Vấn đề 1: Thông tin trong giao kết hợp đồng
Đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng?
→ Đoạn của Bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng:
“Cấp sơ thẩm căn cứ vào khoản 1 Điều 39 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 quy định bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất có các nghĩa vụ cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về quyền sử dụng đất và chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp, xác định lỗi dẫn đến hợp đồng không được giao kết là của ông T3 và bà T2 là chưa chính xác.”
“[2.5] Về lỗi dẫn đến việc không thực hiện được nghĩa vụ ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Căn cứ quy định tại Điều 387 Bộ luật dân sự năm 2015 về “Thông tin trong giao kết hợp đồng” thì:
“1 Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết
2 Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác
3 Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”
Cấp sơ thẩm nhận định “thông tin quy hoạch là có trước khi bà T2, ông T3 thỏa T2 giao kết hợp đồng với bà T1” và việc “bà T2, ông T3 trình bày mình không biết thông tin quy hoạch là không có căn cứ” là phù hợp
Việc bà T2, ông T3 không cung cấp thông tin quy hoạch của phần đất thỏa T2 chuyển nhượng đã làm cho việc giao kết hợp đồng không thể thực hiện Xác định lỗi không giao kết hợp đồng là do bà T2, ông T3 gây ra
Nguyên đơn chỉ yêu cầu bị đơn trả lại tiền đặt cọc đã nhận, không yêu cầu bồi thường do không thực hiện nghĩa vụ ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là có lợi cho bị đơn Do đó chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn phải trả cho nguyên đơn 200.000.000 đồng là đúng quy định tại Điều 328
Việc Tòa án áp dụng quy định về cung cấp thông tin trong
→ Việc Tòa án áp dụng quy định về cung cấp thông tin về giao kết hợp đồng trong vụ việc này là hợp lý và thuyết phục
Căn cứ Điều 387 BLDS năm 2015 quy định về “Thông tin trong giao kết hợp đồng”:
“1 Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết
2 Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác
3 Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”
Về điều kiện áp dụng: theo khoản 1 Điều 387 BLDS 2015 quy định “Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết” Điều kiện để áp dụng chế định trên là một bên trong hợp đồng có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia Trong vụ việc trên, tình trạng thực tế của phần đất được chuyển nhượng cho bà T1 đang nằm trong quy hoạch thuộc nút giao thông dự phóng theo Quyết định số 2591/QĐ-UBND ngày 26/5/2014 của UBND TPHCM Hay nói cách khác, thông tin quy hoạch phần đất này đã có trước khi bà T2, ông T3 thỏa thuận giao kết hợp đồng với bà T1 vào ngày 30/5/2018 Như vậy, có thể xác định được rằng ông T3, bà T2 đã có được thông tin quy hoạch, và thông tin quy hoạch này ảnh hưởng đến việc giao kết hợp đồng của bà T1 là bởi bà T1 đã đem theo số tiền lớn để sẵn sàng trả cho ông T3, bà T2 nhưng vì ông T3, bà T2 không đồng ý việc đưa bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà T1 dẫn đến việc bàT1 không thể xác minh thông tin chính xác về mảnh đất nên bà T1 khồng đồng ý ký hợp đồng Căn cứ theo quy định nêu trên thì ôngT3, bà T2 có nghĩa vụ phải thông báo thông tin quy hoạch cho bàT1
Về hệ quả của việc áp dụng: theo quy định tại khoản 3 Điều 387 BLDS 2015 thì trường hợp vi phạm khoản 1 Điều 387BLDS 2015 thì phải bồi thường Theo đó, sau khi xác định được ôngT3, bà T2 đã vi phạm việc cung cấp thông tin cho bà T1 làm ảnh hưởng đến việc giao kết hợp đồng Như vậy, nếu áp dụng quy định trên thì hai ông bà phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bà T1.Tuy nhiên, bà T1 chỉ yêu cầu bị đơn hoàn trả lại tiền đặt cọc,không yêu cầu bồi thường Vậy Tòa án đã giải quyết theo hướng buộc ông T3, bà T2 hoàn trả tiền đặt cọc (200.000.000 đồng),không buộc hai ông bà bồi thường cho bà T1 là đúng với quy định của pháp luật.
Vấn đề 2: Hợp đồng vô hiệu một phần và hậu quả hợp đồng vô hiệu
Khi nào hợp đồng vô hiệu một phần, vô hiệu toàn bộ? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
Vô hiệu một phần Vô hiệu toàn bộ Điều 130 BLDS 2015:
“Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch.” Điều 122 BLDS 2015: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.” Điều 123 - Điều 129 BLDS 2015: Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội; do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; do giả tạo; do nhầm lẫn; do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; do người xác lập không nhận không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì trong trường hợp này toàn bộ nội dung của hợp đồng bị vô hiệu. Ngoài ra có trường hợp hợp đồng vô hiệu toàn bộ khi hợp đồng có đối tượng không thực hiện được.
2015: “Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.”
Khoản 3 Điều 408 BLDS 2015: “Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực.”
Đoạn nào cho thấy trong Quyết định số 22 đã có việc chuyển nhượng tài sản chung của hộ gia đình mà không có sự đồng ý của tất cả các thành viên của hộ gia đình?
sự đồng ý của tất cả các thành viên của hộ gia đình?
→ Tại mục [2] trong phần Nhận định của Tòa án có các thông tin cho thấy việc chuyển nhượng tài sản chung của hộ gia đình mà không có sự đồng ý của tất cả các thành viên hộ gia đình:
“Hợp đồng ủy quyền được Ủy ban nhân dân thị trấn Lộc Ninh chứng thực ngày 27/7/2011 thể hiện các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy cùng ủy quyền cho bà Dung được làm thủ tục ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại
Tổ 2, khu phố Ninh Thành, nhưng các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy không thừa nhận ký vào Hợp đồng ủy quyền nêu trên Bà Dung cho rằng chữ ký của bên ủy quyền không phải do các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy ký, ai ký bà Dung không biết.”
“Ủy ban nhân dân thị trấn Lộc Ninh thừa nhận vào thời điểm chứng thực chữ ký, không có mặt các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy.Như vậy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lộc Ninh chứng thực chữ ký trong Hợp đồng ủy quyền không đúng quy định tại Điều 17 Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; nay không đủ yếu tố giám định chữ ký của các anh, chị Khánh,Tuấn, Vy, nên Hợp đồng ủy quyền được chứng thực ngày27/7/2011 không có hiệu lực.”
Đoạn nào trong Quyết định số 22 cho thấy Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần?
Suy nghĩ của anh/chị về việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần
“Tuy nhiên, tại điều 216, khoản 1 điều 223 Bộ Luật Dân sự
2005 quy định: “rường hợp này, do các thành viên trong gia đình không có thỏa thuận về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, nên xác định quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của các thành viên trong hộ gia đình theo phần và áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần để giải quyết Theo đó, phần quyền sử dụng, quyền sở hữu của bà Dung đã chuyển nhượng cho vợ chồng ông Học nếu đúng quy định của pháp luật thì có hiệu lực Còn phần quyền sử dụng, quyền sở hữu của các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy là vô hiệu theo quy định tại Điều
135 Bộ luật Dân sự năm 2015.”
2.4 Suy nghĩ của anh/chị về việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần.
→ Việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần là hợp lý
Theo nhận định của Tòa án " Ngày 31/12/2003, UBND huyện Lộc Ninh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 252,6 mỉ đất thổ cư là tài sản chung của bà Dung (BL 323) Thời điểm này, hộ bà Dung có bà Dung (chủ hộ) và các con là anh Khánh, anh Tuấn, chị Vy Như vậy, có căn cứ xác định diện tích đất 252,6m2 đất thổ là tài sản chung của bà Dung và các anh, chị Khánh,
Căn cứ Điều 212 BLDS 2015 về sở hữu chung của thành viên gia đình, khoản 2 nói về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên trong gia đình phải được thực hiện theo phương thức thỏa thuận Theo quy định tại khoản 2 Điều 146 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính Phủ về Luật đất đai "Hợp đồng chuyển nhượng bằng quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng chung của hộ gia đình phải được tất cả các thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự trong hộ gia đình đó thống nhất và ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định về pháp luật của dân sự" BLDS 2015 có bổ sung quy định được áp dụng tài sản liên quan của hộ gia đình tại khoản 2 Điều 212
"Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan" Việc khẳng định sở hữu chung của thành viên gia đình là
"sở hữu chung theo phần" củng cố thêm quan điểm nêu trên của Tòa án nhân dân tối là vô hiệu một phần nếu tài sản có thể phân chia theo phần.
Theo Điều 209 BLDS 2015 sở hữu chung theo phần là mỗi chủ sở hữu có quyền và nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác Trong trường hợp này các thành viên trong gia đình không có thỏa thuận về sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nên việc Tòa áp dụng quy định về tài sản chung theo phần để giải quyết là hợp lý Theo đó, việc Tòa quyết định phần quyền sử dụng, sở hữu của bà Dung để chuyển nhượng cho vợ chồng ông Học nếu đúng quy định của pháp luật là có hiệu lực. Phần quyền sử dụng, sở hữu của các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy là vô hiệu.
Việc tòa án theo hướng hợp đồng vô hiệu một phần mang tính linh hoạt, nhằm đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp tối đa của các chủ thể trong giao dịch ở đây là bà Dung và vợ chồng ông Học.
Vì nếu theo nguyên tắc và quy định chung thì giao dịch dân sự vô hiệu có thể bị hủy hoàn toàn, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận từ nhau theo khoản 2 Điều 131 BLDS 2015 Tuy nhiên trong trường hợp này, phần đất đó là sở hữu chung thì nên áp dụng sở hữu chung theo phần để giải quyết, phần sở hữu nào của bà Dung thì bà vẫn có quyền chuyển nhượng theo ý chí của bà, phần nào không phải của bà Dung thì sẽ bị vô hiệu và xử lý theo pháp luật.
Thay đổi về hậu quả của hợp đồng vô hiệu giữa BLDS 2005 và BLDS 2015
1 Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2 Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Điều 131
1 Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2 Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3 Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4 Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5 Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
⇒ Phải tịch thu hoa lợi, lợi tức dù có ngay tình hay không, từ đó dẫn đến việc không có lợi/ chịu thiệt hơn cho bên ngay tình khi tạo ra hoa lợi, lợi tức trong quá trình thực hiện giao dịch dân sự
⇒ Không phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức của bên ngay tình
⇒ Không có quy định về giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan tới quyền nhân thân
⇒ Giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân theo quy định của bộ luật này và luật khác liên quan, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích toàn diện của những người tham gia giao dịch dân sự.
Trong Quyết định số 319, lỗi của các bên được Tòa giám đốc thẩm xác định như thế nào?
Trong Quyết định số 319, lỗi của các bên được Tòa giám đốc thẩm xác định như sau:
“Hội đồng giám đốc thẩm Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao nhận định:
Diện tích 953m2 đất mà vợ chồng ông Lộc chuyển nhượng cho ông Vinh ngày 09-9-2005 là đất trồng lúa Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nêu trên không được chính quyền địa phương cho phép chuyển nhượng Hơn nữa, ông A mới trả cho ông
B được 45.000.000đ bằng 45% giá trị thửa đất mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng Do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông B với ông A bị vô hiệu.Trong trường hợp này ông A mới được trả được 45.000.000 đồng trên tổng giá trị thửa đất 100.000.000 đồng tức là mới trả 45% giá trị thửa đất, cả hai bên cùng có lỗi thì khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu ông A chỉ được bồi thường thiệt hại là 1/2 chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm lại buộc vợ chồng ông B bồi thường thiệt hại 1/2 giá trị của toàn bộ thửa đất theo giá thị trường là không đúng.”
Như vậy, Tòa giám đốc thẩm đã xác định cả hai bên cùng có lỗi Nguyên đơn là ông Vinh có lỗi trong việc không thực hiện nghĩa vụ trả tiền thanh toán đợt 2 theo thỏa thuận của các bên Còn bị đơn vợ chồng ông Lộc, bà Lan cũng có lỗi trong việc không giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Vinh.
Quyết định số 319, Tòa dân sự cho biết ông Vinh sẽ được bồi thường như thế nào?
→ Trong Quyết định 319, tại đoạn 2 phần Xét thấy, Tòa dân sự có cho biết phần ông Vinh được bồi thường như sau: “Trong trường hợp này ông Vinh mới trả được 45.000.000 đồng trên tổng giá trị thừa đất 100.000.000 đồng tức là mới trả 45% giá trị thừa đất, cả hai bên cùng có lỗi thì khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là 1/2 chênh lệch giá của 45% giá trị thừa đất theo giá thị trường…”
Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự
→ Hướng giải quyết của Tòa dân sự có điểm thuyết phục nhưng chưa toàn diện và chưa trình bày rõ căn cứ pháp lý khi giải quyết về hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu và giải quyết thiệt hại cần bồi thường
- Căn cứ theo khoản 2 điều 129 BLDS 2015, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong trường hợp này không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công chứng hoặc chứng thực, và không được chính quyền địa phương cho phép chuyển nhượng, nên HĐ vô hiệu vì vi phạm về hình thức, vừa vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được.
Khi xác định giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức và cả 2 bên chưa thực hiện được ⅔ nghĩa vụ nên vẫn tuyên HĐ vô hiệu, và hậu quả pháp lý của HĐ vô hiệu căn cứ theo điều
131 BLDS, cả 2 bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường Trong bản án và chứng cứ, chưa có đủ chứng cứ chứng minh ông Vinh có thiệt hại do ông Lộc gây ra để ông Lộc phải bồi thường cho ông Vinh, nên việc bồi thường thiệt hại cho ông Vinh là chưa đủ căn cứ xác định Nên Tòa án giải quyết theo hướng ông Lộc, bà Lan hoàn trả lại cho ông Vinh 45 triệu là có căn cứ theo khoản 2 điều 131, nhưng chưa đủ căn cứ chứng minh thiệt hại nên việc áp dụng khoản 4 điều 131 để quyết định ông Vinh được bồi thường là chưa thuyết phục.
Khi xác định HĐ vô hiệu theo điều 408 BLDS 2015, ông Lộc và bà Lan là người sử dụng đất, buộc phải biết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không được phép chuyển nhượng Nên ở đây, có yếu tố lỗi của ông Lộc, bà Lan Từ đó, áp dụng khoản 2 điều 408, yêu cầu ông Lộc, bà Lan bồi thường thiệt hại cho ông Vinh nếu chứng minh được ông Vinh không biết hoặc không phải biết về việc HĐ có đối tượng không thể thực hiện được
- Việc xỏc định mức bồi thường thiệt hại là ẵ chờnh lệch giỏ của 45% giá trị thửa đất theo thị trường chưa được trình bày căn cứ Vì BLDS không quy định cụ thể, nên cần dựa trên tinh thần của Nghị quyết 02/2004 NQ-HĐTP, trong trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có thỏa thuận khác về việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại quy định tại Bộ luật Dân sự để bảo đảm thực hiện hợp đồng thì thiệt hại còn bao gồm khoản tiền chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất do các bên thỏa thuận với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác Từ đó, mới có thể xác định mức bồi thường là ẵ chờnh lệch giỏ của 45% giỏ trị thửa đất theo thị trường.
