Dé pháp luật về người cao tudi đi vào cuộc sống, đảm bảo các quyền của người cao tuổi thì việc nghiên cứu mộtcách toàn diện pháp luật về nguoi cao tudi va viéc bao vé nguol cao tudi tron
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO _—_ BỘTƯPHÁP
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
PHAP LUAT VE NGUOI CAO TUOI
VA VIEC BAO VE NGUOI CAO TUOI
TRONG GIA DINH VIET NAM HIEN NAY
Mã số dé tài: LH - 2016 - 24/DHL — HN
Chủ nhiệm dé tai: PGS TS Ngô Thi Hường
Thu ky dé tai: ThS Bé Hoai Anh
Ha Nội, 2017
Trang 2DANH SÁCH THAM GIA THỰC HIỆN ĐÈ TÀI
PGS.TS Ngô Thị Hường Trường Đại học
Luật Hà Nội
TS Bùi Minh Hong Trường Đại học | Tác giả chuyên đề 3
Luật Hà NộiPGS.TS Nguyễn Văn Cừ Trường Đại học | Tác giả chuyên đề 4
Luật Hà NộiPGS.TS Nguyễn Thị Lan | Trường Đạihọc | Tác giả chuyên đê 5
Luật Hà Nội
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐÈ TÀI
Người cao tuôi
Tòa án nhân dân Viện kiêm sát nhân dân
Trang 4DANH MỤC CHUYEN DEChuyên đề 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền và nghĩa vụ của 56người cao tuôi và bảo vệ người cao tuôi trong gia đình
PGS.TS Ngô Thị Hường — Đại học Luật Hà Nội
Chuyên đề 2: Pháp luật Việt Nam về người cao tuôi 96
1S Bùi Thị Mừng — Đại học Luật Hà Nội
Chuyên đề 3: Thực trạng thực hiện pháp luật về nguodi cao tuôi va 132bảo vệ người cao tuổi trong gia đình Việt Nam hiện nay
TS Bùi Minh Hong — Đại học Luật Hà Nội
Chuyên đề 4: Cơ chế bảo vệ người cao tuôi và phát huy vai trò của 162người cao tuổi
PGS.TS Nguyễn Văn Cừ — Đại học Luật Hà Nội
Chuyên đề 5: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về người cao tuổi và 182
giải pháp bảo vệ người cao tudi trong gia đình Việt Nam
PGS 15 Nguyễn Thị Lan — Đại học Luật Hà Nội
Trang 5PHAN THỨ NHAT TONG QUAN VE DE TAI NGHIEN CUU
Trang 61 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Già hóa dân số là vẫn đề mang tính toàn cầu và các quốc gia trên thế giớihiện đều quan tâm Tốc độ già hóa dân số diễn ra ngày càng nhanh, đặc biệt là tạicác nước đang phát triển Trung bình cứ 1 giây có 2 người bước vao tuôi 60 và
cứ 9 người sẽ có 1 người trên 60 tudi Dự báo tỉ số này sẽ giảm xuống còn 5:1vào năm 2050 Hiện thế giới có khoảng 901 triệu người cao tuổi (năm 2015),chiếm 12,5% dân số, con số này sẽ tăng hơn 2 tỷ người vào năm 2050 (chiếm22%), gây tác động rất lớn đến mọi hoạt động kinh tế và đời sống của các quốcgia Liên Hợp Quốc đã nghiên cứu và dự báo thế kỷ XXI là thế kỷ già hóa Giàhoá dân số là xu hướng mang tính lâu dài và không thể đảo ngược Già hóa dân
SỐ SẼ tạo ra các thách thức về kinh tế, xã hội và văn hóa ở các cấp độ cá nhân, gia
đình, cộng đồng và xã hội trên phạm vi quốc gia và toàn cầu
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh
nhất thế giới và chính thức bước vào giai đoạn gia hóa dân số từ năm 2011 vớitrên 10 triệu người cao tuổi, chiếm 11% dân số Riêng số người từ 80 tudi trở lên
là hai triệu người Dự báo đến năm 2030, tỷ trọng người cao tuổi Việt Nam
chiếm 18% và năm 2050 là 26% Nếu như các nền kinh tế phát triển mat vài thập
kỷ, thậm chí hàng thé ky dé chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạndân số già thì với tốc độ già hóa như hiện nay, Việt Nam chỉ mất 15 năm Năm
2015 đã có 22.659 người cao tuổi tròn 100 tuổi và trên 100 tuổi được Chủ tịchnước gửi thiếp, quà mừng thọ Việt Nam là đất nước đang phát triển, thu nhậpbình quân đầu người chưa cao nên cần có những bước chuẩn bị và thực hiện cácchiến lược, chính sách thích ứng với già hóa dân số Đặc biệt là phải có những
giải pháp, những chính sách về an sinh dành riêng cho người cao tuổi Nhà nước
phải có chính sách, giải pháp tăng cường cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia,
mà tập trung chủ yếu là đảm bảo các phúc lợi cơ bản cho người già Bên cạnh
đó, việc sử dụng lao động ở độ tuôi cao hơn hiện nay, việc chăm sóc người cao
Trang 7tuổi khi không còn khả năng tự chăm sóc cũng là vấn đề lớn cần phải có tầmnhìn và chiến lược phù hợp.
Không chi là tỷ lệ người cao tuổi ngày càng tăng mà van dé sức khỏe củangười cao tuổi cũng cần phải được quan tâm Tudi thọ người Việt Nam cũng đã
tăng lên rất nhanh Năm 2009, tuổi thọ trung bình là 72,8 tuôi, tăng 4,6 tudi so
với năm 1999 và tăng 8 tuổi so với năm 1989 Năm 2016, tudi thọ trung bình củangười Việt Nam đã là 73,4 tuổi Mặc dù tuôi tho trung bình của người Việt Nam
đã tăng nhưng sức khỏe không tốt, tuổi khỏe mạnh chỉ là 64 tuổi Theo thông tinđược đưa ra tại Hội thảo đánh giá về tình hình chăm sóc sức khỏe nguoi cao tudi
và dap ứng của ngành y tế do Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Dân số Liên hop quốc
(UNFPA) tô chức ngày 26/9/2016 tại Hà Nội: 65,4% người cao tuổi Việt Nam
có sức khỏe yếu va rất yếu; 51% không đủ tiền chi trả cho việc điều trị nên
không điều trị; 45,6% cao huyết áp; 58% đục thủy tinh thé Các bệnh mạn tínhthường gặp ở người cao tuổi là bệnh mạch vành, cao huyết áp, đột quy, tiêu
đường, ung thư, tắc nghẽn mạch phối, thoái hóa khớp, loãng xương, sa sút trítuệ phải điều trị suốt đời Trung bình, mỗi người cao tuôi Việt Nam chịu 15,3năm bệnh tật trong cuộc đời Cũng theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, 95%
nguodi cao tudi có bệnh, chủ yếu là các bệnh mãn tính như tim mạch, huyết áp,
đái tháo đường Theo các chuyên gia về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thì ở
Việt Nam hiện nay, mỗi người cao tuổi chi phí y tế cho họ cao gấp từ 7 đến 10lần người trẻ Người cao tuổi thường sử dụng đến 50% tổng lượng thuốc Bên
cạnh đó, xu hướng người già tử vong trong các cơ sở y tế tăng lên cũng là mộtnhân tổ làm gia tăng chi phí y tế Điều kiện đời sống phan lớn đang hết sức khókhăn, chủ yếu sống dựa vào sự chăm sóc của xã hội, con cháu hoặc tự làm việc
mà không có tích lũy Số liệu điều tra của Ủy ban quốc gia về người cao tuổi cho
thay, 70% người cao tuổi không có tích lũy vật chất; chỉ 30% người cao tuổi có
lương hưu hoặc trợ cấp từ ngân sách Nhà nước; 18% người cao tuôi là hộ nghèo;
10% sống trong nha tam Người cao tuổi bị suy yếu các chức năng cơ thé Khả
3
Trang 8năng nghe nhìn kém, gân cốt suy nhược khiến việc ngồi, đi đứng khó khăn; phản
ứng chậm làm cho thân thé mat thăng bằng, dễ bị té ngã; mat trí nhớ tạm thờitrong ngắn hạn, giảm tốc độ trong học tập và thường mặc một số bệnh về hô hấp,
tim mạch, tiểu đường, tai biến mạch máu não, Parkinson, phong thấp, cao huyết
áp (trung bình có từ 3-4 bệnh) 95% người cao tuổi mắc bệnh mãn tinh không lây
nhiễm (trong đó 22,9% có sức khỏe kém) và sự đãng trí ở mức độ nhẹ Người
cao tuôi chỉ tới bệnh viện khi ốm đau nhiều 15% nguol cao tuôi tự mua thuốcđiều trị tại nhà hoặc sử dụng các phương pháp truyền thống 23,45% cần có sự
hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày Đặc biệt, chỉ có 10% người cao tuổi được kiểm
tra sức khỏe định kỳ và 50% người cao tuổi có bảo hiểm y tế Nhận thức của
người cao tuôi suy giảm, trí nhớ thay đổi: trí nhớ ngắn hạn giảm sút, họ sốngnặng về nội tâm; tư duy kém năng động và kém linh hoạt; người cao tuổi thườngkhó chấp nhận cái mới và không thích phải thay đổi thói quen Tình trạng sức
khỏe của người cao tuổi Việt Nam hiện nay đang đặt ra những thách thức lớncho ngành y tế trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như điều trị khi ngườicao tuôi mắc bệnh
Mặt khác, tỷ lệ người cao tuổi sống cô đơn hiện nay ngày càng lớn, chủyếu là cụ bà Theo Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam, thì 35% người
cao tuôi cảm thấy thất vọng; 33% không biết chia sẻ vui, buồn cùng ai; 22% cảm
thay rất cô đơn Trong khi đó, theo thống kê có đến 80% số người cao tuôi Việt
Nam sống với con cái trong gia đình Như vậy, van có người cao tuổi sống “cô
đơn” bên cạnh con cháu Thực tế này cho thay việc cham sóc sức khỏe, dam baođời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi phụ thuộc phan lớn vào giađình của người cao tuổi Con, cháu và các thành viên khác của gia đình ngườicao tudi có nghĩa vụ chăm sóc sức khỏe, phụng dưỡng người cao tuôi Đặc biệt,khi người cao tuổi đau yếu cần có sự hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày thì các
thành viên gia đình có nghĩa vụ chăm sóc thường xuyên, bảo đảm sự an toàn vềsức khỏe, tính mạng cho người cao tuôi Tuy nhiên, có thê nhận thây còn nhiêu
4
Trang 9nguol cao tuôi chưa thực sự được quan tâm chăm sóc, bảo vệ quyên, lợi ích hợp
pháp Điều này cho thấy, việc dam bảo quyền có nơi ở của người cao tuổi khôngchỉ là đáp ứng nhu câu về nơi ở mà còn là đáp ứng nhu cầu về đời sống tình cảm,
tinh thần của người cao tuổi
Bên cạnh những van đề về sức khỏe, người cao tuổi Việt Nam cũng như ởcác nơi trên thế giới còn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử Kết quả điều tracủa Vu gia đình năm 2012, có tới 41% người cao tuôi xác nhận có hiện tượngbạo lực (bất kỳ một hành vi bạo lực nào) đối với bố mẹ già ở địa phương trong
