Tuy nhiín, trong phầnxĩt thấy, Tòa ân đê đề cập đến việc câc bín có nghĩa vụ tìm hiểu kỹ căng về lô đấtchuyển nhượng: “Tuy nhiín diện tích đất mă vợ chồng ông Thănh bân cho vợ chồng ông
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
MÔN HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ GIẢNG VIÊN: THẦY ĐẶNG THÁI BÌNH
DANH SÁCH NHÓM 2
Trang 2Vấn đề 1: Thông tin trong giao kết hợp đồng
Tóm tắt Bản án số 18A/2016/DSST ngày 15/6/2016 của Tòa án nhân dân TP Tuy Hoà tỉnh Phú Yên.
Chủ thể: Nguyên đơn là vợ chồng ông Hà Văn Linh và bà Lê Thị Mỹ Lộc, bị đơn là vợ chồng ông Đỗ Kim Thành và bà Trần Thị Ngọc Dinh
Đây là tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có đặt cọc
Lý do tranh chấp: Vợ chồng ông Linh, bà Lộc đặt cọc mua lô đất của ông Thành với số tiền 50.000.000 đồng Trước đó, ông Thành nói vợ chồng ông Linh,
bà Lộc lô đất này là đất thổ cư, cất nhà ở được Tuy nhiên, sau khi đặt cọc, ông Linh, bà Lộc biết được lô đất này không hợp pháp, đã bị Uỷ ban nhân dân thu hồi, không thể mua bán và cất nhà ở Do đó, vợ chồng bà đã yêu cầu hủy việc mua bán
và yêu cầu ông Thành trả lại tiền cọc nhưng vợ chồng ông Thành không trả
Tòa án quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của vợ chồng ông Linh, bà Lộc và buộc vợ chồng ông Thành, bà Dinh trả cho vợ chồng ông Linh, bà Lộc 50.000.000 đồng về khoản tiền đặt cọc
Câu 1: Theo Toà án, bên bán có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho bên mua về lô đất chuyển nhượng không?
Trong bản án số 18A, Tòa án không đề cập cụ thể đến việc bên bán có nghĩa
vụ cung cấp thông tin cho bên mua về lô đất chuyển nhượng Tuy nhiên, trong phần xét thấy, Tòa án đã đề cập đến việc các bên có nghĩa vụ tìm hiểu kỹ càng về lô đất chuyển nhượng:
“Tuy nhiên diện tích đất mà vợ chồng ông Thành bán cho vợ chồng ông Linh là đất vườn theo Nghị định 64 của Chính phủ và đã có thông báo thu hồi đất và vợ chồng ông Thành là người cho rằng là chủ sở hữu nói trên buộc phải biết và đương nhiên biết nhưng khi giao kết hợp đồng đặt cọc vợ chồng ông Thành không cung cấp rõ thông tin về lô đất”
Câu 2: Đối với hoàn cảnh như trong vụ án, BLDS 2015 có buộc bên bán phải cung cấp thông tin về lô đất chuyển nhượng không? Vì sao?
Đối với hoàn cảnh trong vụ án, BLDS 2015 buộc bên bán phải cung cấp thông tin về lô đất chuyển nhượng và quy định khi một bên trong giao dịch có thông tin xấu làm ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên còn lại thì phải thông báo nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường (cụ thể tại Điều 387 BLDS 2015) Bên cạnh đó, BLDS 2015 còn quy định về việc bên bán
Trang 3phải có nghĩa vụ cung cấp thông tin về tài sản cho bên mua, nếu bên bán không thực hiện làm cho bên mua không đạt được mục đích thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường (Điều 443 BLDS 2015) Mặc dù nguyên tắc nghĩa vụ tự tìm kiếm thông tin tồn tại nhưng không loại trừ khả năng một bên có ý định giấu diếm, lừa dối, gây nhầm lẫn trong giao dịch dân sự Vì vậy, BLDS 2015 đưa ra quy định tại khoản 3 Điều 3 về áp dụng nguyên tắc thiện chí, trung thực Ở đây muốn nói đến trong khi giao kết hợp đồng thì các bên không được có sự gian dối, giấu diếm, đặc biệt là việc cung cấp thông tin phải đúng sự thật Mọi sự giấu diếm hay lừa dối, bóp méo sự thật để cho bên kia tin và đồng ý ký kết hợp đồng nhằm thu lợi cho mình giữa các bên trong giao dịch dân sự đều được coi là không trung thực khi giao kết hợp đồng (1) (1 Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam - TS
Lê Trường Sơn, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr.77)
Câu 3: Việc Toà án đã theo hướng giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn có thuyết phục không? Vì sao?
Theo nhóm, việc Tòa án đã theo hướng giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn không thuyết phục Vì gây nhầm lẫn ở đây có thể hiểu rằng việc các bên trong giao dịch hình dung sai về nội dung của giao dịch mà tham gia vào giao dịch gây thiệt hại cho mình hoặc bên kia, sự nhầm lẫn xuất phát từ nhận thức các bên hoặc phán đoán sai lầm về đối tượng của sự việc, sự nhầm lẫn phải được thể hiện rõ ràng mà căn cứ vào nội dung của giao dịch phải xác định được BLDS 2015 đã quy định cụ thể trường hợp các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được thì giao dịch dân sự không vô hiệu (khoản 2 Điều 126 BLDS 2015), tức là phải xem xét xem người bị nhầm lẫn có
“biết hoặc đương nhiên phải biết” về sự nhầm lẫn khi giao kết hợp đồng hay không,
mà trong bản án trên có đề cập: “Ông Linh đã nhờ bạn bè, anh em tìm hiểu một thời gian khoảng nửa tháng rồi mới quay lại gặp tôi và đồng ý mua đất” Trong trường hợp này, bên bị nhầm lẫn (ông Linh) mặc dù không biết nhưng lại có điều kiện, hoàn cảnh buộc ông phải biết về khả năng bị nhầm lẫn nhưng lại không có biện pháp, hành vi khắc phục ngay (vợ chồng ông Linh đã không xác thực rõ ràng, chính xác thông tin về việc thu hồi đất cũng như quyền sử dụng đất của lô đất trên) để mục đích giao dịch dân sự vẫn đạt được Vì vậy, dù không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng nhưng bên bị nhầm lẫn (ông Linh) không có quyền yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu
Trang 4Câu 4: Đối với hoàn cảnh như trong vụ án, BLDS 2015 có cho phép xử lý theo hướng giao dịch chuyển nhượng vô hiệu do nhầm lẫn không? Vì sao?
Đối với hoàn cảnh như trong vụ án, BLDS 2015 không cho phép xử lý theo hướng giao dịch chuyển nhượng vô hiệu do nhầm lẫn Theo quy định tại khoản 1 Điều 387 và Điều 127 BLDS 2015, từ những cơ sở trên có thể thấy trong trường hợp này vợ chồng ông Thành buộc phải biết và đương nhiên phải biết toàn bộ diện tích đất mua bán là thuộc đất nông nghiệp cấp theo Nghị định 64 và quyền sử dụng mảnh đất này không thuộc quyền sở hữu của vợ chồng ông Thành nhưng đã cung cấp thông tin sai lệch dẫn đến việc các bên không giao kết được hợp đồng (đây có thể coi là hành vi không trung thực, thiện chí hoặc lừa dối trong giao kết) Vì vậy, không thể xét xử theo hướng giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn mà phải xử lý theo hướng giao dịch chuyển nhượng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép theo quy tại Điều 127 BLDS 2015
Vấn đề 2: Hợp đồng vô hiệu một phần và hậu quả hợp đồng vô hiệu
Câu 1: Khi nào hợp đồng vô hiệu một phần, vô hiệu toàn bộ? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời
Thứ nhất, về hợp đồng vô hiệu từng phần: Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch Cơ sở pháp lý: Điều 130 BLDS 2015
Thứ hai, về hợp đồng vô hiệu toàn bộ: Giao dịch dân sự vi phạm do điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội; do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; do giả tạo; do nhầm lẫn; do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; do người xác lập không nhận thức và làm chủ hành vi của mình Cơ sở pháp lý: Điều 123 đến Điều 129 BLDS 2015
→ Không chia làm 2 trường hợp
Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch Cơ sở pháp lý: Điều 130 BLDS 2015 Ở đây, Điều 130 không liệt kê những trường hợp vô hiệu một phần nên phải dựa vào nội dung hợp đồng
Tóm tắt Quyết định số 22/2020/DS-GĐT ngày 23/04/2020 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
Trang 5Chủ thể: Nguyên đơn là anh Vũ Ngọc Khánh, anh Vũ Ngọc Tuấn, chị Vũ Thị Tường Vy; bị đơn là ông Trần Thiết Học, bà Đào Thị Mỹ, bà Nguyễn Thị Dung
Đây là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Lý do tranh chấp:
Bà Dung có đơn xin đăng ký quyền sử dụng 252,6m2 đất thổ do ông Long mất để lại vợ Thời điểm này, hộ bà Dung có bà và các con là anh Khánh, anh Tuấn, chị Vy Hợp đồng ủy quyền được Ủy ban nhân dân thị trấn chứng thực thể hiện các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy cùng ủy quyền cho bà Dung được làm thủ tục ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nhưng được xác định là không có chữ ký chính chủ của anh, chị Khánh, Tuấn, Vy Nhận thấy tại thời điểm ký kết hợp đồng chuyển nhượng, bà Dung và vợ chồng ông Học biết rõ tài sản chuyển nhượng là tài sản của hộ gia đình, nên việc ký kết hợp đồng không đúng theo pháp luật nhưng vẫn ký kết, làm cho hợp đồng vi phạm cả hình thức và nội dung, dẫn đến hợp đồng vô hiệu Tuy nhiên, do các thành viên trong gia đình không có thỏa thuận về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nên phần quyền sử dụng, quyền sở hữu của bà Dung đã chuyển nhượng cho vợ chồng ông Học nếu đúng quy định của pháp luật thì có hiệu lực
Quyết định của Tòa án: Tòa quyết định chấp nhận kháng nghị Giám đốc thẩm, hủy Quyết định giám đốc thẩm, hủy Bản án dân sự sơ thẩm và giao hồ sơ vụ
án cho Tòa án nhân dân huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước xét xử lại theo thủ tục sở thẩm, đúng quy định của pháp luật → Tờa án tưyên vô hiệư mợt phần
Câu 2: Đoạn nào cho thấy trong Quyết định số 22 đã có việc chuyển nhượng tài sản chung của hộ gia đình mà không có sự đồng ý của tất cả các thành viên của
hộ gia đình?
Đoạn cho thấy trong Quyết định số 22 đã có việc chuyển nhượng tài sản chung hộ gia đình mà không có sự đồng ý của tất cả các thành viên của hộ gia đình là:
“Hợp đồng ủy quyền được Ủy ban nhân dân thị trấn Lộc Ninh chứng thực ngày 27/7/2011 thể hiện các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy cùng ủy quyền cho bà Dung được làm thủ tục ký kết Hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Tổ 2, khu phố Ninh Thành, nhưng các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy không thừa nhận ký vào hợp đồng ủy quyền nêu trên Bà Dung cho rằng chữ ký của bên ủy
Trang 6quyền không phải do các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy ký, ai ký thì bà Dung không biết”
Câu 3: Đoạn nào trong Quyết định số 22 cho thấy Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần?
Đoạn trong Quyết định số 22 cho thấy Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần là:
“Trường hợp này, do các thành viên trong gia đình không có thỏa thuận về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, nên xác định quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của các thành viên trong hộ gia đình theo phần và áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần để giải quyết Theo
đó, phần quyền sử dụng, quyền sở hữu của bà Dung đã chuyển nhượng cho vợ chồng ông Học nếu đúng quy định của pháp luật thì có hiệu lực Còn phần quyền sử dụng, quyền sở hữu của các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy là vô hiệu theo quy định tại Điều 135 Bộ luật dân sự năm 2005”
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần
Theo nhóm, việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển nhượng trên vô hiệu một phần là hợp lý Trong trường hợp này, tài sản tranh chấp là bất động sản và thuộc sở hữu của hộ gia đình nên việc định đoạt tài sản phải có sự đồng
ý của tất cả các thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự của hộ gia đình theo quy định tại Điều 212 BLDS 2015 và mỗi thành viên trong hộ gia đình đều có phần quyền đối với khối tài sản của hộ gia đình Do đó, Hội đồng thẩm phán áp dụng quy định về sở hữu chung để vô hiệu một phần hợp đồng là phù hợp Đồng thời, việc vô hiệu một phần này vừa đảm bảo quyền lợi cho bà Dung vừa không ảnh hưởng đến quyền của các thành viên khác trong hộ gia đình
Câu 5: Thay đổi về hậu quả của hợp đồng vô hiệu giữa BLDS 2005 và BLDS
2015
Thứ nhất, khoản 3 Điều 131 BLDS 2015 đã tách vấn đề hoa lợi, lợi tức là đối tượng của hợp đồng vô hiệu ra khỏi quy định về khôi phục lại tình trạng ban đầu và
có quy định mới là việc trả hoa lợi, lợi tức cần phải có yếu tố “ngay tình" của người nhận tài sản Cụ thể, BLDS 2005 có quy định hoa lợi, lợi tức trước khi giao dịch được xác lập vẫn chưa hình thành nên nếu buộc bên nhận tài sản giao hoa lợi, lợi tức lại cho bên giao tài sản thì bên giao tài sản không phải là nhận được tài sản lúc ban đầu nữa Nghĩa là bên giao tài sản không nhận được tình trạng ban đầu mà bên
Trang 7giao tài sản còn nhận được nhiều hơn tài sản ban đầu BLDS 2015 đã khắc phục được sai sót này nên đã tách phần hoa lợi, lợi tức vào một phần riêng với khôi phục lại tình trạng ban đầu Theo BLDS 2005 thì phần quy định về hoa lợi, lợi tức không thống nhất với Điều 601 BLDS 2005 theo đó tiêu chí để xác định số hoa lợi, lợi tức khi giao dịch dân sự vô hiệu là sự ngay tình của người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật
Thứ hai, BLDS 2015 đã bổ sung thêm khoản 5 Điều 131 với nội dung: “Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do
Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định”
Thứ ba, về vấn đề tịch thu tài sản, BLDS 2015 có sự thay đổi là đã bỏ quy định về tịch thu tài sản, hoa lợi, lợi tức được quy định tại Điều 137 BLDS 2005 Việc sửa đổi này với lý do việc tịch thu tài sản, hoa lợi, lợi tức thuộc quy định của pháp luật hành chính, hình sự mà không phải của BLDS
Tóm tắt Quyết định số 319/2011/DS-GĐT ngày 28/03/2011 của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao.
Chủ thể: Nguyên đơn là ông Trịnh Văn Vinh, bị đơn là ông Đào Văn Lộc, bà Hoàng Thị Lan
Đây là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Lý do tranh chấp: Ngày 9/9/2005, ông Vinh cùng ông Lộc, bà Lan lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng diện tích 953m2 với giá 100.000.000 đồng Hợp đồng nêu trên không được chính quyền địa phương cho phép chuyển nhượng Ông Vinh chỉ mới trả cho vợ chồng ông Lộc 45.000.000 đồng tương ứng với 45% giá trị thửa đất mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng
Quyết định của Tòa án: Toà án nhận định hợp đồng trên vô hiệu do không được chính quyền địa phương cho phép và ông Vinh mới trả cho ông Lộc 45% giá trị thửa đất là 45.000.000 đồng mà hai bên đã thoả thuận Việc Toà án cấp sơ thẩm
và phúc thẩm xác định mức độ lỗi và xác minh thiệt hại sai, dẫn đến việc buộc ông Lộc bồi thường ½ giá trị toàn bộ thửa đất là không đúng Trong trường hợp này, ông Vinh chỉ được bồi thường là ½ chênh lệch giá thị trường của 45% giá trị thửa đất
Xác định:
- Bồi thường mức ½: là vô hiệu do hđ kh được chính quyền địa phương cho phép chuyển nhượng → Do vi phạm điều cấm của luật
Trang 8- Chênh lệch giá thị trường: NĐ 02
- 45% giá trị: Do bên mua đã trả 45/100tr đồng nên khi hđ này vô hiệu 45tr ông V
đã trả cho ông L là phần bị thiệt hại của ông V nên phải đc bồi thường.
Câu 6: Trong Quyết định số 319, lỗi của các bên được Tòa giám đốc thẩm xác định như thế nào?
Trong Quyết định số 319, Toà giám đốc thẩm xác định hai bên cùng có lỗi, tuy nhiên Toà án không cho biết mức độ lỗi của mỗi người là bao nhiêu Tại phần xét thấy của Quyết định có nêu: “Trong trường hợp này ông Vinh mới trả được 45.000.000 đồng trên tổng giá trị thửa đất 100.000.000 đồng tức là mới trả 45% giá trị thửa đất, cả hai bên cùng có lỗi thì khi giải quyết hợp đồng vô hiệu ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là ½ chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo thị trường”
Câu 7: Quyết định số 319, Tòa dân sự cho biết ông Vinh sẽ được bồi thường như thế nào?
Trong Quyết định số 319, Tòa dân sự cho biết ông Vinh sẽ được bồi thường thiệt hại ½ chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường Nội dung này được ghi nhận ở phần xét thấy của Quyết định:
“Trong trường hợp này ông Vinh mới trả được 45.000.000 đồng trên tổng giá trị thửa đất 100.000.000 đồng tức là mới trả 45% giá trị thửa đất, cả hai bên cùng có lỗi
thì khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là ½ chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường,
nhưng Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm lại buộc vợ chồng ông Lộc bồi thường thiệt hại ½ giá trị của toàn bộ thửa đất theo giá thị trường là không đúng.”
Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự.
Theo nhóm, hướng giải quyết trên của Tòa là hợp lý Dựa trên việc hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng ông Lộc, bà Lan và ông Vinh chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng hay chứng thực; ông Vinh cũng không chứng minh được đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán đợt 2 theo đúng thỏa thuận; và tranh chấp là đất trồng lúa không được chính quyền địa phương cho phép chuyển nhượng nên trong trường hợp này, Toà án có căn cứ để tuyên hợp đồng vô hiệu một phần Bên cạnh đó, vì cả hai bên cùng có lỗi, do ông Vinh mới chỉ thanh toán 45% giá trị thửa đất mà hai bên đã thoả thuận nên Toà xác định ông chỉ được bồi thường ½ chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường là phù hợp
Trang 9Câu 9: Với các thông tin trong Quyết định số 319, ông Vinh sẽ được bồi thường khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?
Theo biên bản định giá, thửa đất có giá thị trường là 333.550.000 đồng, mà ông Vinh được bán với giá 100.000.000 đồng nên giá chênh lệch là 233.550.000 đồng Ở đây, ông Vinh mới trả 45.000.000 trên tổng giá trị 100.000.000 đồng tức mới trả 45% và Tòa xác định là ông sẽ được bồi thường ½ chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường Vì vậy, với các thông tin trong Quyết định số
319, ông Vinh sẽ được bồi thường khoản tiền cụ thể là (45% x 233.550.000) / 2 = 52.548.750 đồng
Vấn đề 3: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thời hạn
Ví dụ nghĩa vụ hình thành trong tương lai: Công ty A ký kết HĐ vay với công ty B, trong HĐ có điều khoản: C bảo lãnh tất cả các HĐ của công ty A đối với công ty B đến một thời điểm nhất định.
Tóm tắt Quyết định số 05/2020/KDTM-GĐT ngày 26/02/2020 của HĐTP Tòa
án nhân dân tối cao.
Chủ thể: Nguyên đơn là Công ty TNHH K.N.V; bị đơn là Công ty TNHH sản xuất và thương mại phân bón Cửu Long Việt Nam và Ngân hàng TMCP Việt Á
Đây là tranh chấp về hợp đồng bảo lãnh
Lý do tranh chấp: Công ty K.N.V ký kết hợp đồng thương mại với Công ty Cửu Long với nội dung là công ty KNV đồng ý mua 3.000 tấn phân bón của Công
ty Cửu Long với giá là 5.100.000 VNĐ/tấn Tổng giá trị hợp đồng là 15.300.000.000 đồng và thời gian giao hàng chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày Công
ty Cửu Long nhận tiền ký quỹ Công ty KNV thanh toán tạm ứng cho Công ty Cửu Long 20% tổng giá trị hợp đồng ngay sau khi hai bên ký kết, trường hợp Công ty Cửu Long chậm chậm giao hàng thì phải chịu phạt 5% giá trị hợp đồng và trả lãi tiền ký quỹ cho Công ty KNV theo lãi suất Ngân hàng Nhà nước quy định Ngày 15/4/2016 Công ty KNV đã chuyển 3.600.000.000 đồng vào tài khoản của Công ty Cửu Long Công ty Cửu Long đã không giao hàng theo nội dung hợp đồng và đã trả 1.550.000.000 đồng cho Công ty KNV nên còn lại 1.510.000.000 đồng Do đó Công ty KNV khởi kiện yêu cầu Công ty Cửu Long thành toán số tiền còn lại của lãi suất chậm trả; thanh toán tiền phạt 5% tổng giá trị hợp đồng với số tiền là 765.000.000 đồng và yêu cầu Ngân hàng Việt Á thanh toán số tiền tạm ứng ký quỹ còn thiếu là 1.510.000.000 đồng theo hợp đồng với Công ty Cửu Long
Trang 10Quyết định của Tòa án: Chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 22/2019/KN-KDTM của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, hủy Quyết định giám đốc thẩm số 09/2018/KDTM-GĐT của Tòa án NDTC tại Hà Nội; giữ nguyên Bản
án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 17/2017/KDTM-PT của Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng về vụ án “Tranh chấp hợp đồng bảo lãnh” giữa nguyên đơn là Công ty TNHH KNV với bị đơn là Công ty TNHH sản xuất và thương mại phân bón Cửu Long Việt Nam, Ngân hàng TMCP Việt Á
Câu 1: Thư bảo lãnh của Ngân hàng có thời hạn như thế nào?
Thư bảo lãnh của Ngân hàng có thời hạn từ 14/4/2016 đến 17h00 ngày 09/5/2016
Theo thông tư số 28/2012/TT-NHNN Điều 18 quy định về thời hạn bảo lãnh:
“1 Thời hạn bảo lãnh được xác định từ ngày phát hành bảo lãnh hoặc khi bảo lãnh có hiệu lực theo thỏa thuận của bên bảo lãnh với các bên liên quan cho đến thời điểm hết hiệu lực của bảo lãnh được ghi trong cam kết bảo lãnh Trường hợp cam kết bảo lãnh không ghi cụ thể thời điểm hết hiệu lực của bảo lãnh thì thời điểm hết hiệu lực của bảo lãnh được xác định tại thời điểm nghĩa vụ bảo lãnh hết hiệu lực theo quy định tại Điều 21 của Thông tư này
2 Trường hợp ngày hết hiệu lực bảo lãnh trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết thì ngày hết hiệu lực được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo
3 Việc gia hạn bảo lãnh do các bên thỏa thuận.”
Câu 2: Nghĩa vụ của Công ty Cửu Long đối với Công ty KNV có phát sinh trong thời hạn bảo lãnh của Ngân hàng không?
Nghĩa vụ của Công ty Cửu Long đối với Công ty KNV có phát sinh trong thời hạn bảo lãnh của Ngân hàng vì Công ty KNV và công ty Cửu Long ký kết hợp đồng ngày 15/4/2016, Công ty KNV thanh toán tạm ứng cho Công ty Cửu Long số tiền tương đương 20% tổng giá trị hợp đồng ngay sau khi hai bên ký kết hợp đồng Đối chiếu với hợp đồng thì ngày giao hàng chậm nhất là ngày 09/5/2016 Việc Công ty Cửu Long cho rằng không vi phạm nghĩa vụ giao hàng và thời hạn giao hàng chậm nhất ngày 27/5/2016 là không đúng với thỏa thuận của các bên trong hợp đồng (đoạn 2 phần nhận định của Tòa án) Ngân hàng Việt Á phát hành “Thư bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước” ngày 14/4/2016 sau đó phát hành “Thư tu chỉnh bảo lãnh” ngày 04/5/2016 để tu chỉnh hiệu lực của Thư bảo lãnh chấm dứt hiệu lực vào lúc 17 giờ 00 phút ngày 09/5/2016