Với các thông tin trong Quyết định số 319, ông Vinh sẽ được bồi thường khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?
→ Với các thông tin trong quyết định số 319, ông Vinh sẽ được bồi thường khoản tiền cụ thể là: ẵ chờnh lệch giỏ của 45% giỏ trị thừa đất theo thị trường Ta có:
- Giá trong hợp đồng: 100.000.000 đồng (tổng giá trị thửa đất)
- Số tiền mà ông Vinh đã trả: 45.000.000 đồng (45% giá trị thửa đất)
- Biên bản định giá thửa đất lúc bấy giờ của 953m2 có giá 333.550.000 đồng
⇒ Vậy, ụng Vinh được bồi thường thiệt hại: 233.550.000 x ẵ x45% = 52.548.750 đồng
Vấn đề 3: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thời hạn
Thư bảo lãnh của Ngân hàng có thời hạn như thế nào?
→ Thư bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước ngày 14/4/2016 và thư tu chỉnh bảo lãnh ngày 4/5/2016 gia hạn hiệu lực của thư bảo lãnh đến 17 giờ 00 phút ngày 9/5/2016.
Theo Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 về thời hạn bảo lãnh:
“Điều 19 Thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh, thỏa thuận cấp bảo lãnh
1 Thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh được xác định từ ngày phát hành cam kết bảo lãnh hoặc sau ngày phát hành cam kết bảo lãnh theo thỏa thuận của các bên liên quan cho đến thời điểm hết hiệu lực của nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại Điều 23 của Thông tư này.
2 Thời hạn hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh do các bên thỏa thuận nhưng tối thiểu phải bằng thời hạn có hiệu lực của cam kết bảo lãnh.
3 Trường hợp ngày hết hiệu lực của cam kết bảo lãnh, thỏa thuận cấp bảo lãnh trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết thì ngày hết hiệu lực được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.
4 Việc gia hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh do các bên thỏa thuận phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh.”
Nghĩa vụ của Cty Cửu Long đối với Cty KNV có phát sinh
→ Nghĩa vụ của Cty Cửu Long đối với Cty KNV có phát sinh trong thời hạn bảo lãnh của Ngân hàng
Theo thỏa thuận giữa các bên thì Công ty Cửu Long có nghĩa vụ phải giao hàng cho Công ty KNV thời gian chậm nhất là 20 ngày làm việc kể từ ngày Công ty Cửu Long nhận tiền ký quỹ tạm ứng của Công ty KNV Ngày 15/04/2016 Công ty KNV đã chuyển tiền vào tài khoản của Công ty Cửu Long như vậy thời điểm giao hàng chậm nhất ngày 09/5/2016 Về Thư bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước ngày 14/04/2016 của ngân hàng thì vào ngày 04/5/2016 ngân hàng đã có Thư tu chỉnh bảo lãnh và gia hạn hiệu lực của Thư bảo lãnh đến 17h00 ngày 09/5/2016.
Theo Tòa án nhân dân tối cao, khi người có quyền (Cty KNV) khởi kiện Ngân hàng trả nợ thay sau khi thời hạn bảo lãnh kết thúc thì Ngân hàng có còn trách nhiệm của người bảo lãnh không? Đoạn nào của Quyết định có câu trả lời?
→ Theo Tòa án nhân dân tối cao, khi người có quyền khởi kiện Ngân hàng trả nợ thay sau khi thời hạn bảo lãnh kết thúc thì Ngân hàng vẫn còn trách nhiệm của người bảo lãnh Đoạn cho câu trả lời: “Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm buộc Ngân hàng Việt Á phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả choCông ty TNHH K.N.V số tiền tạm ứng còn thiếu 1.510.000.000 đồng là có căn cứ Quyết định Giám đốc thẩm của Ủy ban Tòa Án nhân dân cấp cao tại Hà Nội chấp nhận ý kiến Ngân Hàng Việt Á cho rằng Công ty K.N.V nộp bản gốc Thư bảo lãnh khi đã hết thời hạn hiệu lực nên Ngân hàng Việt Á có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là không đúng với bản chất của vụ án”.
Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao
án nhân dân tối cao.