12 tháng tính đến thời điểm điều tra Nếu tính trong mẫu khảo sát, có 11,6%
người cao tuôi đã từng chịu một hành vi bạo lực bất kỳ từ con cái và 7,9% người
cao tuôi đã từng chịu một hành vi bạo lực bat ky từ con cai trong 12 tháng trước
cuộc khảo sát Nghiên cứu cũng chỉ rõ những hành vi bạo lực xảy ra gần nhất màngười trả lời biết rõ bao gồm: Sỉ nhục, hỗn lao với bố mẹ (38%); Đánh đập bố
mẹ (23,0%); De doa bố mẹ (17,0%); Tranh giành thừa ké/ gay suc ép voi cha me
dé doi tai san (9,0%); Không quan tâm chăm sóc về vật chất hoặc về tình cảm
(4.0%); sử dụng/lây một phần thu nhập/khoản tiết kiệm của bố mẹ già mà không
được bỗ mẹ đồng ý (3,0%); Nhốt cấm đoán bố me không cho đi đâu/cắm đoán
trong giao tiếp (2,0%) Đặc biệt, trong số những hành vi bạo lực cha mẹ màngười trả lời biết rõ thì tỉ lệ bạo lực thể chất như đánh đập cha mẹ là khá cao(23%), hành vi đe dọa bố mẹ già cũng chiếm tới 17%
Từ thực trạng của người cao tuổi Việt Nam cho thay viéc bao vé, cham
sóc người cao tuôi hiện nay và trong những năm tới là một trong những nhiệm
vụ cấp bách Để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích thì cần phải có
sự tham gia tổng lực của các thé chế: Nhà nước, gia đình, xã hội Đồng thời phải
có biện pháp phù hợp cả về pháp luật và thực tiễn
"Kính lão, trọng thọ” là một trong những đạo lí thể hiện truyền thống tốtđẹp, nhân văn của dân tộc Việt Nam Người cao tuổi luôn có vi trí, vai trò đặc
biệt trong đời sống gia đình và xã hội Tăng cường giáo dục cho thế hệ trẻ sự tôn
5
Trang 10vinh người cao tuổi là đạo lý, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi phải trở thành nghĩa vu và tráchnhiệm cao cả của gia đình và toàn xã hội Nhận thức rõ điều đó, ngày 27/ 9/1995
Ban Bí thư Trung ương khoá VII đã ra Chỉ thị số 59 - CT/TW về chăm sóc người
cao tuôi Chỉ thị nêu rõ: Việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người
cao tuôi là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội
Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho việcbảo vệ, chăm sóc người cao tuổi như: Hiến pháp năm 2013, Luật Người cao tuôi,
Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 Bên cạnh đó,Chính phủ còn phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổigiai đoạn 2012- 2020 và có nhiều chính sách về người cao tuổi Tuy nhiên, việc
chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuôi chưa đạt được những mục tiêu đã đề ra.Hơn nữa, Luật Người cao tuổi, Bộ luật Lao động đã rất chú trọng đến quyền của
người cao tuổi cũng như trách nhiệm của cá nhân, t6 chức va gia đình trong việc
phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi nhưng kết quả thực hiện trên thực tế chưa
cao Việc thực hiện công tác chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi chủ yếu là
thuộc về gia đình của người cao tuổi Bên cạnh những gia đình con cháu thảohiền đã chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà chu đáo thì còn không ít gia đình
con cháu đã không làm tròn bốn phận của mình, thậm chí còn có hành vi bạo lực
đối với người cao tuổi là ông ba, cha me mình Nhiều trường hợp con, cháu còntước đoạt cả mạng sống của ông bà, cha mẹ Bên cạnh đó, còn hàng triệu ngườicao tuôi sống cùng con cháu nhưng con cháu thuộc hộ nghèo nên người cao tudirơi vào hoàn cảnh khó khăn Như vậy, dù đã có hệ thống pháp luật và chính sách
dé bảo vệ, chăm sóc người cao tuổi nhưng người cao tuổi Việt Nam hiện nay vanchưa thực sự được đảm bảo các quyền của mình Dé pháp luật về người cao tudi
đi vào cuộc sống, đảm bảo các quyền của người cao tuổi thì việc nghiên cứu mộtcách toàn diện pháp luật về nguoi cao tudi va viéc bao vé nguol cao tudi tronggia đình Việt Nam hiện nay là có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn
6
Trang 112 Tình hình nghiên cứu
Người cao tuổi là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học Đã
có nhiều công trình nghiên cứu về người cao tuổi ở Việt Nam dưới góc độ Y
học, Kinh tế học, Xã hội học, Tâm lý học và Luật học Đề tài nghiên cứu về
pháp luật người cao tuổi và việc bảo vệ người cao tuổi trong gia đình nênnhóm tác giả đặc biệt quan tâm đến các công trình nghiên cứu Luật học và
Xã hội học về người cao tuôi
2.1 Sách tham khảo và đề tài nghiên cứu khoa học
(1) Sách: TS Nguyễn Thế Huệ, Hội Người cao tuổi Việt Nam — Việnnghiên cứu người cao tuổi Việt Nam, “Người cao tuổi va bạo lực gia đình”
(2007), Nxb Tư pháp Cuốn sách dựa trên kết quả khảo sát, đánh giá về “Người
cao tudi và bao lực gia đình” do Viện nghiên cứu người cao tuôi Việt Nam thực
hiện tại 6 xã/phường của 3 tỉnh Dak Lak, Phú Yên va Quang Tri Tác giả chuyếu phân tích thực trang và nguyên nhân bao lực gia đình người cao tuổi, vai trò
của người cao tuổi tham gia phòng chống bao lực gia đình và đưa ra một số giải
pháp phòng, chống bạo lực gia đình người cao tuổi Đáng chú ý là cuốn sách
dành một phần đáng kê nói về thực trạng người cao tuôi bị bạo lực gia đình Tác
gia đã nhận định “nhiễu người cao tuổi hiện đang phải gánh chịu bạo lực về théchất, tinh thần, kinh tế và cả tình dục nhưng chưa được quan tâm, giải quyết
đúng mức” Có thé nhận định rằng cuốn sách chưa đề cập đến quyền của ngườicao tuổi cũng như các van đề pháp lý về bảo vệ người cao tudi và tình trạng bao
lực gia đình đối với người cao tuổi
(2) Dé tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia: Tên đề tài: “Cham sóc người
cao tuôi ở Việt Nam — Thực trạng và giải pháp” mã số: ĐTXH.G08/2014 Chủ
nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thé Huệ Chủ trì thực hiện: Viện nghiên cứu Ngườicao tuôi Việt Nam, Hội Người cao tuôi Việt Nam
Đề tài đã chỉ rõ các yêu cầu và điều kiện để tô chức tốt việc chăm sócngười cao tuổi Đề tài đưa ra kết quả điều tra thực trạng đời sống vat chat, tinh
7
Trang 12thần và sức khỏe của người cao tuổi thông qua hoạt động khảo sát thực tiễn Détài nêu ra những kinh nghiệm chăm sóc người cao tuổi ở một số nước trên thếgiới để vận dụng cho Việt Nam Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình chăm sócngười cao tuôi là: Chăm sóc tại gia đình, tại cộng đồng và trung tâm Bảo trợ xãhội của Nha nước, các tác giả nghiên cứu dé tài đã tổng kết được những điểmtiến bộ và hạn chế của từng mô hình.
Đề tài đưa ra một số đề xuất: Một là về mô hình chăm sóc nguoi cao tudi
ở Việt Nam Trong bối cảnh hiện nay nên theo 3 loại mô hình: Chăm sóc tai gia
đình, tại cộng đồng và Trung tâm tư nhân Đây là xu hướng được những nước
phát triển đã triển khai và đem lại hiệu quả tích cực trong việc chăm sóc ngườicao tuổi Hai là thay đổi một số chính sách, cơ chế thực hiện chính sách vàkhuyến nghị các giải pháp chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam Ba là đề xuất
Ban Bi thư Trung ương tong kết Chỉ thị 59/CT, Ban hành Nghị quyết hoặc Chi
thị mới về già hóa dân số và chuẩn bị đón dân số già ở Việt Nam trong tương lai
gan; Đề xuất Quốc hội xem xét, tổng kết, bố sung, sửa đôi Luật nguoi cao tuổi;Chính phủ cho thành lập Cục người cao tuôi; cho phép thành lập Hiệp hội chăm
sóc người cao tuổi tư nhân; Dia phương chủ động cân đối ngân sách, hạ độ tudi,nâng trợ cấp xã hội cho người cao tuổi phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và
xu thế già hóa dân số ở địa phương
Như vậy, đề tài nghiên cứu cấp quốc gia về người cao tuổi nhưng phạm vinghiên cứu của đề tài là thực trạng chăm sóc người cao tuổi Việt Nam trongnhững năm qua Do vậy, đề xuất các giải pháp cũng chủ yếu là về hình thức,phương pháp chăm sóc người cao tuổi Các dé xuất về pháp luật mang tính
nguyên tắc, chưa cụ thé Vì vậy, nội dung của công trình nghiên cứu chưa théhiện tính pháp lý về chăm sóc người cao tuổi cũng như căn cứ pháp luật về bảo
vệ người cao tuổi
2.2 Luận văn Thạc sĩ Luật học
(1) Đào Thị Tuyền, “Quyên của người cao tuôi trong lĩnh vực hôn nhân,
gia đình và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam hiện nay” (2014), Luận văn Thạc sĩLuật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
8
Trang 13Tác giả Luận văn đã phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam,nghiên cứu một số văn bản quốc tế và quá trình ghi nhận cũng như chính sáchpháp luật Việt Nam về quyền của người cao tuôi nói chung và trong lĩnh vực hôn
nhân, gia đình nói riêng, từ đó làm sáng tỏ những quyển cơ bản của người cao
tuôi trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình Đồng thời, tác giả cũng nêu ra một số hạnchế, bất cập trong việc thực hiện các quyển của người cao tuôi trong lĩnh vực
hôn nhân, gia đình trên thực tế Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao việc thực hiện các quyền của người cao tuổi
(2) Phùng Thị Vân Anh, “Pháp luật về người cao tuổi và vấn đề bảo vệ
người cao tuổi tại Việt Nam hiện nay” (2014), Luận văn Thạc sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội.
