Một số vấn dé ly luận về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và 6pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và vai trò của thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu Điều c
Trang 13k2 3k 3k 2k 3k 2s 2k 3k 2s 2k 2 2s 2k 2 2k 2k 2k 2k 2k ok
KIỀU DƯƠNG
Chuyên ngành: Pháp luật kinh tế
Ma số: 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Võ Đình Toàn
HÀ NỘI - 2005
Trang 2AFTA Khu vực mau dich tự do ASEAN
AHTN Danh muc biéu thué hai hoa ASEAN
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế chau 4 - Thal Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á
EU Liên minh châu Âu
GATT Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
GSP Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập
HS Hệ thống hài hòa mô tả và mã hang hóa
IME Qũy tiền tệ thế giới
INCOTERMS Các điều kiện thương mại quốc tế
MEN Quy chế tối hậu quốc
NSNN Ngân sách Nhà nước
NT Dai ngộ quốc gia
OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
WB Ngân hàng thế giới
WCO Tổ chức hai quan thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Trang 3Một số vấn dé ly luận về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và 6
pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và vai trò của thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu
Điều chỉnh pháp luật quan hệ xuất khẩu, thuế nhập khẩuPháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Việt Nam vàthực tiễn áp dụng
Thực trạng pháp luật Việt Nam về thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu
Thực tiễn áp dụng pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập
khaari và những vấn đề cần giải quyết
Hoàn thiện pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu củaViệt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đối với pháp luật
về xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam
Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam
19 36
Trang 41 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Một trong những yêu cầu và đòi hỏi có tầm quan trọng đặc biệt của tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với các quốc gia là việc cắt giảm và tiến tới loại
bỏ những rào cản thương mại quốc tế, thúc đẩy tự do hoá thương mại Đây cũng
là nội dung cơ bản trong những vòng đàm phán và thoả thuận song phương và đa
phương trong khuôn khổ các liên kết kinh tế quốc tế
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tác động một cách trực tiếp và mạnh mẽ
đến pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam Những đòi hỏi của
hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu đối với Nhà nước là phải hoàn thiện pháp
luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhằm đảm bảo tính tương thích với cácđiều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà Việt Nam ký kết hoặc tham
gia, đồng thời tạo lập hành lang pháp lý cho quá trình hội nhập chủ động, tích
cực và có hiệu quả của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt
Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam nhậnđịnh: “Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nướctham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tubản xuyên quốc gia chỉ phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực
vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh” Xu hướng này cuốn hút
tất cả các nước - từ giàu đến nghèo, từ lớn đến nhỏ - hội nhập vào nền kinh tế thếgiới Hội nhập là một yếu tố, là cơ hội của sự phát triển nhanh và bền vững.Chính vì vậy, hoàn thiện pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải đảm bảokhai thác tối đa những lợi ích và giảm thiểu những rủi ro có thể mang lại từ quátrình toàn cầu hoá Đáp ứng đòi hỏi này, đề án hoàn thiện pháp luật thuế xuất
Trang 5đánh giá thực trạng và luận cứ khoa học cho các giải pháp hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế
Với mong muốn tiếp cận và giải quyết những vấn đề mà lý luận và thựctiễn đặt ra cho công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, tácgiả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật Việt Nam về thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được nghiên cứu ở nhiều ngành khoa học
như kinh tế học, luật học v.v Tuy nhiên, mỗi ngành khoa học chuyên biệt
nghiên cứu về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở những giác độ khác nhau Quátrình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải nghiên cứu và đánh giá về chế độ thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu một cách toàn diện trong hai xu hướng đối lập của hệ
thống chính sách kinh tế — thương mại thống nhất của một quốc gia: xu hướng
tự do hoá thương mại và xu hướng bảo hộ mậu dịch Bên cạnh đó, sự hợp tác và
đấu tranh giữa các quốc gia trong khuôn khổ các liên kết kinh tế quốc tế khôngngừng mở rộng quy mô, phạm vi và tính chất phức tạp của các vấn đề liên quanđến việc hoạch định chính sách, hoàn thiện thể chế, xây dựng môi trường phápluật của mỗi nước
Pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không phải là vấn dé mớinhưng mang tính thời sự, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế — xã hội ởmỗi quốc gia và tương tuỳ vào sự hợp tác, đấu tranh giữa các nước trong xuhướng toàn cầu hoá Tại Việt Nam, những nghiên cứu khoa học về pháp luật thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu chủ yếu mang tính ngắn hạn, gắn với từng bước trong
Trang 6mục tiêu dài hạn cho sự phát triển của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Vì vậy, dé tài nghiên cứu “Pháp luật Việt Nam về thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” được thực hiện ở cấp độ Luận văn
Cao học luật với mong muốn trên cơ sở phân tích lý luận, đánh giá tương đối đầy
đủ thực trạng và đưa ra những khuyến nghị hoàn thiện pháp luật thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu trong điều kiện Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập với kinh tế quốc tế
Đề tài được nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam đã và đang triển khai tiếntrình hội nhập một cách rộng lớn và hiệu quả Để thực hiện nhiệm vụ và chương
trình hành động hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta đang tiến hành xây dựng, sửa
đổi, bổ sung một cách toàn diện pháp luật, cơ chế, chính sách kinh tế - thương
mại với mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật thích hợp với các định chế củaWTO và các cam kết quốc tế
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu dé tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy phạm pháp luật Việt Nam vềthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các văn kiện của Đảng và Nhà nước liên quanđến hoạt động kinh tế đối ngoại, các tài liệu về thực tiễn áp dụng pháp luật thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu Việt Nam cũng như pháp luật về thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu của một số nước và một số điều ước quốc tế liên quan đến thuế quan
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những quy phạm pháp luật Việt Nam
về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu gắn với việc sửa đổi, bổ sung trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp luận biện chứng duy vật và cácphương pháp nghiên cứu cụ thể như so sánh, tổng hợp, phân tích v.v Bên cạnh
Trang 7việc định hình và xây dựng những luận cứ trình bày trong luận văn.
5 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của đề tài là đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp hoànthiện pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế
Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ lý luận pháp luật vềthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; phân tích và đánh giá một cách tương đối toàndiện thực trạng pháp luật Việt Nam về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đồng thờiđưa ra cơ sở cho những khuyến nghị hoàn thiện pháp luật thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
6 Những đóng góp mới của luận văn
Đề tài nghiên cứu của tác giả là công trình khoa học pháp lý ở trình độ Caohọc luật tiếp cận và nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn vềpháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong xu hướng tất yếu của quá trình
toàn cầu hoá
Luận văn góp phần làm sáng tỏ lý luận pháp luật về thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế; đánh giá về thựctrạng pháp luật Việt Nam về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và đưa ra đề án vềphương hướng hoàn thiện pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới
Với những phân tích, đánh giá khái quát về thực trạng và những yêu cầucấp bách đặt ra cho pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Việt Nam, đề tài
khuyến nghị những nội dung cơ bản cần hoàn thiện và đề xuất các giải pháp
nhằm phát huy vai trò của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với việcthực hiện chủ trương hội nhập có hiệu quả để phát triển kinh tế
Trang 87 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 9VÀ PHÁP LUẬT VỀ THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU
1.1 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và vai trò của thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu
1.1.1 Khái niệm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1.1.1.1 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quan điểm kinh tế học
Thuế (Taxation) trong kinh tế học được định nghĩa là “các khoản thanh
toán mà chính phủ bắt buộc các cá nhân và công ty phải nộp nhằm huy độngnguồn thu để trả cho các chỉ phí về hàng hoá công cộng và dịch vụ, và để kiểmsoát lượng chi phí của khu vực tu nhân trong nên kinh tế”' Như vậy, thuế trong
kinh tế học thường được tiếp cận với tư cách là nguồn thu quan trọng và là công
cụ chủ yếu của chính sách tài khoá để điều tiết các hoạt động kinh tế của nhà
nước.
Thuế hải quan (Customs Duties) là thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩu vàhàng hoá nhập khẩu của một quốc gia
Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng nhập khẩu có nội
dung kinh tế là tạo ra nguồn thu cho nhà nước và buộc người mua trong nước
phải trả cho hàng hoá nhập khẩu một khoản tiền lớn hơn mức mà người xuấtkhẩu ngoại quốc nhận được Trái lại, thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào mỗiđơn vị hàng hoá xuất khẩu, mang lại thu nhập cho chính phủ và buộc người muanước ngoài phải trả cho hàng hoá xuất khẩu một khoản tiền lớn hơn mức màngười xuất khẩu nhận được
Thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu đều tác động đến giá cả hàng hoá cóliên quan nhưng thuế xuất khẩu khác với thuế nhập khẩu ở hai điểm cơ bản:
' David W Pearce (1999), Từ điển kinh tế học hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 1010
Trang 10Hai là, thuế xuất khẩu làm cho giá cả quốc tế của hàng hoá bị đánh thuếvượt quá giá cả trong nước trong khi thuế nhập khẩu có tác động ngược lại.