→ Hướng giải quyết của Tòa thuyết phục, nhưng chưa toàn diện và triệt để
- Về thời gian chậm giao hàng của công ty Cửu Long Trong HĐ quy định thời gian bên B bắt đầu giao hàng chậm nhất cho bên A là 20 ngày làm việc kể từ ngày bên B nhận tiền ký quỹ tạm ứng của bên A Vậy, theo ngày làm việc, thời hạn giao hàng chậm nhất của bên B là công ty Cửu Long là 17h00 ngày 9/5/2016 Công ty KNV cần có chứng cứ chứng minh đến 17h00 mà công ty Cửu Long không giao hàng thì khi đó mới phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng Việt Á Nếu công ty KNV yêu cầu ngân hàng Việt Á thanh toán bảo lãnh/hoàn trả tiền tạm ứng trước 17h00 ngày 09/5/2016 là không đúng với quy định của pháp luật (do chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ nên công ty KNV không có quyền yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh) Nên Tòa án cần xác định thời gian cụ thể để ra quyết định rõ ràng
- Về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng Việt Á: Tòa án chưa có nhận định dựa trên căn cứ pháp lý của BLDS
2005 về việc quy định trách nhiệm bảo lãnh của ngân hàng Việt Á.Ngân hàng Việt Á bảo lãnh cho công ty Cửu Long, tức là khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà công ty Cửu Long không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì ngân hàng Việt Á phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh Nên việc quy định thời hạn bảo lãnh đúng pháp luật về mặt hình thức nhưng chưa phù hợp về nội dung, cụ thể là thời hạn/ hiệu lực bảo lãnh Hiệu lực bảo lãnh đến 17h0 ngày 09/5/2016, mà thời hạn cuối cùng thực hiện nghĩa vụ của công ty Cửu Long cũng là 17h00 ngày 09/5/2016, nên nếu ngân hàng quy định hiệu lực bảo lãnh như vậy sẽ nhằm trốn tránh nghĩa vụ bảo lãnh và không đảm bảo quyền lợi cho bên nhận bảo lãnh là công ty KNV Vì vậy,cần xác định bảo lãnh chỉ chấm dứt khi nghĩa vụ bảo lãnh được thực hiện xong để đảm bảo quyền lợi cho các bên trong quan hệ bảo lãnh và ngăn chặn lý do không có căn cứ của bên bảo lãnh nhằm tránh nghĩa vụ bảo lãnh.
Vấn đề 4: Giảm mức bồi thường do hoàn cảnh kinh tế khó khăn
Từng điều kiện được quy định trong BLDS để giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế
→ Căn cứ vào khoản 2 Điều 585 BLDS năm 2015, “Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.” Như vậy, để được giảm mức bồi thường cần có
- Thứ nhất, gây thiệt hại với lỗi vô ý hoặc không có lỗi Lỗi là yếu tố quyết định đầu tiên trong việc xem xét để giảm mức bồi thường Dưới góc độ lý thuyết thì các hành vi vi phạm pháp luật do lỗi cố ý là thể hiện sự “chống đối” xã hội cao hơn các hành vi vô ý, do đó nguyên tắc này không đặt vấn đề giảm mức bồi thường trong trường hợp người gây thiệt hại do lỗi cố ý.
- Thứ hai, thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người gây ra thiệt hại Theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP: “Thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người chịu trách nhiệm bồi thường là trường hợp có căn cứ chứng minh rằng nếu Tòa án tuyên buộc bồi thường toàn bộ thiệt hại thì không có điều kiện thi hành án Ví dụ: Một người vô ý làm cháy nhà người khác gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng Người gây thiệt hại có tổng tài sản là 100.000.000 đồng, thu nhập trung bình hàng tháng là
2.000.000 đồng Mức thiệt hại này là quá lớn so với khả năng kinh tế của người gây thiệt hại.”
→ Ngoài ra nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP đã có hướng dẫn cụ thể tại Phần I Mục 2.c về các điều kiện để được giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế Theo như hướng dẫn của Nghị quyết 03, các điều kiện để giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế, gồm có:
- Thứ nhất, thiệt hại xảy ra là quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt;
- Thứ hai, thiệt hại xảy ra là quá lớn so với khả năng kinh tế về lâu dài.
Trong tình huống nêu trên, việc Tòa án áp dụng các quy định về giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng
có thuyết phục không? Vì sao?
→ Việc Tòa án áp dụng về giảm mức bồi thường do vượt quá khả năng của anh Nam là chưa hợp lý.
Thứ nhất, anh Nam là người chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã và thực hiện nhiệm vụ được giao, gây ra thiệt hại cho bà Chính vậy nên trong trường hợp này cần áp dụng Điều 598 BLDS 2015 về bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra thì nhà nước hoặc Ủy ban nhân dân (khoản 1 Điều 14 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước) phải có trách nhiệm trong trường hợp này dù cho anh Nam có đủ khả năng bồi thường hay không do anh đang thực hiện nhiệm vụ được giao bởi UBND Trong tình huống này cho rằng khả năng anh Nam bồi thường là không thể vì vượt quá khả năng kinh tế của mình vậy nên việc một cơ quan, tổ chức đại diện bồi thường toàn bộ cho người bị thiệt hại (bà Chính) là hợp lý để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại bởi vì thiệt hại gây ra phải được bồi thường toàn bộ, kịp thời (khoản 1 Điều 585 BLDS 2015) do đó nếu Tòa án giảm mức bồi thường thiệt hại vì hoàn cảnh của anh Nam thì chưa xử lý triệt để cũng như chưa bảo vệ quyền lợi cho người bị hại.
Thứ hai, nếu thiệt hại gây ra quá lớn với anh Nam thì khi nhà nước, pháp nhân đại diện bồi thường cho anh Nam thì anh vẫn có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền mà nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền (khoản 1 Điều 56 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước) tuy nhiên cần xét theo nhiều góc độ và trường hợp cũng như mức độ lỗi của người gây ra thiệt hại chứ không đồng nghĩa anh Nam phải hoàn trả toàn bộ số tiền Nhà nước đã bồi thường, cần căn cứ theo khoản
1 Điều 57 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở ba góc độ: Mức độ lỗi của người thi hành công vụ, mức độ thiệt hại đã gây ra, điều kiện kinh tế của người thi hành công vụ Ở tình huống này anh Nam gây ra thiệt hại trong trạng thái vô ý và thiệt hại thực tế đã quá lớn so với khả năng kinh tế vậy nên anh Nam hoàn toàn có thể được Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét, giảm mức hoàn trả cho ngân sách nhà nước là hoàn toàn hợp lý.
Do đó, theo quan điểm của nhóm thì việc Tòa án giảm mức bồi thường cho anh Nam là chưa hợp lý, Toà cần xem xét kỹ tình huống đang xảy ra và phải xác định rõ chủ thể nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Chính để áp dụng hợp lý quy định về giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế, từ đó đảm bảo được lợi ích của người bị hại hơn.
Vấn đề 5: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án đã vận dụng chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra?
→ Tại đoạn 3 phần Xét thấy của Quyết định cho thấy Tòa án đã vận dụng quy định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
“Như vậy, nguyên nhân cháu Lợi bị chết là do đường dây điện hạ thế (sau công tơ tổng) bị hở mạch điện Trong trường hợp này, nếu anh Công khởi kiện không đúng đối tượng thì Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm phải hướng dẫn cho anh Công khởi kiện đúng đối tượng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm nhận định anh Công khởi kiện không đúng đối tượng để bác yêu cầu khởi kiện của anh Công là không đúng, gây thiệt hại đến quyền lợi của gia đình anh Công Khi giải quyết vụ án, Tòa án các cấp cần xác định rõ đường dây điện đó do ai quản lý, sử dụng; từ đó căn cứ vào Điều 623 Bộ luật dân sự và Nghị định số45/2001/NĐ-CP ngày 02-08-2001 của Chính phủ quy định về hoạt động điện lực và sử dụng điện để giải quyết ”
Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định đây là bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
→ Nhóm đồng tình với suy luận của Tòa án Theo khoản 1 điều 623 của BLDS 2005 thì hệ thống tải điện được coi là nguồn nguy hiểm cao độ Trong Quyết định, Tòa án xác định là có thiệt hại xảy ra cho cháu Hữu, đó là việc cháu Nguyễn Hữu Lợi bị điện giật chết. Tòa án xác định được cháu Lợi chết là do đường dây hạ thế chạy ngang qua nhà ông Dũng (nhà bỏ trống) bị hở mạch điện dẫn điện qua mái tole, do va chạm nên tạo ra hai mối đứt vỏ nhựa, lộ dây nhôm phía trong; cháu Lợi đi ngang qua chạm vào và bị điện giật chết tại chỗ Thiệt hại này xảy ra nguyên nhân từ chính nguồn nguy hiểm cao độ, chứ không xuất phát từ hành vi lắp đặt điện mà là do tác động của nhiều yếu tố khách quan từ bên ngoài, có thể là do thời tiết, thời gian lâu ngày, dẫn đến hiện tượng dây điện bị hư hại, gây ra tình trạng rò rỉ Đồng thời, ta có thể thấy được mối quan hệ nhân quả rõ ràng giữa thiệt hại và nguồn nguy hiểm cao độ: Tòa án xác định nguyên nhân cháu Lợi bị chết là do đường dây điện hạ thế bị hở mạch Hay nói cách khác, chính nguồn nguy hiểm cao độ (đường dây điện hạ thế) là nguyên nhân dẫn đến cái chết của cháu Lợi Như vậy, thiệt hại về tính mạng của cháu Lợi là do nguồn nguy hiểm cao độ, cụ thể là đường dây tải điện.
Từ phân tích trên, ta thấy suy luận của Tòa án xác định đây là bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là hợp lý.
Tòa dân sự có cho biết ai là chủ sở hữu đường dây điện hạ thế gây thiệt hại không?
hạ thế gây thiệt hại không?
→ Trong Quyết định số 30/2010/DS-GĐT ngày 22/01/2010 cho thấy Toà dân sự không cho biết ai là chủ sở hữu đường dây điện hạ thế. Tuy nhiên, Toà án có dẫn trong phần xét thấy khi giải quyết vụ án:
“Toà án các cấp cần xác định rõ đường dây điện đó do ai quản lý, sử dụng.” và giao lại cho Tòa án nhân dân huyện Cái Bè, tỉnh Tiền
Giang xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.
Theo anh/chị, ai là chủ sở hữu đường dây hạ thế gây thiệt hại?
→ Theo quan điểm của nhóm, chủ sở hữu đường dây điện hạ thế gây thiệt hại là Chi nhánh điện Cái Bè (Công ty Điện lực 2) dù đã làm hợp đồng bán điện cho Tổ điện 4 (do ông Ri làm Tổ trưởng tổ điện) nhưng việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn thuộc về trách nhiệm của công ty cung cấp điện Do đó, việc đảm bảo dây điện honên đây là chủ sở hữu đường dây điện hạ thế gây thiệt hại Hơn nữa, trong bản án, Chánh án Tòa án nhân dân cũng khẳng định chủ sở hữu đường dây điện hạ thế gây thiệt hại là Công ty điện lực 2, được nêu ở phần Nhận thấy: “ lẽ ra phải làm rõ trách nhiệm của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là Công ty điện lực
2 [ ] trong việc để rò rỉ nguồn điện làm chết cháu Lợi, để có cơ sở giải quyết bồi thường thiệt hại cho anh Công do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”.
Theo Tòa dân sự, chủ thể nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân?
→ Theo Tòa dân sự, chủ thể sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân là chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là Tổ điện 4 do anh Trần Văn Ri và anh Nguyễn Văn Sua quản lý, bởi 2 anh đã có ký kết hợp đồng mua điện với bên Công ty điện lực
2 do ông Nguyễn Văn Bạch đại diện Mà trong hợp đồng mua bán trên có quy định rõ bên mua điện có nghĩa vụ phải sử dụng điện an toàn, chịu trách nhiệm quản lý từ đầu dây ra của công tơ vào nhà.Ngoài ra, Tòa án còn đề cập đến Điều 623 BLDS năm 2005 về việc
Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tại khoản 2 có quy định: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác”
Tuy nhiên, do Toà án sơ thẩm và phúc thẩm không xác định cụ thể trách nhiệm của các bên, dẫn đến việc chưa đưa ra cơ sở hợp lý để bồi thường thiệt hại cho anh Công mà lại bác đơn khởi kiện của anh, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của anh.
Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao liên quan đến xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân
sự Tòa án nhân dân tối cao liên quan đến xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân.
→ Theo quan điểm của nhóm, hướng xử lý của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao liên quan đến xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân là hoàn toàn hợp lý Tòa án đã nhận định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 2 Điều 623 BLDS năm 2005 (khoản 2 Điều 601 BLDS năm 2015): “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” trừ các trường hợp xảy ra tại điểm a, b khoản 3 Điều 623 BLDS năm 2005 (Điều 601 BLDS năm 2015) Mà trong hợp đồng kí kết của Chi nhánh điện Cái Bè với tổ điện xã Tân Hưng thì có quy định nội dung bên bán điện có nghĩa vụ đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho bên mua điện và bên mua điện có nghĩa vụ sử dụng điện an toàn, chịu trách nhiệm quản lý từ đầu dây ra của công tơ vào nhà Do đó, theo cam kết của hợp đồng bên mua đương nhiên trở thành chủ thể được chủ sở hữu giao quyền chiếm hữu, sử dụng đường dây điện hạ thế gây thiệt hại trên phải đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho phía gia đình nạn nhân vì trong trường hợp này, bên bị thiệt hại không có lỗi nên phải được bồi thường
Tòa án cũng cho thấy cần phải làm rõ trách nhiệm của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là Công ty điện lực 2 và trách nhiệm của bên quản lý, sử dụng đường dây điện nêu trên là Tổ điện 4 do ông Trần Văn Ri làm Tổ trưởng Tổ điện trong việc để rò rỉ nguồn điện làm chết cháu Lợi Ngoài ra, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao còn chỉ ra rằng, nếu anh Công khởi kiện không đúng đối tượng thì Tòa án các cấp cần phải hướng dẫn cho anh Công khởi kiện đúng đối tượng, tránh gây thiệt hại đến quyền lợi và nghĩa vụ của gia đình anh Công
Như vậy, hướng xử lý của Tòa án đã bảo vệ toàn vẹn quyền lợi của bên bị thiệt hại, chỉ ra được những điểm bất cập trong quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đồng thời làm rõ trách nhiệm của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ
VI Vấn đề 6: Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra
*Tóm tắt bản án 02/2015/HSST
Ai: Ngô Thanh Kiều - Lê Đức Hoàn, Nguyễn Thân Thảo
Thành, Nguyễn Minh Quyền, Phạm Ngọc Mẫn, Nguyễn Tấn Quang, Đỗ Như Huy
Cái gì: BTTH do tính mạng bị xâm phạm và do người thi hành công vụ gây ra
Tại sao: Ngô Thanh Kiều đã cùng đồng bọn thực hiện hành vi trộm cắp tài sản và bị bắt giữ nhưng Kiều không nhận tội. Vào ngày 13/5/2012 tại phòng làm việc của cơ quan điều tra thành phố Tuy Hòa, Nguyễn Minh Quyền, Phạm Ngọc Mẫn, Nguyễn Tấn Quang, Đỗ Như Huy, Nguyễn Thân Thảo Thành là các trinh sát viên được phân công tiến hành điều tra, canh giữ Kiều đã có hành vi còng tay, dùng dùi cao su đánh nhiều cái vào người và dẫn đến tử vong cho Kiều
CSPL: Điều 610, 620 BLDS 2005 (Điều 591, 598 BLDS 2015)
Phán quyết: Tòa án đã tuyên phạt tù đối với năm bị cáo và cấm các bị cáo Hoàn và uy đảm nhiệm chức vụ trong 3 năm, Tòa án đã áp dụng điều 610, 620 BLDS 2005 buộc công an thành phố Tuy Hòa phải bồi thường bù đắp về mặt tinh thần và tiền mai táng phí theo tình hình chung tại địa phương, cấp dưỡng cho hai con của của Kiều là Ngô Thị Thanh Thảo vàNgô Thị Kim Oanh.
Những khác biệt cơ bản về thiệt hại được bồi thường khi một cá nhân chết theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và BLDS
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
CSPL Điều 25, Điều 26 và Điều 27 Điều 590, Điều 591, Điều 593
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại hoặc cơ quan khác theo quy định của Luật này (khoản 4 Điều 3).
Người chịu trách nhiệm là người gây ra thiệt hại (Điều
584 BLDS 2015) hoặc có thể là người thứ ba như cha, mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại hoặc là pháp nhân, người dạy nghề khi người của pháp nhân, người học nghề, người làm công gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc được giao phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Hành vi làm phát sinh trách nhiệm
Hành vi của người thi hành công vụ trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Là hành vi của bất kỳ ai (Điều
- Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người bị
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều
- Chi phí hợp lý cho việc mai thiệt hại trước khi chết.
- Chi phí bồi thường sức khỏe cho người bị thiệt hại trước khi chết được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án.
- Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh trước khi chết được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại.
- Chi phí cho việc mai táng người bị thiệt hại chết được xác định theo mức trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Và bồi thường thiệt hại về tinh thần cho táng.
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Thiệt hại khác do luật quy định
- Và bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại. gia đình nạn nhân
Xác định theo mức trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Chi phí hợp lý cho việc mai táng.
Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
- Một tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Không nói rõ số tiền cụ thể.
Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần cho gia đình người bị thiệt hại về tính mạng
- Trường hợp người bị thiệt hại chết thì không áp dụng bồi thường thiệt hại về tinh thần quy định tại khoản 1, 2, 3 và
- Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Hoàn cảnh như trong vụ việc trên có được Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước điều chỉnh không? Vì sao?
→ Hoàn cảnh như trong vụ việc trên có được Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước điều chỉnh vì căn cứ theo Điều 598 BLDS 2015 “Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.” Trong vụ việc này,
5 bị cáo gồm Nguyễn Minh Quyền, Phạm Ngọc Mẫn, Nguyễn Tấn Quang, Đỗ Như Huy, Nguyễn Thân Thảo Thành là người thi hành công vụ đang trong quá trình tiến hành nhiệm vụ được giao là bắt giữ Kiều, việc bắt giữ là có căn cứ pháp luật, Kiều có thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần và dẫn đến tử vong do người thi hành công vụ gây ra.
Theo đó, để xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường phải thỏa mãn 3 điều kiện được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 7 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
Thứ nhất , Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều này: Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Luật TNBT của
Nhà nước 2017 quy định về căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường phải có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này Theo đó, tại khoản
5 Điều 3 Luật TNBT của Nhà nước 2017 thì văn bản yêu cầu bồi thường là văn bản đã có hiệu lực pháp luật do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, trong đó xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ Đối với tình huống trên, căn cứ để xác định hành vi trái pháp luật là Bản cáo trạng số 49/VKSTC-VIA ngày 21/11/2014 của Viện Kiểm Sát nhân dân tối cao.
Thứ hai , Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật này: Ở đây, thiệt hại xảy ra là thiệt hại về tính mạng của Kiều Theo đó, thiệt hại về tính mạng trên là do người thi hành công vụ gây ra, cụ thể Quyền, Mẫn, Huy, Quang, Thành đã có hành vi dùng dùi cui cao su đánh Kiều tử vong Do đó, căn cứ theo khoản 4 và khoản 5 Điều 25 Luật TNBT của Nhà nước 2017, thì thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại là khoản tiền cấp dưỡng và chi phí mai táng.
Thứ ba , Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại: Vì hành vi “Dùng nhục hình” của anh Quyền, Mẫn, Huy, Quang, Thành đã khiến cho anh Kiều bị chấn thương sọ não và tử vong
Từ các căn cứ trên, hoàn cảnh như trong vụ việc trên sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định tại Điều 1 của Luật này.