Luận văn tập trung phân tích các quyền và nghĩa vụ của người cao tuôi
theo Luật Người cao tuổi năm 2009 Tác giả cũng nêu thực tiễn thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi và đưa ra một số đề xuất hoàn thiện phápluật về người cao tuổi Tuy nhiên, luận văn chưa phân tích về những nguyênnhân của những hạn chế, tồn tại của việc thực hiện pháp luật về người cao tuôi
nên những kiến nghị, giải pháp mà tác giả đưa ra chưa có chiều sâu, chưa có sứcthuyết phục
(3) Nguyễn Bích Ngọc, “Bảo vệ, thúc đây quyền của người cao tuổi trênthế giới và tại Việt Nam” (2015), Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật — Daihọc Quốc gia Hà Nội
Luận văn đã sơ lược tình hình người cao tuổi trên thé giới và tại Việt Nam,đưa ra một số khái niệm về người cao tuổi và vấn đề bảo vệ, thúc đây quyền củangười cao tuôi Tác giả cũng đã phân tích các quy định của luật nhân quyền quốc
tế và pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền của người cao tuổi Trên cơ sởphân tích thực tiễn việc bảo vệ, thúc day quyên của người cao tuổi tại Việt Nam,
tác giả đã đề xuất, kiến nghị những giải pháp bổ sung nhằm tăng cường bảo vệ,
thúc day quyền của người cao tuổi tại Việt Nam
9
Trang 14(4) Nguyễn Lệ Huyền, “Bảo hiểm hưu trí — Thực trạng và kiến nghị”
(2015), Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Luận văn giải quyết một van dé liên quan lớn đến an sinh của người cao
tudi đã đến tuổi nghỉ hưu đó là bảo hiểm hưu trí Tác giả phân tích thực trang
pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hiểm hưu trí tại Việt Nam
Tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp thực thi phápluật về bảo hiểm hưu trí Có thé nhận thấy, tác giả đã giải quyết được một trongnhững vấn đề về bảo đảm quyền của người lao động khi về già Do phạm vinghiên cứu của đề tài Luận văn chỉ trong vấn đề bảo hiểm hưu trí nên nội dung
của Luận văn không bao trùm các quyén của người cao tuổi và việc bảo đảm
thực hiện các quyền đó
(5) Đào Quang Hưng, “Pháp luật về bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi
và thực tiễn thi hành tại Quận 10, Thành phố H6 Chi Minh” (2016), Luận van
Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Đề tài Luận văn giới hạn trong phạm vi nghiên cứu hẹp đó là pháp luật về
bảo trợ xã hội cho người trên 80 tuổi Khác với người từ 60 đến dưới 80 tuổi,
người từ đủ 80 tudi là đối tượng được bảo trợ xã hội không phụ thuộc vào cácđiều kiện khác Với giới hạn phạm vi đó, Luận văn không nghiên cứu pháp luật
về bảo trợ xã hội cho người cao tuôi mà chỉ hướng tới các quy định về bảo trợ xã
hội cho người từ đủ 80 tuổi trở lên Đồng thời, phạm vi nghiên cứu thực tiễn thi
hành cũng được tác giả giới hạn trong phạm vi một quận (đối tượng và phạm vi
nghiên cứu đều rất hẹp) Do vậy, còn nhiều vấn đề liên quan đến quyền củangười cao tuổi, bảo vệ người cao tuôi trong gia đình chưa được giải quyết trong
Luận văn.
(6) Bùi Thị Thanh Thúy, “Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người caotuôi ở Việt Nam hiện nay” (2017), Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa
học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Luận văn phân tích làm sáng tỏ vấn đề lý luận về trợ giúp xã hội nói chung
và trợ giúp xã hội đôi với người cao tuôi nói riêng Luận văn đánh giá thực trạng
10
Trang 15pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, từ đó tác giả luận văn đã đưa
ra một số giải pháp nhăm bảo đảm thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối vớingười cao tuổi Với phạm vi nghiên cứu của đề tài, Luận văn chỉ tập trungnghiên cứu, phân tích pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi Do đó,nội dung Luận văn không bao quát hết các van dé liên quan đến pháp luật vềngười cao tuôi, quyền của người cao tuổi và bảo vệ người cao tuôi
2.3 Luận văn Thạc sỹ Công tac xã hội
Với chuyên ngành công tác xã hội, có khá nhiều Luận văn Thạc sĩ vềnguoi cao tuổi Có thé nêu ra một vài Luận văn sau:
(1) Phùng Thanh Thảo, “Công tác xã hội với người cao tuổi bị bạo lực
trong gia đình”, Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội — Dai học Quốc gia Hà Nội —
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (2014).
(2) Phạm Thị Oanh “Thực trạng bạo hành với người cao tuổi trong các gia
đình đô thị hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội, Đại học Quốc gia Hà
Nội — Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (2014).
(3) Trương Thị Điểm “Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở nôngthôn Việt Nam hiện nay và hoạt động của công tác xã hội”, Luận văn Thạc sĩ
Công tác xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội — Trường Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn (2014).
Ngoài ra còn một số Luận văn khác nghiên cứu xã hội học về nguoi cao
tuổi Có thé nhận định rang các Luận văn đều giải quyết một van dé cốt lõi về
nguoi cao tudi đó là đặc điểm thé chất, tinh thần của nguoi cao tuôi dé từ đó đưa
ra những biện pháp, những mô hình chăm sóc người cao tuổi Từ các biện pháp
và mô hình đó các tác giả nêu nên vai trò của công tác xã hội và nhân viên xã hội
trong việc chăm sóc người cao tuổi Như vậy, cùng hướng tới bảo vệ người caotuổi nhưng dưới góc độ nghiên cứu của chuyên ngành công tác xã hội các công
trình nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở các hoạt động cụ thé của các tô chức, cá
nhân trong cộng đồng mà không giải quyết các vấn đề về luật pháp cũng như các
11
Trang 16chính sách liên quan đến người cao tuổi nhăm bảo vệ người cao tuổi một cách tốtnhất trong bối cảnh hiện nay.
2.4 Bài báo
(1) Nguyễn Thị Loan Anh, “Về quyền của người cao tuôi trong Dự thảo
sửa đôi Hiến pháp năm 1992” (2013), Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 23/4/2013.Tác giả khái quát các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc về người cao tuôi, liệt kêcác quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi được quy định trong Luật người caotudi, xác định chế định quyền của người cao tuôi trong Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp
1992 bao gồm quyền gián tiếp hay quyền thụ động và quyền được hàm chứa trongchế định các quyền con người, quyền công dân, đánh giá ưu điểm và hạn chế của chế
định này.
(2) Mai Phương với bài viết “Quan tâm hơn nữa dé Luật Người cao tuôi đi
vào cuộc sông” (2015), Báo điện tử của Hội Người cao tuổi Việt Nam ngày9/9/2015 Bài viết đưa ra một số hạn chế, bất cập trong việc thực hiện LuậtNgười cao tuổi năm 2009 và nêu một số nguyên nhân dẫn đến những quy định
của Luật Người cao tuổi chưa đi vào cuộc sống
(3) Ths Nguyễn Văn Đồng, “Luật Người cao tuổi - Thực tiễn triển khai
sau 08 năm thi hành”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật online Kết quả triển khaiLuật Người cao tuổi trong thực tiễn đời sống về các lĩnh vực như: Chăm sóc sức
khỏe, đời sống vật chất, đời sống tinh thần cho người cao tuổi; phát huy vai trò
của người cao tudi trong đời sống: hiểu biết của người cao tuổi và cộng đồng về
các chính sách pháp luật liên quan đến người cao tuổi; sự tham gia của toàn xãhội trong công tác trợ giúp người cao tuổi Tác giả cũng nêu những tôn tại, bất
cập trong quá trình triển khai Luật Người cao tudi, từ đó dé xuất một số giải
pháp góp phan thực hiện hiệu quả Luật Người cao tuổi
(4) Tác giả Lê Duy Mai Phương — Khoa Xã hội học, Truong Dai học
Khoa học Huế “Vai trò của người cao tuổi trong gia đình nông thôn ở ThừaThiên Huế hiện nay” - Tạp chí Khoa học và công nghệ, Trường Đại học Khoa
12
Trang 17học Huế, số 2 (2014) Trên cơ sở nghiên cứu thực tế tại gia đình nông thôn ở
Thừa Thiên Huế, bài viết đã chỉ rõ vai trò quan trọng của người cao tudi trong
lao động sản xuất, giữ gìn văn hóa gia đình, giữ vững nếp nhà, gương mẫu với
con cháu trong cách ứng xử giữa các thành viên gia đình cũng như ngoài xã hội.
