1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Luật học: Chủ thể thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

235 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 235
Dung lượng 57,6 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

MAI XUÂN HỢI

CHU THE THỰC THI PHÁP LUẬT VE

PHONG VE THUONG MAI O VIET NAM TRONG DIEU KIEN HOI NHAP KINH TE QUOC TE

LUẬN ÁN TIEN SĨ LUẬT HOC

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

TRUONG DAI HỌC LUẬT HÀ NOI

MAI XUÂN HỢI

CHỦ THE THỰC THI PHÁP LUẬT VE

PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG DIEU KIỆN HỘI NHẬP KINH TE QUOC TE

Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9380107

LUẬN ÁN TIEN SĨ LUẬT HOC

Người hướng dẫn khoa học: 1.TS NGUYÊN THỊ DUNG

2 PGS.TS NGUYEN THI NHUNG

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tác

giả Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn

đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực cua Luận án này.

Hà Nội, ngày thang 01 năm 2023Tác giả Luận án

Mai Xuân Hợi

Trang 4

Lời cam đoanMục lục

Danh mục chữ viết tắt

PHAN MỞ ĐẦU 5-52-7474 074407140 07487289 7A1 A43kseree 1 1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tai oe ceescsesesesestssesestsesseseeneeee |

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - c6 c2 3331133351 EE£35EEEExeeeeerrese 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - ¿2 2 +s+E+E£EE+EeEE+ErEerxzEerkererxee 5

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên CỨU «55+ + +++see+ssss2 Ỷ

5.Y nghĩa khoa học và thực tiễn của Cn ee 8 6 Kết cầu của Luận ate eeseecsecssescssesssseesseccsnecssecesnscssnecsnecenncesnecennecsuseeaneesaneesneeenes 9

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CAC VAN DE LIEN QUAN

DEN 09.00.0077 10 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận án 10 1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về thiết chế điều tra phòng vệ thương mại 10 1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về chủ thé yêu cầu điều tra phòng vệ thương mai 16 1.3 Các công trình nghiên cứu về chủ thể phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật

91010)0190//S0101)49)013000012100000 O.ỐỔỒ 19

1.4 Các công trình nghiên cứu về chủ thể ra quyết định áp dụng, rà soát áp

dụng pháp luật phòng vệ thương Mal << 2+ 33+ EE+eeeeeeeereeesse 21

1.5 Các công trình nghiên cứu về chu thé giám sát hoạt động điều tra, áp dung

Thúp luiit phone võ THON TRÍ cecamccssss aouemmemnmccne Gì tr en GHEETSA090096-Đ0E-0003016035/089 22

2 Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến dé tài Luận án 24 2.1 Những kết quả nghiên cứu mà Luận án kế thừa và tiếp tục phát triên 24 2.2 Các vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu đáo cần tiếp tục

0140119080) 80 Ẻ8Ẻ3 25

3 Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu va giả thuyết nghiên cứu 26 3.1 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài -¿- 2 52 sSxE 2E EEeErkerkerred 26 3.2 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 2- 255 2+secs+sccx2 7

Trang 5

THI PHÁP LUẬT PHONG VỆ THUONG MẠI TRONG DIEU KIỆN HOI NHAP KINH TE QUOC TE cccscssssssssessssesssssscessssesssssssesssssssessssesesssssessssesssensoees 29 1.1 Lý luận về chủ thé thực thi pháp luật phòng vệ thương mai trong điều kiện hội nhập kinh tẾ Quoc tẾ 2° 5£ 2s s£s2£s£SsEs£Ss£ssEsessesessesrsese 29

1.1.1 Khai niệm phòng vệ thương mại và pháp luật phòng vệ thương mại 29

1.1.2 Khái niệm về thực thi pháp luật phòng vệ thương mại 34 1.1.3 Khái niệm về chủ thé thực thi pháp luật phòng vệ thương mại 37 1.1.4 Đặc điểm và các loại chủ thé thực thi pháp luật phòng vệ thương mại 44 1.1.4.1 Đặc điểm về chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mại 44 1.1.4.2 Các loại chủ thé thực thi pháp luật phòng vệ thương mại 48 1.1.5 Một số xu hướng thiết lập mô hình chủ thé thực thi pháp luật phòng vệ thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và bài học kinh nghiệm cho

1.1.5.1 Một số xu hướng thiết lập mô hình chủ thé thực thi pháp luật phòng vệ thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc TA 58 1.1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng mô hình chủ thé thực thi pháp luật phòng vệ thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 70 1.2 Lý luận pháp luật về chủ thé thực thi pháp luật phòng vệ thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tẾ 2-5- 5 s2 sesess=sessesesse 72 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm pháp luật về chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ

(HH WIAT TY eee 72

1.2.2 Nội dung pháp luật về chủ thé thực thi pháp luật phòng vệ thương mại trong điều kiện hội nhập kinh té quốc TA 77 1.2.3 Các yếu tô chi phối nội dung pháp luật về chủ thé thực thi pháp luật phòng vệ thương mai trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 82 Kết luận chương 1 ooeececceccccscessssscsesssesesecsesscsscscsscsvssessesvsaessansussesassesensesstsatsseateneeess 87

Trang 6

MẠI Ở VIỆT NAM TRONG DIEU KIEN HỘI NHẬP KINH TE QUOC TE 89 2.1 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật của Cơ quan điều tra phịng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc 2.2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật của chủ thé yêu cầu điều tra phịng vệ thương mại s ° s- <5 ss2 sss se s£ss£sessesesseseesesz 103 2.3 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật của chủ thể phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật phịng vệ thương mại . - 111

2.3.1 Thực trạng pháp luật và thực tiễn phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật phịng vệ thương mại của chính quyên địa phương cấp tỉnh - 111 2.3.2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn phối hop điều tra, áp dụng pháp luật

phịng vệ thương mại của cơ quan hải quạ - << 55+ +s<*++*ssex++eeexss 117

2.3.3 Thực trạng pháp luật và thực tiễn phối hop điều tra, áp dung pháp luật

phịng vệ thương mại của các bộ và cơ quan ngang bỘ - - + +-+s++++ 120

2.4 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật của chủ thể ra quyết định áp dụng, rà sốt việc áp dụng pháp luật phịng vệ thương mại 122 2.5 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật của chủ thể giám sát hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật phịng vệ thương mại 128 Kết luận chương 2 2 s52 1E EEEEE121E1111111112151111111111111111 111111 1 116 130 Chương 3 YEU CÂU, GIẢI PHAP HỒN THIEN VA NÂNG CAO HIEU QUÁ THỰC THỊ PHÁP LUẬT CỦA CHỦ THẺ THỰC THỊ PHÁP LUẬT PHONG VE THUONG MẠI Ở VIET NAM TRONG DIEU KIỆN HỘI NHẬP KINH TE QUOC 'T ÊỂ 2-5 5° ° 9% 9S E2 4 9998 3 9992893 999952 132 3.1 Yêu cầu hồn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể thực thi pháp luật phịng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập Kimh té Quoc té 1101 132 3.1.1 Yêu cầu hồn thiện va nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của Cơ quan điều tra phịng vệ thương mạii - 2S +s+S+E£EE£EEEEEEEEEEEEE1121211 111 xe 133

Trang 7

3.1.3 Yêu cầu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thé phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại - 136 3.1.4 Yêu cầu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể ra quyết định áp dung, rà soát việc áp dụng pháp luật phòng vệ thương mai 138 3.1.5 Yêu cầu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thé giám sát hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại 138 3.2 Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập Kimh té Quoc 1017 139 3.2.1 Hoàn thiện va nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của Co quan điều tra

PUGS, WS CRITE 002171000700 0Ô AU S.A CỐ A ULE ADS 139

3.2.1.1 Hoàn thiện pháp luật về Co quan điều tra phòng vệ thương mai 139 3.2.1.2 Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của Cơ quan điều tra phòng vệ

00060:190100721000007277 dd 145

3.2.2 Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thé yêu cầu điều tra phòng vệ thương mạii - ¿+ SE k£S£Ek+£EE£E£EEEEEEEEEEEEEeEkrkererkred 146 3.2.2.1 Hoàn thiện pháp luật về chủ thé yêu cầu điều tra phòng vệ thương mại 146 3.2.2.2 Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể yêu cầu điều tra

phòng vệ thương TmạiI - - ¿+ 133111333118 83911 18391118 11 18 8111 11 rrrưy 148

3.2.3 Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật phòng vệ thương Mai - 2 2s s+se¿ 153 3.2.3.1 Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi trách nhiệm phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại của chính quyền địa phương cấp

3.2.3.2 Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi trách nhiệm phối hợp điều

tra, áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại của hải quan - 155

3.2.3.3 Hoan thiện và nâng cao hiệu quả thực thi trách nhiệm phối hợp điều tra, áp

dụng pháp luật phòng vệ thương mại của các bộ và cơ quan ngang bộ 157

Trang 8

3.2.5 Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thé giám sát hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại - 160 Kết luận chương 3 -¿- c2 52 +S9EE2EEEEE121511211215712111211111111 111111111111 y0 162 KET LUAN 9:10 163 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2- ° 5° s52 sess£se=sesses 165

Trang 9

TT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ

ADA Hiệp định về Chống bán phá giá 7 DOC Bộ Thương mại

Hiệp định Thuong mại tự do Liên minh chau Au —

8 EVETA

Việt Nam

9 GATT Hiệp ước chung về Thuế quan và Mậu dịch

10 IMF Quỹ Tiên tệ quôc tế

II ITC Uy ban Thuong mai quốc tế 12 ITO Tổ chức Thuong mai quốc tế

13 MOF Bộ Tài chính

14 METI Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp

15 PVTM Phòng vệ thương mại

16 EU Liên minh châu Âu

17 FTA Hiép dinh Thuong mai tu do

18 SCMA Hiệp định Trợ cấp va các biện pháp déi kháng 19 UBCTQG Ủy ban Canh tranh quôc gia

20 UBND Ủy Ban nhân dân

21 USDOC Bộ Thuong mại Hoa Ky

22 USITC Uy ban Thuong mai quốc tê Hoa Ky 23 USFTC Uy ban Thuong mai Lién bang Hoa Ky

24 VCCI Phong Thuong mại va Công nghiệp Việt Nam

25 WTO Tổ chức Thuong mai thé giới

Trang 10

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Cách đây nhiều thập kỷ, sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhận thức về tự do hóa thương mại là “don bẩy” giúp khôi phục nền kinh tế, hon năm mươi quốc gia trên thế giới đã nỗ lực thành lập Tổ chức Thương mại quốc tế (International Trade Organization - ITO) để điều chỉnh quan hệ hợp tác quốc tế Trước khi thông qua Hiến chương thành lập ITO, hai ba trong số hơn năm mươi quốc gia đã đàm phán và đi đến quyết định giảm và ràng buộc thuế quan đối với các loại hàng hóa giữa các quốc gia với nhau, kết quả là sự ra đời của Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (General Agreement on Tariffs and Trade — GATT), tiền thân của Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization - WTO), GATT trở thành công cụ để điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế đa phương cho đến

năm 1995, khi chính thức WTO ra đời.