Nhiều nước phát triển không sử dụng thuế xuất khẩu cho nên khi đề cậpđến thuế quan (tariffs) người ta thường đồng nhất nó với thuế nhập khẩu — mộtloại thuế đặc biệt đánh lên hàng nhập khẩu và là biện pháp hạn chế thương mạiđược đưa ra thường xuyên Về mặt kinh tế, thuế quan tương đương với việc áp
dụng cùng một lúc thuế tiêu thụ và trợ cấp sản xuất Thuế quan đã từng là nguồnthu cơ bản của nhà nước nhưng hiện nay, thuế quan được sử dụng chủ yếu với tưcách là công cụ của chủ nghĩa bảo hộ trong chính sách thương mại quốc tế của
các quốc gia nhằm tạo ra sự mất cân đối trên thị trường nội địa và trên thị trườngquốc tế của các sản phẩm, bảo vệ ngành sản xuất cụ thể trong cạnh tranh vớinhập khẩu Dựa vào các mục tiêu được theo đuổi, các nhà kinh tế học phân biệt
thuế quan bảo hộ theo hai hình thức chính:
Thứ nhất, bảo hộ tấn công nhằm thay đổi mạng lưới trao đổi quốc tế vàdây chuyền lợi thế so sánh với nhiều dạng: bảo hộ khu vực với mục tiêu tìm kiếm
một quá trình hội nhập thương mại, công nghiệp, công nghệ hoặc ngay cả chínhtrị và xây dựng một khu vực hợp tác (ví dụ như Liên minh châu Âu - EU); tạo ra
“biểu thuế xí nghiệp” nhằm thu hút vốn đầu tư bên ngoài và khuyến khích cáccông ty nước ngoài đặt chi nhánh trong nước bảo hộ để giữ thị trường của mình;
hoặc dùng thuế quan bảo hộ như một công cụ trả đũa hay công cụ đàm phán
v.v Tuy nhiên, nguyên mẫu của bảo hộ tấn công được tìm thấy trong lý luận vềthuế quan bảo hộ nhằm tạo thuận lợi cho các ngành công nghiệp non trẻ bằng
việc tạo ra sự bảo hộ tạm thời khỏi các cuộc cạnh tranh nước ngoài và thời gian
cần thiết để đứng vững
Trang 11thể của hình thức này rất nhiều, như tìm kiếm khả năng tự đáp ứng vì các lý do vềchính trị, quân sự, vì “sự lựa chọn của xã hội” hay lựa chọn phát triển tự lực(“self reliance” — tin tưởng vào tiềm lực của mình); hoặc bảo hộ việc làm, nhất
là trong giai đoạn khủng hoảng, với mục đích thoát ra khỏi tình trạng thất nghiệp(ví dụ như chính sách “ăn mày hàng xóm” trong Dao luật thuế Smoot — Hawley
ngày 17/6/1930 của Mỹ); hoặc bảo vệ “ưu đãi cấu trúc” nhằm mục đích giảm bớtcác biến động xã hội hoặc giữ mức lợi nhuận ổn định; hoặc bảo hộ nhằm tìmkiếm sự cân bằng hối đoái với biểu thuế bù trừ để tạo ra sự cân bằng các điều
kiện sản xuất, chống lại cạnh tranh không lành mạnh của các nước có thu nhập
thấp, chống lại phá giá hoặc nhằm bù trừ các khoản chênh lệch nghĩa vụ thuế vànghĩa vụ xã hội ” v.v
Khái niệm thuế quan (tariffs) được Tổ chức thương mại thế giới (WorldTrade Organization - WTO) định nghĩa đồng nhất với thuế nhập khẩu: “Thuế hảiquan đánh vào hàng hoá nhập khẩu gọi là thuế quan Thuế quan tạo ra lợi thế vềgiá cả cho hàng hoá sản xuất trong nước so với hàng hoá tương tự được nhậpkhẩu và đem lại nguồn thu cho các chính phủ.”° Các biện pháp thuế quan hạnchế (hay kích thích) gián tiếp tác động lên xuất nhập khẩu bằng việc thay đổithuế quan Các điều chỉnh về thuế quan được tiến hành thông qua thuế hải quan
— thuế trích ra trên một hàng hoá qua biên giới
Lý thuyết bảo hộ bằng thuế quan hình thành trên cơ sở thực tiễn kinh tế làmặc dù thương mại làm tăng khả năng tiêu thụ, hàng nhập khẩu cạnh tranh mộtcách rõ ràng với công nghiệp trong nước Các ngành ảnh hưởng sẽ cố gắng hạnchế hàng nhập khẩu nhằm duy trì thu nhập của mình Sự kháng cự kinh tế vi mô
* Xem thêm A.Silem (2002), Bách khoa toàn thư về kinh tế học và khoa học quản lý, Nxb Lao động xã
hội, tr 294 - 299
> Nguồn: www.wto.org
Trang 12cũng đã tăng việc làm và thu nhập cho các ngành khác Người lao động và các
nhà sản xuất trong các ngành xuất khẩu thu lợi từ thương mại Như vậy, ở mức độ
vi mô, có những người được và mất rõ ràng từ thương mại quốc tế Thương mai tự
do không chỉ thay đổi mức hỗn hợp sản lượng mà còn phân phối lại thu nhập từcác ngành cạnh tranh với nhập khẩu sang các ngành xuất khẩu Sự tái phân phốitiềm năng này là nguồn gốc của những va chạm kinh tế và chính trị
Các sức ép thêm vào như vấn đề an ninh quốc gia, chống bán phá giá hay
bán hạ hàng ế thừa ra nước ngoài, nuôi dưỡng các ngành sản xuất non yếu hoặccải thiện cách phân phối lợi ích thu được từ thương mại (thông qua tỷ giá (trao
đổi) thương mại) v.v để bảo vệ những lợi ích kinh tế vi mô cụ thể làm giảmtổng lợi ích có từ thương mại nhưng lại là cơ sở kinh tế cho việc xây dựng và
củng cố công cụ thuế quan bảo hộ
Liên quan đến vai trò của thuế quan bảo hộ trong chiến lược kinh tế đối
ngoại của các nước đang phát triển, nhiều nhà kinh tế học hiện đại đã đưa ranhững lập luận chống lại quan điểm lợi thế so sánh Họ chỉ ra rằng, nếu nền kinh
tế thế giới chuyên môn hoá theo lợi thế so sánh thì về dài hạn, lợi ích của cácnước đang phát triển sẽ giảm dần và thậm chí có thể bằng không Với quan điểmnày, để có thể tăng trưởng, các nước đang phát triển cần tập trung nguồn lực củamình để phát triển các ngành công nghiệp trong nước với sự trợ giúp của công cụthuế quan D6 chính là tiền dé lý thuyết cho sự ra đời của chiến lược hướng nộicòn gọi là công nghiệp hoá thay thế hàng nhập khẩu Theo lý thuyết này, nhữngngành công nghiệp có tiềm năng nhưng chưa có điều kiện phát triển trước mắt sẽđược lựa chọn để áp dụng chế độ thuế quan bảo hộ cao trong một thời gian dài.Khi các ngành được bảo hộ khẳng định được năng lực cạnh tranh của mình thì
hàng rào thuế quan sẽ được dỡ bỏ Trên thực tế, việc áp dụng các biện pháp thuế
Trang 13quan bảo hộ không đem lại những kết quả như mong đợi Hiệu quả kinh doanhcũng chất lượng hàng hoá của những ngành được bảo hộ không được nâng cao,khả năng cạnh tranh ngày càng thấp Nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó là do
áp dụng hệ thống thuế quan bảo hộ quá cao đối với một số ngành công nghiệp
trong nước Điều này làm cho các ngành công nghiệp không những không lớn
mạnh, khả năng cạnh tranh kém mà còn trở thành gánh nặng cho ngân sách nhà
nước Rõ ràng, việc bảo hộ các ngành công nghiệp không có tiềm năng là không
hiệu quả, bởi chính hệ thống thuế quan bảo hộ không đúng hướng đã gây ra ảnh
hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất của nền kinh tế Đó cũng là cơ sở để rađời chiến lược phát triển hướng về xuất khẩu
Thuế xuất khẩu đánh vào hàng hoá hoặc nguyên vật liệu ở thời điểm chúngrời lãnh thổ hải quan quốc gia Những lý do để đánh thuế xuất khẩu là tăng thunhập cho ngân sách nhà nước, đẩy mạnh hơn nữa việc gia công hàng hoá trongnước và hình thành một chính sách đảm bảo rằng các nguyên vật liệu khan hiếm
và cần thiết cho nền sản xuất trong nước phải được dự trữ ở mức tối đa cho công
nghiệp nội địa Ở các nước đang phát triển, thuế xuất khẩu vẫn được sử dụng khá
phổ biến, đặc biệt là để đánh thuế các mặt hàng khoáng sản và nông sản hoặc cácsản phẩm truyền thống nhằm tăng thêm lợi ích cho quốc gia Ví dụ Zambia đánhthuế đồng xuất khẩu, hoặc các nước OPEC tăng mạnh giá dầu mỏ xuất khẩu vàonhững năm 1974 và 1979 (thực chất là đánh thuế xuất khẩu dầu mỏ, mặc dù nó
không chính thức được gọi như vậy) Nhìn chung, mục đích chủ yếu của nhà
nước khi đánh thuế xuất khẩu là nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách và thường
được áp dụng với những mặt hàng có tính chất đặc thù hay có khả năng được
kiểm soát, chi phối (tương tự độc quyền tự nhiên) của quốc gia trên thị trường
quốc tế
1.1.1.2 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quan điểm luật học
Trang 14Thuế được xem xét theo khía cạnh pháp lý là mot “thực thể nhân định”,gắn liền với phạm trù nhà nước và pháp luật mà sự tồn tại của nó không tách rờiquyền lực nhà nước Đặc điểm cơ bản của thuế là do cơ quan cao nhất của quyềnlực nhà nước quy định, là nghĩa vụ thanh toán của các pháp nhân và thể nhân đối
với nhà nước không mang tính đối giá, tính hoàn trả trực tiếp