(5) TS Hoàng Mộc Lan, Khoa Tâm lý học - Trường Dai học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, “Đời song tinh thần của nguoi cao tuôi ở Việt Nam hiện
nay” Website sức khỏe sinh sản Ngày đăng nhập 9/7/2013 Tác giả phân tích đời
sông tinh thần của người cao tuôi đưới góc độ tâm sinh lý Sự thay đối về thé chất củangười cao tuổi ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của người cao tuôi
(6) TS Đàm Hữu Đắc, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Người cao tuổi Việt
Nam, “Đóng góp của người cao tudi cho gia đình và xã hội” Tạp chí Cộng sản
điện tử Ngày 28/6/2017 Tác giả nêu vai trò của người cao tuôi trong sự nghiệpdau tranh giải phóng đất nước và trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước hiện nay, cũng như trong việc xây dựng gia đình văn hóa Tác giả nêumột số gương sáng của người cao tuổi trong cuộc sống, trong sản xuất kinh
doanh, trong hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Ngoài ra còn nhiều bài viết khác dưới các góc nhìn xã hội học, tâm lý học,
y học về người cao tuôi
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về người cao tuổi đưới góc độ Luật
học chủ yếu trong phạm vi chuyên ngành hẹp (Luật bao hiểm xã hội, Luật Laođộng ) Các công trình nghiên cứu về người cao tuổi dưới góc độ Xã hội họclại chỉ dừng lại van đề chăm sóc người cao tuổi Có thé nhận định rằng chưa cómột công trình nào nghiên cứu một cách toàn điện pháp luật về người cao tuôi vàviệc bảo vệ quyền của người cao tuổi trong gia đình Việt Nam
3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
3.1 Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận là Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng,
-13
Trang 18chính sách pháp luật của Nhà nước thông qua các văn kiện Đại hội Đảng, Hội
nghị Ban chấp hành Trung ương, những quy định pháp luật và các văn kiện Đại
hội Đảng, Nghị quyết, Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở xác định rõ yêu cầu của đề tài, nhóm nghiên cứu sử dụng nhiềuphương pháp nghiên cứu khác nhau dé thực hiện dé tài Các phương pháp đó là:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích,
phương pháp tông hợp, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh, phương
pháp nghiên cứu xã hội học (quan sát, trao đôi, phỏng van)
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được áp dụng nhằm
tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về người cao tuôi, pháp luật về người caotuổi và bảo vệ người cao tuổi Kết quả của phương pháp nghiên cứu này chủ yếunhằm xây dựng cơ sở lý luận của van đề nghiên cứu Các tài liệu chủ yéu đượcnghiên cứu là: Các văn bản pháp luật quốc tế về quyền con người của người caotuổi; văn bản pháp luật về người cao tuổi hoặc liên quan đến người cao tuổi Việt
Nam qua các thời kỳ; pháp luật của một số nước trên thế giới về quyền của
người cao tudi và bảo vệ người cao tuổi; các công trình nghiên cứu khoa họcthuộc các lĩnh vực khoa học như: Luật học, Triết học, Tâm lý học, Xã hội
học, Y học
- Phương pháp lich sử: Phương pháp này được áp dụng nhằm tìm hiểu tínhlich sử của các van dé thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài như: Khái niệmngười cao tudi, bảo vệ người cao tuổi, vai trò và phát huy vai trò của người caotuổi, văn bản pháp luật về người cao tuổi hoặc liên quan đến người cao tuổi Việt
Nam qua các thời kỳ
- Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích được sử dụng để phân
tích các luận điểm, luận cứ, quan điểm về pháp luật người cao tuôi và bảo vệ
người cao tuôi; phân tích các điều luật quy định về người cao tuổi; phân tích các
sự việc, hiện tượng xảy ra đôi với người cao tuôi.
14
Trang 19- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để gắn kết các
van đề nghiên cứu riêng rẽ về pháp luật người cao tuổi và bảo vệ người cao tuổi
trong gia đình thành một công trình nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được vận dụng xuyên suốt
trong các chuyên đề nghiên cứu So sánh để tìm ra sự tương thích giữa pháp luậtquốc tế và pháp luật Việt Nam So sánh văn bản pháp luật Việt Nam hiện hànhvới văn bản pháp luật Việt Nam đã hết hiệu lực dé thấy rõ sự phát triển dần hoànthiện của hệ thống pháp luật Việt Nam về người cao tudi và bảo vệ người caotuổi So sánh tỷ lệ người cao tuổi trong dân số Việt Nam ở các giai đoạn khác
nhau đề nhận định về quá trình già hóa dân số có tác động đến việc bảo vệ người
cao tudi Việt Nam như thé nào
- Phương pháp chứng minh: Phương pháp này được sử dụng để chứng
minh các luận điểm, các nhận định được nêu ra trong các báo cáo chuyên đề,
cũng như những tôn tại, vướng mắc trong thi hành pháp luật về người cao tudi và
bảo vệ người cao tuổi
- Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Thông qua phương pháp quan sát,nhóm nghiên cứu tìm hiểu thực tiễn thực hiện pháp luật về người cao tudi, trong
việc chăm sóc và bảo vệ người cao tudi ở các địa phương khác nhau, tìm hiểucông tác quản lý nhà nước về người cao tuổi Thông qua phương pháp tròchuyện, phỏng vấn với người cao tuôi, với thành viên gia đình người cao tuôi,
với nhân viên xã hội, với công chức trong cơ quan quản lý nhà nước về người
cao tuổi nhóm nghiên cứu thu thập được những thông tin cần thiết về thực tiễnbảo vệ người cao tuổi trong gia đình Việt Nam trong những năm qua, cũng như
những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về người cao tudi Qua đó đưa ra
những đề xuất hoàn thiện pháp luật, chính sách về người cao tuổi và đưa ra một
số giải pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả chăm sóc, bảo vệ người cao tuổi.Phương pháp trao đổi, phỏng vấn chủ yếu thông qua các cuộc trò chuyện, các
hoạt động tư vẫn pháp luật
15
Trang 204 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích sau:
- Làm sáng tỏ những quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa
vụ của người cao tuôi Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét về những điểm tiễn
bộ và hạn chế của pháp luật Từ đó có những kiến nghị nhằm sửa đôi, bố Sung,hoàn thiện hệ thống pháp luật về người cao tuổi
- Khái quát việc thực hiện pháp luật về người cao tuổi và bảo vệ người cao
tuôi tại Việt Nam trong những năm qua Từ đó đưa ra những nhận định về nhữngthành tựu và hạn chế trong việc bảo vé người cao tuôi, đặc biệt là việc bảo vệngười cao tuổi trong gia đình Trên cơ sở đó có những kiến nghị trong việc
hoạch định chính sách, pháp luật, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội hướng tới người cao tuổi, nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ người
cao tuổi ở Việt Nam
- Nâng cao thận thức của mỗi cá nhân về vai trò của người cao tuổi trong
sự phát triển của đất nước, của gia đình và xã hội cũng như quyền, nghĩa vụ củanguoi cao tuôi Trên cơ sở đó có những cơ chế, chính sách, tạo điều kiện và cơhội dé người cao tuôi phát huy vai trò của mình
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu phục vụ việc giảng dạy, nghiên cứu và họctập tại Trường Đại học Luật Hà Nội và các cơ sở đào tạo Luật và công tác xã hội
khác Kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu phục vụ cho những người làm công tác
quan ly nhà nước về người cao tuổi và những người là công tác xã hội
5 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu pháp luật về người cao tuổi ở Việt Nam và
thực tiễn bảo vệ người cao tuổi trong gia đình Việt Nam hiện nay Vì vậy, đề tài
không di sâu nghiên cứu về thực tiễn thực hiện và đảm bảo thực hiện một sốquyền của người cao tuổi được quy định tại các điểm c, e, g khoản 1 Điều 3 LuậtNgười cao tuổi năm 2009 Đó là các quyên: (c) Được ưu tiên khi sử dụng cácdịch vụ theo quy định của Luật Người cao tuổi và các quy định khác của pháp
16
Trang 21luật có liên quan; (e) Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội,
trừ trường hợp tự nguyện đóng góp; (g) Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ,chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn
do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác Đồng thời, đề tài cũngkhông đi sâu nghiên cứu về pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về người
lao động cao tuôi và bảo hiêm xã hội cho người cao tuôi.
17
Trang 22PHAN THU HAI BAO CAO TONG HOP DE TAI
18
Trang 23MỤC LUC BAO CAO TONG HOP
1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về bao vệ người cao tuổi
1.1 Khái niệm và đặc điểm của người cao tudi
1.2 Quyền con người của người cao tuổi
1.2.1 Văn kiện Quốc tế về quyền của người cao tuổi
1.2.2 Các quyền cơ bản của người cao tuổi
1.3 Cơ chế bảo vệ người cao tuổi
1.3.1 Bảo vệ băng pháp luật
1.3.2 Trách nhiệm của các cơ quan, tô chức, gia đình và cá nhân
trong việc bảo vệ người cao tuôi
1.3.3 Các hành vi bị cắm thực hiện đối với người cao tuôi
1.4 Vai trò va phát huy vai trò của người cao tuổi
1.4.1 Vai trò của người cao tuổi
1.4.2 Phát huy vai trò của người cao tuổi
2 Pháp luật Việt Nam về người cao tudi qua các giai đoạn phát triển
3 Thực tiễn thực hiện pháp luật về người cao tuổi và bảo vệ
người cao tuổi trong gia đình tại Việt Nam
3.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật về người cao tuổi
3.1.1 Kết quả đạt được
3.1.2 Một số tồn tại, hạn chế
3.2 Thực trạng bảo vệ người cao tuổi trong gia đình Việt Nam
4 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về người cao tuổi và giải pháp
bảo vệ người cao tuổi trong gia đình Việt Nam
4.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về người cao tudi
4.2 Giải pháp bảo vệ người cao tuổi trong gia đình Việt Nam
Kết luận
19
Trang 20 20 ee 22 23 28 28 29
32 33 33 34 35 37
37 37 42 45 47
47 51 54
Trang 24Với 5 chuyên đề nghiên cứu, các tác giả đã giải quyết thâu đáo các van đề
lý luận và thực tiễn về pháp luật luật người cao tuôi và bảo vệ nguoi cao tuôi,
đặc biệt là bảo vệ người cao tuổi trong gia đình Việt Nam hiện nay Kết quả
nghiên cứu được thê hiện trong 4 nội dung
1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo vệ người cao tuổi
1.1 Khái niệm và đặc điểm của người cao tudi
Dưới góc độ y học, người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liềnvới việc suy giảm các chức năng của cơ thé Mỗi quốc gia có hệ thống y tế, chămsóc sức khỏe, điều kiện sống khác nhau nên sức khỏe và các biểu hiện già hóacủa người dân ở mỗi nước cũng có thé khác nhau Dưới góc độ Luật học, cuộc
đời mỗi người chia làm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn chưa thành niên, giai đoạnthành niên và giai đoạn cao niên Cao niên thường là chỉ thời kỳ mà con người ở
vào giai đoạn cuối cuộc đời, đã có mặt trên thế gian nhiều thập kỷ mà phần lớncác nước xác định độ tuôi đó là 60 Dé mô tả con người ở giai đoạn cuối cuộcđời, người ta đã sử dụng thuật ngữ người già hoặc người cao tuổi Ở một số nước
trên thế giới còn gọi là “lớp người thứ ba” Quá trình già hóa của cơ thể con
người là do sự tác động của thời gian và quá trình sống lên cơ thé sống Thời
gian vật lý là tháng, năm trôi qua Quá trình và môi trường sông là thời gian sinh,gia đình, xã hội, tôn giáo, trình độ văn hóa xã hội, quá trình đào tạo, nghề
nghiệp, hành vi và các biến cố của cuộc đời Trạng thái già xuất hiện ở từng
người với từng thời điểm khác nhau Có người trẻ lâu, có người già sớm Caotuổi không phải khi nào cũng là già Do vậy, già không đồng nghĩa với tuôi cao
Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam còn có sự khác nhau trong việc sửdụng thuật ngữ cũng như xác định độ tuổi dé coi là “cao tuổi” Thuật ngữ “ngườicao tuôi” được sử dụng chính thức trong Luật Người cao tuôi năm 2009 Luật
Hôn nhân và gia đình sử dụng thuật ngữ “già” để chỉ những người không cònkhả năng lao động để nuôi mình Thuật ngữ “người cao tuổi” thé hiện sự tôntrọng, mang tính tích cực hơn là thuật ngữ “người già” Theo các chuyên gia y
20
Trang 25học, cao tuổi chưa han đã già, nhưng nhiều người đã già khi tuổi chưa cao Đồngthời cần thống nhất xác định người cao tudi là người từ đủ 60 tuổi trở lên Theothời gian, quá trình biến đổi của cơ thé song song với sự tích lũy tuổi tác Qua
trình này bắt đầu khi con người mới sinh ra, liên tục tiến triển song song với qua
trình sống của con người và kết thúc khi sự sống kết thúc Tuổi càng nhiều thicàng có nhiều vấn đề về sức khỏe và nhiều chức năng của cơ thể bị suy giảm,trong đó có hệ thống miễn dịch suy giảm dẫn đến dễ mắc bệnh Vì vậy, người từ
60 tuổi trở lên đã cần được pháp luật bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở,
đi lại, chăm sóc sức khỏe cũng như được tạo điều kiện tham gia hoạt động vănhóa, giáo dục, thé dục, thé thao Đồng thời, đây là độ tuổi phù hợp với quan
niệm, tập quán của người Việt Nam.
Ở giai đoạn cao tuổi, con người có những đặc điểm tâm sinh lý khác với
giai đoạn tuổi trẻ Trải qua quá trình lão hóa nên người cao tudi có những thay
đổi về thé chất và tâm lý so với giai đoạn trước đó Đây là diễn biến tự nhiên của
cơ thể con người mà không thê đảo ngược Trước hết là những thay đổi về thể
chất Do sự lão hóa của các cơ quan trong cơ thé và kha năng miễn dịch của co
thé bị suy giảm, người cao tuổi thường rất dé mắc các bệnh truyền nhiễm nhưcảm cúm, viêm phối Đồng thời, do sự suy giảm chức năng của hệ miễn dịch
nên người cao tudi thường mắc các bệnh mạn tính như: Tim mạch, tăng huyết
áp, đột quy, đái tháo đường, ung thu, phổi tắc nghẽn mãn tính, thoái khớp, loãngxương, sa sút trí tuệ Có thé nhận thấy tudi là yếu tố có mối liên quan chặt chẽvới tình trang sức khỏe Tudi càng cao, sức khỏe càng giảm Thực tế cho thấy tỷ
lệ đau ốm tăng dần theo nhóm tuổi
Không chỉ có những thay đổi về thể chất, người cao tuổi còn có những
thay đổi lớn về tâm ly theo thời gian Ở mỗi giai đoạn phát triển của con người
thì mỗi cá nhân đều có những biến đổi về tâm lý Tuy nhiên, đối với người cao
tuổi, những thay đổi này có sự đa dạng, phức tạp hơn Có thé sự diễn biến tâm ly
ở môi cá nhân có khác nhau Có thê diễn biên theo chiêu hướng tích cực hoặc
21
Trang 26tiêu cực Nhìn chung, người cao tuôi với sự tích lũy kinh nghiệm trong cuộc đời,
sự gia tăng kiến thức và sự thành thạo các kỹ năng trải qua những biến động củathời gian sẽ có tác phong khác người trẻ tuổi Mặt khác, quá trình lão hóa của cơthé và những bệnh tật mà người cao tuổi mắc phải cũng ảnh hưởng tới sự tâm lý,ứng xử của họ Tùy thuộc vào mức độ trải nghiệm những áp lực, căng thăng, lo
âu trong cuộc sống của người cao tudi mà quyết định trang thái tâm lý của họtheo hướng là vô tư, bình thản hoặc dễ cảm xúc đến những biéu hiện tự tin, tựchủ, lạc quan, bi quan, tự ti hoặc giận hon, bùng nô Vì vậy cần có sự tham giacủa nhiều cá nhân trong xã hội và gia đình để giúp người cao tuổi có trạng tháitâm lý theo chiều hướng tích cực
1.2 Quyền con người của người cao tuổi
1.2.1 Văn kiện Quốc tế về quyền của người cao tuổi
Quyền của người cao tuổi được xác lập trên cơ sở quyền con người đãđược ghi nhận tại Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người, Công ước quốc tế
về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công ước quốc tế về các quyền dân sự
và chính trị Theo đó, người cao tuổi có đầy đủ các quyền dựa trên các quyền tự
nhiên vốn có của con người Đồng thời, người cao tuổi thuộc nhóm người dé bịtốn thương, do đó xác lập và bảo vệ quyền của người cao tuổi phải dựa trên
những đặc điểm tâm sinh ly của người cao tuổi và phải dựa trên những nguyêntắc riêng Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua các nguyên tắc về người caotuổi theo Nghị quyết 46/91 (ngày 16/12/1991) Mười tám nguyên tắc đã được ghinhận và Liên Hợp Quốc khuyến khích các chính phủ lồng ghép những nguyên
tắc này vào các chương trình quốc gia trong điều kiện cho phép Các nguyên tắc
được chia thành 5 nhóm: Nguyên tắc độc lập (từ nguyên tac 1 đến nguyên tắc 6);
nguyên tắc tham gia (từ nguyên tắc 7 đến nguyên tắc 9); nguyên tắc chăm sóc (từnguyên tắc 10 đến nguyên tắc 14); nguyên tắc tự hoàn thiện (từ nguyên tắc 15
đến nguyên tắc 16); nguyên tắc nhân pham (từ nguyên tắc 17 đến nguyên tac18) Ngoài các văn kiện trên, quyên con người của người cao tuôi còn được ghi
22
Trang 27nhận trong văn kiện khác như: Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phânbiệt đối xử với phụ nữ năm 1979 (ghi nhận quyên của phụ nữ cao tuổi).