Việt Nam đã mở cửa giao thương, tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khá sớm với các tư tưởng canh tân của Lê Qúy Đôn, Nguyễn Trường Tộ, v.v, nhiều thế kỷ trước đây đã nhìn thấy tầm quan trọng của việc mở cửa nền kinh tế, giao

lưu buôn bán với nước ngoài Cùng với đó, những khu phố thương mại tự do đã

được hình thành như Phố Hiến (thé kỷ XII-XIV), Hội An (thé kỷ XVI) với sự tự do giao thương giữa người Việt Nam với người Hoa, Anh, Pháp Sau chiến thắng Cách mạng tháng Tám, Đảng đã chú trọng ngay đến việc hợp tác phát triển kinh tế, điều này được thể hiện rõ nét trong lời kêu gọi Liên Hợp quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 12 năm 1946” Từ đó cho đến nay, đất nước trải qua nhiều biến cố lich sử, nhưng Đảng và Nhà nước luôn xác định hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu, điều này một lần nữa được Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII

khẳng định: “Ti iép tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, da phương hoa,

đa dang hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tê toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả;

'Trong Di thảo số 55 của mình, Nguyễn Trường Tộ đã ghi rằng: “Tôi xem khắp thiên hạ từ xưa cho đến nay,

các nước sở di bảo tôn được lâu dài, không nước nào không do hai điều kiện đó là giàu và mạnh Mà sở dtđược giàu và mạnh thì không thể không bắt dau bằng việc mở rộng dat dai làm đông dân chúng, thôngthương qua lại và giao du với các nước ”.

? Lợi kêu gọi có đoạn viết: “ Việt Nam sẵn sàng thực thì chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh

Trang 11

Với chính sách hội nhập kinh tế của mình, Việt Nam tham gia ký kết và thực thi nhiều Hiệp định Thương mại tự do (Free Trade Agreement — FTA) đa phương lẫn song phương, điều đó đã mở ra cơ hội cho ngành sản xuất hang hóa phát triển, đồng thời đã thu hẹp các biện pháp thuế quan, phi thuế quan mà Chính phủ sử dụng dé hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước Điều này cũng đồng nghĩa với việc tao

điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa, trong đó có không ít nhà

xuất khâu đã có chính sách giá không công bằng hoặc có trợ cấp bất hợp pháp từ chính phủ gây thiệt hại hay có hành vi lân tránh các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) Như một phản ứng tất yêu, Việt Nam phải thực thi pháp luật PVTM dé bảo vệ cho doanh nghiệp và ngành sản xuất trong nước Tuy vậy, việc thực thi pháp luật PVTM luôn tồn tại hai mặt, một mặt doanh nghiệp và ngành sản xuất trong nước được bảo vệ, mặt khác, gây tác động tiêu cực đến doanh nghiệp và ngành sản xuất nước ngoài, ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác kinh tế, ngoại giao giữa các quốc gia thành viên Trước bối cảnh đó, vấn đề đặt ra là hiệu quả hỗ trợ của pháp luật PVTM đến đâu phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó yếu tô chi phối và quyết định đầu tiên là năng lực và hiệu quả thực thi của các chủ thê Bởi lẽ, phân tích đến cùng thì con người là chủ thé “trung chuyển” các quy định của pháp luật vào đời sống, dù pháp luật có hoàn thiện đến đâu nếu không có con người — chủ thê thực thi thì các quy định đó cũng chỉ là lý thuyết.

Thời gian qua, trên thị trường Việt Nam, nhiều sản phẩm như ô tô, thép xây dựng, phân bón vi sinh, các loại thực phẩm như thịt gà, thịt heo, trứng, mía đường, v.v, tỪ Các quốc gia được nhập khẩu 6 ạt, bán với giá rẻ, gia thấp nhằm triệt tiêu doanh nghiệp trong nước, tiễn tới chiếm lĩnh thị trường, tao vi thé thong linh, vi thé

độc quyền Trước thực tế đó, doanh nghiệp Việt Nam cần được Nhà nước bảo trợ

băng việc thực thi hiệu quả pháp luật PVTM, nhưng tính đến hết năm 2021, Việt Nam mới tiễn hành điều tra được tổng cộng 25 vụ việc PVTM đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó có 16 vụ việc chống ban phá giá, 01 vụ việc

* Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), “Văn kiện Dai hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng” Nxb.

Chính trị quôc gia - Sự thật.

Trang 12

hàng hóa xuất khâu của Việt Nam là đối tượng của 209 vụ việc điều tra Riêng trong năm 2021, có 08 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng, bên cạnh nhiều vụ việc cũ

đang tiếp tục được điều tra và các vụ việc rà soát hàng năm, rà soát cudi kỳ” Con số

này ngày càng có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ - Trung và khi Việt Nam tham gia nhiều FTA thế hệ mới như EVFTA” Thực trạng này xuất phát từ chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nước về PVTM chưa kip thời và tương xứng; vi thế về kinh tế, ngoại giao của Việt Nam trên trường quốc tế, v.v, nhưng nguyên nhân cốt lõi vẫn là quy định về chủ thê thực thi pháp luật PVTM còn những bất cập, như địa vị pháp lý của thiết chế điều tra PVTM chưa đáp ứng được yêu cau thực tiễn; quyền của chủ thê yêu cầu điều tra PVTM chưa được quy định rõ ràng: hoạt động phối hợp của cơ quan nhà nước trong quá trình điều tra PVTM chưa đạt hiệu quả; chưa quy định rõ trách nhiệm chủ thé giam sat qua trinh diéu tra, ap dụng pháp luật PVTM Bên cạnh đó, năng lực va nhận thức han chế của các chủ thể cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi pháp luật PVTM.

Với chính sách, tiếp tục day mạnh hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng mà Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã khăng định, dự báo trong thời gian tới, hàng hóa nhập khâu nước ngoài vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều, tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt và không tránh khỏi những hành vi bán phá giá hay trợ cấp bất hợp pháp, gây thiệt hại cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người tiêu dùng Trước thực tế đó, giải pháp tôi ưu giúp Chính phủ và doanh nghiệp trong nước phòng chống hiệu quả, phải hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thê thực thi pháp luật PVTM Với những lý do phân tích trên đây, tác giả quyết định lựa chon đề tài: “Chủ thể thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại ở Việt

Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc te” dé làm Luan án tiên sĩ Luật hoc.

* Phòng Thương mai và Công nghiệp Việt Nam (2022), “7ổng quan tình hình phòng vệ thương mại Việt Nam

năm 2021” https://chongbanphagia.vn/tong-quan-tinh-hinh-phong-ve-thuong-mai-viet-nam-nam-202 1-n24883.html Truy cap ngay 10/7/2022.

” Phong Thuong mai và Công nghiệp Việt Nam (2022), “Tổng quan tình hình phòng vệ thương mại Việt Nam

năm 2021” https://chongbanphagia.vn/tong-quan-tinh-hinh-phong-ve-thuong-mai-viet-nam-nam-202 1-n24883.html Truy cap ngay 10/7/2022.

° Khuê Hiền (2022), “Đẩy mạnh các hoạt động cảnh báo sớm, chống lan tránh biện pháp phòng vệ thương

mại ” https://doanhnghiepvadautu.net vn/day-manh-cac-hoat-dong-canh-bao-som-chong-lan-tranh-bien-phap-phong-ve-thuong-mai/ Truy cập ngày 14/6/2022.

Trang 13

Luận án hướng tới luận giải cơ sở lý luận pháp luật cũng như cơ sở thực tiễn

về chủ thé thực thi pháp luật PVTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó xây dựng luận cứ khoa học làm cơ sở để đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể thực thi pháp luật PVTM ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu và các van dé liên quan đến dé tài Luận án Trong nội dung này, Luận án phải đánh giá được nội dung nhóm các công trình nghiên cứu về thiết chế điều tra PVTM; nội dung nhóm các công trình nghiên cứu về chủ thể yêu cầu điều tra PVTM; nội dung nhóm các công trình nghiên cứu về chủ thé phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật PVTM; nội dung nhóm các công trình nghiên cứu về chủ thê ra quyết định áp dụng, rà soát áp dụng pháp luật PVTM; nội dung nhóm các công trình nghiên cứu về chủ thể giám sát hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật PVTM Từ đó nêu rõ những nội dung nao các công

trình đã nghiên cứu; nội dung nào nghiên cứu chưa rõ hoặc chưa được nghiên cứu,

từ đó chỉ rõ những nội dung sẽ được Luận án kế thừa, nội dung nào sẽ tiếp tục nghiên cứu phát triển, nội dung nào nghiên cứu mới để tiếp tục hoàn thiện.

Thứ hai, làm rõ được những van dé ly luận va pháp luật về chủ thé thực thi

pháp luật PVTM Trong nội dung này, Luận án có nhiệm vụ: Xây dựng được khái

niệm về chủ thê thực thi pháp luật PVTM; chỉ rõ các loại chủ thể và đặc điểm của từng chủ thể thực thi pháp luật PVTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; làm rõ một số xu hướng thiết kế mô hình chủ thê thực thi pháp luật PVTM trên thế giới và rút ra các bài học khảo cứu cho Việt Nam; đánh giá được các yếu t6 tác động đến chủ thê thực thi pháp luật PVTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; chỉ rõ các nội dung pháp luật về chủ thể thực thi pháp luật PVTM; phân tích được các yêu tố chi phối nội dung pháp luật về chủ thê thực thi pháp luật PVTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Thứ ba, đánh giá được thực trạng pháp luật và thực tiên thực thi pháp luật của chủ thể thực thi pháp luật PVTM Cụ thể, Luận án có nhiệm vụ: Đánh giá được thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật của thiết chế điều tra PVTM;

Trang 14

luật của chủ thé phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật PVTM; đánh giá được thực trạng pháp luật va thực tiễn thực thi pháp luật của chủ thé ra quyết định áp dụng, rà

soát áp dụng pháp luật PVTM; đánh giá được thực trạng pháp luật và thực tiễn thực

thi pháp luật của chủ thé giám sát hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật PVTM Thứ tw, dé xuất được các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thé thực thi pháp luật PVTM ở Việt Nam trong diéu

kiện hội nhập kinh té quoc té Những nhiệm vu cu thé: Dé xuat duoc giai phap hoan

thiện pháp luật và nâng cao hiệu qua thực thi pháp luật của thiết chế điều tra PVTM; đề xuất được giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể yêu cầu điều tra PVTM; đề xuất được giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật PVTM; đề xuất được giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể ra quyết định áp dụng, rà soát áp dụng pháp luật PVTM; đề xuất được giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể giám sát hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật PVTM.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối trợng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu các quan điểm và học thuyết khoa học về thực thi pháp luật, chủ thể thực thi pháp luật nói chung và chủ thê thực thi pháp luật PVTM nói riêng Nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam về chủ thể thực thi pháp luật PVTM Bên cạnh đó, để làm luận chứng cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về chủ thê thực thi pháp luật PVTM ở Việt Nam, Luận án còn tiễn hành nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và các cam kết khu vực, quốc tế liên quan đề tài, cũng như tập trung nghiên cứu, đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật PVTM của các chủ thể trong điều tra, phối hợp điều tra, áp dụng, rà soát và giám sát việc điều tra, áp dụng pháp luật PVTM qua các số liệu thu thập được từ các báo cáo cũng như từ quan sát, tổng hợp thực tiễn.

