DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii DANH MỤC BẢNG iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii PHẦN I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC 1 I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1 1. Hiện trạng môi trường 1 2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn và công tác thu gom, xử lý 19 3. Hiện trạng phân bố không gian các khu nghĩa trang 34 4. Hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường 36 II. HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÔNG TÁC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 38 1. Hệ sinh thái rừng 38 2. Hệ sinh thái nông nghiệp 42 3. Các hệ sinh thái thủy sinh 43 4. Đa dạng loài và nguồn gen 46 5. Thực trạng công tác bảo tồn đa dạng sinh học 52 PHẦN II: PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG HỌC SINH HỌC 56 I. PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 56 1. Dự báo chất lượng môi trường giai đoạn 20212030, tầm nhìn đến năm 2050 56 2. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc phân vùng phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác đã được định hướng trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia 57 3. Đề xuất phương án phân vùng môi trường và định hướng bảo vệ môi trường tại các phân vùng 61 II. PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC, KHU VỰC CẢNH QUAN SINH THÁI QUAN TRỌNG, KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 69 1. Mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học 69 2. Phương án bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng 71 III. PHƯƠNG ÁN VỀ VỊ TRÍ, QUY MÔ, LOẠI HÌNH CHẤT THẢI, CÔNG NGHỆ DỰ KIẾN, PHẠM VI TIẾP NHẬN 75 1. Dự báo phát sinh chất thải rắn 75 2. Quan điểm và mục tiêu lựa chọn địa điểm khu xử lý chất thải rắn 75 3. Phương án về vị trí, quy mô, loại hình chất thải, công nghệ dự kiến, phạm vi tiếp nhận của các cơ sở xử lý chất thải 85 IV. PHƯƠNG ÁN VỀ ĐIỂM, THÔNG SỐ, TẦN SUẤT QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC, KHÔNG KHÍ QUỐC GIA, LIÊN TỈNH VÀ TỈNH 97 1. Mục tiêu 97 2. Phương án về điểm, thông số, tần suất quan trắc chất lượng môi trường đất, nước, không khí 99 V. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RỪNG ĐẶC DỤNG, RỪNG PHÒNG HỘ, RỪNG SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG LẦM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 103 1. Phương án về tổ chức quản lý 103 2. Phương án về khoa học công nghệ 104 3. Phương án về chính sách 105 4. Phương án thu hút vốn đầu tư 105 5. Phương án phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh 107 VI. PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CÁC KHU NGHĨA TRANG 110 1. Định hướng phát triển 110 2. Quy hoạch nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ 110
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÔNG TÁC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
II HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÔNG TÁC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Số liệu Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2021), hiện trạng diện tích đất cho mục đích lâm nghiệp năm 2020 của tỉnh được thể hiện trong Bảng 1 với số liệu về diện tích rừng và đất rừng phân theo mục đích sử dụng gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất Tổng diện tích rừng và đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp là 188.121,8 ha, chiếm 53,22% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, diện tích có rừng là 170.531,8 ha, chiếm 90,65% so với tổng diện tích rừng và đất rừng cho mục đích phát triển lâm nghiệp Trong đó, rừng đặc dụng chiếm 9,37%; rừng phòng hộ chiếm 18,75% và rừng sản xuất chiếm 71,87% so với tổng diện tích có rừng So sánh với cơ cấu về diện tích 3 loại rừng toàn quốc năm 2020 (rừng đặc dụng 14,81%; rừng phòng hộ 31,92%; rừng sản xuất 53,27%) tỉnh Phú Thọ có cơ cấu diện tích rừng sản xuất cao hơn hẳn, trong khi cơ cấu rừng phòng hộ và đặc dụng thấp hơn nhiều (xem Biểu đồ 8)
Như vậy phần lớn rừng và đất rừng của tỉnh Phú Thọ là diện tích sử dụng cho mục đích phát triển sản xuất lâm nghiệp, trong khi chỉ khoảng 1/3 diện tích rừng sử dụng cho việc đảm bảo các chức năng phòng hộ và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Phân theo nguồn gốc của rừng, trong tổng số diện tích có rừng
170.531,8 ha, rừng tự nhiên chiếm 27,8% và rừng trồng chiếm 72,2% Về cơ cấu nguồn gốc rừng theo từng loại rừng: (i) Đối với rừng đặc dụng, rừng tự nhiên chiếm 73,86% và rừng trồng chiếm 26,13%; (ii) Đối với rừng phòng hộ, rừng tự nhiên chiếm 69,21% và rừng trồng chiếm 30,79%; (iii) Đối với rừng sản xuất, rừng tự nhiên chỉ chiếm 11% trong khi rừng trồng chiếm 89% Các khu rừng đặc dụng với các hệ sinh thái rừng là đối tượng chính của các hoạt động bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (ĐDSH) của tỉnh Phú Thọ
Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất
Rừng tự nhiên Rừng trồng
Biểu đồ 10 Diện tích rừng phân theo chức năng và theo nguồn gốc
(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Phú Thọ, 2021)
Theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 05 khu rừng đặc dụng, với tổng diện tích 17.303,4 ha gồm Vườn quốc gia (VQG) Xuân Sơn, Khu rừng quốc gia Đền Hùng, Khu rừng cảnh quan Núi Nả, Khu rừng văn hoá lịch sử huyện Yên Lập và Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ Về mặt quản lý, ba khu rừng đặc dụng có bộ máy tổ chức quản lý là VQG Xuân Sơn, Khu rừng quốc gia Đền Hùng, Trung tâm khoa học lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc bộ (Thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam), Khu rừng cảnh quan núi Nả huyện Hạ Hòa có Ban quản lý kiêm nhiệm và Khu rừng văn hoá lịch sử huyện Yên Lập do chính quyền địa phương quản lý (Chi tiết xem Bảng 14)
Về mặt pháp lý, diện tích các khu rừng đặc dụng được xác định dựa vào 03 văn bản sau: (1) Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; (2) Quyết định số 552/QĐ-TTg ngày 21/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025; (3) Quyết định số 3813/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Phê duyệt kết quả rà soát, chuyển đổi đất, rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất và rà soát điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030 Với các văn bản điều chỉnh diện tích của Chính phủ và rà soát của UBND tỉnh Phú Thọ, diện tích rừng đặc dụng hiện là
17.269,6 ha, tức là có điều chỉnh giảm 33,8 ha ở Khu rừng quốc gia Đền Hùng
Bảng 14 Hiện trạng các khu rừng đặc dụng tỉnh Phú Thọ năm 2020
TT Khu rừng đặc dụng Theo QĐ
2 Khu rừng quốc gia Đền Hùng 538,0 503,2 503,2
3 Khu rừng cảnh quan núi Nả 670,2 - 670,2
4 Khu rừng văn hoá lịch sử Yên
5 Trung tâm KHLN vùng TT Bắc
(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Phú Thọ, 2021)
VQG Xuân Sơn là khu vực có tính ĐDSH cao trên địa bàn tỉnh và mang lại nhiều lợi ích không chỉ với cộng đồng dân cư mà còn có ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học, cân bằng hệ sinh thái và thúc đẩy phát triển kinh tế cho toàn tỉnh Bên cạnh ý nghĩa về bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH, VQG Xuân Sơn còn là nơi chứa đựng nhiều cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, trong quần thể VQG Xuân Sơn có ba đỉnh núi cao trên 1.000m là núi Voi, núi Ten, núi Cẩn với hàng trăm hang động với
16 hang động đá thạch nhũ; nhiều thác nước trong khu vực này có độ cao trên 500m, che phủ các hang, hốc đá tạo nên khung cảnh kỹ vĩ Đây là những cảnh quan thiên nhiên đặc hữu của VQG Xuân Sơn mang lại nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1.2 Các hệ sinh thái rừng
Phú Thọ là một tỉnh có điều kiện tự nhiên phân hóa đa dạng, do đó các kiểu hệ sinh thái rừng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ khá phong phú với nhiều kiểu hệ sinh thái rừng đặc hữu, là nơi sinh trưởng và phát triển của nhiều loài sinh vật quý hiếm, có giá trị bảo tồn cao Hệ sinh thái rừng trong tỉnh Phú Thọ có các kiểu rừng chính sau:
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới:
Phân bố tập trung thành các mảng tương đối lớn ở độ cao dưới 700m tại khu vực phía nam của VQG Xuân Sơn Thực vật tạo rừng khá phong phú, phổ biến là các loài trong họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Trinh nữ
(Mimosaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiacea), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Dẻ (Fagaceae).