1.2.2 Các quyền cơ bản của người cao tuổi
- Quyền về sức khỏe
Quyên về sức khỏe được xác lập dựa trên quyền về sức khỏe - một trongcác quyên con người Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người quy định: “Mọingười đều có quyền được hưởng một mức sống phù hợp với sức khỏe và sự no
ấm cho bản thân và gia đình bao gồm: Thực phẩm, quan áo, nhà ở, y tế và cácdịch vụ xã hội cần thiết ” Quyền về sức khỏe là một phạm trù rất rộng TheoHiến chương Tổ chức Y tế thế giới (năm 1946): “Sức khỏe là tình trạng đầy đủ
yén lành về xã hội, về tinh thần và về thể xác, không chỉ đơn thuần là khôngbệnh tật hay ốm yếu” Phạm vi rộng của khái niệm sức khỏe không chỉ ở mức độ
là không mắc bệnh Sức khỏe và quyền con người có mối liên hệ mật thiết với
nhau Những vi phạm về quyền con người dẫn đến tôn hại về sức khỏe như: Tratấn, bạo lực, những tập tục có hại Khi các quyền con người được bảo đảm thìgiảm sự dễ tốn thương về sức khỏe như: Quyền được chăm sóc sức khỏe, quyềnđược giáo dục, quyền có lương thực và đủ dinh dưỡng, quyền không bị phân biệtđối xử Dé dat được tinh trạng khỏe mạnh (có sức khỏe tốt) đòi hỏi phải thỏa
mãn tất cả các nhu cầu của con người cả về sinh lý (nhu cầu về không khí, nước,
thực phẩm, tình dục), nhu cầu về tâm lý và xã hội (tình yêu, tình bạn, gia đình vàcộng đồng) Nghị quyết số 45/94 ngày 14/12/1990 của Đại hội đồng Liên hiệpquốc đưa ra quyền con người là “ được sống trong môi trường phù hợp với sứckhỏe và tình trạng yên vui của bản thân” Quyền con người có thể bị vi phạmhoặc được thúc đây qua việc chăm sóc sức khỏe Thực hiện quyền được chămsóc sức khỏe là Nhà nước phải tiên phong trong việc cung cấp khả năng tiếp cậnchăm sóc sức khỏe cho người dân (có đủ cơ sở y tế, dịch vụ phù hợp với tiềm lựccủa người dân, công khai địa điểm và dịch vụ của cơ sở y tế) Bảo vệ quyền con
người đôi với sức khỏe được Nhà nước sử dụng dưới góc độ y tê công cộng như
23
Trang 28là lý do dé đưa ra những hạn chế đối với các quyền con người khác (như dé lây
lan dịch bệnh thì có thể cách ly, hạn chế đi lại của người dân đến các vùng có
dịch ) Để bảo đảm quyền về sức khỏe của con người thì việc chăm sóc sứckhỏe đóng vai trò quyết định Chăm sóc là thường xuyên chăm nom chu đáo, tậntình Đặc biệt đối với nguoi cao tuôi thi việc chăm sóc sức khỏe lại càng quantrong Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi phải chăm sóc toàn diện: Sức khỏe
vé thé chất và sức khỏe về tinh thân
+ Chăm sóc sức khỏe về thể chất: Người cao tuôi phải thường xuyên được
chăm sóc về dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thẻ.Đây là yếu tố cần thiết và được chú trọng đầu tiên quyết định tình trạng khỏe về
thê chất của nguodi cao tudi Bén canh do, nguodi cao tudi phải được chăm sóc sức
khỏe ban đầu tốt Bản thân người cao tuổi và người có trách nhiệm chăm sócngười cao tuổi phải có kiến thức về dinh dưỡng, về phòng bệnh cho người cao
tuổi Phải quan tâm đến yếu tố dịch tễ học để người cao tuổi có thé tránh đượcnhững bệnh lây truyền, bệnh truyền nhiễm Tuyên truyền phổ biến kiến thức vềrèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe và phòng bệnh, đặc biệt là các bệnh
thường gặp ở người cao tudi dé người cao tuổi tự phòng bệnh Đồng thời, ngườicao tuổi phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ Tùy vào mức độ bệnh tật và tìnhtrạng sức khỏe của người cao tuổi mà khoảng cách giữa các lần kiểm tra sứckhỏe dài hay ngăn Khi người cao tuổi mắc bệnh thì cần phải điều trị kịp thời.Các cơ sở y tế phải chú trọng việc dao tạo cán bộ y tế về lão khoa, nghiên cứukhoa học, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào việc phòng bệnh,khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và nâng cao sức khỏe người cao tuôi.Các bệnh viện tuyến trên chỉ đạo, hỗ trợ, chuyên giao chuyên môn kỹ thuật chotuyên dưới Các quốc gia, các tổ chức y tế quốc tế, các cơ sở nghiên cứu y khoa,các cơ sở khám chữa bệnh và các chuyên gia y khoa chuyên về lão học phải tăng
cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh,
24
Trang 29phục hồi chức năng, nghiên cứu khoa hoc và dao tạo cán bộ về chuyênngành lão khoa.
+ Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Tâm lý con người thay đổi theo tuổi tác,
hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, tình trạng sức khỏe, quan hệ xã hội Sự
biến đổi tâm lý, tình cảm ở người cao tuổi là điều khó tránh Thông thường,người cao tuôi được thụ hưởng thành quả lao động của thời tuổi trẻ mang lại Họ
không phải làm việc nên có phần an nhàn hơn Tuy nhiên, cảm giác an nhàn
nhanh chóng bị thay thế bởi cảm giác dư thừa thời gian, thậm chí cả sức lực.Nhiều người cao tuổi bắt đầu cảm thấy chán nản, thấy mình trở thành người vôich Vì vậy, dé đảm bảo người cao tuôi sống vui, sống khỏe theo đúng nghĩa thivan dé quan trọng là phải quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần Khác với chăm
sóc sức khỏe thé chất, chăm sóc sức khỏe tinh thần của nguoi cao tudi phu thudc
vào nhiều yếu tố, trong đó quan trong nhất là yếu tố tự thân Gia đình, nhân viên
xã hội, người quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi phải tạo điều kiện,
động viên, giúp đỡ để người cao tuổi có sự kết nỗi với người thân, bạn bè Tổchức cho người cao tuổi tham gia các hoạt động xã hội như: Hội người cao tuổi,
Câu lạc bộ (cờ tướng, cờ vua, thơ ), các hội khác (hội thiện nguyện, đội vănnghệ, hội đọc sách ) Động viên người cao tuổi chia sẻ sở thích với người khác,
đặc biệt là với những người không cùng nhóm tuổi của mình để giữ cân bằng,tránh cảm giác bị đứng ngoài xã hội Luyện tập thé thao cũng là cách tốt nhất dé
đảm bảo người cao tuổi có trang thái tình thần vui vẻ Vì vậy, các địa phương
trong phạm vi có thé hãy quan tâm đến các cơ sở tập luyện thé thao phù hợp vớingười cao tuổi Đọc sách cũng là một trong những cách thức làm cho đời sống
tỉnh thần của nguoi cao tudi được nâng cao Một cuốn sách hay, một nhân vật
trong các tác phẩm van học cũng có thê truyền cảm hứng cho người cao tuổi, có
thé làm thay đổi cách nghĩ của họ về tuổi tác và cái chết Day là cách tích cực đểngười cao tuổi kiểm soát những suy nghĩ của mình, tránh những lo âu, nhữnghoang mang vé những điêu xảy ra xung quanh.
25
Trang 30Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi không thể thiếu tình yêuthương và sự quan tâm của con cháu Không khí gia đình vui vẻ, cảm giác gầngũi, ân cần của các thành viên gia đình khi chăm sóc người cao tuôi giúp cho họ
cảm thấy mình là một phần của một tổng thể lớn hơn Hãy dành thời gian cho
người cao tuổi và ôn lại những kỷ niệm đẹp sẽ là liều thuốc bồ vô giá với người
cao tuôi
- Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa, xã hội
Tham gia hoạt động văn hóa, xã hội là khẳng định giá trị xã hội của mỗi cánhân Điều này rat có ý nghĩa đối với người cao tuổi Về thé chat, các hoạt động
xã hội nhẹ nhàng, không đòi hỏi vận động thé lực mạnh mẽ, hoạt động vui chơigiải trí phù hợp với tuổi tác có tác dụng làm chậm sự lão hóa và làm giảm các
nguy cơ bệnh tật của cơ thể Các nghiên cứu về y học cho thấy khi giải quyết tốt
các mối quan hệ xã hội thì con người sẽ giảm nguy cơ bệnh tim -mạch, nguy cơ
suy giảm chức năng và tử vong Những người cao tuôi có nhiều mối dây liên lạc
xã hội ít bị suy giảm khả năng nhận thức Sự tương tác xã hội góp phần làm cho
cảm xúc con người được phong phú, mang lại sự thoải mái và niềm hạnh phúccho con người Điều này rất có ý nghĩa đối với người cao tudi Quan sát thực tếcũng cho kết quả tương tự: Những người cao tuổi năng động, thường tham gia
các hoạt động giao tiếp xã hội, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật có tuôi thọkhỏe mạnh cao hơn hoặc sống lâu hơn những người không tham gia các hoạt
động trên Những người cao tuổi có mức độ tham gia hoạt động văn hóa xã hộithấp, sông cách biệt với cộng đồng thì có nguy cơ lớn về mặt y - sinh học và ứng
xử với con người và hiện tượng, sự vật xung quanh Các hoạt động văn hóa — xãhội có tác động hữu ích cho trạng thái tâm lý cũng như hoạt động cơ thé và chức
năng nhận thức ở người cao tuổi Nguyên Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu
đã nói: “Sự trừng phạt lớn nhất đối với một con người là cứ ngồi vên, tự cô lậpmình” Tham gia hoạt động văn hóa xã hội giúp cho người cao tuổi tự nhận định
về giá trị bản thân, thấy mình không bị bỏ rơi, không bị tách ra khỏi cuộc sống
26
Trang 31xã hội Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua những nguyên tắc về người cao
tuổi theo Nghị quyết 46/91 ngày 16/12/1991 trong đó có 3 nguyên tắc thể hiệnquyền được tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội Đó là: (1) Người cao tuôivẫn cần được hòa nhập vào xã hội, tích cực tham gia vào việc xây dựng và thựchiện các chính sách mà ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của họ và chia sẻ kiếnthức cũng như kỹ năng với các thế hệ trẻ; (2) Người cao tuổi cần được tìm kiếm
và tận dụng các cơ hội để phục vụ cộng đồng và làm tình nguyện viên trong cáccương vị phù hợp với lợi ích và năng lực của họ; (3) Người cao tuổi cần được tạodựng các phong trào hay lập hội người cao tuổi Như vậy, tham gia hoạt động
văn hóa xã hội là một trong các quyền của người cao tuổi
- Quyền được thoát nghèo và đảm bảo các nhu cầu thiết yếu
Tuổi càng cao, sức khỏe càng giảm, khả năng đáp ứng yêu cầu của nghề
nghiệp cũng bị giảm Vi vậy, người cao tuổi dé lâm vào tinh trạng không có việc
làm hoặc làm những việc có thu nhập thấp Thêm vào đó người cao tuổi dé phát
sinh các bệnh man tính, những bệnh phải điều trị dài ngày và chi phí cao Tat cả
các van đề đó có thé dẫn đến tình trạng nghèo của người cao tuổi Tuyên ngôn
Thế giới về quyền con người đã ghi nhận: “Mọi người có quyền có mức sống
đầy đủ, đảm bảo cho sức khỏe và hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ, baogồm lương thực, quần áo, nhà ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiếtkhác” Do vậy, các quốc gia trên thế giới phải xây dựng hệ thống pháp luật và
chính sách kinh tế - xã hội hướng tới an ninh con người về kinh tế Phúc lợi xãhội và bảo hiểm xã hội phải hướng tới an vui, hạnh phúc của người cao tuổi
Người cao tuôi phải được hưởng trợ cấp thường xuyên dé đảm bảo có nguồn tai
chính đáp ứng nhu cầu thiết yếu của họ về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe,vui chơi giải trí
- Quyên không bị phân biệt đối xử
Ở bắt kỳ nơi nào trên thế giới cũng tồn tại tình trạng phân biệt đối xử với
người cao tuổi Nhiều người cho rằng người cao tudi là già yếu, là không còn
27
Trang 32khả năng làm việc, là phụ thuộc vào gia đình và xã hội, là cần được người khácchăm sóc, là gánh nặng cho con cháu và cho xã hội Xuất phát từ những định
kiến đó dẫn đến nguoi cao tudi bi phan biét đối xử Hậu quả của việc phân biệtđối xử là người cao tuổi phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống riêng
tư cũng như trong các mối quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội Có thé họ bị cô lập
trong ngay trong gia đình, bị loại ra khỏi thị trường lao động, bị đứng ngoài lềcác hoạt động xã hội, họ không được công nhận về vai trò, về khả năng và vị thế
của họ trong cuộc song, họ bi lam dung, bị hành ha ngược dai, bi bỏ mặc, bị
ngăn cản việc thực hiện quyền của mình Điều đó dẫn đến tiềm năng của ngườicao tuổi bị hạn chế, quyền con người của người cao tuổi bị xâm phạm, gây ra
những tác động tiêu cực tới thể chất, tinh thần và hạnh phúc của người cao tuôi
1.3 Cơ chế bảo vệ người cao tuổi
Cơ chế bảo vệ người cao tuôi là cách thức đảm bảo các quyền của người
cao tuổi được thực hiện, chống lại mọi hành vi xâm phạm quyền cua người cao
tuổi Cơ chế bảo vệ người cao tuổi thong qua hệ thống pháp luật quy định vềquyền của người cao tuổi; trách nhiệm của các cơ quan, tô chức, gia đình va cánhân đối với nguoi cao tuôi; các hành vi bị cắm thực hiện đối với nguoi cao tudi
1.3.1 Bảo vệ bằng pháp luật
Trong phạm vi pháp luật quốc tế, đã có một số Công ước về quyền con
người để các quốc gia tham gia, nhằm đảm bảo các quốc gia thành viên có nhữngcam kết bảo vệ quyền của con người nói chung và bảo vệ quyền của người cao
tudi nói riêng Do là: Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người, Công ước quốc
tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Công ước quốc tế về các quyền dân
sự và chính trị Theo các văn kiện quốc tế này thì người cao tuổi được bảo hưởng
các quyền con người đã được công nhận Tuyên ngôn Thế giới về quyền conngười quy định: “Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đăng về nhânphâm và quyên Mọi con người đều được tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm vàcân phai đôi xử với nhau trong tình băng hữu” Công ước quôc tê về các quyên
28
Trang 33dân sự, chính trị ghi nhận: “Tất cả mọi người sống trong lãnh thé và thuộc thâm
quyền quốc gia, không phân biệt chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo,chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, dong dõi haybat cứ thân trạng nào khác”
Trong phạm vi pháp luật quốc gia, quyền của người cao tuổi Việt Namđược ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 Trên cơ sở Hiến pháp, quyền củanguoi cao tuôi được cu thé hóa trong Luật Người cao tudi năm 2009 Bộ LuậtLao động năm 2012 quy định về sử dụng lao động là người cao tuôi, một mặtđảm bảo cho người cao tuổi có thé được làm việc phù hợp với sức khỏe và khanăng, sở thích, mặt khác cũng bảo vệ người cao tuôi tránh tình trạng người sử
dụng lao động lạm dụng, bóc lột sức lao động của người cao tuôi Bên cạnh đó,Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật Bình đăng giới năm 2006, Luật
phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật
Bảo hiểm y tế năm 2014, Bộ luật hình sự năm 2015 cũng có nhiều quy địnhnhằm bảo vệ người cao tuổi
1.3.2 Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trongviệc bảo vệ người cao tuổi
Bảo vệ người cao tudi cần có sự chung tay góp sức của tất cả các thé chế
xã hội Luật Người cao tuổi năm 2009 quy định trách nhiệm của các cơ quan, tô
chức, gia đình và cá nhân trong việc bảo vệ người cao tudi Theo đó, các cơ quan
tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chăm sóc,
bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của người cao tuổi
Tht nhất, Bộ Lao động - Thương binh va Xã hội là cơ quan quản ly nhanước về công tác người cao tuổi Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiệnquan lý nhà nước về công tác người cao tuổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội có trách nhiệm: (a) Xây dựng và trình co quan có thâm quyén ban hành hoặcban hành theo thâm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch
về công tác người cao tuổi; (b) Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
29
Trang 34quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về người cao tuổi, chương
trình, kế hoạch về công tác người cao tuôi; (c) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiệnpháp luật về người cao tudi; (đ) Thực hiện hợp tác quốc tế về người cao tuổi; (đ)
Thực hiện công tác báo cáo về người cao tuôi; (e) Phối hợp với Bộ Kế hoạch vàĐầu tư thống kê về người cao tudi; (g) Chủ trì phối hợp với bộ, co quan ngang
bộ ban hành và tổ chức thực hiện quy định về bồi dưỡng người làm công tácngười cao tuôi; (h) Chủ trì phối hợp với Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ
và bồi dưỡng nhân viên chăm sóc người cao tuôi; (i) Chủ trì phối hợp với bộ, coquan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương quy hoạch các cơ sở chăm sóc người cao tuôi trong cảnước Bên cạnh đó, các Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyềnhạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội thực hiện quản lý nhà nước về công tac người cao tuổi Cụ thê là:
- Bộ Y tế có trách nhiệm: (a) Hướng dẫn và tô chức thực hiện chăm sócsức khoẻ người cao tuổi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng: hướng
dẫn việc quản lý bệnh mạn tính của người cao tuôi; (b) Xây dựng và tô chức thựchiện chương trình phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh tim mạch, tiểu đường, an-dây-mơ (alzheimer) và các bệnh mạn tính khác, bệnh về sức khoẻ sinh sản của
nguoi cao tudi; (c) Dao tao, bồi dưỡng thầy thuốc, nhân viên y té chuyén nganh
lão khoa.
- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ nghiên cứu, trình
Chính phủ ban hành quy định về tô chức, chế độ, chính sách đối với người làm
công tác người cao tuổi
- Bộ Tài chính hướng dẫn việc bé tri ngân sách thực hiện chính sách chămsóc, phát huy vai trò người cao tuôi và hỗ trợ kinh phí hoạt động của Hội ngườicao tuổi Việt Nam theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước
30
Trang 35- Bộ Kế hoạch và Đầu tư thấm định, phê duyệt theo thâm quyên các dự án
nhà nước về chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi; chủ trì phối hợp với BộLao động - Thương binh và Xã hội thống kê về người cao tuôi
- Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch chỉ đạo việc hỗ trợ nguoi cao tuôitrong các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch; chăm sóc, pháthuy vai trò của người cao tuổi trong gia đình
- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng
tuyên truyền kịp thời, chính xác chính sách, pháp luật về người cao tudi
- Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
thực hiện quản lý nhà nước về công tác người cao tuôi; lồng ghép hoạt động vềnguodi cao tuôi vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tạo điều
kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia chăm sóc, phát huy vai trò ngườicao tuổi
Thứ hai, Mặt trận TỔ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ
chức khác có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao trách nhiệmchăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; tham gia giám sát việc thực hiện
chính sách, pháp luật về nguoi cao tuôi Mat trận Tổ quốc Việt Nam cũng với hệ
thống chính trị các cấp cần phát huy vai trò người cao tuổi trong tham gia pháttriển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, củng cô khối đại đoàn kếttoàn dân, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tích cực hưởng ứng
các cuộc vận động ủng hộ giữ gìn an ninh biên giới biến đảo, phòng chống tham
nhũng lãng phí, bài trừ ma túy, mại dâm, tai tệ nạn xã hội Đây là cách thức bảo
vệ người cao tuổi tốt nhất
Thứ ba, gia đình người cao tuổi có trách nhiệm chủ yếu trong việc phụngdưỡng người cao tuổi Người cao tuổi có công sinh thành, dưỡng duc, tạo dựngđời sống vật chat, tinh thần cho con, cháu Nhiều người không chỉ cống hiến cảcuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, làm rạng rỡ cho quê hương
dat nước ma còn hy sinh cả hạnh phúc cá nhân dé nuôi dạy con chau nên người.
31
Trang 36Vì vậy, con, cháu phải có trách nhiệm phụng dưỡng người cao tuổi bằng tất cả sự
kính trọng, tình yêu thương và sự đền đáp mình
Thi tw, cá nhân có trách nhiệm kính trọng và giúp đỡ người cao tuôi Thể
hiện niềm tự hào về những cống hiến, hy sinh của người cao tuổi cho đất nước,
cho gia đình, mỗi cá nhân phải thực hiện đạo hiếu với bậc tiền bối, sinh thành
Trách nhiệm của mỗi cá nhân là cùng chung tay vượt qua những khó khăn trongcuộc song, tích cực thực hiện công tac chăm sóc người cao tuôi, dé ông bà, cha
mẹ của mỗi chúng ta được sống an vui, khỏe mạnh Trong từng hoàn cảnh, mỗi
cá nhân luôn giúp đỡ người cao tuôi với khả năng có thể, đặc biệt là người caotuổi cô đơn, không nơi nương tựa
1.3.3 Các hành vi bị cam thực hiện đối với người cao tuổi
Bên cạnh các quy định về quyền của người cao tuổi, trách nhiệm của co
quan, tô chức, gia đình và cá nhân đối với người cao tuổi, pháp luật còn quy định
các hành vi bị cắm thực hiện đối với người cao tuổi nhăm bảo vệ quyền và lợiich hợp pháp của người cao tudi Điều 9 Luật Người cao tuổi năm 2009 quy định
các hành vi bị cam, đó là: (1) Lăng mạ, ngược đãi, xúc phạm, hành hạ, phân biệt
đối xử đối với người cao tuổi; (2) Xâm phạm, cản trở người cao tuổi thực hiệnquyền về hôn nhân, quyên về sở hữu tai sản và các quyền hợp pháp khác;
(3) Không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi; (4) Lợi dụng
việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi dé vụ lợi; (5) Ép buộc người caotudi lao động hoặc làm những việc trái với quy định của pháp luật; (6) Ép buộc,
kích động, xúi giục, giúp người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với
người cao tuổi; (7) Trả thù, de doa người giúp đỡ người cao tuổi, người phat
hiện, báo tin ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuôi
Các hành vi trên có thé trực tiếp hoặc gián tiếp xâm hại quyền của ngườicao tuổi nên pháp luật cam thực hiện Người có hành vi vi phạm, tùy mức độ
nghiêm trong của hành vi mà có thé bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứutrách nhiệm hình sự.
32
Trang 371.4 Vai trò và phát huy vai trò của người cao tuổi
1.4.1 Vai trò của người cao tuổi
Với kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình lao động, cống hiến, vớinhững giá trị văn hóa truyền thống được lưu giữ, người cao tuổi thực sự đónggóp lớn cho sự phát triển của nhân loại Người cao tuổi là một nguồn lực quantrọng của xã hội Người cao tuổi là những người có kiến thức, kinh nghiệm.Trong số người cao tuổi, rất nhiều người là những chuyên gia, người lao độngtrình độ cao của các ngành, lĩnh vực; có sức khỏe, có nguyện vọng tiếp tục công
hiến cho gia đình và xã hội Họ không muốn nghỉ ngơi thụ động, phụ thuộc vào
con cái mà muốn có cuộc song chủ động, tích cực, tham gia công việc gia đình,
xã hội Người cao tuổi đã trải qua những giai đoạn thăng tram của lịch sử, đã tíchlũy được tri thức, kinh nghiệm san xuất, dao đức, lối song dé truyén day cho cac
thé hệ sau, những vốn quý về văn hóa, truyền thống dân tộc đóng góp cho sựphát triển kinh tế - xã hội của đất nước Bằng vốn kiến thức đã tích lũy, nhữngtrải nghiệm cuộc sống người cao tuổi không chỉ truyền dạy cho con cháu màcòn truyền day cho các thé hệ sau Trong công cuộc đổi mới đất nước, vai trò củaviệc xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam là vô cùng quan trọng Quá trình đổimới đã và đang đem đến cho gia đình Việt Nam những cơ hội phát triển rất to
lớn và tích cực như mức sống của đại bộ phận gia đình được nâng cao, các chức
năng cơ bản của gia đình có nhiều biến đổi theo chiều hướng tiến bộ Nhưng mặt
trái của cơ chế thị trường đã tạo ra lỗi sống thực dụng, tôn thờ đồng tiền, coi
thường dao đức gia đình truyền thống Vi vậy, vai trò của người cao tudi càngtrở nên quan trọng và càng có ý nghĩa Người cao tuôi là những tắm gương sáng
về dao đức, lỗi sống, kinh nghiệm, công sức trong xây dựng xã hội, gia đình.Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam đến năm 2020 chỉ rõ: “Gia đình là tế
bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành,
nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa
truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự
33
Trang 38nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ” Cần phải chuẩn bị kỹ càng trước van dégià hóa dân số, phát triển kỹ năng và tạo cơ hội việc làm cho người cao tuổi.Năm 2017, kỷ niệm 27 năm Ngày Quốc tế người cao tuổi, Liên Hợp Quốc đãchọn chủ đề: “Bước vào tương lai: Khai thác tài năng, huy động sự đóng góp vàtham gia của người cao tuôi trong xã hội” và chủ đề của Tổng cục Dân số - Kếhoạch hóa gia đình, Bộ Y tế là: “Chủ động với thích ứng già hóa dân số”.
1.4.2 Phát huy vai trò của người cao tuổi
Khai thác tài năng của người cao tuôi có thê thúc đây và đạt được nhữngthành tựu to lớn Thông qua các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia
về chính trị, kinh tế, xã hội chúng ta có thé huy động được đáng kể tài năng và
kinh nghiệm của người cao tuổi Trong Ngày quốc tế Người cao tuổi 01/10/2016,
Liên Hợp Quốc kêu gọi thé giới khai thác những đóng góp của người cao tuôi,
đồng thời kêu gọi chăm sóc thích hợp dé đảm bao cho người cao tuôi có cơ hội
đóng góp vào sự phát triển chung của nhân loại Tại Việt Nam, Luật Người cao
tudi năm 2009 quy định về hoạt động phát huy vai trò người cao tuôi (Điều 23)
Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để người cao tuổi phát huy trí tuệ,kinh nghiệm quý báu và phẩm chat tốt đẹp của mình cho sự phát triển chung của
xã hội Trên quan điểm đó, hàng năm Nhà nước dành kinh phí hợp lý hỗ trợnguoi cao tudi trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và tạo môi trường
thuận lợi để người cao tuôi tiếp tục đóng góp cho xã hội Vì vậy, Nhà nước và xã
hội can thay đổi quan niệm, cách tiếp cận, cách nhìn đối với van đề người cao
tuôi Thực tế có rất nhiều người còn sức khỏe, nhất là từ 60 tuôi đến 70 tuổi Hovẫn muốn tiếp tục công hiến, vẫn muốn được tạo điều kiện nhưng chưa được đápứng Người cao tuôi không chỉ là van dé cần giải quyết mà còn là cơ hội, nguồnlực cho sự phát triển Nhà nước cần quan tâm tạo cơ chế, chính sách dé thu hút,
khai thác nguồn lực một cách hiệu quả Để người cao tuôi tiếp tục đóng góp chogia đình, xã hội, người cao tuôi cần sự ủng hộ của gia đình, cộng đồng và doanh
nghiệp Đặc biệt là vai trò của Nhà nước trong các hoạt động đáp ứng nhu cầu
34
Trang 39của người cao tudi, những hoạt động này cần đặt trên nền tảng pháp luật Nhanước có thể ban hành các chính sách hỗ trợ, thúc đây các hoạt động của người
cao tuôi Đây là vai trò nồi bật của Nhà nước trong việc khuyến khích, hỗ trợdoanh nghiệp, cộng đồng, gia đình, cá nhân bảo vệ, chăm sóc, phát huy khả năng
đóng góp của người cao tuổi Nhà nước cũng có thê lồng ghép yêu tố người caotuổi, chính sách đối với người cao tuôi vào chính sách phát triển kinh tế - xã hội.Chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng hướng trực tiếp đến người cao tuổi;khuyến khích, tạo điều kiện, hỗ trợ cho họ rèn luyện sức khỏe; tham gia học tập;hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội Nhà nước cần bố trí nguồn lực hăng năm dé
thực hiện pháp luật, chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, nhất
là đối với những người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt Những nỗ lực của giađình, xã hội và Nhà nước sẽ tạo ra môi trường xã hội thúc đây tính năng độngcủa người cao tuôi, tạo điều kiện và cơ hội tốt nhất phát huy được đầy đủ khảnăng của người cao tuổi và cùng xã hội đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nhóm xã
hội đặc biệt này Trách nhiệm phát huy vai trò người cao tuổi: (a) Tạo điều kiện
để người cao tuổi được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với co quan, tổchức về những vẫn đề mà người cao tuổi quan tâm; (b) Tạo điều kiện để người
cao tuổi là nhà khoa học, nghệ nhân và những người cao tuổi khác có kỹ năng,kinh nghiệm đặc biệt, có nguyện vọng được tiếp tục công hiến; (c) Ưu đãi về vốn
tín dụng đối với người cao tuổi trực tiếp sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập,
giảm nghèo; (d) Biểu dương, khen thưởng người cao tuổi có thành tích xuất sắc
Xác định rõ vai trò của người cao tuổi và việc phát huy vai trò của người caotuổi, Liên Hợp Quốc lay chủ đề của Ngày quốc tế Người cao tuổi năm 2017 là
“Bước vao tương lai: Khai thác tai năng, sự đóng góp và tham gia của người cao
tuôi trong xã hội”
2 Pháp luật Việt Nam về người cao tuổi qua các thời kỳ phát triển
Hệ thống pháp luật Việt Nam giai đoạn từ khi Nhà nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa được thành lập (2/9/1945) đến khi đất nước thống nhất (30/4/1975)
35
Trang 40quy định về van đề người cao tuổi và bảo vệ người cao tuổi rải rác trong các vănbản pháp luật mà chưa có một văn bản pháp luật quy định riêng về người caotudi Mặc dù vậy, quyền của người cao tudi và bảo vệ người cao tuổi được ghinhận trong đạo luật cao nhất của Nhà nước ta, đó là Hiến pháp Hiến pháp năm
1946 quy định việc người già, người tàn tật, trẻ em được chăm sóc, giúp đỡ
(Điều 14) Tiếp đó, Hiến pháp năm 1959 quy định: “Người lao động có quyềnđược giúp đỡ về vật chất khi già yếu, bệnh tật, hoặc mất sức lao động Nhà nước
mở rộng dan các tổ chức bảo hiểm xã hội, cứu tế và y tế dé bao đảm cho ngườilao động được hưởng quyền đó”( Điều 32) Trên cơ sở Hiến pháp, các văn bản
pháp luật quy định về các lĩnh vực trong đời sống xã hội xuất phát từ đặc thù củangười cao tuôi mà có những quy định riêng nhằm bảo vệ người cao tuôi
Giai đoạn đầu tiên của thời kỳ đất nước thống nhất cho đến khi ra đời củaHiến pháp năm 1992, pháp luật về người cao tudi cũng đã có những bước chuyênbiến rõ nét Số lượng các văn bản pháp luật về người cao tuổi được ban hành
nhiều hơn, nội dung mang tính toàn diện hơn, bao gồm: Quyền của người caotuôi trong lĩnh vực chính tri, hôn nhân và gia đình, quyền được hưởng chế độ trợgiúp, cứu trợ xã hội Đặc biệt, các văn bản pháp luật thời kỳ này đã quy định
cơ quan, tô chức, gia đình, cá nhân có trách nhiệm chăm sóc người cao tuôi.Phạm vi này dã được mở rộng hơn so với giai đoạn trước đó Trách nhiệm chăm
sóc, giúp đỡ người cao tuổi không chỉ thuộc về gia đình mà là trách nhiệm của
toàn xã hội.
Giai đoạn từ 1992 đến 2013 pháp luật về người cao tuổi có bước ngoặtquan trọng, mang tính đột pha với sự ra đời của nhiều đạo luật hướng tới bảo vệngười cao tuổi: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Bình đăng giới năm
2006, Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, Bộ luật Lao động năm 1994(sửa đối, bố sung năm 2002, năm 2006 và năm 2007), Bộ luật Lao động năm
2012, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 Đặc biệt
là sự ra đời của Luật người cao tuôi năm 2009 Luật Người cao tuôi và các văn
36