3.2 Phạm vi nghiÊn cứu

Nội dung nghiên cứu: Với đề tài này, để giải quyết một cách thấu đáo, cần phải nghiên cứu hệ thống chủ thể thực thi pháp luật về PVTM, bao gồm: Thiết chế

Trang 15

PVTM; chủ thé giám sát hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật PVTM; tổ chức và

cá nhân nhập khâu hàng hóa vào Việt Nam bị điều tra, áp dụng pháp luật PVTM; tô

chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự; hiệp hội trong nước có đa số thành viên là các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự; tô chức, cá nhân khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến điều tra, áp dụng PVTM; tòa án và tổ chức, cá nhân liên quan trong giải quyết tranh chấp đến vụ kiện PVTM.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính chuyên sâu và đạt mục tiêu nghiên cứu, nên trong Luận án nay tập trung nghiên cứu các chủ thé thực thi pháp luật PVTM sau: (i) Thiết chế điều tra PVTM; (ii) Chủ thé yêu cầu điều tra PVTM; (iii) Chủ thê phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật PVTM; (iv) Chủ thé ra quyết định áp dụng, rà soát việc áp dụng pháp luật PVTM; (v) Chủ thê giám sát hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật PVTM Các chủ thé còn lai tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu ở những công trình khác hoặc các nhà khoa học khác sẽ nghiên cứu dé dam bảo tính khoa học và

toàn diện.

Thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thực thi

pháp luật PVTM của các chủ thể từ năm 2005 cho đến nay Đây là thời điểm các văn bản quy định về chủ thé thực thi pháp luật PVTM được ban hành dé phòng chống các hành vi thương mại không công bằng hoặc bất thường đến từ hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp nước ngoài Đặc biệt, sau đó 2 năm (2007) Việt Nam

chính thức gia nhập WTO.

Không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp luật về chủ thé thực thi phap luat PVTM va thuc tiễn thực thi pháp luật PVTM của các chủ thé ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Địa lý nghiên cứu: Dé có số liệu so sánh thực tiễn cũng như kinh nghiệm dé khảo cứu nhăm dé xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thé thực thi pháp luật PVTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án còn tiễn hành nghiên cứu một số xu hướng thiết lập mô hình chủ thé thực thi phap luat PVTM cua mot SỐ quốc gia như Canada, Thái Lan, Indonesia, Philippines, trong đó tập trung nghiên cứu mô hình chủ thể thực thi pháp luật PVTM của Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Trang 16

Luận án được thực hiện dựa trên các phạm trù của triết học Mác — Lénin ma hạt nhân là phép duy vật biện chứng để nghiên cứu mối quan hệ giữa chủ thể thực thi pháp luật PVTM với các quy định của pháp luật PVTM trong kiểm soát các hành vi thương mại không công bằng đến từ các doanh nghiệp nhập khâu hàng hóa vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu Luận án bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về chủ thể thực thi pháp luật PVTM trong điều kiện tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

(1) Phương pháp phân tích, tổng hop được sử dụng dé xử lý các số liệu trong Bao cáo tổng kết của Cơ quan điều tra PVTM về các vụ kiện PVTM; Báo cáo của Trung tâm WTO về tình hình sử dụng biện pháp PVTM; Báo cáo tong kết của một số Sở Công thương về hoạt động phối hợp điều tra biện pháp PVTM; số liệu về các vụ điều tra, áp dụng biện pháp PVTM trong các Bản tin PVTM; các số liệu trong các dé tài nghiên cứu khoa học dé làm cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về chủ thể thực thi pháp luật PVTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

(2) Phương pháp phân tích, so sánh luật học được sử dụng xuyên suốt Luận án nhằm đối chiếu quy định pháp luật cũng như hiệu quả thực thi pháp luật PVTM dé đối phó với các hành vi thương mại không công băng đến từ doanh nghiệp nhập khâu nước ngoài với kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới dé rút ra những

bài học khảo cứu trong hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật

PVTM của các chủ thê trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

(3) Luận án sử dụng đồng thời các phương pháp quan sát, khảo sát, đánh giá logic, phân tích để mồ xẻ các quy định pháp luật hiện hành về chủ thé thực thi pháp luật PVTM và hiệu quả thực thi pháp luật PVTM của các chủ thê trong việc chống lại các hành vi thương mại không công băng của doanh nghiệp nhập khâu hàng hóa

nước ngoài trên thị trường Việt Nam thời gian qua.

(4) Phương pháp toa đàm khoa học: Thông qua việc tô chức các buổi toa đàm

khoa học với sự tham dự của các nhà khoa học, nhà quản lý ngoại thương của sở

Trang 17

vào Luận án những ý kiến và định hướng phù hợp.

(5) Phương pháp phỏng vấn chuyên gia Để đánh giá một cách xác thực thực tiễn thực thi pháp luật PVTM của chính quyền địa phương, người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn chuyên sâu một số nhà quản lý tại các sở công thương một số tỉnh,

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận án là công trình nghiên cứu có tính hệ thống về chủ thê thực thi pháp luật PVTM, một nội dung tác động trực tiếp đến hiệu quả bảo vệ doanh nghiệp, ngành sản xuất trong nước và góp phần bảo vệ người tiêu dùng trước các hành vi thương mại không công băng hoặc bất thường đến từ doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt trong điều kiện đất nước hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Các kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần bồ sung và phát triển những van dé lý luận pháp luật về chủ thê thực thi pháp luật PVTM, làm rõ cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của chủ thé thực thi pháp luật PVTM ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế trên các khía cạnh:

(i) Tiếp cận từ việc luận giải một cách có hệ thống các khái niệm về PVTM, thực thi pháp luật PVTM, Luận án đã phân tích và đi đến xây dựng được khái niệm về chủ thê thực thi pháp luật PVTM, đồng thời giải thích rõ nội hàm khái niệm và các loại chủ thé thực thi pháp luật PVTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện

(ii) Từ phân tích cơ sở lý luận cũng như thực tiễn trong sự đối sánh với kinh

nghiệm của một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái

Lan, Indonesia và Philippines, Luận án đề xuất xây dựng được mô hình thiết chế điều tra PVTM trực thuộc Chính phủ dựa vào luận cứ khoa học đầy đủ, đảm bảo độc lập, hiệu quả trong quá trình thực thi pháp luật PVTM, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và bối cảnh thế giới hiện nay.

(iii) Từ luận cứ khoa học được xây dựng trên cơ sở phân tích, tổng hợp những van dé lý luận va thực tiễn, Luận án đề xuất hoàn thiện các quy định về phối hợp giữa thiết chế điều tra PVTM, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước liên quan trong quá trình thực thi pháp luật PVTM đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Trang 18

hợp điều tra, áp dụng pháp luật PVTM đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Ngoài ra, Luận án cũng là nguồn tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng

dạy khoa học pháp lý, phục vụ cho hoạch định chính sách xây dựng và hoàn thiện

pháp luật về PVTM của các cơ quan nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

6 Kết cầu của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài, Luận án gồm 3 chương:

Chương 1 Những van đề lý luận về chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mại và pháp luật về chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 2 Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật của chủ thê thực thi pháp luật phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 3 Yêu cau, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 19

PHẢN NỘI DUNG

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CAC VAN DE LIÊN QUAN

DEN LUAN AN

1 Tong quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận án

1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về thiết chế điều tra phòng vệ thương mại Sự ra đời của WTO và việc các quốc gia bắt tay nhau thông qua ký kết các FTA song và đa phương đã tạo điều kiện cho hàng hóa giữa các nước lưu thông thuận tiện Cùng với đó, nhiều hành vi thương mại không công băng hoặc bất thường của doanh nghiệp nhập khẩu xuất hiện ngày càng nhiều, tác động tiêu cực đến doanh nghiệp và nền sản xuất nội địa Điều này đã thu hút nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, xây dựng thiết chế điều tra PVTM để điều tra và xử lý các hành vi vi phạm Điểm qua các công trình nghiên cứu cho thấy, nội dung các công trình nghiên cứu về thiết chế điều tra PVTM chủ yếu xoay quanh những vấn đề cơ bản

sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu những van dé lý luận về thiết chế diéu tra PVTM Tién hành khảo sát các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, liên quan đến các quan điểm về xây dựng thiết chế điều tra PVTM đã có các công trình nghiên cứu điền hình

Nguyễn Như Phát & Trần Đình Hảo (2001), “Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay” Nxb Công an nhân dan Nội dung cốt lõi của công trình là đánh giá chính sách cạnh tranh trong đối chiếu so sánh với kinh nghiệm của một số quốc gia trên thé giới như Hoa Kỳ, Pháp, v.v, từ đó đưa ra quan điểm định hướng dé xây dựng và thực thi Luật Cạnh tranh trong bối cảnh của Việt Nam Đặc biệt, từ trang 307 đến trang 310 công trình khăng định vai trò của tổ chức, cá nhân trong việc thực thi pháp luật về cạnh tranh.

Alan Macek (2003), “The political Argument for safeguard Measures (Lập luận

”” Khi lý giải về ly do thực thi các công cụ PVTM chính trị về các biện pháp tự vệ)

của các quốc gia thành viên, từ trang 38 đến trang 41, công trình này đã khắng định: Việc sử dụng công cụ tự vệ thương mại là di ngược lại với tự do thương mại toàn cầu, và vị thé quốc gia trên trường quốc tế là yêu tô quyết định vì sẽ bị quốc gia xuất khâu

trả đũa Như vậy, quyên lợi của nhà xuât khâu nước ngoài đã bị xâm phạm nên các

7 Xem tại: www.alanmacek.com Truy cập ngày 5/12/2018.

Trang 20

quốc gia phải thỏa thuận đền bù Dé thực hiện tiến trình trên, quốc gia phải có một vi thé trên trường quốc tế đủ dé không phải lo bị trả đũa Tức là quốc gia phải có một nên kinh tế vững mạnh.

Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế (2006), “Số tay về hệ thong giải quyết tranh chấp của WTO” Nxb Trường Đại học Cambridge (Tác phẩm này được dich ra từ tiếng Anh) Tại trang 28, công trình đã nhân mạnh tầm quan trọng của van đề thực thi pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật vào thực tiễn đời sống: “Một hiệp định quốc tế tốt nhất sẽ không có nhiều giá trị nếu những nghĩa vụ của hiệp định này không được thực thi Do vậy, một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả sẽ làm tăng giá trị thực tiễn của các cam kết mà các bên ký kết đã chấp thuận trong một hiệp định quốc tỄ ”.

