến cho rằng MEN phải là tập quán pháp, đồng nghĩa với việc MEN được mặc nhiên thừa nhận trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia Quan điểm này dựa trên lập luận MEN phản ánh tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ quốc tế Tuy nhiên, đa số các học giả không đồng tình quan điểm này và cho rằng MEN không phải là tập quán pháp mà phải được thiết lập trên cơ sở điều ước Bởi việc dành đối xử thế nào cho các đối tác là van đề thuộc chủ quyền quốc gia Các quốc gia có quyền thoả thuận các nội dung của MEN tuỳ thuộc ý chí chủ quan của mình Về nội dung pháp lý của MEN, luận án có điều kiện kế thừa khối lượng đồ sộ các nghiên cứu sâu sắc, từ nhiều góc độ của các học giả về các yếu tố nội hàm của MEN: đối tượng, chủ thé, pham vi ap dung, co ché áp dung,

Thứ ba, các nghiên cứu của các học giả đã đưa ra những cơ sở tin cậy dé khẳng định ý nghĩa tích cực của MEN đối với tự do hoá thương mại nói riêng và phát triển nói chung Dé chứng minh cho các lập luận của minh, các hoc gia đã sử dụng nhiều phương pháp bao gồm các công cụ định tính, định lượng Ý nghĩa trước hết của MEN là góp phan thiết lập khuôn khổ pháp ly thúc day thương mại

bình dang, không phân biệt đối xử MEN loại bỏ các phân biệt đối xử và qua đó

khăng định sự tôn trọng chủ quyền của các quốc gia Với việc gia nhập hệ thống thương mại đa phương GATT/WTO, một quốc gia trở thành một bộ phận bình đắng với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ được nêu trong các văn bản pháp lý của hệ thống Việc áp dụng MEN với “mọi bên ký kết” “ngay lập tức và vô điều kiện” đặt các quốc gia vào địa vị pháp lý ngang bằng, thừa nhận nguyên tắc trao đổi các cam kết trên cơ sở có đi có lại Bên cạnh đó, các tác giả cũng nhắn mạnh ý nghĩa của việc đa phương hóa MEN đối với tự do hóa thương mại Nghĩa vụ MEN trong thương mại đa phương giúp duy trì các giá trị của cam kết tự do hóa bằng cách ngăn cản các thành viên dành đối xử ưu đãi riêng cho hàng hóa của một thành viên khác MEN cũng tăng cường sự ràng buộc của các thành viên đối với các cam kết cắt giảm và giảm thiểu nguy co quay lại chính sách bảo hộ Mỗi thay đổi cơ chế, chính sách thương mại sẽ tác động tới tất cả các thành viên trong hệ thống chứ không còn

Trang 33

là vấn đề giữa hai quốc gia như trước đây Mỗi quốc gia có nghĩa vụ pháp lý trước tất cả các thành viên khác Điều này buộc mỗi thành viên phải cân nhắc kỹ mỗi khi

có ý định quay trở lại các biện pháp bảo hộ Nhờ đó, các thành quả của tự do hóa

được duy trì và tiếp tục củng cô Đặc biệt, các nước nhỏ sẽ có cơ hội được đối xử bình dang trong hệ thống thương mại Trong quan hệ với các nước lớn, các nền kinh tế nhỏ thường ở vị thế bị chèn ép, gần như không có cơ hội đàm phán các điều kiện thương mại thuận lợi cho mình MEN vô điều kiện cho phép các thành viên được hưởng những quyền lợi và có các nghĩa vụ ngang bằng không phụ thuộc vào số

lượng hoặc giá trị các nhượng bộ thành viên này đưa ra Đây là cơ sở pháp lý quan

trong dé các nền kinh tế nhỏ tham gia vào thương mại quốc tế Các nghiên cứu cũng đưa ra các lập luận va dit liệu khang định MEN góp phan nâng cao chất lượng phúc lợi xã hội do thúc đây cạnh tranh bình đăng Các chính sách phân biệt đối xử trong thương mại khiến môi trường cạnh tranh bị biến dạng, không phản ánh đúng quan hệ cung cầu của thị trường Việc thực thi các chính sách thuế mang tính phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại khiến luồng nhập khâu bị chuyên hướng sang các nền sản xuất kém hiệu quả nhưng có lợi thế do được hưởng thuế suất ưu đãi hoặc các biện pháp hành chính thuận lợi hơn Người tiêu dung phải sử dụng hàng kém chất lượng hơn với giá cao hơn MEN giải quyết các bất cập này thông qua việc đặt các quốc gia vào vị thế cạnh tranh bình đăng trong tiếp cận thị trường của nhau Những nền sản xuất có sức cạnh tranh cao sẽ có ưu thế so với các nền sản xuất kém hiệu quả Hệ quả là phúc lợi xã hội được cải thiện do người tiêu dùng được lựa chọn đa dạng sản phẩm với giá cạnh tranh Bên cạnh các ý nghĩa về kinh tế các nghiên cứu cũng đề cao các giá trị của MEN đối với dân chủ hoá môi trường thương mại quốc tế, thúc đây quan hệ bình dang giữa các quốc gia.

Thứ tu, bên cạnh đánh giá những mặt tích cực, các nghiên cứu cũng phân

tích những tác động không mong muốn của MEN tới thương mại Qua đó, chúng ta có cách nhìn đúng dan, khách quan về ý nghĩa và tác động của MEN đối với thương mại Những tác động không mong muốn chủ yếu của MEN được các học giả đề cập bao gồm vấn đề “kẻ cơ hội”, làm suy giảm động lực tự do hóa Những người chỉ trích MEN thường tập trung vào vấn đề “những kẻ cơ hội” (free rider) mà đối tượng

Trang 34

thường là các nước nhỏ Thông thường các nền kinh tế lớn, phát triển đi đầu trong đưa ra các sáng kiến tự do hóa Kết quả đàm phán giữa các đối tác trong hệ thống thương mại đa phương được phổ cập cho phép các thành viên khác cũng được hưởng, ngay cả khi không đưa ra bất kỳ nhượng bộ nào Điều này làm suy giảm động lực của những thành viên muốn thúc day tự do hóa bởi yếu té cân bằng lợi ích không được đáp ứng Các học giả cũng cho rằng giải pháp dé giảm thiểu tác động tiêu cực của vẫn đề “kẻ cơ hội” là vận dụng linh hoạt nguyên tắc có đi có lại Mọi thành viên đều có quyền đưa yêu cầu và đồng thời có nghĩa vụ đàm phán yêu cầu

của các đôi tác khác trong các vòng đàm phán tự do hóa.

Thứ năm, những ngoại lệ MEN là yếu tô khiến quy chế này không thực sự hoàn chỉnh nhưng đem lại cho MEN sự linh hoạt để có thé đi vào cuộc sống Các nghiên cứu về các ngoại lệ MEN đưa ra quan điểm về tính đúng đắn của các miễn trừ và đánh giá về tác động của các quy định miễn trừ này tới thương mại Một trong những miễn trừ quan trọng nhất, gây nhiều ý kiến trái chiều là điều XXIV về các hiệp định thương mại khu vực Theo đó, các thỏa thuận trong khuôn khổ liên minh thuế quan và thỏa thuận khu vực mau dich tự do được miễn trừ MEN Đây là cơ sở pháp lý dé hình thành hàng trăm thỏa thuận khu vực mậu dịch tự do Một SỐ học giả ủng hộ chủ trương toàn cầu hóa cho rang lợi ích lớn nhất các quốc gia dat được khi thực thi tự do hóa thương mại đa phương trong WTO Việc đàm phán thiết lập tràn lan các thỏa thuận thương mại khu vực tác động tiêu cực tới tiễn trình dam phan trong WTO Bởi theo đuổi mục tiêu đàm phán các thỏa thuận khu vực làm suy giảm động lực của các quốc gia trong đàm phán đa phương Ngoài ra, các nước nhỏ sẽ bi phân tán nguồn lực, không đủ khả năng tham gia hiệu quả nhất vào các vòng đàm phán đa phương Tuy nhiên quan điểm ủng hộ tiến trình khu vực hóa cho rằng trong bối cảnh đàm phán WTO bé tắc, chậm tiến triển thì việc đàm phán các thỏa thuận khu vực giúp duy trì động lực cho tiến trình tự do hóa Đồng thời các hiệp định thương mại khu vực, đặc biệt các FTA thế hệ mới giúp xác lập các tiêu chí tiến bộ cho thương mại đa phương Một số học giả khi phân tích tiêu chí mà một hiệp định thương mại khu vực đủ điều kiện được miễn trừ cho rằng khái niệm các rào

