1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Thực tiễn giải quyết các vụ án ly hôn tại Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn và một số giải pháp

82 37 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Tiễn Giải Quyết Các Vụ Án Ly Hôn Tại Tòa Án Nhân Dân Tỉnh Lạng Sơn Và Một Số Giải Pháp
Tác giả Dương Thị Hiệt
Người hướng dẫn PGS.TS Hà Thị Mai Hiền
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 51,13 MB

Nội dung

Theo đó, thay vi chỉ vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng mớicó quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn như trước đây thì từ ngày 01/01/2015,cha, mẹ, người thân thích khác cũng có thé yêu cầu g

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

DƯƠNG THỊ HIỆT

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Hà Nội - 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

THUC TIEN GIẢI QUYẾT CÁC VU ÁN LY HON TẠI TOA

AN NHAN DAN TINH LANG SON VA MOT SO GIAI PHAP

LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC

Chuyén nganh: Luat dan su va t6 tung dan su

Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HÀ THỊ MAI HIEN

Hà Nội - 2018

Trang 3

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trìnhnào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được tríchdẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.

Tác gia luận van

Dương Thị Hiệt

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài -¿- 56 Sk EEEEE121E111111111211111111111 1e tk |

2 Tình hình nghiên cứu dé tài 2-2 sSx+EE+EE2EE£EEEEEEEEEEEEErErkerkered 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ¿2 2s sec: 3

4 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 2< << << << sc+cc+c+++sssssxs 3

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - «+ s-ss++++seec>+sess2 36.Ý nghĩa khoa học của luận văn - -c 3321332 1 srrsrrrreeree +

7 Kết cầu của luận văn -:- tt 111 SE5E5E111111111111111151111111111152222e xe 4 Chương 1 MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN CƠ BAN VE VIỆC GIẢI QUYET VỤ AN LY HON TẠI TOA ÁN -¿- 5c cseEcteEeEerkerxerees 5 1.1 Một số van đề lý luận cơ bản về ly hơn và giải quyết ly hơn tại Tịa án

¬— 5 DDD Khái HIỆIH Ly THƠ NH SG HH nu nghe 51.1.2 Khái niệm giải quyét ly HƠï - 5-55 EEEEEEEEEEkEErkrrkerrvek 6 1.2 Nội dung pháp luật hiện hành về giải quyết các vụ án ly hơn tại Tịa

ĐT sccm nssnas ng BE 1005 135818202013 1200315 858 43/3833 SANG 4G3A8-43Ĩ0LŠ 2858/05/2558 301805 5580.486165 6/10053.058./2/0585 50525188 71.2.1 Quy định về quyên yêu cau ly hơn và hạn chế quyên ly hơn 7 1.2.1.1 Quy định về quyên yêu cẩu Ly hƠn 2-52 ©s+S2+k+E+E£EeEerkerreeei 7 1.2.1.2 Quy định về hạn chế quyển ly NON, 2-5-5 52+t+E+EeEzEerterrveei 8 1.2.2 Quy định về căn cứ ly hơn và các trường hop ly hơn theo luật định .9 1.2.2.1 Khái niệm về căn cứ ly hƠI - - 2-5 ©s+St+E‡E+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrrees 91.2.2.2 Căn cu ly hơn theo Luật hơn nhán và gia đình năm 2014 101.2.3 Quy định về hậu quả pháp lý của ly NON 2-5s+cecseered 16 1.2.3.1 Quan hệ nhân thân giữa vợ chỖng -s- s+s+c+ereEerkerreees 17 1.2.3.2 Chia tài sản của vợ chong khi ly hƠN - 5-52 SscSt+teEeretereeee 17 1.2.3.3 Nghia vu cấp dưỡng giữa vợ va chong khi ly hơn - 22

Trang 6

1.2.4.1 Thủ tục giải qUVẾt sơ thi - 5-5 SE SE E+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrees 26 1.2.4.2 Thủ tục giải quyết phic tham +- + e 2+EeEeEeEEEE+EzEerkerkees 32 Chương 2 THUC TRẠNG GIẢI QUYẾT LY HON TẠI CAC TOA ÁN NHÂN DAN O TINH LANG SON VÀ MOT SO GIẢI PHÁP 352.1 Khái quát về tinh hình kinh tế, văn hóa, xã hội của tinh Lang Son 352.2 Thực trạng giải quyết ly hôn tại các Tòa án nhân dân ở tinh Langh0 372.2.1 Thực trạng giải quyết sơ thẩm vu án ly hôn tại các Tòa án nhân dânTIAN Lng SON SE nEEh.e 372.2.2 Thực trạng giải quyết phúc thẩm vụ án ly hôn tại Tòa an nhân dân tỉnh

0 LEARY EEEHHiiỔ.ỔẢỶỶỶỶỶ - 432.2.3 Một số nguyên nhân cơ bản của ly hôn trên địa bàn tỉnh Lạng Son 462.2.3.1 NQUVEN NNGN 1i nnốốố.ốốẦố 46 2.2.3.2 Nguyên nhân khách Q1H + 3333333 EEEEseeeExeseeexereeerrs 52 Pee Da INIA SEU :HHTẨET ¡ cưa Lu nà tà pH 0013 H3 AO US RR A RR AR ATR I a BLED 542.2.4.1 Những kết quả dat QUOC seeceeceecescescescssessessessessesesessssessessssssstesesseseeses 54 2.2.4.2 Tôn tại, hạn chẾ -ccscctc2ctt 2x2 treo 562.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án ly

hôn tại các Tòa án nhân dân ở tỉnh Lạng Sơn . 55 +<< «+52 57 2.3.1 Giải pháp trong lĩnh vực pháp lUGt c5 s+sseeseeseeres 572.3.2 Giải pháp về mặt xã hội - 5c 5S TH 11k 622.3.3 Giải pháp từ mỗi cá HHẪN ST TT 211111 ke 632.3.4 Giải pháp kinh tẾ - - SE 12111 1121112121111 yeu 64 KET 8 00.00 2 65DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với những thay đổi về kinh tế - xã hội, sự tác động của văn hóa pháttriển lên quan hệ giữa con người với con người, sự bùng nỗ của thời đại công nghệthông tin và cùng với quá trình toàn cầu hoá là quá trình giao thoa của nhiều luồngvăn hóa, tiếp nhận những giá trị chung của nhân loại về quyền con người đã làmthay đổi rất nhiều quan điểm, lối sống và lý tưởng ở mỗi người, đặc biệt là trongquan hệ gia đình Xã hội phát triển, “tế bào” gia đình cùng đồng thời phát triển Sự

du nhập, giao lưu văn hoá, lối sống giữa các nước đã mang lại một sắc màu “vănhoá hôn nhân” trong thời đại mới Chính những tư tưởng, quan điểm sống cũng nhưcác nhu cau thé hiện bản thân ngày một nhiều làm cho cái “tôi” của mỗi người ngàymột lớn Sự hiểu biết khác nhau, sự nhận thức chênh lệch nhau trong cảm thụ, thụhưởng các giá trị vật chất và tinh thần đã làm cho mối quan hệ trong hôn nhân dầndần không tìm được tiếng nói chung, dẫn đến những mâu thuẫn đối kháng và sự tan

vỡ hôn nhân diễn ra ngày càng tăng

Quan điểm về tự do, bình đăng của xã hội hiện đại đã giải phóng con ngườikhỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến, là động lực thúc day xã hội phát triển,

có quyền tự do mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân mình Tuy nhiên, tự do cá nhânkhông thé làm tốn hại đến quyền, lợi ích chính đáng của người khác Sự điều chỉnh

pháp luật các quan hệ hôn nhân và gia đình chính là xác định “barie”, giới hạn tự do

của mỗi người khi hành xử, thực hiện quyền của mình

Luật HN&GD Việt nam trước đây va Đạo luật năm 2014 đã ghi nhận quyền

tự do ly hôn Luật HN & GD NAM 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01năm 2015 Quá trình thi hành và áp dụng Luật đã đạt được nhiều thành tựu to lớn,gop phần xây dựng và củng cố chế độ hôn nhân va gia đình xã hội chủ nghĩa, xâydựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, xâydựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc và bền vững, bảo đảm các quyền và lợi

ích hợp pháp cho các đương sự.

Tại TAND tính Lạng Sơn trong những năm qua cũng đã áp dụng Luật

HN&GD giải quyết nhiều vụ việc ly hôn Nhìn chung các vụ việc được TAND tỉnhLạng Sơn giải quyết theo quy định của pháp luật đạt hiệu quả cao với phương châm

"thấu tinh, đạt lý" đảm bảo quyền lợi của các đương sự, nhất là quyền lợi của người

vợ và các con chưa thành niên Tuy nhiên, van còn một sô vụ việc được giải quyêt

Trang 8

Luật giải quyết lại có những phán quyết khác nhau ở các cấp Tòa án, nhất là việcchấp nhận quyền yêu cầu ly hôn của vợ chồng và giải quyết hậu quả pháp lý của lyhôn còn có nhiều bất cập và vướng mắc Tình hình đó đòi hỏi việc nghiên cứu đềtài: “Thực tiễn giải quyết các vụ án ly hôn tại TAND tỉnh Lạng Sơn và một số giảipháp” là rat cần thiết.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự nói chung và thủ tục giải quyết các vụ án

ly hôn nói riêng đã được giới khoa học pháp lý và nhất là những người trực tiếp làm

công tác xét xử của ngành Toà án quan tâm nghiên cứu Trong thời gian qua đã có

nhiều công trình nghiên cứu được công bố có đề cập đến các khía cạnh khác nhauliên quan đến đề tài như Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Cừ: “Ché độ taisản của vợ chỗng theo Luật Hôn nhán và gia đình Việt Nam” bảo vệ tai Trường Daihọc Luật Hà Nội năm 2005; Luận văn thạc sĩ Luật học của Bùi Văn Thuan: “Phu

nữ va pháp luật, quyén và nghĩa vu của vợ chong đổi với tai sản riêng va chung”,Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2002; bài “Ly hôn có yếu t6 nước ngoài và vấn đề

về thẩm quyên của Tòa án Việt Nam” của tác giả Đỗ Van Đại đăng trên Tạp chíTòa án nhân dân tối cao (TANDTC) số 9/2009; bài “áp dựng thủ tục hòa giải trongquá trình giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn” của Hoàng Việt Anh đăng trên Tạpchí nghề Luật Học viện tư pháp số 1/2011; bài “Mộ số vấn đề về chia tài sản chungcủa vợ chong khi ly hôn” của tác giả Đỗ Văn Nhật đăng trên Tạp chí Dân chủ vàpháp luật số 3/2012; "M6t số van dé lý luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và giađình năm 2000" (Nguyễn Văn Cừ - Ngô Thị Hường, 2002, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội); "Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam" (NguyễnNgọc Điện, 2002, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh); "Bình luận khoa học Luật

Hôn nhân và gia đình Việt Nam" (Đình Thị Mai Phương - Chủ biên, 2004, Nxb

Chính trị Quốc gia, Ha Nội); "Gido trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam"

(Trường Đại học Luật Hà Nội, 2008) Tuy nhiên, những công trình này thường

theo khuynh hướng nghiên cứu về đường lối giải quyết về mặt nội dung hoặc thựctrạng xã hội của van dé ly hôn Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một công trìnhnào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ

Với đề tài: "Thực tiễn giải quyết các vụ án ly hôn tại Tòa án nhân dântỉnh Lạng Sơn và một số giải pháp" là công trình khoa học nghiên cứu cụ thể về

Trang 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

* Đối tượng nghiên cứu:

Các công trình khoa học, các quy định pháp luật về giải quyết các vụ án lyhôn, các vụ án thực tế qua một số bản án, quyết định giải quyết ly hôn tại các Toà

án trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

* Phạm vi nghién cứu:

Dé tài nghiên cứu các quy định của Luật HN&GD năm 2014 và các văn banhướng dẫn thi hành về giải quyết ly hôn Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giápháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án ly hôn tại Tòa án

Đánh giá và phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết ly hôn tạicác Toà án trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn qua các bản án, quyết định của tòa

4 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

* Mục đích của luận văn:

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản và nội dung các quy địnhpháp luật hiện hành, luận văn phân tích và đánh giá thực tiễn giải quyết các vụ án lyhôn tại các TAND ở tỉnh Lạng Sơn, rút ra những bất cập trong việc áp dụng phápluật vào thực tiễn xét xử của Tòa án; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng caochất lượng áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc ly hôn tại các TAND

ở tỉnh Lạng Sơn.

* Nhiệm vụ của luận văn:

+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận về ly hôn và căn cứ cho ly hôn, cơ sở và

ý nghĩa của việc quy định căn cứ ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn theo Luật HN&GD năm 2014.

+ Nghiên cứu thực tiễn áp dụng chế định ly hôn theo Luật HN&GD năm

2014 dé giải quyết các vụ việc ly hôn tại các TANDở tinh Lang Sơn

+ Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến ly hôn khi giảiquyết các vụ việc ly hôn tại các TAND ở tỉnh Lạng Sơn

+ Đề xuất những quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượnggiải quyết các vụ việc ly hôn hiện nay tại các TAND ở tỉnh Lạng Sơn

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận:

Trang 10

Nam về tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vìdân đặc biệt là các quan điểm của Đảng chỉ đạo về cải cách tư pháp.

* Phương pháp nghién cứu:

Luận văn sử dụng phương pháp luận của triết học duy vật biện chứng, duyvật lịch sử mác xít, trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp giữa lý luận vàthực tiễn, các phương pháp cụ thể như: Phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử,

hệ thống Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp của bộ môn khoa học khác như xãhội học pháp luật, thống kê, so sánh

6 Ý nghĩa khoa học của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bé sung và phát triển lý luận phục

vụ yêu cầu thực tiễn của việc không ngừng nâng cao chất lượng áp dụng Luật

HN&GD Việt Nam năm 2014 trong hoạt động xét xử nói chung và trong việc giải

quyết các vụ việc ly hôn tại các TAND ở tỉnh Lạng Sơn nói riêng trong công cuộccải cách tư pháp hiện nay Nội dung của luận văn cũng có thể góp phần xây dựng kỹnăng nghề nghiệp của người Tham phán, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, đặc biệt là đốivới các Thâm phán dân sự tại các TAND ở tỉnh Lạng Sơn trong việc giải quyết các

vụ việc ly hôn theo Luật HN&GD năm 2014.

7 Kết cau của luận văn

Chương 1: Một số van đề lý luận về việc giải quyết các vụ án ly hôn tai Tòa

Trang 11

VỤ ÁN LY HÔN TẠI TÒA ÁN

1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về ly hôn và giải quyết ly hôn tại Tòa

án

1.1.1 Khai niệm ly hôn

Quan hệ hôn nhân với đặc điểm tổn tại lâu dài, bền vững cho đến suốt cuộcđời con người vì nó được xác lập trên cơ sở tình yêu thương, gắn bó giữa vợ chồng.Tuy nhiên, trong cuộc sống vợ chồng, vì những lý do nào đó dẫn tới giữa vợ chồng

có mâu thuẫn sâu sắc đến mức họ không thé chung sống với nhau nữa, van đề lyhôn được đặt ra dé giải phóng cho vợ chồng và các thành viên khác thoát khỏi mâuthuẫn gia đình Ly hôn là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thé thiếu đượckhi quan hệ hôn nhân tồn tại chỉ là hình thức, tình cảm vợ chồng đã thực sự tan vỡ.Vấn đề ly hôn được quy định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia làkhác nhau Một số nước cắm vợ chồng ly hôn (theo Đạo thiên chúa), bởi vì theo họquan hệ vo chong bi ràng buộc thiêng liêng theo ý Chúa Một số nước thì hạn chế lyhôn bang cách đưa ra những điều kiện hết sức nghiêm ngặt Cam ly hôn hay hạn chế

ly hôn đều trái với quyền tự do dân chủ của cá nhân

Pháp luật của Việt Nam công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợchồng, không cắm hoặc đặt ra những những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do lyhôn Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết qua của hành vi có ý chícủa vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của minh Nhà nước bằng pháp luật khôngthể cưỡng ép nam, nữ phải yêu nhau và kết hôn với nhau, thì cũng không thể bắtbuộc vợ chồng phải chung sống với nhau, phải duy trì quan hệ hôn nhân khi tìnhcảm yêu thương gắn bó giữa họ đã hết và mục đích của hôn nhân đã không thê đạtđược Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ.Điều đó là hoàn toàn có lợi cho vợ chồng, con cái và các thành viên trong gia đình.Nhưng bên cạnh đó, ly hôn cũng có mặt hạn chế đó là sự ly tán gia đình, vợ chồng,con cái Vì vậy, khi giải quyết ly hôn, Toà án phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân và bảnchất của quan hệ vợ chồng và thực trạng hôn nhân với nhiều yếu tô khác dé dam

bảo quyên lợi cho các thành viên trong gia đình, lợi ích của nhà nước và của xã hội.

Trang 12

của Tòa án ”[].

Xét về mặt xã hội, ly hôn chính là giải pháp giải quyết sự khủng hoảng trongmối quan hệ vợ chồng Ly hôn là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không théthiếu được khi quan hệ hôn nhân tồn tại chỉ còn là hình thức, còn thực chất mốiquan hệ vợ chồng đã hoàn toàn tan vỡ, cuộc sông gia đình vợ chồng đã mat hết ýnghĩa, vợ chồng không thể tiếp tục chung sống với nhau

Xét về mặt pháp lý thì ly hôn là một sự kiện pháp ly làm cham dứt cácnghĩa vụ, quyền giữa vợ và chồng trên cơ sở yêu cầu của vợ chồng va được Tòa

án công nhận.

Từ những phân tích trên, có thể hiểu ly hôn là sự kiện pháp lý do Toà ánphán quyết bằng quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc băng bản án ly hôntrên cơ sở căn cứ ly hôn theo luật định làm chấm dứt các quyền, nghĩa vụ pháp lýcủa vợ, chồng trước pháp luật

1.1.2 Khái niệm giải quyết ly hôn

Chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn là kết qủa của hành vi có ý chí của các bên

VỢ, chồng hoặc cả hai vợ chồng Việc chấm dứt qua hệ vợ chồng bang pháp luật,

khi có yêu cầu ly hôn, Tòa án xem xét dựa vào các căn cứ ly hôn Chỉ khi Tòa ánxét thấy các bên không thể tiếp tục duy trì cuộc sống chung, quan hệ vợ chồng khôngthé hàn gắn được thì Tòa án mới giải quyết cho vợ chồng ly hôn Cơ quan duy nhất cóthầm quyền giải quyết ly hôn là Tòa án nhân dân Tòa án chỉ thụ lý và giải quyết

vụ, việc ly hôn khi có yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của cả vợ, chồng làmphát sinh vụ án ly hôn Những quy định như vậy nhằm đảm bảo thực hiệnnguyên tắc tự nguyện của đương sự

Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ýchí của vợ chồng khi thực hiện quyên ly hôn của mình Việc giải quyết ly hôn là tatyếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ, quan hệ vợ chồng không thé tồn tạiđược nữa, vì sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và giả đối và ly hôn là một giải pháptích cực để giải phóng cho vợ chồng cũng như các thành viên khác trong gia đình

khỏi cảnh bất bình thường đó, đảm bảo lợi ích của vợ chồng, của gia đình và xã hội.

! Khoản 14 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Trang 13

việc giải quyết ly hôn phải dựa trên cơ sở yêu cầu của vợ hoặc chồng và có căn cứ

ly hôn rõ ràng để Tòa án ra quyết định cho ly hôn

1.2 Nội dung pháp luật hiện hành về giải quyết các vụ án ly hôn tại Tòa

án

1.2.1 Quy định về quyền yêu cầu ly hôn và hạn chế quyên ly hôn

1.2.1.1 Quy định về quyén yêu cau ly hôn

Về nguyên tắc, khi thực hiện quyền yêu cau giải quyết ly hôn kế cả trườnghợp một bên xin ly hôn hay trường hợp cả hai bên vợ, chồng đồng thuận ly hôn,mỗi cá nhân đều phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản quy định trong LuậtHN&GĐ Ngoài ra, để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, pháp luật nước ta đãquy định các điều cắm hay điều kiện hạn chế đối với cá nhân khi thực hiện quyềnyêu cầu ly hôn Các bên không được vi phạm các điều cấm hay điều kiện hạn chế

mà pháp luật quy định Trong trường hợp vi phạm thì quyền yêu cầu giải quyết lyhôn sẽ không được chấp nhận

Khi mâu thuẫn vợ chồng đã đi đến căng thăng, mọi sự cố gắng, níu kéo cũngnhư nỗ lực hòa giải đều đi đến bế tắc thì ý định ly hôn là giải pháp được mọi ngườilựa chọn Về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định tại khoản 1 và khoản

2 Điều 51 của Luật HN&GD năm 2014 như sau:

1 Vợ, chong hoặc cả hai người có quyên yêu cầu Tòa án giải quyết ly

hôn.

2 Cha, mẹ, người thân thích khác có quyên yêu cầu Tòa án giải quyết

ly hôn khi một bên vo, chong do bi bệnh tâm than hoặc mắc bệnh khác màkhông thé nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhâncủa bạo lực gia đình do chồng, vợ của ho gây ra làm ảnh hưởng nghiêm

trong dén tinh mang, suc khoe, tinh than cua ho (71.

Theo quy định tai khoản 1 thi vợ, chồng đều có quyền như nhau trong việcyêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hônthì Toa án phải tiễn hành hoà giải, trong trường hợp hoà giải không thành thì Toa án

? Khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Trang 14

Luật HN&GD năm 2014 bổ sung thêm đối tượng được yêu cầu giải quyết lyhôn là cha, mẹ, người thân thích khác trong trường hợp một bên vợ, chồng do bịbệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác được quy định cụ thé tại khoản 2 Điều 51 củaLuật HN&GD năm 2014 Theo đó, thay vi chỉ vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng mới

có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn như trước đây thì từ ngày 01/01/2015,cha, mẹ, người thân thích khác cũng có thé yêu cầu giải quyết ly hôn khi một bên

vo, chéng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác ma không thể nhận thức, làmchủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng,

vợ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.Quy định này đã tháo gỡ cho nhiều trường hợp bức xúc muốn xin ly hôn giùmngười thân bị mất năng lực hành vi mà không được do luật cũ chỉ quy định việc lyhôn phải do chính đương sự (vợ, chồng) yêu cầu, trong khi họ lại bi mat năng lựchành vi dân sự dẫn đến không có năng lực hành vi tố tung dân sự dé xin ly hôn

1.2.1.2 Quy định về hạn chế quyén ly hôn

Về nguyên tắc, vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giảiquyết việc ly hôn Tuy nhiên có một hạn chế đó là trường hợp quy định tại khoản 3Điều 51 Luật HN&GD năm 2014 “Chong không có quyên yêu cau ly hôn trongtrường hop vợ dang có thai, sinh con hoặc dang nuôi con dưới 12 tháng tuổi” [`]

Thứ nhất, việc hạn chế quyền ly hôn chỉ đành cho người chồng chứ khônghạn chế yêu cầu ly hôn của người vợ trong mọi trường hợp Nếu người vợ đangmang thai, đang sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuôi thấy mâu thuẫn vợchồng trầm trong, tình yêu và trách nhiệm không còn, duy trì tình trạng hôn nhân sẽkhông đảm bảo đến sức khỏe của mình, của thai nhi, hay của con nhỏ thì người vợ

có thê gửi đơn đến Tòa án, và Tòa án sẽ xem xét và giải quyết theo thủ tục chung

Thứ hai, Điều này được áp dụng ngay cả trong trường hợp người vợ đangmang thai với người khác hoặc bố của đứa trẻ là ai thì người chồng vẫn bị hạn chếquyên ly hôn Điều này cho thấy trong trường hợp người chồng phát hiện vợ ngoạitình và đứa con vợ mình dang mang thai, mới sinh hay dưới 12 tháng tuổi không

3 Khoản 3 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Trang 15

Thứ ba, Điều luật quy định người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuôi thìliệu con nuôi của hai vợ chồng thì người chồng có được yêu cầu ly hôn không?Điều này vẫn còn gây bối rối trong việc giải quyết của các Tòa Có Tòa thì khônghạn chế ly hôn của người chồng khi đang nhận con nuôi, vì người vợ không bị tônhại sức khỏe, tâm lý không bị ảnh hưởng nhiều nên người chồng có quyền yêu cầu

ly hôn Ở đây chỉ xét đến trường hợp con của vo chong trong thời kỳ hôn nhân HayLuật HN&GD mới có quy định về việc mang thai hộ, nếu người vợ vì mục đích

nhân dao, đang trong thời gian mang thai hộ hoặc đang trong thời gian sinh con hộ

thì liệu người chồng có được yêu cầu ly hôn không? Luật HN&GD mới có hiệu lựcchưa có văn bản hướng dẫn các trường hợp cụ thể Căn cứ về nguyên tắc bảo vệ phụ

nữ và trẻ em suy ra trong trường hợp người vợ đang mang thai hộ hoặc sinh con hộ,

thì người chồng vẫn bị hạn chế ly hôn

1.2.2 Quy định về căn cứ ly hôn và các trường hop ly hôn theo luật định.1.2.2.1 Khái niệm về căn cứ ly hôn

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lénin, hôn nhân (trong đó có ly hôn)

là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc Trong từng giai đoạn phát triển củalịch sử, ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, giai cap thống trị đều thông qua Nhà nước,băng pháp luật (hay tục lệ) quy định chế độ hôn nhân phù hợp với ý chí của Nhànước Tức là Nhà nước bằng pháp luật quy định những điều kiện nào xác lập quan

hệ vợ chồng, đồng thời xác lập trong những điều kiện căn cứ nhất định mới được

phép xóa bỏ (cham dứt) quan hệ hôn nhân Đó chính là căn cứ ly hôn được quy địnhtrong pháp luật của Nhà nước Như vậy, “căn cứ ly hôn là những tình tiết (điềukiện) được quy định trong pháp luật và chỉ khi có những tình tiết (điều kiện) đó,Tòa án mới được xử cho ly hôn” []

Ly hôn là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp Do có quan điểm khác nhau

về quy định và giải quyết ly hôn, cho nên căn cứ ly hôn được quy định trong phápluật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa có nội dung khác về bản chất so với căn cứ lyhôn do Nhà nước phong kiến, tư bản đặt ra Pháp luật của nhà nước phong kiến, tưsản quy định có thể cắm ly hôn (không quy định căn cứ ly hôn mà chỉ công nhận

* Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 102.

Trang 16

quyền vợ chồng được sống tách biệt nhau (biệt cư) băng chế định ly thân; bằng hạnchế quyền ly hôn theo thời gian xác lập quan hệ hôn nhân; theo độ tuổi của vợchồng: và thường quy định xét xử ly hôn dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng hay của

cả hai vợ chồng (các điều kiện có tính chất hình thức, phản ánh nguyên nhân mâuthuẫn vợ chồng, chứ không phải bản chất ly hôn đã tan vỡ) Ngược lại, pháp luậtcủa Nhà nước xã hội chủ nghĩa công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vochồng, không thé cấm hoặc đặt ra những điều kiện nhăm hạn chế quyền tự do lyhôn Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chícủa vợ chồng khi thực hiện quyên ly hôn của mình Việc giải quyết ly hôn là tất yêuđối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ, điều đó là hoàn toàn có lợi cho vợ,chồng, con cái và các thành viên trong gia đình

1.2.2.2 Căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhán và gia đình năm 2014

Ly hôn là việc cham dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệulực pháp luật của Tòa án Luật HN&GD năm 2014 đã quy định các căn cứ dé Tòa

án thụ lý giải quyết yêu cầu ly hôn bao gồm hai căn cứ tại Điều 55 và Điều 56:

* Căn cứ ly hôn khi thuận tình ly hôn

Thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ hoặc chồng cùng yêu cầu chấm dứthôn nhân và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trong nom, nuôi dưỡng, chăm

sóc, giao dục con.

Theo Điều 55 của Luật HN&GD năm 2014 quy định:

Trong trường hop vợ chong cùng yêu cau ly hôn, nếu xét thấy hai bênthật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trôngnom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyển lợichính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu khôngthỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chínhđáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn [`]

Theo quy định của Luật HN&GD năm 2014 thì trong trường hợp hai vợ

chồng có yêu cầu thuận tình ly hôn, sự tự nguyện của hai vợ chồng khi yêu cầuchấm dứt hôn nhân là một căn cứ quyết định việc chấm dứt hôn nhân Bảo đảm thật

sự tự nguyện ly hôn là cả hai vợ chồng đều được tự do bày tỏ ý chí của mình, không

bị cưỡng ép, không bị lừa dối trong việc thuận tình ly hôn Việc thể hiện ý chí thật

Ÿ Điều 55 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Trang 17

sự tự nguyện ly hôn của hai vợ chồng đều phải xuất phát từ trách nhiệm đối với giađình họ, phù hợp với yêu cầu của pháp luật và chuân mực, đạo đức xã hội.

Cũng trong Điều 55 của Luật HN&GD năm 2014, trong việc thuận tình ly

hôn, ngoài ý chí thật sự tự nguyện xin thuận tình ly hôn của vợ chồng, đòi hỏi hai

vg chồng còn phải có sự thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ vàcon, nêu vợ chong không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảođảm quyền và lợi ích chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định giải quyết

việc ly hôn.

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cau xin ly hôn thì Toà án vẫn phải tiễnhành hoà giải, mục đích là để vợ chồng rút đơn yêu cầu ly hôn và đoàn tụ với nhau.Việc cho ly hôn trong trường hợp thuận tình này đối với Tòa án là không phải dễ,bởi vì khó có thé định lượng khi chỉ dựa trên yếu tổ thỏa thuận tự nguyện thật sựcủa hai vợ chồng nếu không xem xét đến các yếu tô tình trạng mâu thuẫn vợ chồngđến đâu, mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân đến cấp độ nào và gắn với việcthỏa thuận của họ đến đâu về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi lyhôn Thực tế, nguyên nhân phát sinh tranh chấp trong cuộc sống vợ chồng dẫn đến

ly hôn hay thuận tình ly hôn cũng là do tình cảm của vợ chồng bị rạn nứt, một trong

hai bên đã không làm tròn nghĩa vụ của mình với gia đình hay vì tự ái cá nhân hoặc

hiểu lầm trong quan hệ của vợ hoặc chồng mình nên đã quyết định yêu cầu Tòa ángiải quyết cho họ được ly hôn Nhưng khi có sự giải thích, phân tích đúng, sai trongquan hệ của họ của người làm công tác hòa giải dé khuyên họ nên bỏ qua nhữnglầm lỗi, tha thứcho nhau dé quay lại chung sống với nhau thì họ đã hiểu ra và quaylại đoàn tụ chung sống với nhau và Tòa án cũng không phải giải quyết về các vấn đềkéo theo như con và tài sản Trong các phiên hòa giải néu các đương sự thỏa thuậnđược với nhau về các vẫn đề tranh chấp thì Thâm phán lập biên bản ghi nhận sự tựnguyện và hòa giải thành Biên bản hòa giải thành là cơ sở để ra quyết định côngnhận sự thỏa thuận của các bên đượng sự nếu sau 07 ngày ké từ ngày lập biên bản

mà không có bên nao thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó Ngược lại, khi các bên

không thỏa thuận được thì vụ án đó được đưa ra xét xử.

* Căn cứ ly hôn khi ly hôn theo yêu cau của một bên

Ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp chỉ có một trong hai vợ

chông, hoặc cha, mẹ, người thân thích của một trong hai bên yêu câu được châm

Trang 18

dứt quan hệ hôn nhân Tại Điều 56 Luật HN&GD năm 2014 quy định về ly hôntheo yêu cầu của một bên như sau:

1 Khi vợ hoặc chỗng yêu cẩu ly hôn mà hòa giải tai Tòa án khôngthành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn néu có căn cứ về việc vợ, chong cóhành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyên, nghĩa vụ của vo,chong làm cho hôn nhân lâm vào tinh trạng tram trọng, đời sống chungkhông thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được

2 Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mắttích yêu cau ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn

3 Trong trường hợp có yêu cau ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều

51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việcchong, vợ có hành vi bạo lực gia đình lam ảnh hưởng nghiêm trọng đến tínhmang, sức khỏe, tinh thân của người kia FỂI

Theo đó, khi ly hôn theo yêu cầu của một bên thì Tòa án cần dựa vào một

trong ba căn cứ sau đây:

Thứ nhất, đôi với trường hợp khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giảitại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ,chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của

vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung khôngthể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được

Trước tiên, khi có yêu cầu ly hôn của vợ, chồng, Toà án phải tiến hành điềutra và hoà giải, nếu hoà giải không thành thì Toà án cần xác định tình trạng củaquan hệ hôn nhân, xem có căn cứ ly hôn không dé giải quyết Việc giải quyết ly hôncần phải chính xác Nếu xét xử đúng, kết quả đó sẽ phù hợp với nguyện vọng củacác bên, bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình Ngược lại, nếuviệc giải quyết không chính xác sẽ dẫn tới tan vỡ hạnh phúc gia đình, phá huỷ mộtcuộc hôn nhân còn có thé cứu vain được và gây ra hậu quả không đáng có Mặtkhác, giải quyết ly hôn cũng đòi hỏi sự linh hoạt trong việc vận dụng căn cứ ly hônđối với mỗi trường hợp cụ thể

Luật HN&GD năm 2014 đã bổ sung điểm mới khi cho ly hôn khi có hành vibạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng Như

° Điều 56 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Trang 19

vậy, luật hiện hành quy định rất rõ bạo lực gia đình là căn cứ để giải quyết cho lyhôn Bởi qua tổng kết thực tiễn giải quyết các án kiện ly hôn của Toà án cho thấy số

vụ ly hôn có hành vi ngược đãi, đánh đập chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nguyênnhân dẫn đến ly hôn ở nước ta trong đó thì đa phần phụ nữ là nạn nhân của tìnhtrạng này Tình trạng bạo lực trong gia đình ngày càng gia tăng và thể hiện tính chấtnghiêm trọng của nó Tình trạng bạo lực trong gia đình xảy ra do nhiều lý do khácnhau Có trường hợp do cuộc sống vật chất quá khó khăn Có trường hợp do ghen

tuông, nghi ngờ một bên ngoại tình nên đã đánh đập nhau Tệ cờ bạc, nghiện ngập

cũng là lý do dẫn đến tình trạng vợ chồng đánh đập, ngược đãi nhau Da phan bạolực trong gia đình dẫn đến tình trạng vợ chồng ly hôn, có trường hợp dẫn đến ánmạng Bên cạnh đó, đối với những vi phạm khác, những mâu thuẫn, xung đột, bấtđồng trong đời sống vợ chong là ly do dé ly hôn thì luật cũng quy định rõ ràngphải có cơ sở nhận định chung rang tình trạng tram trọng, đời sống chung không thékéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì mới giải quyết cho ly hôn

Nhu vậy, rõ ràng Luật HN&GD năm 2014 đã đưa yếu tố lỗi dé xem xét cho

ly hôn, qua đó thé hiện sự tiếp thu quy định của một số nước trên thế giới khi có sựkết hợp giữa thực trạng của hôn nhân và yếu tổ lỗi dé giải quyết việc ly hôn

Qua đó, có thê thấy răng việc đưa ra những nguyên nhân của hôn nhân lâmvào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thé kéo dài, mục đích của hôn nhânkhông đạt được dé cụ thé hóa căn cứ cho ly hôn “vợ, chồng có hành vi bạo lực giađình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyên, nghĩa vụ của vợ, chồng "[T] trong LuậtHN&GD năm 2014 đã tạo co sở pháp lý rõ ràng cho Tòa án khi giải quyết việc lyhôn theo yêu cầu của một bên Đây là một quy định rất tiến bộ mang ý nghĩa quantrọng nham cụ thé hóa Hiến pháp năm 2013 về quyền con người và bảo vệ quyềncon người trong tiến trình hội nhập quốc tế Điều này cũng tạo sự thống nhất trongviệc áp dụng pháp luật khi giải quyết việc ly hôn trong cả nước

Khi thực tế quan hệ vợ chồng ở trong tình trạng trầm trọng, đời sống chungkhông thé kéo dài thì thường dẫn tới hậu quả làm cho mục đích của hôn nhân khôngđạt được Mục đích của hôn nhân là tình yêu giữa nam và nữ muốn chung sống vớinhau suốt đời, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững trên cơ sở giúp đỡ

nhau cùng tiên bộ Con người tiên tới hôn nhân với mục đích mong muôn có được

7 Khoản 1 Điều 56 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Trang 20

một cuộc sống hạnh phúc Do vậy, khi mục đích hôn nhân không đạt được thì quan

hệ hôn nhân thường có tác động ngược lại Khi đó chấm dứt hôn nhân được giảiquyết bằng việc ly hôn

Mục đích của hôn nhân nói chung xuất phát từ bản chất của hôn nhân Toà

án không thể dựa vào mục đích của hai người kết hôn mà xem xét có đạt được haykhông dé giải quyết ly hôn Phần lớn mục đích của nam và nữ trước khi kết hôn làhướng tới xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững nhưng cũng có nhiều cuộc hônnhân được xác lập bắt đầu từ những mục đích khác nhau Dù cho họ từng kết hônvới mục dich nào đi chăng nữa thì mục đích của hôn nhân bên vững, hạnh phúc van

là tiêu chuẩn cao nhất mà bat kỳ ai kết hôn cũng hướng tới Tuy nhiên, mục đíchcủa vợ hay chồng đôi khi cũng ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình nếu như nó khôngđạt được sau khi kết hôn Mục đích của hai người không phải bao giờ cũng giốngnhau Hôn nhân có thé đem đến cho người này nhưng lại không làm thoả mãn mụcđích của người kia hoặc cả hai người Vì vậy, điều cần thiết là phải hiểu được mụcđích của hôn nhân Nhà làm luật ở đây muốn nói đến mục đích cốt lõi của hôn nhân

là xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững Hôn nhân với mục đích rất phong phú và

có thé thay đối nhưng mục đích của hôn nhân lại mang tính có định duy nhất Bat

cứ một cuộc hôn nhân nao, nếu không đạt được mục đích đó thì việc duy trì nó làkhông cần thiết và vợ chồng có thê được ly hôn

Thứ hai, đối với trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mắttích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn

Tuyên bố một người mất tích là một sự kiện pháp lý nhăm xác định mộtngười cụ thể theo quy định tại Điều 68 của Bộ luật dân sự năm 2015:

Khi một người biệt tích 2 năm liên trở lên, mặc dù đã áp dụng đây đủcác biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tô tụng dân

sự nhưng van không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đãchết thì theo yêu cau của người có quyên, lợi ích liên quan, Tòa án có thétuyên bố người đó mat tích [`]

Khoản 2 Điều 55 của Luật HN&GD năm 2014 cũng quy định về căn cứ cho

ly hôn có dé cập tới trường hợp yêu cau ly hôn khi một trong hai người mất tích như

Š Điều 68 của Bộ luật dân sự năm 2015

Trang 21

sau: “7rong trường hợp vợ hoặc chong của người bi Tòa án tuyên bố mat tích yêucâu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.” [].

Trường hợp đồng thời yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích và yêu cầu Tòa ángiải quyết ly hôn, cần lưu ý Tòa án chỉ giải quyết cho ly hôn có băng chứng chứngminh được chồng hoặc vo đã biệt tích từ hai năm trở lên kế từ ngày có tin tức cuốicùng về chồng (vợ), mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếmtheo quy định của pháp luật tổ tụng dân sự mất tích có ý nghĩa hết sức quan trọng

Nó góp phần bảo vệ lợi ích của cá nhân cũng như các chủ thê có liên quan Việc xácđịnh đúng điều kiện và hậu quả pháp lí của các tuyên bố này là cơ sở đảm bảoquyền lợi cho các chủ thé, đồng thời góp phần thực hiện có hiệu quả nhưng quyđịnh của pháp luật trong tuyên bố các cá nhân mat tích

Thứ ba, đôi với trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều

51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ cóhành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinhthần của người kia

Theo đó, theo quy định trong Luật HN&GD thì có thé xin ly hôn thay chongười thân và luật cũng quy định cụ thé về ly do xin ly hôn, trong đó bạo lực giađình là một lý do, căn cứ để người chồng hoặc người vợ có quyền yêu cầu tòa áncho ly hôn Cu thé tại khoản 2 Điều 51 của Luật HN&GD năm 2014 có quy định

như sau:

2 Cha, mẹ, người thân thích khác có quyên yêu cau tòa án giải quyết

ly hôn khi một bên vo, chong do bi bệnh tâm than hoặc mắc bệnh khác màkhông thé nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, dong thời la nạn nhâncủa bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêmtrong đến tinh mang, suc khoe, tinh than cua ho [”1

Như vậy, thay vì chỉ vợ, chồng hoặc cả hai người mới có quyền yêu cầu Tòa

án giải quyết ly hôn như trước đây thì ké từ nay, căn cứ dé cha, mẹ, người thânthích khác cũng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do

bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành

? Khoản 2 Điều 55 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

'© Khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Trang 22

vi của mình, đồng thời là nan nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của ho gây ralàm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Quy định này đã tháo gỡ cho nhiều trường hợp mong muốn xin ly hôn thaycho người thân bi mat năng lực hành vi mà không được do trước đây chỉ quy địnhviệc ly hôn phải do chính đương sự (vợ, chồng) yêu cầu, trong khi họ lại bị matnăng lực hành vi dân sự dẫn đến không có năng lực hành vi tố tụng dân sự dé xin lyhôn Chính điều này đã dẫn tới thực trạng có rất nhiều trường hợp vợ hoặc chồngmuốn ly hôn nhưng lại Tòa án không thé tiến hành giải quyết được, có nhiều vụviệc kéo dài trong rất nhiều năm với nguyên nhân duy nhất là do người vợ hoặcchồng bị mat năng lực hành vi dân sự

Bên cạnh đó, đối với trường hợp này các nhà làm luật yêu cầu cha, mẹ,người thân thích khác của vợ hoặc chồng cần phải chứng minh được việc ngườichồng hoặc vợ bị mất năng lực hành vi dân sự phải là nạn nhân của bạo lực gia đình

do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe,tinh thần của họ Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết thì quy định này làkhông cần thiết bởi chỉ cần khi một bên VỢ, chồng bị tâm thần hoặc mắc bệnh khác

mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì lúc này cuộc hôn nhân

đã không còn hạnh phúc, xét về góc độ tình cảm thì mục đích ban đầu của hôn nhânkhông đạt được nên cần phải giải quyết ly hôn cho hai bên khi có yêu cầu của ngườithân của họ, tránh sự ràng buộc, bế tắc, chứ không cần thiết phải có hậu quả là nạnnhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọngđến tính mang, sức khỏe, tinh thần của họ như quy định của luật

1.2.3 Quy định về hậu quả pháp lý của ly hôn

Hậu quả của ly hôn là một vấn đề mà pháp luật quy định cần phải giải quyếtkhi có sự kiện pháp lý xảy ra về vấn đề ly hôn Ly hôn là nguyên nhân dẫn đến hậuqua làm tan vỡ gia đình, từ đó làm ảnh hưởng một phan đến đời sống xã hội Vì vậydưới bat kỳ chế độ xã hội nào, Nhà nước cũng quan tâm đến việc giải quyết ly hôn

và hậu quả pháp lý của nó Nhưng đối với những xã hội khác nhau thì mục đíchđiều chỉnh của pháp luật đối với van đề hôn nhân và gia đình nói chung cũng nhưviệc ly hôn và giải quyết hậu quả của nói nói riêng là hoàn toàn khác nhau Trongthực tế, nhìn chung các vụ kiện về hôn nhân và gia đình là không đơn giản, nhất làviệc giải quyết về ly hôn đã phức tạp thì việc giải quyết hậu quả của nó lại càngphức tạp hơn Bởi vì nó không chỉ đụng chạm đến quyền lợi của các bên đương sự

vê mặt vật chat mà còn đụng chạm đên tình cảm của vợ, chong; giữa cha, mẹ với

Trang 23

con cái Cho nên nếu giải quyết vấn đề này không hợp tình, hợp lý, không thỏa mãnđối với các bên đương sự, làm cho các bên đương sự phải đi lại kiện tụng nhaunhiều lần, mat nhiều thời gian, cuộc sống không ổn định sẽ làm ảnh hưởng khôngnhỏ đến lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích chung của xã hội không những thế còngây nên tình trạng mất đoàn kết giữa các bên đương sự.

Do đó muốn giải quyết đúng dan những hậu quả pháp ly của ly hôn, Toa áncần phải giải quyết đúng đắn việc ly hôn giữa vợ và chồng trên cơ sở đó mới giảiquyết tốt hậu quả của nó Chính vì vậy, khi giải quyết ly hôn Tòa án phải giải quyếtcác vấn đề như: Quan hệ nhân thân; quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ tài san

1.2.3.1 Quan hệ nhân thân giữa vợ chong

Theo quy định khi bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực phápluật, quan hệ vợ chồng được chấm dứt Nghĩa là những quyền và nghĩa vụ nhân thângiữa vợ chồng phát sinh khi kết hôn, vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy,

tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công

việc trong gia đình sẽ đương nhiên chấm dứt Ngoài ra còn có quyền về họ tên, quốctịch, dân tộc, tôn giáo néu không thỏa thuận thì xác định theo pháp luật

1.2.3.2 Chia tài sản của vợ chong khi ly hôn

Việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ do vợ chồng tự thỏa thuận, nếukhông thỏa thuận được, vợ, chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết

Việc chia tay sản của vợ chồng khi ly hôn là một van đề phức tạp, dé say ra tranhchấp tranh chấp giữa vợ chồng khi ly hôn và gặp nhiều tranh chấp giữa vợ chồngkhi ly hôn và gặp nhiều vướng mắc trong thực hiện xét xử nhiều năm của nước ta

Khi chia tài sản vợ chồng khi ly hôn trước hết, Toà án áp dụng các nguyêntắc áp dung các nguyên tắc theo quy định tại Điều 59 của Luật HN&GD năm 2014

dé chia, kết hợp với từng trường hợp cụ thé được quy định tại khoản 3, khoản 4,khoản 5 Điều 59, Điều 61, Điều 62 và Điều 64 của Luật HN&GD năm 2014

Theo nguyên tắc tại Điều 59 của Luật HN&GD năm 2014 thì việc chia tàisản khi ly hôn, vợ chồng chọn chế độ tài sản vợ chồng theo thoả thuận và vợ chồngchọn chế độ tài sản theo luật định nếu hai bên giải quyết theo thoả thuận các bên thìviệc chia sẽ theo thoả thuận Còn nếu việc vợ chồng thoả thuận không được, thoảthuận không đầy đủ không rõ ràng thì sẽ yêu cầu toà án giải quyết Cụ thể như sau:

Thứ nhất, doi với tài sản riêng vợ chong

Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó Sau khi ly hôn,

vợ, chông có tài sản riêng thì có quyên lây vê Tuy nhiên, nêu có tranh châp thì

Trang 24

người có tai san riêng phải chứng minh dược đó là tài sản riêng cua của minh Việc

chứng mình có thé bằng sự công nhân của bên kia hoặc bằng các giấy tờ xác nhậnquyền sở hữu riêng của mình bang các văn tự, di chúc hoặc các chứng cứ khácchứng minh đó là tài sản riêng của vợ, chồng Trong trường hợp không có chứng cứchứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng thì mỗi bên tàisản đó là tải sản chung Khi chia tài sản là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng mà

có tranh chấp, tài sản có sự trộn lẫn, ân chứa các loại tài sản chung và tài sản riêngtrong quá trình sử dụng ở thời kỳ hôn nhân Trường hợp vợ, chồng đã tự nguyện

nhập tài sản riêng vào tài sản đã dùng cho gia đình mà không còn nữa thì người có

tài sản riêng không có quyền đòi lại hoặc đền bù Trường hop tài sản riêng tăng giátrị lên rất nhiều lần vì người có tài sản riêng đã dùng tài sản chung dé tu sửa làmnâng giá trị cho tài sản riêng của mình, Toà án cần xác định phần xác định phầntăng gái trị đó, nhập vào tài sản chung để chia

Đối với những đồ trang sức mà vợ, chồng được cha mẹ vợ hoặc cha mẹchồng tăng riêng cho trong ngày cưới là tài sản riêng: nhưng nếu thứ đó được chochung cả hai với tinh chất là tao dựng cho người vợ chồng với một số von thi coi là

tài sản chung.

Trong trường hợp người vợ, người chồng đã vay mượn tiền bạc của ngườikhác để dùng cho mục đích, nhu cầu riêng thì người vợ hoặc người chồng phải cónghĩa vụ thanh toán bằng tài sản riêng Nếu tài sản riêng không có hoặc không đủthanh toán thì phải thành toán phần tải sản của người đó trong khối tài sản riêng của

VỢ chồng hoặc vợ chồng có thể thoả thuận với nhau để thanh toán băng tài sảnchung của vợ chồng

Trong trường hợp con đã thành niên có đóng gop đáng ké vào việc xây dựng

và phát triển tải sản của cha mẹ thì được trích chia phần đóng góp của họ trong tàisản của cha mẹ thì được tính chia phần đóng góp của họ trong phần tài sản của họtrong phan tài sản của cha mẹ khi ly hôn, theo yêu cầu của người con đó Nếu conchưa thành niên mà có tài sản riêng do được tặng cho, thừa kế hoặc thu nhập hợp

pháp thì Toà án không chia, trong trường hợp Toa án sẽ giao cho người nao đó nuôi giữ, chăm sóc, giáo dục người con đó quản lý tài sản riêng của con.

Thứ hai, đối với tài sản chung vợ chẳng

Tài sản của vợ chồng bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sảnthuộc sở hữu của vợ chồng Tài sản chung vợ chồng là tài sản chung thuộc sở hữu

của cả vợ và chông, vợ chông cùng là chủ sở hữu đôi với khôi tài sản đó Tài sản

Trang 25

chung được tạo lập do vợ chồng lao động và thu nhập hợp pháp khác của vợ chồngtrong thời kỳ hôn nhân, tài sản do vợ chồng được được thừa kế chung, tặng chochung, tài sản chung theo thoả thuận của vợ chồng là tài sản chung do áp dụngnguyên tắc suy đoán, tài sản chung là quyền sử dụng mà vợ chồng có có được saukhi kết hôn Khi ly hôn, van đề chia tài sản chung vợ chồng được đặt ra như một tấtyếu.

Đối với tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn mà vợ chồng không thoảthuận được với nhau, có yêu cầu Toà án giải quyết, thì Toà án giải quyết theonguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật HN&GD năm 2014

Về nguyên tắc, khi chia tài sản chung vợ chồng thì phần tài sản của vợ vàchồng là bằng nhau Tuy nhiên, khi chia tài sản chung vợ chồng phải đảm bảoquyền lợi chính đáng của mỗi bên mà việc chia tài sản chung được tuân theo cácnguyên tắc sau:

Một là, tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng cóxem xét đến tình trạng tài sản, hoàn cảnh của mỗi bên và công sức đóng góp của

họ vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản Vì lao động trong gia đình làlao động có thu nhập Điều đó có nghĩa là phải xem xét tài sản chung của vợ chồngbao gồm những tài sản gì, nguồn gốc phát sinh, tài sản có thé chia bằng hiện vật haykhông, vợ chồng kết hôn và chung sống với nhau từ thời gian bao lâu, vợ chồng mỗi

người cư trú ở một nơi hay có nơi cư trú cùng nhau, ai là người có công sức đóng

góp tạo dựng khối tài sản chung nhiều hơn, ai là người lao động chính trong gia

đình

Hai là, khi chia tài sản chung của vợ chồng, phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp của vợ và con chưa thành niên, hoặc con đã thành niên bị tàn tật hoặc bị mất

năng lực hành vi dân sự không có khả năng lao động va không có tài sản dé tự nuôi

mình dé đảm bảo cho họ được ổn định cuộc sông Khi chia tài sản chung của vợ

chồng phải bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên trong sản xuất kinh doanh và nghề

nghiệp Tài sản chung là tư liệu sản xuất, công cụ lao động phục vụ cho hoạt động

nghề nghiệp của bên nào thì chia cho bên đó, tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi bêntrong việc tiếp tục công tác, lao động sản xuất

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị Bênnào nhận phan tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hon phần mình được hưởng thìphải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch Cụ thé:

Trang 26

Thứ nhát, trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình bên nhà chồng hoặc

nhà vợ mà ly hôn:

Trường hợp phân chia nhà trong việc xác định nhà là tài sản chung của vợ

chồng sảy ra các trường hợp như sau: Trường hợp nhà là do vợ chồng mua hoặc xây

dựng và nhà là do cha mẹ chồng hoặc cha mẹ vợ cho chung cả hai vợ chồng: nhà là

do vợ chồng thuê của nhà nước hoặc tư nhân do đó cơ quan nhà nước cấp phải làtài sản chung cuả vợ chồng: trường hợp vợ chồng còn ở chung với cha mẹ thì đó làtài sản của cha mẹ không phải là tài sản chung vợ chồng

Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thé chia dé sửđụng khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật HN&GD năm 2014nếu không chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà phải thanh toán cho bên kiaphần giá trị mà họ được hưởng

Trong trường hợp nhà thuộc sở hữu riêng của một bên đã được đưa vào sử

dụng chung thì ly hôn, nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà, nhưngphải thanh toán cho bên kia một phan giá trị nhà, căn cứ vào công sức bảo dưỡng,nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà Quy định trên đây nhằm bảo vệ quyền lợi cho bênkhông phải là chủ sở hữu nhà nhưng khi ly hôn một bên vẫn được thanh toán giá trịcông sức đóng góp của mình vào khối tài sản chung Điều đó hoàn toàn phù hợp vớithực tế khi vợ chồng chung sống trong một căn nhà thuộc sở hữu riêng của một bên.Tuy nhiên, trên thực tế để xác định công sức của các bên trong việc nâng cấp, bảodưỡng, cải tạo, sửa chữa nhà là hết sức khó khăn và phức tạp, đồng thời việc xácđịnh phần giá tri nhà mà họ được thanh toán cũng là công việc khó khăn Vi vậy,cần có những hướng dẫn cụ thé hơn về van dé nay dé giúp Tòa án giải quyết đượcthấu tình, hợp lý hơn

Thứ hai, vẫn đề chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn:

Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả haibên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏathuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theoquy định tại Điều 59 của Luật HN&GD năm 2014

Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụngđất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phan giá triquyền sử dụng đất mà họ được hưởng

Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng câyhàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử

Trang 27

dung đất của vo chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 62

của Luật HN&GD năm 2014.

Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng,đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này

Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai

Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sửdụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sửdụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy địnhtại Điều 61 của Luật HN&GD năm 2014

Trong tài sản chung vợ chồng không chỉ bao gồm các quyền mà còn bao gồmcác nghĩa vụ của vợ chồng đối với người thứ ba như những nó nợ mà vợ chồng vaytrước đó sử dụng cho đời sống chung, những món nợ mà vợ chồng cho người khácvay có quyền đòi Nghĩa vụ mà vợ chồng cần phải thực hiện sẽ được chia theoquyền lợi mà họ được hưởng, vì các nghĩa vụ này đều phát sinh theo trong thời kỳhôn nhân và phục vụ cho cuộc sống của họ Chính vì thế mà họ được những lợi íchkhi chia tài sản như thế nào thì sẽ phải gánh chịu những nghĩa vụ tương tự Cũngcăn cứ vào tình huống thực tế của mỗi bên mà sẽ có sự cân nhắc nghĩa vụ giữa hai

Việc xác định tài sản chung vợ chồng trong trường hợp vợ chồng sống chungvới gia đình Trường hợp tài sản vợ chồng trong khối tài sản chung với gia đìnhkhông thể xác định được, vợ chồng, gia đình và Tòa án sẽ phải căn cứ đóng góp của

VỢ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung và đời song chungcủa gia đình dé xác định Việc đánh giá và quy đổi một van dé phức tạp va nhiềutranh cãi như công sức đóng góp thành một khối tài sản cụ thé là hết sức khó khăn

Trang 28

đòi hỏi có sự thiện chí hợp tác của gia đình Trên thực không ít gia đình người vợ

hoặc người chồng phải ra đi tay không mà chứng minh được công sức Cần cóhướng dẫn cụ thể về nguyên tắc chia tài sản chung vợ chồng cùng sống với gia đình

Xác định tài sản chung là nhà ở, quyền sử dụng đất Các tranh chấp liên quanđến quyền sử dụng đất nhà ở là tranh chấp diễn ra gay gắt nhất vì nhà ở và quyền sửdụng dat có giá trị lớn, quá trình chuyên nhượng và chuyền nhượng phức tạp khi đó,trình độ và ý thức tuân thủ pháp luật của người dân còn hạn ché dẫn tới tranh chấpgia tăng, việc xác định tài sản chung vợ chồng còn nhiều khó khăn

1.2.3.3 Nghia vụ cấp dưỡng giữa vợ và chong khi ly hôn

Quyên và nghĩa vụ cấp dưỡng là một trong những quyền và nghĩa vụ tài sảngắn liền với nhân thân của vợ chồng Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ vàchồng phát sinh từ mối quan hệ hôn nhân hợp pháp được xuất phát từ thời điểm kết

hôn.

Theo Điều 115 của Luật HN&GD năm 2014 quy định: “Khi ly hôn nếu bênkhó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia cónghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của minh” [`''] Như vay, theo Luật định, giảiquyết việc cấp dưỡng giữa vợ, chồng khi ly hôn được đặt ra khi thỏa mãn hai điềukiện đó là một bên vợ, chồng khó khăn túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng, có lý dochính đáng và bên kia có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

Một bên có khó khăn túng thiếu phải là do ốm đau, tàn tật, phụ nữ mang thai,sinh đẻ, nuôi con nhỏ nếu người có sức khỏe, có khả năng lao động nhưng lườibiếng, rượu chè, cờ bạc, nghiện ngập, rơi vào tình trạng khó khăn, túng thiếu thìkhông có quyền được cấp dưỡng Đồng thời người khó khăn, túng thiếu phải có yêucầu được cấp dưỡng Nếu họ khó khăn, túng thiếu nhưng không yêu cầu thì nghĩa

vụ cấp dưỡng sẽ không được đặt ra

Bên kia có khả năng cấp dưỡng là phải xét tình trạng sức khỏe, khả năng laođộng và thu nhập của họ, nếu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếpđến cuộc sống của họ thì không coi là có khả năng cấp dưỡng Do đó, dù bên kia cókhó khăn, túng thiếu và yêu cầu được cấp dưỡng thì họ cũng không phải cấp dưỡng

vì không có khả năng.

Về mức và phương thức cấp dưỡng được quy định tại Điều 116, Điều 117

!! Điều 115 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Trang 29

của Luật HN&GD năm 2014 do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thìyêu cầu Toà án giải quyết.

Diéu 116 Mức cấp dưỡng

1 Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người đượccấp dưỡng hoặc người giảm hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thunhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cẩu thiếtyếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa

án giải quyét

2 Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi Việc thayđổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thìyêu cầu Tòa án giải quyết ['ˆJ

Diéu 117 Phương thức cấp dưỡngViệc cấp dưỡng có thé được thực hiện định kỳ hang tháng, hàng quy,nua năm, hàng năm hoặc mot lan

Các bên có thé thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tamngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vàotình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấpdưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết [}

Khi quyết định mức cấp dưỡng, Tòa án cần xem xét toàn diện về nhu cầu tốithiêu của người được cấp dưỡng va khả năng của người phải cấp dưỡng dé có quyếtđịnh phù hợp Việc cấp dưỡng có thé được thực hiện định kỳ hàng tháng, quý, nửanăm, hàng năm hoặc một lần Các bên có thé thỏa thuận thay đôi phương thức cấpdưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâmvào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấpdưỡng, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, trường hợp người

vợ, chồng sau khi ly hôn được giải quyết cấp dưỡng mà kết hôn với người khác thìkhông được cấp dưỡng nữa

1.2.3.4 Quyên, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn

Luật HN&GD năm 2014 quy định vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếpnuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa

thuận được thì Tòa án quyét định giao con cho một bên trực tiêp nuôi căn cứ vào

!* Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

'S Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Trang 30

quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyệnvọng của con Và về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹtrực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Ngoài ra, để bảo vệ quyền và lợi ích của con đặc biệt là con chưa thành niênhoặc con đã thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động

và không có tài sản dé tự nuôi mình, pháp luật quy định sau khi ly hôn, vợ, chồngvẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng

Theo quy định tại Điều 82 của Luật HN&GD năm 2014 đã quy định về nghĩa

vụ, quyên của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

1 Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyên củacon duoc sống chung với người trực tiếp nuôi

2 Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

3 Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyên, nghĩa vụ

thăm nom con mà không ai được can trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trởhoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáoduc con thì người trực tiếp nuôi con có quyên yêu cẩu Tòa án hạn chế quyênthăm nom con của người đó [`]

Và theo quy định tại Điều 83 của Luật HN&GĐ năm 2014 về nghĩa vụ,quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi

ly hôn:

1 Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyên yêu cẩu người không trực tiếpnuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêucâu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọngquyên được nuôi con của mình

2 Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình khôngđược can trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc,nuôi dưỡng, giáo duc con [`]

Theo quy định tại Điều 84 của Luật HN&GD năm 2014, trong trường hợp vilợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc hai bên khi có đơn gửi Tòa án xin thay

đôi người trực tiép nuôi con thì Tòa án sẽ xem xét và quyêt định thay đôi người trực

'* Điều 82 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

'S Điều 83 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Trang 31

tiếp nuôi con sau khi ly hôn Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hônđược thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không đảm bảo quyền lợi

về moi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ 07 tudi trở

lên.

Khi xem xét việc giao con cho ai, nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục, cũng đồngthời phải xem xét về việc cấp dưỡng nuôi con, phù hợp với các quy định về điềukiện cấp dưỡng, mức cấp dưỡng và phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo

quy định tại chương VII Luật HN&GD năm 2014.

Về mức cấp dưỡng nuôi con phải bao gồm cả ăn, mặc, học hành, chữabệnh và các khoản phí tổn khác của con Phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về đờisông của con Đồng thời Tòa án phải căn cứ vào hoàn cảnh và khả năng kinh tế củangười phải cấp dưỡng và người được giao trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dụccon dé quyết định mức cấp dưỡng cho hợp ly Mặc dù pháp luật quy định vợ chồng

có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau khi ly hôn nhưng trên thực tế vấn đề cấp dưỡngcũng ít xảy ra Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, bên có nghĩa vụ thực hiện cấp dưỡng

đã không thực hiện như các bên đã thỏa thuận hoặc trong bản án, quyết định củaTòa án có hiệu lực pháp luật Họ chỉ thực hiện trong một thời gian ngắn, cấp dưỡngmột, hai lần sau đó không thực hiện tiếp Trong khi đó bên có nghĩa vụ thực hiệncấp dưỡng lại không có việc làm 6n định, lao động tự do nên việc yêu cầu dam bảonghĩa vụ cấp dưỡng ở cơ quan thi hành án là rất khó khăn Nhưng cũng có trườnghợp bên trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con họ cũng không có yêu cầu cấp dưỡngnuôi con đơn giản chỉ vì tự ái, sĩ diện hoặc họ nghĩ rằng nếu có yêu cầu thì bênkia cũng không muốn cấp dưỡng hoặc không có khả năng để cấp dưỡng nuôi conhoặc họ không muốn thừa nhận với bên kia là mình có khó khăn về kinh tế và nếunói có khó khăn về kinh tế thì sợ bên kia sẽ tranh giành về quyền được nuôi con, gâykhó khăn cho họ về việc nuôi con

Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trựctiếp nuôi con cấp dưỡng vi lý do nào đó thì Tòa án cần phải giải thích cho họ hiểurằng việc cap dưỡng nuôi con là quyền lợi của con dé họ biết nhằm bảo vệ quyền valợi ích hợp pháp của con Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tựnguyện, họ có đầy đủ khả năng điều kiện nuôi dưỡng con thì Tòa án không buộc bênkia phải cấp dưỡng nuôi con

Về phương thức cấp dưỡng, do các bên thỏa thuận định kỳ hàng tháng, hàngquý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần Trong trường hợp các bên không thỏa thuận

Trang 32

được thì Tòa án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nomcon dé cản trở hoặc gây anh hưởng xấu đến việc trông nom con, chăm sóc, giáo dục,nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền

thăm nom con của người đó.

1.2.4 Thủ tục giải quyết vụ án ly hôn

1.2.4.1 Thủ tục giải quyết sơ thẩm

* Khởi kiện vụ án ly hôn

Thủ tục giải quyết vụ án ly hôn là thủ tục tố tụng dân sự được áp dụng chotrường hợp ly hôn do một bên vợ hoặc chồng yêu cầu Trong trường hợp ý chí chamdứt quan hệ vợ chồng xuất phat từ một bên người vợ hoặc người chồng thì chủ théchỉ có thé thực hiện mong muốn của mình băng cách thực hiện quyền khởi kiện vụ

án ly hôn Mặc dù quyền khởi kiện vụ án ly hôn là quyền của công dân được phápluật Việt Nam ghi nhận song công dân muốn khởi kiện vụ án ly hôn phải đáp ứngcác điều kiện sau:

Một là, đáp ứng điều kiện về chủ thé khởi kiện vụ án ly hôn

Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật HN&GD năm 2014 thì vợ, chồngđều có quyền như nhau trong việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn Khi mộtbên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Toà án phải tiến hành hoà giải, trong trườnghợp hoà giải không thành thì Toà án lập biên bản hoà giải không thành, đồng thờitiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung

Luật HN&GD năm 2014 bé sung thêm đối tượng được yêu cầu giải quyết lyhôn là cha, mẹ, người thân thích khác trong trường hợp một bên vợ, chồng do bịbệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác được quy định cụ thé tại khoản 2 Điều 51 của

Luật HN&GD năm 2014.

Một mặt khác, quyền khởi kiện xin ly hôn có đặc trưng khác so với khởikiện trong các vụ án dân sự khác ở điểm: Quyền khởi kiện của chủ thé là bên ngườichồng còn bị hạn chế trong trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc đangnuôi con dưới mười hai tháng tuổi (khoản 3 Điều 51 Luật HN&GD) nhằm bảo vệ

bà mẹ và trẻ em, bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhị, thể hiện tính nhân đạo sâu sắc

của pháp luật và tính trách nhiệm cao của nhà nước ta.

Hai là, vụ án ly hôn được khởi kiện phải thuộc thâm quyền giải quyết của

Tòa án.

Tòa án chỉ thụ ly vụ án ly hôn để giải quyết khi vụ án đúng thâm quyên xét

Trang 33

xử của minh Do đó dé đơn khởi kiện xin ly hôn được thụ ly thì yêu cầu pháp luậtđặt ra là việc khởi kiện phải đúng thầm quyền xét xử về dân sự của Tòa án, được théhiện ở ba phương diện: Thi? nhất, vụ án ly hôn mà chủ thể nộp đơn khởi kiện phảithuộc phạm vi thâm quyền giải quyết của Tòa quy định tại Điều 28, 29 BLTTDS.Thứ hai, vụ án ly hôn được khởi kiện phải đúng với cấp Tòa án có thâm quyên giải

quyết quy định tại Điều 35, Điều 37 BLTTDS Thi ba, vụ án ly hôn được khởi kiện

phải đúng thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thé quy định tại Điều 39 BLTTDS

Ba là, việc xin ly hôn của chủ thể làm đơn khởi kiện phải chưa được giảiquyết bằng một bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước đã

có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp có bản án, quyết định của Tòa án bác đơn xin

ly hôn.

* Thu lý vụ an ly hôn

Thu lý vu án ly hôn là việc Toa án nhận đơn khởi kiện vu án ly hôn của người

khởi kiện và vào số thụ lý vụ án để giải quyết Cũng như các vụ án dân sự nóichung, theo Điều 195 của BLTTDS thụ lý vụ án ly hôn thuộc trách nhiệm của Tòa

án nơi nhận được đơn khởi kiện xin ly hôn Sau khi nhận được đơn khởi kiện xin ly

hôn của đương sự, Tòa án phải tiến hành các quy trình tố tụng trong thời hạn nhấtđịnh bao gồm:

Thứ nhất, Tòa án tiễn hành nhận đơn khởi kiện và nghiên cứu trong thời hạn 8ngày làm việc kế từ khi nhận được đơn dé ra một trong các quyết định sau: Tiếnhành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thâm quyền giải quyết hoặc Chuyên đơnkhởi kiện cho Tòa án có thẳm quyền và báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộcthâm quyền giải quyết của Tòa án khác hoặc trả lại đơn khởi kiện Nếu thấy nội

dung đơn khởi kiện không đáp ứng các nội dung cơ bản phải có được quy định tại

Điều 193 BLTTDS thì Tòa án phải thông báo cho người khởi kiện biết để họ sửađổi, bố sung trong một thời hạn do Tòa án ấn định nhưng không quá 30 ngày, trongtrường hợp đặc biệt Tòa án có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày Sau khi ngườikhởi kiện đã sửa đổi, b6 sung đơn khởi kiện theo đúng quy định thì Tòa án tiếp tụclàm thủ tục thụ lý vụ án Nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Tòa án,

Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.

Ther hai, Tòa án sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo,

nếu xét thay vụ án thuộc tham quyền giải quyết thì Tòa án cần xác định tiền tam ứng

án phí và thông báo ngay cho người khởi kiện dé họ làm thủ tục nộp tiền tạm ứng ánphí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí Trong thời hạn 07 ngày kế từ

Trang 34

ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởikiện phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Thứ ba, khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí,Tòa án quyết định thụ lý vụ án và vào số thụ lý vụ án Trong trường hợp người khởikiện xin ly hôn thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án

phí thì Tòa án phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo.

* Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vu án ly hôn

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thầm vu án ly hôn, các công việc chuẩn bịxét xử chủ yêu được tiễn hành bao gồm:

Thứ nhất, phân công Tham phán giải quyết vụ án

Vi Tham phan có vai trò đặc biệt quan trọng nên trong giai đoạn chuẩn bị xét

xử, sau khi thụ lý vụ án, Thâm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết vụ

án Việc phân công này là cơ sở dé Thâm phán toàn tâm toàn ý với vu án đã đượcgiao, đồng thời dé Tham phán thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được quy địnhtại Điều 48 BLTTDS, đảm bảo giải quyết vụ án nhanh chóng, khách quan, đúng

pháp luật.

Thứ hai, thông bao việc thụ lý vụ an.

Sau khi đã tiến hành các công việc thụ lý, Tòa án phải thông báo bằng vănbản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tô chức có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan đến việcgiải quyết vụ án để họ biết được vụ án đã được thụ lý Tòa án cũng phải thông báocho Viện kiểm sát (VKS) cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án để VKSthực hiện chức năng kiểm sát của mình đối với việc giải quyết vụ án của Tòa án.Theo quy định tại Điều 196 BLTTDS, trong thời han 3 ngày làm việc ké từngày thu lý vụ án, Tòa án phải gửi thông báo cho cá nhân, cơ quan, tô chức có liênquan đến việc giải quyết vụ án dân sự Pháp luật quy định về việc thông báo việc thụ

ly cho bị đơn, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan là nhăm bao đảm quyên lợicho đương sự Thông báo thụ lý để bị đơn biết được nguyên đơn khởi kiện nhữngvấn đề gì, biết được những tài liệu, chứng cứ mà nguyên đơn cung cấp từ đó mà bịđơn sẽ chuẩn bị những tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

mình.

Thứ ba, lập hồ sơ vụ án

Đề lập hồ sơ vụ án, căn cứ vào yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện, Tòa án

xác định các tài liệu, chứng cứ liên quan đên yêu câu của đương sự khởi kiện xin ly

Trang 35

hôn Khi nhận được các chứng cứ, tài liệu kèm theo Tòa án phải đưa chúng vào hỗ

sơ vụ án Các tài liệu có trong hồ sơ vụ án phải sắp xếp theo thứ tự nhất định để

thuận tiện cho việc nghiên cứu, sử dụng và phải có danh mục ghi lại các tài liệu có

trong hồ sơ vụ án

Trong tố tụng dân sự, các đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứngminh cho yêu cầu của mình Tòa án có trách nhiệm xem xét mọi tình tiết của vụ án,căn cứ vào pháp luật để giải quyết yêu cầu của đương sự Điều 97 BLTTDS quyđịnh về việc xác minh, thu thập chứng cứ: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyên tựmình thu thập tài liệu, chứng cứ Ngoài ra, Tòa án có thể tiến hành một hoặc một sốbiện pháp dé thu thập tài liệu, chứng cứ như lấy lời khai cau đương sự, người làmchứng; đối chất giữa các đương sự với nhau; trưng cầu giám định; định giá tài sản;xem xét thâm định tại chỗ; ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ; yêu cầu cơquan, tô chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiệnvật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự; xác minh sự có mặt hoặc văng

mặt của đương sự tại nơi cư trú và các biện pháp khác theo quy định của BLTTDS.

Thi tu, thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nop, tiến cận, công khai

chứng cứ và hòa giải.

Ly hôn là loại án dân sự có tính đặc thù riêng so với các loại án dân sự khác

còn lại Dưới góc độ xã hội, ly hôn là một hiện tượng bất bình thường đặt ra cho xãhội không ít những vấn đề cần giải quyết Do đó, trong giải quyết ly hôn, cần tíchcực trong công tác hòa giải, giúp hai bên đương sự có điều kiện hóa giải nhữngmâu thuẫn, xung đột đi đến hàn gắn những rạn nứt trong mối quan hệ hôn nhân, để

quay lại với nhau, gia đình được đoàn tụ, cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình

và nuôi đưỡng con cái trưởng thành Trong trường hợp không hòa giải được dé haibên hàn gắn những rạn nứt trong quan hệ vợ chồng thì việc hòa giải vẫn rất cầnthiết để giúp các đương sự thỏa thuận được những vấn dé cơ bản về con chung và

tài sản.

Trước khi tiến hành phiên họp, Tòa án phải thông báo cho các đương sự biết

về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung phiên họp (Điều 208

BLTTDS).

Thanh phan tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 184 BLTTDS bao gồm:Thâm phán chủ trì phiên hòa giải; Thư ký ghi biên bản hòa giải; các đương sự hoặcngười đại điện hợp pháp của họ; Người phiên dịch nếu đương sự không biết tiếng

việt; Trong trường hợp cân thiệt, Thâm phản có thê yêu câu cá nhân, cơ quan, tô

Trang 36

chức có liên quan tham gia phiên hòa giải.

Trình tự tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 210 BLTTDS Trong hòagiải ly hôn, việc hòa giải là cả một nghệ thuật, người Tham phán không chi là ngườichủ trì pháp lý của phiên hòa giải mà còn là một nhà tâm lý học Trong suốt quátrình tiến hành hòa giải, thái độ cảm thông, chia sẻ, biết lắng nghe kết hợp vớinhững lý lẽ thấu tình đạt ly từ kiến thức xã hội, truyền thống đạo đức, tình cảm giađình được Thâm phán vận dụng linh hoạt nhằm hóa giải những mâu thuẫn giữa haibên, xoa dịu những xung đột dé người vợ, người chồng có thể bình tĩnh ngồi lai vớinhau nhìn nhận về cuộc hôn nhân của mình Rất nhiều các trường hợp, nhờ có hòagiải giải quyết ly hôn, các bên đương sự đã trở về với nhau, cùng chung sống và vunđắp hạnh phúc gia đình

Trong các phiên hòa giải nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về cácvan dé tranh chấp thì Tham phán lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện và hòa giảithành Biên bản hòa giải thành là cơ sở để ra quyết định công nhận sự thỏa thuậncủa các bên đượng sự nếu sau 07 ngày ké từ ngày lập biên bản mà không có bên nào

thay đôi ý kiến về sự thỏa thuận đó Ngược lại, khi các bên không thỏa thuận được

thì vụ án đó được đưa ra xét xử.

Nội dung biên ban hòa giải phải tuân theo quy định tại Điều 211 BLTTDS.Biên bản hòa giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trongphiên họp, chữ ký của thư ký Tòa án, thâm phán chủ trì phiên hòa giải

Thứ năm, các quyết định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử

- Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các duong

Sự.

Trong trường hợp hai bên thỏa thuận thuận tình ly hôn và thỏa thuận được

các vấn đề về quan hệ hôn nhân, tài sản, con cái và cả án phí thì trong thời hạn 7ngày ké từ ngày lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành, nếucác đương sự không thay đôi về ý kiến của mình về sự thỏa thuận đó thì Tóa án căn

cứ vào các Điều 212 BLTTDS và Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình ra quyết định

công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự.

- Quyết định tạm đình chỉ giải quyẾt vụ án

Tạm đình chỉ giải quyết vụ án là việc Tòa án tạm ngưng việc giải quyết vụ ánkhi có những căn cứ do pháp luật quy định Đặc điểm của quyết định này là cơ quantiến hành tố tụng chỉ tạm thời cho ngừng việc giải quyết vụ án chứ không phảingừng hắn việc giải quyết vụ án Tính chất gián đoạn tạm thời này sẽ được khắc

Trang 37

phục, mọi hoạt động tổ tụng sẽ được khôi phục khi nguyên nhân của việc tạm đìnhchỉ không còn nữa Mục đích của việc ra Quyết định này là đảm bảo giải quyết vụ

án không bị vi phạm thời han chuẩn bị xét xử

Căn cứ dé Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn là Điều

214 BLTTDS Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 214 BLTTDS, trong thờihạn 3 ngày làm việc kế từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ, Tòa án phải gửi quyếtđịnh đó cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp

- Quyết định đình chỉ giải quyẾt vụ án

Đình chỉ giải quyết vụ án là việc Tòa án quyết định ngừng việc giải quyết vụ

án khi có nững căn cứ do pháp luật quy định Đặc điểm của quyết định này là saukhi ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, các hoạt động tô tụng giải quyết vụ án lyhôn sẽ ngừng lại Các căn cứ dé Tòa án ra quyết định giải quyết vụ án ly hôn đượcquy định tại Điều 217 BLTTDS

- Quyết định dua vụ án ra xét xử:

Vụ án sau khi tiễn hành hoà giải theo quy định của pháp luật, nếu các đương

sự trong vụ án không thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án mà hồ sơ vụ

án đã thu thập được day đủ tài liệu chứng cứ thi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra

xét XỬ Quyết định đưa vụ án ra xét xử đánh dấu kết thúc giai đoạn chuẩn bị xét xử

chuyên sang giai đoạn xét xử tại phiên tòa Do đó việc ra quyết định đưa vụ án ra xét

xử phải trong thời hạn chuẩn bị xét xử Nếu quá thời hạn chuẩn bị xét xử mới raquyết định đưa vụ án ra xét xử có nghĩa đã vi phạm tổ tụng Việc ra quyết định đưa

vụ án ra xét xử có nghĩa là các chứng cứ đã thu thập đầy đủ và Tòa án đã ấn địnhđược ngày mở phiên tòa giải quyết vụ án ly hôn

Quyết định đưa vụ an ra xét xử có các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 220 BLTTDS Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho các đương sự, Viện

kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, ké từ ngày ra quyết định Trườnghợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa thì Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cùng quyếtđịnh đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp; trong thời hạn 15 ngày, kể từngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án

* Phiên tòa sơ thẩm vụ án ly hôn

Phiên tòa sơ thẩm được quy định từ Điều 222 đến Điều 269 của BLTTDS baogồm các vấn đề cơ bản có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các thủ tục buộcphải có trong phiên tòa sơ thâm như: Quy định chung về phiên tòa sơ thâm; thủ tụcbắt đầu phiên tòa; tranh tụng tại phiên tòa; nghị án và tuyên án

Trang 38

1.2.4.2 Thủ tục giải quyết phúc thẩm

Phúc thâm là một thủ tục xét xử do TAND cấp trên trực tiếp tiễn hành nhămxem xét lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thâm chưa cóhiệu lực pháp luật của TAND cấp dưới khi có kháng cáo, kháng nghị theo quy địnhcủa pháp luật Đây là cấp xét xử thứ hai đối với vụ án Do vậy, cấp xét xử thứ haiphải xem xét bản án một cách thận trọng Mục đích của việc xét xử phúc thâm là déxem xét lại việc xét xử ở cấp xét xử sơ thâm Với tính chất là cấp xét xử thứ hai,phúc thâm là cấp xét xử có ý nghĩa bảo đảm tính hợp pháp và có căn cứ cho cácphán quyết của Toà án, do đó Toà án có thâm quyền xét xử phúc thâm phải là Toà

án cấp trên của Toà án đã xét xử sơ thâm

Trong BLTTDS, chế định phúc thâm dân sự được quy định tại Phần thứ bagồm 3 chương (từ Chương XV đến Chương XVII), 46 điều luật (từ Điều 270 đếnĐiều 315) Trong phạm vi đề tài, chúng ta tập trung nghiên cứu hai mục lớn sau đây:

* Kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm

- Vé người có quyên kháng cáo, kháng nghị:

Về người có quyền kháng cáo theo Điều 271 BLTTDS người có quyềnkháng cáo trong vụ án ly hôn chỉ có thé là đương sự vì trong giải quyết án ly hônkhông áp dụng chế định người đại diện cho đương sự

Về người kháng nghị, Điều 27§ BLTTDS đã quy định Viện trưởng Việnkiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định sơthâm giải quyết vụ án ly hôn chưa có hiệu lực pháp luật để yêu cầu Toà án cấp trêntrực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thâm

- Vé don kháng cáo, quyết định kháng nghị:

Theo các điều 272, 279 BLTTDS quy định cụ thể về nội dung đơn khángcáo, quyết định kháng nghị Đồng thời người kháng cáo, kháng nghị gửi kèm theođơn khang cáo, quyết định kháng nghị là tài liệu, chứng cứ b6 sung, nếu có déchứng minh cho yêu cầu kháng cáo, yêu cầu kháng nghị của Viện kiểm sát là có

căn cứ và hợp pháp.

- Về thời hạn kháng cáo, kháng nghị:

Theo các Điều 273, 280 BLTTDS quy định thời hạn kháng cáo, kháng nghịđối với ban án của Toà án cấp sơ thầm và quyết định của Toà án cấp sơ thâm là khác

nhau Việc BLTTDS quy định thời hạn kháng cáo, kháng nghị như vậy là hoàn toàn

hợp lý, người kháng cáo, Viện kiểm sát có đủ thời gian cần thiết để suy nghĩ vàquyết định xem mình có nên kháng cáo, kháng nghị hay không đồng thời khắc phục

Trang 39

tình trạng kéo dài thời hạn giải quyết vụ án Ngoài ra, BLTTDS còn quy định cáctrường hợp khác nhau dé xác định thời hạn kháng cáo, kháng nghị Nếu đương sự,Viện kiểm sát có mặt tại phiên toà sơ thấm thi thời hạn kháng cáo, kháng nghị tính

từ ngày tuyên án, nếu đương sự, Viện kiểm sát không có mặt tại phiên toà thì thờihạn tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết hoặc ngày Viện kiểmsát cùng cấp nhận được bản án

Ngoài ra, theo Điều 275 BLTTDS kháng cáo quá hạn là kháng cáo quá thờihạn luật quy định Và để xem xét kháng cáo quá hạn đó có được chấp nhận haykhông BLTTDS còn quy định cụ thé, chi tiết về trình tự, thủ tục xét don kháng cáoquá hạn, đó là sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Toà án cấp sơ thâm phảigửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn

và tài liệu, chứng cứ, nếu có cho Toà án cấp phúc thâm Trong thời hạn mười ngày

ké từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo Toà áncấp phúc thấm thành lập hội đồng gồm ba Tham phán dé xem xét kháng cáo quáhạn Hội đồng có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc khángcáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trongquyết định Toà án cấp phúc thâm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn

và Toà án cấp sơ thấm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Toà án cấp phúc thâm chapnhận việc kháng cáo quá hạn thì Toà án cấp sơ thâm phải tiến hành các thủ tục theoquy định của pháp luật và gửi hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thâm

- Vé thay đổi, bồ sung, rút kháng cáo, kháng nghị:

Điều 284 BLTTDS đã quy định chặt chẽ về việc thay đổi, bô sung, rút khangcáo, kháng nghị đó là việc thay đổi, bố sung kháng cáo, kháng nghị mà không bigiới hạn bởi phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu

Hội đồng xét xử phúc thấm hủy ban án sơ thấm, hủy một phan ban án sơthâm và chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thâm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ

Trang 40

thâm trong trường hợp việc thu thập chứng cứ và chứng minh không theo đúng quyđịnh tại chương VII của Bộ luật này hoặc chưa thực sự đầy đủ mà tại phiên tòa phúcthầm không thể thực hiện bé sung được hoặc thành phần của Hội đồng xét XỬ SƠthâm không đúng quy định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụngảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Hội đồng xét xử phúc thâm huỷ bản án sơ thâm và đình chỉ giải quyết vu

án, nếu trong quá trình giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thâm, vụ án thuộc mộttrong các trường hợp quy định tại Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của

BLTTDS năm 2015.

Hội đồng xét xử phúc thâm ra quyết định chỉ xét xử phúc thâm vụ án khi cócăn cứ tại khoản 2 Điều 289; người kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai

mà không có mặt theo quy định tại khoản 3 Điều 296 của BLTTDS năm 2015

Sau khi mở phiên tòa xét xử phúc thâm và ra một trong các quyết định nêutrên, trong thời hạn 15 ngày kê từ ngày ra bản án, quyết định Tòa án cấp phúc thâmphải gửi cho Tòa án đã xét xử sơ thấm, Viện kiểm sát cùng cấp, Cơ quan thi hành

án dân sự có thâm quyên, người đã kháng cáo, kháng nghị Trong trường hợp Toaphúc thâm TANDTC xét xử phúc thâm thì thời hạn có thé dai hơn nhưng không quá

hai mươi lăm ngày.

Ngày đăng: 16/04/2024, 22:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN