1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH NGHĨA TRANG TỈNH PHÚ THỌ THỜI KÌ 20212030, TẦM NHÌN ĐÊN NĂM 2050

103 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương án quy hoạch nghĩa trang tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Năm xuất bản 2021
Thành phố Phú Thọ
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 27,29 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGHĨA TRANG, NHÀ TANG LỄ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ (13)
    • 1.1. Hiện trạng quản lý và xây dựng nghĩa trang (13)
      • 1.1.1. Thành phố Việt Trì (14)
      • 1.1.2. Thị xã Phú Thọ (17)
      • 1.1.3. Huyện Đoan Hùng (20)
      • 1.1.4. Huyện Hạ Hòa (22)
      • 1.1.5. Huyện Thanh Ba (23)
      • 1.1.6. Huyện Phù Ninh (24)
      • 1.1.7. Huyện Yên Lập (27)
      • 1.1.8. Huyện Cẩm Khê (29)
      • 1.1.9. Huyện Tam Nông (31)
      • 1.1.10. Huyện Lâm Thao (34)
      • 1.1.11. Huyện Thanh Sơn (36)
      • 1.1.12. Huyện Thanh Thủy (39)
      • 1.1.13. Huyện Tân Sơn (42)
    • 1.2. Hiện trạng hoạt động và quản lý các nhà tang lễ (44)
    • 1.3. Đánh giá tổng hợp hiện trạng (45)
      • 1.3.1. Vấn đề về nghĩa trang, nghĩa địa (45)
      • 1.3.2. Vấn đề về nhà tang lễ và cơ sở hỏa táng (47)
      • 1.3.3. Vấn đề về môi trường (47)
      • 1.3.4. Về công tác quản lý và bộ máy tổ chức (48)
      • 1.3.5. Đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch tổng thể nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2020, định hướng đến năm 2030 (48)
  • CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO, XÁC ĐỊNH NHU CẦU TÁNG VÀ LỰA CHỌN HÌNH THỨC TÁNG (51)
    • 2.1. Các hình thức táng (51)
      • 2.1.1. Giải thích thuật ngữ (51)
      • 2.1.2. Các công nghệ táng (52)
      • 2.1.3. Đề xuất công nghệ táng cho tỉnh Phú Thọ (55)
    • 2.2. Chỉ tiêu kỹ thuật dự báo nhu cầu táng (56)
      • 2.2.1. Giới hạn quy hoạch (56)
      • 2.2.2. Nguyên tắc chung (57)
      • 2.2.3. Phương pháp dự báo (57)
      • 2.2.4. Chỉ tiêu kỹ thuật dự báo nhu cầu táng, quỹ đất mai táng tỉnh Phú Thọ (60)
    • 2.3. Dự báo, xác định nhu cầu quỹ đất dùng cho mai táng (64)
      • 2.3.1. Dự báo khả năng tử vong (64)
      • 2.3.2. Dự báo nhu cầu an táng (65)
      • 2.3.3. Dự báo nhu cầu quỹ đất nghĩa trang (70)
  • CHƯƠNG III: QUY HOẠCH NGHĨA TRANG, NHÀ TANG LỄ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ (76)
    • 3.1. Quy hoạch nghĩa trang tỉnh Phú Thọ (76)
      • 3.1.1. Nguyên tắc quy hoạch (76)
      • 3.1.2. Tiêu chí lựa chọn vị trí xây dựng nghĩa trang (76)
      • 3.1.3. Tiêu chí phân cấp nghĩa trang (78)
      • 3.1.4. Quy hoạch địa điểm nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (79)
      • 3.1.5. Tổng hợp vị trí quy hoạch nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (83)
    • 3.2. Quy hoạch nhà tang lễ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (89)
      • 3.2.1. Cơ sở lập quy hoạch (89)
      • 3.2.2. Các chỉ tiêu quy hoạch nhà tang lễ (89)
      • 3.2.3. Các yêu cầu về quy hoạch và sử dụng đất nhà tang lễ (89)
      • 3.2.4. Quy hoạch nhà tang lễ theo giai đoạn quy hoạch (90)
  • CHƯƠNG IV: CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH (92)
    • 4.1. Các dự án ưu tiên đầu tư (92)
      • 4.1.1. Cơ sở lập lựa chọn các dự án ưu tiên đầu tư (92)
      • 4.1.2. Phân kỳ đầu tư các giai đoạn và dự kiến nguồn vốn xây dựng (92)
    • 4.2. Các giải pháp thực hiện quy hoạch (95)
      • 4.2.1. Quản lý và thực hiện quy hoạch (95)
      • 4.2.2. Cơ chế, chính sách thu hút và phân bổ đầu tư (96)
      • 4.2.3. Giải pháp huy động vốn đầu tư (96)
      • 4.2.4. Tăng cường năng lực (97)
    • 4.3. Tổ chức thực hiện quy hoạch (97)
    • 1. Kết luận (101)
    • 2. Kiến nghị (102)

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGHĨA TRANG, NHÀ TANG LỄ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 8 1.1. Hiện trạng quản lý và xây dựng nghĩa trang 8 1.1.1. Thành phố Việt Trì 9 1.1.2. Thị xã Phú Thọ 12 1.1.3. Huyện Đoan Hùng 15 1.1.4. Huyện Hạ Hòa 17 1.1.5. Huyện Thanh Ba 18 1.1.6. Huyện Phù Ninh 20 1.1.7. Huyện Yên Lập 23 1.1.8. Huyện Cẩm Khê 24 1.1.9. Huyện Tam Nông 26 1.1.10. Huyện Lâm Thao 29 1.1.11. Huyện Thanh Sơn 32 1.1.12. Huyện Thanh Thủy 34 1.1.13. Huyện Tân Sơn 37 1.2. Hiện trạng hoạt động và quản lý các nhà tang lễ 40 1.3. Đánh giá tổng hợp hiện trạng 40 1.3.1. Vấn đề về nghĩa trang, nghĩa địa 40 1.3.2. Vấn đề về nhà tang lễ và cơ sở hỏa táng 42 1.3.3. Vấn đề về môi trường 43 1.3.4. Về công tác quản lý và bộ máy tổ chức 43 1.3.5. Đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch tổng thể nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014 2020, định hướng đến năm 2030 44 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO, XÁC ĐỊNH NHU CẦU TÁNG VÀ LỰA CHỌN HÌNH THỨC TÁNG 46 2.1. Các hình thức táng 46 2.1.1. Giải thích thuật ngữ 46 2.1.2. Các công nghệ táng 47 2.1.3. Đề xuất công nghệ táng cho tỉnh Phú Thọ 50 2.2. Chỉ tiêu kỹ thuật dự báo nhu cầu táng 52 2.2.1. Giới hạn quy hoạch 52 2.2.2. Nguyên tắc chung 52 2.2.3. Phương pháp dự báo 52 2.2.4. Chỉ tiêu kỹ thuật dự báo nhu cầu táng, quỹ đất mai táng tỉnh Phú Thọ 55 2.3. Dự báo, xác định nhu cầu quỹ đất dùng cho mai táng 59 2.3.1. Dự báo khả năng tử vong 59 2.3.2. Dự báo nhu cầu an táng 61 2.3.3. Dự báo nhu cầu quỹ đất nghĩa trang 65 CHƯƠNG III: QUY HOẠCH NGHĨA TRANG, NHÀ TANG LỄ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 71 3.1. Quy hoạch nghĩa trang tỉnh Phú Thọ 71 3.1.1. Nguyên tắc quy hoạch 71 3.1.2. Tiêu chí lựa chọn vị trí xây dựng nghĩa trang 71 3.1.3. Tiêu chí phân cấp nghĩa trang 73 3.1.4. Quy hoạch địa điểm nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 74 3.1.5. Tổng hợp vị trí quy hoạch nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 78 3.2. Quy hoạch nhà tang lễ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 82 3.2.1. Cơ sở lập quy hoạch 82 3.2.2. Các chỉ tiêu quy hoạch nhà tang lễ 82 3.2.3. Các yêu cầu về quy hoạch và sử dụng đất nhà tang lễ 82 3.2.4. Quy hoạch nhà tang lễ theo giai đoạn quy hoạch 83 CHƯƠNG IV: CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH 85 4.1. Các dự án ưu tiên đầu tư 85 4.1.1. Cơ sở lập lựa chọn các dự án ưu tiên đầu tư 85 4.1.2. Phân kỳ đầu tư các giai đoạn và dự kiến nguồn vốn xây dựng 85 4.2. Các giải pháp thực hiện quy hoạch 88 4.2.1. Quản lý và thực hiện quy hoạch 88 4.2.2. Cơ chế, chính sách thu hút và phân bổ đầu tư 89 4.2.3. Giải pháp huy động vốn đầu tư 89 4.2.4. Tăng cường năng lực 90 4.3. Tổ chức thực hiện quy hoạch 90

HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGHĨA TRANG, NHÀ TANG LỄ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Hiện trạng quản lý và xây dựng nghĩa trang

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã và đang tồn tại 1.187 nghĩa trang, nghĩa địa; với tổng diện tích là 1.690,28 ha; các nghĩa trang, nghĩa địa nằm rải rác theo các thôn, xóm với quy mô diện tích và phạm vi phục vụ khác nhau, bao gồm:

Nghĩa trang các đô thị: Tổng diện tích nghĩa trang đô thị toàn tỉnh hiện nay là

123,13 ha (chiếm 7,3% diện tích đất nghĩa trang toàn tỉnh); với 49 nghĩa trang (với 13 đô thị trên địa bàn tỉnh; trung bình 3,8 nghĩa trang/đô thị) Ngoại trừ thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ; hầu hết nghĩa trang tại thị trấn các huyện (Phù Ninh, Yên Lập, Cẩm Khê, Lâm Thao, Hạ Hòa, Thanh Sơn) với quy mô nhỏ, nhiều thị trấn còn nhiều nghĩa trang quy mô nhỏ, phân bố rải rác, gần các khu dân cư, gần trung tâm huyện (nghĩa trang khu đồi Cao Su thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông); nhiều nghĩa địa chưa có quy hoạch

Nghĩa trang, nghĩa địa khu vưc nông thôn: Tổng diện tích nghĩa trang, nghĩa địa khu vực nông thôn toàn tỉnh hiện nay là 1.507,5 ha (chiếm 92,7% diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa toàn tỉnh); với 1.138 nghĩa trang (với 13 đơn vị hành chính cấp huyện; trung bình 87 nghĩa địa/huyện) Nghĩa trang, nghĩa địa khu vực các xã nông thôn với quy mô nhỏ, hình thức táng theo phong tục, tập quán từng địa phương, từng dân tộc Hầu hết chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng mà mới chỉ được định hướng trong quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch nông thôn mới các xã.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng Phú Thọ do công tyTNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Bách Việt làm chủ đầu tư, thuộc địa bàn 03 xãBảo Thanh, Phú Lộc, Trung Giáp, huyện Phù Ninh; với diện tích hiện đang sử dụng60,435 ha; phục vụ nhu cầu an táng và hỏa táng cho nhân dân trong và ngoài tỉnh; Hiện nay, dự án Công viên nghĩa trang Vĩnh hằng Phú Thọ thêm diện tích 46,4 ha (trong đó26,359 ha là phần mở rộng (giai đoạn II) và 20 ha khu đất được quy hoạch dành cho tỉnhPhú Thọ; Tổng diện tích Công viên nghĩa trang Vĩnh hằng Phú Thọ sau khi mở rộng (giai đoạn 2) khoảng 106,83 ha và tiếp tục mở rộng (giai đoạn 3) với tổng diện tích 230 ha.Quy hoạch mở rộng này đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt quy hoạch chi tiết, đang bước vào giai đoạn đầu tư xây dựng.

Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang nhân dân phân theo huyện, thành thị

TT Tên đơn vị hành chính

Tổng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa (ha)

Nghĩa trang đô thị Nghĩa trang nông thôn Diệntích

Số lượng (khu) Diện tích

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ; Sở Xây dựng; UBND thành phố, thị xã và các huyện, năm 2020;

Thành phố Việt Trì có tổng diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là 103,13 ha (tăng6,64 ha so với năm 2014 là 96,49 ha) Trên địa bàn thành phố có có 01 nghĩa trang tập trung,thuộc địa bàn xã Vân Phú với diện tích 13,9 ha; do chính quyền thành phố quản lý, đượcUBND Thành phố phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 2896/QĐ-UBND ngày17/7/2006, bao gồm các lô đất phục vụ hung táng, cải táng, chôn cất một lần, Nghĩa địa các xã ngoại thị đều chưa có quy hoạch, hình thành từ lâu đời và hoạt động tự phát

Hình 1.2: Nghĩa trang tập trung Vân Phú, thành phố Việt Trì

Nghĩa trang đô thị: Nghĩa trang tập trung thành phố Việt Trì sau nhiều nằm khai thác sử dụng diện tích trống ngày còn lại rất ít và không đồng đều giữa các lô theo quy hoạch (do trước khi có quy hoạch việc đặt mộ tại nghĩa trang theo nhu cầu của nhân dân). Việc di chuyển mộ tại các dự án trên địa bàn thành phố Việt Trì về nghĩa trang Thành phố nhiều, vì vậy các vị trí đất trống tại các lô phục vụ cải táng, hoả táng ngày càng càng ít, diện tích còn trống trong nghĩa trang tính đến thời điểm này, cụ thể như sau:

- Đất mai táng (các lô A, B, C, D, E): 9.500,0m2.

- Đất chôn cất một lần (các lô F, G): 2.300,0m2.

- Đất cải táng (các lô 1, 2, 3): 3.000,0m2.

Tổng diện tích đất còn có thể sử dụng: 14.800 m2 = 11% tổng diện tích đất của Nghĩa trang thành phố Hình thức táng sử dụng là chôn có cải táng (hung táng) chiếm 35,8%; chôn sau hỏa táng chiếm 62,3%; chôn một lần 1,9%

Bảng 1.2: Tình hình số ca theo hình thức táng năm 2019 và năm 2020:

TT Nội dung ĐVT Năm 2019 Năm 2020

1 Chôn có cải táng Đám 31 17

4 Chôn cất một lần Đám 4 5

5 Di chuyển các mộ dự án, các nghĩa trang khác Mộ 569 889

Ngoài ra, nghĩa trang tập trung các phường nội thị, diện tích 44,72ha (chiếm 43,4% tổng diện tích đất nghĩa trang toàn thành phố); trong đó đất nghĩa trang tại các phường Vân Phú và Bạch Hạc đạt 27,47 ha (chiếm 62% diện tích đất nghĩa trang khu vực nội thị); Các nghĩa địa tại các phường cơ bản đã lấp đầy Hiện nay người dân các phường nội thị chủ yếu an táng tại nghĩa trang tập trung thành phố thuộc địa bàn xã Vân Phú. Hình thức táng sử dụng là chôn sau hỏa táng chiếm 90% Thời gian gần đây nghĩa trang thành phố còn tiếp nhận lượng lớn mộ di dời do phát triển đô thị tăng nhanh, năm 2019 là

569 mộ; năm 2020 tiếp nhận 889 mộ Do đó thời gian tới cần bố trí diện tích đất lớn đáp ứng nhu cầu tiếp nhận các mộ di dời.

Nghĩa trang, nghĩa địa tại các xã ngoại thị: Nghĩa trang, nghĩa địa các xã ngoại thành có 43 nghĩa địa; diện tích 58,14 ha; đã lấp đầy khoảng 87%, diện tích còn lại 9,23 ha, phần lớn nghĩa trang đều phục vụ nhu cầu mai táng của người dân trên địa bàn các thôn trong xã, trung bình mỗi thôn có 1 nghĩa trang, một số xã như Chu Hóa, Thụy Vân, Trưng Vương nhiều thôn có từ 2-3 nghĩa trang nhân dân, chưa kể các khu đất diện tích nhỏ tại gia đình tự ý bố trí xây dựng mộ gia đình.

Công tác quản lý các nghĩa trang, nghĩa địa tại các xã nông thôn: Nghĩa trang tại các xã hiện nay do chính quyền các thôn tự quản lý và vận hành, do thiếu kinh phí nên công tác quản lý còn buông lỏng, nhiều xã, thôn đã có quy định cụ thể về kích thước mộ tại các nghĩa trang do thôn mình quản lý, tuy nhiên do không có bộ phận chuyên trách, công tác quản lý đôi khi còn nể nang, né tránh nên nhiều gia đình có người thân mất đã tự xây tường bao quanh, xây lăng để nhận đất cho dòng họ Hệ thống nghĩa trang nhân dân các xã trên địa bàn huyện chôn cất tuỳ tiện, thiếu kiểm soát, chia cắt manh mún đất canh tác Do phong tục tập quán dòng họ, giữ gìn mộ tổ ông cha và vấn đề tâm linh, phong thuỷ lên việc quy tập các nghĩa trang này là rất khó.

Hỏa táng: Thành phố Việt Trì chưa có chế độ hỗ trợ kinh phí hỏa táng đối với người người mất, tuy nhiên thời gian qua tỷ lệ người mất sử dụng hình thức hỏa táng trên địa bàn tăng, năm 2019 đạt 78,7% (129/164 người mất); năm 2020 đạt 88,6% (172/194 người mất) Tỷ lệ hỏa táng người dân các phường nội thị đạt khoảng 95% Việc hỏa táng xuất phát từ ý thức tự phát, tự nguyện của một số gia đình và sau đó trở thành phong trào tại nhiều xã ngoại thị, vì thế dịch vụ phục vụ nhu cầu hỏa táng của người dân đang phát triển trên địa bàn các phường xã.

Bảng 1.3: Tổng hợp hiện trạng sử dụng nghĩa trang trên địa bàn thành phố Việt Trì

1 Tổng số nghĩa trang nhân dân Số lượng

1.1 Tổng số nghĩa trang trên địa bàn thành phố (Nghĩa trang) 50

1.2 Nghĩa trang tập trung thành phố (xã Vân Phú) 1

1.3 Nghĩa trang các phường (Nghĩa trang) Dừng hoạt động

1.4 Nghĩa trang tập trung tại các xã ngoại thị (Nghĩa trang) 43

2 Tỷ lệ sử dụng đất nghĩa trang

2.1 Tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố (ha) 11.149,02

2.2 Tổng diện tích nghĩa trang hiện có (ha) 103,13

2.3 Diện tích nghĩa trang nội thị (ha)/tỷ lệ lấp đầy (%) 44,7/ 96

2.4 Diện tích nghĩa trang nông thôn (ha)/tỷ lệ lấp đầy (%) 58,4/ 92

2.5 Tỷ lệ đất nghĩa trang/diện tích tự nhiên toàn thành phố (%) 9,25

3 Tỷ lệ táng trung bình tại các nghĩa trang (%)

3.1 Chôn 1 lần khu vực nội thị/ngoại thị 3%/ 200m (đối với kích thước khu vực bảo vệ cấp I), và >1000 m (kích thước khu vực bảo vệ cấp II);

 Khu bảo vệ từ điểm lấy nước xuống hạ nguồn > 100 m (kích thước khu vực bảo vệ cấp I) và

> 250 m (kích thước khu vực bảo vệ cấp II)

 Khu bảo vệ quanh giếng khoan nước ngầm với bán kinh >25 m;

 Khu bảo vệ quanh công trình thu nước của hồ chứa, đập nước với bán kính > 100 m (đối với kích thước khu vực bảo vệ cấp I); và > 300 m (kích thước khu vực bảo vệ cấp II)

 Khu bảo vệ nhà máy nước, trạm cấp nước từ chân tường công trình xử lý > 30 m kích thước khu vực bảo vệ cấp I);

 (***): Không bao gồm hồ cảnh quan trong khuôn viên nghĩa trang

Nhóm tiêu chí 5: Các tiêu chí kinh tế xã hội khác như hiện trạng sử dụng đất, cơ sở hạ tầng và sự chấp thuận của cộng đồng.

(5.1) Nằm xa khu dân cư tập trung, không gần khu di lích lịch sử, tôn giáo, văn hóa có giá trị cao, khu nghỉ dưỡng lớn, nguồn nước cấp lớn và các địa điểm/công trình nhậy cảm khác.

(5.2) Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất; không ảnh hưởng xấu đến cơ sở hạ tầng trong khu vực và được sự chấp thuận của cộng đồng.

3.1.3 Tiêu chí phân cấp nghĩa trang 3.1.3.1 Phân cấp nghĩa trang theo quy mô đất đai và loại đô thị

Bảng 3.2: Phân cấp nghĩa trang theo qui mô đất đai và loại đô thị

TT Cấp nghĩa trang Quy mô đất (ha) Loại đô thị phục vụ

2 Cấp II > 30 ÷ 60 Liên huyện, liên đô thị

3 Cấp III 10 ÷ 30 Vùng huyện, liên xã

4 Cấp IV < 10 Liên xã, các xã nông thôn

3.1.3.2.Nghĩa trang tập trung cấp I, cấp II

Nghĩa trang cấp cấp I, cấp II có phạm vi phục vụ nhu cầu táng người chết từ hai huyện trở lên hoặc táng người chết trong phạm vi toàn tỉnh Quy mô sử dụng đất nghĩa trang có thời gian phục vụ lâu dài (30-50 năm) theo yêu cầu phát triển đô thị.

3.1.3.3.Nghĩa trang tập trung cấp III, cấp IV

Quy hoạch nhà tang lễ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.2.1 Cơ sở lập quy hoạch

- Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/2/2021 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030;

- Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Việt Trì đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chung xây dựng các thị trấn và quy hoạch chung xây dựng đô thị trên địa bàn các huyện;

- Đề xuất vị trí nhà tang lễ của các địa phương trong quá trình khảo sát hiện trạng;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCXDVN 01:2019/BXD ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019;

- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật – Công trình nghĩa trang (QCVN 07-10:2016/BXD).

3.2.2 Các chỉ tiêu quy hoạch nhà tang lễ

- Mỗi đô thị phải có tối thiểu một nhà tang lễ Một nhà tang lễ phục vụ tối đa 250

- Diện tích nhà tang lễ được xác định dựa trên quy trình tổ chức tang lễ và tục lệ mai táng tại địa phương nhưng phải đảm bảo phục vụ được tối thiểu 04 đám tang/ngày.

3.2.3 Các yêu cầu về quy hoạch và sử dụng đất nhà tang lễ

3.2.3.1.Các yêu về quy hoạch và kiến trúc nhà tang lễ:

- Quy hoạch địa điểm nhà tang lễ không được ảnh hưởng đến các hoạt động của các khu chức năng khác và các hoạt động giao thông Nhà tang lễ phải có giải pháp chống ồn đảm bảo các quy định về tiếng ồn tại khu vực công cộng, khu dân cư.

- Nhà tang lễ cần đặt tại vị trí phù hợp, có đường ra, vào riêng biệt Mặt bằng tổ chức thuận tiện với quy trình tổ chức lễ tang.

- Kiến trúc nhà tang lễ phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán của địa phương; mặt bằng hợp lý, thuận tiện với quy trình tổ chức lễ tang; đảm bảo thông thoáng tự nhiên.

- Các hạng mục công trình xây dựng thấp tầng kết hợp không gian mở hướng đến công trình chủ đạo là Nhà tang lễ có tầng cao khoảng (2 - 3 tầng) Hình thức kiến trúc kết hợp truyền thống và hiện đại, sử dụng mái dốc, vật liệu, gần gũi thân thiện với hoạt động văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân.

- Hệ thống cây xanh, mặt nước được đặc biệt chú trọng đảm bảo hài hòa với tổng thể chung, gần gũi thân thiện với phong tục tập quán của nhân dân Chọn lựa loại cây xanh phù hợp với hoạt động đặc thù của khu Nhà tang lễ.

- Giao thông trong nhà tang lễ: Có ít nhất đường ra và đường vào nhà tang lễ riêng biệt, mặt cắt ngang đường tối thiểu là 10 m, đảm bảo khả năng thoát hiểm khi xảy ra sự cố cháy nổ và thiên tai Nhà tang lễ phải có lối đi riêng, có các công trình vệ sinh riêng và phải đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận nhà tang lễ.

- Bãi đỗ xe phải bố trí lối ra, lối vào tách biệt nhau nhằm tránh ùn tắc và phòng hỏa hoạn, bề rộng tối thiểu là 6m Bãi đỗ xe nằm trong khuôn viên nhà tang lễ hoặc nằm trong khu vực cách ly cây xanh giữa nhà tang lễ với khu dân cư

3.2.3.2.Khu chức năng trong nhà tang lễ

- Khu điều hành và nhà tang lễ gồm: Khu văn phòng làm việc, kho, phòng khách, khu vệ sinh; Khu lễ tang: hành lang, phòng chờ, nơi tổ chức tang lễ, phòng lạnh, chỗ đặt quan tài, phòng khâm liệm.

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật: đường đi, sân, bãi đỗ xe, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, thu gom rác.

3.2.3.3.Diện tích và sử dụng đất trong nhà tang lễ

- Diện tích nhà tang lễ được xác định dựa trên quy trình tổ chức tang lễ và tục lệ mai táng tại địa phương nhưng phải đảm bảo phục vụ được tối thiểu 04 đám tang/ngày.

- Tỷ lệ sử dụng đất nhà tang lễ: khu văn phòng 10%; khu lễ tang 30%; bãi đỗ xe 30%; còn lại là lối đi, sân, cây xanh.

3.2.4 Quy hoạch nhà tang lễ theo giai đoạn quy hoạch

Căn cứ quy mô dân số và loại đô thị tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 – 2030 theo Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/2/2021 của Thủ tướng chính phủ và Quy hoạch chung xây dựng các đô thị trên địa bàn tỉnh, xác định nhu cầu nhà tang lễ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như sau

Căn cứ theo định hướng phát triển đô thị và nhu cầu sử dụng nhà tang lễ tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 Dự kiến vị trí, số lượng nhà tang lễ tỉnh Phú Thọ theo từng giai đoạn như sau:

- Định hướng giai đoạn đến năm 2021-2025, tỉnh Phú Thọ sẽ xây dựng mới 04 nhà tang lễ; trong đó NTL Tp Việt Trì và 01 Nhà tang lễ tại thị xã Phú Thọ Ngoài ra Công viên vĩnh hằng Phú Thọ xây dựng bổ sung thêm 2 phòng tổ chức tang lễ.

- Định hướng giai đoạn 2026-2030, tỉnh Phú Thọ sẽ xây dựng mới 03 nhà tang lễ

Tp Việt Trì, nhà tang lễ thị trấn Thanh Ba, huyện Thanh Ba, thị trấn Thanh Sơn

- Định hướng giai đoạn đến năm 2050, tỉnh Phú Thọ sẽ xây dựng mới 10 nhà tang lễ: Nhà tang lễ tại các thị trấn: Phong Châu, H Phù Ninh; Đoan Hùng, H Đoan Hùng;

Hạ Hòa, H Hạ Hòa; Lâm Thao, Hùng Sơn, H Lâm Thao; Hưng Hóa, H Tam Nông;Thanh Thủy, H.Thanh Thủy; Yên Lập, H.Yên Lập; Tân Phú, H Tân Sơn và TT CẩmKhê, H Cẩm Khê phục vụ nhu cầu tổ chức tang lễ của người dân các đô thị và đáp ứng tiêu chí nâng loại đô thị đến năm 2050 Ngoài ra Công viên vĩnh hằng Phú Thọ tiếp tục xây dựng bổ sung thêm 2 phòng tổ chức tang lễ, nâng tổng số nhà hành lễ lên 6 nhà tổ chức tang lễ Định hướng giai đoạn sau năm 2030, căn cứ vào nhu cầu và thực trạng sử dụng các nhà tang lễ đã xây dựng từ giai đoạn trước, tiếp tục đề xuất xây dựng nhà tang lễ cho các đô thị còn lại theo định hướng phát triển đô thị sau năm 2030 Vì vậy giai đoạn điều chỉnh quy hoạch chung các đô thị và Chương trình phát triển từng đô thị cần Quy hoạch,lồng ghép đề xuất vị trí, diện tích xây dựng nhà tang lễ đến năm 2030.

CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Các dự án ưu tiên đầu tư

4.1.1 Cơ sở lập lựa chọn các dự án ưu tiên đầu tư

- Các dự án ưu tiên đến năm 2030 được lựa chọn nhằm từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng dựa trên cơ sở:

- Nhu cầu thực tế của người dân trong hoạt động mai táng và khả năng đáp ứng diện tích đất nghĩa trang hiện có tại các đô thị và điểm dân cư nông thôn

- Tình hình triển khai thực hiện các quy hoạch, dự án có liên quan đến kế hoạch xây dựng nghĩa trang, NTL, cơ sở hỏa táng đã được UBND tỉnh phê duyệt trên địa bàn.

- Khả năng bố trí và huy động nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch theo định hướng phát triển các đô thị, điểm dân cư nông thôn và định hướng sử dụng đất nghĩa trang tại các đô thị và các huyện đã được phê duyệt đến năm 2030;

- Phù hợp với các giải pháp khắc phục được đề xuất trong chương trình phát triển đô thị và đảm bảo các tiêu chuẩn nâng loại đô thị theo định hướng phát triển đô thị

- Các dự án ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải Đảm bảo tính khả thi về tài chính, có cơ chế đặc thù nhằm thu hút vốn đầu tư Ưu tiên thực hiện các nghĩa trang theo thứ tự cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của người dân.

4.1.2 Phân kỳ đầu tư các giai đoạn và dự kiến nguồn vốn xây dựng

Kinh phí đầu tư được xác định theo đơn giá tại thời điểm nghiên cứu quy hoạch này.Đơn giá và kinh phí cụ thể sẽ được xác định chính xác tại thời điểm thực hiện dự án và được cơ quan có thẩm quyền quyết định Chi phí cải tạo, mở rộng các nghĩa trang hiện hữu, chi phí xây dựng các nghĩa trang mới căn cứ vào quy mô và các dự án có tính chất tương tự triển khai trên địa bàn tỉnh.

Bảng 4.1: Tổng hợp vốn thực hiện quy hoạch nghĩa trang tỉnh Phú Thọ theo nguồn vốn và giai đoạn đến năm 2030

TT Hạng mục Diện tích (ha) mức đầuTổng tư (triệu đồng)

Tổng vốn đầu tư (triệu đồng) Giai đoạn 2022-2025 (Triệu đồng) Giai đoạn 2026-2030 (Triệu đồng) Huyện

Xã hội hóa, tư nhân

Xã hội hóa, tư nhân Tổng Huyện/

Xã hội hóa, tư nhân Tổng

I Chi phí lập quy hoạch 150 19.300 24.370 10.850 10.850 10.850 13.520 13.520

1.1 Chi phí khảo sát, lập Quy hoạch chi tiết nghĩa trang tập trung thành phố Việt Trì 30 2.400 2.400 2.400 2.400 2.400 -

Chi phí khảo sát, lập Quy hoạch chi tiết cải tạo mở rộng nghĩa trang tập trung các đô thị (13 đô thị)

II Chi phí đầu tư xây dựng hạtầng nghĩa trang 380 1.624.032 1.624.032 974.419 974.419 649.613 649.613 2.1 Công viên nghĩa trang Vĩnh HằngPhú Thọ (Mở rộng hiện trạng) 230 383.682 383.682 230.209 230.209 153.473 153.473 2.2 Nghĩa trang tập trung thành phố

Việt Trì (KV núi Sông Lớn xã

2.3 Cải tạo, mở rộng nghĩa trangtập trung các đô thị (13 đô thị) 120 992.280 992.280 595.368 595.368 396.912 396.912

III Chi phí đầu tư cơ sở hỏa táng 0,08 80.000 - 80.000 - 40.000 40.000 - 40.000 40.000

3.1 Đầu tư thêm 02 lò hỏa táng gắn với nhà tang lễ tại Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng Phú Thọ 0,08 80.000 - 80.000 40.000 40.000 40.000 40.000

IV Chi phí đầu tư nhà tang lễ 0,250 125.000 50.000 98.000 23.000 34.500 57.500 27.000 40.500 67.500

TT Hạng mục Diện tích (ha) mức đầuTổng tư (triệu đồng)

Tổng vốn đầu tư (triệu đồng) Giai đoạn 2022-2025 (Triệu đồng) Giai đoạn 2026-2030 (Triệu đồng) Huyện

Xã hội hóa, tư nhân

Xã hội hóa, tư nhân Tổng Huyện/

Xã hội hóa, tư nhân Tổng

4.1 Nhà tang lễ thành phố Việt Trì(02 nhà tang lễ) 0,03 45.000 18.000 36.000 9.000 13.500 22.500 9.000 13.500 22.500

4.2 Nhà tang lễ thị xã Phú Thọ (1nhà tang lễ) 0,02 20.000 8.000 20.000 8.000 12.000 20.000 -

4.3 Công viên vĩnh hằng Phú Thọ(02 nhà tang lễ) 0,08 30.000 12.000 24.000 6.000 9.000 15.000 6.000 9.000 15.000

4.4 Nhà tang lễ thị trấn Thanh Ba 0,06 15.000 6.000 9.000 - 6.000 9.000 15.000

4.5 Nhà tang lễ thị trấn Thanh Sơn 0,06 15.000 6.000 9.000 - 6.000 9.000 15.000

Danh mục các dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang, nhà tang lễ ưu tiên:

- Dự án đầu tư xây dựng cải tạo, mở rộng nghĩa trang thành phố Việt Trì tại Thôn

An Thái, phường Vân Phú; thành phố Việt Trì.

- Đến năm 2025: Đầu tư xây dựng mới nghĩa trang tập trung thành phố Việt Trì tại khu vực núi Sông Lớn xã Kim Đức.

- Dự án mở rộng Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng Phú Thọ (Mở rộng hiện trạng lên 230 ha); trong đó chủ đầu tư Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Bách Việt dành 20 ha khu đất được quy hoạch dành cho tỉnh Phú Thọ phục vụ nhu cầu an táng người có công trên địa bàn tỉnh; đồng thời đầu tư thêm lò hỏa táng nhằm đáp ứng nhu cầu người dân tổ chức tang lễ và tăng tỷ lệ hỏa táng trên địa bàn tỉnh.

- Dự án di dời nghĩa trang trong khu vực các phường nội thị thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ.

- Dự án trồng cây xanh cách ly, cải tạo cảnh quan tại một số nghĩa trang đô thị gần khu dân cư, khống chế quy đất nghĩa trang phát triển thêm.

- Quy hoạch chi tiết cải tạo, mở rộng và đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật các nghĩa trang tập trung các đô thị trên địa bàn tỉnh.

- Dự án đầu tư xây dựng các nhà tang lễ tại thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các đô thị trên địa bàn tỉnh.

Các giải pháp thực hiện quy hoạch

4.2.1 Quản lý và thực hiện quy hoạch

- Xây dựng quy chế quản lý nghĩa trang trên địa bàn toàn tỉnh nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

- Nhà nước quản lý nghĩa trang do nhà nước đầu tư từ ngân sách nhà nước; Tư nhân quản lý nghĩa trang do Mình đầu tư.

- Tăng cường công tác tuyên truyền các cơ chế chính sách pháp luật về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư.

- Rà soát, điều chỉnh bổ xung quy hoạch sử dụng đất cấp xã, huyện, tỉnh để bổ xung vào quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

- Căn cứ Quy hoạch vị trí các nghĩa trang, nhà tang lễ được duyệt, tiến hành rà soát, lập, điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang, cập nhật diện tích đất nghĩa trang và nhà tang lễ quy hoạch sử dụng đất các đô thị và các huyện, tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng tại khu vực dự kiến xây dựng nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng Đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này Xử phạt nghiêm minh các trường hợp không làm theo quy hoạch Kiện toàn bộ máy quản ý ở cấp xã, huyện Đối với các nghĩa trang cấp xã, huyện phải thành lập ban quản lý hoặc giao cho tổ chức quản lý bằng vốn ngân sách nhà nước, ban hành quy chế quản lý, tăng cường và quản lý chặt quỹ đất nghĩa trang, cụ thể: mỗi nghĩa trang cần xây dựng quy định quản lý và hoạt động làm cơ sở cho hoạt động và quản lý.

- Tổ chức tốt công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư khi di chuyển các nghĩa trang hiện có, các hộ dân trong vùng quy hoạch theo đúng quy định tạo sự ổn định, không gây xáo trộn lớn về mặt xã hội ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân, phù hợp với phong tục tập quán của mỗi địa phương

- Triển khai thực hiện các dự án ưu tiên, kế hoạch phát triển hệ thống nghĩa trang và nhà tang lễ bền vững, đồng bộ và cải thiện môi trường

- Ưu tiên thực hiện các dự án kiên cố hóa hệ thống giao thông chính, bê tông hóa các tuyến đường tới từng huyệt mộ và xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý rác thải tại các nghĩa trang xây dựng mới, cải tạo, mở rộng theo quy hoạch đề xuất

- Từng bước bàn giao các công trình liên quan trực tiếp nghĩa trang, nhà tang lễ cho đơn vị đầu mối quản lý để chủ động phục vụ công tác quản lý, thực hiện theo quy hoạch

- Tăng cường kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy hoạch nghĩa trang, nhà tang lễ tại các các đô thị và các huyện trên địa bàn tỉnh Quản lý chặt chẽ việc xây dựng và sử dụng nghĩa trang theo đúng quy định Xử lý nghiêm các hành vi xây dựng không đúng quy định; mua bán chuyển nhượng đất trong nghĩa trang dưới mọi hình thức.

- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng hình thức hỏa táng, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở hỏa táng.

- UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xác định và giao đơn vị quản lý đối với các nghĩa trang thuộc quyền quản lý được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

4.2.2 Cơ chế, chính sách thu hút và phân bổ đầu tư

- Ưu tiên bố trí vốn ngân sách hàng năm, tập trung vào các dự án ưu tiên đầu tư, các dự án nghĩa trang theo từng giai đoạn của quy hoạch;

- Có cơ chế đặc thù để hỗ trợ, ưu đãi các nhà đầu tư nhằm huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng từ nguồn vốn xã hội hóa.

- Khuyến khích các tổ chức tôn giáo đầu tư xây dựng nhà tang lễ, cơ sở lưu tro cốt và nghĩa trang sử dụng nguồn vốn xã hội hóa, đảm bảo khoảng cách ly theo quy định và đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường.

- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích người dân sử dụng hình thức hỏa táng - hình thức mai táng văn minh, tiết kiệm diện tích đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và phù hợp với đời sống hiện đại.

- UBND tỉnh Phú Thọ sớm ban hành Quy chế quản lý nghĩa trang các đô thị và dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh, đồng thời phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân các cấp về quản lý nghĩa trang, cơ sở hỏa táng trên địa bàn tạo cơ chế thu hút các nhà đầu tư.

4.2.3 Giải pháp huy động vốn đầu tư

Nghĩa trang nhân dân là một hạng mục hạ tầng xã hội phục vụ cho cộng đồng dân cư, vì vậy việc đầu tư xây dựng hệ thống các nghĩa trang không chỉ là công việc của Nhà nước mà còn là việc của toàn bộ cộng đồng dân cư Nhiều địa phương trên cả nước đang áp dụng phương thức này để huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp và người dân đầu tư xây dựng, khai thác và quản lý nghĩa trang nhân dân Chính vì điều này, việc xã hội hóa công tác đầu tư xây dựng nghĩa trang trên địa bàn cấp xã là rất quan trọng Kiến nghị các nguồn vốn đầu tư cho nghĩa trang các cấp như sau:

Tổ chức thực hiện quy hoạch

Về tổ chức thực hiện Quy hoạch nghĩa trang tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trước hết căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ UBND tỉnh giao cho các ngành, có tính đến năng lực thực hiện nhiệm vụ của các ngành đó, có sự phân công, phân cấp rõ ràng, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận dưới sự điều hành chung của UBND tỉnh Phân công trách nhiệm cụ thể của các Sở Ban ngành chi tiết tại bảng dưới đây.

Bảng 4.2: Phân công trách nhiệm thực hiện Quy hoạch nghĩa trang tỉnh Phú Thọ

Tên đơn vị Chức năng, nhiệm vụ

Sở Xây dựng - Chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện quy hoạch nghĩa trang trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo thực hiện quy định pháp luật về hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đóng cửa, giao đơn vị quản lý, phê duyệt quy chế quản lý nghĩa trang được đầu tư từ nguồn vốn nhà nước.

- Thẩm định quy hoạch xây dựng các nghĩa trang tập trung cấp I, II, III trình UBND tỉnh phê duyệt, kiểm tra, giám sát việc xây dựng theo QH.

- Phối hợp với các huyện, Sở KH-ĐT lập danh mục dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên để bố trí vốn (ngân sách, các nguồn vốn khác theo chủ trương XHH)

- Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc tuân thủ các quy định về hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng đối với các tổ chức, cá nhân tham

Tên đơn vị Chức năng, nhiệm vụ gia hoạt động xây dựng, quản lý nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn tỉnh.

Sở KH&ĐT - Bố trí kế hoạch vốn đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp cải tạo, di chuyển, mở rộng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng được đầu tư từ nguồn nhà nước.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng quy định về xã hội hóa đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương và quy định của pháp luật

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lựa chọn chủ đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng

- Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường các nghĩa trang toàn tỉnh

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng trên địa bàn tỉnh, đề xuất đóng cửa nghĩa trang gây ô nhiễm môi trường, gần khu dân cư tập trung.

- Hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn tỉnh

- Giám sát, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc tuân thủ các quy định về đất đai, môi trường đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng, quản lý nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn tỉnh.

Chính - Hướng dẫn sử dụng vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng, di chuyển nghĩa trang, chi phí quản lý nghĩa trang, nguồn thu dịch vụ NT.

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh phê duyệt giá dịch vụ nghĩa trang đối với nghĩa trang được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách.

- Tham gia góp ý giá dịch vụ nghĩa trang, giá dịch vụ hỏa táng và giá chuyển nhượng quyền sử dụng phần mộ cá nhân đối với các dự án nghĩa trang, cơ sở hỏa táng được đầu tư từ nguồn vốn khác.

Sở Y tế - Xây dựng và ban hành hướng dẫn bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh phòng dịch, hạn chế ô nhiễm môi trường nghĩa trang theo quy định của Bộ Y tế.

Sở Lao độngThương binh và xã hội

- Trình UBND tỉnh ban hành quy định về xã hội hóa đầu tư xây dựng nghĩa trang, xây dựng danh mục dự án nghĩa trang xã hội hóa, kêu gọi đầu tư

Kết luận

Đồ án đã nghiên cứu đánh giá thực trạng tình hình sử dụng nghĩa trang tại các đô thị và các xã nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, xác định các vấn đề cần phải giải quyết; Quy hoạch nghĩa trang tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được lập lồng ghép, phù hợp với các quy định của Luật Quy hoạch đô thị và các văn bản pháp quy liên quan, cụ thể hóa quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050 Quá trình triển khai, phương pháp tiếp cận và tổ chức nghiên cứu lập đồ án Quy hoạch nghĩa trang tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là hợp lý, khoa học, phù hợp với thực tế và nhu cầu phát triển của các đô thị và dân cư nông thôn lâu dài.

Kết quả đạt được trong quá trình lập quy hoạch nghĩa trang

- Quy hoạch được lập đã xác định được vị trí, quy mô, giai đoạn và nguồn vốn đầu tư nghĩa trang, nhà tang lễ và cơ sở hỏa táng, đảm bảo đáp ứng quỹ đất và nhu cầu an táng người dân tỉnh Phú Thọ đến năm 2030 và giai đoạn dài hạn

- Quy hoạch là cơ sở lập các dự án đầu tư và huy động các nguồn vốn xã hội hóa trong quá trình xây dựng nghĩa trang, nhà tang lễ và cơ sở hỏa táng.

- Quy hoạch là tiền đề và cơ sở đảm bảo thực hiện có hiệu quả quy chế quản lý nghĩa trang các đô thị, nông thôn trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn dài hạn

Các vấn đề còn tồn tại

- Việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang cấp I đang gặp khó khăn do không nhận được sự ủng hộ từ người dân, dẫn đến thời gian kéo dài và làm thay đổi định hướng và kế hoạch sử dụng đất, ảnh hưởng đến nhu cầu an táng người dân

- Các nghĩa trang nhân dân tại các đô thị và nông thôn đã hình thành từ nhiều năm, không có quy hoạch, một số nghĩa trang tuy có cải tạo, đầu tư hệ thống giao thông, tường bao, nhà quản trang tuy nhiên do chưa bê tông hóa các tuyến đường đến từng huyệt mộ nên việc tự ý bố trí phần mộ tại nghĩa trang còn tùy ý, gây lãng phí đất và ảnh hưởng đến cảnh quan nghĩa trang

- Kiến trúc các phần mộ tại hầu hết các nghĩa trang không đồng nhất, hầu hết là phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi gia đình người mất, các quy định quản lý được đưa ra và công tác tuyên truyền vận động người dân thực hiện chưa rõ và triệt để đã gây nên tình trạng lãng phí tiền của, mất mỹ quan chung.

- Nghĩa trang nông thôn các xã huyện miền núi (Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập,Tam Nông, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng) hiện vẫn giữ phong tục mai táng riêng, vị trí ở các gò, đồi cao, phục vụ từng cụm dân theo thôn, xóm Người dân thường chôn hung táng tại đây sau khi cải táng thường đưa về phần đất do gia đình quản lý, sử dụng để đặt mộ cát táng, hoạt động này diễn ra tự phát.

- Các đô thị khác do thiếu quỹ đất, thiếu nguồn kinh phí di dời nên hiện nay chủ trương di dời các nghĩa địa nhỏ, lẻ, nằm gần khu dân cư, rải rác trên diện tích đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị vẫn chưa được thực hiện triệt để.

- Công tác lập quy hoạch để đầu tư xây dựng nghĩa trang tập trung tại các đô thị còn một số khó khăn vướng mắc: kinh phí lập quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng (đường giao thông, hệ thống thoát nước…);

- Kinh phí vận hành, quản lý hoạt động tại các nghĩa trang đô thị và nông thôn còn gặp nhiều khó khăn do chính quyền địa phương chưa bố trí nguồn kinh phí và quy định cụ thể về giá đất huyệt mộ tại các nghĩa trang;

- Công tác quản lý hoạt động mai táng còn buông lỏng việc quản lý sử dụng quỹ đất dành cho nghĩa trang, nghĩa địa dẫn đến tình trạng sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa không đúng và vượt kế hoạch được duyệt Một số nơi, điển hình như thị trấn Nhã Nam, thị trấn Kép để các hộ gia đình, dòng họ tự khoanh bao lấn chiếm đất nông nghiệp làm quỹ đất nghĩa địa dự trữ cho dòng họ mình

- Định hướng Quy hoạch nghĩa trang tỉnh Phú Thọ đã kế thừa các nội dung quy hoạch đã được phê duyệt trước đây, làm cơ sở nghiên cứu quy hoạch mạng lưới nghĩa trang trên địa bàn các huyện và lập quy hoạch chi tiết ở các bước tiếp theo

- Quy hoạch nghĩa trang tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm

2050 được nghiên cứu phù hợp với định hướng phát triển đô thị và điểm dân cư tập trung, đáp ứng nhu cầu an táng, tiếp nhận mộ di dời trong tương lai Sau khi quy hoạch được duyệt, để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả thực hiện, thu hút các nhà đầu tư tư nhân tham gia trong lĩnh vực xây dựng nghĩa trang, nhà tang lễ đòi hỏi UBND tỉnh phải ban hành quy chế quản lý và sử dụng nghĩa trang và tạo cơ chế ưu đãi đầu tư thu hút nguồn vốn xã hội hóa trong lĩnh vực này

- Do đặc tính của quy hoạch là dự báo cho khoảng thời gian dài 10 năm, 20 năm,tầm nhìn 30 năm, nên đồ án mới chỉ nghiên cứu đến khái toán vốn đầu tư xây dựng,nhằm tiên lượng nhu cầu về tài chính để thực hiện được mục tiêu đặt ra trong quy hoạch đến năm 2030 Từ đó, các Sở, ngành, UBND tỉnh, các huyện và chính quyền các đô thị cần xây dựng các giải pháp và cơ chế chính sách phù hợp để tạo ra nguồn lực thực hiện quy hoạch (thông qua các dự án cụ thể).

Kiến nghị

Phương án Quy hoạch nghĩa trang tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của toàn tỉnh; Đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển KTXH tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch nghĩa trang tỉnh Phú Thọthời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là một hợp phần trong Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm

2050 mang tính tổng thể Quy hoạch được phê duyệt sớm sẽ trở thành tài liệu có tính pháp lý làm cơ sở lập quy hoạch chi tiết cải tạo, mở rộng, xây dựng mới nghĩa trang tập

Ngày đăng: 16/04/2024, 09:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w