cản được “triệt tiêu về cơ ban” khá mơ hô và gây nhiêu tranh cãi Các ý kiên yêu

Trang 35

cầu rà soát điều khoản này trong chương trình nghị sự của Vòng Doha xuất phát từ việc nhiều hiệp định thương mại khu vực có mức độ tự do thấp cũng lợi dụng sự thiếu chặt chẽ này dé đăng ký nằm trong phạm vi điều chỉnh của điều XXV và tránh đa phương hóa các ưu đãi Bên cạnh các ngoại lệ MEN khá phô biến dành cho các nước chung đường biên, trường hợp khẩn cấp miễn trừ đối với các đối xử đặc biệt cho các nước đang phát triển và chậm phát triển và một nội dung được quan tâm Giải thích sự cần thiết phải có những đãi ngộ riêng cho các nước đang phát triển, các nghiên cứu cho răng nhu cầu thương mại của các nước đang phát trién khác căn bản so với nhu cầu của các nước phát triển Hệ quả là hai khu vực kinh tế không thê bị điều chỉnh bởi cùng một quy tắc thương mại Áp dụng MEN với mọi quốc gia bat chấp trình độ phát triển của họ có thé đáp ứng các tiêu chí bình đắng về hình thức, những thực chất có thể gây bất lợi cho các thành viên đang phát triển.

Thứ sáu, các phán quyết trọng tài đối với các tranh chấp là nguồn tư liệu giá trị, có ý nghĩa quan trọng trong diễn giải luật cũng như ứng dụng thực tiễn Điều khoản MEN có hiệu lực mang tính xuyên suốt toàn bộ các vấn đề được đề cập trong hiệp định Điều này có nghĩa MEN sẽ tác động tới toàn bộ các sản phâm hàng hóa trong hiệp định về hàng hóa, các dịch vụ trong danh mục của hiệp định dịch vụ hoặc các ngành kinh tế được đề cập trong hiệp định đầu tư Đối tượng điều chỉnh bởi MEN cũng rat rộng, bao gồm “mọi quy định” “mọi khoản thu” Do đó, trong giai đoạn MFN bắt đầu được phổ cập trong hệ thống thương mại đa phương, việc thực thi MEN trên thực tế phát sinh nhiều vấn đề giữa các bên liên quan đòi hỏi áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp Bên cạnh đó, các quy định về MEN trong hiệp định rat ngắn gọn nên dễ tạo ra nhiều cách lập luận, diễn giải trong thực tiễn Đơn cử khái niệm “sản phẩm tương tự” rất khó dé lượng hóa mức độ, tiêu chí xác định Bởi vậy, các lập luận và đặc biệt là các diễn giải của các chuyên gia pháp lý hàng đầu trong các phán quyết giúp làm sáng tỏ nhiều khía cạnh chưa được quy định chỉ tiết trong hiệp định Những diễn giải trong các phán quyết được coi là cơ sở dữ liệu giải thích luật quan trọng Các phán quyết của trọng tài tại các vụ việc tranh chấp được sử dụng làm tiền lệ, nguồn tham khảo cho các vụ việc sau này Khai thác các tư liệu này giúp làm rõ các yếu tố nội hàm của MEN và cơ chế vận hành quy chế này trong thực tiễn thương mại quốc tế.

Trang 36

Thứ bay, các nghiên cứu dang kế của học giả trong nước về MEN hình thành trong giai đoạn Việt Nam đàm phán gia nhập WTO Đóng góp quan trọng nhất của các nghiên cứu này là phân tích vai trò, tam quan trọng của MEN như một nguyên tắc nền tảng trong thương mại quốc tế Từ đó khắng định sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện luật trong nước về MEN như một trong những tiền đề để gia nhập WTO nói riêng cũng như hội nhập kinh tế quốc tế nói chung Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng đã đánh giá được sự thay đổi tính chất của MEN trong thương mai hiện đại MEN đã trở thành nguyên tắc ứng xử phổ cập trong thương mại quốc tế Một số quốc gia đã luật hóa sự thay đổi này như việc Hoa Kỳ đã đưa ra khái niệm PNTR thay thế cho MEN.

Bên cạnh những kêt quả nôi bật kê trên mà luận án tiép thu, một sô vân đêchưa được dé cập day đủ trong các nghiên cứu trong và ngoài nước bao gôm:

- Các nghiên cứu trong và ngoài nước về tính chất, nội dung và ý nghĩa của MEN trong các FTA còn tản mạn, chưa day du MEN đã trở thành một tiêu chuẩn đãi ngộ tối thiểu trong thương mại đa phương Nhưng trong các FTA, các điều khoản MEN được thiết kế với mục đích điều chỉnh mức độ mở cửa giữa các bên tham gia và tạo sự gắn kết FTA này với các FTA khác Bởi vậy nội dung điều khoản MEN trong FTA rất đa dạng va tác động đến mặt bằng cam kết của một quốc gia Chưa có nhiều nghiên cứu riêng về MEN trong các hiệp định FTA đặc biệt là các nghiên cứu và khuyến nghị liên quan tới đàm phán của các nước đang phát triển.

- Các nghiên cứu của các học giả trong nước chủ yếu mang tính giới thiệu nội dung co bản của MEN theo quy định WTO Các nghiên cứu chưa đề cập tới sự hình thành va phát triển khái niệm pháp ly MEN trong pháp luật Việt Nam, phân tích pháp luật Việt Nam về MEN cũng như van đề MEN trong các FTA.

1.3 Đề xuất hướng nghiên cứu

Trên cơ sở tiêp thu các kêt qua từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài

nước về lý luận và thực tiễn áp dụng MEN trước đây, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu

các nội dung mang tính thời sự như sau:

Trang 37

Trước hết, luận án sẽ tiếp cận việc nghiên cứu lịch sử phát triển MEN theo sự phát triển nội dung pháp lý của điều khoản này qua các giai đoạn để phù hợp với tính chất công trình nghiên cứu luật học Hầu hết các nghiên cứu mà luận án tiếp thu có cách tiếp cận theo trình tự thời gian khi trình bày lịch sử MEN Phương pháp này có ưu điểm cho thấy toàn bộ quá trình phát triển về nội dung pháp lý cũng như thực thi trong thực tiễn của MEN qua các mốc thời gian Nó cho thấy vai trò của MEN như một công cụ kinh tế - chính trị của quốc gia dé thực thi chính sách đối ngoại trong từng giai đoạn Tuy nhiên, cách tiếp cận này không cho thấy rõ sự phát triển về ngôn ngữ pháp lý và nội dung của MEN Đứng trên quan điểm đây là công trình nghiên cứu luật học nên thay vì tiếp cận theo trình tự thời gian, luận án phân tích các hình thức MEN đã tôn tại trong lịch sử Hình thức MEN được xác định bởi nội dung pháp lý của điều khoản MEN trong các hiệp định thời kỳ đó và sự áp dụng trên thực tiễn Mỗi hình thức MEN phản ánh tính chất quan hệ quốc tế trong một giai đoạn lịch sử và có tác động riêng tới thương mại quốc tế Cách tiếp cận này phản ánh rõ hơn sự phát triển và hoàn thiện về pháp lý và vận hành của MEN trong suốt lich sử của mình Thông qua phân tích về sự phát trién của các hình thức MEN, luận án khang định MEN không tự thân có được vai trò như ngày nay Dé giữ vai trò thúc đây tự do hoá thương mại, hỗ trợ thiết lập hệ thống thương mại bình đăng MEN cần phải được thé chế hóa và đảm bảo thực thi bởi các thiết chế đa phương.

Thứ hai, luận án sử dụng những lý thuyết về MEN dé phân tích về nội dung và ý nghĩa của quy chế này trong các hiệp định FTA thế hệ mới Trong xu thế bùng nỗ đàm phán các hiệp định khu vực, các quốc gia có xu hướng tham gia vào ngày càng nhiều các thoả thuận thương mại với mức độ cam kết sâu và phạm vi rộng Việc hình thành hệ thống đan xen các thoả thuận khu vực song song với WTO dẫn đến sự thay đổi vai trò của MEN trong hệ thống thương mai đa phương nói chung cũng như trong chính sách thương mại của mỗi quốc gia nói riêng Về lý thuyết, MEN van được thừa nhận là nguyên tắc ứng xử nên tang trong thương mại Trên thực tế, một quốc gia tham gia nhiều FTA sẽ có các mức độ đối xử khác nhau với hầu hết các đối tác thương mại của mình tùy thuộc theo từng FTA mà họ ký kết Những điều khoản MEN trong các FTA sẽ gắn kết các FTA này và tác động lên mặt

Trang 38

băng cam kết chung Nhiều học giả đã chỉ rõ những tác động không mong muốn của việc ký kết FTA bao gồm các hiệu ứng chuyền hướng thương mại, hiệu ứng “bát mì ống” Luận án sẽ dựa trên những phân tích về nội dung MEN trong các FTA để đánh giá lại ý nghĩa của quy định này trong bối cảnh hiện tại và xem xét khả năng vận dụng MEN phù hợp hoàn cảnh Việt Nam để giảm thiêu tác động của các hiệu ứng không mong muốn của FTA.

Thứ ba, quá trình hình thành thuật ngữ pháp lý MEN phản ánh tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam vào kinh tế thế giới và cho những bài học về hoàn thiện, xây dựng pháp luật Thuật ngữ MEN từng xuất hiện trong các hiệp định thương mai Việt Nam ký với các nước kinh tế thị trường từ sau năm 1975 Nhưng do thời điểm này Việt Nam chưa có luật về MEN nên thuật ngữ này được thể hiện đưới nhiều

ngôn ngữ khác nhau Hiệp định Thuong mai song phương Việt Nam — Hoa Ky

(2000) có điều khoản MEN phản ánh quy định WTO Năm 2002 Pháp lệnh MEN và

NT được ban hành Luận án rà soát các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký trước

khi ban hành Pháp lệnh về MEN và NT dé tìm hiểu về sự xuất hiện khái niệm này

trong các văn bản luật trong nước, hệ quả pháp lý của chúng và đánh giá vai trò của

pháp lệnh này đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Thứ tw, tới thời điểm này Việt Nam đã ký kết các thỏa thuận thương mại tự do với hàng chục đối tác Hầu hết các hiệp định này có nội dung rộng, bao gồm các lĩnh vực thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ Mỗi chương này của các FTA có các điều khoản được thiết kế tùy thuộc tính chất và mức độ tự do hóa giữa các bên Luận án sẽ tổng hợp và phân tích các điều khoản MEN trong các hiệp định FTA mà Việt Nam đã ký kết Trên cơ sở phân tích các điều khoản này và so sánh với các FTA của các nước khác, luận án trình bày các cách thức thiết kế điều khoản MEN trong các hiệp định FTA và làm rõ động cơ để các bên lựa chọn các cách tiếp cận trong thiết kế điều khoản này Luận án phân tích ưu điểm và hạn chế

của mỗi phương thức Trên cơ sở đó, vận dụng vào thực tiễn đàm phán FTA của

Việt Nam hiện nay để khuyến nghị phương thức tiếp cận trong đàm phán điều

khoản MEN phù hợp.

Trang 39

Thứ năm, luận án phân tích tổng thể các quy định pháp luật Việt Nam về MEN Căn cứ theo các quy định pháp luật Việt Nam cho phép áp dụng trực tiếp các quy định của điều ước quốc tế khi phù hợp, luận án thực hiện nghiên cứu trên nguyên tắc pháp luật Việt Nam bao gồm các quy định luật trong nước và các điều ước quốc tế đã được phê chuẩn và cho phép áp dụng trực tiếp Theo cách tiếp cận này, khuôn khổ pháp luật hiện hành về MEN bao gồm các quy định luật trong nước, các quy định WTO, các FTA Áp dụng phương pháp phân tích, so sánh luận án đánh giá những ưu điểm và tồn tại của khuôn khổ luật trong nước điều chỉnh MEN Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về MEN trong bối cảnh

hiện nay.

Kết luận chương 1

Trong quá trình triển khai luận án, Nghiên cứu sinh đã tiếp cận các nguồn tư liệu đa dạng bao gồm các công trình của các học giả uy tín trong và ngoài nước, cơ sở dữ liệu của các tổ chức quốc tế (Ủy ban Luật quốc tế của Liên hợp quốc, Tô chức Thương mại thế giới ), tài liệu lưu trữ của Bộ Công Thương Các tư liệu này là nguồn tham khảo rất có giá trị để phục vụ đữ liệu đầu vào cũng như cơ sở lý luận

cho luận án.

Về tông thé, các tư liệu nghiên cứu về MEN trong thương mại của các học giả quốc tế rất đồ sộ, được thực hiện chủ yếu trong giai đoạn từ sau khi GATT ra đời năm 1947 Về nội dung, các nghiên cứu của học giả nước ngoài đề cập tới nhiều khía cạnh của MEN Đặc biệt có nhiều nghiên cứu mang tính lý luận cao về nội hàm MEN Các nghiên cứu trong nước có sé lượng khiêm tốn hơn, xuất hiện nhiều sau năm 1995, sau khi Việt Nam quyết định gia nhập WTO Nội dung các nghiên cứu trong nước chủ yếu mang tính trình bày, giới thiệu nội dung quy chế này theo quy định WTO Chưa có công trình nghiên cứu chuyên đề mang tính chuyên sâu về MEN bao quát toàn bộ nội dung MFN trong pháp luật Việt Nam từ khi xuất hiện

thuật ngữ tới giai đoạn đàm phán FTA hiện nay.

Từ các nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, Nghiên cứu sinh đãtiép thu được các tư liệu có giá trị dé phục vụ luận án Những nghiên cứu của các

Trang 40

học giả quốc tế đã cung cấp các tư liệu phong phú về lịch sử hình thành và phát triển của MEN Qua đó khang định sự thay đổi vai trò, ý nghĩa của MEN qua các giai đoạn lich sử dé trở thành công cụ pháp lý quan trọng hang đầu nham thiết lập hệ thống thương mại đa phương bình đăng Đặc biệt, các nghiên cứu đã cung cấp cách nhìn khá đầy đủ và tổng thể về nguồn và nội dung pháp lý của MEN Luận án cũng có điều kiện kế thừa khối lượng đồ sộ các nghiên cứu sâu sắc, từ nhiều góc độ của các học giả về các yếu tô nội hàm của MEN: đối tượng, chủ thé, pham vi ap dung, co ché ap dung, Cac kết luận từ các nghiên cứu của các học giả quốc tế vỀ tác động của MEN tới thương mai có độ tin cậy cao Cac học giả đã sử dụng nhiều phương pháp bao gồm các công cụ định tính, định lượng dé khang định những tac động tích cực của MEN đối với thương mại nói riêng và phát triển nói chung: góp phần thiết lập khuôn khổ pháp lý thúc đây thương mại bình đăng, không phân biệt đối xử; thúc đây tự do hóa thương mại và giảm thiểu nguy cơ quay lại chính sách bảo hộ; cho các nước nhỏ cơ hội được đối xử bình đăng trong hệ thống thương

mại; nâng cao phúc lợi xã hội do thúc đây cạnh tranh bình đắng Những phân

tích về các tac động không mong muốn của MEN tới thương mại bao gồm van đề “kẻ cơ hội”, làm suy giảm động lực tự do hóa cung cấp cho những người nghiên cứu có cách nhìn đúng đắn, khách quan về ý nghĩa và tác động của MEN đối với thương mại Bên cạnh đó, Nghiên cứu sinh cũng tiếp cận được các quan điểm nhiều chiều về các ngoại lệ MEN Những ngoại lệ MEN là yếu tố khiến quy chế này không thực sự hoàn chỉnh nhưng đem lại cho MEN sự linh hoạt để có thể đi vào cuộc sông Đặc biệt, việc tìm hiểu các phán quyết trọng tài đối với các tranh chấp trong GATT/WTO đã cung cấp những di liệu giá tri, có ý nghĩa quan trọng dé diễn

giải các khái niệm nội ham MEN Các lập luận và đặc biệt là các diễn giải của các

chuyên gia pháp lý hàng đầu trong các phán quyết giúp làm sáng tỏ nhiều khía cạnh chưa được quy định chỉ tiết trong lời văn hiệp định Khai thác các tư liệu này giúp làm rõ các yếu tô nội hàm của MEN và cơ chế vận hành quy chế này trong thực tiễn thương mại quốc tế Các nghiên cứu của học giả trong nước về MEN cho thấy sự can thiết phải xây dựng và hoàn thiện luật trong nước về MEN như một trong những tiền đề để gia nhập WTO nói riêng cũng như hội nhập kinh tế quốc tế nói chung.

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:53

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN