1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Thăng Long

78 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH

Dé tai:

PHAT TRIEN HOAT DONG CHO VAY KHDN TAI NGAN HANG CONG THUONG VIET NAM - CHI NHANH TAY THANG LONG

Sinh viên thực tap : Trịnh Thu Huệ

Mã sinh viên : 11162109

Lớp chuyên ngành : Tài chính quốc tế 58 Giảng viên hướng dẫn : TS Đỗ Thị Thu Thủy

Hà Nội, năm 2020

Trang 2

LOI CAM ON

Thời gian thực tập vừa qua như một khởi đầu mới, trải nghiệm mới trong quãng đời sinh viên của em Khi em bắt đầu bước ra khỏi ghế nha trường và trải nghiệm một môi trường mới chuyên nghiệp hơn, yêu cầu thực hành nhiều hơn và rèn luyện nhiều hơn Ban đầu em còn bỡ ngỡ và có nhiều sự tò mò về công việc của các anh chị chuyên viên, có nhiều câu hỏi và cũng có nhiều sai sót, nhưng mỗi khi vấp phải lỗi sai em lại rút ra cho mình kinh nghiệm và ghi nhớ để không mắc phải

nữa Những kinh nghiệm mà em học được từ các anh chị trong chi nhánh em cảm

thấy rất có ích cho tương lai công việc sau này của em Sau 6 tháng thực tập tại

Vietinbank Chi nhánh Tây Thăng Long nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ các anh

chị đã dạy cho em nhiều kiến thức thực tế về công việc, định hướng và kĩ năng làm việc Những điều này em luôn trân trọng và ghi nhớ những kinh nghiệm, mong là trong tương lai em có thé phát huy nhiều hơn dé không phụ lòng anh, chị và thay cô Em xin cảm ơn các anh chị phòng KHDN đã hé trợ em trong thời gian qua, cảm

ơn T.S Đỗ Thị Thu Thủy đã hướng dẫn em hoàn thành bài chuyên đề này, cảm ơn

nhà trường đã tạo điều kiện cho em có khoảng thời gian thực tập bé ích.

Do thiếu kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, chuyên đề tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót Em kính mong nhận được sự nhận xét và chỉ dẫn từ thầy cô dé

bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Em xin trân trọng cảm on!

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIET TAT

DANH MỤC HÌNH ANH, BIEU DO

700 (967100057 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHÁT TRIEN HOAT DONG CHO VAY KHACH HANG DOANH NGHIỆP CUA NGAN HANG THUONG MẠI 14

1.1.Khái quát về hoạt động cho vay KHDN của ngân hàng thương mại 4

1.1.1Khái niệm doanh nghiỆp - - G123 *91 119112 115111 11 vn rey 41.1.2 Các loại hình doanh nghi€p - - 5 5 + 11 ng ri, 41.1.3.Khái niệm cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 5

1.1.4.Đặc điểm cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 6

1.1.5 Vai trò của cho vay khách hàng doanh nghiỆp -««++-«<++ss2 81.1.6.Phân loại cho vay khách hàng doanh nghiỆp ¿55+ + 5< <++<++ 9

1.2 Phát triển hoạt động cho vay KHDN của NHTM -¿ 5¿©2++©c+cc++ 13

1.2.1 4 ái iiÝiẳiẳẮẢÄ4 14

1.2.2 Sự cần thiết phải phát trién hoạt động cho vay KHDN 14

1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển cho vay KHDN - 5+ 15

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp

của ngân hàng thương THậ1 - + + E331 8891188938391 1 911 8111 11 E11 vn rry 17

1.3.1 Nhân tố chủ quan ¿- 2: +¿©2++2+++EE+2EE+EEEEEEESEE2EEEEEEEEEESEkrrrkrrkrsree 17

1.3.2 Nhân tố khách quan ¿2 2 E+EE+2E+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrei 19 CHUONG 2: THUC TRANG PHAT TRIEN HOAT DONG CHO VAY KHDN TAI NGAN HANG VIETINBANK CHI NHANH TAY THANG LONG

Trang 4

2.1.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VE NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG - CN TÂY THĂNG LONG - ¿552 SkÉEEỀEE9EEEE12E1211111111111111111 1111.111111 c1e 22

2.1.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam — Vietinbank 22 2.1.2 Giới thiệu về ngân hàng Vietinbank CN Tây Thăng Long 23 2.2.Thực trạng phát triển cho vay khdn tại Vietinbank VN Tây Thăng Long 36

2.2.1 Mục tiêu và các giải pháp chi nhánh đã thực hiện trong cho vay khách

iu 3001813117787 362.2.2 Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiỆp - «+5 «+<<+ 37

2.2.3 Thực trạng phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank

2.3 Đánh giá chung thực trạng phát triển cho vay khánh hàng doanh nghiệp của

Vietinbank CN Tây Thăng LOng - (c1 111v 1H TH TH ng ng 52

2.3.1 Những kết quả đạt được ¿- ¿52s tk 2E 1211211212111 52 2.3.2 Các hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân - - «+ +++s++e+seesee 53

CHUONG 3: GIẢI PHAP VÀ KIEN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIEN HOAT ĐỘNG

CHO VAY KHDN VIETINBANK CHI NHANH TAY THANG LONG 59 3.1 Giải pháp đưa ra nhằm phat triển hoạt động cho vay KHDN của chi nhánh .59

3.1.1 Tăng cường thực hiện các giải pháp Marketing - -‹ ««+-«<+ 593.1.3 Da dạng hóa phương thức vay và tài sản đảm bảo - -<-«- 61

3.1.4 Nâng cao hiệu quả công tác thâm định - 2-2 2+sezx+zxerxerxsrsee 63

3.1.5 Phân tán rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp 64 3.1.6 Đầu tư nâng cao hệ thống công nghệ thông tin 2-2-5252: 65

3.1.7 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - 2 2 2+s+x+zx+zx+zx+xxez 66 3.2 Một số kiến nghị -¿- 2 2 + SEEEEEEEEE12112112121117111111111 11111111111 c0 67 3.2.1 Kiến nghị với Chính phil c.cccccccecsesseessessessessesssessessessesssessessesssesseeseeses 67 3.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước - 2 2 s+x++xz+xz+xe+rxrxeee 68 3.2.3.Kiến nghị với Vietinbank Hội SỞ - - 6 SĂ SS.S*Sk*sskreersreeeree 69

0009000575 71 DANH MUC TAI LIEU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIET TAT

STT Từ viết tắt Diễn giải

1 CBVN Cán bộ nhân viên2 CN Chi nhánh

3 CVKHCN Cho vay khách hang cá nhân

4 CVQHKHCN Chuyên viên quan hệ khách hang cá nhân

11 NHNN Ngân hang nhà nước

12 NHTM Ngân hàng thương mại

13 NHTW Ngân hàng nhà nước

14 PGD Phòng giao dịch

15 PGD Pho giam déc

16 QTTD Quan tri tin dung

17 SXKD San xuat kinh doanh

18 TSDB Tai san dam bao

Trang 6

19 TMCP Thương mai cô phần

20 TCTD Tổ chức tín dụng

21 CVTD Chuyén vién tin dung

22 VVN Vừa va nhỏ

DANH MỤC BANG BIEU, HÌNH ANH

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2016 — 2019 (đơn vị: tỷ đồng) 27

Bảng 2.5: Tình hình cho vay giai đoạn 2016 — 2019 (đơn vị: tỷ đồng) 31

Bang 2.9: Kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2016 — 2019 - 35

Bảng 2.12 Cơ cau dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo phân khúc khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2016- 2 1 cv sseessessesseree 40 Bang 2.14 Cơ cau số lượng khách hàng doanh nghiệp được cho vay bởi chi nhánh Tây Thang Long giai đoạn 2016 — 2019 5 + *++skvssexeerreerrss 42 Bang 2.17 Thống kê ty lệ du nợ cho vay KHDN/ vốn huy động - 44

Bảng 2.18 Tỷ lệ thu hồi lãi cho vay KHDN 2-2 2 2 2+E+Ee£Eerxerxersree 45 Bảng 2.20 Hệ số thu hồi nợ KHDN 2-22- 5222 ©2+2£S+2EE2EEvEEEerxezrxrrrrees 46 Bảng 2.22 Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHDN -¿ 2:©2222S22Ex2EEtEEterxsrxerreeree 48 Bảng 2.23 Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay KHDN của CN Tây Thang Long va so sánh với các chi nhánh khu vực Hà Nội 49

Bang 2.26 Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay KHDN/ tổng thu nhập 51

Hình 1.1: Cơ cau tô chức quản ly của VietinBank chi nhánh Tây Thang Long 25

Hình 2.2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng tổng huy động vốn theo giai đoạn 2016 — 2019 28

Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu huy động vốn theo đối tượng huy động giai đoạn 2016 — 0155 -::‹+1 28

Hình 2.4: Biểu đồ cơ cau huy động vốn theo kì hạn giai đoạn 2016 — 2019 30

Hình 2.6 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng cho vay giai đoạn 2016-2019 - 32

Hình 2.7 Biéu đồ cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2016-2019 33

Trang 7

Hình 2.8: Biểu đồ cơ cấu cho vay theo kỳ hạn giai ddan 2016-2019 34 Hình 2.13 Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp theo phân khúc khách

hàng doanh nghiệp giai đoạn 2016- 2119 - 5 +21 3331 EESErrrrerrrrerrxee 41

Hình 2.15 Biéu độ tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng doanh nghiệp được cho

vay bởi chi nhánh Tây Thăng Long giai đoạn 2016 — 20119 - cS-c++<ssss2 42 Hình 2.16 Cơ cấu số lượng khách hàng doanh nghiệp được cho vay bởi chi nhánh

Tây Thang Long giai đoạn 2016 — 2(119 5 St +11 EESEESrirrkrrrsrrrrerree 43

Hình 2.18 Tỷ lệ dư nợ cho vay KHDN/ vốn huy động giai đoạn 2016- 2019 44

Hình 2.19 Tỷ lệ thu hồi lãi cho vay KHDN -2- 2:22 2£ x+£xc2x+zzzxerxezez 45 Hình 2.22 Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHDN 2-2 5¿+5£+££+£E+£EtzEzrserxerxerex 48 Hình.2.24 Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay KHDN của CN Tây

Trang 8

PHAN MỞ DAU 1.1 Tinh cấp thiết của dé tài

Trong thời kỳ mở cửa hiện nay, đặc biệt là sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngày càng xuất hiện nhiều các doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại nước ta, đồng thời các doanh nghiệp trong nước cũng có nhiều đôi mới bắt kịp với xu hướng của nền kinh tế Sự giao thương trong và ngoài nước ngày càng phát triển, nền kinh tế cũng hoạt động sôi nổi hơn Nhu cầu tiếp cận nguồn vốn dé phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp cũng ngày một nhiều.

Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, tạo thành hệ thống xương sống đối với hệ thống kinh tế xã hội của đất nước Các loại hình doanh nghiệp hiện nay rất đa dạng và nhu cầu tiếp cận vốn từ ngân hàng luôn ra tăng Tuy nhiên ngân hàng lại luôn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng là những doanh nghiệp tiềm năng và luôn phải cạnh tranh với các ngân hàng khác, chi

nhánh khác Bởi thị trường ngân hàng hiện nay rất phong phú và mở rộng, có đến

49 ngân hàng bao gôm cả ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài.

Nhận biết được điều này, trong những năm gần đây Ngân hàng Công Thương

Việt Nam nói chung và Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Tây Thăng

Long nói riêng đã có nhiều cô gắng phát triển hoạt động cho vay đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Tuy nhiên, với những gì đạt được chưa phải là đã tương xứng với tiềm năng của ngân hàng cũng như của các doanh nghiệp hiện nay, việc không

ngừng phát triển hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp là rất cần thiết để

Vietinbank không ngừng mở rộng và phát triển.

Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, đề tài: “Phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Tây Thăng Long” được tác giả lựa chọn nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn

hiện nay.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 9

Dé tài nghiên cứu nham giải quyét các vân đê cơ bản:

- Về lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển hoạt động cho vay đối

với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại thông qua việc trình bày

khái quát về hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại, đặc điểm và vai trò tín

dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá, phân tích

các nhân tô ảnh hưởng đến phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng danh

nghiệp của Ngân hàng thương mại.

- Về thực tiễn: Mô tả, đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân làm hạn chế

phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại

Vietinbank CN Tây Thăng Long thời gian tới.

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá những vấn đề đặt ra Bài viết đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh

nghiệp tại Vietinbank CN Tây Thang Long thời gian tới.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh

nghiệp tại Ngân hàng thương mại.- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu một số nội dung chủ yếu của việc phát

triển hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại.

+ Phạm vi không gian: ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam — chi nhánhTây Thăng Long

+ Phạm vi thời gian: số liệu kinh doanh của ngân hàng được lấy từ 2016-2019, định hướng phát triển nghiên cứu từ 2020 — 2025; khảo sát khách hàng tại chỉ nhánh từ 01/01/2020 đến 01/03/2020.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 10

Cách thức tiếp cận giải quyết vấn đề: Bài viết áp dụng phương pháp thống kê

tổng hợp, phân tích, so sánh dé phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng phân

tích tài chính tại Vietinbank chi nhánh Tây Thăng Long

Về nguồn dữ liệu:

- Thứ nhất, dit liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ khâu phỏng vấn cán bộ lãnh đạo ngân hàng về tình hình hoạt động của ngân hàng và định hướng phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng trong thời gian tới, đồng thời phỏng vấn khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng.

- Thứ hai, dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu là các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh, cơ cấu huy động vốn và cho vay, các thống kê khác của ngân hàng

trong báo cáo tai chính va báo cáo thường quý, thường niên của ngân hàng.

Ngoài ra, các dữ liệu thứ cấp khác sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ

sách, báo, các nghiên cứu trước đó cùng đê tài.

1.5 Cau trúc đê tai

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài viết được kết cầu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động cho vay KHDN tại ngân hàng

Vietinbank chi nhánh Tây Thăng Long.

Chương 3: Giải pháp phát triển cho vay KHDN tại ngân hàng Vietinbank —

CN Tây Thăng Long.

Trang 11

CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHÁT TRIEN HOẠT DONG CHO VAY KHACH HANG DOANH NGHIEP CUA NGAN HANG THUONG MAI

Nội dung chương I đưa ra cơ sở lý luận về phát triển cho vay khách hàng

doanh nghiệp của ngân hàng thương mại, bao gồm các nội dung : Khái niệm cho vay KHDN; Đặc điểm và vai trò cho vay KHDN đối với doanh nghiệp, ngân hàng và nền kinh tế; Sự cần thiết phải phát triển hoạt động cho vay KHDN; Tổng quan bộ chỉ tiêu đánh giá và các nhân số ảnh hưởng đến phát triển cho vay KHDN.

1.1.Khái quát về hoạt động cho vay KHDN của ngân hàng thương mại 1.1.1Khái niệm doanh nghiệp

Theo điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014: “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ôn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” Các doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận kinh doanh, nghĩa là nó đã là một pháp nhân, được thừa nhận về mặt pháp lý, và đi vào hoạt động Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp với rất nhiều những nhu cầu về vốn, dịch vụ thanh toan dé phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh của mình Và giải pháp hiệu qua

nhất là họ sẽ tìm tới ngân hang dé thỏa mãm những nhu cầu đó.

Như vậy : “ Khách hàng doanh nghiệp của NHTM là những Doanh nghiệp có

nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cho mục đích kinh doanh của họ” Hay nói cách khác doanh nghiệp chính là đối tượng phục vụ của ngân hàng.

1.1.2 Các loại hình doanh nghiệp

Theo luật Doanh nghiệp 2014, có các loại hình doanh nghiệp sau:

- Doanh nghiệp nhà nước: Là tô chức kinh tê nhà nước sở hữu toàn bộ vôn

điêu lệ hoặc có cô phân, vôn góp chi phôi, được tô chức dưới hình thức công ty nhà

nước, công ty cô phần, công ty trách nhiệm hữu hạn

- Doanh nghiệp tư nhân: Là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân đứng lên

xây dựng làm chủ chịu trách nhiệm với pháp luật về các hoạt động cũng như tài sản

của doanh nghiệp

- Hợp tác xã: Là một loại hình tổ chức tập thể do các cá nhân, hộ gia đình,

4

Trang 12

pháp nhân có nhu cầu góp vốn xây dung góp sức lập ra theo điều 1 của bộ luật hợp

tác xã năm 2003.

- Công ty cô phần: Là loại hình doanh nghiệp Vốn điều lệ được chia thành nhiều phan băng nhau gọi là cô phan Theo điều 77 Luật doanh nghiệp.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn: Là loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay

đây là loại hình doanh nghiệp có 2 thành viên trở lên và công ty TNHH 1 thànhviên

-Công ty hợp danh: Là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân trong đó có

các cá nhân và thương nhân cùng hoạt động lĩnh vực thương mại dưới một hãng vàcùng nhau chịu mọi trách nhiệm vê các khoản nợ của công ty.

- Công ty liên doanh: Là loại hình doanh nghiệp công ty do hai hay nhiều bên

hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài nhằm tiễn hành hoạt động kinh doanh các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Việt Nam Đây là loại hình doanh nghiệp do các bên tô chức hợp thành

1.1.3.Khái niệm cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng

thương mại

1.1.3.1 Khái niệm về hoạt động cho vay của NHTM

“Cho vay là việc ngân hàng cấp tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi trong khoảng thời gian xác định Ngân hàng có thể cho vay bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, tiền có thé chuyên tới tài khoản của khách

hàng hoặc người bán hàng cho khách hàng.” (Phan Thị Thu Hà, 2013, Giáo trình

Ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân)

Cho vay là nghiệp vụ cơ bản và lâu đời trong hệ thống ngân hàng thương

mại Ngân hàng huy động vốn từ các chủ thé trong nền kinh tế với lãi suất thấp và cho vay với lãi suất cao hơn Phần chênh lệch giữa lãi suất nhận tiền gửi và khoản thu từ lãi vay đã bù đắp rủi ro chính là thu nhập của ngân hàng Ngày nay, thu nhập của ngân hàng có thé đến từ nhiều nguồn khác như tiền phí giao dịch, từ nghiệp vụ bảo lãnh bao thanh toán, nhưng thu nhập từ cho vay vẫn là nguồn thu nhập chính,

chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản (khoảng 69%) và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng (70% đến 90%) (Nguyễn Văn Tiến, 2015, “Toàn tập

Trang 13

quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Lao Động) Từ nguồn thu nhập đó, ngân hàng có điều kiện để ngày càng gia tăng quy mô và hiện đại hóa công nghệ Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng chiu không ít rủi ro hoạt động cho

Theo khoản 14, điều 4 Luật các tổ chức tin dụng 2010: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền dé sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo

thỏa thuận với nguyên tac có hoàn trả cả goc va lãi.”

1.1.3.2 Khái niệm hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân

hàng thương mại

Cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại là hình thức

cấp tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp, theo đó ngân hàng giao cho doanh nghiệp một khoản bằng tiền dé sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định

theo thoả thuận với nguyên tac có hoàn trả cả gôc va lãi.

Cho vay khách hàngdoanh nghiệp đóng góp lớn đến sự lưu thông các nguồn vốn trong xã hội, điều chuyên vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ nơi hiệu quả thấp đên nơi hiệu quả cao đê đáp ứng nhu câu vôn cho kinh doanh của các doanh nghiệp.

1.1.4.Đặc điểm cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương

Cho vay đối với doanh nghiệp là một trong những mục tiêu mở rộng tín dụng của các ngân hàng hiện nay Không chỉ ở các nước đang phát triển như ở nước ta

mà ở các nước phát triên thì khách hàng doanh nghiệp cũng là một đối tượng khách hàng cần chú ý vì đây là một thị trường rất tiềm năng vì các doanh nghiệp ngày

càng gia tăng trên khắp cả nước và nhu cầu vay của khối doanh nghiệp rất lớn.

Cũng như các đối tượng cho vay khác thì cho vay khách hàng doanh nghiệp có đầy đủ các phương thức cho vay, tuy nhiên nó có phần nào chặt chẽ hơn về quy trình nghiệp vụ và giám sát Có thé liệt kê một số đặc điểm cơ bản cho vay khách

hàng doanh nghiệp như sau:

Thứ nhất,cho vay khách hàng doanh nghiệp có chứa đựng nhiều rủi ro vì hoạt

động của các doanh nghiệp chịu nhiều yếu tố tác động, đặc biệt là sự biến động của

6

Trang 14

kinh tế thị trường, đồng thời các hầu hết doanh nghiệp thiếu các tài sản thế chấp Chính vì vậy nên các ngân hàng chưa thực sự mặn mà với đối tượng khách hàng này, nhất là trong thời điểm hiện nay, khi mà xu hướng ngân hàng bán lẻ đang phát triển, rất nhiều ngân hang đã chuyển đổi mô hình từ ngân hàng bán buôn sang ngân

hàng bán lẻ, theo đó, khách hang mũi nhọn của ngân hàng là khai thác khối khách hàng cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh, khi đó, các doanh nghiệp sẽ ít được

ngân hàng tập trung khai thác hơn.

Thứ hai, số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại NH chiếm tỷ trọng thấp, nhưng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tong dư nợ cho vay của NH.Trong nền kinh tế, số lượng doanh nghiệp thấp hon

nhiều so với số lượng cá nhân Do đó, số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn

tại ngân hàng cũng thấp hơn nhiều so với số lượng khách hàng cá nhân Tuy nhiên, nếu như các món vay của khách hàng cá nhân thường có quy mô nhỏ thì món vay của doanh nghiệp lại khá lớn Chính bởi vậy dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng.

Thứ ba,thông tin khách hàng có độ tin cậy hơn khách hàng cá nhân, hộ gia đình Các doanh nghiệp cần phải công khai thông tin, đăng ký thông tin với Sở kế hoạch và đầu tư các địa phương, mặt khác lại chịu sự quản lý của cơ quan thuế Các doanh nghiệp hằng năm đều phải tuân thủ các quy định về chế độ báo cáo, kiểm toán, Do vậy thông tin mà doanh nghiệp đã được kiểm chứng qua cơ quan thuế,

cơ quan kiêm toán nên có sự tin cậy hơn

Thứ tư, đối tượng cho vay khách hàng doanh nghiệp của NH rất đa dạng vì

DN hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau Các doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng có thê tới từ các địa bàn khác nhau, quy mô kinh doanh khác nhau, ngành

nghề kinh doanh khác nhau.

Thứ năm, nhu cầu vay của doanh nghiệp thường rất lớn trong khi khả năng đáp ứng về tài sản bảo đảm nợ vay của DN có giới han Thông thường dé bồ sung

nhu cầu thiếu hụt vốn kinh doanh, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp khá nhiều.

Tuy nhiên, trong các loại tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ thì chỉ có một số loại tài sản nhất định có thể đảm bảo điều kiện cho vay.

Thứ sáu, chi phí tổ chức cho vay khách hàng doanh nghiệp thường cao hơn cho vay cá nhân, hộ gia đình Các khoản vay của doanh nghiệp thường lớn nên tiềm

7

Trang 15

an nhiều rủi ro hơn Trong khi đó, vốn vay của doanh nghiệp được sử dụng cho mục đích kinh doanh nên nguồn trả nợ thường là dự tính không chắc chắn trong tương lai Chính vì vậy, khâu thâm định khách hàng, giải ngân cũng như theo dõi khoản

vay thường phức tại và tốn kém chỉ phí hơn.

1.1.5 Vai trò của cho vay khách hàng doanh nghiệp

- Đối với Ngân hàng

Hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng và thúc đây các

hoạt động khác của Ngân hàng Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động

lớn của Ngân hàng, doanh thu từ hoạt động này thường chiếm gần 80% doanh thu Hoạt động cho vay mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng (bao gồm cả lợi ích kinh tế, lợi ích từ mối quan hệ, lợi ích về thương hiệu ), đồng thời tạo được sự phát triển bền vững cho ngân hàng Trong đó cho vay KHDN chiếm tỷ trọng rất lon ,

khoảng trên 70% dư nợ cho vay ( Ngan hang nha nước 2013).

- Đối với doanh nghiệp

Hiệu quả từ việc nhận vốn cho vay từ các NHTM thể hiện ở việc đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý của các doanh nghiệp với lãi suất phù hợp và các thủ tục

vay đơn giản, tận dụng được cơ hội của doanh nghiệp, cách thức thanh toán phùhợp với doanh nghiệp và luật pháp hiện hành Qua đó tạo cho doanh nghiệp khả

năng duy trì, mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh tăng hiệu quả kinh

- Đôi với nên kinh tê

Thông qua hoạt động cho vay, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làm, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, thúc day quả trình tích tụ tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng phát triển kinh tế đất nước Hơn nữa, cho vay khách hàng doanh nghiệp còn có vai trò điều tiết nền kinh tê vĩ mô Thông qua cac chính sách ưu đãi của Ngân hàng trung ương, các

ngân hàng thương mại điều tiết các nguồn vốn vào các lĩnh vực khác nhau đảm bảo

định hướng của Chính phủ Các doanh nghiệp căn cứ vào thông tin, thị trường, khả năng, tiềm lực của mình dé phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh ở những lĩnh

vực được ưu tiên.

Trang 16

1.1.6.Phân loại cho vay khách hàng doanh nghiệp

Có nhiều cách dé phân loại cho vay tại NHTM, một số cách phân loại cho

vay khách hàng doanh nghiệp chủ yếu tại NHTM bao gồm các cách sau : *Căn cứ vào thời han

- Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống.

Cho vay ngắn hạn nhằm tài trợ cho các tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn

ngăn hạn của các tô

Chức kinh tế, doanh nghiệp Cho vay ngắn han chủ yếu dùng để bổ sung

nguồn vốn kinh doanh ngắn hạn cho các doanh nghiệp.

- Cho vay trung hạn: Là hinh thức cho vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng Cho vay trung hạn nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm trang thiết bị, xây dựng nhà xưởng với qui mô vừa, cải tiễn kĩ thuật, mua công nghệ hay dé đầu tư cho các dự án trung hạn có thời gian tương ứng.

- Cho vay dài hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn trên 60 tháng Loại cho

vay này được sử dụng nhằm cấp vốn cho các dự án lớn, đầu tư xây dựng cơ bản, cải tiến khoa học công nghệ, xây dựng nhà máy sản xuất những dự án có thời gian thu hôi vốn trên 60 tháng.

* Căn cứ vào loại tiền cho vay

- Cho vay bằng nội tệ: là loại cho vay ma đồng tiền nhận nợ được tính bằng đông tiên nước sở tại.

- Cho vay bằng ngoại tệ: là loại cho vay mà đồng tiền nhận nợ được tính bằng ngoại tệ

*Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

- Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thé chap, cầm cố hay bảo lãnh của người thứ ba, việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách

hàng Ngân hàng không nắm giữ một loại tài sản nào của người vay để thanh lý nhằm thu hồi khoản vay khi có vi phạm hợp đồng mà thay vào đó là những điều

kiện: phương án kinh doanh được ngân hàng đánh giá có tính khả thi, có khả năng

đem lại lợi nhuận cao; doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi trong hai năm liền kề

thời điểm vay vốn Khách hàng là những khách hàng tốt, trung thực trong kinh

Trang 17

doanh, khả năng tài chính lành mạnh quản trị có hiệu quả, khi đó ngân hàng dựa vào

uy tín của khách hàng mà không cần nguồn thu nợ bé sung.

10

Trang 18

- Cho vay có bao đảm: là hình thức cho vay dựa trên cơ sở ngân hàng nắm giữ các tài sản thuộc sở hữu trực tiếp của người đi vay hoặc thuộc sở hữu của người bảo lãnh Các hình thức bảo đảm thường gặp là: thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh.

Mục đích của việc này là khi có sự vi phạm hợp đồng tín dụng ngân hàng có quyền xử lý các tài sản đó để thu hôi tiền cho vay Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để

ngân hàng có thêm một nguồn thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn Các tài sản bảo đảm ở đây thường là các bất động sản, động sản thuộc

quyền sở hữu của bên đi vay, được phép giao dịch, không có tranh chấp, tài sản

được bảo hiểm theo quy định của pháp luật *Căn cứ vào hình thai giá trị

— Cho vay bằng tiền: là loại hình cho vay được cung cấp bằng tiền Day là hình thức cấp cho vay chủ yếu của ngân hàng và được thực hiện bằng các kỹ thuật

khác nhau như: cho vay ứng trước, thấu chi, cho vay thời vu, cho vay trả góp.

- Cho vay bằng tài sản: là hình thức cho vay bằng tài sản rất phô biến và đa dạng, mà điển hình nhất là tài trợ thuê mua Theo phương thức này ngân hàng hoặc công ty thuê mua (công ty con của Ngân hàng) cung cấp trực tiếp tài sản cho khách hàng và theo định kỳ khách hàng hoàn trả nợ vay gồm cả gốc và lãi.

*Căn cứ vào xuất xứ

- Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho những khách hàng có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

- Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ được phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán Các

hình thức này gồm có: chiết khấu, mua lại các phiếu bán hàng, nghiệp vụ thanh ly

*Can cứ vào phương thức cho vay

Theo quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng ban hành ngày

31/12/2001, ngân hàng tiến hàng cho vay theo các phương thức như sau:

- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng tiến hành thực hiện những thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng Phương thức này

áp dụng với những khách hàng có nhu cầu vay vốn không

thường xuyên, sản xuất không 6n định, kinh doanh theo thời vụ, thương vụ.

11

Trang 19

- Cho vay theo hợp đồng tín dụng: Ngân hàng và khách hàng xác định, thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời hạn nhất định hoặc theo chu ky

san xuat, kinh doanh.

- Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hang cho khách hàng vay vốn dé thực hiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời

song

- Cho vay hợp vốn: Một nhóm tô chức tín dung cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng Trong đó có một tô chức tin dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác Ngoài ra cho vay hợp vốn còn phải thực hiện theo quy chế đồng tài trợ của các tô chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Cho vay hợp vốn có ưu điểm là san sẻ được rủi ro song nhược điêm là nới lỏng việc kiêm soát tiên vay khách hàng.

- Cho vay trả góp: Khi vay vốn, ngân hàng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với SỐ no sốc chưa được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

- Cho vay theo hạn mức: Khách hàng và ngân hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định Việc cho vay

và thu nợ đan xen nhau, không phân định ranh giới, thời điểm cụ thể lúc nào cho

vay, lúc nào thu nợ Phương thức này áp dụng đối với các khách hàng có nhu cầu vay trả thường xuyên, tình hình kinh doanh ôn định, vòng quay vốn nhanh và có tín

nhiệm trong quan hệ tín dụng.

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn

mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các

quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng

thẻ tín dụng.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định.

Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng

dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.

12

Trang 20

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thoả thuận bang văn bản chấp thuận cho khách hang chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cắm, phù hợp với quy định tại Quy chế cho vay và điều kiện hoạt động kinh doanh của tô chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay

* Căn cứ vào mục đích cho vay

- Cho vay bất động sản: bao gồm các khoản cho vay xây dựng ngắn hạn và giải phóng mặt bằng cũng như các khoản cho vay dài hạn tài trợ cho việc mua đất canh tác, nhà, trung tâm thương mại và mua các tài sản nước ngoài Đối với loại hình cho vay này, ngân hàng được bảo đảm bằng chính tài sản thực: đất đai, toà nhà

và các công trình khác.

- Cho vay đối với các tổ chức tài chính: Bao gồm các khoản tin dụng dành cho ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác.

- Cho vay nông nghiệp: nhằm hỗ trợ nông dân trong hoạt động gieo trồng, thu hoạch và bảo quản sản phẩm.

- Cho vay công nghiệp và thương mại: Giúp doanh nghiệp trang trải các chi phí như mua hàng, nhập kho, trả thuế, trả lương cho cán bộ công nhân

- Cho vay đối với các cá nhân: giúp tài trợ cho việc mua ô tô, nhà ở, trang

thiết bị gia đình, vật liệu xây dựng dé sửa chữa, hiện đại hóa nhà cửa hay trang trải

các khoản viện phí và các chi phí cá nhân khác.

- Cho vay khác: gồm các khoản cho vay không được xếp ở trên và các khoản

cho vay kinh doanh chứng khoán.

- Tài trợ thuê mua: Ngân hang mua thiết bi máy móc hay phương tiện và cho

khách hàng thuê.

1.2 Phát triển hoạt động cho vay KHDN của NHTM

13

Trang 21

1.2.1 Khái niệm

“Phát triển có thể hiểu một cách đơn giản đó là việc biến đổi hoặc làm cho

biến đồi theo chiều hướng tăng từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản

đến phúc tạp”( soha.vn) Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng: “Phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao Phát triển không chỉ đơn thuần tăng lên hay giảm di đơn thuần về lượng mà còn có sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra, và hướng theo xu thế phủ định của phủ định”.(Giáo trình Những nguyên ly cơ bản của chủ nghĩa Mác — Lénin, 2018, NXB Chính trị

Quốc gia) Như vậy, hiểu một cách đơn giản nhất thì phát triển là sự tăng lên cả chiêu rộng và chiêu sâu.

Phát triển cho vay có thể hiểu là hoat động làm tăng số lượng khách hàng vay vốn, tăng dư nợ cho vay, tăng doanh số và tỷ trọng cho vay đối với một nhóm khách

hàng nhất định của ngân hàng mà vẫn duy trì tỷ lệ rủi ro trong mức an toàn, hay tỷ

lệ nợ quá hạn thâp, sô vòng quay vôn càng cao.

Như vậy, phát triển cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại là ngân hàng tăng cường cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp về cả số lượng doanh nghiệp, tổng dư nợ, doanh số, và tỷ trọng hoạt động cho vay

chung của ngân hang và giữ vững mức rủi ro cho phép hay tỷ lệ nợ quá han cho vay khách hàng doanh nghiệp thấp, số vòng quay vốn cho vay khách hàng doanh nghiệp

1.2.2 Sự cần thiết phải phát triển hoạt động cho vay KHDN

Một trong những cam kết quan trọng của Việt Nam khi gia nhập WTO là hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ phải mở cửa rộng hơn theo đúng lộ trình Bên cạnh những cơ hội có thể có được, thì hệ thống ngân hàng cũng sẽ phải đương đầu với những thách thức hết sức to lớn Thực tế đó dẫn đến sự cạnh tranh trong lĩnh vực

ngân hàng càng trở nên quyết liệt và gay gắt hơn Vì vậy, muốn tồn tại và đứng vững trong nên kinh tế thị trường thì các ngân hàng cần phải chú trọng đến việc

nâng cao chất lượng dịch vụ (CLDV) mà mình cung cấp đặc biệt là dịch vụ cho vay

khách hàng doanh nghiệp vì đây là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân

14

Trang 22

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập và mở rộng thị trường, đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp đầu tư Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày càng tăng, đây là cơ hội phát triển nền kinh tế Việt Nam

nói chung và ngành ngân hàng nói riêng Tuy hiện nay các ngân hàng trong nước đang phải cạnh tranh với các ngân hàng ngoại quốc, nhưng các ngân hàng nội địa

truyền thống vẫn có cho mình những ưu thé riêng Nhat là ở Vietin Bank chi nhánh Tây Thăng Long với địa bàn hoạt động rộng lớn hầu hết ở các khu công nghiệp phía Tây Hà Nội, rất thuận lợi cho việc phát triển đối tác, khách hàng doanh nghiệp ở khu vực này Vì vậy việc thúc đây phát triển hoạt động cho vay KHDN là rất cần

thiết dé đáp ứng được nhu cầu thị trường tiềm năng mà chi nhánh dang có.

1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển cho vay KHDN

1.2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển hoạt động cho vay KHDN

theo chiều rộng.

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng du nợ cho vay KHDN

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHDN (%) = (Dư nợ CVKHDNcuối ky

- Dư nợ CVKHDN đầu ky) x100%/(Du nợ CVKHDN cuối kỳ)

Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng tương đối của dư nợ cuối kỳ sau so với kỳ trước Trị số này dương cho biết dư nợ năm sau cao hơn năm trước, trị số này âm tương

ứng du nợ năm nay giảm di Chỉ tiêu này càng cao có nghĩa là ngân hang trong năm

đã cho vay KHDN được nhiều, khả năng cho vay tốt, quy mô cho vay được mở

rộng va ngược lai.

Thứ hai, tộc độ tăng trưởng số lượng KHDN

Tốc độ tăng trưởng số lượng KHDN (%) (Số lượng KHDN kỳ này - Số lượng KHDN kỳ trước) x100% /(Só lượng KHDN kỳ trước)

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng số lượng KHDN thẻ hiện sự tăng tương đối của

số lượng KHDN năm sau so với năm trước Trị số này dương cho thấy năm sau ngân hàng đã thu hút và cho vay đối với nhiều khách hàng hơn năm trước; trị số này âm tương ứng với số lượng KHDN ngân hàng đã cho vay được trong kỳ giảm đi Chỉ tiêu này càng cao cho thấy thị phần của ngân hàng mở rộng hơn, tăng khả năng cho vay và ngược lại.

Thứ ba, tỷ lệ du nợ cho vay KHDN/ vốn huy động

15

Trang 23

Chỉ tiêu này được xác định băng thương số giữa dư nợ cho vay KHDN với vốn huy động cùng cuối kỳ.

Đối với ngân hàng đã đạt chuẩn Basel II, tỷ lệ an toàn vốn đạt trên 8% Tuy nhiên có thé thấy nguồn vốn của ngân hàng van chủ yếu đến từ hoạt động huy động vốn Mặc dù không cho một cái nhìn chính xác tuyệt đối nhưng chỉ tiêu này phản ánh phần nào khả năng cho vay KHDN của ngân hàng Cho vay từ nguồn vốn huy động được càng cao có nghĩa là ngân hàng đã tích cực cho vay, tận dụng tối ưu nguồn vốn dé cho vay, tránh nguồn vốn nhàn rỗi, lang phí và ngược lại Dựa vào chỉ số này, ta đánh giá được hoạt động cho vay của Ngân hàng đã phát triển đúng với định hướng phát triên vê vôn của mình chưa.

1.2.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của hoạt động cho vay

KHDN theo chiều sâu

Thứ nhất, tỷ lệ thu hồi lãi cho vay KHDN

Ty lệ thu hồi lãi CVKHDN (%) = (Tổng lãi từ CVKHDN đã thu trong kỳ) x100% /(Téng lãi từ CVKHDN phải thu trong ky)

Đây là một trong những chỉ tiêu thường được sử dụng đề đánh giá chất lượng khoản vay và hiệu quả hoạt động trong NHTM Chỉ tiêu này thé hiện khả năng kiểm soát va thu hồi lãi vay của ngân hang từ các khoản cho vay KHDN, đồng thời phản ánh trình độ thâm định và ý thức giám sát khoản vay của CVTD Theo đó, nếu CVTD xác định đúng khả năng trả nợ và tính khả thi của mục đích sử dụng vốn, tỷ lệ này sẽ thấp và ngược lại, cho thay chất lượng khoản vay tốt và ngược lại.

Thứ hai, hệ số thu hồi nợ KHDN

Hệ số thu hồi no KHDN (%) = (No thu được trong kỳ) x100% /(Nợ phải thu

trong kỳ)

Tương tự như chỉ số thu hồi lãi cho vay, hệ số thu nợ là chỉ tiêu đánh giá chất lượng các khoản vay, thé hiện khả năng thu hồi khoản vay KHDNcủa ngân hàng Chỉ số này cao phải ánh việc thâm định và giám sát khoản vay của chuyên viên tín

dụng tốt, thu hồi nợ hiệu quả Giá trị của chỉ sỐ này tỷ lệ thuận với chất lượng các

khoản cho vay KHDN và sự phát triển về chiều sâu của hoạt động cho vay KHDN Thứ ba, tỷ lệ nợ xâu CVKHDN

16

Trang 24

Ty lệ nợ xấu KHDN (%) = (Tổng nợ xấu KHDN) x100% /(Téng dư nợ

Đây là một trong những chỉ tiêu được sử dụng phổ biến khi đánh giá chat

lượng các khoản vay và rủi ro tín dụng của ngân hàng Chỉ tiêu này càng cao cho

thấy ngân hàng càng thắt chặt và làm tốt khâu thu hồi nợ Bên cạnh đó, ngân hàng đã thực hiện tốt việc quản trị rủi ro cho khoản vay, giám sát tốt quá trình vay vốn của khách hàng dé dam bảo khoản vay hữu ích và tạo ra được lợi nhuận cho người

sử dụng.

Thứ tư, tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay KHDN

Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ CVKHDN (%) = (Thu nhập từ CVKHDN

ky sau - Thu nhập từ CVKHDN kỳ trước) x100% /(Thu nhập từ CVKHDN kỳ

Thu nhập là một trong những yếu tố quan trong dé đánh giá chất lượng và hiệu quả một nghiệp vụ trong ngân hàng Chỉ số này dương cho thấy thu nhập năm

sau cao hơn năm trước, chứng tỏ ngân hàng cho vay KHDN hiệu quả hơn, làm tăng

doanh số CVKHDN và tạo ra nhiều thu nhập hơn Đây là một chỉ số quan trọng để

đánh giá sự phát triển theo chiều sâu của hoạt động cho vay KHDN, chỉ số này tăng

lên có nghĩa là năm sau ngân hàng đã kiểm soát tốt các khoản vay, hoạt động cho vay ngày càng được kiểm soát tốt về chiều sâu.

Thứ năm, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay KHDN/ tổng thu nhập

Chỉ số này phản ánh mức độ đóng góp của hoạt động cho vay KHDN và thu

nhập chung của ngân hàng không thể đánh giá chỉ số này một cách đơn lẻ mà phải so sánh với tỷ lệ vốn huy động dành cho hoạt động cho vay KHDN Nếu tỷ trọng thu nhập từ cho vay KHDN trong tổng thu nhập lớn hơn tỷ trọng về vốn dùng cho

hoạt động này, có nghĩa là hoạt động này đang có hiệu quả cao hơn hoạt động

chung của ngân hàng và ngược lại Đây là yếu tố găn liền và làm thước đo cho định hướng phát triển hoạt động cho vay KHDN của ban lãnh đạo.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

1.3.1 Nhân tố chủ quan

- Quy mô vốn và uy tín của ngân hàng:

17

Trang 25

Quy mô của một ngân hàng là một nhân tố quan trọng quyết định cấu trúc danh mục cho vay của ngân hàng Đặc biệt là vốn tự có, vốn tự có lớn là biểu hiện của một ngân hàng bền vững, nó quyết định mức cho vay tối đa trên một khách

hàng Vốn tự có lớn thì ngân hàng càng có điều kiện hoạt động cho vay nói chung

và hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nói riêng Ngoài ra khách hàng cũng thường tìm đến những ngân hàng có uy tín với chất lượng dịch vụ, những tiện

ích và sự an toàn mà những ngân hàng này mang lại.

- Chính sách tín dụng

Các yếu tố của chính sách tín dụng như: hạn mức tín dụng, lãi suất, kỳ hạn,

mức phí, phương thức cho vay, tài sản đảm bảo, hướng giải quyết nợ khó đòi, đều tác động trực tiếp đến việc thực hiện các hoạt động của ngân hàng Với chính sách hợp ly, đúng dan, linh hoạt, da dang sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến xin

vay Và ngược lại với chính sách tín dụng cứng nhắc, kém linh hoạt, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ hạn chế việc đi vay và giảm tính cạnh tranh trong hoạt động giữa các ngân hàng.

- Chất lượng thâm định khách hang

Tham định là giai đoạn khởi đầu và có ý nghĩa quan trọng trong

dambao an toàn vốn vay Ngân hàng sẽ tiến hành thấm định về tư cách pháp nhân

hoặc thé nhân, đánh giá tình hình tài chính, giá tri tài sản đảm bảo của doanh nghiệp đi vay Trên cơ sở thâm định đầy đủ các yếu tố ngân hàng sẽ quyết định có cho vay hay không, nếu cho vay thì mức cho vay là bao nhiêu, điều này phụ thuộc vào vốn của ngân hàng có tại thời điểm vay và giá trị tài sản đảm bảo Quá trình thâm định phải chặt chẽ mới giúp ngân hàng đảm bảo an toàn cho khoản vay, tuy nhiên nếu nó quá nhiều thủ tục phức tạp, rườm rà sẽ làm cho doanh nghiệp đi vay mất quá nhiều thời gian và công sức và họ sẽ thấy nản lòng Dé hạn chế điều này việc thẩm định

phải dựa trên các thủ tục cơ sở khoa học hợp lý và song song với nó thì việc thực

hiện phải nghiêm chỉnh, nó là yếu tố quyết định chất lượng thâm định và chất lượng

khoản tín dụng.

- Chat lượng cán bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp

Chất lượng cán bộ là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói chung và trong lĩnh vực cho vay khách hàng doanh nghiệp nói riêng Chất lượng cán bộ được thé hiện ở: trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề

18

Trang 26

nghiệp, khả năng giao tiếp, nhạy bén, năm bắt tâm lý khách hàng Chất lượng cán bộ có cao thì mới đáp ứng được yêu cầu công việc, mới thực hiện được tốt việc thâm định, giảm thiểu được rủi ro cho ngân hàng Mặt khác, cán bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp phải có đạo đức nghề nghiệp tốt nếu không sẽ đưa lại những tốn

hại cho ngân hàng Sự thân thiện và cởi mở của cán bộ quản lý khách hàng doanh

nghiệp sẽ làm cho khách hàng hài lòng và tin tưởng hơn vào ngân hàng, từ đó dễ trở

thành khách hàng quen thuộc của ngân hàng.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật

Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ thì việc trang bị đầy đủ các công nghệ, thiết bị hiện đại phù hợp với nhu cầu xã hội, phục vụ kịp thời nhu cầu của khách hàng là yêu tố dé giúp ngân hàng có thé nâng

cao khả năng cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng hơn Với thiết bị hiện đại

hoạt động của ngân hàng sẽ diễn ra suôn sẻ, khả năng nắm bắt diễn biến thị trường

sẽ nhanh hơn, quy trình cho vay sẽ diễn ra một cách nhanh gọn, hiện đại giúp ngân

hàng đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách

hàng nói chung và khách hàng vay doanh nghiệp nói riêng.

1.3.2 Nhân tố khách quan

Đây là nhóm nhân tô ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới việc phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp mà bản thân ngân hàng không thể kiểm soát được.

- Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ ổn định của sự phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu, nhu cầu về vốn, lãi suất thị trrong, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại.

Khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ồn định thì tạo điều kiện nền tảng cho doanh nghiệp phát triển tốt, đem lại lợi nhuận cao nên đi vay doanh nghiệp nhiều hơn dé tái sản xuất, mở rộng quy mô, mở rộng đầu tư sản xuất từ đó cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại sẽ được mở rộng Ngược lại khi nền kinh tế bị hoặc dự kiến là khủng hoảng, trì trệ thì doanh nghiệp làm ăn khó khăn nên thu hẹp quy mô, từ đó dẫn đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng hạn chế hơn.

19

Trang 27

- Môi trường pháp lý:

Kinh doanh trong ngân hàng là một lĩnh vực chịu sự giám sát chặt chẽ cuacác cơ quan chức năng như Ngân hang nhà nước Khi hoạt động của ngân hàng chịu

sự quản lý chặt chẽ của pháp luật thì tính trật tự, én định được đảm bảo, hoạt động

cho vay khách hàng doanh nghiệp có điều kiện diễn ra thông suốt, hạn chế những

thiệt hại của các bên tham gia quan hệ tín dụng Một môi trường pháp lý lành

mạnh, văn ban pháp luật rõ ràng không chồng chéo, thủ tục đơn giản sẽ tạo điều

kiện môi trường tốt dé phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp Tuy nhiên nếu luật quy định về hoạt động ngân hàng nói chung và cho vay khách hàng doanh nghiệp nói riêng không rõ ràng, thiếu đồng bộ, còn nhiều khe hở, hay quá ngặt nghèo sẽ gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng, không có cơ sở pháp lý

để giải quyết các van dé phát sinh hoặc làm cho người đi vay không đáp ứng điều kiện để được ngân hàng cấp tín dụng dẫn đến ngân hàng bị hạn chế trong việc cho

- Cac chính sách của nhà nước

Các chính sách mang tam vĩ mô cũng tác động lớn đến hoạt động cho vay

khách hàng doanh nghiệp Những chính sách này thường đề ra các nhiệm vụ của từng năm hay thờikỳ và mục đích là làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển một cách bền vững, dẫn đến nhu cầu vay của doanh nghiệp cũng tăng lên.

20

Trang 28

21

Trang 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN HOAT DONG CHO VAY KHDN TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH TÂY THĂNG

Nội dung Chương II giới thiệu khái quát về Vietinbank và Vietinbank CN Tây Thăng Long, đồng thời nêu thực trạng phát triển hoạt động cho vay KHDN chỉ nhánh Tây Thăng Long bao gồm : Các kết quả hoạt động kinh doanh chính; Nêu

mục tiêu hoạt động và các giải pháp chi nhánh đã thực hiện, quy trình cho vay

KHDN; Đánh giá tình hình phát triển cho vay KHDN dựa trên bộ chỉ tiêu đã nêu ở

Chương I; Nêu các kết quả chi nhánh đã đạt được, đưa ra hạn chế và phân tích

nguyên nhân của hạn chê.

2.1.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VE NGÂN HANG TMCP CÔNG

THƯƠNG - CN TÂY THANG LONG

2.1.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam — Vietinbank

Tên đăng ký tiếng Việ: NGAN HÀNG THƯƠNG MAI CO PHAN CÔNG

THƯƠNG VIỆT NAM

Tên đăng ký tiếng Anh: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK

FOR INDUSTRY AND TRADE

Tén giao dich: VietinBank

Giấy phép thành lập: Số 142/GP-NHNN do Ngân hàng Nha nước cấp ngày

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Mã số doanh nghiệp: 0100111948

Do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 3/7/2009 Dang ký thay đổi

lần thứ 11 ngày 1/11/2018

Vốn điều lệ: 37.234.045.560.000 đồng

Vốn chủ sở hữu: 67.455.517.000.000 đồng (tại thời điểm 31/12/2018)

Địa chỉ hội sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà

Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 010011948

Số điện thoại: (84-24) 3942 1030

22

Trang 30

Số fax: (84-24) 3942 1032

Website: www.vietinbank.vn

Mã cô phiếu: CTG

2.1.2 Giới thiệu về ngân hàng Vietinbank CN Tây Thăng Long

2.1.2.1 Giới thiệu khái quát về chỉ nhánh

- Tên gọi cũ: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Láng

Hòa Lạc.

- Tên gọi mới: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh TâyThăng Long.

(Chi nhánh chính thức thay đổi tên gọi ké từ ngày 05/11/2019).

- Ngành, nghề kinh doanh, nội dung hoạt động: Chi nhánh thực hiện đầy đủ

các hoạt động kinh doanh ngân hàng như: Huy động vốn, Cấp tín dụng, Dịch vụ

thanh toán và ngân quỹ; Và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật và

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

- Địa chỉ trụ sở chi nhánh : số 3 Khu Tân Bình, thị tran Xuân Mai, Huyện

Chương MI, Hà Nội

- Dia chi các phòng giao dịch :

- Phòng giao dịch Trung Chính: 17T1-17T2 Hoàng Dao Thúy, Cầu Giấy, Hà

- Phong giao dịch Vạn Phúc : 95 DT70A, Van Phúc, Hà Đông

- Phòng giao dịch Yên Hòa : Chelsea Park Tower, 116 Trung Kính, Yên Hoà,

Cầu Giấy, Hà Nội

- Phòng giao dịch Chương Mỹ: Thị trấn Trúc Sơn, Huyện Chương Mỹ, Hà

- Phòng giao dịch Bình Phú: Xã Bình Phú, huyện Thạch That Số điện thoại: 02433720565

- Lịch sử hình thành chỉ nhánh :

Thanh lập năm 2007 VietinBank - Chi nhánh Lang Hòa Lạc có trụ sở nằm ở thị tran Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội Khi ấy Chi nhánh có 18 cán bộ,

23

Trang 31

trong đó có 8 nhân viên hành chính, bảo vệ Phần lớn cán bộ lại có nhà ở trung tâm Hà Nội va Ha Đông nên di làm rất xa Hoạt động trên địa bàn cách trung tâm Hà Nội 40km, nơi đây địa hình trải rộng, phân tán, kinh tế địa phương chủ yếu là thuần

nông, dân cư nghèo, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là chủ yếu,

hiếm doanh nghiệp lớn, ít doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng sự cạnh tranh gay gắt

giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã tác động trực tiếp đến hoạt động kinh

doanh của Chi nhánh

Trước những khó khăn và thách thức đó, Ban giám đốc cùng tập thể cán bộ nhân viên (CBNV) Chi nhánh đã đoàn kết, đồng sức, đồng lòng tạo nên sức mạnh

tập thể, từng bước tìm cách tháo gỡ, vượt qua khó khăn.

Chi nhánh đã xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu và giải pháp kinh doanh theo từng giai đoạn Năm 2007, Chi nhánh tập trung vào phát triển nguồn nhân lực,

đảm bảo ổn định việc làm, 6n định tư tưởng cho cán bộ, nhất là vượt qua tâm lý đi

làm xa Đồng thời tạo môi trường làm việc tốt, thân thiện cho CBNV Năm 2008,

Chi nhánh tập trung xây dựng thương hiệu và cái tên VietinBank - Chi nhánh Láng Hoà Lạc cũng được bắt đầu từ đó Năm 2009 và những năm tiếp theo, Chi nhánh

phát triển theo phương châm: hiệu quả, an toàn và tăng trưởng bền vững Xây dựng và triển khai các cơ chế quản trị kinh doanh thiết thực Chi nhánh đã xây dựng cơ chế tiền lương, thưởng rõ ràng, công khai, minh bạch và gắn liền với hiệu quả kinh doanh; Cơ chế quản lý vốn tập trung; khoán quỹ lương: giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thê đến Ban giám đốc và CBNV Từ đó, đã gắn chặt được quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận tạo nên động lực, hiệu quả trong kinh doanh.

Sau 13 năm thành lập, cho đến nay chi nhánh đã gặt hái được rất nhiều thành tựu trong hoat động kinh doanh, tăng số nhân sự lên 90 CBNV Ngoài ra các phong trào về văn nghệ, đoàn thể, tình nguyện, giúp đỡ những cá nhân có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương luôn là truyền thống được gìn giữ trong suốt quá trình xây dựng,

thành lập cho đến nay Vietin bank Tây Long luôn phan dau là tập thé gương mau xuyên suốt quá trình, tạo động lực phát triển bên vững cho tương lai sau này.

Trang 32

khách hàng, khối bán lẻ, khối hành chính nhân sự, khối tác nghiệp, khối trực

Mỗi khối có đặc thù riêng vê chức năng, nhiệm vụ và được chia thành một

hoặc một sô phòng hoạt động, cụ thê như sau:

> Khối Quan hệ khách hàng: Phòng khách hàng cá nhân, Phòng khách hàng

doanh nghiệp.

> Khối bán lẻ: phòng bán lẻ.

> Khối tác nghiệp : Phòng hỗ trợ tín dụng, Phòng giao dịch khách hàng, tổ

Quản lý và dịch vụ kho quỹ.

> Khối hành chính nhân sự: Phòng hành chính nhân sự.

> Khối trực thuộc: gồm 5 phòng giao dịch: Phòng giao dịch Trung chính,

Phòng giao dịch Vạn Phúc, Phòng giao dịch Yên Hòa, Phòng giao dịch ChươngMỹ, Phòng giao dịch Bình Phú.

Đứng đầu các phòng có các trưởng phòng và phó phòng phụ trách quản lý

và chịu trách nhiệm về hoạt động của từng phòng Giám đốc PGD là chức vụ tương đương với các trưởng phòng tại chỉ nhánh, có nhiệm vụ điều phối và quản lý hoạt

_Fe pee Khối trực thuộc

Khối quan hệ Khối hành chính tín dun > - PGD Trung

khách hàng Khối bán lẻ nhân sự = Tang giao chính, Yên

+ Phòng KHCN * Phong bán lẻ * Phong hành dich Hoa, Van

* Phòng KHDN chinh nhan su © TA quản lý và Phúc, Chương

Kho quỷ lý và Mỹ, Bình Phú

25

Trang 33

Nguồn: Vietinbank chi nhánh Tây Thăng

26

Trang 34

2.1.2.3.Kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.2.3.1.Kết quả hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một hoạt động cốt lõi trong NHTM, đây là phần lớn nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình Do đó, kết quả huy động vốn có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh chung của cả

chi nhánh Vietin Bank chi nhánh Tây Thăng Long là một trong những chi nhánh đi

đầu trong hiệu quả huy động vốn, kết quả huy động vốn ngày càng tăng, đóng góp đáng kể vào hiệu quả kinh doanh chung của ngân hàng.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2016 — 2019 (đơn vị: ty đồng)

Trang 35

Hình 2.2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng tổng huy động vốn theo giai đoạn 2016

mmaVốn huy động =—=Tỷ lệ tăng trưởng

Nguồn: Vietinbank chỉ nhánh Tây Thăng Long và tính toán của tác giả

Từ biểu đồ trên ta thấy tổng số huy động vốn của chi nhánh tăng đều hàng

năm từ 3016 tỷ vào năm 2016 lên 4735 tỷ vào năm 2019 và tốc độ huy động vốn của chi nhánh cũng tăng đều từ 14.6% lên 17.1% trong giai đoạn 2016-2019 Giai đoạn 2016-2017 vốn huy động tăng 15.68% tương đương 466 tỷ, giai đoạn 2017-2018 vốn huy động tặng 16.22% tương đương 565 tỷ , giai đoạn 2017-2018-2019 vốn huy

động tăng 17.1 % tương đương 688 tỷ đồng Con số trên cho thấy chi nhánh đang thực hiện huy động vốn rất tốt và hiệu quả, với quy mô ngày càng mở rộng điểm

giao dịch trên địa bàn, chi nhánh ngày càng thu hút được nhiều hơn khách hàng có

nhu câu tiên gửi, mang lại nguôn von lớn và ôn định cho chi nhánh.

Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu huy động vốn theo đối tượng huy động giai đoạn 2016 — 2019 (đơn vị: tỷ đồng)

28

Trang 36

MB Huy động vốn KHCN 8 Huy động vốn KHDN Huy động vốn ĐCTC

Nguôn: Vietinbank chi nhánh Tây Thăng Long và tính toán của tác giả Từ biểu đồ trên ta thấy trong cơ cấu vốn huy động qua các năm thì vốn huy động cá nhân là lớn nhất, vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp đóng góp

nhiều thứ 2 cho nguồn vốn và vốn huy động DCTC là ít nhất Cho thấy vốn huy động của chi nhánh chủ yếu đến từ nguồn khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh

trên địa bàn hoạt động, với 5 phòng giao dịch nam ở các vị trí đắc địa, ít bị cạnh

tranh như khu vực huyện Chương Mỹ chi nhánh thu hút được một lượng lớn khách

hàng tin cậy gửi tiền, đồng thời với uy tín hoạt động lâu năm ở khu vực này chỉ nhánh đã và đang đem lại niềm tin cậy đối với khách hàng Vốn huy động KHDN, KHCN và DCTC đều tăng qua các năm Nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân tăng từ 2311 tỷ trong năm 2016 lên 3615 tỷ trong năm 2020, điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của bộ phận bán lẻ của chi nhánh, với con số vốn huy động cao

như vậy cho thấy công suất làm việc của cán bộ bán lẻ rất cao đồng thời thể hiện quy mô và uy tín của chi nhánh Vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp tăng từ

495 tỷ lên 764 tỷ giai đoạn 2016-2019, con số này tuy chưa cao nhưng so với các chi nhánh khu vực lân cận thì chi nhánh đang đứng đầu về vốn huy động KHDN.

Vốn huy động từ định chế tài chính chiếm tỷ nhỏ trong tổng vốn huy động của chỉ

nhánh, cho thấy nguồn vốn huy động không quá phụ thuộc vào nguồn vốn huy động từ các định chế tài chính.

29

Trang 37

Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu huy động vốn theo kì hạn giai đoạn 2016 — 2019

Nguồn: Vietinbank chi nhánh Tây Thăng Long và tính toán của tác giả

Vốn huy động trung dài hạn và vốn huy động ngắn hạn của chi nhánh tăng dan qua các năm Vốn huy động trung dài hạn tăng từ 981 tỷ trong năm 2016 lên 1596 tỷ trong năm 2019 gần gấp đôi trong vòng 4 năm Về vốn huy động ngắn hạn tăng từ 2035 tỷ năm 2016 lên 3139 tỷ trong năm 2019 Nhìn tổng quan ta thấy vốn

huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn vốn huy động trung dai hạn trong tông

vốn huy động hằng năm của chi nhánh Với mục tiêu phát triển bền vững chi nhánh can day mạnh huy động vốn trung dài hạn để nguồn vốn huy động được ổn định, đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro hoạt động cho chi

30

Trang 38

Hoạt động cho vay của chi nhánh khá phát triển và đồng đều ở các phân khúc

khách hàng, dư nợ giải ngân trong ki hàng năm khá cao và nhỉnh so với các chi

nhánh lân cận, cho thấy hiệu quả cho vay của chi nhánh rất tốt, mang lại nguồn lợi nhuận tốt cho chi nhánh Với tong dư nợ tăng dan qua các năm cho thấy sự nỗ lực phát triển khách hang của CBNV trong chi nhánh , đem lại nguồn khách hàng tốt và bền vững, góp phần đây mạnh hoạt động cho vay và lợi nhuận cho chi nhánh.

Hình 2.6 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng cho vay

31

Trang 39

Ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ của chi nhánh tăng trưởng khá đồng đều qua các năm Năm 2016 tổng dư nợ đạt mức 2935 tỷ đồng, đến năm 2017 tăng 13,35% lên 3327 tỷ đồng Năm 2018 tổng dư nợ đạt 3986 tăng 19.8% so với năm 2017, đến năm 2019 đạt 4717 tỷ đồng tăng 1§.9% so với năm 2018 Tuy về tốc độ

tăng trưởng năm 2019 có giảm so với năm 2018 nhưng đây là con số vượt ngoài mong đợi của chi nhánh, thê hiện sư nỗ lực của CBNV không ngừng vươn lên hoàn

thành nhiệm vụ được giao phó Mặc dù địa bàn hoạt động của chi nhánh khá rộng lớn nhưng lại nằm chủ yếu ở khu vực địa phương như huyện Thạch Thất, Chương Mỹ, Hòa Lạc ở đây đều là những địa phương trước đây là thuần nông, kinh tế chưa

phát triển như khu vực trung tâm Bang sự nỗ lực chi nhánh đã không ngừng đi lên và đạt thành tích đáng kể.

32

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:07

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w