Về phương diện luật học, thuế là thực thể do nhà nước tạo ra thông quaviệc ban hành các quy phạm pháp luật Pháp luật thuế là sự thể chế hoá các chính
sách kinh tế - xã hội của nhà nước trong từng thời kỳ
Lý luận chung về nhà nước và pháp luật chỉ ra rằng, pháp luật có mối quan
hệ mật thiết với kinh tế Một mặt, pháp luật phụ thuộc vào kinh tế, mặt khác,pháp luật có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ đối với kinh tế Nội dung củapháp luật do các quan hệ kinh tế - xã hội quyết định Pháp luật luôn phản ánh
đúng trình độ phát triển của hạ tầng kinh tế, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơntrình độ phát triển đó Và như vậy, ý nghĩa kinh tế của thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu được phản ánh và thể hiện một cách cụ thể trong nội dung pháp lý của chế
độ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hoá qua biên giới
(hải quan) theo quy định pháp luật của quốc gia được định danh là thuế hải quan
(Customs Duties) Thuế hải quan bao gồm cả thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu
là một phần của các khoản thu do nhà nước áp đặt trong phạm vi toàn bộ quyềnlực của mình đánh vào hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu qua lãnh thổ hải quan
Tri giá của nghĩa vu nộp thuế hai quan thường liên quan tới giá tri giao dịch: mức
thuế có thể là một con số cụ thể trên một đơn vị hàng hoá xuất, nhập khẩu (gọi là
thuế đặc định hoặc thuế tuyệt đối), hay dựa trên tỷ lệ phần trăm của giá tri hang
hoá xuất, nhập khẩu (gọi là thuế giá trị hoặc thuế phần trăm) hoặc kết hợp cả haiyếu tố (gọi là thuế gộp) Các khoản thu này được đánh vào hàng hoá tại cửa khẩukhi hàng hoá đi từ một lãnh thổ hải quan (thông thường là một nước) sang lãnh
Trang 15thổ hải quan khác Đây là dấu hiệu quan trọng dưới góc độ pháp lý để phân biệtvới các nghĩa vụ nộp nhằm mục đích phân biệt đối xử với các các sản phẩm nhậpkhẩu khi đã vượt qua cửa khẩu một cách hợp pháp.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đối với phần lớn các quốc gia trên
thế giới hiện nay, thuế quan áp dụng chủ yếu phản ánh và để thực thi chính sáchthương mại quốc tế hơn là để tạo ra nguồn thu trực tiếp cho ngân sách nhà nước.Với tư cách là loại thuế gián thu đánh vào hàng hoá nhập khẩu nhằm động viênmột bộ phận thu nhập của người tiêu dùng, thuế nhập khẩu được nhà nước sửdụng để tác động và điều chỉnh hành vi tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu của ngườitiêu dùng trong nước và các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá; tạo ra hàng ràopháp lý hạn chế ở mức độ nhất định tự do thương mại quốc tế nhằm thực hiện cácmục đích kinh tế - xã hội và chính trị của nhà nước Về lâu dài, tiến trình hộinhập sẽ đòi hỏi giảm thiểu và xoá bỏ dần hàng rào thuế quan danh nghĩa nhưngthế chỗ vào đó sẽ là vai trò ngày càng tăng của các loại thuế quan đặc thù như
thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp trả đũa hay tự vệ trong
nhập khẩu hàng hoá v.v Chính vì vậy, các quy định pháp luật về các loại thuế
quan đặc thù này trở thành một bộ phận quan trọng trong pháp luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu của các quốc gia Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động thươngmại quốc tế cho thấy, sự hình thành các quy định pháp lý về thuế quan không chỉxuất phát từ lợi ích đơn thuần của quốc gia mà phụ thuộc ngày càng nhiều vào
mối quan hệ với các nước đối tác thương mại
So với thuế quan nhập khẩu, thuế xuất khẩu ít chịu ảnh hưởng và yêu cầu
tác động của các quốc gia khác trong thương mại quốc tế và thường được nhà
nước sử dụng nhằm tạo nguồn thu và kiểm soát nguồn tài nguyên trong nước.Chính sự khác biệt về ý nghĩa kinh tế giữa thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu dẫnđến một thực tế là trong lĩnh vực pháp lý, thuế nhập khẩu được các nhà hoạch
Trang 16định chính sách cũng như các nhà lập pháp chú trọng hơn nhiều so với thuế xuất
khẩu
1.1.2 Vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, đặc biệt là thuế nhập khẩu (thuế quan), là
một công cụ lâu đời nhất của chính sách thương mại quốc tế và là một phương
tiện truyền thống để làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước Không những
thế, thuế quan có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ các ngành công nghiệp nontrẻ mới được hình thành chưa có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới
Vào cuối thế kỷ XIX, cả Mỹ và Đức đều dùng thuế nhập khẩu đánh vào các hànghoá công nghiệp nước ngoài để bảo hộ các ngành công nghiệp mới của họ Rất
nhiều quốc gia như Nhật và các nước Tây Âu cũng dùng thuế nhập khẩu để bảo
hộ ngành nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, trong khicần giữ vững thị trường lương thực và thực phẩm nội địa
Thuế quan nhập khẩu tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước mởrộng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách,
tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước Chính vì vậy,
thuế quan nhập khẩu được áp dụng phổ biến ở mọi nước, tuy mức thuế suấtthường rất khác nhau Kết quả kinh tế của thuế nhập khẩu là nó làm cho giá trị
hàng hoá trong nước cao hơn mức giá quốc tế và chính người tiêu dùng trong
nước phải trang trải cho gánh nặng thuế quan này Điều đó đưa đến tình trạnggiảm mức cầu của người tiêu dùng đối với hàng hoá nhập khẩu và làm hạn chếmức nhập khẩu Đây chính là một khía cạnh trong mục tiêu của chính sách
thương mại, nhưng đôi khi việc thực hiện mục tiêu này lại đi quá mức cần thiết
đưa đến những hạn chế cho quá trình trao đổi thương mại quốc tế Bởi vậy, việcquy định thuế suất thuế nhập khẩu hợp lý luôn luôn là một đề tài được quan tâm
từ nhiều phương diện
Trang 17Thuế xuất khẩu cũng làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhưng nó lại làmcho giá cả quốc tế của hàng hoá (xuất khẩu) bị đánh thuế cao hơn mức giá cảtrong nước Tác động của thuế xuất khẩu nhiều khi trực tiếp mang lại sự bất lợicho khả năng xuất khẩu Do quy mô xuất khẩu của một nước thường là nhỏ sovới dung lượng của thị trường thế giới nên thuế xuất khẩu sẽ làm hạ thấp tươngđối mức giá cả trong nước của hàng hoá có thể xuất khẩu xuống so với mức giá
cả quốc tế Điều đó sẽ làm cho sản lượng trong nước của mặt hàng có thể xuấtkhẩu giảm đi và sản xuất trong nước sẽ thay đổi bất lợi cho những mặt hàng này Trong một số trường hợp, việc đánh thuế xuất khẩu không làm cho khối lượngxuất khẩu giảm đi nhiều và vẫn có lợi cho nước xuất khẩu, nếu như họ có thể tácđộng đáng kể đến mức giá quốc tế (ví dụ có sự độc quyền như việc xuất khẩu dầu
mỏ của các nước OPEC) Tuy vậy, một mức thuế xuất khẩu cao và duy trì quá lâu
có thể làm lợi cho các đối thủ cạnh tranh Đây chính là một trong những lý do màcác nước công nghiệp phát triển hiện nay hầu như không áp dụng thuế xuất khẩu
Vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có thể được đánh giá một cách
khái quát ở một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không chỉ trực tiếp tạo ra nguồnthu cho ngân sách nhà nước mà còn có tác động tới số lượng và cơ cấu các nguồnthu từ các sắc thuế khác có liên quan Trong mối quan hệ hữu cơ với các sắc thuếkhác, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến số thu ngân sách từnhững hình thức thuế gắn với hoạt động kinh doanh, thương mại như thuế giá trị
gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp v.v Việc lượng hoa
tác động của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với các khoản thu công cộng làvấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và
khu vực của các quốc gia
Đối với nhiều nước đang phát triển, nguồn thu trực tiếp từ thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong thu ngân sách, ngay cả trong bối cảnh
Trang 18thực hiện tiến trình tự do hoá thương mại trong khuôn khổ các cam kết quốc tế.
