MỤC LỤC
Quy định này cũng tương tự như quy định về đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế của Luật Hải quan nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Điều 55):. “Chủ hàng hoá xuất nhập khẩu và tất cả hành khách xuất nhập cảnh có hành lý, vat phẩm mang theo đêu có nghĩa vụ nộp thuế hải quan”. Tuy nhiên, trong việc xác định đối tượng nộp thuế, quyền sở hữu đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không phải là căn cứ để truy cứu nghĩa vụ nộp thuế. Các đối tượng nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có thể đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu thuộc sở hữu của họ hoặc thuộc sở hữu của các pháp nhân, thể nhân khác mà họ chỉ là người nhận uỷ thác. Các quy định về trách nhiệm của người khai hải quan và đại lý làm thủ tục hải quan của Luật Hải quan ngày 21 tháng 6 năm 2001 cũng phản ánh nội dung này. Bên cạnh đó, do bản chất của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đánh vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích thương mại là thuế gián thu và trong thực tiễn thương mại quốc tế, trách nhiệm thực hiện thủ tục thông quan hàng hoá, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế hải quan .. trong quan hệ mua bán hàng hoá quốc tế thường được các bên trong quan hệ thoả thuận thông qua việc áp dụng các điều kiện thương mại quốc tế INCOTERMS) nên quy định về đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cần có sự phân biệt thoả đáng. Ví dụ, Điều 35 - Luật Hải quan Indonesia quy định: “Bat cứ người nào đảm nhiệm việc quản lý hàng hoá nhập khẩu tại địa điểm đến của phương tiện vận tải hoặc tại khu vực biên giới được chỉ định déu phải chịu trách nhiệm nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hoá có liên quan”, đồng thời xác định trách nhiệm nộp thuế nhập khẩu của người nhập khẩu, người môi giới hải quan, người kinh doanh kho tạm, người kinh doanh kho ngoại quan v.v. Điều 3, Chương | của Hiệp định giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam va Hop chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại quy định: “Trong vòng hai (02) năm kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực, các Bên áp dụng hệ thống định giá hải quan dựa trên giá trị giao dịch của hàng nhập khẩu để tính thuế hoặc của hàng hoá tương tự, chứ không dựa vào giá trị của hàng hoá theo nưóc xuất xứ hoặc giá tri duoc xác định một cách v6 đoán hay không có cơ sở, với giá tri giao dịch là giá thục tế đã thanh toán hoặc phải thanh toán cho hàng hoá khi được bán để xuất khẩu sang nước nhập khẩu phù hợp với những tiêu chuẩn được thiết lập trong Hiệp định thực hiện Điều VII của GATT 1994”.
+ Hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ các nước, vùng lãnh thổ, khối liên minh quốc gia mà Việt Nam đã ký kết thực hiện xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều VII Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (do Bộ Tài chính thông báo) và các hàng hoá nhập khẩu khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Danh sách các nước có hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam thuộc đối tượng trên hiện nay mới chỉ giới han ở 51 quốc gia và vùng lãnh thổ. Về phương pháp tính trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu, sáu phương pháp được áp dụng theo nguyên tắc tuần tự và dừng ngay tại phương pháp tính được trị giá tính thuế, bao gồm:. a) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu;. b) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt;. c) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tu;. d) Phương pháp tri giá khấu trừ;. đ) Phương pháp trị giá tính toán;. Theo quy định hiện hành của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Việt Nam, thuế suất đối với hàng xuất khẩu được áp dụng thống nhất (một loại) đối với mỗi nhóm hàng hoá hoặc mỗi hàng hoá xuất khẩu theo quy định tại Biểu thuế xuất khẩu nhưng thuế suất đối với hàng nhập khẩu được xây dựng dưới hình thức thuế quan nhiều cột (multi - column tariff) - loại biểu thuế có phân biệt giữa các đối tác thương mại khác nhau, bao gồm: thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Một hệ thống pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bảo hộ đúng hướng, có mức độ hợp lý, căn cứ vào lợi thế cạnh tranh của sản xuất từng loại hàng hoá đối với từng loại thị trường và chính sách của Nhà nước về định hướng phát triển từng ngành sẽ đảm bảo cho việc nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, đảm bảo hội nhập chủ động và hiệu quả, làm cơ sở ổn định chính trị - xã hội và ngăn ngừa chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Báo cáo chính trị của ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khang định quan điểm nhất quán: “Chu động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tỉnh thân phát huy tốt đa nội lực, nâng cao hiệu quả hop tác quốc tế, dam bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi 4 Nguyên tắc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trên cơ sở phát huy. Với quan điểm này, những nội dung chủ yếu về trị giá hải quan, thuế đặc biệt (bao gồm thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống chuyển giá, thuế chống phân biệt đối xử, hạn ngạch thuế quan ..) cần được nghiên cứu và quy định bổ sung trong Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc xây dựng các đạo luật đơn hành về thuế chống bán phá giá hàng nhập khẩu, thuế chống trợ cấp hàng nhập khẩu, thuế chống phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế, thuế chống chuyển giá, các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hang hoá v.v.
Điều này phù hợp với thực tiễn hoạt động bảo hộ của các nước trên thế giới và phù hợp với các nguyên tắc pháp lý của các Hiệp định trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới (WTO) như Hiệp định thực hiện Điều VỊ của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (Agreement on Implementation of Article VI of the General Agreement on Tariffs and Trade 1994), Hiệp định thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (Agreement on Implementation of Article VII of the General Agreement on Tariffs and Trade 1994), Hiệp định về Tro cấp và các biện pháp đối kháng (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures) v.v. Về nội dung, các mức thuế suất trong biểu thuế thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mang tính cụ thể nhưng phải được xây dựng một cách khoa học, trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách cụ thể năng lực cạnh tranh của các ngành kinh tế và các ngành kinh tế mũi nhọn, có khả năng phát triển trong tương lai với những lợi thế mà các ngành đó có thể đem lại trong quá trình hội nhập, đồng thời phù hợp với các cam kết quốc tế về cắt giảm thuế quan.
Chính vì vậy, hoàn thiện pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải hướng tới sự phù hợp, tương thích với các Hiệp định có liên quan của WTO và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, đồng thời tác động một cách hiệu quả tới quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành sản xuất trong nước, đảm bảo độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế. Thứ ba, với xu hướng phát triển của hoạt động bảo hộ mậu dịch trên thế giới, pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Việt Nam cần khai thác triệt để những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển, đồng thời, vận dụng sáng tạo và hiệu quả những biện pháp thuế quan được chấp nhận rộng rãi trong thương mại quốc tế phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Thứ tu, nhằm đáp ứng doi hỏi của hội nhập kinh tế quốc tế và trên cơ sở thực tiễn áp dụng, trong thời gian tới, trọng tâm của việc hoàn thiện pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam cần hướng tới giải quyết triệt để vấn đề “nội luật hoá” những quy định về xác định trị giá hải quan trong tính thuế nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại.