1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiếu441232Tội tổ chức sử dụng trái phép chất matúy theo quy định của bộ luật hình sự năm2015 từ thực tiễn xét xử tại quận thanhxuân, thành phố hà nộikhóa

72 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tội Tổ Chức Sử Dụng Trái Phép Chất Ma Túy Theo Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 Từ Thực Tiễn Xét Xử Tại Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội
Tác giả Hiếu 441232
Người hướng dẫn Tiến Sĩ Phạm Tài Tuệ
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình Sự
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 458,28 KB

Nội dung

Tiến sĩ Đinh Văn Quế nêu “Tổchức sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi chỉ huy, phân công, điều hành cáchoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác dưới bất kì hình thức

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

QUẢN TRỌNG HIẾU

441232

TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM

2015 TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI QUẬN THANH

XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hà Nội – 2023

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

QUẢN TRỌNG HIẾU

441232

TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM

2015 TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI QUẬN THANH

XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành:Luật Hình sự

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Tiến sĩ Phạm Tài Tuệ

Hà Nội – 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết luận, số liệu trong khoá luận tốt nghiệp là trung thực, đảm bảo độ tin cậy./.

Xác nhận của

giảng viên hướng dẫn

Tác giả khoá luận tốt nghiệp

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ luật Hình sự BLHS

Toà án nhân dân TAND

Thông tư liên tịch số

08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14/11/2015 sửa

đổi, bổ sung một số điểm của Thông

tư liên tịch số

17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày

24/12/2007 của Bộ Công an, Viện

kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án

nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng

dẫn áp dụng một số quy định tại

Chương XVIII “Các tội phạm về ma

túy” của Bộ luật hình sự năm 1999

Thông tư liên tịch số 08/2015

Công văn số 89/TANDTC-PC

ngày 30/6/2020 của Tòa án nhân dân

tối cao về việc thông báo kết quả giải

đáp trực tuyến một số vướng mắc

trong xét xử

Công văn số 89/TANDTC

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Danh mục các chữ viết tắt iii

Mục lục iv

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 5 1.1 Một số vấn đề lý luận về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy 5

1.1.1 Khái niệm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý 5

1.1.2 Đặc điểm của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý 8

1.2 Ý nghĩa của việc quy định tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong Bộ luật Hình sự năm 2015 9

Kết luận chương 1 10

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015 VỀ TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ 11

2.1 Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý theo Bộ luật Hình sự năm 2015 11

2.1.1 Khách thể của tội phạm 11

2.1.2 Mặt khách quan của tội phạm 12

2.1.3 Chủ thể của tội phạm 17

2.1.4 Mặt chủ quan của tội phạm 18

Trang 6

2.2 Dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của tội tổ chức sử dụng trái

phép chất ma túy 20

2.3 Hình phạt áp dụng đối với tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý theo Bộ luật Hình sự năm 2015 29

2.3.1 Áp dụng hình phạt khi không có các tình tiết là yếu tố định khung tăng nặng 30

2.3.2 Áp dụng hình phạt khi có các tình tiết định khung tăng nặng 30

2.3.3 Hình phạt bổ sung 32

Kết luận chương 2 32

Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 ĐỐI VỚI TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN VÀ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH 33

3.1 Tình hình xét xử tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trên địa bàn quận Thanh Xuân theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 33

3.1.1 Khái quát chung tình hình xét xử tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trên địa bàn quận Thanh Xuân theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 giai đoạn 2018-2022 33

3.1.2 Đánh giá, phân tích tình hình xét xử tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trên địa bàn quận Thanh Xuân theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 giai đoạn 2018-2022 35

3.1.3 Những tồn tại vướng mắc của pháp luật hình sự hiện hành trong thực tiễn xét xử tại quận Thanh Xuân 48

3.2 Giải pháp đảm bảo áp dụng hiệu quả quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý 52

Trang 7

3.2.1 Hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về tội tổ chức sử dụng trái

phép chất ma tuý 52

3.2.2 Một số giải pháp khác 55

Kết luận chương 3 58

KẾT LUẬN 59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHỤ LỤC 64

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ma tuý hiện nay đã trở thành tệ nạn xã hội của nhiều quốc gia trên thế với

và ở Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, tệ nạn ma tuý là một vấn đề gây nhứcnhối trong xã hội Ma tuý không chỉ huỷ hoại sức khoẻ con người, làm mất khảnăng lao động, học tập, sa sút về mặt tinh thần mà còn gây tổn hại nghiêm trọng

về mặt kinh tế của gia đình và bản thân người sử dụng, là nguyên nhân, điều kiệndẫn đến các tội phạm và tệ nạn xã hội khác, gây mất trật tự, an toàn xã hội Hàngnăm, Nhà nước phải chi hàng ngàn tỉ đồng cho công tác xoá bỏ cây thuốc phiện,công tác cai nghiện, phòng, chống và kiểm soát tội phạm về ma tuý

Thanh Xuân là quận nội thành, quận có mật độ dân cư cao nhất trên toànthành phố Hà Nội, quận tập trung nhiều chung cư, tụ điểm vui chơi, đây cũng làđiều kiện thuận lợi cho các hoạt động phạm tội ma bán, tàng trữ, vận chuyển, sửdụng trái phép chất ma tuý Thời gian gần đây, tình hình tội phạm liên quan đến

ma tuý trên địa bàn quận Thanh Xuân có những diễn biến phức tạp, có chiềuhướng gia tăng Các cơ quan tư pháp của Quận đã kịp thời phát hiện và đưa raxét xử nhiều vụ án ma tuý, đặc biệt là tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuýđược quy định tại Điều 255 BLHS năm 2015

Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội tổ chức sử dụng tráiphép chất ma tuý trên địa bàn quận Thanh Xuân nói riêng còn tồn tại một số vấn

đề nhất định Những tồn tại đó đến từ các quy định của BLHS năm 2015 cònchưa hoàn thiện, đặc biệt trong vấn đề định nghĩa và dấu hiệu pháp lý chưa rõràng dẫn đến việc nhận thức và quan điểm nhận định khác nhau, không thốngnhất giữa các cơ quan tố tụng Từ những lý do nêu trên, người viết lựa chọn đề

tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình là: “Tội tổ chức sử dụng trái phép chất

ma túy theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 từ thực tiễn xét xử tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội”

Trang 9

2 Tình hình nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện khoá luận, sinh viên đã tham khảo, nghiên cứumột số tài liệu là những giáo trình như: Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Phầnchung; Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Phần các tội phạm, Quyển 2 của trườngĐại học Luật Hà Nội; một số sách tham khảo như: Bình luận khoa học Bộ luậtHình sự năm 2015 (Phần các tội phạm - Quyển 2) do GS.TS Nguyễn Ngọc Hoàchủ biên, Nxb Tư Pháp, Hà Nội năm 2018; Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015(Phần thứ hai – các tội phạm, Bình luận chuyên sâu Chương XX – Các tội phạm

về ma tuý) của tác giả Đinh Văn Quế, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nộinăm 2021; Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 – Phần các tội phạmcủa PGS.TS Trần Văn Luyện, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2018;…

Bên cạnh đó, còn có các bài viết như: “Về hành vi phạm tội tổ chức sử dụngtrái phép chất ma tuý” của tác giả Lê Đăng Doanh trên Tạp chí Luật học số 2năm 1999 của trường Đại học Luật Hà Nội; bài “Một số vấn đề giải quyết vụ án

tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nhungđăng trên Trang thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2022; bài

“Một số vấn đề thực tiễn liên quan đến việc xử lý tội phạm tổ chức sử dụng tráiphép chất ma tuý trên địa bàn quận Thanh Xuân, TP Hà Nội” của tác giả TrườngVăn Tiến, đăng trên Trang thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân thành phố HàNội năm 2021

Ngoài ra, còn một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành như: Luận văn thạc sĩ:

“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuýtrong Luật Hình sự Việt Nam” của tác giả Hoàng Thị Thu Chang, Đại học Quốcgia Hà Nội năm 2012; luận văn “Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trongLuật Hình sự Việt Nam (trên cơ sử thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng)” củatác giả Nguyễn Tiến, Đại học quốc gia Hà Nội năm 2021; luận văn “Tổ chức sử

Trang 10

dụng trái phép chất ma tuý theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015” của tácgiả Đỗ Thị Phương, trường Đại học Luật Hà Nội năm 2022;…

Các công trình khoa học trên nhìn chung đều đã nghiên cứu tổng quát vàkhá đầy đủ các vấn đề pháp lý của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý,song về đưa ra khái niệm khoa học của tội này và dấu hiệu khách quan còn một

số hạn chế Đây cũng là hướng phát triển của khoá luận này

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: nghiên cứu của khoá luận góp phần hoàn thiện về mặt lý

luận đối với tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trong khoa học luật hình

sự Việt Nam, cụ thể xây dựng khái niệm về tội tổ chức sử dụng trái phép chất matuý và chỉ ra đặc điểm cơ bản của tội này

Ý nghĩa thực tiễn: thông qua việc nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý hình sự

của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý và phân tích thực tiễn xét xử trênđịa bàn quận Thanh Xuân, kết quả là kiến nghị của khoá luận góp phần hoànthiện thêm cơ sở cho cơ quan chức năng đánh giá đúng tội danh này và nâng caohiệu quả áp dụng pháp luật

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận

và thực tiễn của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, khoá luận tốt nghiệpđưa ra một số đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định củaBLHS năm 2015 đối với tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý

Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích, làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc quy

định tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trong luật hình sự (nhận thứcchung về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; đánh giá quy định về tội tổchức sử dụng trái phép chất ma tuý trong pháp luật hình sự Việt Nam; thực tiễn

áp dụng quy định về tội phạm này tại địa bàn quận Thanh Xuân giai đoạn 05

Trang 11

năm (2018-2022); từ đó đề ra yêu cầu và giải pháp tiếp tục hoàn thiện BLHSnăm 2015 và một số giải pháp khác bảo đảm áp dụng quy định về tội phạm này.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của khoá luận là một số vấn đề

lý luận, quy định trong BLHS Việt Nam, cũng như thực tiễn áp dụng quy định vềtội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trên địa bàn quận Thanh Xuân, thànhphố Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận nghiên cứu một số vấn đề lý luận, quy định

của BLHS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn luật này Khoá luận nghiên cứuthực tiễn xét xử tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý tại địa bàn quận ThanhXuân trong khoảng thời gian 05 năm (2018-2022)

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích, so sánh để làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc quy

định tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trong BLHS Việt Nam

Phương pháp thống kê, tổng hợp án điển hình xử lý tài liệu của TAND quận

Thanh Xuân để làm rõ thực tiễn áp dụng quy định về tổ chức sử dụng trái phépchất ma tuý giai đoạn 05 năm (2018-2022), đánh giá một số vướng mắc, khókhăn; đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật hiệnhành

7 Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nộidung của khoá luận tốt nghiệp gồm hai chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Những vấn đề chung về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma

tuý theo pháp luật hình sự Việt Nam

Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 về tội tổ chức

sử dụng trái phép chất ma tuý

Trang 12

Chương 3: Thực tiễn áp dụng Bộ luật hình sự năm 2015 đối với tội tổ chức

sử dụng trái phép chất ma tuý trên địa bàn quận Thanh Xuân và giải pháp ápdụng hiệu quả pháp luật hình sự hiện hành

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG

TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1 Một số vấn đề lý luận về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

1.1.1 Khái niệm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý

Hiện nay có nhiều quan điểm về định nghĩa tội tổ chức sử dụng trái phépchất ma tuý, song tựu chung lại các quan điểm đó vẫn thống nhất trong việc nêu

ra nội dung và bản chất pháp lý của tội phạm này Theo tiến sĩ Trần Văn Luyện

“Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi tập hợp một số người cónhu cầu sử dụng ma tuý, chuẩn bị địa điểm, các công cụ, phương tiện, chất matuý để tiến hành sử dụng trái phép chất ma tuý”1 khái niệm này đã mô tả các hoạtđộng để tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý Tiến sĩ Đinh Văn Quế nêu “Tổchức sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi chỉ huy, phân công, điều hành cáchoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác dưới bất kì hình thứcnào”2, khái niệm này đã mô tả các hành vi phạm tội tổ chức sử dụng trái phépchất ma tuý

Về mặt pháp lý, hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý được ghinhận là một tội phạm trong tất cả các bộ luật hình sự của nước ta Hiện nàyBLHS năm 2015 quy định về tội phạm này còn chung chung, chủ yếu vẫn dựavào Thông tư liên tịch số 08/2015 Tuy đã hết hiệu lực nhưng do không trái vớiluật mới nên vẫn được viện dẫn làm nguồn giải quyết Ngoài ra còn các văn bản

1 Trần Văn Luyện (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015, Phần các tội phạm, NXB CAND,

tr 523.

2 Đinh Văn Quế (2021), Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015, Phần các tội phạm, Chương XX, Các tội

phạm về ma tuý, NXB Thông tin và Truyền thông, tr 332.

Trang 13

đơn ngành của Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủyếu giải đáp các vướng mắc trong quá trình xét xử án hình sự với một số trườnghợp cụ thể

Đồng thời, qua nghiên cứu BLHS năm 2015 cho thấy tội tổ chức sử dụngtrái phép chất ma tuý cũng tương đồng với một số tội danh có từ “tổ chức” khácnhư: Tổ chức tảo hôn (Điều 183), Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại(Điều 187), Tổ chức đua xe trái phép (Điều 265), Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc(Điều 322),… Vấn đề “tổ chức” ở đây được hiểu là hành vi phạm tội của tộiphạm chứ không chỉ quy mô hay kết cấu tổ chức của tội phạm

Dưới góc độ ngôn ngữ học, để nhận thức chính xác khái niệm tổ chức sửdụng trái phép chất ma tuý cần phải làm sáng tỏ nội dung các thuật ngữ cấuthành của khái niệm này là: “tội phạm”, “tổ chức”, “sử dụng”, “trái phép”, “chất

ma tuý”

“Tội phạm” theo Giáo trình luật hình sự Việt Nam Phần chung, được hiểu

là “Tội phạm là hành nguy nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong bộluật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và phải chịuhình phạt”.3 Định nghĩa này đã được đưa vào khoản 1 Điều 8 của BLHS năm

2015 như sau:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộluật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc phápnhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm …

mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự

“Tổ chức” như đã nói ở trên, được hiểu là hành vi phạm tội; như vậy “tổ

chức” trong tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý được sử dụng với tính chấtđộng từ Động từ tổ chức được giải thích với các nghĩa là: “sắp xếp, bố trí thànhcác bộ phận để cùng thực hiện nhiệm vụ hoặc một chức năng chung”; “sắp xếp,

3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình luật hình sự Việt Nam Phần chung, NXB CAND, tr.61.

Trang 14

bố trí để tiến hành công việc theo cách thức, trình tự nào đó”; “sắp xếp, bố trí đểlàm cho có trật tự, nề nếp”4 Đối với việc tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuýthì động từ “tổ chức” được hiểu với nghĩa sắp xếp, bố trí để bảo đảm cho việc sửdụng trái phép chất ma tuý được diễn ra, là phù hợp nhất.

“Trái phép” ở đây là tính từ, có nghĩa là trái với pháp luật hoặc với điều

được cấp có thẩm quyền cho phép5

“Chất ma tuý” được định nghĩa tại tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống

ma tuý năm 2021 như sau: “Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thầnđược quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.” Như vậy,trong pháp luật Việt Nam, “chất ma tuý” được định nghĩa và giải thích gián tiếpqua hai khái niệm “chất gây nghiện” và “chất hướng thần”

Luật Phòng, chống ma tuý năm 2021 định nghĩa hai chất trên theo khoản2,3 Điều 2 như sau:

2 Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng

3 Chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặcgây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiệnđối với người sử dụng

Như vậy, để được coi một chất là ma tuý thì chất đó phải có các đặc điểmlà: được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành; khi đưa vào cơ thểcon người gây kích thích hoặc ức chế thần kinh, hoặc gây ảo giác; và là chất gâynghiện

Dù sao, việc đưa ra một khái niệm hay quy định về ma tuý hay chất ma tuýchỉ có ý nghĩa trong việc nghiên cứu khoa học, pháp lý chứ không có ý nghĩa đốivới việc xác định chất ma tuý Khi cần xác định một chất có phải là ma tuý haykhông phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất

4 Nguyễn Như Ý (2008), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,Tr.1004

5 Nguyễn Như Ý, tlđd 4, tr 1021.

Trang 15

ma tuý, tiền chất và căn cứ vào Quy định danh mục chất ma tuý và tiền chất tạiNghị định số 57/2022/NĐ-CP ngày 25/8/2022 của Chính phủ.

Tập hợp nội dung các khái niệm cấu thành là “tội phạm”, “tổ chức”, “sửdụng”, “trái phép”, “chất ma tuý” đã xác định được ở trên cùng với tiếp thu nhân

tố hợp lý trong các khái niệm đã có về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất matuý và thực tiễn truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này, có thể đưa ra địnhnghĩa khoa học về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý như sau:

Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý là hành vi nguy hiểm cho xã hội,xâm phạm đến chế độ quản lí các chất ma tuý của Nhà nước; là một trong cáchành vi sau đây: chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất

ma túy vào cơ thể người khác; hoặc chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị,cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng tráiphép chất ma túy, tìm người sử dụng chất ma túy để đưa trái phép chất ma tuývào cơ thể người khác; thực hiện bởi một hoặc nhiều người trở lên có năng lựctrách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự với lỗi cố ý trực tiếp.1.1.2 Đặc điểm của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý

Từ khái niệm nêu trên, có thể chỉ ra những đặc điểm cơ bản của tội tổ chức

sử dụng trái phép chất ma tuý như sau:

Một là, hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý xâm phạm đến chế độ

quản lý và sử dụng các chất ma tuý của Nhà nước ở tất cả các khâu trong quátrình quản lý Ngoài ra, hành vi phạm tội còn xâm hại đến sức khoẻ, tính mạngcủa cộng đồng, lan tràn tệ nạn ma tuý, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội

Hai là, hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý là một trong các hành

vi chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơthể người khác; hoặc chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị, cung cấp chất

ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma

Trang 16

túy, tìm người sử dụng chất ma túy để đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thểngười khác một cách thuận lợi.

Ba là, tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý do người có năng lực trách

nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và thực hiện bằng lỗi cố ýtrực tiếp. 6

1.2 Ý nghĩa của việc quy định tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong Bộ luật Hình sự năm 2015

Trong BLHS năm 2015, việc quy định tội tổ chức sử dụng trái phép chất matúy có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình đấu tranh phòng chống tộiphạm trước tình hình số người nghiện hút có xu hướng tăng nhanh, được thể hiệndưới nhiều góc độ khác nhau, cụ thể:

Thứ nhất, dưới góc độ chính trị - xã hội, việc quy định tội tổ chức sử dụng

trái phép chất ma túy góp phần cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về bảo vệtính mạng, sức khỏe của con người, an ninh trật tự an toàn xã hội BLHS năm

2015 là văn bản pháp lý hiện hành đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệthống pháp luật Việt Nam Đây là một trong những công cụ hữu hiệu cùng với sựlãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta để bảo vệ sự nghiệp cách mạng, quyền và lợiích hợp pháp của nhân dân, đảm bảo quyền lực của Nhà nước trong việc quản lý

xã hội, tiến tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh, nhànước của dân, do dân và vì dân

Thứ hai, về mặt lý luận, đây là cơ sở pháp lý hình sự thống nhất giúp các cơ

quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng căn cứ để tiến hành trong việcđiều tra, truy tố, xét xử theo đúng quy định của pháp luật, xử đúng người, đúngtội, không bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội Các cơ quan tiến hành tốtụng phải truy cứu trách nhiệm hình sự sao cho tương xứng với tính chất, mức độ

6 Hoàng Thị Thu Chang (2012), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma

túy trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 24.

Trang 17

nguy hiểm cho xã hội mà hành vi đó gây ra; thống nhất trong cách áp dụng phápluật để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với từng loại hành vi phạm tội.

Thứ ba, dưới góc độ thực tiễn, việc quy định tội tổ chức sử dụng trái phép

chất ma túy với các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng tương ứng với cácmức độ phạm tội khác nhau có tác dụng trừng trị, giáo dục người đang phạm tộigiúp họ nhận ra việc làm sai trái của mình không chỉ ảnh hưởng đến tương laicủa bản thân, đến gia đình mình mà còn ảnh hưởng đến những người bị chínhmình lôi kéo, dụ dỗ và cả gia đình của những người đó và còn để họ không có cơhội phạm tội mới trong tương lai Ngoài ra còn có tác dụng giáo dục, răn đe đốivới tất cả mọi người trong xã hội, nhất là những cá nhân dễ bị người khác lôi kéo

mà sa đà vào ma túy, cùng nhau phòng ngừa chung, qua đó góp phần dần đẩy lùi

tệ nạn ma tuý ra khỏi đời sống xã hội, thể hiện được tính khách quan, nghiêmminh của pháp luật.7

Kết luận chương 1

Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý là tội phạm thực hiện bởi đốitượng đủ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự, xâm phạm trực tiếp đến quan hệđược pháp luật hình sự Việt Nam bảo vệ đó là chế độ quản lý nhà nước về matuý Đồng thời, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội; tính mạng, sức khoẻ con người

và sự phát triển bền vững của giống nòi Đây là loại tội phạm được chú ý quantâm bởi xã hội và các cơ quan chức năng bởi nếu không xử lý triệt để sẽ gây ra

dư luận xấu và hậu quả đáng tiếc Hậu quả của tội phạm này gây ra thườngnghiêm trọng, bởi mức độ ảnh hưởng, tính phức tạp của hành vi phạm tội này.Trong phạm vi Chương 1 đã nêu được khái niệm khoa học của tội tổ chức

sử dụng trái phép chất ma tuý, nhận thức khái quát về ma tuý Bên cạnh đó,chương này cũng chỉ ra được đặc điểm của tội tổ chức sử dụng trái phép chất matuý và ý nghĩa của việc quy định tội phạm này trong BLHS năm 2015

7 Đỗ Thị Phương (2022), Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trong Bộ luật hình sự năm 2015, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Luật Hà Nội, tr 15.

Trang 18

Những nội dung cơ bản trên là tiền đề để tiếp tục nghiên cứu các quy địnhcủa pháp luật hiện hành về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý tại Chương

2 của luận văn

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2015

VỀ TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ

2.1 Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý theo Bộ luật Hình sự năm 2015

Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung, đặc trưng cho mộttội phạm cụ thể Bất cứ loại tội phạm nào cũng vậy, để có thể định tội và áp dụngcác biện pháp xử phạt thích đáng thì đều cần phải xem xét rõ ràng các dấu hiệupháp lý Ngoài ra còn để phân biệt tội phạm này với các tội phạm khác trong luậthình sự Như vậy, cấu thành tội phạm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việcđịnh tội danh và quyết định hình phạt một cách chính xác nhất, là cơ sở để truycứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Các yếu tố cấu thành tội phạmcủa tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy gồm có: chủ thể, khách thể, chủquan và mặt khách quan của tội phạm Bốn yếu tố này đều có mối liên hệ chặtchẽ với nhau và tạo thành một thể thống nhất

2.1.1 Khách thể của tội phạm

Trong luật hình sự, khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được pháp luậthình sự bảo vệ tránh khỏi sự xâm phạm có tính chất tội phạm, nhưng bị tội phạmxâm hại đến và gây nên (hoặc đe dọa thực tế gây nên) thiệt hại đáng kể nhấtđịnh8

Bất kỳ một hành vi phạm tội nào cũng đều xâm hại đến khách thể chung,cũng đều xâm hại đến một trong những quan hệ xã hội nhất định được luật hình

8 Lê Văn Cảm (2019), Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 332.

Trang 19

sự bảo vệ bằng cách gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ

xã hội đó

Những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, đó là:

Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâmphạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, anninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủnghĩa 9

Hiện nay, theo quy định pháp luật, chỉ có một số cơ quan Nhà nước mớiđược thực hiện hoạt động liên quan đến ma túy như: sản xuất, vận chuyển, bảoquản, tàng trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhậpkhẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, kê đơn, bán thuốc, giám định, nghiên cứuchất ma túy, tiền chất Các hoạt động này phải được thực hiện theo quy định docác cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được thể hiện trong Hiếnpháp; Luật phòng, chống ma túy; các Nghị định của Chính phủ quy định vềnhững vấn đề liên quan đến chế độ quản lý các chất ma túy, tiền chất quy địnhcủa các bộ, ngành liên quan đến chế độ quản lý chất ma túy

Như vậy, khách thể của các tội phạm về ma túy nói chung và tội sử dụngtrái phép chất ma túy nói riêng là “chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước

ở tất cả các khâu của quá trình quản lí”.10

2.1.2 Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là tập hợp các biểu hiện của tội phạm diễn rahoặc tồn tại bên ngoài thế giới khác quan

9 khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015

10 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình luật hình sự Việt Nam Phần các tội phạm, Quyền 2, NXB CAND, tr 13.

Trang 20

Mặt khách quan của tội phạm gồm những dấu hiệu như: Hành vi nguy hiểmcho xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối quan hệ giữa hành vi và hậu quảphạm tội; các biểu hiện khách quan khác như: thời gian, địa điểm, hoàn cảnh(điều kiện), phương pháp (thủ đoạn), công cụ và phương tiện phạm tội

Hành vi nguy hiểm cho xã hội (hành vi khách quan)

Trong tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, hành vi khách quan của tộiphạm được quy định là hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy Như đãphân tích ở Chương 1 “tổ chức” ở đây là hành vi phạm tội chứ không chỉ quy môcủa tội phạm Song trong thực tiễn, tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuy, đa

số các vụ án đều có số lượng lớn đối tượng bị truy cứu với vai trò đồng phạm.Như vậy yêu cầu đặt ra phải phân định rạch ròi giữa đồng phạm trong phạm tội

có tổ chức và đồng phạm trong tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý

Hành vi thực hiện theo sự chỉ huy, phân công, điều hành ở tội này khôngđồng nhất với quy định tại Điều 17 BLHS năm 2015 về Đồng phạm:

2 Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặtchẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm

3 Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành,người xúi giục, người giúp sức

Người tổ chức trong vụ án đồng phạm có tổ chức là người chủ mưu, chỉhuy, cầm đầu việc thực hiện tội phạm, thể hiện vai trò, nhiệm vụ nhất định trong

vụ án Yếu tố đồng phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý đơn giản hơn,không bắt buộc phải có sự phân công, chỉ đạo, điều hành chặt chẽ các đồngphạm như trong mô tả tình tiết “Phạm tội có tổ chức” Việc chỉ huy, phân công,điều hành chỉ là việc bố trí, sắp xếp, điều hành con người, phương tiện, dụng

Trang 21

cụ… để thực hiện việc sử dụng trái phép chất ma tuý11 Đây là một trong nhữngđặc điểm chủ yếu để phân biệt hành vi “tổ chức” và “phạm tội có tổ chức”.

Ngoài ra, phạm tội có tổ chức nhất thiết phải có từ 02 người trở lên, là mộthình thức đồng phạm; còn tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trong một sốtrường hợp có thể chỉ có một người cũng thực hiện được tội phạm.12

Như vậy, tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý chỉ có một hành vikhách quan là hành vi “tổ chức” Hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuýđược biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau

Thông tư liên tịch số 08/2015 hướng dẫn áp dụng một số quy định tạiChương XVII - “Các tội phạm về ma túy” thì hành vi tổ chức sử dụng trái phépchất ma túy bao gồm các hành vi cụ thể sau đây:

- Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác

Người phạm tội thực hiện hành vi của mình như người tổ chức trong vụ án

có đồng phạm và việc chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động để đưa tráiphép chất ma tuý vào cơ thể người khác; trường hợp phạm tội này, người phạmtội thường có một vị trí, quyền uy nhất định

Người thực hiện đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể người khác theo sựchỉ huy, phân công, điều hành của người khác thì bị coi là đồng phạm về tội tổchức sử dụng trái phép chất ma tuý

- Chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị, cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy, tìm người sử dụng chất ma túy

Đây cũng là các hành vi đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khácnhưng không phải chỉ huy, phân công, điều hành hoạt động đưa trái phép chất

11 Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2022), “Một số vấn đề giải quyết vụ án tổ chức sử dụng trái phép chất ma

tuý”, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguồn truy cập: quyet-vu-an-to-chuc-su-dung t9979.html tr 1.

https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/mot-so-van-de-ve-giai-12 Lê Văn Cảm, tlđd 8 , tr 335.

Trang 22

ma túy vào cơ thể người khác một cách trực tiếp mà thông qua những hành visau:

Thứ hai, hành vi cung cấp trái phép chất ma túy

Người phạm tội trong trường hợp này cũng có chất ma túy dưới bất kì hìnhthức nào tương tự như các hình thức trong trường hợp trên với mục đích là cungcấp ma túy cho người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy và tính chấtthường xuyên, nhiều lần Tuy nhiên, cần phân biệt rõ, trường hợp này không baogồm việc bán chất ma tuý đó cho người khác để họ sử dụng trái phép (sẽ bị truycứu trách nhiệm hình sự tội mua bán trái phép chất ma túy)

Ngoài ra theo điểm a, khoản 6.1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 08/2015hướng dẫn ngoại lệ đối với hành vi cung cấp trái phép chất ma tuý như sau:

Người nghiện ma túy có chất ma túy cho người nghiện ma túy khácchất ma túy để cùng sử dụng trái phép thì không bị truy cứu tráchnhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, mà tùytừng trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàngtrữ trái phép chất ma túy hoặc tội sử dụng trái phép chất ma túy

Thứ ba, hành vi chuẩn bị, cung cấp dụng cụ, phương tiện dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma tuý

Trang 23

Người phạm tội chuẩn bị phương tiện, công cụ dùng vào việc sử dụng tráiphép chất ma tuý như ống điếu, cuốn hút,…; đối với hành vi này, chỉ cần xácđịnh người phạm tội có mục đích dùng phương tiện, công cụ để phạm tội.

Thứ tư, hành vi chuẩn bị, cung cấp địa điểm để sử dụng trái phép chất ma túy

Việc chuẩn bị địa điểm để thực hiện tội phạm có thể thực hiện thông quahình thức tìm, thuê, mượn, sử dụng địa điểm thuộc quyền chiếm hữu của mìnhhoặc đang do mình quản lý để làm nơi đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thểngười khác Địa điểm ở đây có thể hiểu là nhà riêng, khách sạn, hàng quán, cơquan hoặc là tàu biển, xe, một địa điểm thuận lợi bất kì,… cho việc tổ chức sửdụng trái phép chất ma tuý diễn ra thuận lợi

Ví dụ: T có một căn hộ chung cư, khi tổ chức sinh nhật tại nhà của mình T

đã cùng các bạn là E, G, Q mua ma tuý về và cùng nhau tổ chức sử dụng tráiphép Ở đây, T đã có hành cung cấp địa điểm do mình chiếm hữu để là nơi tổchức sử dụng trái phép chất ma tuý

Bên cạnh đó, khi truy cứu trách nhiệm hình sự tội này với Tội chứa chấpviệc sử dụng trái phép chất ma tuý theo Điều 256 BLHS năm 2015 cần chú ý:Người có địa điểm cho người khác mượn hoặc thuê địa điểm mà biết là họdùng địa điểm đó không phải để họ sử dụng chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầucủa họ về sử dụng chất ma túy, mà dùng địa điểm đó để đưa chất ma túy tráiphép vào cơ thể người khác, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “tổchức sử dụng trái phép chất ma túy13

Thứ năm, hành vi tìm người sử dụng chất ma túy

Khi có người tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, nhưng vì những động

cơ, mục đích khác nhau nên người phạm tội bằng các thủ đoạn như: tìm kiếm, rủ

13 Điểm a, khoản 7.3, Điều 7 Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14/11/2015 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999

Trang 24

rê,… người có nhu cầu sử dụng chất ma tuý và giới thiệu với người tổ chức sửdụng trái phép chất ma tuý để nhằm đưa trái phép chất ma tuý vào cơ thể ngườinày.

Người nào thực hiện các hành vi nêu trên theo sự chỉ huy, phân công, điềuhành của người khác thì bị coi là đồng phạm về tội tổ chức sử dụng trái phépchất ma tuý

Việc phân loại các đối tượng, xác định vai trò chủ mưu, chỉ huy, phân côngđiều hành, người thực hành, người chủ mưu, người giúp sức, người thụ hưởngtrong tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý có ý nghĩa rất quan trọng trongviệc xử lý người phạm tội, tránh oan, bỏ lọt tội phạm

Hậu quả: hậu quả của hành vi tổ chức sử dụng trái phép ma tuý là nhữngthiệt hại cho xã hội, trong đó trực tiếp gây ra những thiệt hại về trật tự an toàn xãhội, tính mạng, sức khoẻ của chính người sử dụng trái phép chất ma tuý Mặc dùhậu quả không phải là yếu tố cấu thành bắt buộc của tội phạm này nhưng nếuthiệt hại về tính mạng, sức khoẻ có xảy ra đối với người sử dụng thì những thiệthại đó là yếu tố định khung tăng nặng hình phạt cho tội danh này

2.1.3 Chủ thể của tội phạm

Trước khi BLHS năm 2015 được ban hành, trong nhận thức lý luận ở ViệtNam, nói đến chủ thể của tội phạm tức là nói đến cá nhân với hai điều kiện: cónăng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo duy định.Trong các giáo trình, sách tham khảo chuyên ngành xác định rõ:

Chủ thể của tội phạm là người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thựchiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm (tức bị luật hình sự coi làtội phạm), có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệmhình sự theo luật định 14 hoặc chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đang

14 Lê Văn Cảm, tlđd 8 , tr 348.

Trang 25

sống, đã thực hiện tội phạm, đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lựctrách nhiệm hình sự.15

Với tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy quy định chủ thể của tội phạm

là cá nhân.Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, pháp luật hình sự hiện hành quyđịnh như sau:

1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọitội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác

2 Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình

sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọngquy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150,

151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265,

266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này

Căn cứ khung hình phạt quy định tại quy định tại Điều 255 BLHSnăm 2015, tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy được chiathành 03 nhóm tội: Tội phạm nghiêm trọng (khoản 1); tội phạm rấtnghiêm trọng (khoản 2); Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (khoản 3,4)

Tuy nhiên, khoản 2, 3, 4 Điều 255 BLHS năm 2015 không thuộc nhóm tội

mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

Đây là một trong số các điểm mới của BLHS năm 2015 so với các BLHStrước đó, được xem là bước tiến có tính chất đột phá đối với trẻ em phạm tội,trong đó, có gia đình, nhà trường và các tổ chức phải phấn đấu và có biện phápgiáo dục trẻ em, vì tình trạng trẻ em phạm tội ngày một gia tăng, nhất là trongđiều kiện kinh tế - xã hội hiện nay

Như vậy, căn cứ quy định quy định tại Điều 2, Điều 8 BLHS năm 2015 vàquy định dẫn chiếu, chủ thể tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý là người đã

15 Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, tr 99.

Trang 26

có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sựcấm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 16 tuổi trở lên.

2.1.4 Mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan của tội phạm là đặc điểm tâm lý bên trong của cách xử sự cótính chất tội phạm xâm hại đến khách thể được bảo vệ bằng pháp luật hình sự,tức là thái độ tâm lý của chủ thể được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý đốivới hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành

vi đó (lỗi)16 hoặc là mặt bên trong của tội phạm, là trạng thái tâm lý của chủ thểkhi thực hiện hành vi phạm tội, bao gồm các dấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội, mụcđích phạm tội17

Luật hình sự chỉ xem xét trách nhiệm hình sự khi hành vi khách quan cómối quan hệ chặt chẽ với mặt chủ quan của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội.Mặt chủ quan của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy chỉ thể hiệndưới hình thức lỗi cố ý bởi vì phương thức thực hiện tội phạm này luôn luônmang tính có tổ chức Để bố trí, sắp xếp, bảo đảm cho việc sử dụng trái phépchất ma túy trái phép chắc chắn không thể thiếu kế hoạch tổ chức, thiếu ngườichỉ huy, cầm đầu, phân công việc tập hợp, thu hút người sử dụng trái phép chất

ma túy, chuẩn bị các điều kiện cần thiết, bảo đảm cho việc sử dụng trái phép chất

ma túy Người phạm tội biết rõ việc mình tổ chức sử dụng trái phép chất ma túytrái phép là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm nhưng vẫn thực hiện.Như vậy chắc chắn hình thức lỗi trong mặt chủ quan của tội tổ chức sử dụng tráiphép chất ma tuý phải là lỗi cố ý trực tiếp18,

Động cơ và mục đích phạm tội phổ biến trong thực tế của tội tổ chức sửdụng trái phép chất ma túy là trục lợi vật chất Tuy nhiên, động cơ, mục đíchkhông phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội tổ chức sử dụng trái phép

16 Lê Văn Cảm, tlđd 8, tr 358.

17 Trịnh Tiến Việt, tlđd 17, tr 98-99

18 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), tlđd 10, tr 52.

Trang 27

chất ma túy Mục đích phi lợi nhuận không làm biến mất tính nguy hiểm đối vớitrật tự xã hội của hành vi này Do đó, tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuýkhông loại trừ những trường hợp tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trái phépkhông phải vì mục đích trục lợi vật chất.19

2.2 Dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

Ngoài dấu hiệu định khung cơ bản được quy định tại khoản 1 Điều 255BLHS năm 2015, tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy còn có các dấu hiệuđịnh khung hình phạt tăng nặng được quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4Điều 255 của Bộ luật này Các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt là nhữngtình tiết làm thay đổi tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội được quy định tạicác khung tăng nặng của từng tội phạm cụ thể Về kỹ thuật lập pháp và xuất phát

từ tính chất và mức độ nghiêm trọng mà BLHS quy định các tình tiết tăng nặng ởcác khung tăng nặng khác nhau trong cùng một tội phạm

Theo quy định tại Điều 255 BLHS năm 2015 về tội tổ chức sử dụng tráiphép chất ma túy, dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng bao bao gồm:

- Phạm tội 02 lần trở lên

Người phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý hai lần trở lên màmỗi lần phạm tội đều có đầy đủ yếu tố cấu thành tội tổ chức sử dụng trái phépchất ma tuý, đồng thời trong số các lần tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý đóchưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứutrách nhiệm hình sự.20

Trường hợp người phạm tội có từ ba, bốn, năm,… lần tổ chức sử dụng tráiphép chất ma tuý trong đó có một lần bị kết án hoặc được miễn trách nhiệm hình

19 Nguyễn Tiến (2021), Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở

thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng), Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 27.

20 khoản 2.3 Điều 2 Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày

14/11/2015 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999

Trang 28

sự, được miễn hình phạt hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc xử lý kỷ luật với tộiphạm này nhưng những lần còn lại vẫn đáp ứng điều kiện nêu trên thì vẫn bị truycứu trách nhiệm hình sự theo quy định này.21

- Đối với 02 người trở lên

Theo khoản 2.4, Điều 2 của Thông tư liên tịch số 08/2015, tình tiết phạm tội

“đối với 02 người trở lên” được hiểu là “trong một lần phạm tội, người phạm tội

đã thực hiện tội phạm đối với từ hai người trở lên” Do vậy, trong một lần phạmtội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, người phạm tội đã thực hiện việc tổchức cho từ 02 người trở lên sử dụng trái phép chất ma túy Nếu tổ chức chonhiều người sử dụng trái phép chất ma túy nhưng trong các lần phạm tội khácnhau, mỗi lần tổ chức cho một người thì không được coi là phạm tội đối với 02người trở lên theo quy định tại Điều này

Ví dụ: A, B, C, D cùng nhau tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, các đốitượng đã cũng sử dụng chất ma tuý tại quá karaoke trong thị trấn rồi sau đó tiếptục về nhà A sử dụng trái phép chất ma tuý Như vậy, A, B, C, D đã phạm vàocác tình tiết định khung tăng nặng là “Phạm tội 02 lần trở lên” và “Đối với 02người trở lên” quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 255 BLHS 2015

- Đối với người dưới 18 tuổi

Đây là đối tượng được Luật Hình sự Việt Nam bảo vệ đặc biệt do đây là độtuổi được xem là chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy

đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đủ 18 tuổi Hiện nay, với thực trạngngày càng nhiều người dưới 18 tuổi bị lợi dụng trong việc thực hiện các hành viphạm tội về ma túy vì ở độ tuổi này khả năng nhận thức chưa cao nên sẽ dễ bịkích động, lôi kéo khiến cho người phạm tội dễ dàng thực hiện hành vi phạm tộihơn cũng như dễ dàng che dấu lực lượng chức năng hơn để tránh bị phát hiện

21 Nguyễn Tiến, tlđd 21, tr 46.

Trang 29

Do vậy hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy cho người dưới 18 tuổiđược quy định là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng.

Tuổi của người sử dụng trái phép chất ma túy khi xác định không căn cứvào ý thức chủ quan của người phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

mà căn cứ vào tuổi thật của người bị dụ dỗ Có nghĩa là phải dựa vào tuổi trêngiấy khai sinh và các tài liệu liên quan như hộ khẩu, hộ tịch của người đó Nếutrong trường hợp không có các giấy tờ trên thì các cơ quan tiến hành tố tụng phảixác minh, điều tra và phải lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác địnhđược để xác định tuổi của họ nếu không xác định được chính xác tuổi.22

Trong tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 255BLHS, trường hợp phạm tội đối với người dưới 18 tuổi được chia làm hai mức

độ tuổi khác nhau để áp dụng trách nhiệm hình sự phù hợp, tương ứng bao gồmtrường hợp phạm tội “đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi” là tình tiếtđịnh khung hình phạt tăng nặng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 255 và trườnghợp phạm tội “đối với người dưới 13 tuổi” là tình tiết định khung hình phạt tăngnặng quy định tại điểm d khoản 3 Điều luật này Đối tượng của người tổ chức sửdụng trái phép chất ma túy là người dưới 13 tuổi có hậu quả pháp lý nặng hơn sovới người trong độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi do người trong độ tuổi này

có nhận thức kém hơn, dễ bị tác động hơn nên có tính nguy hiểm cao hơn Chỉcần xác định tuổi thật của người sử dụng chất ma túy, không cần xác định ý thứcchủ quan của người phạm tội có biết người mà họ tổ chức sử dụng trái phép chất

ma túy có nằm trong độ tuổi bị áp dụng các tình tiết định khung tăng nặng haykhông 23

Ví dụ: A tổ chức cho B, C sử dụng trái phép chất ma tuý thì bị bắt quả tang;

B mới sinh năm 2007 nên vào thời điểm bị bắt quả tang năm 2023 B mới 16 tuổi,

22 Khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21 tháng 12 năm 2018 về phối hợp thực hiện một số quy định của bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi.

23 Đinh Văn Quế, tlđd2, Tr 361.

Trang 30

nên A phải chịu tình tiết tăng nặng “đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi”quy định tại điểm c khoản 2 Điều 255 BLHS năm 2015.

- Đối với phụ nữ mà biết là có thai

Là trường hợp người phạm tội biết rõ người mình tổ chức cho sử dụng tráiphép chất ma tuý là phụ nữ đang có thai (không kể tháng thứ mấy).24

“Đối với phụ nữ mà biết là có thai” là dấu hiệu thuộc ý thức chủ quan củangười phạm tội chứ không phải dấu hiệu khách quan như trong trường hợp

“phạm tội đối với phụ nữ có thai” quy định quy định tại điểm i, khoản 1 Điều 52

Bộ luật này Trường hợp tại Điều 52 trên chỉ cần xác định người phụ nữ có thai

là đủ căn cứ xác định tình tiết tăng nặng đối với người phạm tội, không cần xácđịnh người phạm tội có biết hay không biết người phụ nữ này có thai

Ví dụ: G và D là 2 vợ chồng, G biết vợ mình là D đang mang thai nhưngvẫn mua ma tuý về và cung cấp cho D sử dụng cùng Như vậy, G vi phạm tội tổchức sử dụng trái phép chất ma tuý với tình tiết tăng nặng “đối với phụ nữ màbiết là có thai”

Nếu người phụ nữ sử dụng trái phép chất ma tuý có thai thật, nhưng có căn

cứ để xác định người tổ chức không biết người phụ nữ này đang có thai thìkhông thuộc trường hợp phạm tội với tình tiết “đối với phụ nữ mà biết là cóthai”

- Đối với người đang cai nghiện

“Đối với người đang cai nghiện” là trường hợp phạm tội đối với người màngười đó đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận họ nghiện ma túy và đangđược cai nghiện tại trung tâm cai nghiện, tại gia đình hoặc tại cộng đồng dân

cư.25

24 Đinh Văn Quế, tlđd2, Tr 350, 351.

25 khoản 6.3 Điều 6 Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14/11/2015 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999

Trang 31

Người đang cai nghiện là người nghiện ma tuý bắt đầu cai nghiện và chưakết thúc thời gian cai nghiện.26

Đối với trường hợp này, dấu hiệu nhận biết lại thuộc hành vi khách quan làngười phạm tội đối với người đang cai nghiện mà không phụ thuộc vào ý thứcchủ quan của người phạm tội (có biết hay không đối tượng sử dụng là ngườiđang cai nghiện)

Nếu người nghiện ma tuý đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đưavào trung tâm cai nghiện nhưng vì lý do khách quan nên chưa vào trung tâm cainghiện mà tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý cho người này thì không thuộctrường hợp đối với người đang cai nghiện

Ví dụ: A đã có quyết định vào trung tâm cai nghiện của thành phố H để cainghiện, nhưng gia đình A xin hoãn để giải quyết việc riêng xong rồi mới đi.Trong thời gian này, A và một số con nghiện khác đến nhà B để tiêm chích matuý, B đã cung cấp ma tuý cho A và đối tượng còn lại Hành vi tổ chức sử dụngtrái phép chất ma tuý của B không thuộc tình tiết phạm tội với người đang cainghiện

Nếu người tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý không biết người mà mìnhđưa chất ma tuý vào cơ thể họ là người đang cai nghiện thì không thuộc trườnghợp đối với người đang cai nghiện

Ví dụ: C đang cai nghiện ma tuý tại trung tâm cai nghiện thành phố H,nhưng C đã bỏ trốn khỏi trung tâm C đã đến nhà D để tiêm chích ma tuý, Dkhông biết việc D đang cai nghiện tại trung tâm cai nghiện nên đã tiêm chích matuý cho C

Nếu người tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý không cần biết người màmình đưa chất ma tuý vào cơ thể của họ là người đang cai nghiện hay không,miễn là vẫn tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý, sau khi thực hiện xong hành

26 Đinh Văn Quế, tlđd2, Tr 352.

Trang 32

vi mới biết họ đang cai nghiện, thì bị coi là phạm tội đối với người đang cainghiện.27

Ví dụ: E đang cai nghiện ma tuý tại trung tâm cai nghiện rồi bỏ trốn đếnnhà M để tiêm chích ma tuý M đã tiêm chích ma tuý cho E Khi bị bắt, M khainhận không quan tâm ai đang cai nghiện ai không, miễn là có nhu cầu sử dụng là

Ví dụ: Th tổ chức cho D sử dụng trái phép chất ma tuý, thấy D sau khi sửdụng có biểu hiện không tỉnh táo nên Th đã bảo D nằm nghỉ một lát, nhưng Dkhông nghe mà điều khiển xe ô tô ra về và gây tai nạn giao thông với tỉ lệ tổnthương cơ thể là 40% Trong trường hợp này Th không bị truy cứu về tình tiết

“gây tổn hại cho sức khoẻ người khác”

Đối với trường hợp phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy gây tổnhại sức khỏe của một người sẽ có hai mức xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể đó làtrường hợp phạm tội “gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổnthương cơ thể từ 31% đến 60%” quy định tại điểm e, khoản 2 Điều 255 BLHS vàtrường hợp phạm tội “Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổnthương cơ thể từ 61% trở lên” quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 255 BLHS Ở

27 Nguyễn Tiến, tlđd 21, tr 48.

Trang 33

đây, hành vi tổ chức sử dụng trái phép của người phạm tội đã làm cho người sửdụng ma túy bị tổn hại sức khỏe từ 31% đến 60% hoặc từ 61% trở lên.

Đối với trường hợp phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy gây tổnhại sức khỏe của 02 người trở lên thì cũng được xác định tỷ lệ tổn thương cơ thểtương tự như ở trên là từ 31% đến 60% và từ 61% trở lên Người phạm tội sẽ bịtruy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm b, khoản 3 Điều 255 khi tổ chức sử dụngtrái phép chất ma túy gây tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà mỗi ngườiđều có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc bị truy cứu trách nhiệmhình sự theo điểm a, khoản 4 Điều 255 khi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túygây tổn hại sức khỏe của hai người trở lên mà mỗi người đều có tỷ lệ tổn thương

cơ thể từ 61% trở lên

Ví dụ : A rủ B đến một bãi đất trống để tiêm chích ma túy Sau khi sử dụng

ma túy xong thì B bị sốc thuốc, lên cơn co giật phải đưa đi cấp cứu Sức khỏe B

bị giảm sút, kết luận giám định thương tật đã kết luận B bị tổn hại sức khỏe với

tỷ lệ tổn thương cơ thể là 50% Như vậy A đã phạm vào tình tiết định khung tăngnặng theo điểm e, khoản 2 Điều 255 BLHS năm 2015

Nếu do hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý gây tổn hại cho sứckhoẻ người khác mà không phải là một trong những người tổ chức sử dụng thìvẫn chịu trách nhiệm với tình tiết tăng nặng này

Ví dụ: A tổ chức cho B, D sử dụng trái phép chất ma tuý, trong quá trìnhpha chế, do thiếu hiểu biết A đã làm bình pha chế phát nổ gây thương tích 35%cho vợ mình là C, người không biết gì về việc này

Nếu người phạm tội mong muốn người mình tổ chức cho sử dụng trái phépchất ma tuý bị tổn hại về sức khoẻ thì tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể màngười phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về tội cố ý gây thươngtích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác quy định điều 134 BLHS năm2015

Trang 34

- Gây chết người

Đây là trường hợp hỗn hợp lỗi, người phạm tội đã cố ý với hành vi tổ chức

sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vô ý với hậu quả chết người, hậu quả nàynằm ngoài mong muốn của người phạm tội Người phạm tội tổ chức sử dụng tráiphép chất ma túy gây hậu quả chết một người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sựtheo điểm a, khoản 3 Điều 255 BLHS, nếu làm chết 02 người trở lên thì sẽ bịtruy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm b, khoản 4 Điều 255 BLHS

Nếu hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy chưa gây ra hậu quả chếtngay cho người sử dụng ma túy mà một thời gian sau người đó mới chết dochính hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thì người phạm tội vẫn bịtruy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản này.28

Ví dụ: A tổ chức cho B, C sử dụng trái phép chất ma tuý; xong khi sử dụngxong A và C đi chơi, lúc quay lại nhà thấy A đã bất động trên nền nhà Kết luậngiám định cho kết quả B chết do sốc khi sử dụng chất ma tuý A đã phạm tội tổchức sử dụng trái phép chất ma tuý với tình tiết tăng nặng “gây chết người”.Nếu người phạm tội có mục đích cho người mà mình tổ chức sử dụng tráiphép chất ma túy chết thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả hai tội là tội tổchức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255) và tội giết người (Điều 123)

- Gây bệnh nguy hiểm cho người khác

Đây trường hợp người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (có thể biếthoặc không biết) đã gây ra một số bệnh nguy hiểm cho người sử dụng chất matúy như HIV/AIDS, viêm gan B, lao 29 Do đó, bệnh nguy hiểm là bệnh được coi

là những bệnh không có khả năng cứu chữa dễ dẫn đến tử vong hoặc ảnh hưởngnghiêm trọng đến sức khỏe và kéo dài suốt đời như HIV/AIDS, viêm gan B,lao lây qua đường hút, hít, tiêm chích Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

28 Đinh Văn Quế, tlđd2, Tr 365.

29 điểm b Khoản 6.3 Điều 6 Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 14/11/2015 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999

Trang 35

với tình tiết tăng nặng là “gây bệnh nguy hiểm cho người khác” quy định tạiđiểm g Khoản 2 Điều 255 BLHS năm 2015 được hiểu là do hành vi tổ chức sửdụng trái phép chất ma túy của người phạm tội đã dẫn đến hậu quả là làm chongười sử dụng trái phép chất ma túy hoặc người khác bị mắc một trong các bệnhliên quan đến tính mạng của bản thân họ

Trong trường hợp gây bệnh cho 02 người trở lên là có từ hai người trở lên

bị mắc bệnh nguy hiểm do sử dụng trái phép chất ma túy, người phạm tội sẽ bịtruy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm c, khoản 3 Điều 255 BLHS Ở trườnghợp phạm tội này, nếu có nhiều người bị gây bệnh nhưng duy chỉ có 01 người bịgây bệnh nguy hiểm thì người phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túychỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm g, khoản 2 Điều 255 của BLHSnăm 2015

Ví dụ: Nguyễn Văn C tổ chức tiêm chích ma tuý cho Đỗ Văn A và Lê Văn

B C không biết việc A mang trong mình virut HIV nên C vẫn dùng chung kimtiêm đã dùng với A cho B, nên B đã bị lây nhiễm HIV C đã phạm tội tổ chức sửdụng trái phép chất ma tuý với tình tiết tăng nặng “gây bệnh nguy hiểm chongười khác”

Bệnh nguy hiểm mà người phạm tội gây cho người khác là do hành vi tổchức sử dụng trái phép chất ma túy gây ra nhưng về ý thức chủ quan của ngườiphạm tội thì có thể họ không biết là hành vi của mình sẽ gây ra bệnh đó chongười sử dụng trái phép chất ma túy Trường hợp phạm tội này không phải làtình tiết thuộc mặt chủ quan mà là tình tiết thuộc mặt khách quan của tội phạm(tình tiết về hậu quả) và hậu quả này người phạm tội không mong muốn nhưng

có thể bỏ mặc hoặc có thể ngoài ý muốn chủ quan (không nhận thức được hậuquả) Cũng chính vì thế mà nhà làm luật chỉ quy định “gây bệnh” và nếu chưagây bệnh thì không bị coi là phạm tội trường hợp này.30

30 Đinh Văn Quế, tlđd 2, tr 355.

Trang 36

Đối với trường hợp phạm tội này cũng cần phải phân biệt với trường hợplây truyền HIV cho người khác quy định tại Điều 148 và trường hợp cố ý truyềnHIV cho người khác quy định tại Điều 149 của BLHS năm 2015

- Tái phạm nguy hiểm

Tình tiết “tái phạm nguy hiểm” được coi là tình tiết thuộc về nhân thânngười phạm tội, có ý nghĩa trong việc định tội, định khung và quyết định hìnhphạt của người phạm tội Theo khoản 2 Điều 53 BLHS quy định:

a)Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành

vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành viphạm tội do cố ý

Như vậy, người phạm tội với tình tiết “tái phạm nguy hiểm” trong trườnghợp phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là người đã bị kết án về tộirất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại

tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, 3

và 4 của Điều 255 BLHS năm 2015; hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích màlại phạm tội này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào củaĐiều này

2.3 Hình phạt áp dụng đối với tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý theo Bộ luật Hình sự năm 2015

Điều 30 BLHS năm 2015 quy định hình phạt như sau: “Hình phạt là biệnpháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luậthình sự, do Toà án áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tộinhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.”

Ngày đăng: 06/03/2024, 14:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII“Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tội phạm về ma túy
1. Hoàng Thị Thu Chang (2012), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn vềtội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam
Tác giả: Hoàng Thị Thu Chang
Năm: 2012
2. Lê Văn Cảm (2019), Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật Hình sự (Phần Chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản trong khoa học LuậtHình sự (Phần Chung)
Tác giả: Lê Văn Cảm
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2019
3. Lê Đăng Doanh ,“Về hành vi phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý”, Tạp chí Luật học số 2 năm 1999, trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về hành vi phạm tội tổ chức sử dụng trái phépchất ma tuý
4. Nguyễn Ngọc Hoà (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 (Phần các tội phạm - Quyển 2), Nxb Tư Pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm2015 (Phần các tội phạm - Quyển 2)
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hoà
Nhà XB: Nxb Tư Pháp
Năm: 2018
5. Phạm Mạnh Hùng (2019), Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 - Phần các tội phạm, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 -Phần các tội phạm
Tác giả: Phạm Mạnh Hùng
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2019
6. Trần Văn Luyện (2018), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015, Phần các tội phạm, NXB CAND Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm2015, Phần các tội phạm
Tác giả: Trần Văn Luyện
Nhà XB: NXB CAND
Năm: 2018
7. Nguyễn Đức Mai (2018), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự hiện hành, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự hiệnhành
Tác giả: Nguyễn Đức Mai
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia sự thật
Năm: 2018
8. Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2022), “Một số vấn đề giải quyết vụ án tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý”, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Nguồn truy cập: https://vksndtc.gov.vn/tin-tuc/mot-so-van-de-ve-giai-quyet-vu-an-to-chuc-su-dung--t9979.html. tr. 1-2.Truy cập lần cuối ngày 7/3/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề giải quyết vụ ántổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý
Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Năm: 2022
9. Đỗ Thị Phương (2022), Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý trong Bộ luật hình sự năm 2015, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuýtrong Bộ luật hình sự năm 2015
Tác giả: Đỗ Thị Phương
Năm: 2022
10. Đinh Văn Quế (2021), Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015, Phần các tội phạm, Chương XX, Các tội phạm về ma tuý, NXB Thông tin và Truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015, Phầncác tội phạm, Chương XX, Các tội phạm về ma tuý
Tác giả: Đinh Văn Quế
Nhà XB: NXB Thông tin và Truyềnthông
Năm: 2021
12. Nguyễn Tiến (2021), Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng), Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túytrong luật Hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố HảiPhòng)
Tác giả: Nguyễn Tiến
Năm: 2021
14. Nguyễn Như Ý (2008), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại từ điển tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Như Ý
Nhà XB: NXB Đại học Quốcgia Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2008
15. Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình luật hình sự Việt Nam Phần chung, NXB CAND Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật hình sự ViệtNam Phần chung
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB CAND
Năm: 2019
16. Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình luật hình sự Việt Nam Phần các tội phạm, Quyền 1, NXB CAND Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật hình sự ViệtNam Phần các tội phạm, Quyền 1
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB CAND
Năm: 2019
17. Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình luật hình sự Việt Nam Phần các tội phạm, Quyền 2, NXB CAND Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật hình sự ViệtNam Phần các tội phạm, Quyền 2
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB CAND
Năm: 2019
18. Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (2018), Bình luận Bộ luật Hình Sự năm 2015, Phần những quy định chung, Nxb Tư pháp.PHỤ LỤC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận Bộ luật HìnhSự năm 2015, Phần những quy định chung
Tác giả: Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính
Nhà XB: Nxb Tư pháp.PHỤ LỤC
Năm: 2018
5. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình Khác
6. Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình Khác
7. Nghị định 53/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 hướng dẫn thi hành các hình phạt cấm cư trú và quản chế Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w