Số liệu thu ngân sách của Việt Nam theo các sắc thuế trong giai đoạn 2000
-2005 (năm 2003 và -2005 là số liệu dự toán) phản ánh thực tế này:
Bang 1: So sánh thuế xuất nhập khẩu với thu nhân sách Nhà nước
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm | Tổng thu NSNN Thuế xuất nhập ty trong thuế xuất nhập
khẩu khẩu trong tổng thu NSNN
xuất bị thu hẹp do tác động tiêu cực của thuế hải quan sang những ngành sản
xuất có cơ hội được mở rộng quy mô Tuy vậy, vấn đề hiệu quả sử dụng cácnguồn lực trong sản xuất cần phải được nghiên cứu, đánh giá và cân nhắc thíchđáng bởi trong nhiều trường hợp có sự phân bổ sai nguồn lực giữa các ngành sản
xuất và như vậy dẫn đến sự lãng phí các nguồn tài nguyên khan hiếm của quốcgia.
Trang 19Một điển hình cho sự điều tiết của nhà nước đối với hoạt động sản xuấttrong nền kinh tế thông qua công cụ thuế quan là lý lẽ bảo hộ ngành công nghiệpnon trẻ - một trong những lý lẽ bảo hộ lâu đời nhất Lý lẽ này cho rằng:
Một ngành công nghiệp là mới đối với một đất nước và nhỏ hơn quy
mô tối ưu có thể không đứng vững trong cạnh tranh với nước ngoài ở thời
kỳ non trẻ Vì vậy, người ta cho rằng cần thiết phải bảo hộ cho đến tận khilợi thế tương đối tiềm năng của ngành công nghiệp được tận dụng và
thương mại tự do được chấp nhận Đây thường là trường hợp đòi hỏi phải
có bảo hộ thuế quan nhưng bây giờ, người ta nhận thấy bảo hộ ngành côngnghiệp non trẻ không có tiềm năng là sự bóp méo kinh tế trong nước vì sản
phẩm cận biên của các yếu tố sản xuất thấp hơn các ngành khác trong nềnkinh tế Điều này đòi hỏi một cách cứu chữa trong nước, chẳng hạn như trợ
cấp, và như vậy việc đặt ra thuế quan trong trường hợp này đã biến sự bóp
méo về ngoại thương thành bóp méo trong nước”
Thứ ba, thuế hải quan, đặc biệt là thuế quan nhập khẩu, là công cụ điều tiếtcủa nhà nước đối với thu nhập và tiêu dùng trong nền kinh tế Thuế quan đánhtrên hàng nhập khẩu làm cho chúng đắt đỏ hơn với người tiêu dùng nội địa và
như vậy, làm cho chúng kém sức cạnh tranh so với hàng sản xuất trong nước Vớiviệc gánh chịu gánh nặng thuế quan, một bộ phận người tiêu dùng trong nước sẽ
chuyển sang mua hàng hoá thay thế được sản xuất trong nước Việc hạn chế nhậpkhẩu bằng thuế quan nhập khẩu và các công cụ phi thuế quan khác đã đưa giácủa cả hàng hoá nhập khẩu lẫn hàng thay thế trong nước lên cao Người tiêu dùng
đã phải chi trả nhiều hơn và các nhà sản xuất trong nước thuộc các ngành cạnhtranh với hàng nhập khẩu cũng thu được lợi nhiều hơn Những người thiệt thòi làngười tiêu dùng trong nước - những người cuối cùng phải trả giá cao hơn - đồngthời, thuế quan cũng gây thiệt hại cho các nhà sản xuất ngoại quốc - người bị tổn
* David W Pearce (1999), Tờ điển kinh tế học hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 479
Trang 20thất trong kinh doanh, và làm suy giảm hiệu quả kinh tế của thế giới khi thươngmại bị thu hẹp.
Vai trò thứ tu của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thể hiện trong xu hướngkhông thể đảo ngược của tự do hoá thương mại Lộ trình, mức độ, phạm vi hội
nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia được phản ánh trước hết và tập trung trong
chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Ràng buộc và cắt giảm hàng rào thuếquan luôn là tâm điểm của những cuộc đàm phán và thoả thuận giữa các quốc gia
liên quan đến mở rộng tự do thương mại Với việc trực tiếp tác động đến dòng
luân chuyển thương mại quốc tế, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ được
sử dụng để thực thi chính sách kinh tế đối ngoại của các quốc gia và là “cánhcửa” với thị trường thế giới Trong những trường hợp đặc biệt, thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu được các quốc gia sử dụng như những biện pháp tự vệ hay trả đũanhằm bảo vệ lợi ích kinh tế hoặc bù đắp những tổn thất do các biện pháp thươngmại không lành mạnh gây ra Dưới góc độ này, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩugóp phần thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng trong thương mại quốc tế Tuy vậy, đốivới một số quốc gia phát triển, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhiều khi được sử
dụng như một phương tiện thực hiện sự áp đặt hay tác động đến chính sách củacác quốc gia khác với động cơ kinh tế hay chính trị của mình
Ngoài ra, tại một số nước, lập luận về bảo vệ việc làm trong nước thôngqua việc áp đặt thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã từng được sử dụng Theo lậpluận này, nhập khẩu thể hiện rò rỉ từ luồng luân chuyển trong nước và tạo ra khảnăng mất việc làm trong nước Ngược lại, xuất khẩu làm tăng tổng cầu và nhiềuviệc làm hơn trong nền kinh tế Từ xu thế này, cắt giảm nhập khẩu giống nhưmột giải pháp dễ dàng cho vấn đề thất nghiệp trong nước Tuy vậy, trong thực tế,thuế quan được thực thi để tăng việc làm trong nước lại gặp thất bại hơn là thànhcông Nếu một mức thuế quan thành công trong việc hạn chế nhập khẩu, nó sẽ
“chuyển giao” một cách hiệu quả vấn đề thất nghiệp cho quốc gia khác Nhưng
Trang 21kết quả từ thiệt hại kinh doanh ở các quốc gia khác lại làm ho kém khả nang mua
hàng xuất khẩu đồng thời thất nghiệp “nhập khẩu” ở những nước này cũng tạo ra
sức ép kinh tế và chính trị mạnh mẽ tới hành động trả đũa Đây là kịch bản đãxảy ra trong những năm 1930 khi Mỹ áp dụng Dao luật thuế quan Smoot -Hawley ngày 17/06/1930, theo đó mức thuế quan trung bình áp dụng với phần
lớn hàng nhập khẩu tăng gần 60% Các quốc gia khác tức giận và trả miếng đáp
lại và cùng tham gia vào cuộc chiến tranh thuế quan với Mỹ
Từ năm 1930 tới 1931, Mỹ giảm nhập khẩu 29% nhưng xuất khẩu
còn giảm hơn: 33% và tiếp tục còn suy giảm đến mức thấp kỷ lục 2,4 tỷ đô
la năm 1933 Thương mại thế giới đã thu hẹp, thất nghiệp trải dài gần khắptoàn cầu Năm 1934, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật về thoả ước thươngmại song phương nhằm cho phép Tổng thống giảm thuế tới 1/2 mức thuếcủa năm 1930 để hướng tới cắt giảm thuế nước ngoài trên hàng hoá Mỹ
Chính sách “ăn mày hàng xóm” đã chết Từ đó các quốc gia giảm dần thuế
quan va các hang rào thương mại khác”
Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là
một trong những nhân tố trực tiếp làm xuất hiện các hoạt động kinh tế bất hợppháp như buôn lậu hay gian lận thương mại ở các quốc gia v.v Mức thuế càng
cao, các hoạt động này càng có động lực phát triển mạnh mẽ
Như vậy, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có vai trò rất lớn và trong nhiềutrường hợp, vượt ra bên ngoài phạm vi nền kinh tế của một quốc gia Đánh giáchính xác vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong quá trình hoạch địnhchính sách và xây dựng pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là yêu cầu tấtyếu, khách quan và có ý nghĩa thực tiễn
Ÿ Brandley R.Schiller (2002), Kinh tế ngày nay, Nxb Dai học Quốc gia, Hà Nội, tr.929
Trang 221.2 Điều chỉnh pháp luật quan hệ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1.2.1 Khái niệm và cấu trúc pháp luật điêu chỉnh quan hệ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1.2.1.1 Khái niệm pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quan niệm của các nhànghiên cứu Việt Nam là một bộ phận của pháp luật thuế, bao gồm tổng hợp cácquy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Lidiéuchỉnh các quan hệ thu nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giữa nhà nước với các
tổ chức và cá nhân có hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu,biên giới Việt Nam, kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chếxuất và từ khu chế xuất dua ra thị trường trong nước” Cách định nghĩa này được
xây dựng dựa trên cơ sở đối tượng điều chỉnh theo nguyên tắc chung được sửdụng phổ biến trong khoa học pháp lý Việt Nam và cũng phản ánh nội dung củaLuật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành của Việt Nam
Các quy phạm pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không chỉ quyđịnh nội dung của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mà còn xác lập các quyền,nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan cũng như quy định các biện pháp bảo đảmthực hiện thu, nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Là sự thể chế hoá các chínhsách kinh tế - xã hội của nhà nước, pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
phản ánh rõ nét xu hướng và mức độ hội nhập về thuế của một quốc gia
Dựa vào nội dung điều chỉnh của các quy phạm pháp luật thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu, có thể phân chia chúng thành các nhóm quy phạm sau:
Nhóm thứ nhất bao gồm những quy phạm pháp luật quy định những vấn đề
chung của quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước với đối tượng nộp thuế, quy
định về đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế, những trường
hợp ưu đãi, miễn giảm, hoàn thuế, thời hạn và thủ tục nộp thuế
° Võ Đình Toàn (2004), Giáo trình Luật Tài chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 120.
Trang 23Nhóm thứ hai bao gồm các quy phạm pháp luật xác định địa vị pháp lý,thẩm quyền và tổ chức của các quan quản lý và thu thuế đối với hoạt động xuấtnhập khẩu hàng hoá.
Nhóm thứ ba bao gồm các quy phạm pháp luật quy định về việc kiểm tra,
khen thưởng, xử phạt và giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thu
nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Thực tiễn cho thấy, các quan hệ phát sinh trong quá trình xác định và thực
hiện nghĩa vụ thu, nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu gắn với hoạt động hảiquan và vì vậy các quy định pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở nhiềuquốc gia được coi là một bộ phận của (bộ) luật hải quan Ví dụ, Điều 1 - khoản 1
- Luật Hải quan Indonesia quy định: “Hỏi quan là mọi hoạt động thuộc về kiểmtra hàng hoá xuất ra hoặc nhập vào lãnh thổ hải quan và về thu thuế nhập khẩu”
hoặc Bộ luật Hai quan Philipine gồm hai tập, tap 1: Luật thuế quan và tập 2: Luật
hải quan v.v Do vậy, luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tập trung những quy
phạm pháp luật thuộc nhóm thứ nhất; những quy phạm pháp luật thuộc nhóm thứhai và thứ ba thường được quy định trong luật hải quan
Nhìn chung, dù được quy định trong các đạo luật thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu đơn hành hoặc được cơ cấu trong Bộ luật hải quan thì nội dung luậtthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của các quốc gia đều tập trung quy định về cáccác vấn đề cơ bản nhất liên quan đến việc xác định hàng hoá chịu thuế, đối tượngnộp thuế, biểu thuế, cơ sở tính thuế và một số loại thuế đặc biệt áp dụng đối vớihàng hoá nhập khẩu trong những trường hợp nhất định (thuế chống phá giá, thuế
chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử v.v ) Đây cũng chính là nội dung
được tập trung nghiên cứu trong phạm vi của đề tài này
Khái niệm pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sẽ được phân tích vàđánh giá cụ thể hơn khi tiếp cận với cấu trúc pháp luật điều chỉnh quan hệ thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu
Trang 241.2.1.2 Cấu trúc pháp luật điều chỉnh quan hệ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Cấu trúc pháp luật điều chỉnh quan hệ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cóthể được tiếp cận theo hai giác độ: cấu trúc xác định theo nguồn và cấu trúc xácđịnh theo nội dung điều chỉnh
a) Cấu trúc xác định theo nguồn của pháp luật điều chỉnh quan hệ thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu
Dưới giác độ này, những hình thức chứa đựng và thể hiện của các quyphạm pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không chỉ bao gồm các văn bản
quy phạm pháp luật trong nước và còn bao gồm những điều ước quốc tế song
phương và đa phương mà các quốc gia ký kết hoặc tham gia trong khuôn khổ
những liên kết kinh tế quốc tế và khu vực
+ Pháp luật do quốc gia ban hành là nguồn cơ bản và trực tiếp của
pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Do tính chất và vai trò quan trọng củathuế nói chung và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng đối với nhà nướccũng như khu vực dân cư, pháp luật thuế trong đó có pháp luật thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu phải do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất quy định Ví dụ,
Điều I - Hiến pháp Mỹ trao quyền cho Quốc hội (dat ra va thu các loại thuế
trong nước, thuế xuất khẩu, môn bài, để trả nợ, để chỉ cho quốc phòng và phúc
lợi chung của Mỹ” hoặc Hiến pháp của Cộng hoà Pháp năm 1791 quy định Quốc
hội Pháp có quyền biểu quyết và định đoạt các thứ thuế” Điều 84 - Hiến phápnước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung theoNghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001) cũng quy định thẩmquyền “guy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế” của Quốc hội
Tại Việt Nam, những nguyên tắc chung và những vấn đề cơ bản nhất củapháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như mục đích, đối tượng chịu thuế, đối
7 Xem thêm Võ Đình Toàn (2004), Giáo trình Luật Tài chính Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, tr 86
Trang 25tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế, nguyên tắc xây dựng biểu thuế, tổ chức thu nộp
và xử lý vi phạm được quy định trong Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm
1992 (đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1993 và 1998) Các loại thuế đặc
biệt như thuế chống phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế bù trừ v.v với tư cách là
những loại thuế nhập khẩu bổ sung được quy định trong các văn bản quy phạmpháp luật riêng như Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vàoViệt Nam (2002), Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào ViệtNam (2004), Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam (2004)v.v Tuy vậy, do đặc thù và tính linh hoạt của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,đặc biệt trong bối cảnh thực thi lộ trình cắt giảm thuế quan, những quy định cụthể về biểu thuế và thuế suất các mặt hàng, về chứng nhận xuất xứ hàng hoá, vềthủ tục, trình tự thu nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu v.v được hướng dẫn và
chi tiết hoá trong các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật như các Nghị địnhcủa Chính phủ, Quyết định, Thông tư của các Bộ có liên quan Những văn bản
quy phạm pháp luật này chiếm số lượng rất lớn đồng thời cũng là nguồn rất quantrọng của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam
+ Nguồn của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có vị trí chi phối làcác điều ước quốc tế song phương và đa phương mà các quốc gia ký kết hoặctham gia đã được “nội luật hoá” Một quy định có tính nguyên tắc là trong trườnghợp pháp luật trong nước có quy định khác với điều ước quốc tế mà quốc gia đótham gia hoặc ký kết thì sẽ áp dụng các quy định tại điều ước quốc tế đó Nguyêntac này thể hiện vi trí và vai trò quan trong của các điều ước quốc tế với tư cách
là sự thoả thuận xuất phát từ chính ý chí và lợi ích của các quốc gia tham gia ký
kết Các điều ước quốc tế thường ghi nhận những cam kết quốc tế mang tính chấtnguyên tắc chung của các nước trong việc điều chỉnh hệ thống pháp luật và chínhsách thương mại phù hợp tiến trình hội nhập quốc tế Để thực hiện những cam
kết này các quốc gia phải thực hiện quá trình “luật hoá” những thoả thuận đó
Trang 26trong hệ thống pháp luật của mình và khi những quy định của điều ước quốc tế đãđược “nội luật hoá” thì chúng sẽ trở thành các quy phạm pháp luật quốc gia Sự
tồn tại, phát triển và tác động mạnh mẽ của các hiệp định thương mại đa phươngtrong khuôn khổ các liên kết kinh tế quốc tế cũng như những thoả thuận songphương về thương mại giữa các quốc gia đến hệ thống pháp luật trong nước của
các thành viên tham gia là minh chứng sống động cho xu hướng chi phối này
b) Cấu trúc xác định theo nội dung điều chỉnh của pháp luật điều chỉnhquan hệ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Theo cách tiếp cận này, pháp luật điều chỉnh quan hệ thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu được hình thành chủ yếu từ các nhóm quy định về những lĩnh vực có
mối quan hệ hữu cơ với nhau liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thu nộp thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá qua lãnh thổhải quan của các quốc gia Cấu trúc xác định theo nội dung điều chỉnh bao gồm:
Một là, những quy định về hàng hoá chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.Pháp luật các nước đều quy định, hàng hoá chịu thuế xuất khẩu và/hoặc thuếnhập khẩu là hàng hoá được xuất khẩu và/hoặc nhập khẩu vào lãnh thổ hải quan,trừ một số hàng hoá là ngoại lệ Ví dụ: Điều 2 - Luật Hải quan của Cộng hoà
Indonesia quy định:
“1 Hàng hoá đưa vào lãnh thổ hải quan được coi như hàng hoá nhập khẩu
và phải chịu thuế nhập khẩu
2 Hàng hoá đã được xếp lên hay sẽ được xếp lên phương tiện vận tải đểdua ra khỏi lãnh thổ hai quan được coi như hàng đã xuất khẩu và được xử lý nhưhàng xuất khẩu.”
Thuật ngữ “lãnh thổ hải quan” (Custom territory) không nhất thiết phải làlãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền Theo các quy định của Tổ chức thươngmại thế giới thì “lãnh thổ hải quan là bất kỳ vùng lãnh thổ nào có thuế quan và
Trang 27các điều lệ khác về thương mại riêng của vùng đó để kiểm soát việc buôn báncủa nó với các vàng lãnh thổ khác”.
Những hàng hoá ngoại lệ bao gồm hàng hoá không thuộc diện chịu thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu (theo thông lệ quốc tế thường là hàng hoá đưa vàolãnh thổ hải quan để quá cảnh hay chuyển tải hoặc hàng viện trợ nhân đạo) vàhàng hoá được miễn hoặc giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (theo thông lệthường bao gồm những hàng hoá được nhập khẩu nhưng không để tiêu thụ trongnước như hàng tạm nhập khẩu - tái xuất khẩu, tạm xuất khẩu - tái nhập khẩu,nguyên vật liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài, hàng hoá được hưởngquyền miễn trừ ngoại giao v.v ) Danh mục các hàng hoá ngoại lệ do các nướcquy định cụ thể trong từng thời kỳ phụ thuộc vào chính sách kinh tế - xã hội hoặc
chính tri của từng quốc gia
Hai là, những quy định về đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.Theo quy định của các quốc gia, đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu là người xuất khẩu, nhập khẩu các hàng hoá thuộc đối tượng chịuthuế Với tư cách là loại thuế gián thu đánh vào hàng hoá xuất, nhập khẩu, người
tiêu dùng hay sử dụng cuối cùng phải gánh chịu gánh nặng thuế cho nên trong
trường hợp không xác định được người xuất khẩu, nhập khẩu thì người môi giớihải quan là người có trách nhiệm nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Ba là, những quy định về căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Cóhai phương pháp đánh thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được các quốc gia sử dụng
trong thực tế:
+ Thuế đặc định (Specific tariff) hay thuế tuyệt đối - thuế được thể hiệnbang một khoản tiên (phí) cu thể đánh vào một đơn vị hàng hoá xuất khẩu haynhập khẩu cụ thể, bất kể trị giá của hàng hoá (Ví dụ: năm 1993, tại Mỹ, thuếnhập khẩu quy định với mat hàng rượu là $0,5/gallon rượu Whiskey Scoctch hoặc
* Walter Goode (1997), Từ điển chính sách thương mại , Nxb Thống kê, tr 71
Trang 28$1,17/gallon rượu Champagne) Phương pháp đánh thuế này có thể áp dụng độclập hoặc áp dụng đồng thời với đánh thuế theo giá trị và được áp dụng nhiều nhất
đối với các mặt hàng nông sản Ở một số nước, thuế đặc định được áp dụng khá
phổ biến như Thuy Sĩ với 100% số dòng thuế trong biểu thuế quan là thuế đặcđịnh”
+ Thuế theo giá tri (Ad valorem tariff) hay thuế phần trăm - thuế được tính
bang ty lệ phần trăm của giá trị hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Hầu hết các quốcgia đều tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bằng phương pháp này Cơ sở để xácđịnh thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong trường hợp phổ biến này là thuế suất
và trị giá hàng hoá thực tế xuất khẩu, nhập khẩu (trị giá hải quan - trị giá giao
dịch).
Thuế suất là tỷ lệ phần trăm nhất định tuỳ thuộc vào từng mặt hàng xuất
khẩu, nhập khẩu Ví dụ: Thuế suất thuế nhập khẩu của Mỹ đối với ô tô là 2,5%;
áo sơ mi polyester: 34,6%, nước cam: 36%; giầy dép: 2% hoặc thiết bi âm thanh
nổi bị đánh thuế tỷ lệ từ 2% đến 4% v.v Thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu ởmột quốc gia đối với các hàng hoá được ấn định tập trung và cụ thể trong Biểuthuế xuất khẩu, nhập khẩu Hình thái của toàn bộ các mức thuế suất hình thànhkhái niệm cơ cấu thuế quan (Tariff Structure) Một cơ cấu điển hình được ápdụng có thể cho phép miễn thuế đối với nguyên liệu, một mức thuế dương đối vớibán thành phẩm và một mức cao hơn đối với thành phẩm Cơ cấu như vậy dẫn
đến một mức bảo hộ hiệu quả cao hơn tỷ lệ danh nghĩa
Đối với một mặt hàng nhập khẩu nhất định cũng có sự khác biệt trong quyđịnh về thuế suất, phụ thuộc vào xuất xứ của hàng hoá và được thể hiện ở sự tồn
tại đồng thời của các loại thuế suất: thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi vàthuế suất đặc biệt
? Xem thêm Dinh Văn Thành (2005), Rào cẩn trong thương mại quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr 26
Trang 29Thuế suất ưu đãi, được áp dụng phổ biến nhất, là thuế suất áp dụng chohàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước có thoả thuận về đối xửtối huệ quốc (MEN) trong quan hệ thương mại đối với nước nhập khẩu Thuế suất
ưu đãi thường thấp hơn nhiều so với thuế suất thông thường - loại thuế suất ápdụng cho hàng hoá nhập khẩu từ nước không có thoả thuận về đối xử tối huệquốc trong quan hệ thương mại với nước nhập khẩu
Thuế suất đặc biệt có thể là thuế suất ưu đãi đặc biệt và cũng có thể là thuế
suất mang tính chất trừng phạt, đối kháng Thuế suất ưu đãi đặc biệt (thấp)thường được áp dụng với hàng hoá có xuất xứ từ các nước hoặc khối nước có thoả
thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong thể chế khu vực mậu dịch tự do,liên minh quan thuế với nước nhập khẩu hoặc để tạo điều kiện thuận lợi cho giaolưu thương mại biên giới hoặc để tạo cơ hội đặc biệt cho hàng hoá của các nướcđang phát triển dễ dàng tiếp cận thị trường của nước nhập khẩu Thuế suất ưu đãiđặc biệt được quy định trong chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP) dành chocác nước đang phát triển và các chế độ thuế quan áp dụng trong các khu vực
thương mại tự do hay một số liên kết kinh tế khác Thuế suất (cao) mang tínhchất đối kháng, trừng phạt được áp dụng thực chất là tăng rào cản đối với sản
phẩm của nước mà quốc gia nhập khẩu cho rằng đã có những biện pháp thươngmại không bình đẳng như bán phá giá, bán hàng thừa ế hoặc trợ cấp quá mức
v.v Loại thuế suất này thường được quy định trong một số loại thuế quan đặcthù như hạn ngạch thuế quan, thuế đối kháng (hay còn gọi là thuế chống trợ cấp
xuất khẩu), thuế chống bán phá giá, thuế bổ sung (nhằm thực hiện biện pháp tự
vệ thương mại trong trường hợp khẩn cấp) Tuy nhiên, để áp dụng thuế suất loạinày, các quốc gia phải tuân thủ các điều kiện nghiêm ngặt đã được chấp nhận
rộng rãi trong thương mại quốc tế
Trị giá hải quan được hiểu là trị giá hàng hoá phục vụ cho việc đánh thuếtheo trị giá hàng đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Trị giá hải quan phải là
Trang 30trị giá giao dịch, đó là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng
hoá được bán để xuất khẩu đến nước nhập khẩu (có điều chỉnh thêm một số loại
chi phí hợp lý nhất định) Tuy vậy, trong thực tiễn việc xác định tri giá hải quan,
đặc biệt là trị giá hải quan của hàng nhập khẩu, không đơn giản Trị giá hải quancần phải được hình thành trên cơ sở các tiêu chí đơn giản, công bằng, nhất quán
với tập quán thương mại và các quy chế; thủ tục xác định giá phải được áp dụngthống nhất, không phân biệt các nguồn cung cấp giá trị, loại trừ sử dụng các trị
giá hải quan ép buộc hay giả định (ví dụ: quy định về trị giá tính thuế tối thiểu,giá hàng hoá trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu, giá bán các hàng hoáđược sản xuất tại nước nhập khẩu v.v ) nhưng vẫn đảm bảo tính trung thực của
giao dịch Đáp ứng đòi hỏi này, pháp luật các nước thường áp dụng những quy
tắc về xác định trị giá hải quan theo Hiệp định về thực hiện Điều VII của Hiệpđịnh chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (Agreement on Implementation of
Article VII of the General Agreement on Tariffs and Trade 1994).
Bốn là, các quy định về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế
tự vệ thương mại Trong bối cảnh toàn cầu hoá, các biện pháp thuế quan đặc biệt
này ngày càng có vị trí quan trọng trong pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu của các quốc gia
Thuế chống bán phá giá được xây dựng từ lập luận là hàng hoá của mộtnước nào đó được bán phá giá vào thị trường một nước khác sẽ “bóp méo” cạnh
tranh và làm cho hoạt động thương mại không công bằng Vì vậy, các nước bạn
hàng được phép thực hiện các biện pháp trừng phạt đối thủ đã thực hiện bán phágiá trên thị trường của mình Biện pháp thường được sử dụng là tăng thuế quan
nhập khẩu đối với những hàng hoá đã xác định là bán phá giá Thuế chống bánphá giá là biện pháp hiệu quả được các nước sử dụng để đánh vào các mặt hàngnhập khẩu bị xác định là đã bán phá giá nhằm triệt tiêu những tác động bất lợivới các ngành sản xuất trong nước do hàng nhập khẩu đem lại Thông thường,
Trang 31hàng hoá nào bị xác định là bán phá giá sẽ bị đánh thuế nhập khẩu sao cho không
còn khả năng cạnh tranh trên thị trường
Liên quan đến thuế chống trợ cấp, theo lập luận, hàng hoá của một nướcnếu được chính phủ thực hiện các biện pháp trợ cấp trong quá trình sản xuất, kinh
doanh, khi nhập khẩu vào thị trường nước khác đã tạo ra sự không công bằng
trong cạnh tranh với hàng hoá cùng loại được bán trên cùng một thị trường Vì vậy, WTO cho phép các nước được thực hiện các biện pháp trừng phạt khi hàng
nhập khẩu do có trợ cấp đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với sản xuất của nướcnhập khẩu Trong trường hợp này, nước nhập khẩu thường sử dụng biện phápđánh thuế chống trợ cấp hay còn gọi là thuế đối kháng Nếu nước nhập khẩu
chứng minh được lượng hàng hoá vào thị trường của họ tăng nhanh do được trợ
cấp từ nước xuất khẩu thì họ sẽ áp đặt một mức thuế đủ để làm mất sức cạnhtranh của hàng nhập khẩu, giúp loại bỏ đối thủ cạnh tranh quá mạnh đối với các
nhà sản xuất kinh doanh trong nước
Bên cạnh đó, trong quan hệ thương mại, WTO cho phép các nước được áp
dụng biện pháp bảo vệ cho một ngành hàng nào đó khi hàng nhập khẩu gia tăngnhanh chóng vào thị trường đã gây thiệt hại nghiêm trọng và có thể dẫn tới nguy
cơ phá sản cho lĩnh vực sản xuất trong nước chưa đủ sức cạnh tranh Biện pháp tự
vệ có thể áp dụng dưới nhiều hình thức như hạn ngạch, tăng mức thuế nhập khẩuv.v , nhưng biện pháp thường dùng nhất vẫn là thuế nhập khẩu Mức độ áp dụng
tự vệ tương đối tự do nên tác động hạn chế nhập khẩu thường cao hơn thuế chống
trợ cấp và thuế chống bán phá giá Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp tự vệ sẽ tác
động đến lợi ích của nước xuất khẩu không phải vì lý do cạnh tranh không côngbằng mà là do năng lực cạnh tranh quá yếu của nước sở tại nên thường vấp phảinhững phản ứng từ phía nước xuất khẩu Vì vậy, các nước tiến hành biện pháp tự
vệ thường phải đền bù cho các nước bị ảnh hưởng bằng cách đưa ra nhữngnhượng bộ thương mại ở lĩnh vực khác và phải cân nhắc kỹ trước khi áp dụng
Trang 32Nhìn chung, các nước đều dựa trên những nền tang pháp lý của các hiệpđịnh có liên quan trong khuôn khổ WTO để quy định về thuế chống bán pháp
giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ thương mại trong hệ thống pháp luật của mình
1.2.2 Các yếu tố chỉ phốt nội dung pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Là một bộ phận của thượng tầng chính trị - pháp lý, nội dung của pháp luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt
là sự chi phối của các quan hệ kinh tế Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, phản
ánh của sự hợp tác và đấu tranh giữa các quốc gia và kết quả biểu hiện rõ nét ởcác quy định pháp luật có liên quan tại mỗi nước, trong đó có pháp luật thuế xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu Có thể phân tích một số yếu tố cơ bản có ảnh hưởng và tácđộng chi phối đến nội dung của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu củamột quốc gia, cụ thể như sau:
1.2.2.1 Nhu cầu thu ngân sách nhà nước
Để phục vụ nhu cầu chi tiêu về hàng hoá va dịch vụ công cộng của nhà
nước, nguồn thu ngân sách nhà nước hình thành chủ yếu từ thuế - những khoản
đóng góp mang tính bắt buộc Mặc dù hiện nay, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩuđược sử dụng chủ yếu với ý nghĩa bảo vệ ngành sản xuất cụ thể trong cạnh tranhvới nhập khẩu, nhưng đối với một số nước, đặc biệt là các nước đang phát triển,thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vẫn là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhànước Đối với các quốc gia này, cắt giảm thuế quan có thể tạo ra ảnh hưởng trựctiếp tới nguồn thu ngân sách và qua đó là tới các vấn đề kinh tế vĩ mô khác củanhà nước Vấn đề này buộc các quốc gia phải nghiên cứu, đánh giá tác động vàthực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu tác động không mong muốn
của xu hướng tự do thương mại
Đối với Việt Nam, một số nghiên cứu kinh tế đã khẳng định, cắt giảm thuếquan (thuế nhập khẩu) làm thay đổi cơ cấu nguồn thu ngân sách Nhà nước,nhưng tổng số thu thay đổi không đáng kể Phân tích kinh tế chỉ ra rằng, việc cắt
Trang 33giảm thuế nhập khẩu gây ra những tác động đan xen và ngược chiều nhau, thể
hiện ở các mặt sau đây:
+ Một là, tác động làm tăng thu ngân sách, thể hiện ở chỗ: Việc cắt giảmthuế quan của các nước hữu quan là nhân tố làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩunên sẽ làm tăng thu ngân sách từ hoạt động ngoại thương; đồng thời, cắt giảmthuế nhập khẩu làm giảm giá máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu nhập khẩu, từ đógóp phần hạ giá thành sản phẩm sản xuất trong nước và tăng sản lượng sản xuất
trong những ngành đó Điều này dẫn đến khả năng tăng thu ngân sách từ một sốloại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp v.v Đây là
khía cạnh phản ánh tác động quan trọng của giảm thuế nhập khẩu đối với việc
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước;
+ Hai là, tác động làm giảm thu ngân sách Nhà nước, thể hiện trực tiếp ởviệc sút giảm trong nguồn thu thuế nhập khẩu do thuế suất bị cắt giảm Bên cạnh
đó, giảm thuế nhập khẩu cũng làm giảm thu từ một số loại thuế khác có liên quannhư thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ khâu nhập khẩu Cùng vớiviệc cắt giảm thuế nhập khẩu, mức cung hàng nhập khẩu tăng lên tác động đến
khả năng cạnh tranh của hàng hoá cùng chủng loại được sản xuất trong nước với
hàng nhập khẩu Trong nhiều trường hợp, mức cung sản phẩm trong nước sẽ
giảm đi do chi phí sản xuất trong nước cao hon và như vậy làm thu hẹp phạm vi,quy mô của những doanh nghiệp trong nước do không có khả năng cạnh tranh
Nguồn thu từ các doanh nghiệp này vì thế cũng giảm đi tương ứng
Để lượng hoá các tác động này, các nhà kinh tế đã sử dụng mô hình cânbằng tổng thể do Cơ quan phát triển quốc tế Australia cung cấp nhằm đánh giá
ảnh hưởng của hội nhập tới nguồn thu ngân sách Nhà nước với số liệu của lịch
trình cắt giảm thuế quan theo Hiệp định ưu đãi thuế quan giữa Việt Nam vàAFTA va đưa ra kết luận: “Cá giảm thuế quan theo Hiệp định CEPT/AFTA đãlàm giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước Tuy nhiên, do sự cắt giảm thuế quan
Trang 34cũng đem đến su tăng trưởng kinh tế để bu đắp một phần su giảm thu, lam mức
ế”'° Thực tiễn nguồn thu ngân sách thông qua thuế xuất khẩu,
1 : 103 888 112 000 123 700 166 900 183 000
năm Thuế xuất nhập
2 , 17 458 20 500 23 100 20 420 21 265
khau Thu VAT hang
của Việt Nam
1.2.2.2 Chính sách kinh tế của nhà nước
“Chính sách kinh tế là sự điều hành của nhà nước đối với nền kinh tế củamột quốc gia Thái độ của nhà nước có thể ở mức độ chung từ việc Lidé tự do'Ì
Zool]đến can thiệp một cách mạnh mế như trong một nên kinh tế kế hoạch hoá”''.Thực chất, chính sách kinh tế thể hiện các quan điểm ứng xử của nhà nước trước
' Lê Văn Ai, Đỗ Đức Minh, Nguyễn Mai Phương (2002), Chính sách thuế của Việt Nam trong tiến
trình hội nhập, Nxb Tài chính, tr.43
'' David W Pearce (1999), Từ điển kinh tế học hiện đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 293
Trang 35sự phát sinh, tồn tại và chấm dứt các quan hệ kinh tế được ghi nhận trong các văn
kiện của nhà nước
Chính sách kinh tế của một quốc gia có nội dung rất rộng, bao trùm lên
nhiều nhiều lĩnh vực và được thể hiện tập trung trong hệ thống pháp luật Là cơ
sở nền tảng của pháp luật, chính sách kinh tế của nhà nước - đặc biệt là chính
sách thương mại quốc tế - chi phối toàn bộ quá trình xây dựng và áp dụng pháp
luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Chính sách thương mại quốc tế với tư cách là một bộ phận của chính sách
kinh tế đối ngoại nhằm điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế trong chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia Nhiệm vụ chính của chính sáchthương mại quốc tế là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mở rộngquy mô thị trường ra nước ngoài nhằm tăng nhanh quy mô xuất khẩu và tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường thế giới đồng thời bảo vệ thị trường trong nướctrước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của hàng hoá và dịch vụ nước ngoài.Trong thực tế, chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia có sự khác biệt
và thay đổi qua các thời kỳ lịch sử Chúng được biểu hiện dưới các hình thức cụthể khác nhau nhưng tổng quát có hai dạng điển hình là chính sách mậu dịch tự
do và chính sách bảo hộ mậu dịch
