5 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích được sử dụng khi đánh giá, bình luận các quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng các quy định về tội phạm tham nhũng theo quy định của Bộ l
Hồ Viết Nhân 22151265
Hà Huy Quân 22151282
Lâm Trường Thức 22151309
Phan Hưng Thịnh 22151303
Đoàn Thế Vinh 21145552
Tên đề tài: TỘI PHẠM THAM NHŨNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ
Nhóm trưởng: Hồ Viết Nhân
Nhận xét của giảng viên:
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
Chương 1: Cơ sở lý luận về tội phạm tham nhũng 3
1.3 Nguyên nhân của tham nhũng 5
1.4 Hậu quả của tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế ở Việt
Nam những năm gần đây 8
Chương 2: Thực trạng về tham nhũng dưới góc độ pháp luật và góc độ xã hội 10
2.1 Thực trạng về tình trạng tham nhũng ở Việt Nam những năm gần đây 10
2.2 Thực trạng tham nhũng dưới góc độ pháp luật 13
Chương 3: Giải pháp phòng chống tham nhũng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tội phạm tham nhũng 14
3.1 Các biện pháp về thể chế, tổ chức 14
3.2 Các biện pháp về kinh tế 14
3.3 Các biện pháp giáo dục liêm chính 143.4 Kiến nghị hoàn thiện luật phòng chống tội phạm tham nhũng14
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tham nhũng và cuộc đấu tranh chống tham nhũng là vấn đề nóng bỏng, phức tạp, nan giải và bức xúc nhất ở nước ta hiện nay Tham nhũng đã và đang đe dọa đến sự tồn vong của Đảng và Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa Đây cũng chính là vấn đề liên quan nhiều nhất, chi phối đến quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, song song mang tính nghiêm trọng, làm cho nhân dân lo lắng, giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành và quản lý của Nhà nước.
2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các quy định của pháp luật về tội phạm tham nhũng theo quy định hiện hành.
Mục đích nghiên cứu: hiểu rõ ràng và có hệ thống các khái niệm, nguyên nhân, bản chất của tham nhũng, phân tích được quan hệ giữa tham nhũng và tăngtrưởng kinh tế, tìm hiểu chính xác hậu quả của tham nhũng đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, tìm hiểu và đưa ra những giải pháp thiết thực, thực tế để chống lại nạn tham nhũng này.
Phạm vi về không gian nghiên cứu: Tiểu luận tập trung bám sát những quy định về tội phạm tham nhũng theo quy định của BLHS
2015 Nghiên cứu hiệu quả về thực thi các quy định về tội phạm tham nhũng thông qua những vụ án tham nhũng xảy ra trên địa bàn cả nước Từ đó có những nhận định, kiến nghị mang tính bao quát và đầy đủ nhất về xử lí tội phạm tham nhũng theo thực trạng hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Tệ tham nhũng tại Việt Nam trong 10 năm trở lại đây và những hậu quả của nó đến nền kinh tế Việt Nam, so sánh với thực trạng của một số nước khác trong khu vực và trên thế giới.
- Phương pháp phân tích được sử dụng khi đánh giá, bình luận các quy định pháp luật, thực tiễn áp dụng các quy định về tội phạm tham nhũng theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng khi đánh giá nhằm rút ra những kết luận tổng quan, những quan điểm, các đề xuất, kiến nghị;
Ngoài phần Lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu trích dẫn, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 Chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tội phạm tham nhũng
Chương 2: Thực trạng về tham nhũng dưới góc độ pháp luật
Chương 3: Giải pháp phòng chống tham nhũng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tội phạm tham nhũng
Cơ sở lý luận về tội phạm tham nhũng
Khái niệm tham nhũng
Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức Trong luật hình sự Việt Nam, nhiều hành vi tham nhũng cụ thể như hành vi tham ô, nhận hối lộ đã được quy định tương đối sớm.
Mặc dù tồn tại đã lâu trong lịch sử nhân loại, nhưng kể từ khi xuất hiện đến nay, chưa có một định nghĩa tổng hợp và được công nhận trên toàn thế giới về “tham nhũng” Do sự khác biệt về truyền thống lịch sử, văn hoá, chế độ chính trị, điều kiện kinh tế- xã hội, mỗi quốc gia đều có một khái niệm khác nhau để chỉ hiện tượng “tham nhũng”. Theo Tổng thư kỹ Liên Hợp quốc, tội phạm tham nhũng được chia ra làm các loại như sau:
Một là, hành vi của những người có chức có quyền, ăn cắp, tham ô và chiếm đoạt tài sản nhà nước (lạm dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện nhũng hành vi trái pháp luật, bằng hành động hoặc không hành động).
Hai là, lạm dụng chức quyền để trục lợi bất hợp pháp thông qua việc sử dụng quy chế chính thức một cách không chính thức (tạo lợi thế cho người khác hoặc cho người quen vi phạm pháp luật).
Ba là, sự mâu thuẫn, không cân đối giữa các lợi ích chính đáng do thực hiện nghĩa vụ xã hội với những món tư lợi riêng (có sự trả công cho hành vi đó)Hành vi tham nhũng phải bao gồm đồng thời ba dấu hiệu đặc trưng sau:
Thứ nhất, tham nhũng phải được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn Luật Phòng, chống tham nhũng quy định 4 nhóm người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức;
Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội Nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước, cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó Ngoài ra, theo Bộ luật Hình sự 2015, chủ thể của các hành vi tham ô tài sản, nhận hối lộ còn có thể là người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước.
Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao Sự lợi dụng, lạm dụng thông qua hoặc là chức năng chính quyền, hoặc là chức năng tổ chức, lãnh đạo, hoặc là chức năng hành chính, kinh tế theo nhiệm vụ, công vụ được giao, hoặc theo thẩm quyền chuyên môn mà người đó đảm nhận.
Thứ ba, người thực hiện hành vi tham nhũng phải có mục đích, động cơ vụ lợi (vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng).
Phân loại tham nhũng
1.2.1 Căn cứ mức độ tham nhũng
Tham nhũng lớn: Là hành vi tham nhũng xâm nhập đến những cấp bậc cao nhất của Chính phủ quốc gia, làm xói mòn lòng tin vào sự quản lý đúng đắn, nguyên tắc nhà nước pháp quyền và sự ổn định của nền kinh tế.
Tham nhũng nhỏ: Là hành vi tham nhũng có liên quan đến việc đổi chác một số tiền nhỏ, việc hàm ơn không đáng kể bởi những người tìm kiếm sự đối xử ưu đãi hoặc việc sử dụng bạn bè hay họ hàng nắm giữ những chức vụ nhỏ.
1.2.2 Căn cứ vào mức độ chủ động của đối tượng có hành vi tham nhũng
Tham nhũng chủ động: dùng để chỉ hành vi đề nghị hoặc là đưa hối lộ.
Tham nhũng bị động: dùng để chỉ hành vi nhận hối lộ.
1.2.3 Căn cứ theo tiêu chí lĩnh vực
Tham nhũng trong lĩnh vực chính trị.
Tham nhũng trong lĩnh vực hành chính.
1.2.4 Căn cứ theo tiêu chí giới hạn, phạm vi lãnh thổ mà hành vi tham nhũng xảy ra
Tham nhũng trong nội bộ quốc gia
Tham nhũng xuyên quốc gia.
1.2.5 Căn cứ theo phạm vi tham nhũng
Tham nhũng trong lĩnh vực công :Là hành vi tham nhũng xảy ra trong các cơ quan nhà nước.
Tham nhũng trong lĩnh vực tư: Là hành vi tham nhũng xảy ra bên ngoài cơ quan nhà nước.
1.2.6 Căn cứ theo tính chất của hành vi tham nhũng
Tham nhũng cá nhân đơn lẻ : do từng cá nhân đơn lẻ thực hiện
Tham nhũng có tổ chức (tham nhũng tập thể) : do một nhóm người hoặc một tập thể những người liên quan thực hiện
Nguyên nhân của tham nhũng
Một là, quản lý nhà nước yếu kém Nguyên nhân này thể hiện ở chỗ: cơ chế kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng, quản lý, luân chuyển tài sản có nhiều sơ hở, giao tài sản cho nhân viên nhưng không có biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ, gian lận trong công tác để chiếm đoạt tài sản, Các thủ tục, quy định của Nhà nước chưa được công khai, rõ ràng, tạo điều kiện cho cán bộ tham nhũng; thiếu công khai, minh bạch trong công tác quản lý, trong công tác kê khai tài sản, trong công tác sử dụng tài sản, và thiếu minh bạch trong các văn bản, quy định, thủ tục Hơn nữa, việc thiếu trách nhiệm giải trình của các lãnh đạo cấp cao ở các cơ quan, đơn vị cũng dẫn đến tình trạng thiếu công khai, minh bạch Cải cách hành chính diễn ra vẫn chậm và lúng túng, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Thủ tục hành chính tuy đã được rà soát và loại bỏ một phần nhưng vẫn còn phức tạp, rườm rà, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp Chỉ khi nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý xã hội của mình, các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền như dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch được tôn trọng và bảo đảm một cách thực sự thì khi đó tham nhũng mới bị kiềm chế.
Hai là, khung pháp luật về phòng, chống tham nhũng còn chưa đầy đủ, chặt chẽ hoặc chưa được thi hành hiệu quả Dù đang được các cơ quan nhà nước nỗ lực hoàn thiện, nhưng hệ thống pháp luật của nước ta vẫn còn chưa đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ, tạo kẽ hở cho tham nhũng gia tăng Hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay tồn tại một số bất cập, ví dụ như nhiều quy định còn chưa chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tiễn phòng, chống tham nhũng và tương thích với các quy định của pháp luật quốc tế, một số quy định về phòng, chống tham nhũng còn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu các công cụ pháp lý cho phép điều tra và xử lý các hành vi tham nhũng một cách hữu hiệu, chế tài áp dụng với chủ thể tham nhũng còn chưa đủ sức răn đe, thiếu cơ chế khuyến khích người dân phát hiện và báo cáo, tố cáo, tố giác, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, đặc biệt là cơ chế bảo vệ những người này.
Ba là, hệ thống cơ quan phòng, chống tham nhũng quốc gia tuy đã được xây dựng nhưng hoạt động còn thiếu hiệu quả, ít nhiều tính hình thức Đặc biệt, cơ quan này hiện nay còn mang thiếu tính độc lập và chưa có cơ chế phối hợp hữu hiệu với các cơ quan nhà nước khác trong phòng ngừa và chống tham nhũng Pháp luật là công cụ mạnh nhất để ngăn chặn, chế tài và xử lý tham nhũng nhưng pháp luật lại chưa nghiêm, lỏng lẻo tạo điều kiện, cơ hội cho tham nhũng phát triển.
Bốn là, lương và chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn thấp, không đủ trang trải cuộc sống của bản thân và gia đình họ.
Năm là, thể chế chính trị và truyền thống văn hóa hàm chứa những yếu tố ủng hộ hay khoan dung với hành vi tham nhũng Ở nước ta còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán dễ bị lợi dụng để ủng hộ hay biện minh cho hành vi tham nhũng như: Tập quán “miếng trầu là đầu câu chuyện”, “đầu xuôi đuôi lọt”, “đồng tiền đi trước là đồng tiên khôn”, “không vạch áo cho người xem lưng”, “đóng của bảo nhau” Những phong tục, tập quán trên tuy mang bản chất tốt đẹp nhưng lại dễ bị lợi dụng như chất xúc tác hành vi tham nhũng.
Sáu là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng chưa được coi trọng, còn hình thức, mang nặng tính phong trào Cách thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục còn chưa phù hợp, vì vậy, chưa tác động sâu sắc đến nhận thức và ý thức của người dân về sự cần thiết của phòng, chống tham nhũng Điều này khiến cho người dân chưa phát huy được tinh thần trách nhiệm trong việc tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tham nhũng.
Một là, nguyên nhân và động cơ chủ yếu của tham nhũng là lòng tham của con người Mọi hành vi tham nhũng dù dưới hình thức nào chăng nữa đều có thể quy về “lợi ích cá nhân” Vì lợi ích cá nhân, người ta có thể làm tất cả, bất chấp mọi thủ đoạn, mọi hậu quả để đạt được dù hành vi đó là vi phạm đạo đức, pháp luật, hay vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng.
Hai là, phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức bị xuống cấp Việc Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bên cạnh những mặt tích cực thì cũng gây ra một số tác động tiêu cực Mặt trái của nền kinh tế thị trường như sự phân hóa giàu nghèo, sự cạnh tranh không lành mạnh, lối sống hưởng thụ, tuyệt đối hóa giá trị của đồng tiền đã ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức khiến họ nảy sinh tâm lý làm giàu bằng mọi cách, kể cả tham nhũng Bên cạnh đó, do cách thức quản lý nền kinh tế tập trung bao cấp tồn tại từ lâu nên một số cán bộ, công chức vẫn mang nặng tư tưởng, tâm lý tiêu cực của thời kỳ này như quan liêu, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây khó khăn cho người dân
Ba là, do tâm lý, “truyền thống văn hóa” và trình độ nhận thức của một bộ phận người dân còn yếu kém Với quan niệm sử dụng đồng tiền để giải quyết mọi công việc là nguyên nhân thúc đẩy tệ tham nhũng trong xã hội Chính hành vi tâm lý và trình độ nhận thức này đã vô tình làm cho không ít cán bộ, nhân viên bị tham nhũng thụ động Tình trạng này kéo dài làm xuất hiện tư tưởng gây khó dễ ở cán bộ, công chức để nhận “phong bì” từ dân mới giải quyết công việc, cho rằng nhận hối lộ là một thủ tục tất yếu trong quá trình xử lý công việc Vô hình trung điều này tạo nên một cách suy nghĩ, một thói quen xấu trong cả cán bộ công chức và cả những người muốn dùng tiền để giải quyết công việc, dần dần hình thành nên “văn hóa phong bì”.
Bốn là, nhận thức của một số cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị về tính nghiêm trọng, sự nguy hại của tham nhũng còn chưa đầy đủ Trong hoạt động phòng, chống tham nhũng, nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức một cách sâu sắc về tầm quan trọng của của công tác này Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng làm trầm trọng thêm tình trạng tham nhũng ở nước ta.
Hậu quả của tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế ở Việt
Với Nhà nước, nạn tham nhũng một mặt làm thất thoát, giảm nguồn thu ngân sách, thiếu hụt ngân sách do tình trạng trốn thuế hoặc giảm thuế nhờ đút lót Mặt khác, các hình thức tham nhũng làm bội chi ngân sách, ngân quỹ, lạm chi cho nhiều chính sách xã hội và công nghiệp Việc khiếm thu và lạm chi sẽ góp phần làm tăng nợ công, ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế, xã hội Khi ngân sách bị thiếu hụt, Nhà nước hoặc phải cắt giảm các chương trình phúc lợi, gây thiệt thòi đến các đối tượng xứng đáng thụ hưởng, hoặc phải tăng thuế Việc tăng thuế nếu được thực hiện thì trong trường hợp này vẫn chỉ là một giải pháp ngắn hạn trước mắt, chưa giải quyết căn nguyên vấn đề, lại dẫn đến hậu quả khác nữa là có thể làm nghèo hoá một bộ phận người dân, gây ra bức xúc, bất hợp tác với các chính sách của chính phủ, đe doạ an ninh xã hội Bên cạnh đó, thiếu hụt ngân sách khiến có thể dẫn đến việc nhà nước không có đủ tiền chi trả cho các khoản chi đặc biết, chi phí đầu tư phát triển hoặc trả nợ Từ đó dẫn đến nợ công tăng, nền kinh tế đất nước ngày càng bị hạn chế, chậm phát triển.
Với khu vực tư nhân, tham nhũng cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho các hủ doanh nghiệp, chủ kinh doanh, các nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh, các công ty,… Tham nhũng kìm hãm sự phát triển của công ty, doanh nghiệp, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận ròng Về chi tiết, hành vi tham nhũng xuất phát từ bên trong các doanh nghiệp tư nhân sẽ làm mất tài sản chung của doanh nghiệp, công ty đó, dẫn đến vốn công ty sụt giảm, khiến cho công ty không đủ tiền đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất,… Từ đó, sản phẩm sản xuất ra không giữ được chất lượng, không bán được giá cao, từ đó lại ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp Bên cạnh đó, thiệt hại kinh tế từ tham nhũng đến chủ thể này còn thể hiện trực tiếp ở chỗ họ phải trả những chi phí “bôi trơn” khi họ phải đối mặt với sự nhũng nhiễu, gây khó dễ của các cơ quan, nhân viên công quyền.
1.4.3 Đối với mỗi công dân
Với cá nhân người dân, tham nhũng trở thành một loại “thuế không chính thức” đánh vào họ Một mặt, giá thành của hàng hoá, sản phẩm bán ra trên thị trường đã bị nâng lên nhiều, do các doanh nghiệp sản xuất phải cộng cả chi phí tham nhũng, đút lót trong quá trình sản xuất, kinh doanh, quảng cáo vào giá thành để bù chi phí và không bị thua lỗ Trong trường hợp này, chủ thể bị ảnh hưởng nặng nhất chính là người dân Mặt khác, các công dân còn phải chịu thiệt hại kinh tế trực tiếp khi họ phải gửi tiền “lót đường”, “tiền cảm ơn” cho các cơ quan, nhân viên công quyền khi họ có nhu cầu tiếp cận các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, thụ hưởng văn hoá,… hay có nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính, pháp lý,… Hậu quả tham nhũng về kinh tế trên người dân làm cho một bộ phận người dân ngày càng nghèo, điều đó cũng làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế quốc gia Không những thế, tham nhũng cũng ảnh hưởng đến việc phân hoá thu nhập và công bằng xã hội trên lĩnh vực kinh tế Sự chênh lệch thu nhập gây nên do tham nhũng sẽ làm yếu đi động lực làm việc, hy sinh vì lợi ích chung Bộ phận người dân còn nghèo, khó khăn sẽ trở nên ngày càng khó khăn, cán bộ, công chức vì tham nhũng mà ngày càng trở nên giàu có, sau thời gian dài có thể khẳng định, tham nhũng đã góp phần đáng kể vào tốc độ phân hoá giàu nghèo, khắc sâu hơn những ấn tượng bất công, gây kích động và phẫn nộ đối với chế độ chính trị Vì thế, ở khía cạnh tham nhũng ảnh hưởng đến cá nhân công dân, có thể thấy nó không còn chỉ tồn tại hậu quả trên lĩnh vực kinh tế, mà đã lan sang lĩnh vực chính trị, xã hội
Thực trạng về tham nhũng dưới góc độ pháp luật và góc độ xã hội
Thực trạng về tình trạng tham nhũng ở Việt Nam những năm gần đây
2.1.1 Các vụ án tham nhũng kinh tế lớn đã xảy ra a) Đinh La Thăng và đại án tại tập đoàn dầu khí Việt Nam
Vụ án•Đinh La Thăng•và đồng phạm phạm tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) – là vụ án kinh tế lớn được TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm tháng 01/2018 với bị cáo Đinh La Thăng và 21 bị cáo đồng phạm.
Quá trình điều tra cho thấy, trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐ Thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), đã chỉ định Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6,6 triệu USD, trên 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích không đưa vào dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng.
Ngoài ra, bị cáo Đinh La Thăng còn chỉ đạo cấp dưới góp vốn trái pháp luật vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại dương (Oceanbank) gây thất thoát cho Nhà nước 800 tỷ đồng. b) Phạm Công Danh và đại án tại VNCB
Bị cáo Phạm Công Danh, cựu Chủ tịch HĐQT, cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng Xây dựng (VNCB) và đồng phạm phạm tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Bị cáo Danh đã chỉ đạo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) và các bị cáo dưới quyền dùng tiền của VNCB đảm bảo cho 29 lượt công ty (do Danh thành lập, hoặc đi mượn) vay hơn 6.100 tỷ đồng tại ngân hàng Sacombank, BIDV và TPBank Do các công ty của ông Danh không thể trả được nợ, đã khiến VNCB thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng Vụ án này còn liên quan đến các bị cáo, bị can Trầm Bê, Hứa Thị Phấn và một số bị cáo khác. c) vi phạm các quy định về quản lí đất đai tại bộ công thương và SABECO
Một trong những vụ việc gây chấn động nhất đầu năm 2021 là đưa ra xét xử vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" xảy ra tại Bộ Công Thương và Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát SàiGòn (Sabeco) liên quan đến dự án 2-4-6 Hai Bà Trưng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Bản án nêu rõ, Sabeco được giao khu đất tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng (diện tích 6.080m2) dùng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và nộp tiền thuê đất hằng năm Nhưng nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cùng các đồng phạm đã có ý kiến chỉ đạo về việc Sabeco góp vốn bằng quyền sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng và tiền của Sabeco để thành lập liên doanh Sabeco Pearl đầu tư thực hiện dự án "Xây dựng khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, hội thảo và văn phòng cho thuê" tại khu đất trên.
Các hành vi trên dẫn tới hậu quả quyền quản lý, sử dụng khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng bị chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang tư nhân trái pháp luật, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước. d) Vụ “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Tân Hoàng Minh
Ngày 5/4/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các tổ chức, đơn vị có liên quan; đồng thời, ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Đỗ Anh Dũng và 6 bị can đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cụ thể, Chủ tịch Đỗ Anh Dũng và các cá nhân tại Tập đoàn Tân HoàngMinh đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 công ty thành viên gồm Công tyTNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty Cổ phần Đầu tư vàDịch vụ Khách sạn Soleil, Công ty Cổ phần Cung điện Mùa Đông và các công ty liên quan, phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật,tổng trị giá 10.300 tỷ đồng, để huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu. e) Vụ án Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, nhận hối lộ…" xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty Cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) và các đơn vị liên quan.
Theo cáo buộc, cựu chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã dùng nhiều chiêu trò thông thầu, gian lận thầu AIC và các công ty được chỉ định trúng 16 gói thầu thiết bị y tế tại Đồng Nai, với tổng trị giá hơn
Sau khi trúng thầu, bà Nhàn đã trực tiếp và chỉ đạo cấp dưới đưa hối lộ cho cựu Bí thư Đồng Nai Trần Đình Thành 14,5 tỷ đồng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái 14,5 tỷ đồng và cựu Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai 14,8 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra quy kết bà Nhàn hưởng lợi trái pháp luật hơn 148 tỷ đồng, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản nhà nước 152 tỷ đồng. f) Xét xử vụ Địa ốc Alibaba: Kỷ lục hơn 4.000 bị hại
Tòa án nhân dân TP HCM quyết định đưa vụ án Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba và 22 đồng phạm ra xét xử về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Rửa tiền, từ ngày 8/12/2022 đến 6/1/2023
Thực trạng tham nhũng dưới góc độ pháp luật
Tham nhũng đang là một vấn nạn của đất nước ta Năm vừa qua, vấn đề này đã được nhiều cơ quan, ban ngành đặt lên bàn nghị sự, nhưng xem ra chuyện chống tham nhũng còn nhiều phức tạp Trong các báo cáo giải trình trước Quốc hội tại kỳ họp vừa qua, Chính phủ cũng đã phải thừa nhận rằng “Khi xã hội đã nói tới “chạy chọt” là nói đến đi cửa sau, không đàng hoàng Càng nhức nhối hơn khi người ta thấy chạy chọt được việc hơn là không chạy Ai không chạy bị xem như kẻ hâm, kẻ không thức thời, bị thiệt thòi nên đua nhau “chạy”” Cũng như theo báo cáo này, hiện tượng chạy: chạy chức, chạy dự án, chạy tội… được nhiều nơi nói tới nhưng rất ít khi bị phát hiện (Tiểu Luận: Biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm tham nhũng)
* Một số hình thức tham nhũng: Qua nghiên cứu tình hình tham nhũng ở nước ta trong những năm vừa qua chúng ta có thể thấy nổi lên các dạng tham nhũng sau:
Trong quản lý xây dựng có tình trạng “ba ăn”: ăn khối lượng (khối lượng ít khai nhiều), ăn chất lượng (bớt xén nguyên vật liệu), ăn đơn giá (khai khống các loại hoá đơn, các khoản phụ phí…) làm thất thoát một số lwongj lớn vốn của Nhà nước đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản, làm giảm chất lượng công trình.
Nhận hối lộ, đòi hối lộ trong việc xét duyệt các kế hoạch đầu tư, xây dựng, cấp phát vật tư, xin giấy phép xuất nhập khẩu… Người có chức vụ quyền hạn thường có thủ đoạn nhũng nhiễu, hạch sách gây khó khăn cho nhà đầu tư, cho người cầu xin giấy phép để nhận được tiền hoặc lợi ích vật chất từ họ
Cố ý làm trái pháp luật trong việc thu chi ngân sách, trong việc thực hiện các quy định về chế độ tài chính Thủ đoạn chủ yếu là giấu nguồn thu, khai lỗ, chậm nộp ngân sách để chiếm dụng vốn, lập quỹ trái phép, quyết toán khống Tham nhũng trong khâu giải phóng mặt bằng, thủ đoạn chính là ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng khai khống số hội đền bù, số lượng đền bù… mặt khác lại bớt xén tiền đền bù của dân gây thiệt hại không nhỏ tới Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Tham nhũng trong kiểm soát cửa khẩu liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới Thủ đoạn chính là móc ngoặc với cán bộ hải quan để khai báo gian dối hàng hoá, khai không đúng chủng loại, số lượng… để bòn rút tiền của Nhà nước (Tiểu Luận: Biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm tham nhũng) Tham nhũng trong hoạt động tư pháp: đây thực sự là một vấn đề nghiêm trọng, thủ đoạn thường là những người có thẩm quyền giải quyết có hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án tại các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử để làm giảm trách nhiệm hình sự cho bị can bị cao, thậm chí còn giảm nhẹ tội tới mức không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử phạt hành chính, hoặc có nhưng cho hưởng án treo Cố ý làm trái các chính sách xã hội để tham ô, nhận hối lộ với thủ đoạn: lập hồ sơ hưu trí, thương bệnh binh giả; tham ô tiền cứu trợ cho các gia đình chính sách, đồng bào vùng khó khăn…Có thể nói thủ đoạn tham nhũng có rất nhiều và thường thích ứng tốt theo các xu hướng đang thay đổi Việc sử dụng ngày càng nhiều tư vấn nước ngoài, sự gia tăng các hợp đồng sử dụng nguồn vốn bên ngoài và cả cánh cửa đang mở ra cho việc hội nhập kinh tế thế giới đã tạo ra những cơ hội tham nhũng mới với những số tiền khổng lồ Phần thưởng tiềm tàng cho một hợp đồng nhắm đúng người thắng cuộc có thê vượt quá mức lương hợp pháp cả đời làm việc của mỗi cán bộ, công chức Trong nhiều trường hợp, cám dỗ thì to lớn mà nguy cơ trừng phạt thì lại nhỏ.
Giải pháp phòng chống tham nhũng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tội phạm tham nhũng
Các biện pháp về thể chế, tổ chức
Như đã bàn ở trên, tham nhũng gắn với bản chất quyền lực và công vụ (bản chất chính trị) Chính những điểm yếu trong thể chế chính trị, quản lý nhà nước là nguyên nhân chính, là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của tham nhũng Do đó, để phòng, chống tham nhũng, các giải pháp về thể chế và quản lý tổ chức nổi lên như các biện pháp giải quyết hàng đầu. Để có thể chống lạm quyền ở các cơ quan, công chức, thì họ cần phải được giám sát minh bạch và chịu trách nhiệm giải trình trước các cơ quan khác và trước công chúng Việc giám sát phải được thực hiện từ cả hai phía: giám sát bên trong bộ máy nhà nước (các cơ quan khác nhau ở trung ương, địa phương,…) và giám sát từ bên ngoài nhà nước (các cơ quan báo chí, ngôn luận, truyền thông, xã hội dân sự,…) Cần chủ trọng công tác kiểm tra, giám sát, các công tác này phải được thực hiện có hiệu quả, có thực chất Cần nâng cao dân chủ, trước nhất trong việc bầu cử: bầu cử cho đại biểu nào tín nhiệm, liêm chính và phải thay thế những đại biểu bị nghi ngờ hoặc có bằng chứng tham nhũng Chính người dân là một bộ phận quan trọng trong việc giám sát từ bên ngoài nhà nước Vì vậy cần tạo điều kiện cho công dân tố cáo tham nhũng và bảo vệ những người dám tố cáo tham nhũng Bên cạnh đó cũng cần phát huy vai trò của báo chí, truyền thông trong việc đấu tranh chống tham nhũng.
Chế độ công vụ, tổ chức nhân sự cũng là một khía cạnh đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm liêm chính, minh bạch, phòng chống tham nhũng Pháp luật, quy chế cần phải được hoàn thiện, ngày càng trở nên đồng bộ, rõ ràng, chi tiết Những phần rườm rà, chồng chéo, đối chọi trong pháp luật nói chung và pháp luật về phòng chống tham nhũng nói riêng cần phải được loại bỏ Mức phạt cho từng tội danh cũng cần được quy định rõ ràng và có sức nặng, để từ đó nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng pháp quyền của cơ quan, tổ chức.
Các biện pháp về kinh tế
Lợi ích kinh tế cũng là một trong những nguồn gốc cơ bản của tham nhũng, và tham nhũng ngược lại cũng gây hậu quả nặng nề, sâu rộng co nền kinh tế Vậy, trong lĩnh vực kinh tế, cần thực hiện một số biện pháp sau để phòng chống tham nhũng:
Chính sách kinh tế cần tạo ra sự bình đẳng, công minh, minh bạch và cạnh tranh lãnh mạnh giữa các chủ thể kinh tế Sự bình đảng đó phải được thể hiện trên tất cả các mặt,đặc biệt là đảm bảo quyền sở hữu, tiếp cận vốn, thị trường, phân phối hàng hoá và nộp thuế cho Nhà nước Những cạnh tranh không lãnh mạnh và thiếu bình đẳng dễ tạo điều kiện cho cơ chế “xin- cho” Bên cạnh đó, thu nhập và điều kiện vật chất cho công chức nhà nước, những người có “quyền lực” cần phải ở mức thích đáng, họ cần được huởng mức lương và chế độ đãi ngộ xứng đáng với công sức, trí tuệ và sự cống hiến của mình Việc thiếu thốn vật chất dễ làm cho công chức rơi vào tham nhũng.
Tiếp đó, khi phát hiện ra tham nhũng, thì quy chế tài sản và xử lý tài sản tham nhũng cần phải được thực hiện đúng Cần có quy định rõ ràng về thu hồi tài sản tham nhũng, bồi thường cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc sung công nhà nước Ngoài ra,việc thưởng cho người tố cáo tham nhũng cung là một giải pháp kinh tế.
Các biện pháp giáo dục liêm chính 14 3.4 Kiến nghị hoàn thiện luật phòng chống tội phạm tham nhũng14
Trong các nguyên nhân chủ quan thì lòng tham là một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tham nhũng Vì vậy, cần thực hiện việc giáo dục liêm chính không chỉ cho cán bộ, công chức viên chức mà còn cho mọi tàng lớp nhân dân và đặc biệt là thế hệ trẻ- chủ nhân tương lai của đất nước.
Thứ nhất là giáo dục thường xuyên chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ CHí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
Thứ hai, cần coi trọng việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng Phẩm chất chính trị cần được rèn luyện, nâng cao, để giúp cho cán bộ, công chức chống lại chủ nghĩa cá nhân và các “cám dỗ” về tham nhũng, suy thoái, biến chất, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” Cần xác định đúng tiêu chí và thực hiện có hiệu quả nội dung xây dựng Đảng về đạo đức, bao gồm toàn bộ các hoạt động, từ giáo dục cán bộ công chức về đạo đức cách mạng, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luạt các hành vi tham nhũng, rèn luyện lập trường, quan điểm, bồi dưỡng tư tưởng, lý tưởng cách mạng, nâng cao ý thức tu dưỡng,rèn luyện và thực hành đạo đức, lối sống theo chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh
3.4 Kiến nghị hoàn thiện luật phòng chống tội phạm tham nhũng
Quy định chung: Tăng tính cưỡng chế, giảm thiểu tùy tiện trong các quy định như miễn trách, không trừng phạt, áp dụng hình phạt thấp hơn luật quy định, khung hình phạt, quản chế, quy định về ân xá và giảm án, bản án và thi hành án.
Nêu rõ, chính xác điều kiện, lý do áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về các tình tiết giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nhằm giảm nhẹ hình phạt người tham gia quá trình Người bị xử lý hình sự phải nhận thức đầy đủ căn cứ, điều kiện của việc bị xử lý hình sự để kiểm sát hành vi, thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng hợp pháp của mình trường hợp quy định tùy tiện, thiếu chính xác, rõ ràng thì phải được cơ quan có thẩm quyền kịp thời giải thích, xử lý; tránh mâu thuẫn, không đúng cách hiểu và cách áp dụng Ngoài ra, cần xác định lại một cách đúng đắn, hợp lý thẩm quyền áp dụng các quy định của BLHS 2015.Xác định trách nhiệm tối cao của tòa án trong việc xem xét các điều khoản và điều kiện áp dụng một số điều khoản để thi hành án Về quy định tại phần các tội phạm: phải quy định rõ ràng, chặt chẽ điều kiện loại trừ trách nhiệm hình sự đối với tội phạm cụ thể; đồng thời giảm bớt quyền quyết định trong việc áp dụng các quy định này Nghiên cứu bổ sung một số tội phạm được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại để giảm bớt quyền tự quyết trong tố tụng hình sự Quy định hợp lý quyền tự quyết định hình phạt đối với các tội phạm khác nhau, có thể truy cứu trong các tội phạm khác nhau hoặc chia thành nhiều khung tội phạm và trên cơ sở đó hạn chế sự lựa chọn, tùy tiện áp dụng hình phạt đối với từng tội phạm, từng cơ cấu tội phạm Hoàn thiện chương về các tội liên quan đến thái độ để có hình phạt nghiêm khắc hơn đối vớitội như: Tội nhận hối lộ; Tội tác động đến người có chức vụ, quyền hạn để tư lợi; Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ Chống tham nhũng, tiêu cực có hiệu quả và nâng cao trách nhiệm giải trình của những người tiến hành tố tụng; chúng có thể được phân loại là tội phạm theo đúng nghĩa của chúng hoặc được coi là tình tiết tăng nặng phạm tội Hoàn thiện chương các tội phạm có cấu thành vi phạm quyết định tư pháp, nhất là tội phạm có người chỉ đạo tố tụng để tăng tính khả thi đáp ứng yêu cầu đấu tranh