Thực hiện Văn bản số 1972TTgKTN, ngày 02112017 của Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia; Quyết định số 845QĐ BNNTCLN ngày 1632016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành bộ tiêu chí rà soát diện tích quy hoạch đất rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu chuyển sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất; Công văn số 10121BNNTCLN ngày 30112016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn kỹ thuật rà soát, chuyển đổi đất, rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất gắn với điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng; Hội đồng Nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 100NQHĐND ngày 08122017 Thông qua Kết quả rà soát, điều chỉnh 03 loại rừng tỉnh Phú Yên; Uỷ ban Nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định số 2570QĐUBND ngày 28122017 về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh 03 loại rừng tỉnh Phú Yên.
NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG
Những căn cứ pháp lý
1.1 Những văn bản của Nhà nước
- Nghị quyết số 39/2021/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 – 2025;
- Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;
- Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi thành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
- Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 26/8/2022 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội Tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030;
- Nghị quyết 138/NQ-CP ngày 25/10/2022 của Chính phủ về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 04/11/2022 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2022;
- Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 15/9/2020 của Chính phủ về việc bổ sung các quy hoạch tại Phụ lục Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 của Luật Quy hoạch, ban hành theo Nghị quyết số 110/ NQ-CP ngày 02/12/2019 của Chính phủ;
- Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/8/2023 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khan, vướng mắc trong công tác chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện các dự án cấp thiết phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh;
- Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030;
- Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025;
- Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025;
- Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 24/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên đến năm 2040;
- Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quy định về thiết kế lâm sinh;
- Thông tư số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phân định ranh giới rừng;
- Thông tư số 33/2018/TT-BNN ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng;
- Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025;
- Văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
+ Quyết định số 845/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/3/2016 ban hành bộ tiêu chí rà soát diện tích quy hoạch đất rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu chuyển sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất;
+ Công văn số 10121/BNN-TCLN ngày 30/11/2016 về việc hướng dẫn kỹ thuật rà soát, chuyển đổi đất, rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất gắn với điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng;
+ Công văn số 6813/BNN-TCLN ngày 11/10/2022 về việc thực hiện Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022 và Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 26/8/2022;
+ Công văn số 8534/BNN-TCLN ngày 20/12/2022 về việc điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng hoặc 03 loại rừng cấp tỉnh theo Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 04/11/2012;
+ Văn bản số 5561/BNN-TCLN ngày 22/8/2022 về việc thực hiện Nghị Quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022;
- Văn bản số 1778/TCLN-KL ngày 31/10/2022 của Tổng cục Lâm nghiệp về triển khai Văn bản số 6813/BNN-TCLN ngày 11/10/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1.2 Những văn bản của địa phương
- Nghị quyết số 100/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh Phú Yên Thông qua Kết quả rà soát, điều chỉnh 03 loại rừng tỉnh Phú Yên;
- Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh Phú Yên về việc cập nhật, bổ sung các điểm mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường vào Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Nghị quyết số 61/NQ- HĐND ngày 15/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Nghị quyết số 22/NQ-HĐND ngày 18/10/2023 của HĐND tỉnh Phú Yên về việc thông qua Đồ án Quy hoạch chung xây dựng khu vực xung quanh đầm Ô Loan, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên;
- Quyết định 2527/QĐ-UBND ngày 24/10/2016 của UBND tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng năm 2016;
- Quyết định số 2570/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 của UBND tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh 03 loại rừng tỉnh Phú Yên;
- Quyết định của UBND tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2030: số 1839/QĐ-UBND ngày 17/12/2021 (huyện Phú Hòa); số 1991/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 (thành phố Tuy Hòa); số 1994/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 (thị xã Đông Hòa); số 211/QĐ-UBND ngày 29/01/2022 (huyện Tuy An); số 213/QĐ-UBND ngày 29/01/2022 (huyện Sông Hinh); số 237/QĐ-UBND ngày 15/02/2022 (huyện Tây Hòa); số 270/QĐ-UBND ngày 22/02/2022 (huyện Đồng Xuân); số 326/QĐ-UBND ngày 10/3/2022 (thị xã Sông Cầu); số 327/QĐ-UBND ngày 10/3/2022 (huyện Sơn Hòa);
- Quyết định của UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030: số 785/QĐ-UBND ngày 23/6/2023 (thành phố Tuy Hòa); số 798/QĐ-UBND ngày 27/6/2023 (huyện Phú Hòa); số 819/QĐ-UBND ngày 30/6/2023 (thị xã Đông Hòa); số 824/QĐ-UBND ngày 03/7/2023 (thị xã Sông Cầu); số 852/QĐ-UBND ngày 06/7/2023 (huyện Tây Hòa); số 863/QĐ-UBND ngày 07/7/2023 (huyện Tuy An);
- Quyết định của UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030: số
3237 ngày 30/12/2016, số 1083/QĐ-UBND ngày 22/7/2019, số 1354/QĐ-UBND ngày 03/8/2020, số 990/QĐ-UBND ngày 18/8/2022;
- Quyết định số 998/QĐ-UBND ngày 20/8/2022 của UBND tỉnh Phú Yên
Tài liệu sử dụng
- Báo cáo Kết quả kiểm kê rừng tỉnh Phú Yên năm 2016 (kèm theo Quyết định 2527/QĐ-UBND ngày 24/10/2016 của UBND tỉnh);
- Báo cáo Kết quả rà soát, điều chỉnh 03 loại rừng tỉnh Phú Yên năm 2017 (kèm theo Quyết định 2570/QĐ-UBND, ngày 28/12/2017 của UBND tỉnh);
- Báo cáo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn trên địa bàn tỉnh Phú Yên, đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (kèm theo Quyết định 990/QĐ-UBND ngày 18/8/2022 của UBND tỉnh);
- Báo cáo Đồ án Quy hoạch các bãi thải vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (kèm theo Quyết định 998/QĐ- UBND ngày 20/8/2022 của UBND tỉnh);
- Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất 09 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Phú Yên đến năm 2030 và KHSD đất 5 năm kỳ đầu (2021-2025);
- Báo cáo rà soát diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên theo Quyết định số 326/QĐ-TTg của Thủ tướng về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025;
- Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Phú Yên; bản đồ đường ranh giới dự kiến đất lâm nghiệp cấp huyện đến năm 2025, đến năm 2030 (theo chỉ tiêu phân bổ đất lâm nghiệp toàn tỉnh của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022);
- Báo cáo Kết quả khảo sát địa điểm có tiềm năng phát triển các dự án điện mặt trời nối lưới trên địa bàn tỉnh do Sở Công thương tỉnh Phú Yên cung cấp;
- Số liệu và bản đồ rà soát, điều chỉnh 03 loại rừng tỉnh Phú Yên năm 2017 (Tỉnh, huyện, xã) do Chi cục Kiểm lâm tỉnh cung cấp;
- Số liệu và bản đồ (Tỉnh, huyện, xã) kết quả diễn biến rừng và công bố hiện trạng rừng tỉnh Phú Yên năm 2022 do Chi cục Kiểm lâm tỉnh cung cấp;
- Các hồ sơ (đã được phê duyệt) chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trên địa bàn tỉnh Phú Yên từ năm 2017 đến nay;
- Bản đồ và số liệu về các Quy hoạch: Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Quy hoạch dân cư; Quy hoạch nghĩa trang; Quy hoạch khu phức hợp; Quy hoạch khu cửa khẩu; Quy hoạch nông thôn mới, do sở Xây dựng Phú Yên cung cấp;
- Bản đồ và số liệu quy hoạch đường giao thông do Sở Giao thông và vận tải tỉnh Phú Yên cung cấp;
- Các loại bản đồ quy hoạch khác đã được phê duyệt (Hồ đập, nông thôn mới, sử dụng đất, ) và các loại bản đồ, tài liệu giao đất, cấp đất, được thu thập tại các huyện, thị xã, thành phố;
- Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2022.
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Mục tiêu
Rà soát, điều chỉnh 03 loại rừng để triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia chưa được phê duyệt, đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu phân bổ đất lâm nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Phú Yên theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Kết quả rà soát 03 loại rừng được tích hợp vào Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch tỉnh đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050; làm cơ sở thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn tỉnh trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm
Xây dựng ngành lâm nghiệp của tỉnh trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật trên cơ sở thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng và đất lâm nghiệp; đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong hoạt động lâm nghiệp; huy động tối đa nguồn lực xã hội; phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và tác dụng, giá trị đa dụng của rừng để phát triển bền vững ngành lâm nghiệp; đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu
Xác định được đường ranh giới, diện tích, hiện trạng 03 loại rừng đảm bảo:
- Khắc phục được những bất cập trong rà soát, điều chỉnh 03 loại rừng lần trước; rà soát, chuyển ra ngoài quy hoạch những diện tích đất khác (như đất ở, cơ sở hạ tầng, giao thông, hồ đập, khoáng sản….), diện tích đất nông nghiệp, phục vụ cho người dân địa phương có thêm quỹ đất sản xuất nông nghiệp Bên cạnh đó rà soát chuyển những diện tích có rừng tự nhiên để đưa vào 3 loại rừng mà quy hoạch kỳ trước chưa đưa vào quy hoạch
- Diện tích, ranh giới 03 loại rừng lần này phù hợp với diện tích đất, rừng theo phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022
- Ổn định và phù hợp ranh giới, diện tích, hiện trạng 03 loại rừng để thực hiện tốt nội dung Chiến lược phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, qua đó áp dụng được các giải pháp khôi phục rừng bền vững của Tỉnh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng độ che phủ rừng lên 48% vào năm 2020 và được duy trì đến năm 2030 Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng cho tổ chức, người dân và cộng đồng dân cư với những diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê nhằm cải thiện sinh kế đời sống người đồng bào dân tộc thiểu số sống gần rừng thông qua các dự án đầu tư, hỗ trợ, phí dịch vụ môi trường rừng…
Nội dung
Trên cơ sở kết quả rà soát, điều chỉnh 03 loại rừng tỉnh Phú Yên năm 2017; các tiêu chí phân loại rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất và định hướng Chiến lược phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; chỉ tiêu phân bổ đất lâm nghiệp của Thủ tướng Chính phủ; Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Phú Yên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Kết quả rà soát, điều chỉnh 03 loại rừng theo phân loại rừng tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Điều tra, đánh giá thực trạng ba loại rừng, có so sánh với phương án trước đây Làm rõ những mặt đạt được, những mặt hạn chế, vướng mắc, điều chỉnh để khắc phục triệt để những hạn chế trong Quy hoạch 3 loại rừng lần trước;
- Rà soát đưa ra ngoài 03 loại rừng, phần diện tích đất Quy hoạch thực hiện tuyến đường cao tốc Bắc-Nam, bãi thải, khai thác khoáng sản, giao thông, nông nghiệp, đất ở, du lịch, an ninh, quốc phòng và các diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch xây dựng khu vực xung quanh Đầm Ô Loan, xây dựng khu kinh tế Nam Phú Yên
- Chuyển một số diện tích đất rừng đặc dụng gần khu dân cư người dân sản xuất nông nghiệp, đất rừng phòng hộ ít xung yếu hiện đang có rừng trồng sang đất rừng sản xuất để giao người dân có đất đầu tư quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững, tạo công ăn việc, xoá đói giảm nghèo, giữ vững quốc phòng, an ninh Đối với diện tích đất có rừng tự nhiên liền vùng với khu rừng đặc dụng, phòng hộ, có độ dốc cao, gần sông hồ được điều chỉnh sang đất rừng đặc dụng, phòng hộ để quản lý bền vững, bảo tồn lâu dài tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng; bảo đảm an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, giảm tác động của thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu Đồng thời điều chỉnh diện tích đất có rừng tự nhiên ngoài 3 loại rừng theo quyết định số 2570/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 của UBND tỉnh Phú Yên để đưa vào 03 loại rừng theo theo khoản 4, Điều 108 Luật Lâm nghiệp
- Kết quả rà soát, điều chỉnh 03 loại rừng theo phân loại rừng tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải có phương án, bản đồ kèm theo Phương án, bản đồ 3 loại rừng phải phù hợp bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và bản đồ Quy hoạch tỉnh; trường hợp chỉ tiêu sử dụng đất và Quy hoạch sử dụng đất có sự thay đổi, phải điều chỉnh 03 loại rừng cho phù hợp và được tích hợp vào Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia.
Phương pháp thực hiện
Phương pháp rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng chủ yếu là kế thừa, thống kê, tổng hợp; gắn với chỉ tiêu phân bổ Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-
2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022, cụ thể:
- Kế thừa các tài liệu, bản đồ:
Sử dụng các tài liệu về hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng rừng, kiểm kê rừng có độ chính xác cao, gồm:
+ Bản đồ, số liệu kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng Tỉnh Phú Yên năm 2017 đã được Tỉnh phê duyệt;
+ Bản đồ, số liệu kết quả diễn biến rừng và công bố hiện trạng rừng tỉnh Phú Yên năm 2022 đã được tỉnh phê duyệt;
+ Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của các huyện, thị xã, thành phố đã được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt;
+ Bản đồ Quy hoạch tỉnh đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Ngoài ra còn kế thừa và sử dụng các tài liệu và bản đồ khác liên quan mới nhất, có mức độ tin cậy cho phép để áp dụng cho việc rà soát hiện trạng và dự kiến khu vực chuyển đổi ba loại rừng
- Điều tra, khoanh vẽ bổ sung hiện trạng rừng tại thực địa:
Công tác điều tra, khoanh vẽ bổ sung hiện trạng rừng và sử dụng đất tại thực địa được thực hiện như sau:
- Rà soát, chuyển đổi ra ngoài và đưa vào trong 03 loại rừng trên địa bàn các xã, các tổ chức quản lý rừng và đất lâm nghiệp
- Rà soát, điều chỉnh có sự tham gia của đại diện các chủ rừng và chính quyền các xã, phường, thị trấn
Trong quá trình rà soát điều chỉnh có sự tham gia đồng thuận của những người đại diện cho các chủ rừng, UBND các xã (xã, phường, thị trấn), các cơ quan chuyên môn cấp huyện, UBND cấp huyện Kết quả toàn Tỉnh có sự tham vấn của các chuyên gia, cán bộ của các sở, ban, ngành trong Tỉnh
- Ứng dụng công nghệ, thiết bị:
Dữ liệu bản đồ được đánh giá thông qua phân tích không gian sử dụng các phần mềm GIS hỗ trợ như MapInfo, ArcGIS
Máy định vị toàn cầu cầm tay (GPS) cũng được sử dụng trong quá trình khảo sát thực địa cũng như công tác xây dựng bản đồ
3.2 Phương pháp cụ thể rà soát cho ba loại rừng
Thu thập các loại tài liệu, bản đồ liên quan phục vụ cho công tác rà soát như:
- Số liệu và bản đồ kết quả rà soát, điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Phú Yên năm 2017 (kèm theo Quyết định số 2570/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Phú Yên)
- Quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2030 của các huyện, thị và thành phố và Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2021-2025) tỉnh Phú Yên;
- Quy hoạch chuyên ngành khác khu dân cư, đô thị; khu công nghiệp; khu chế xuất; khu phức hợp; bãi rác, nghĩa trang, xây dựng cơ sở hạ tầng, hồ đập, khoáng sản
- Các quy hoạch, chiến lược phát triển công nghiệp chế biến lâm sản
- Các loại bản đồ khác có liên quan
Ngoài các bản đồ kể trên, các tài liệu khác cũng được thu thập như:
- Niên giám thống kê cấp Tỉnh năm 2022;
- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh
3.3.2 Đánh giá thực trạng quy hoạch ba loại rừng
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích tài liệu thứ cấp, các loại bản đồ thu thập từ các nguồn, so sánh số liệu quy hoạch với bản đồ quy hoạch, đối chiếu hiện trạng quy hoạch trên bản đồ 3 loại rừng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất có sự tham vấn các cấp quản lý ở địa phương Phân tích nêu rõ các vấn đề sau:
- Hiện trạng công tác bảo vệ phát triển rừng;
- Đánh giá thực trạng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch lâm nghiệp;
- Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng;
- Dự báo các yếu tố liên quan đến phát triển rừng và ngành lâm nghiệp;
- Nhận định quan điểm phát triển;
- Mục tiêu và đề xuất các phương án phát triển ngành lâm nghiệp;
- Lập bản đồ hiện trạng quy hoạch ba loại rừng
3.3.3 Rà soát, điều chỉnh ba loại rừng a) Về rà soát, điều chỉnh 03 loại rừng
Sử dụng kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng tỉnh được ban hành theo Quyết định số 2570/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 của UBND tỉnh Phú Yên để rà soát, cập nhật điều chỉnh 03 loại rừng, cụ thể như sau:
- Rà soát đưa những diện tích rừng tự nhiên nằm ngoài quy hoạch vào trong
03 loại rừng (theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017)
- Cập nhật các dự án theo Văn bản/Báo cáo của 09 UBND huyện, thị xã, thành phố về cung cấp thông tin điều chỉnh 03 loại rừng cấp tỉnh theo kết quả điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030
- Cập nhật các dự án có nhu cầu sử dụng đất, rừng do các sở, ban, ngành của tỉnh Phú Yên cung cấp (Sở Giao thông vận tài, Sở Công thương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, )
- Cập nhật vị trí, ranh giới dự kiến phân bổ đất lâm nghiệp của Sở Tài nguyên và Môi trường tại báo cáo số 608/BC-STNMT ngày 08/08/2023 về tình hình rà soát đất lâm nghiệp theo phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-
2030 và chỉ tiêu về kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025 về đất lâm nghiệp của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 b) Nguyên tắc điều chỉnh diện tích 3 loại rừng phải đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành, cụ thể:
- Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030; Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 26/8/2022 của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội;
- Quy chế quản lý rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp và Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
- Phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022; Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021
3.3.4 Tổng hợp kết quả rà soát ba loại rừng
- Tổng hợp số liệu hiện trạng ba loại rừng; kết quả rà soát, điều chỉnh ba loại rừng
- Tổng hợp xây dựng bản đồ hiện trạng ba loại rừng; bản đồ rà soát, điều chỉnh ba loại rừng.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN RỪNG
1 Khái quát đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Phú Yên nằm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tọa độ địa lý:
- Từ 12°42'36” đến 13°41'28” Vĩ độ Bắc;
- Từ 108°40'40” đến 109°27'47” Kinh độ Đông Địa giới hành chính:
- Phía Bắc giáp Tỉnh Bình Định;
- Phía Nam giáp Tỉnh Khánh Hòa;
- Phía Tây giáp Tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk;
- Phía Đông là biển Đông
Tỉnh có 09 đơn vị hành chính gồm: 01 thành phố (TP Tuy Hòa), 02 thị xã (Sông Cầu, Đông Hòa); 06 huyện (Phú Hòa, Tuy An, Tây Hòa, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh)
Phú Yên nằm gần vị trí giữa của cả nước (cách Thành phố Hồ Chí Minh về phía nam khoảng hơn 560 km, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 1.160 km về phía Bắc) Là một trong 28 tỉnh, thành phố giáp biển của cả nước, Phú Yên có vị trí cầu nối, gắn kết giữa các địa phương ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên Có các tuyến giao thông kết nối quan trọng đi qua, cụ thể: Giao thông đường bộ gồm Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1D, Quốc lộ 25, Quốc lộ 29, cao tốc Bắc - Nam và các tuyến tỉnh lộ nối vùng đồng bằng với vùng miền núi Có trục giao thông phía Tây nối 03 huyện miền núi Phú Yên với huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định), huyện Krông Pa (tỉnh
Gia Lai) và huyện Ma Đ'răk (tỉnh Đắk Lắk); có trục giao thông ven biển nằm trong tuyến đường bộ ven biển Việt Nam nối các huyện vùng biển và ven biển các tỉnh; Giao thông đường sắt, có tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua với chiều dài đoạn tuyến là 117 km; Hàng không, Phú Yên có cảng hàng không Tuy Hòa cách thành phố Tuy Hòa 5 km về phía Đông Nam, diện tích sân bay 700 ha, hiện đang nâng cấp cảng hàng không Tuy Hòa theo tiêu chuẩn 4C; Cảng biển có cảng Vũng Rô có thể đón nhận tàu trọng tải 100.000 tấn, cảng Bãi Gốc đón nhận tàu trọng tải 50.000 tấn Đồng thời Phú Yên cũng là một trong những tỉnh có vị trí phòng thủ quốc gia từ tuyến biển, là một cửa ngõ quan trọng của vùng phía Tây ra biển của hành lang đường xuyên Á, có tác động lớn đến quá trình phát triển KTXH, giao lưu hợp tác, trao đổi kinh tế, văn hoá, KHCN giữa Phú Yên với các tỉnh thành trong cả nước và quốc tế
1.2 Địa hình, địa thế Địa hình tỉnh Phú Yên khá đa dạng, có tất cả các loại địa hình và thấp dần từ Tây sang Đông Diện tích đồi núi chiếm khoảng 70% diện tích toàn Tỉnh; đặc biệt có 06 đỉnh núi cao trên 1.000 m và đỉnh cao nhất là 1.470 m
Dãy núi Trường Sơn chạy qua Tỉnh Phú Yên tạo nên dạng địa hình thấp dần từ Tây sang Đông Các vùng núi tương đối thấp ở phía Bắc và cao ở phía Nam của Tỉnh Dãy núi Chư Mu, Hòn Bà cao trên 1.000 m, ở ranh giới phía Nam của Tỉnh Thung lũng sông Ba, tiếp nối từ Gia Lai - Kon Tum, xuyên qua Phú Yên ra đến biển Địa hình núi: Chiếm 52% diện tích toàn Tỉnh, trong đó chủ yếu là núi thấp, phân bố chủ yếu ở các huyện: Đồng Xuân, Sông Cầu, Sông Hinh, Sơn Hòa và Tây Hoà Đặc điểm cấu trúc, hình thái của kiểu địa hình này khá phức tạp, mức độ chia cắt mạnh Độ cao tuyệt đối trung bình 500 - 1.000 m Đỉnh cao nhất là 1.636 mét nằm trên ranh giới giữa Phú Yên và Khánh Hòa Độ dốc bình quân phổ biến
15 -25 o , dốc nhất là vùng thượng lưu Sông Cái trên 25 o Địa hình bậc thềm: Là kiểu địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, gồm kiểu địa hình đồi gò và bán bình nguyên chiếm 13,0% diện tích toàn Tỉnh Phân bố tập trung ở vùng trung tâm thuộc các huyện Tây Hòa, Phú Hòa, Sông Cầu và Tuy An Đặc trưng hình thái là bề mặt lượn sóng, độ thoáng lớn, có nhiều đồi bát úp và xen kẽ có những dãy núi nhỏ Độ cao tuyệt đối trung bình 150 -200m, độ dốc bình quân phổ biến 10 - 20 o Địa hình thung lũng (đồng bằng): Chiếm 35% diện tích toàn Tỉnh, phân bố tập trung ở hạ lưu Sông Ba, Sông Cái thuộc huyện Đông Hòa, Tuy An Đặc biệt, cánh đồng Tuy Hoà rộng 22.000 ha Ngoài ra, còn một số diện tích phân bố rải rác dọc theo ven biển, các sông lớn tạo thành các đồng bằng nhỏ hẹp và các khu dân cư Đặc trưng của kiểu địa hình này là bằng phẳng, với các loại đất bồi tụ, dốc tụ, rất phù hợp với sản xuất kinh doanh nông nghiệp
Khí hậu Phú Yên mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa đại dương Nhiệt độ trung bình năm tại tỉnh Phú Yên dao động từ 25,3 - 27,1°C và có sự phân hóa mạnh theo địa hình Do địa hình có xu hướng thấp dần từ phía Tây sang phía Đông nên khí hậu có sự sai khác giữa hai vùng, bao gồm vùng đồng bằng với đặc điểm khí tượng ở trạm Tuy Hòa là đại diện và vùng cao với đặc điểm khí tượng ở trạm Sơn Hòa là đại diện So với vùng cao, vùng đồng bằng có nhiệt độ trung bình cao hơn với mức chênh lệch là 0,8°C
Phân bố lượng mưa trung bình nhiều năm của tỉnh Phú Yên có sự phân hóa mạnh theo không gian, do có sự ảnh hưởng của địa hình Lượng mưa trung bình hàng năm đo được ở nơi nhiều mưa nhất và ít mưa nhất chênh lệch nhau 579mm Nhìn chung, lượng mưa hàng năm của Phú Yên tăng theo độ cao của địa hình từ Đông sang Tây, từ Nam ra Bắc ở khu vực các huyện đồng bằng và ven biển; còn ở khu vực vùng núi thì ngược lại, lượng mưa tăng dần từ Bắc vào Nam Độ ẩm tương đối trung bình năm ở tỉnh Phú Yên dao động từ 78-80%, phân bố không gian của yếu tố thể hiện quy luật tăng theo độ cao địa hình rất rõ rệt, vùng đồng bằng ven biển độ ẩm tương đối trung bình năm là 80%, vùng núi là 81%
Chế độ gió ở Phú Yên có hai mùa trong năm và ảnh hưởng nhiều đến địa hình của các dãy núi nên chế độ gió trong cùng một mùa hoặc từng giai đoạn ở các vùng có thể khác nhau
Phú Yên nằm ở vĩ độ thấp, quanh năm độ dài ban ngày lớn, hàng năm có cả một thời kỳ mùa khô trời quang mây kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8 Tháng ít nắng nhất là tháng 12, trung bình hàng tháng từ 99 - 147 giờ nắng, như vậy số giờ nắng của tháng ít nắng nhất chỉ xấp xỉ bằng một nửa số giờ nắng của tháng cực đại Sự chênh lệch số giờ nắng này cũng phản ánh rõ nét sự tương phản giữa hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm Những đặc điểm khí hậu, thời tiết của Phú Yên rất thuận lợi cho tham quan du lịch biển, nhất là từ tháng 1 đến tháng 8 (mùa khô)
- Tỉnh Phú Yên có hệ thống sông suối khá dày và phân bố tương đối đều, điểm chung là các sông đều bắt nguồn ở phía Đông dãy Trường Sơn chảy qua miền núi - trung du - đồng bằng và đổ ra biển Ngoại trừ Sông Ba, sông Kỳ Lộ, các sông còn lại có lưu vực chủ yếu nằm trong địa bàn tỉnh, có đặc điểm ngắn và dốc, cửa sông có xu hướng lệch hơi ra hướng Bắc, thường bị bồi lấp và ảnh hưởng của chế độ thủy triều Lòng sông không ổn định, hai bên bờ có nhiều đoạn sông thường xảy ra xói lở, hướng chính của các sông là Tây Bắc - Đông Nam hoặc Tây
- Đông Mật độ sông ngòi trung bình là 0,5km/km 2 Toàn Tỉnh có trên 50 sông lớn nhỏ, trong đó quan trọng nhất là 4 hệ sông chính đó là Sông Ba, sông Kỳ Lộ, sông Bàn Thạch và Sông Cầu Tổng lượng nước mặt đi qua Tỉnh Phú Yên khá lớn khoảng trên 11,8 tỷ m 3 /năm, trong đó khoảng 60% từ ngoài Tỉnh chảy vào, còn thực tế chỉ có 40% là do tích tụ ở trong Tỉnh
- Chế độ thủy triều: Chế độ thủy nhật triều không đều, số ngày nhật triều trong tháng từ 16 đến 22 ngày, biên độ triều từ 1,5m đến 2,0m trong thời kỳ nước cường và khoảng 0,5m trong thời kỳ nước kém Biên độ triều 1,0m đến 1,5m, lớn nhất 2,34m
Kết quả điều tra khảo sát của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế miền Trung cho thấy, đất đai của Tỉnh Phú Yên được phân ra thành 8 nhóm đất chính (theo phương pháp phân loại của FAO), gồm:
- Nhóm đất cát và cồn cát biển (C): Diện tích 13.660 ha, chiếm 2,71%, phân bố dọc bờ biển từ đèo Cù Mông đến Đèo Cả Trên loại đất này, ngoài việc trồng dừa, điều, rừng phòng hộ và một số khu vực đã hình thành khu công nghiệp như khu công nghiệp Hòa Hiệp, khu công nghiệp An Phú, khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu còn lại phần lớn là đất hoang hóa có thể quy hoạch nuôi trồng thủy sản, tôm, cá…, trồng rừng phòng hộ
KHÁI QUÁT KINH TẾ - XÃ HỘI
Phú Yên là tỉnh có dân số thấp trong vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung, đứng thứ 12/14 tỉnh thành (cao hơn tỉnh Quảng Trị và Ninh Thuận), chỉ gần bằng 1/4 dân số của tỉnh Thanh Hoá (tỉnh đông dân nhất vùng) Dân số tỉnh Phú Yên năm 2022 đạt 876.619 người, tăng 0,12% (tăng 1.084 người) so với năm 2021, trong đó dân số thành thị 286.676 người, tăng 0,12% và chiếm 32,70%; dân số nông thôn 589.943 người, tăng 0,12% và chiếm 67,30%; dân số nam 441.867 người, tăng 0,35% và chiếm 50,41%; dân số nữ 434.752 người, giảm 0,11% và chiếm 49,59% Tổng tỷ suất sinh năm 2022 ở Phú Yên là 2,07 con/phụ nữ Tỷ số giới tính của dân số (số nam/100 nữ) là 101,64; trong đó: Thành thị là 96,46, nông thôn 103,24 Tỷ suất sinh thô là 14,42%; tuổi thọ trung bình ở Phú Yên năm 2022 là 73,52 năm, trong đó nam là 70,94 năm và nữ là 76,26 năm
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2022) 1.2 Dân tộc
Trên địa bàn tỉnh có 33 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh, các dân tộc thiểu số có 60.128 người, chiếm 6,9% dân số toàn tỉnh, chủ yếu là người Ê Đê, Chăm,
Ba Na, Tày, Nùng, Dao, Thái Chăm, Êđê, Ba Na, Hrê, Hoa, Raglai là những tộc người đã sống lâu đời trên đất Phú Yên
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2022) 1.3 Lao động
- Về số lượng lao động: Nguồn lực lao động của Phú Yên khá hạn chế, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2022 là 468.777 người, phân theo khu vực thành thị và nông thôn cho thấy có sự khác biệt rõ rệt, lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn chiếm 68,85% và ở thành thị chiếm 31,15% Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm 465.044 người, chiếm 52,02% trong tổng dân số toàn tỉnh, phân theo giới tính tỷ lệ lao động nam chiếm 56,13% dân số nam, nữ 47,85% dân số nữ Lao động làm việc trong các ngành kinh tế năm 2022 ước đạt 456.044 người (chiếm 97,28% lực lượng lao động), trong đó khu vực kinh tế Nhà nước là 37.889 người, chiếm 8,31%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước là 412.218 người, chiếm 90,39%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 5.937 người, chiếm 1,30%
- Về cơ cấu lao động: Mặc dù, có sự dịch chuyển từ nông thôn sang thành thị và từ khu vực nông nghiệp (khu vực 1) sang khu vực công nghiệp - xây dựng (khu vực 2) và khu vực dịch vụ (khu vực 3), nhưng sự chuyển dịch này còn chậm Hiện nay, số lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao, gần 41,15%
- Cơ cấu lực lượng lao động phân theo khu vực thành thị và nông thôn có sự chênh lệch lớn, lực lượng lao động của Phú Yên chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn (năm 2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở khu vực thành thị chỉ chiếm 31,15%, trong khi đó khu vực nông thôn chiếm đến 68,85%) Lao động đang làm việc đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 21,6%, trong đó khu vực thành thị đạt 34,78%, nông thôn đạt 15,74% Tỷ lệ này có sự chênh lệch giữ nam và nữ, đối với nam đạt 24,37%, nữ đạt 18,46%
- Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2022 là 2,95%, trong đó thành thị là 1,63%; nông thôn là 3,55% Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi là 3,39%, trong đó khu vực thành thị là 2,03%; nông thôn là 4,02%
- Chất lượng lao động: Trong giai đoạn 2016-2022, chất lượng lao động trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã từng bước được nâng lên, tuy nhiên, chất lượng lao động của Phú Yên còn ở mức thấp so với các miền Trung và cả nước Theo Tổng cục Thống kê thì tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ tại Phú Yên còn thấp năm 2022 chỉ đạt 17,2%, thấp hơn so với mặt bằng chung của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung (22,71%), xếp thứ 12/14 tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung (cao hơn Ninh Thuận và Bình Thuận) và thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước (24,05%)
Như vậy, trên địa bàn tỉnh Phú Yên, đa phần vẫn là lao động nông thôn và lao động tập trung chủ yếu là nghề nông nghiệp Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ còn rất khiêm tốn Đây chính là điểm yếu của Phú Yên trong quá trình phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa, phát triển đô thị công nghiệp và dịch vụ trong giai đoạn hiện nay
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2022)
2 Thực trạng về kinh tế, xã hội
2.2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế
Quy mô kinh tế của Phú Yên tăng trưởng khá cao và ổn định trong giai đoạn 2011-2022 so với cả nước và các địa phương trong vùng, vị thế kinh tế được cải thiện Tuy nhiên vẫn chưa đạt được mục tiêu đặt ra và quy mô nền kinh tế vẫn còn khá khiêm tốn
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh 2010 ước tính tăng 7,10% so với năm trước, vượt kế hoạch giao nhưng thấp hơn mức bình quân chung cả nước (cả nước tốc độ tăng GDP tăng 8,0%) Xét về mức tăng chung: Khu vực nông thôn, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,32, đóng góp 0,82 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,99%, đóng góp 1,71 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 10,9% đóng góp 4,55 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,36% so với năm trước, đóng góp 0,02 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung Tính theo USD, chỉ tiêu này năm 2022 đạt 2.163,7 USD/người, tăng gấp 2,46 lần so với 2010 Sự gia tăng này được tạo ra bởi GRDP của Phú Yên tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2011-2022 Theo số liệu Báo cáo chỉ số HDI các tỉnh thành của Việt Nam 2016-2022, GRDP/người theo sức mua tương đương của Phú Yên đạt 6823 USD - PPP (USD theo sức mua tương đương), tăng 1,38 lần so với năm 2016
Cơ cấu GRDP năm 2022 theo giá hiện hành cho thấy, tỷ trọng khu vực nông thôn, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 25,6%, giảm 0,86 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 26,73% tăng 0,3 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 43,05% tăng 0,87 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,62% trong tổng số, giảm 0,31 điểm phần trăm so với năm trước
GRDP bình quân đầu người bằng VNĐ theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 57,6 triệu VNĐ/người/năm, tăng 11% so với năm trước
Tuy nhiên, GRDP theo đầu người theo Việt Nam đồng của Phú Yên năm
2019 và 2020 chỉ cao hơn của Nghệ An, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế Nếu tính theo USD sức mua tương đương thì chỉ tiêu này của Phú Yên cao hơn của 3 tỉnh trên nhưng tương đương với Thanh Hóa Chỉ tiêu này của Phú Yên chỉ bằng 61% trung bình của Việt Nam (82,4 triệu đồng năm 2020)
(Nguồn số liệu: Theo Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2022)
2.2.1.2 Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế của Phú Yên đang chuyển dịch cơ cấu theo hướng cơ cấu lại nền kinh tế, theo đó giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản (NLTS), tăng tỷ trọng của công nghiệp- xây dựng (CN - XD) và dịch vụ (DV) Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu ngành vẫn chủ yếu từ ngành năng suất thấp sang ngành có năng suất cao (khai thác lợi thế tỉnh)
Trong GRDP của tỉnh Phú Yên năm 2022, tỷ trọng của NLTS chiếm 25,74% (giảm 3,97% so với 2010), công nghiệp - xây dựng chiếm 27,14% (tăng 3,04%), thương mại - dịch vụ chiếm 42,14% (tăng 0,99%) Tỷ trọng của thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 5% (không thay đổi nhiều) Nếu tính tỷ trọng chỉ theo giá trị gia tăng từng ngành, năm 2020, tỷ trọng giá trị gia tăng của NLTS là 27,1%, của CN-XD là 28,6% và dịch vụ là 44,4% Do đó tỷ trọng của NLTS (khu vực I) và dịch vụ (khu vực III) đều không đạt mục tiêu đặt ra theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội được điều chỉnh năm 2018 (lần lượt là 16,6%; 41,2% và 42,2%), đặc biệt khu vực công nghiệp có tỷ trọng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra
So với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung, cơ cấu ngành kinh tế của Phú Yên tương đối “lạc hậu”, khi tỷ trọng của khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tới 25,74%, chỉ thấp hơn so với các tỉnh Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận; tỷ trọng công nghiệp lại chỉ cao hơn các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, thấp hơn so với các tỉnh lân cận là Bình Định và Khánh Hòa
THỰC TRẠNG VỀ 03 LOẠI RỪNG VÀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
1 Hiện trạng quy hoạch 03 loại rừng
1.1 Quy hoạch ba loại rừng theo Nghị quyết số 100/NQ-HĐND
Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên, ngành lâm nghiệp đã tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng (UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2570/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 trên cơ sở Nghị quyết số 100/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh) Cụ thể như sau:
Bảng 5 Diện tích Quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Phú Yên năm 2017
STT Loại đất, loại rừng Tổng Phòng hộ Đặc dụng Sản xuất
Tổng DT quy hoạch 3 LR 276.046,00 102.718,00 19.459,45 153.868,55
1,1 Rừng tự nhiên 127.703,37 83.259,91 10.794,16 33.649,30 1,2 Rừng trồng 79.450,15 9.309,26 1.975,82 68.165,07
2,1 Đất trống không có cây gỗ TS 23.348,55 5.592,82 853,66 16.902,07 2,2 Đất trống có cây gỗ TS 14.586,45 3.309,37 1.279,19 9.997,89 2,3 Đất trống khác 30.957,48 1.246,64 4.556,62 25.154,22
(Nguồn: Theo Quyết định số 2570/QĐ-UBND, ngày 28 tháng 12 năm
2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên)
- Tổng diện tích đất, rừng theo Quy hoạch 03 loại rừng là 276.046,0 ha, chiếm 54,95% tổng diện tích tự nhiên của Tỉnh, gồm: Đất có rừng 207.153,52 ha, chiếm 75,04% tổng diện tích 03 loại rừng, đất chưa có rừng 68.892,48 ha, chiếm 24,96% tổng diện tích 03 loại rừng Trong diện tích 3 loại rừng có: đất, rừng phòng hộ là 102.718,00 ha, chiếm 37,21%; đất, rừng đặc dụng là 19.459,45 ha, chiếm 7,05%; đất, rừng sản xuất là 153.868,55 ha, chiếm 55,74%, cụ thể:
+ Đất, rừng đặc dụng 19.459,45 ha (đất có rừng 12.769,98 ha và đất chưa có rừng: 6.689,47 ha)
+ Đất, rừng phòng hộ 102.718,00 ha (đất có rừng 92.569,17 ha và đất chưa có rừng: 10.148,83 ha)
+ Đất, rừng sản xuất 153.868,55 ha (đất có rừng 101.814,37 ha và đất chưa có rừng 52.054,18 ha)
Hình 1 Cơ cấu 03 loại rừng năm 2017 tỉnh Phú Yên
- Diện tích 03 loại rừng theo đơn vị hành chính: có trên tất cả 09 huyện, thị xã, thành phố; tuy nhiên phân bố không đồng đều, tập trung nhiều ở những huyện vùng núi
Bảng 6 Diện tích Quy hoạch 03 loại rừng phân theo đơn vị hành chính Đơn vị: ha
STT Huyện Tổng DT quy hoạch 3 LR Phòng hộ Đặc dụng Sản xuất Tổng cộng 276.046,00 102.718,00 19.459,45 153.868,55
(Nguồn: Theo Quyết định số 2570/QĐ-UBND, ngày 28 tháng 12 năm
2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên)
Kết quả cho thấy, diện tích Quy hoạch 03 loại rừng tập trung nhiều nhất ở các huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Tây Hòa Sông Hinh, TX Sông Cầu (chiếm 85,36% diện tích đất, rừng theo 03 loại rừng toàn Tỉnh) Ít nhất là Tp Tuy Hòa, Phú Hòa, Đông Hòa, Tuy An
Cơ cấu 03 loại rừng năm 2017 tỉnh Phú Yên
Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất
Hình 2 Diện tích Quy hoạch 03 loại rừng phân theo đơn vị hành chính
- Trên cơ sở kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng được phê duyệt, tỉnh cũng đã triển khai dự án xác định ranh giới và đóng mốc thực địa ranh giới các loại rừng Hiện nay, toàn tỉnh đã đóng được 250 mốc cứng (mốc Bê tông), xác định 827 điểm đặt trưng (xác định tọa độ trên thực địa và đánh dấu sơn trên các điểm tự nhiên như: Tảng đá, gốc cây, bảng tạm thời…)
1.2 Cơ cấu 03 loại rừng trước rà soát, điều chỉnh
Từ năm 2017 đến nay, Quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Phú Yên (sau khi được
UBND Tỉnh phê duyệt) đã được đưa vào quản lý và áp dụng thực hiện tại các địa phương, đơn vị Cho đến nay, trải qua 05 năm thực hiện, do thực tiễn hoạt động quản lý, sản xuất, đã có những biến động do điều chỉnh tại một số vị trí ở một số huyện, thị xã, thành phố (như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển đổi rừng, ) Bên cạnh đó qua việc theo dõi diễn biến rừng hàng năm đã cho thấy việc Quy hoạch 03 loại rừng ở thời điểm hiện tại có một số những bất cập, như: trong ranh giới Quy hoạch đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất (sau đây gọi chung là 03 loại rừng) còn xuất hiện những diện tích đất quy hoạch khoáng sản, giao thông, du lịch, đất sản xuất nông nghiệp; diện tích có rừng nằm ngoài ranh giới 03 loại rừng là rất lớn (cả rừng tự nhiên và rừng trồng) Từ kết quả diễn biến rừng và công bố hiện trạng rừng tỉnh Phú Yên năm 2022 tổng diện tích đất, rừng theo 03 loại rừng theo Quyết định số 376/QĐ-UBND ngày 30/3/2023 của UBND tỉnh là 275.618,90 ha giảm 427,10 ha so với số liệu Quy hoạch 03 loại rừng năm 2017, trong đó: đất rừng phòng hộ 102.665,44 giảm 52,56 ha; đất rừng sản xuất 153.494,01 ha giảm 374,54 ha Về cơ bản, ranh giới 03 loại rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất theo Quyết định số 376/QĐ-UBND ngày 30/3/2023 của UBND tỉnh giữ nguyên theo ranh giới Quy hoạch 03 loại rừng năm 2017, sự chênh lệnh một phần nhỏ diện tích như đã nêu trên là do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án từ năm 2017 đến 2022
Sơn Hòa Đồng Xuân Đông Hòa
Diện tích 03 loại rừng phân theo đơn vị hành chính
Bảng 7 Diện tích 03 loại rừng tỉnh Phú Yên trước rà soát, điều chỉnh (năm
TT Loại đất loại rừng Hiện trạng năm 2022 Tỷ lệ (%)
I Đất, rừng theo 03 loại rừng 275.618,90 100 a Đất có rừng 220.217,85 79,90
- Rừng trồng 94.856,23 34,42 b Đất chưa có rừng 55.401,05 20,10
(Nguồn: Theo Quyết định số 376/QĐ-UBND ngày 30/3/2023 của UBND tỉnh)
Tổng diện tích đất, rừng theo 03 loại rừng trước khi rà soát, điều chỉnh: 309.072,73 ha, bao gồm:
- Diện tích trong 03 loại rừng: 275.618,90 ha, trong đó:
+ Đất, rừng phòng hộ: 102.665,44 ha (gồm: Đất có rừng: 94.910,71 ha; đất chưa có rừng: 7.754,73 ha);
+ Đất, rừng đặc dụng: 19.459,45 ha (gồm: Đất có rừng: 11.557,29 ha; đất chưa có rừng: 7.902,16 ha);
+ Đất, rừng sản xuất: 153.494,01 ha (gồm: Đất có rừng: 113.749,85 ha; đất chưa có rừng: 39.744,16 ha)
- Diện tích đất có rừng nằm ngoài 03 loại rừng: 33.453,83 ha, trong đó: + Diện tích rừng tự nhiên: 1.612,79 ha;
+ Diện tích rừng trồng (gồm: Rừng trồng gỗ và Rừng trồng khác): 24.988,56 ha;
+ Diện tích đất có rừng trồng chưa thành rừng: 3.840,29 ha;
+ Diện tích rừng Cao su: 3.012,19 ha
Hình 3 Cơ cấu 3 loại rừng năm 2022 tỉnh Phú Yên
(Chi tiết xem Biểu 01- Phần phụ biểu)
2 Kết quả các hoạt động sản xuất lâm nghiệp
2.1 Tình hình giao rừng, cho thuê rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng
- Trên cơ sở Luật Lâm nghiệp, UBND tỉnh ban Quyết định số 544/QĐ- UBND ngày 11/4/2019 phê duyệt đề án Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2018-2025 Triển khai đề án, đến nay, đã thực hiện giao rừng cho 05 Ban quản lý rừng phòng hộ gồm: Sông Hinh, Sơn Hòa, Tây Hòa, Đồng Xuân và Sông Cầu với tổng diện tích 85.187,36 ha; 02 BQL rừng đặc dụng: Đèo Cả, Krông Trai, với diện tích là 11.615,61 ha; Lực lượng vũ trang của tỉnh với diện tích 3.177,31 ha Nhìn chung công tác giao rừng cho các tổ chức nhà nước, lực lượng vũ trang đã thực hiện hoàn thành Đối với giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân UBND các huyện, thị xã, thành phố đang xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện
- Việc tổ chức giao rừng và đất rừng luôn đảm bảo đúng nguyên tắc theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch, ưu tiên giao rừng cho các tổ chức nhà nước, đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư vùng núi, tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư Đất rừng đặc dụng 7,06% Đất rừng phòng hộ 37,25% Đất rừng sản xuất 55,69%
Cơ cấu 3 loại rừng năm 2022 tỉnh Phú Yên Đất rừng đặc dụng Đất rừng phòng hộ Đất rừng sản xuất
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc giao đất, giao rừng của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương luôn được chú trọng; trong đó, đặt biệt là việc giám sát chấp hành pháp luật của Hội đồng nhân đã chỉ ra những thiếu sót, tồn tại để ngày càng hoàn thiện việc giao đất, rừng trên địa bàn tỉnh Trong năm 2020, Hội đồng nhân dân tỉnh đã có kế hoạch giám sát và ra Nghị quyết số 267/NQ- HĐND ngày 10/7/2020 Kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật về thực hiện việc giao đất, cho thuê đất; giao rừng, cho thuê rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011- 2019
2.2 Kết quả hoạt động sản xuất
2.2.1 Công tác quản lý bảo vệ rừng
2.2.1.1 Công tác theo dõi biến động rừng và đất chưa có rừng theo 03 loại rừng
Tỉnh Phú Yên có tổng diện tích tự nhiên là: 502.596,03 ha; theo kết quả diễn biến rừng và công bố hiện trạng rừng tỉnh Phú Yên năm 2022 (được UBND Tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 376/QĐ-UBND ngày 30/3/2023) Diện tích đất rừng theo 03 loại rừng và hiện trạng rừng tỉnh Phú Yên năm 2022: 309.072,73 ha Trong đó:
- Đất có rừng (bao gồm đất có rừng trồng chưa thành rừng và rừng Cao su) 253.671,68 ha Gồm: Rừng tự nhiên: 126.974,41 ha; rừng trồng thành rừng (bao gồm rừng cao su): 106.990,41 ha; đất có rừng trồng chưa thành rừng: 19.706,86 ha; đất chưa có rừng: 55.401,05 ha
- Diện tích thuộc Quy hoạch 03 loại rừng: 275.618,90, gồm có: Đất có rừng (bao gồm đất có rừng trồng chưa thành rừng): 220.217,85 ha Gồm: Diện tích rừng tự nhiên: 125.361,62 ha; diện tích rừng trồng thành rừng: 78.989,66 ha; diện tích đất có rừng trồng chưa thành rừng: 15.866,57 ha; đất chưa có rừng: 55.401,05 ha
- Diện tích không thuộc 03 loại rừng: 33.453,83 ha (đất có rừng, thống kê vào rừng sản xuất), gồm có: Diện tích rừng tự nhiên: 1.612,79 ha; diện tích rừng trồng thành rừng: 24.988,56 ha; diện tích đất có rừng trồng chưa thành rừng: 3.840,29 ha; diện tích rừng cao su: 3.012,19 ha
- Diện tích đất, rừng theo 03 loại rừng (theo các Quyết định của UBND tỉnh số 2570/QĐ-UBND ngày 28/12/2017, số 397/QĐ-UBND ngày 21/3/2022): 275.618,90 ha, được phân chia theo 03 loại rừng như sau:
+ Đất, rừng đặc dụng: 19.459,45 ha, trong đó: Đất có rừng: 11.557,29 ha (rừng tự nhiên 9.537,08 ha; rừng trồng 1.711,06 ha; đất có rừng trồng chưa thành rừng 309,15 ha) và đất chưa có rừng 7.902,16 ha
KẾT QUẢ RÀ SOÁT ĐIỀU CHỈNH BA LOẠI RỪNG TỈNH PHÚ YÊN
DỰ BÁO PHÁT TRIỂN
Với sự biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu, việc bảo vệ những diện tích rừng hiện có và trồng rừng mới, khoanh nuôi phục hồi rừng để nâng cao độ che phủ của rừng, chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước, giữ vững môi trường sinh thái, đó là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của ngành lâm nghiệp
Hiện nay với sự gia tăng dân số nên nhu cầu về đất để sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng, sức ép này làm cho diện tích quy hoạch đất, rừng theo 03 loại rừng giảm mạnh Theo dự báo, tổng dân số của Tỉnh hiện tại là 876.619 người, với tốc độ tăng trưởng hiện tại là 1,01%, đến năm 2025 dân số tăng lên tới 903.181 người (tăng hơn 26.562 người) Do vậy, sau khi rà soát, điều chỉnh 03 loại rừng theo phân loại rừng tỉnh, một phần diện tích đất không có rừng mà có tiềm năng sản xuất nông nghiệp được đưa ra ngoài ranh giới 03 loại rừng, sẽ bổ sung quỹ đất sản xuất nông nghiệp cho một số địa phương, đáp ứng nhu cầu cần đất nông nghiệp sản xuất của người dân trong thời gian tới Bên cạnh đó cũng cần phải có những phân định rõ ràng giữa ranh giới đất, rừng theo 03 loại rừng và đất nông nghiệp cũng như đất khác giữa bản đồ và thực địa Đây là việc làm cần thiết để đảm bảo cho sự ổn định và phát triển bền vững của rừng giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030.
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP
Ổn định diện tích đất, rừng theo 03 loại rừng, bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có, đẩy mạnh trồng rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng, nâng độ che phủ rừng đạt 48% vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030 theo Nghị quyết đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII nhiệm kỳ 2021-2025 đã đề ra Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân sống gần rừng, tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách về ổn định đời sống người dân khu vực ven, gần rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số
Tăng cường công tác bảo vệ rừng; Đẩy mạnh phát triển rừng; Khai thác, sử dụng có hiệu quả, bền vững tài nguyên rừng; Huy động tối đa các nguồn lực để triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp bền vững.
MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
- Xác định ranh giới, diện tích 3 loại rừng một cách hợp lý, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, khắc phục những những bất cập phát sinh trong quá trình sử dụng 3 loại rừng hiện tại
- Gắn liền với việc đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, đảm bảo độ che phủ rừng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộTỉnh khóa XVII nhiệm kỳ
2021-2025; đảm bảo hiệu quả kinh tế đi liền với sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp
- Đảm bảo được yêu cầu phòng hộ, đặc dụng thực tế của Tỉnh và đất lâm nghiệp để phát triển rừng sản xuất
- Rà soát các loại đất, loại rừng trong quy hoạch ba loại rừng gắn với rà soát, điều chỉnh đất, rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất
- Phải xác định được cơ cấu diện tích đất rừng (đất, rừng đặc dụng; đất, rừng phòng hộ; đất, rừng sản xuất) phù hợp với diện tích phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ đối
- Khảo sát toàn bộ diện tích đất đang sản xuất nông nghiệp trong ranh giới
03 loại rừng, xác định cụ thể những diện tích phải đưa ra khỏi quy hoạch 03 loại rừng
- Xác định diện tích đất, rừng theo 03 loại rừng dự kiến chuyển đổi sang đất nông nghiệp, đất khác; khảo sát toàn bộ diện tích đất có rừng (gồm rừng tự nhiên, rừng trồng) ngoài ranh giới 03 loại rừng; kiểm chứng giữa hồ sơ và thực tế; xác định cụ thể những diện tích cần hoặc chưa sử dụng để đưa vào 03 loại rừng để quản lý, bảo vệ, phát triển rừng
- Cơ cấu diện tích 3 loại rừng trên địa bàn Tỉnh cụ thể đến từng tiểu khu, xã, huyện, chủ quản lý rừng và tổng hợp toàn Tỉnh.
ĐIỀU CHỈNH RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH BA LOẠI RỪNG TỈNH PHÚ YÊN
1 Diện tích rà soát, điều chỉnh đất, rừng tỉnh Phú Yên đến năm 2025
Kết quả rà soát, điều chỉnh 03 loại rừng theo phân loại rừng tỉnh Phú Yên, đến năm 2025 là 254.517,0 ha, chiếm 50,62% tổng diện tích tự nhiên toàn Tỉnh Trong diện tích đất, rừng theo 03 loại rừng thì đất rừng phòng hộ là 105.473,0 ha, chiếm 41,44%; đất rừng đặc dụng là 15.845,0 ha, chiếm 6,23%; đất rừng sản xuất là 133.199,0 ha, chiếm 52,33% Cụ thể tại bảng dưới đây
Bảng 8 Diện tích rà soát, điều chỉnh 03 loại rừng theo phân loại rừng tỉnh
Phú Yên đến năm 2025 Đơn vị: Ha
STT Loại đất, loại rừng Tổng Phòng hộ Đặc dụng Sản xuất Tổng diện tích đất, rừng 254.517,00 105.473,00 15.845,00 133.199,00
STT Loại đất, loại rừng Tổng Phòng hộ Đặc dụng Sản xuất
1,1 Rừng tự nhiên 124.098,89 87.802,20 10.361,86 25.934,83 1,2 Rừng trồng 86.516,80 10.874,67 1.855,84 73.786,29
2,1 Đất trống không có cây gỗ TS 13.314,26 2.917,08 343,88 10.053,30 2,2 Đất trống có cây gỗ TS 15.306,83 3.038,52 1.989,18 10.279,13 2,3 Đất trống khác 15.280,22 840,53 1.294,24 13.145,45
(Chi tiết có Biểu 6A kèm theo phần phụ lục)
Hình 4 Cơ cấu 3 loại rừng tỉnh Phú Yên đến năm 2025
- Diện tích đất, rừng theo 03 loại rừng của tỉnh đến năm 2025 phân theo đơn vị hành chính: có trên tất cả 09 huyện, thị xã, thành phố, tuy nhiên phân bố không đồng đều, tập trung nhiều ở những huyện vùng núi
Bảng 9 Diện tích 03 loại rừng phân theo đơn vị hành chính Đơn vị: Ha
STT Huyện Tổng diện tích đất, rừng rưDT quy hoạch 3 LR
Phòng hộ Đặc dụng Sản xuất
Cơ cấu 3 loại rừng tỉnh Phú Yên đến năm 2025
Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất
STT Huyện Tổng diện tích đất, rừng rưDT quy hoạch 3 LR
Phòng hộ Đặc dụng Sản xuất
(Chi tiết có Biểu 6A kèm theo phần phụ lục)
Qua bảng 09 thấy, diện tích đất rừng của tỉnh đến năm 2025 là 254.517,00 ha, trong đó: Đất, rừng đặc dụng 15.845,0 ha (Đất có rừng 12.217,70 ha, đất trống
3.627,30 ha); đất, rừng phòng hộ 105.473,00 ha (Đất có rừng 98.676,87 ha, đất trống 6.796,13 ha); đất, rừng sản xuất 133.199,0 ha (Đất có rừng 99.721,12 ha, đất trống 33.477,88 ha) Diện tích đất, rừng theo 03 loại rừng tập trung nhiều nhất ở các huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Tây Hòa, Sông Hinh, TX Sông Cầu Ít nhất là Tp Tuy Hòa, Phú Hòa, TX.Đông Hòa, Tuy An
Hình 5 Diện tích đất, rừng tỉnh Phú Yên đến năm 2025 phân theo đơn vị hành chính
2 Diện tích rà soát, điều chỉnh đất, rừng tỉnh Phú Yên đến năm 2030
Kết quả rà soát, điều chỉnh 03 loại rừng theo phân loại rừng tỉnh Phú Yên, giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 252.013,0 ha, chiếm 50,12% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Trong diện tích đất, rừng theo 03 loại rừng, thì đất, rừng phòng hộ là 104.925,0 ha, chiếm 41,64%; đất, rừng đặc dụng 15.785,0
Phú Hòa Sơn Hòa Sông hinh Tây Hòa Tuy An
Diện tích đất, rừng tỉnh Phú Yên đến năm 2025 phân theo đơn vị hành chính ha, chiếm 6,26%; đất, rừng sản xuất 131.303,0 ha, chiếm 52,10% Cụ thể tại bảng dưới đây
Bảng 10 Diện tích rà soát, điều chỉnh 03 loại rừng theo phân loại rừng tỉnh Phú Yên, giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Đơn vị: Ha
STT Loại đất, loại rừng Tổng Phòng hộ Đặc dụng Sản xuất Tổng diện tích đất, rừng 252.013,00 104.925,00 15.785,00 131.303,00
1,1 Rừng tự nhiên 124.077,78 87.533,87 10.358,65 26.185,26 1,2 Rừng trồng 85.563,58 10.701,84 1.851,42 73.010,32
2,1 Đất trống không có cây gỗ TS 13.255,00 2.925,27 343,88 9.985,85 2,2 Đất trống có cây gỗ TS 15.022,78 3.011,00 1.987,05 10.024,73 2,3 Đất trống khác 14.093,86 753,02 1.244,00 12.096,84
(Chi tiết có Biểu 6B kèm theo phần phụ lục)
Hình 6 Cơ cấu 3 loại rừng tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2021-2030
- Diện tích đất, rừng theo 03 loại rừng của tỉnh đến năm 2030 phân theo đơn vị hành chính: có trên tất cả 09 huyện, thị xã, thành phố, tuy nhiên phân bố không đồng đều, tập trung nhiều ở những huyện vùng núi
Bảng 11 Diện tích 03 loại rừng phân theo đơn vị hành chính Đơn vị: Ha
STT Huyện Tổng diện tích đất, rừng hoạch 3 LR
Phòng hộ Đặc dụng Sản xuất
Cơ cấu 3 loại rừng tỉnh Phú Yên giai đoạn năm
Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất
STT Huyện Tổng diện tích đất, rừng hoạch 3 LR
Phòng hộ Đặc dụng Sản xuất
(Chi tiết có Biểu 6B kèm theo phần phụ lục)
Qua bảng 11 thấy, diện tích đất, rừng theo 03 loại rừng tập trung nhiều nhất ở các huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Tây Hòa, Sông Hinh, TX Sông Cầu (chiếm 87,62% diện tích đất, rừng theo 03 loại rừng toàn Tỉnh) Ít nhất là Tp Tuy Hòa, Phú Hòa, TX.Đông Hòa, Tuy An
Hình 7 Diện tích 03 loại rừng tỉnh Phú Yên đến năm 2030 phân theo đơn vị hành chính
2.1.1 Đất, rừng đặc dụng phân theo đơn vị hành chính
- Diện tích đất, rừng đặc dụng là 15.785,0 ha, phân bố ở 2/9 huyện, thị Trong đó, đất có rừng 12.210,07 ha, chiếm 77,35%; đất chưa có rừng 3.574,93 ha, chiếm 22,65% diện tích đất, rừng đặc dụng Cụ thể phân theo đơn vị hành chính
Diện tích 03 loại rừng tỉnh Phú Yên đến năm 2030 phân theo đơn vị hành chính như sau:
- Thị xã Đông Hòa: 5.624,0 ha, chiếm tỷ lệ 35,63% tổng diện tích đất, rừng đặc dụng toàn Tỉnh Trong đó, diện tích đất có rừng 4.282,07 ha, chiếm 76,14%; đất chưa có rừng 1.341,93 ha, chiếm 23,86% diện tích đất, rừng đặc dụng trên địa bàn thị xã
- Huyện Sơn Hòa: 10.161,0 ha, chiếm 64,37% tổng diện tích đất, rừng đặc dụng toàn Tỉnh Trong đó, diện tích đất có rừng 7.928,0 ha, chiếm 78,02%; đất chưa có rừng 2.233,0 ha, chiếm 21,98% diện tích đất, rừng đặc dụng của huyện
Bảng 12 Diện tích đất, rừng đặc dụng phân theo đơn vị hành chính Đơn vị: Ha
STT Loại đất, loại rừng Tổng Phân theo huyện Đông Hòa Sơn Hòa
2.1 Đất trống không có cây gỗ TS 1.987,05 1.019,21 967,84
2.2 Đất trống có cây gỗ TS 343,88 267,49 76,39
(Chi tiết có Biểu 6B kèm theo phần phụ lục)
Hình 8 Diện tích đất, rừng đặc dụng phân theo đơn vị hành chính
TX.Đông Hòa Sơn Hòa
Diện tích đất, rừng đặc dụng phân theo đơn vị hành chính
2.1.2 Đất, rừng đặc dụng phân theo chủ quản lý Đất, rừng đặc dụng của tỉnh Phú Yên được giao cho 2 chủ quản lý như sau: Ban Quản lý rừng đặc dụng Đèo Cả; Ban Quản lý rừng đặc dụng Krông Trai Kết quả được thể hiện tại bảng 13
Bảng 13 Diện tích quy hoạch đất, rừng đặc dụng phân theo chủ quản lý Đơn vị: Ha
Chủ rừng Tổng Đất có rừng Đất chưa có rừng
Rừng trồng Cộng ĐT không có cây gỗ TS ĐT có cây gỗ
1 BQL rừng đặc dụng Đèo Cả 5.624,0 4.282,07 2.539,37 1.742,70 1.341,93 1.019,21 267,49 55,23
2 BQL rừng đặc dụng Krông Trai 10.161,0 7.928,00 7.819,28 108,72 2.233,00 967,84 76,39 1.188,7
(Chi tiết có Biểu 7B kèm theo phần phụ lục) a) Ban Quản lý rừng đặc dụng Đèo Cả
Tổng diện tích đất, rừng đặc dụng của Ban đến năm 2030 là 5.624,0 ha, chiếm 35,63% tổng diện tích đất, rừng đặc dụng toàn Tỉnh Trong đó đất có rừng là 4.282,07 ha, chiếm 76,14%, đất chưa có rừng là 1.341,93 ha, chiếm 23,86%
+ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp, đồng bộ, tinh gọn, có năng lực thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng được giao;
+ Bảo tồn, quản lý, bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái rừng đặc trưng phục vụ bảo tồn di tích lịch sử trong và lân cận khu rừng Bên cạnh đó, bảo vệ nơi cư trú của các loài động thực vật quí, hiếm, có giá trị cao về khoa học và kinh tế đang có nguy cơ bị tiêu diệt;
+ Đẩy mạnh tôn tạo các giá trị tổng hợp ngoài chức năng bảo tồn của rừng như các dịch vụ môi trường rừng, phát triển du lịch sinh thái, để tăng nguồn thu từ các hoạt động nhằm giảm tải vốn đầu tư từ ngân sách, tăng thu nhập cho đội ngũ công chức, người lao động của BQL;
+ Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo….;
+ Hỗ trợ người dân địa phương nâng cao đời sống kinh tế, tinh thần và bảo tồn văn hóa đặc trưng;
QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐỐI VỚI DIỆN TÍCH ĐẤT RỪNG SAU RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH 03 LOẠI RỪNG
1 Phương án giao, khoán, cho thuê rừng và đất rừng
Sau khi kết quả 3 loại rừng được phê duyệt, tất cả các diện tích rừng và đất rừng đều phải có chủ, do vậy tiếp tục đẩy mạnh công tác giao rừng, cho thuê rừng và đất rừng đối với những diện tích chưa có chủ thực sự Hiện tại UBND xã, phường, thị trấn đang quản lý 20.255,01 ha đất, rừng phòng hộ (trong đó có 17.263,28 ha đất có rừng và 2.991,73 ha đất chưa có rừng), quản lý 50.668,66 ha rừng sản xuất (trong đó có 35.053,18 ha đất có rừng và 15.615,48 ha đất chưa có rừng) Do đó cần phải lập phương án khoán quản lý bảo vệ rừng đối với rừng phòng hộ, giao rừng, cho thuê rừng và đất rừng đối với rừng sản xuất cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sản xuất lâm nghiệp Qua đó thúc đẩy kinh tế của nghề rừng phát triển, người dân sống gần rừng có nghề rừng, có thu nhập từ rừng, giảm sức ép của dân số đối với diện tích rừng còn lại
1.1 Đối với đất, rừng đặc dụng
- Công tác quản lý bảo vệ rừng: Tiến hành bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện có, nghiêm cấm mọi tác động bất lợi vào rừng (thực hiện quản lý theo quy chế rừng đặc dụng đã được ban hành)
- Công tác khoanh nuôi phục hồi rừng: Khoanh nuôi phục hồi rừng trên đối tượng đất trống có cây gỗ rải rác (DT2) có đủ mật độ tái sinh phục hồi rừng để áp dụng phương thức khoanh nuôi tái sinh tự nhiên hoặc xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung các loài cây bản địa
- Công tác trồng rừng: Tiến hành trồng rừng trên các trạng thái đất trống thuộc đối tượng (DT1) với những loài cây bản địa, đặc hữu, những loài cây có giá trị về bảo vệ nguồn gen và cảnh quan Chỉ trồng rừng ở phân khu dịch vụ hành chính và phân khu phục hồi sinh thái Không trồng rừng ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
1.2 Đối với đất, rừng phòng hộ
- Công tác quản lý bảo vệ rừng: Tiến hành bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện có, nghiêm cấm mọi tác động bất lợi vào rừng (thực hiện quản lý theo quy chế rừng phòng hộ đã được ban hành)
- Công tác trồng rừng: Tiến hành trồng rừng trên các trạng thái đất trống thuộc các đối tượng (DT1) bằng các loài cây sinh trưởng nhanh, phù hợp với điều kiện lập địa, lựa chọn những loài cây bản địa thích hợp tăng tính đa dạng sinh học và phát huy khả năng phòng hộ
- Công tác khoanh nuôi phục hồi rừng: Khoanh nuôi phục hồi rừng áp dụng phương thức khoanh nuôi tái sinh tự nhiên trên đối tượng đất trống có cây gỗ rải rác (DT2) có đủ mật độ tái sinh phục hồi rừng với những loài cây đa tác dụng
- Đối với rừng tự nhiên: Giải pháp chủ yếu là bảo vệ tốt những diện tích rừng hiện có Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2022/TT- BNNPTNT ngày 20/9/2022 của Bộ NN&PTNT Hướng dẫn một số hoạt động về Lâm nghiệp thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bào dân tộc tiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025
1.3 Đối với đất, rừng sản xuất
- Công tác quản lý bảo vệ rừng: Áp dụng đối với diện tích rừng tự nhiên hiện có và diện tích rừng trồng chưa đến tuổi thành thục công nghệ; thực hiện theo Quy phạm hướng dẫn của Bộ NN&PTNT đã ban hành Rừng tự nhiên tiếp tục đóng cửa rừng theo đúng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và quy định pháp luật, đã được hoạch định tại chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam
- Công tác trồng rừng: Đẩy mạnh trồng rừng thâm canh cây nguyên liệu để hình thành các khu rừng nguyên liệu tập trung gắn liền với các nhà máy chế biến nguyên liệu, chế biến lâm sản theo quy hoạch
2 Phương án sử dụng đất rừng sau khi chuyển đổi
Trên nền tảng 03 loại rừng đã ổn định, các tổ chức phải điều chỉnh hoặc xây dựng mới phương án quản lý rừng bền vững cho phù hợp với quy hoạch mới, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng và các chủ rừng khác phải xây dựng phương án bảo vệ và phát triển rừng Trên cơ sở đó, hàng năm sẽ lập và thực hiện kế hoạch bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng trên diện tích đã được giao
3 Phương án xử lý tài sản trên đất sau khi chuyển đổi
Sau khi chuyển đổi rừng, tài sản trên đất bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng, đối với những diện tích rừng này cần phải có phương án xử lý phù hợp, cụ thể, theo hướng dẫn tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi thành một số điều của Luật Lâm nghiệp để xây dựng phương án chuyển đổi, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện theo phương án này
3.1 Chuyển đổi từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất
- Đối với những diện tích rừng chuyển đổi là rừng trồng theo dự án 661, chương trình 327 hay các dự án ODA khác:
- Các hộ gia đình, tổ chức đã nhận hỗ trợ của Nhà nước để trồng rừng phòng hộ nay chuyển đổi sang rừng sản xuất được hưởng sản phẩm khai thác trên diện tích đã đầu tư theo đúng quy định nếu là rừng đến tuổi khai thác; nếu rừng chưa đến thời kỳ khai thác tiếp tục đầu tư chăm sóc, bảo vệ đến hết chu kỳ khai thác và hưởng sản phẩm khai thác trên diện tích này theo đúng quy định
- Các hộ gia đình chỉ nhận khoán công đoạn bảo vệ rừng với các tổ chức Nhà nước, nay tiếp tục nhận rừng để quản lý bảo vệ, khi khai thác hộ gia đình được hưởng sản phẩm hoặc tiền nhận khoán quản lý bảo vệ Mức cụ thể do cơ quan có thẩm quyền quy định
- Đối với diện tích rừng phòng hộ, chủ dự án và các hộ gia đình nhận khoán trước đây có đầu tư thêm nguồn vốn tự có để trồng, chăm sóc, bảo vệ và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khi khai thác diện tích rừng này, số tiền thu được sau khi trừ chi phí hợp lệ và hưởng lợi theo quy định Phần tỷ lệ thuộc vốn ngân sách sẽ được thu về quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp xã
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1 Giải pháp về thực hiện kết quả điều chỉnh 03 loại rừng
Trên cơ sở kết quả rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng được HĐND/UBND tỉnh phê duyệt, triển khai một số nội dung sau:
- Thực hiện việc cắm mốc phân định ranh giới rừng theo quy định tại Thông tư số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trong đó, ưu tiên cắm mốc trên diện tích giáp ranh với đất sản xuất nông nghiệp của dân;
- Rà soát, hoàn thiện công tác giao rừng, cho thuê rừng gắn giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Luật lâm nghiệp năm 2017 và Nghị định số 156/NĐ-
CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
- Xây dựng Kế hoạch sử dụng đất và tổ chức đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho các hộ dân trên diện tích đưa ra ngoài 3 loại rừng theo đúng quy định;
- Đối với các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, các tổ chức khác thực hiện việc bố trí lực lượng và triển khai đồng bộ hóa việc ứng dụng công nghệ phục vụ QLBVR, PTR, PCCCR trên lâm phận quản lý theo quy định
2 Giải pháp về công tác vận động, tuyên truyền để nâng cao nhận thức về trách nhiệm bảo vệ rừng ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng
- Đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về: giá trị của rừng, môi trường rừng; vai trò, trách nhiệm bảo vệ rừng của mỗi người dân, trang bị kiến thức pháp luật để người dân chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ quy định về bảo vệ rừng và hỗ trợ tích cực với cơ quan nhà nước thực thi nhiệm vụ bảo vệ rừng;
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn và toàn hệ thống chính trị đối với công tác QLBVR: từng ngành, từng địa phương phải gắn nhiệm vụ bảo vệ rừng với nhiệm vụ chuyên môn, bám sát nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành để cụ thể hóa thành kế hoạch, chương trình công tác; phát huy vai trò của người đứng đầu trong quá trình lãnh chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ; xây dựng quy chế phối hợp giữa các ngành, các lực lượng để thực hiện kịp thời, có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ phát triển rừng; thực hiện tốt việc phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể các cấp trong xây dựng chương trình hành động, phát động các phong trào thi đua phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, vận động hội viên ký cam kết không xâm lấn rừng và đất lâm nghiệp, bảo vệ tài nguyên rừng
3 Giải pháp hỗ trợ về công nghệ để tăng cường ngăn chặn tình trạng phá rừng lấn chiếm đất theo 03 loại rừng
Từng bước ứng dụng đồng bộ công nghệ GIS và các thiết bị số để hỗ trợ theo dõi diễn biến rừng; phát hiện sớm các điểm phá rừng, cụ thể:
- Ứng dụng công nghệ địa không gian để khai thác nguồn ảnh vệ tinh và tích hợp vào trang thông tin mạng điện tử để cung cấp thông tin biến động về hiện trạng rừng, hỗ trợ cho chủ rừng, lực lượng kiểm lâm, cơ quan quản lý kịp thời, chính xác;
- Sử dụng các thiết bị số để hỗ trợ công tác tuần tra, kiểm tra, giám sát, xác minh biến động tài nguyên rừng trong diện tích 03 loại rừng và những khu vực giáp ranh giữa đất sản xuất nông nghiệp với rừng, đất lâm nghiệp
4 Giải pháp về vốn đầu tư
4.1 Đối với đất, rừng đặc dụng
- Nhà nước đảm bảo kinh phí đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng thực hiện theo quy định hiện hành Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho các hạng mục chi thường xuyên và chi đầu tư
- Chủ rừng và các Ban quản lý rừng đặc dụng được sử dụng nguồn vốn thu từ các hoạt động dịch vụ và tài trợ của các tổ chức, cá nhân, các dự án để đầu tư và phát triển khu rừng Nhà nước giao sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
- Các hạng mục đầu tư cho rừng đặc dụng thuộc nhiều nguồn vốn khác nhau, cấp quản lý rừng đặc dụng phải lồng ghép nhiều nguồn vốn và căn cứ vào quy định của nhà nước về quản lý các nguồn vốn để hướng dẫn Ban quản lý rừng đặc dụng lập dự án đầu tư, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Nhà nước
- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng
4.2 Đối với đất, rừng phòng hộ
- Nhà nước cấp kinh phí thường xuyên để duy trì hoạt động bảo vệ rừng; bố trí ngân sách cho các dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đã giao cho các Ban quản lý rừng phòng hộ do UBND cấp tỉnh thành lập
- Nhà nước hỗ trợ đầu tư và có chính sách hưởng lợi đối với rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư, giao hoặc cho thuê đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Công bố kết quả rà soát, điều chỉnh lại 03 loại rừng theo phân loại rừng tỉnh Phú Yên, giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 khi được UBND tỉnh phê duyệt
- Tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp
- Kiểm tra rà soát, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh Kế hoach thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2025 sau điều chỉnh
- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện kết quả rà soát điều chỉnh 3 loại rừng; xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo đúng quy định
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm sử dụng kết quả này đưa vào theo dõi diễn biến rừng hàng năm, tích hợp với các phần mềm chuyên dùng để khai thác, sử dụng;
- Hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, chủ rừng xây dựng phương án chứng chỉ rừng bền vững (FSC);
- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát và tổng hợp báo cáo việc thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản tại các địa phương đảm bảo đúng với quy định
- Trường hợp chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất có sự thay đổi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động điều chỉnh 3 loại rừng cho phù hợp và tích hợp vào Quy Hoạch lâm nghiệp quốc gia
2 Sở Tài nguyên và Môi trường
Trên cơ sở kết quả rà soát, điều chỉnh 03 loại rừng theo phân loại rừng tỉnh Phú Yên, giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND tỉnh phê duyệt, cần tổ chức, thực hiện như sau:
- Tổ chức rà soát, đánh giá lại hiệu quả của các dự án đã được cho thuê đất vào mục đích lâm nghiệp và tham mưu UBND tỉnh thu hồi diện tích đất lâm nghiệp không sử dụng, sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả
- Tham mưu UBND tỉnh thu hồi diện tích đất không thuộc quy hoạch đất lâm nghiệp của các tổ chức để giao lại cho địa phương quản lý giải quyết đất ở, đất sản xuất cho các hộ dân thiếu đất ở, đất sản xuất theo các dự án, chương trình phương duyệt
- Tham mưu UBND tỉnh trong công tác giao đất, cho thuê đất của các tổ chức sử dụng đất lâm nghiệp
- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức và cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo quy định pháp luật
3 Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí nguồn lực thực hiện 3 loại rừng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện 03 loại rừng đảm bảo phù hợp với quy hoạch tỉnh
Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT cân đối bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp cho các nội dung liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh
5 Đối với Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Căn cứ vào kết quả rà soát, điều chỉnh 03 loại rừng theo phân loại rừng tỉnh Phú Yên, giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện như sau:
- Thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo quy định pháp luật và công khai 3 loại rừng cho tổ chức, cá nhân biết thực hiện
- Cập nhật các dự án trồng rừng vào điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện trình UBND tỉnh phê duyệt