Chính sách mậu dịch tự do chủ yếu được áp dụng trong khuôn khổ các liênkết kinh tế quốc tế giữa các quốc gia có đặc điểm cơ bản là thúc đẩy việc mởrộng xuất khẩu thông qua việc bãi bỏ thuế xuất khẩu hoặc thực hiện các biện
pháp khuyến khích khác; mở rộng thị trường nội địa cho hàng hoá nước ngoài tự
do xâm nhập thông qua việc xoá bỏ hoặc cắt giảm mạnh mẽ các hàng rào thuế
quan và phi thuế quan Cơ sở áp dụng chính sách mậu dịch tự do là khả năng
cạnh tranh bình đẳng của hàng hoá trong nước với hàng ngoại nhập
Chính sách bảo hộ mậu dịch, trái lại, được sử dụng nhằm mục đích hạn chếnhập khẩu hàng hoá nước ngoài thông qua các hàng rào thuế quan và phi thuế
Trang 36quan tương đối dày đặc Những lý lẽ khác nhau để biện minh cho chế độ bảo hộmậu dịch còn nhiều tranh cãi như việc bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ, tạo nênnguồn “tài chính công cộng”, khắc phục tình trạng thất nghiệp hoặc phân phối lạithu nhập v.v Bên cạnh đó, còn có các lý do về chính trị và xã hội cũng đưa đến
yêu cầu bảo hộ
Về mặt nguyên tắc, hai xu hướng thương mại tự do và bảo hộ mậu dịch đốinghịch nhau do những tác động ngược chiều đến hoạt động thương mại quốc tế
Tuy nhiên, chúng không bài trừ nhau mà trái lại thống nhất với nhau — sự thốngnhất giữa hai mặt đối lập Thực tế cho thấy, hai xu hướng cơ bản này song song
tồn tại và chúng được sử dụng một cách kết hợp với nhau trong từng lĩnh vực củahoạt động thương mại quốc tế tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước
Pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phản ánh tập trung chính sách
thương mại quốc tế của nhà nước Với vai trò đặc thù của mình, pháp luật thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu hình thành hàng rào bảo hộ không chỉ mang tính tự
vệ, hỗ trợ cho các ngành sản xuất trong nước trong quá trình cạnh tranh với hànghoá từ bên ngoài mà còn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện chocác ngành sản xuất trong nước vươn lên cạnh tranh thắng lợi ở thị trường nội địa
và cả ở thị trường nước ngoài Nói cách khác, nội dung pháp luật thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu bị chi phối mạnh mẽ bởi yêu cầu thực hiện bảo hộ phải gắn liền
với các bước tiến của quá trình tự do hoá thương mại đạt được trong các quan hệquốc tế
1.2.2.3 Yêu cau hội nhập kinh tế quốc tế và các cam kết quốc tế
Về mặt hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế biểu hiện ở việc các quốc giatham gia ngày càng sâu rộng vào các liên kết kinh tế quốc tế thông qua các điềuước quốc tế song phương hoặc đa phương Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đồng
nghĩa với việc phải đáp ứng và thực thi các điều ước quốc tế mà quốc gia là một
bên ký kết hoặc tham gia Những thoả thuận và cam kết trong khuôn khổ các
Trang 37hiệp định này hình thành nên những khung pháp lý định hướng cho quá trìnhhoạch định chính sách và xây dựng hệ thống pháp luật ở mỗi quốc gia thành viên.
Là bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật quốc gia, pháp luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu phản ánh mức độ hội nhập kinh tế quốc tế và vì vậy chịu sựtác động và chi phối mạnh mẽ của các điều ước quốc tế trong tiến trình hội nhập.Thực tế, để đáp ứng yêu cầu hội nhập, pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
ở mỗi nước được xây dựng và hoàn thiện theo hai hướng cơ bản (hoặc kết hợp vớinhau): một là, chuyển hoá các cam kết quốc tế thành các quy định pháp luậttrong nước bằng cách đưa vào luật những quy định mới hoặc sửa đổi, điều chỉnhnhững quy định đã có cho tương thích với các quy định điều ước quốc tế mà quốcgia đã hoặc sẽ tham gia; hai là, thừa nhận các quy định quốc tế để áp dụng sau đó
sửa đổi luật pháp cho phù hợp với các quy định quốc tế Ở Việt Nam hiện nay,giải pháp này được gọi là “nội luật hoá” các điều ước quốc tế
Đối với Việt Nam, mục tiêu chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế
giới (WTO) vào cuối năm 2005 được coi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Chínhphủ và các Bộ, ngành của Việt Nam trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế Cuốitháng 12 năm 2004, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XI đã chính thức thông quachương trình xây dựng pháp luật, nhưng chỉ hơn hai tháng sau, theo đề nghị của
Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định phải điều chỉnh chươngtrình xây dựng pháp luật của năm 2005 để phục vụ cho việc Việt Nam gia nhập
WTO Lý do đơn giản, vì muốn là thành viên của WTO, Việt Nam phải tiến hành
cải cách trên tất cả các lĩnh vực để tương thích với các định chế của WTO, hoànthiện hành lang pháp lý theo chuẩn mực quốc tế Trường hợp của Việt Nam đã
cho thấy vai trò quyết định của yêu cầu hội nhập và các cam kết quốc tế đến quá
trình xây dựng pháp luật nói chung trong đó có pháp luật thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu ở mỗi quốc gia
1.2.2.4 Các yếu tốkhác
Trang 38Học thuyết Mác — Lénin về nhà nước và pháp luật đã chỉ rõ, pháp luậtluôn thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội Chính vìvậy, pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngoài những yếu tố kinh tế còn bịchi phối bởi các lợi ích chính trị và xã hội của các lực lượng cầm quyền trongmỗi quốc gia Những đặc điểm về chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế,truyền thống, văn hoá v.v đều tác động và đan xen trong những quy định củapháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Hai là, pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phụ thuộc và bị chi phốibởi nhiều yếu tố Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, pháp luật thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu của các quốc gia chịu sự tác động mạnh mẽ của nhữngyêu cầu, điều kiện từ hội nhập kinh tế quốc tế Xu hướng thống nhất hoá các quyđịnh trong pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của các quốc gia trên thếgiới với nên tảng pháp lý là các Hiệp định trong khuôn khổ WTO ngày càng trởnên rõ nét và trở thành một trong những điều kiện cơ bản để các quốc gia hội
nhập kinh tế quốc tế
Ba là, Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập quốc tế nên việc nghiên
cứu pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tếquốc tế có ý nghĩa lớn về lý luận và thực tiễn
Trang 39CHUONG 2
PHAP LUAT VE THUE XUAT KHAU, THUE NHAP KHAU VIET NAM VA
THUC TIEN AP DUNG
2.1 Thực trang pháp luật Việt Nam về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
2.1.1 Mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Mục tiêu điều chỉnh cơ bản của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩuViệt Nam được ghi nhận tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991 là
“để quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; mở rộng quan hệ kinh tế đốingoại; nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; góp phần pháttriển và bảo vệ sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng trong nước và góp phần tạo nguồn
thu cho ngân sách Nhà nưóc'.
Như vậy, xuất phát từ vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, pháp luậtthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hướng vào việc thực hiện các mục tiêu tăngnguồn thu cho ngân sách Nhà nước, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chu động
hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, bảo hộ sản xuất trong nước và điều tiết tiêu
dùng trong nền kinh tế Những mục tiêu này được cụ thể hoá trong quá trình xâydựng và áp dụng các quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu củaViệt Nam Tuy nhiên, vị trí và mức độ thể hiện trong các quy định của pháp luậtthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của mỗi nhóm mục tiêu có sự khác nhau trongtừng giai đoạn cụ thể
Thời kỳ những năm 1995 trở về trước có thể coi là thời kỳ trước khi ViệtNam tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực Bối cảnh quốc tế giai đoạnnày có những thay đổi lớn và có tác động sâu sắc đến nền kinh tế Việt Nam Đặcbiệt, từ năm 1991, nguồn vay bên ngoài giảm mạnh, sự ưu đãi về giá cũng như
Trang 40các nguồn viện trợ từ Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu đã chấm dứt, nợ nước
ngoài phải trả hàng năm tăng lên Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, các chương
trình hợp tác kinh tế v.v trong quan hệ quốc tế có những đảo lộn lớn và đột
ngột Trong một thời gian ngắn, Việt Nam phải chuyển một phần đáng kể khốilượng buôn bán từ các thị trường truyền thống ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông
Âu sang các thị trường mới và luôn chịu tác động mạnh mẽ về cung câu và giá cảhàng hoá Trước tình hình đó, hệ thống pháp luật thuế nói chung và pháp luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói riêng phải có những thay đổi cho phù hợp với
sự biến động của tình hình quốc tế và trong nước Hệ thống pháp luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu giai đoạn này tập trung chủ yếu vào mục tiêu tăng nguồnthu cho ngân sách Nhà nước và hướng về xuất khẩu, bảo hộ và thúc đẩy nền sảnxuất trong nước phát triển Số thu ngân sách Nhà nước từ thuế nhập khẩu tăngnhanh qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước từ
thuế (xem bảng 3)
Bảng 3: So sánh thuế nhập khẩu với thu ngân sách Nhà nước từ thuế giai đoạn
1992 — 1995
Don vị tinh: tỷ đồng
Năm Tổng thu Thuế nhập khẩu | Tỷ trọng thuế nhập khẩu trong
NSNN từ thuế tổng thu thuế (%)
chức kinh tế quốc tế và khu vực Tiến trình tham gia hội nhập kinh tế khu vực vàthế giới có chung mục tiêu là tự do hoá thương mại mà chìa khoá của nó là việc