Đào Trí Úc (2011), “Thuc hiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật ở Việt Nam ” Tạp chi Nhà nước và Pháp luật số 7 Công trình đã tập trung làm rõ nội hàm của khái niệm thực hiện pháp luật và phân tích cơ chế thực hiện pháp luật ở Việt Nam Cu thé, tác gia da nhấn mạnh: “7c hiện pháp luật là sự chuyển hóa các yêu cau chung được xác định trong các nguyên tắc và quy phạm pháp luật vào trong các hành vi cụ thể của các chủ thể”.

Lưu Kỳ Bảo (2015), “hic đẩy toàn diện quan lý đất nước theo pháp luật nỗ lực xây dựng Trung Quốc pháp trị” Nxb Chính trị quốc gia — Sự thật Hà Nội Tại trang 54, tác giả đã nhẫn mạnh: “Sức sống pháp luật được thé hiện ở chỗ thi hành pháp luật, uy quyên pháp luật cũng thể hiện ở chỗ thi hành, nếu như có luật mà không thi hành, hoặc thi hành không hiệu quả, thi dù luật nhiều đến may cũng chỉ là văn bản suông, quản lý đất nước theo pháp luật cũng trở thành lời nói suông ”.

Trịnh Anh Tuấn (2015), “Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam” Luận án Tién sĩ Kinh tế, thực hiện tại Viện Nghiên cứu Thương mại Tại mục 1.1.3 trang 27 đã cắt nghĩa nội hàm của khái niệm thực thi pháp luật Nhóm tô chức thực hiện pháp luật cạnh tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh (chủ thé quyền lực); nhóm tuân thủ, thi hành pháp luật của cộng đồng các

doanh nghiệp.

Trang 21

Nguyễn Văn Cường và Dương Thu Hương, “Cơ chế tổ chức thi hành pháp ”Š Công trình đã giải thích tầm

luật cua Hoa Ky và giả trị tham khảo cho Việt Nam

quan trọng của van đề thi hành đối với những văn ban được ban hành và đã có hiệu lực trên cơ sở dẫn chứng kinh nghiệm về xây dựng cơ chế thực thi pháp luật của Hoa Kỳ Và nhấn mạnh: quyết định đến hiệu quả điều chỉnh của văn bản pháp luật đó là phải đảm bảo bộ máy, nguồn nhân lực ngân sách dé thực thi pháp luật; sự phối

hợp thực thi của cơ quan nhà nước và của toàn xã hội.

Thứ hai, công trình nghiên cứu về thực trạng và thực tiễn thực thi pháp luật của thiết chế điều tra PVTM.

Richard Dale (1981), “Antidumping law in a liberal trade order (Luật chồng

ban pha giá trong một trật tự thương mại tu đo) ” Palgrave Macmillan Công trình

đã nghiên cứu về Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ trong một trật tự thương mại tự do và đi đến kết luận: “La người có kinh nghiệm thực tế thực thi Đạo luật chong bán phá giá của Hoa Kỳ 1921, tôi có thé khang định chưa bao giờ có một vu việc được xếp vào loại ban pha gia triệt tiéu đối thủ cạnh tranh”.

Michael Moore (1990), “Rules or politics? An empirical analysis of ITC

antidumping decisions (Quy tắc hay chính tri? Phân tích thực nghiệm về các quyết định chong bán phá giá của ITC)” George Washington, University Công trình này đánh giá về thực tiễn thực thi của thiết chế PVTM và kết luận: “Những don kiện từ những đơn vị bau cử có sự thiên vị cho nhóm lợi ích nào đó khi nhóm này doi phải được áp dụng thuế chong ban phd giá đối với doanh nghiệp nhập khẩu nước

ngoài ”.

R Baldwin and J Steagall (1991), “An analysis of factors influencing ITC

decisions in antidumping, countervailing and safeguards cases (Phân tích các yếu to ảnh hưởng đến quyết định của ITC trong các trường hợp chống ban phá giá, chong trợ cấp và biện pháp bảo vệ) ” Carleton University — University of Wiscosin, Ohawa, Canada, cũng đã kết luận: “Vado khoảng những năm 80 của thé kỷ XX, ITC đúng là đã có dấu hiệu bị tác động bởi những áp lực cho chủ nghĩa bảo hộ, các phan quyết về chống ban phá giá nhằm tới bảo hộ cho ngành công nghiệp trong

Hước

Š Đăng tại: tedepl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap-luat.aspx?ItemID=387 Truy cập ngày

7/12/2018.

Trang 22

James P Durling va Matthew R Nicely, “Understanding the WTO

Amii-Dumping Agreement: Negotiating History and Subsequent Interpretation (Tim hiéu Hiệp định chống ban phá giá của WTO: Lịch sử dam phán và các diễn giải tiếp

theo)”; hay Peter Van den Bossche, “The Law and Policy of the World Trade

Organization: Text, Cases and Materials (Luật và Chính sách của Tổ chức Thuong mại Thể giới: Văn bản, Trường hợp và Tài liệu) ” Trong các công trình này, các tác giả đã phân tích khá đầy đủ về quan niệm cũng như quy định của WTO về vấn đề áp dụng các biện pháp PVTM để chống lại hàng hóa nhập khẩu của các quốc gia

thành viên.

Nguyễn Ngọc Sơn (2010), “Pháp luật chong bán phá giá hang hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam” Luận án Tién sĩ Luật học, thực hiện tại Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chi Minh Công trình đã đánh giá khá chi tiết những van dé lý luận và thực tiễn về chống bán phá giá và cơ chế thực thi pháp luật về chống bán phá giá ở Việt Nam trong so sánh với một số quốc gia trên thế giới Đồng thời, có những nội dung phân tích thực trạng quy định của pháp luật về chủ thể thực thi pháp luật chống bán phá giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện Đặc biệt, từ trang 172 đến trang 174 công trình đã kết luận: “ cbứng tồi cho rang phản ứng của các DN là thiếu khôn ngoan và chưa có kiến thức cơ bản về PVTM quốc tế cơ quan thực thi pháp luật chong ban phá giá còn nhiễu bất cập, như chức năng nhiệm vụ, vị trí pháp lý của Cục quản lý cạnh tranh còn khá don giản, và để dam bao việc xu lý đúng tiễn độ, hiệu quả, nên tách riêng hai nhiệm vụ diéu tra về ban pha giá và điều tra thiệt hại vật chất cho các cơ quan hoặc các bộ phận khác nhau

đảm nhận, vai tro của Hội đồng xu ly còn kha mờ nhạt `.

Vũ Thị Phương Lan (2012), “Pháp luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc té và những van dé đặt ra đối với Việt Nam” Nxb Chính trị Quốc gia — Sự thật Trong tác phẩm này, tại trang 215 đến 216 đã có những đánh giá, phân tích về thực tiễn hoạt động của cơ quan chống bán phá giá và cơ quan ra quyết định chống bán phá giá đó là CQLCT và Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, và Bộ trưởng BCT là người ra quyết định cuối cùng về việc có hay không áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Nguyễn Qúy Trọng (2013), “Pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng nước ngoài vào Việt Nam — Những van dé lý luận và thực tiễn” Nxb Tư pháp Hà Nội.

Trang 23

Từ trang 43 đến 44 công trình đã lý giải cơ sở lý luận của việc tồn tại các quy định về tự vệ thương mại, chống bán phá giá, chống trợ cấp của pháp luật quốc gia trong mối quan hệ với pháp luật quốc tế Đến trang 152 trở đi, công trình đã có những đánh gia chi tiết và sát thực thực tiễn thực thi pháp luật Tự vệ thương mại của BCT, Hội đồng xử lý vụ việc PVTM, CQLCT- cơ quan điều tra vụ việc Trên cơ sở tổng kết nghiên cứu thực tiễn, công trình này đã đi đến những kết luận quan trọng là tài liệu kế thừa quan trọng của Luận án, một trong những kết luận đó là: “ (ii) hoạt động của Cơ quan điều tra thể hiện sự phối kết hợp giữa các cơ quan liên quan giải quyết vụ kiện tự vệ chưa thật nhịp nhàng và hiệu qua”.

Prof dr F Naert (2014), “Vertical restrictions:EU cases (Các hạn chế theo chiêu doc: Các trường hợp của Liên minh Châu Au)” MUTRAP Workshop Ho Chi

Minh City, 16th-17" December Công trình đã phân tích quy định của EU đối với

việc hạn chế đánh thuế hạn chế đối với ôtô của qua vụ việc từ năm 2000 đến 2009 Khi nghiên cứu công trình này, Luận án kế thừa các số liệu cũng như nguyên tắc đánh thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu của EU để so sánh, đối chiếu, rút ra bài học khảo cứu cho thực tiễn thực thi biện pháp PVTM của thiết chế điều tra vụ việc PVTM, đặc biệt liên quan đến doanh nghiệp ở thị trường EU.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu về giải pháp xây dựng thiết chế điều tra PVTM Nguyễn Qúy Trọng (2013), “Pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng nước ngoài vào Việt Nam — Những van dé lý luận và thực tiên” Nxb Tư pháp Hà Nội Từ việc lý giải cơ sở lý luận cũng như thực tiễn của thiết chế tự vệ thương mai, tại trang 173 đến trang 178, công trình đã kết luận: “ cần sớm xây dựng một thiết chế đủ mạnh bảo vệ lợi ích của tổ chức, cá nhân và Nhà nước trong sức cạnh tranh của hang hóa nước ngoài vào Việt Nam trong bồi cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” Và cần hợp nhất cơ quan điều tra tự vệ với Hội đồng xử lý vụ việc thành một cơ quan tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa thành một co quan duy nhất , tách chức năng thực thi chính sách PVTM ra khỏi cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh.

Phùng Gia Đức (2016), “Hoàn thiện pháp luật dé chủ động áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu ” Tạp chí Pháp luật và Phát triển, số tháng 7 Từ trang 47 đến trang 52, công trình đã phân tích những bắt cập về địa vị pháp lý của Phòng Điều tra vụ kiện PVTM của doanh nghiệp trong nước (Phòng 2), từ đó dé xuất cần xây dựng Cơ quan điều tra Việt Nam về PVTM được độc lập

Trang 24

với Bộ chu quản và đặt ở vi trí trong đương với cấp Tổng cục trực thuộc Chính

phủ, chịu sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Mai Xuân Hợi (2016), “Ủy ban cạnh tranh quốc gia — cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh thích hợp” Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số ra 18 kỳ 2 tháng 9 năm 2016 Từ trang 34 đến trang 45, công trình đã chỉ ra những bất cập về chức năng, nhiệm vụ của CQLCT trên cơ sơ luận giải có cơ sở những bất hợp lý khi bố trí thiết chế điều tra PVTM trực thuộc BCT Từ đó, công trình đã đề xuất xây dựng thiết chế điều tra PVTM trực thuộc Chính phủ và tách chức năng quản lý cạnh tranh

khỏi cơ quan này.

Mai Xuân Hợi (2018), “Dia vị pháp lý của cơ quan diéu tra vụ việc phòng vệ thương mại” Tạp chi Dân chủ và Pháp luật” Trong tác phẩm này, trên cơ sở phân tích các bất cập của pháp luật PVTM về địa vị pháp lý của CQLCT- cơ quan điều tra vụ kiện PVTM, người nghiên cứu đã đề xuất giải pháp xây dựng một co quan điều tra vụ việc PVTM độc lập về cơ cấu tô chức, về nguồn ngân sách, đồng thời chuyên trách về chức năng nhiệm vụ Trong Luận án này, người nghiên cứu tiếp tục phát triển quan điểm này, và bổ sung vào hệ thống cơ sở lý luận khoa học dé dé xuất giải pháp xây dựng mô hình Cơ quan điều tra PVTM trực thuộc Chính phủ.

Mai Xuân Hợi (2021), “Một số mô hình cơ quan điều tra phòng vệ thương mại trên thé giới — Kinh nghiệm cho Việt Nam” Tạp chí Pháp luật và Phát trién, số tháng 5+6 Từ công trình này, tác giả đã có dịp phân tích kinh nghiệm thiết kế mô hình điều tra PVTM của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc Từ đó, tác giả đề xuất xây dựng thiết chế điều tra PVTM có vị trí pháp lý độc lập, đầy đủ về chức năng nhiệm vụ dé thực thi pháp luật PVTM.

Thứ tw, đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình về thiết chế điều tra

(i) Tổng kết nghiên cứu trên đây cho thay, các nghiên cứu cho rằng hoặc thừa nhận rằng cần thiết phải quy định và thực thi các biện pháp như chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại dé chống lại các hành vi xâm phạm đến từ doanh nghiệp nhập khẩu trên cơ sở các nguyên tắc cho phép của WTO.

(ii) Các nghiên cứu đều lập luận rằng cần thiết phải xây dựng các thiết chế dé tiến hành điều tra PVTM.

? http:/+tedepl.moj.gov.vn/qt/tintue/Pages/phap-luat-kinh-te.aspx? Truy cập ngày 7/12/2017.

Trang 25

(iii) Nghiên cứu của R Baldwin and J Steagall, Nguyễn Quy Trọng, Michael

Moore, Phùng Gia Duc hay Mai Xuân Hợi đã chỉ ra các tac động từ chính sách

ngoại giao, vị thế kinh tế, chính trị đã ảnh hưởng đến kết quả thực thi các biện pháp

(iv) Từ việc phân tích thực trạng, các học giả như Phùng Gia Đức, Nguyễn

Quý Trọng, Phạm Duy Nghĩa, Nguyễn Ngọc Sơn đã cho rằng cần phải xây dựng một thiết chế PVTM đủ mạnh, đảm bảo tính độc lập dé tránh được tác động bởi cơ chế chính trị cũng như tư duy bảo hộ cho ngành sản xuất nội địa và đặc biệt phòng

tranh được những biện pháp trả đũa.

Điểm lại các nghiên cứu cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, nội dung

nghiên cứu của các công trình còn những van đề bỏ ngõ hoặc chưa nghiên cứu, cụ thé: (i) Các nghiên cứu đều cho răng, cần xây dựng một thiết chế điều tra độc lập, đủ thâm quyền tránh được tác động bởi sức ép chính trị, mệnh lệnh hành chính Tuy vậy, cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn nội tại đặt ra như thế nào thì chưa có công trình nào nghiên cứu hoặc nghiên cứu nhưng ở mức độ khởi thảo Hơn nữa, đề nghị xây dựng vi trí độc lập cho thiết chế điều tra PVTM, vậy thiết chế này sẽ trực thuộc bộ hay ngang với bộ hay một thiết chế đặc biệt khác thì chưa thấy lý giải.

(ii) Khi xây dựng thiết chế điều tra với vị trí pháp lý độc lập, đầy đủ về thâm quyền, vậy cơ chế giám sát cũng như hình thức xử lý vi phạm ra sao nếu xây ra hành vi lạm quyền trong hoạt động điều tra.

(iii) Quy chế phối hợp với các cơ quan nhà nước khác trong điều tra các vụ kiện PVTM như thế nào cũng chưa được các công trình trên đề cập.

1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về chủ thể yêu cầu điều tra phòng vệ thương

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về chủ thể yêu cau điều tra PVTM.

Nguyễn Thị Thu Huyền (2014), “M6t số van dé pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam” Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế, cơ sở đào tạo Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Tại Mục 2.2 từ trang 57 đến trang 75 của

công trình, tác giả đã liệt kê các chủ thé thực thi phap luat về chống tro cap, cu thé:

“Cá nhân, tổ chức dai diện cho ngành sản xuất trong nước có quyên nộp don yếu cau áp dụng biện pháp chống trợ cấp; cơ quan có thẩm quyên diéu tra là Cục quan

Trang 26

lý cạnh tranh thuộc Bộ Công thương; cơ quan xem xét, kiến nghị thuộc về Hội đồng xử lý vụ việc; và Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định có hay không áp dụng

thuế chong trợ cấp đối với doanh nghiệp nhập khẩu ”.

Nguyễn Hữu Huyên (2015), “Nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam vào

cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO””” Công trình nay đã khái quát cơ chế giải

quyết tranh chấp tại WTO thông qua việc dẫn chứng các vụ kiện PVTM mà Việt Nam kiện Hoa Kỳ liên quan đến mặt hàng Tôm nước ấm đông lạnh xuất khâu của Việt Nam Từ đó, công trình đã đưa ra kiến nghị hoàn thiện thể chế về vai trò của hiệp hội và của tổ chức phi chính phủ; tăng cường năng lực đội ngũ luật sư; tăng cường năng lực cho hệ thống dự báo; tăng cường năng lực của cơ quan đại diện ở nước ngoài; nâng cao và phát huy vai trò của bộ phận pháp chế của doanh nghiệp.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu về thực trạng và thực tiễn thực thi pháp luật của chủ thể yêu cau điều tra PVTM.

Bộ Công thương (2011), “Hiép hội ngành nghề, vai trò và lợi ich”"' Côngtrình này đã nêu lên vai trò của hiệp hội trong việc chủ động, tập hợp doanh nghiệp

trong khởi kiện, áp dụng các biện pháp PVTM Đồng thời, chỉ rõ những lợi ích khi

phát huy được vai trò, sức mạnh của các hiệp hội.

Vũ Thị Phương Lan (2012), “Pháp luật về chong ban phá giá trong thương mại quốc tế và những vấn dé đặt ra đối với Việt Nam” Nxb Chính trị quốc gia — Sự thật Bên cạnh những đánh giá, phân tích về thiết chế thực thi pháp luật PVTM, tại trang 223 đến trang 227 công trình này cũng đã phân tích thực tiễn vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong việc khởi kiện vụ việc chống bán phá giá.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể yêu cầu điều tra PVTM.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2014), “Hướng dan thực thi các cam kết về phòng vệ thương mại và giải quyết tranh chấp ”'Z Công trình đã đi

đánh giá hiện trạng sử dụng các biện pháp PVTM của doanh nghiệp, va di sâu phân

tích năng lực, quy mô, nhận thức, v.v của doanh nghiệp về các công cụ PVTM và

'° http://moj.gov.nv/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ltemlD=1776 Truy cập ngày 8/3/2018.! http://tapchicongthuong vn/bai-viet/hiep-hoi-nganh-nghe-vai-tro-va-loi-ich-16410.htm Truy cập ngày

'“http://trungtamwto.vn/an-pham/12828-cam-nang-huong-dan-thuc-thi-cac-cam-ket-ve-hang-rao-phi-thue-quan-tbt-va-sps Truy cập ngày 5/5/2020.

Trang 27

đã dé xuất được một số các giải pháp nâng cao hiệu qua áp dụng các công cụ

Mai Xuân Hợi (2016), “Sử dung biện pháp phòng vệ thương mại — Chiến lược kinh doanh hữu hiệu cho doanh nghiệp ” Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số tháng 12

(297) Trên cơ sở phân tích thực trạng sử dụng các biện pháp PVTM của doanh

nghiệp Việt Nam dé đối phó với các hành vi CTKLM như đã nêu phan trên, người nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các biện pháp PVTM, trở thành chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, đáp ừn yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế.

Mai Xuân Hoi (2018), “Quyển tiếp cận thông tin điều tra, áp dụng biện pháp

phòng vệ thương mại của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam” Tạp chí Pháp

luật và Phát triển của Hội Luật gia Việt Nam, tháng 7+8 Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật về quyền tiếp cận thông tin của doanh nghiệp đối với hoạt động điều các vụ kiện PVTM như đã đề cập phần trên, người nghiên cứu tiếp tục đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận thông tin các vụ kiện PVTM.

Thứ tw, đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu về chủ thể yêu cau diéu tra PVTM Điểm lại kết quả nghiên cứu từ các công trình nêu trên, người nghiên cứu nhận thấy:

(i) Các nghiên cứu trong và ngoài nước như Xavier Groussot hay Nguyễn Quý

Trọng đều thừa nhận vai trò và quyền của doanh nghiệp cũng như hiệp hội doanh nghiệp trong thực thi các biện pháp PVTM Yêu cầu thực thi các biện pháp PVTM là điều cần thiết để doanh nghiệp bảo vệ cho mình trước các hành vi CTKLM đến từ doanh nghiệp nhập khâu nước ngoài.

(ii) Kết quả nghiên cứu cho thấy, bên cạnh một số vụ kiện PVTM mà các

doanh nghiệp khởi xướng trong thời gian qua, thì đánh giá chung các nghiên cứu

đều cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam sử dụng chưa hiệu quả công cụ PVTM để đối phó với các hành vi CTKLM đến từ doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài Kèm theo

đó, các tác giả cũng không quên chỉ ra các nguyên nhân của thực trạng nêu trên,

như là xuất phát từ nhận thực cũng như năng lực của doanh nghiệp; hiệp hội ngành nghề chưa phát huy được vai trò của mình, v.v.

(iii) Trên cơ sở chỉ ra các nguyên nhân nêu trên, một số các nghiên cứu như của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, người nghiên cứu đã đề xuất

Trang 28

được một số giải pháp Trong đó các giải pháp được tập trung đề xuất như hoàn thiện pháp luật về quyền tiếp cận thông tin của doanh nghiệp trong vụ kiện PVTM;

nâng cao nhận thức và năng lực PVTM cho doanh nghiệp Việt Nam; nâng cao vàphát huy vai trò của các hiệp hội trong việc chủ động và trợ giúp doanh nghiệp thực

thi các biện pháp PVTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Tuy nhiên, điểm lại các nghiên cứu cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, nội dung nghiên cứu của các công trình còn những vấn đề bỏ ngõ hoặc chưa được nghiên cứu, cụ thé:

(i) Quyền yêu cầu điều tra PVTM theo pháp luật Việt Nam có những bat cập gì không, đặc biệt quyền tiếp cận thông tin đối với các vụ kiện PVTM đã được đảm

bảo chưa.

(ii) Quy chế phối hợp giữa doanh nghiệp với co quan điều tra PVTM và các chủ thể khác trong vụ kiện PVTM được quy định như thế nào Hoạt động giám sát đối với quá trình điều tra PVTM như thế nào cũng chưa được các nghiên cứu đề cập tới, v.v.

1.3 Cac công trình nghiên cứu về chủ thể phối hợp điều tra, úp dụng pháp

luật phòng vệ thương mại

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu liên quan đến lý luận về chủ thể phối hợp diéu tra, áp dụng pháp luật PVTM.

Internationnal Trade Commission, “About the USITC (Bàn về Ủy ban Thương

mai Quốc tế Hoa Kỳ)””” Kết qua nghiên cứu công trình này cho thấy, dé điều tra

một vụ kiện PVTM đối với doanh nghiệp nhập khâu ngoài nước, bên cạnh các thiết chế điều tra được xây dựng một cách độc lập thì Hoa Ky còn bồ trí đội ngũ dé hỗ trợ cho hoạt động của USITC bao gồm: cán bộ chuyên môn về thương mại và phân tích số liệu hải quan; các điều tra viên; phân tích tài chính; nhà thống kê; luật sư; nhà kinh tế học; chuyên gia công nghệ thông tin và các cán bộ hỗ trợ hành chính Bên cạnh đó, USITC còn có các văn phòng hỗ , tìm kiếm các biện pháp khắc phục.

Trung Tâm Thông Tin Cạnh Tranh - Cục Quản lý Cạnh tranh (2011), “Kinh

nghiệm của Nhật Bản trong các tranh chấp liên quan tới thuế đối kháng ”'“ Nghiên

cứu công trình này cho thay, dé hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc theo kiện PVTM, bên cạnh phát huy vai trò của các hiệp hội công nghiệp và hiệp hội xuất khẩu cũng

'S https://usite.gov/press_room/about_usitc.htm Truy cập ngày 18/3/2021.

'4

http://vietnamexport.com/kinh-nghiem-cua-nhat-ban-trong-cac-tranh-chap-lien-quan-toi-thue-doi-khang/vn2520141.html Truy cập ngày 20/3/2021.

Trang 29

như thuê các luật sư nước ngoài để trợ giúp các doanh nghiệp theo kiện thì Nhật Bản hướng đến thành lập các Trung tâm Thương mại Bình đắng Hội viên của Trung tâm bao gồm các công ty thép, ô tô, điện tử, máy móc, hóa dầu, dệt may, và ngành xi

Thứ hai, các công trình nghiên cứu về thực trạng và thực tiễn thực thi pháp luật của chủ thể phối hợp diéu tra, áp dụng pháp luật PVTM.

Mai Xuân Hợi (2019), “Trach nhiệm phối hợp xử lý các biện pháp phòng vệ thương mại của chính quyên địa phương cấp tỉnh theo pháp luật Việt Nam” Tạp chí Pháp luật và Phát triển số tháng 11+12 Trong công trình này, người nghiên cứu đã chỉ rõ thực trạng quy định về trách nhiệm phối hợp của chính quyền địa phương cấp tỉnh, như chưa quy định rõ nội dung công việc phối hợp; thời gian phối hợp; trách nhiệm xây dựng quy chế phối hợp; chế tài xử lý vi phạm trong quá trình phối

hợp thực thi, v.v.

Sở Công thương thành phố Đà Nẵng, Sở Công thương thành phố Hồ Chí Minh và Sở Công thương tỉnh Thừa Thiên Huế, “Báo cáo tổng kết và phương hướng hoạt động năm 2017,2018,2019” Báo cáo trên đây của các tỉnh, thành cho thấy kết quả hoạt động quản lý cũng như của các sở công thương, đồng thời dé ra giải pháp cũng như phương hướng hoạt động cho năm tiếp theo Tuy nhiên, với tư cách là cơ quan chuyên môn tại địa phương thực hiện quản lý nhà nước về ngoại thương, nhưng qua khảo sát tất cả các báo cáo nói trên, người nghiên cứu không nhận thấy bất kỳ số liệu đánh giá hay giải pháp liên quan đến hoạt động phối hợp thực thi vụ kiện

PVTM của các sở này trong các năm 2017, 2018 và 2019.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật PVTM.

Khảo sát tất cả các công trình liên quan, hiện tại người nghiên cứu chưa nhận thấy công trình nào nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của chủ thé phối hợp thực thi pháp luật PVTM Liên quan đến nội dung này, trong bài viết về “Trach nhiệm phối hợp xử lý các biện pháp phòng vệ thương mai của chính quyên địa phương cap tỉnh theo pháp luật Việt Nam” đăng tại Tạp chí Pháp luật và Phát triển số tháng 11+12, người nghiên đã chỉ ra được một số điểm bất cập trong quy định của pháp luật từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương cấp tỉnh đối với

Trang 30

các vụ kiện PVTM, như giải pháp xây dựng quy chế phối hợp thực thi; giải pháp xử lý hành vi vi phạm trách nhiệm phối hợp thực thi, v.v.

Thứ tw, đánh giá kết quả của các công trình nghiên về chủ thé phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật PVTM Điềm lại kết quả nghiên cứu từ các công trình nêu trên, người nghiên cứu nhận thấy:

(i) Các nghiên cứu về Nhật Bản và Hoa Kỳ cho thay, dé điều tra, tiến tới áp dụng các biện pháp PVTM không chỉ cần đến vai trò của thiết chế điều tra và doanh nghiệp mà cần phải có sự phối hợp của nhiều chủ thể khác trong xã hội, đặc biệt là

các cơ quan hành chính địa phương.

(ii) Người nghiên cứu đã có công trình đánh giá về thực trạng quy định pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động phối hợp của chính quyền địa phương trong các vụ kiện PVTM và đề xuất được một số giải pháp Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu công trình này mới dừng lại ở chủ thể là chính quyền địa phương cấp tỉnh Trong khi đó, hoạt động phối hợp thực thi đòi hỏi hệ thống các chủ thể như hải quan, cơ quan thuế, các bộ ngành khác liên quan, v.v Dé đáp ứng được yêu cầu lý luận và thực tiễn, đòi hỏi phải nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện cả về phương diện lý luận và thực tiễn hoạt động phối hợp thực thi của tất cả các cơ quan liên quan, từ đó

đưa ra các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi.

1.4 Các công trình nghiên cứu về chủ thể ra quyết định áp dụng, rà soát áp

dụng pháp luật phòng vệ thương mai

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2022), “Tổng quan tình hình phòng vệ thương mại Việt Nam năm 2021”'° Công trình này đã đánh giá khá day đủ về tình hình hoạt động PVTM ở Việt Nam cũng như trên thế giới trong năm 2021 Theo đó, công trình tổng hợp được các vụ kiện PVTM đã kết thúc, vụ kiện điều tra mới, các vụ việc tiễn hành rà soát và kết thúc việc rà soát, đặc biệt công trình đã có những cảnh báo về chống lân tránh PVTM ở Việt Nam thời gian tới.

VnEconomy (2022), “Vi sao Việt Nam dừng áp thuế chống bán phá giá đối

với thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc?”'° Thông qua vụ việc áp thuế PVTM đối

với thép mạ từ Hàn Quốc va Trung Quốc, công trình đã giải thích các lý do xoay

Trang 31

quanh việc vì sao BCT là ra quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc.

Bộ Công thương (2021), “7hực trạng ngành mía đường sau khi áp thuế PVTM”'” Công trình đã đi đánh giá thực trạng thị trường mía đường của Việt Nam sau khi có quyết định áp thuế PVTM đối với một số mặt hàng mía đường từ Thái Lan Công trình đã đưa ra một loạt các số liệu đề đối chiếu, đánh giá những mặt đạt và chưa đạt của thị trường mía Việt Nam sau khi áp thuế PVTM.

Điểm lại các công trình nghiên cứu trên đây có thê thấy, hiện chưa có công trình nghiên cứu về mặt lý luận cũng như đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về chủ thê ra quyết định áp dụng, rà soát áp dụng pháp luật PVTM Các nghiên cứu

trên đây, tập trung liệt kê các vụ việc áp dụng, rà soát việc áp dụng các vụ kiện

PVTM ở Việt Nam và trên thế giới trong những năm gần đây, nhưng chưa có những đánh hiệu quả cũng như những điểm tồn tại trong thực tiễn thực thi pháp luật PVTM của chu thé ra quyết định áp dung, rà soát áp dụng pháp luật PVTM ở Việt Nam để làm cơ sở đưa ra các giải pháp hoàn thiện.

1.5 Các công trình nghiên cứu về chủ thể giám sát hoạt động điều tra, áp

dụng pháp luật phòng vệ thương mai

R.Baldwin and J.Steagall (1991), “An analysis of factors influencing ITC

decisions in antidumping, countervailing and safeguards cases (Phân tích các yếu to ảnh hưởng đến quyết định của ITC trong các trường hop chống ban pha gid, chống trợ cap và biện pháp bảo vệ) ” Carleton University — University of Wiscosin, Ohawa, Canada, cũng đã kết luận: Vào khoảng những nam 80 của thế ky XX, ITC đúng là đã có dau hiệu bi tác động bởi những áp lực cho chủ nghĩa bảo hộ, các phán quyết về chống bán phá giá nhằm tới bảo hộ cho ngành công nghiệp trong nước.

Đoàn Trung Kiên (2010), “Pháp luật về chống bán phd giá hàng nhập khẩu vào Việt Nam — Những van dé lý luận và thực tiễn” Luận án Tiến sĩ Luật học, thực hiện tại Trường Đại học Luật Hà Nội Công trình đi phân tích những van dé ly luan và thực tiễn về pháp luật chống bán phá giá Việt Nam, đặc biệt đã phân tích khá chi tiết thực trạng các quy định về cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của cơ quan chống bán phá giá của Việt Nam và vấn đề giám sát độc lập hoạt động thực thi biện pháp chống

'“https://moit.gov.vn/tin-tue/thi-truong-trong-nuoc/thuc-trang-nganh-mia-duong-viet-nam-sau-khi-ap-dung-bien-phap-phong-ve-thuong-mai.html Truy cập ngày 10/7/2022.

Trang 32

bán phá giá, đây là nội dung quan trọng liên quan đến đề tài của Luận án đang thực hiện Cụ thé, trên cơ sở dẫn chứng các vụ việc thực tiễn, tại mục 4.2.2.1 tác giả đã đi đến kết luận: “Quyên han của cơ quan diéu tra là rất lớn, trong khi không có cơ quan nào giám sát hay tu vấn độc lập cho quá trình điều tra, có thé sẽ dan tới lạm dung quyên lực ”.

Nguyễn Qúy Trọng (2013), “Pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng nước ngoài vào Việt Nam — Những van dé lý luận và thực tiễn” Nxb Tư pháp Hà Nội Từ trang 152 trở di, công trình đã có những đánh giá chi tiết và sát thực thực tiễn thực thi pháp luật Tự vệ thương mại của BCT, Hội đồng xử lý vụ việc PVTM, CQLCT - cơ quan điều tra vụ việc Và kết luận đó là: “ mộ¿ van đề khác can được quan tâm là phải chăng hoạt động của cơ quan điều tra trong quá trình thực thi có chịu sức ép hay không? Hay trong trường hợp này, chúng ta phải chịu sức ép về chính trị nhiều hơn sức ép về kinh tế? ”.

Mai Xuân Hợi (2020), “Xử jý hành vi vi phạm quyên tiếp cận thông tin trong hoạt động điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo pháp luật Việt Nam” Tạp chí Nghề Luật số 1 Nội dung của công trình, người nghiên cứu đã tập trung phân tích thực tiễn hành vi vi phạm quyên tiếp cận thông tin các vụ kiện PVTM từ đó đề xuất hoan thiện pháp luật về các hình thức xử lý vi phạm như: Quy định rõ dấu hiệu các hành vi vi phạm, chế tài xử lý các hành vi vi phạm, v.v.

Mai Xuân Hợi (2022), “Hoàn thiện quy định về giảm sát hoạt động điều tra

phòng vệ thương mại” Tạp chí Pháp luật Doanh nghiệp của Viện Nghiên cứu Lập

pháp phía Nam, số ra tháng 5 năm 2022 Trong công trình này, tác giả đã giải thích lý do cần thiết phải xây dựng thiết chế dé giám sát hoạt động điều tra PVTM, từ đó đề xuất xây dựng cơ quan trực thuộc Quốc Hội dé tiễn hành giám sát hoạt động điều tra trong bối cảnh hiện nay.

Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình trên đây có thể thấy, các

nghiên cứu trong và ngoải nước đều thừa nhận rằng, có sự tác động từ các mệnh

lệnh hành chính, sức ép về chính trị lên các quyết định của thiết chế điều tra PVTM.

Đặc biệt, tác giả Đoàn Trung Kiên đã chỉ ra rằng, VỚI quyền hạn được trao, nếu

không có sự giám sát, tư van độc lập thì thiết chế thực thi PVTM rat dé dẫn đến lạm quyên Từ các kết luận nói trên, có thé thấy, việc xây dựng cơ chế giám sát đối với hoạt động thực thi pháp luật PVTM là hoàn toàn cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh

Trang 33

hội nhập kinh tế, vị thế của các quốc gia trên trường quốc tế được coi trọng như

hiện nay.

Điểm lại các nghiên cứu trên nhận thấy, ngoài công trình của tác giả mang tính chất gợi mở van dé, hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu để xây dựng cơ chế giám sát hoạt động thực thi pháp luật của các chủ thể, đặc biệt là giám sát hoạt động của thiết chế điều tra PVTM, thông qua quy định các nội dung như: Vị trí pháp lý của cơ quan giám sát; thâm quyên giám sát; phạm vi giám sát.

2 Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án

2.1 Những kết quả nghiên cứu mà Luận án kế thừa và tiếp tục phát triển Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, các công trình liên quan đến Luận án tập trung nghiên cứu trên năm vấn đề lớn: Nghiên cứu về thiết chế điều tra PVTM; nghiên cứu về chủ thể yêu cầu điều tra PVTM; nghiên cứu về chủ thé phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật PVTM; nghiên cứu về chủ thé ra quyết định áp dụng, rà soát việc áp dụng pháp luật PVTM; nghiên cứu về chủ thể giám sát hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật PVTM Điểm lại kết quả nghiên cứu cho thấy, các công trình đã đạt được một số kết quả mà Luận án sẽ kế thừa dé tiếp tục dé phát triển, cụ thể:

(i) Kế thừa các quan điểm dé tiếp tục chứng minh được sự cần thiết phải thực thi pháp luật về PVTM để chống lại các hành vi xâm phạm bất hợp pháp đến từ doanh nghiệp nhập khâu trên cơ sở các nguyên tắc cho phép của WTO.

(ii) Kế thừa các lập luận giải thích về sự cần thiết phải xây dựng hệ thong chủ thé, từ chủ thé tiễn hành điều tra; chủ thé yêu cầu điều tra; chủ thê phối hợp điều tra; chủ thé ra quyết định áp dụng, rà soát áp dụng PVTM và nhiều chủ thé khác liên quan và toàn xã hội Trong đó, đặc biệt là vai trò trung tâm và quan trọng nhất là thiết chế điều tra PVTM.

(iii) Kế thừa va phát triển các luận điểm chứng minh sự tác động của mệnh lệnh hành chính, sức ép về chính trị, quan hệ ngoại giao nên cần thiết phải xây dựng thiết chế điều tra PVTM đủ mạnh về thâm quyền và đảm bảo tính độc lập trong việc ra các quyết định dé đáp ứng yêu cau hội nhập kinh tế quốc tế.

(iv) Kế thừa các luận điểm đã chứng minh như, hoạt động của thiết chế điều

tra PVTM chưa đạt được “ky vong”; doanh nghiệp Việt Nam sử dụng chưa hiệu

quả biện pháp PVTM để đối phó với các hành vi thương mại không công bằng đến

Trang 34

từ doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài Và nguyên nhân của thực trạng nêu trên, như là xuất phát từ nhận thực cũng như năng lực của doanh nghiệp; hiệp hội ngành nghề chưa phát huy được vai trò của mình, v.v.

(v) Kế thừa một số các giải pháp như nâng cao nhận thức và năng lực PVTM

cho doanh nghiệp Việt Nam; nâng cao và phát huy vai trò của các hiệp hội trong

việc chủ động và trợ giúp doanh nghiệp thực thi các biện pháp PVTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

2.2 Các vấn dé còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu đáo can tiếp tục

nghiên cứu

Bên cạnh những vấn đề đã được giải quyết nêu trên, các nghiên cứu liên quan đến dé tài Luận án vẫn còn những van đề chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa thấu đáo, cần được tiếp tục nghiên cứu dé hoàn thiện, cụ thé:

(i) Chưa có công trình nào lý giải và tiễn tới xây dựng được khái niệm về chủ thé thực thi pháp luật PVTM và điểm nhận diện các loại chủ thé thực thi pháp luật

(ii) Các nghiên cứu đều cho rang, cần xây dựng một thiết chế điều tra độc lập, đủ thâm quyên tránh được tác động bởi sức ép chính trị, mệnh lệnh hành chính Tuy vậy, cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn nội tại đặt ra như thế nào thì chưa có công trình nào nghiên cứu hoặc nghiên cứu nhưng ở mức độ khởi thảo Hơn nữa, đề nghị xây dựng vị trí độc lập là thiết chế nằm trong bộ hay ngang với bộ hay một thiết chế

đặc biệt khác.

(ii) Quyền yêu cầu điều tra PVTM theo pháp luật hiện hành có những bắt cập gì không, đặc biệt quyền tiếp cận thông tin đối với các vụ kiện PVTM đã được đảm

bảo chưa.

(iv) Quy chế phối hợp giữa doanh nghiệp với thiết chế điều tra PVTM và các chủ thể khác trong vụ kiện PVTM được quy định như thế nào Hoạt động giám sát đối với quá trình điều tra PVTM như thé nao cũng chưa được các nghiên cứu dé cập tới, v.v Dé đáp ứng được yêu cầu lý luận và thực tiễn, đòi hỏi phải nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện cả về phương diện lý luận và thực tiễn hoạt động phối hợp thực thi của tất cả các cơ quan liên quan, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện và

nâng cao hiệu quả hoạt động.

Trang 35

(v) Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều thừa nhận rằng, có sự tác động từ các mệnh lệnh hành chính, sức ép về chính trị lên các quyết định của thiết chế điều tra PVTM Cần thiết phải xây dựng cơ chế giám sát đối với hoạt động thực thi pháp luật PVTM, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế, vị thế của các quốc gia trên

thương trường được coi trọng như hiện nay Tuy vậy, chưa có một công trình nào

nghiên cứu dé xây dựng quy định giám sát hoạt động thực thi pháp luật của các chủ thé, đặc biệt là giám sát hoạt động của thiết chế điều tra PVTM Hơn nữa, cũng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách day đủ, toàn diện dé dé xuất các hình thức xử lý vi phạm đối với các chủ thé trong hoạt động điều tra cũng như hoạt động phối hợp thực thi pháp luật PVTM.

3 Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu va giả thuyết nghiên cứu

3.1 Cơ sở ly thuyết nghiên cứu dé tai

Thứ nhất, Luận án dựa trên nền tảng các lý thuyết sau đây dé đi giải thích cho van đề tự do hóa thương mại và sự cần thiết phải thực thi pháp luật PVTM để bảo hộ cho nền sản xuất nội dia: (i) Lý thuyết Tự do về quan hệ quốc tế nhấn mạnh đến lợi ích hợp tác giữa các quốc gia và yếu tố chính trị của nhà nước trong việc bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp khi tham gia vào tự do hóa thương mại; (ii) Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith nhắn mạnh: Dé giải quyết sự khan hiếm về lương thực do đất đai ngày càng can coi, Adam Smith cho rang có thé giải quyết bang cách nhập khâu lương thực từ nước ngoài với giá rẻ hơn Việc nhập khâu này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước Lợi ích này được gọi là lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương: (iii) Lý thuyết về Lợi thé so sánh của Davil Ricardo đã nhấn mạnh: Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn han các nước khác, hoặc

bị kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm, thì vẫn

có thé va vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phâm khác Băng việc chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh, mức sản lượng và tiêu dùng trên thé giới sẽ tăng lên, kết qua là mỗi nước đều có lợi ích từ thương ; (vi) Lý thuyết về cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước của trường phái Keynes nhân mạnh đến sự cần thiết phải có can thiệp của Nhà nước như một giải pháp nhằm thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, thất nghiệp, suy thoái kinh tế.

Trang 36

Thứ hai, các quan điểm được Luận án sử dụng để làm cơ sở xây dựng hệ thống cơ sơ lý luận về chủ thé thực thi pháp luật nói chung và chủ thé thực thi pháp luật PVTM nói riêng, như: (i) Quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lénin luôn đặt con người cũng như quyền con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội; (ii) Quan điểm của Lénin trong tác phẩm V.I.Lênin (1979), “7oàn tập”, Nxb Tiến bộ tại trang 12: “Sống trong một xã hội mà lại thoát ra khỏi xã hội ấy dé được tự do là diéu không thé được ”; (iii) Quan điểm của tác giả Phạm Duy Nghĩa về chủ thê thực thi pháp luật: “Để kiểm soát hiệu quả một hành vi vi phạm pháp luật (hành vi độc quyên) can tới nhiễu thiết chế da dạng có thé kế tới các hiệp hội doanh nghiệp,

hiệp hội người tiêu dùng, các cơ quan lưu trữ, phán tích thông tin thị trường, sự

giám sát, cảnh báo, định hướng dư luận của các cơ quan thông tấn báo chí, các

viện nghiên cứu, các cơ quan đào tạo Một khi doanh nghiệp và người tiêu dùng có

thông tin, có hiểu biết, họ mới học cách tự bảo vệ, tổ chức chống lai Khi người mua hiểu biết và khó tính thì thị trường mới có thể văn minh”; (iv) Quan điềm của tác giả Lưu Kỳ Bảo trong cuốn sách xuất bản năm 2005 của Hội đồng Lý luận Trung ương: “Sức sống pháp luật được thể hiện ở chỗ thi hành pháp luật, uy quyên pháp luật cũng thé hiện ở chỗ thi hành, nếu như có luật mà không thi hành, hoặc thi hành không hiệu quả, thì dù luật nhiều đến mấy cũng chỉ là văn bản suông, quản lý đất nước theo pháp luật cũng trở thành lời nói suông ”.

3.2 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Xuất phát từ cơ sở lý thuyết, Luận án xây dựng ba giả thuyết nghiên cứu để trả lời

cho ba câu hỏi nghiên cứu sau đây:

1 Chủ thé thực thi pháp luật PVTM bao gồm những chủ thé nào? Xu thé thiết lập mô hình chủ thé thực thi pháp luật về PVTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ra sao?

Dé thực thi pháp luật PVTM phải cần đến hệ thống các chủ thẻ, từ thiết chế điều tra cho đến chủ thé yêu cầu điều tra, áp dụng, rà soát, giám sát cũng như các cơ quan nhà nước trong phối hợp điều tra, áp dụng và các chủ thé có quyền và nghĩa vu liên quan Trong đó, xu thế thiết lập thiết chế điều tra PVTM phải đảm bảo tính độc

lập, chủ động trong việc ra các quyết định, bảo vệ hiệu quả lợi ích cho doanh nghiệp

và ngành sản xuất nội địa, nhưng đồng thời phải phù hợp với pháp luật quốc tế và

hài hòa được lợi ích hợp tác giữa các quôc gia.

Trang 37

2 Chủ thê thực thi pháp luật PVTM ở Việt Nam về mặt lý luận và thực tiễn thực thi đã đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế chưa? Pháp luật về chủ thể

thực thi pháp luật PVTM đã hoàn thiện chưa?

Xét cả về phương diện lý luận và thực tiễn thực thi, chủ thé thực thi pháp luật PVTM ở Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu phòng chống hành vi thương mại không công bằng hoặc bất thường đến từ hàng hóa của doanh nghiệp nước ngoài trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Đặc biệt, pháp luật về chủ thể thực thi pháp luật PVTM còn những điểm bắt cập Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thé thực thi pháp luật PVTM nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

3 Giải pháp nào dé hoàn thiện pháp luật va nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thé thực thi pháp luật PVTM ở Việt Nam đáp ứng điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế?

Phải xây dựng thiết chế điều tra PVTM có vi trí pháp lý độc lập, đầy đủ về thẩm quyền, nhưng phải thiết lập được cơ chế giám sát hoạt động của chủ thê này Đồng thời, phải xây dựng được quy chế phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật PVTM giữa các chủ thể trong vụ việc PVTM; nâng cao được năng lực, nhận thức của các chủ thê trong yêu cầu điều tra, điều tra, áp dụng, rà soát và giám sát hoạt động xử lý vụ việc PVTM.

Trang 38

Chuong 1

NHUNG VAN DE LY LUAN VE CHU THE THUC THI PHAP LUAT PHONG VE THUONG MAI VA PHAP LUAT VE CHU THE THUC THI

PHAP LUAT PHONG VE THUONG MAI TRONG DIEU KIEN HOI NHAP KINH TE QUOC TE

1.1 Ly luận về chủ thé thực thi pháp luật phòng vệ thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

11.1 Khai niệm phòng vệ thương mai và pháp luật phòng vệ thương mai

Hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại là xu thé phát triển của các nên kinh tế, không một nền kinh tế nào có thé phát triển nêu không mở cửa hợp tác với bên ngoài Các quốc gia đã mở cửa giao thương, tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khá sớm bằng việc thành lập, tham gia tổ chức WTO và ky kết các FTA, điều đó đã mở ra cơ hội cho ngành kinh tế trong nước phát triển, đặc biệt là ngành sản xuất hàng hóa, đồng thời đã thu hẹp các công cụ can thiệp truyền thống mà chính phủ các quốc gia sử dụng dé hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước như biện pháp thuế quan, phi thuế quan Bởi lẽ, khi tham gia các FTA, buộc các quốc gia phải thực hiện các cam kết, trong đó chủ yếu là việc cắt giảm, tiến tới loại bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan, không được có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài Điều này cũng đồng nghĩa với việc đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động nhập khẩu vào thị trường nội địa một cách dễ dàng, gây nên hiện tượng hàng hóa nhập khẩu 6 ạt một cách bat thường hay nhà xuất khâu có các chính sách giá không công băng hoặc có trợ cấp bất hợp pháp từ chính phủ gây thiệt hại cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người tiêu dùng Như một phản ứng tất yếu, các doanh nghiệp và quốc gia nhập khâu sẽ phải có các hành động để phòng vệ, nhằm bảo vệ cho mình và cho ngành sản xuất trong

Theo cách hiểu phố biến, PVTM được hiểu là việc áp dụng các biện pháp dé tạm thời hạn chế nhập khâu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước Một nghiên cứu khác cũng cho rằng, PVTM là việc sử

Trang 39

dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại nhăm hỗ trợ hoặc bảo vệ cho ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại từ hàng hóa nhập khẩu 'Š Hoặc theo WTO, PVTM chính là một phan trong chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia, bao gồm việc sử dụng các biện pháp: Chống bán phá giá, chống

trợ cấp và tự vệ” Hay một nghiên cứu khác cũng đã kết luận, biện pháp PVTM

được hiểu là những biện pháp phi thuế quan mà các quốc gia nhập khẩu có thé áp dụng một cách hợp pháp trong những trường hop hàng hóa nhập khâu vào nước mình có những diễn biến bất thường có thể gây thiệt hại tới ngành sản xuất nội địa nước nhập khâu đó”?

Tổng hợp thực tiễn nghiên cứu có thé hiểu, PVTM Ja việc sử dụng các biện chống bán phá giá, chong trợ cấp và biện pháp tự vệ dé ngăn chặn hoặc hạn chế hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài nhằm bảo vệ cho ngành sản xuất trong nước trước những hành vi thương mại không công bằng hoặc bắt thường gây thiệt hại đến từ doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài, trên cơ sở phù hợp với quy định của

WTO và FTA mà quốc gia là thành viên.

Các biện pháp PVTM được nhắc tới chính là biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại Trong đó, biện pháp chống bán phá giá được sử dụng dé chống lại hàng hóa nhập khâu bán phá giá với biên phá giá được xác định, và là nguyên nhân làm thiệt hại đáng kể, de doa gay thiét hai dang ké, ngan can su hình thành của ngành sản xuất trong nước Biện pháp chống tro cấp được sử dung khi chứng minh hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp và mức trợ cấp được xác định cụ thê, và là nguyên nhân làm ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại dang kế hoặc bị de dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước Hay biện pháp tự vệ thương mại được sử dụng dé bảo vệ sản xuất trong nước khi có sự gia tăng của hàng nhập khâu và sự gia tăng đó đã và đang gây ra (hoặc có thé gây ra) thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước Có thé

thấy, mỗi biện pháp PVTM được sử dụng nhằm mục đích chống lại các hành vi

không giống nhau, nhưng dưới dạng khái quát nhất thì dù đó là hành vi bán phá giá

'S Lương Kim Thanh (2020), “Biện pháp phòng vệ thương mại trong các hiệp định thương mại tự do”.

http:/trungtamwto.vn/downloadreq/2143?s=637274651 117599928 Truy cập ngày 11/6/2020.

'? Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2019), “Hướng dân thực thi các cam kết về phòng vệ

thương mai và giải quyết tranh chap” http://trungtamwto.vn/an-pham/12828-cam-nang-huong-dan-thuc-thi-cac-cam-ket-ve-hang-rao-phi-thue-quan-tbt-va-sps Truy cập ngày 5/5/2020.

°° Vũ Thi Phương Lan (2012), “Pháp luật về chóng bán phá giá trong thương mại quốc tế và những van déđặt ra đối với Việt Nam” Nxb Chính tri quốc gia, tr.43-44.

Trang 40

hay hanh vi tro cap từ chính phủ nhập khẩu hoặc hành vi nhập khẩu một cách 6 ạt, bất thường gây thiệt hại cho ngành sản xuất của nước nhập khẩu thì chúng đều là những hành vi thương mại không công bằng hoặc bắt thường gây thiết hại, cần phải

được ngăn chặn, loại bỏ khỏi thị trường.

Một vài ý kiến cho rằng, việc thực thi các biện pháp PVTM về bản chất có tác động hạn chế thương mại, có thể trở thành lực cản cho quá trình tự do hóa thương mại Bởi lẽ, các quốc gia sẽ sử dụng các biện pháp như thuế quan, phi thuế quan dé cản trở hoạt động luân chuyển hang hóa giữa các quốc gia, trong khi WTO đang hướng đến xây dựng một môi trường tự do hóa thương mại Minh chứng, Alan Macek khi lý giải về lý do thực thi các công cụ PVTM của các quốc gia thành viên đã

cho rằng, việc sử dụng công cụ tự vệ thương mại là đi ngược lại với tự do thương mại

toàn cầu, và vị thế quốc gia trên trường quốc tế là yếu tố quyết định vì sẽ bị quốc gia xuất khẩu trả đũa” Hay một nhận xét khác cũng cho rằng, vào khoảng những năm 80 của thé kỷ XX, Uy ban Thương mại Quốc tế (International Trade Commission — ITC) đúng là đã có dấu hiệu bị tác động bởi những áp lực cho chủ nghĩa bảo hộ, các phán quyết về chống bán phá giá nhằm tới bảo hộ cho ngành công nghiệp trong nước

Tuy nhiên, thực tiễn đã chứng minh, sự tồn tại của các biện pháp PVTM trong pháp luật của mỗi quốc gia đều được giải thích từ cơ sở pháp lý phù hợp với pháp luật quốc tế, dựa trên các nguyên tắc được WTO quy định Vòng đàm phán Uruguay dẫn đến việc thành lập WTO vào ngày 01/01/1995 dé thay thế cho GATT WTO có hai chức năng chính: (i) Góp phan bảo đảm trật tự và khả năng dự báo băng cách giám sát và quản lý việc áp dụng các luật lệ về thương mại đã được các nước thống nhất và đưa ra các giải pháp đa dang để giải quyết các tranh chấp; (ii) Trên tinh thần tuân thủ mục đích tự do hóa thương mại thế giới, WTO xây dựng một diễn đàn dé các quốc gia có thé thảo luận các van đề thương mại và đàm phán nhằm tháo bỏ những rào cản dé đạt được những thỏa thuận thương mại tự do hơn Thực hiện nhiệm vụ của mình, tại vòng đàm phán Uruguay lần 1, các quốc gia thành viên đã thống nhất thông qua các Hiệp định về chống bán phá giá (Anti Dumping Agreement — ADA) và Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng

(Agreement on Subsidies and Countervailing Measures — SCMA) được dam phan

lại va một thỏa thuận mới điều XIX liên quan đến các biện pháp tự vệ được áp

?' Alan Macek (2003), “The political Argument for safeguard Measures ”.www.alanmacek.com, tr.38-41.? R Baldwin and J.Steagall (1991), “An analysis of factors influencing ITC decisions in antidumping,

countervailing and safeguards cases ” Carleton University — University of Wiscosin, Ohawa, Canada.

Ngày đăng: 30/03/2024, 16:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w