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình:
Kiểu rừng này phân bố từ độ cao 700m trở lên, ở khu vực núi Ten, núi Voi và phần đất phía Tây của VQG Xuân Sơn Rừng đã bị tác động nhưng còn giữ được cấu trúc, tính đa dạng sinh học và ít nhiều còn giữ được cấu trúc của rừng nguyên sinh Độ tàn che của rừng thường đạt 0,7- 0,8 Thực vật chủ yếu là các loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Ngọc lan
- Rừng kín thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi:
Kiểu rừng này phân bố tập trung ở hai đầu dãy núi Cẩn của VQG Xuân Sơn. Đây là kiểu phụ thổ nhưỡng nên thành phần thực vật tạo rừng không chỉ là các loài thực vật nhiệt đới mà còn thể hiện tính chỉ thị cao Các loài đại diện chính như Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trai (Garcinia fagraeoides), Ô rô, Teo nông (Streblus spp.), Lát hoa (Chukrasia tabularis).
- Rừng kín thường xanh á nhiệt đới trên núi đá vôi:
Kiểu rừng này, phân bố ở độ cao 700m trở lên và chủ yếu ở VQG Xuân Sơn. Thành phần thực vật chủ yếu thuộc các họ Re (Lauraceae), Dẻ (Fagaceae), Mặt khác, do địa hình dốc đứng nên phần lớn cây rừng có kích thước nhỏ hơn ở đai rừng nhiệt đới Tuy nhiên, cũng có thể bắt gặp những cá thể có đường kính trên 100cm mọc ở những hốc đá có tầng đất dày
- Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy:
Kiểu rừng này phân bố rải rác trong các khu, bao gồm rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy nhiệt đới và rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy á nhiệt đới núi trung bình Thành phần loài và cấu trúc rừng đơn giản, rừng chỉ có một tầng cây gỗ có tán đều nhưng khá thưa nên tầng thảm tươi dưới tán rừng khá phát triển chủ yếu là các loài cỏ cao thuộc họ Cỏ (Poaceae) và họ Cói (Cyperaceae)
- Rừng thứ sinh Tre nứa:
Rừng tre nứa chiếm một diện tích nhỏ, nằm trong vành đai rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở khu vực phía Đông của VQG Xuân Sơn, một phần ở Trung tâm lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc bộ và hầu hết diện tích Khu rừng Văn hóa lịch sử Yên Lập Đây là kiểu phụ thứ sinh được hình thành sau nương rẫy bỏ hoang hoặc rừng cây gỗ bị khai thác kiệt Thực vật tạo rừng chủ yếu là loài Nứa lá nhỏ và một số loài cây gỗ mọc rải rác Dưới tán cây gỗ, thảm tươi là các loài cây thuộc họ Cỏ (Poaceae) và họ Cói (Cyperaceae) khá phát triển
Trong khu vực rừng đặc dụng việc trồng các loài cây bản địa là cần thiết để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nghiên cứu khoa học và bảo tồn nguồn gen với các loài chính Lát hoa (Chukrasia tabularis), Gõ lau (Sindora tonkinensis), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Vù hương (Cinnamomum balansae), Re hương (Cinnamomum parthenocylon), Kim giao (Nageia wallichiana), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Sến mật (Madhuca pasquieri) Lớp thảm tươi dưới tán rừng chủ yếu các loài trong ngành dương xỉ, họ Cỏ (Poaceae) và rải rác một số loài cây bụi như Lấu (Psychotria sarmentosa),Lấu đỏ (Psychotria rubra),… Qua đó, cho thấy với bất kỳ khu rừng đặc dụng nào với mục tiêu bảo tồn tính đa dạng sinh học thì việc trồng các loài cây bản địa là cần thiết
- Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác:
PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG HỌC SINH HỌC
PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC, KHU VỰC CẢNH QUAN
1 Mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học
- Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh được phê duyệt phù hợp với mục tiêu quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước 27 nhằm bảo tồn và phát huy đa dạng sinh học, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội - môi trường ở địa phương;
- Bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái tự nhiên đặc biệt là hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái nông nghiệp, bảo tồn các nguồn gen tự nhiên nguy cấp, quý, hiếm, các nguồn gen cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao;
- Tập trung khai thác lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên sinh vật và giá trị đa dạng sinh học một cách hợp lý, khoa học, bền vững; Kết hợp với các giá trị bản địa và nguồn lực của địa phương để phát triển du lịch, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn;
- Gắn bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học với sự tham gia của cộng đồng và người dân địa phương trên cơ sở nguyên tắc chia sẻ lợi ích; Nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức người dân trong tình yêu với thiên nhiên, quê hương, đất nước nhằm phát huy hiệu quả bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
1.3 Các chỉ tiêu cụ thể Đến năm 2030
- Đối với đa dạng sinh học và các hệ sinh thái trên địa bàn tỉnh
+ Bảo vệ nghiêm ngặt toàn bộ diện tích rừng tự nhiên, đặc biệt trong các rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, hạn chế tối đa hiện tượng giảm diện tích rừng trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp với trồng rừng để đảm bảo độ che phủ rừng đạt từ che phủ rừng của tỉnh ổn định ở mức giữ ổn định như hiện nay (39,8% 28 ), gia tăng hoặc giảm không thấp hơn 38.6%, đồng thời gia tăng hiệu suất rừng, đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính do quốc gia tự quyết định, xây dựng tỉnh Phú Thọ xanh;
+ Bảo tồn ĐDSH và bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng hiện có; Nâng cao và đảm bảo giá trị đa dạng sinh học đạt các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế;
+ Bảo vệ và duy trì diện tích các hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng trên địa bàn tỉnh.
27 Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 03/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ 2021 - 2030
28 Hiện trạng năm 2019 là 37,9%, ước tính năm 2020 là 39,8% (Nguồn: Sở NN&PTNT, UBND tỉnh Phú Thọ, Tổng cục Lâm nghiệp) Chỉ tiêu trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam 2021-2030 (Quyết định 523/2021/QĐ-TTg ngày 1/4/2021) là 42-43%
+ Nâng cao năng lực và đảm bảo chức năng của rừng phòng hộ đầu nguồn trong việc bảo vệ nguồn sinh thủy và môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu; Đảm bảo chức năng và độ che phủ của rừng đặc dụng; Khoanh nuôi, phục hồi rừng, làm giàu rừng tự nhiên và trồng rừng gỗ lớn, trồng cây bản địa đối với rừng trồng, nhằm nâng cao chất lượng và khả năng hấp thụ carbon của rừng.
+ Kiểm soát, hạn chế tối đa sự xuất hiện và sự phát triển của các loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là 9 loài thực vật và 3 loài thủy sinh ngoại lai xâm hại đã xác định có sự xuất hiện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
+ Tiếp tục bảo tồn và phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi bản địa, có giá trị kinh tế.
- Đối với các khu bảo tồn:
+ Tiếp tục hoàn thiện, duy trì và phát triển ổn định và bảo tồn ĐDSH tại các cơ sở bảo tồn hiện có như: Vườn Quốc gia Xuân Sơn, KBVCQ Đền Hùng, KBVCQ Núi Nả, KBVCQ Yên Lập;
+ Thành lập mới và đưa vào hoạt động khu bảo vệ cảnh quan Đầm Ao Châu nhằm bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước cùng các loài sinh vật quý, hiếm xuất hiện tại đây.
- Đối với hành lang đa dạng sinh học
+ Tăng cường nghiên cứu, điều tra để xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác lập hành lang đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ 2030-2050 gồm khu vực có các hệ sinh thái tự nhiên nối liền các khu bảo tồn liền kề.
- Đối với bảo tồn chuyển chỗ
+ Thành lập mới và đưa vào hoạt động 4 cơ sở bảo tồn chuyển chỗ tại VQG Xuân Sơn bao gồm vườn sưu tập thực vật, vườn ươm, trung tâm cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật, vườn sưu tập cây thuốc;
- Đối với quản lý bảo tồn ĐDSH
+ Hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH, đảm bảo phù hợp với chiến lược, chương trình, kế hoạch của quốc gia và tỉnh Phú Thọ, đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả và công bằng của công tác bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH;
+ Phát triển các mô hình, giải pháp quản lý, bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH kết hợp với giải quyết sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân vùng đệm các khu bảo tồn và rừng đặc dụng;
PHƯƠNG ÁN VỀ ĐIỂM, THÔNG SỐ, TẦN SUẤT QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC, KHÔNG KHÍ QUỐC GIA, LIÊN TỈNH VÀ TỈNH
Việc xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhằm theo dõi diễn biến thành phần môi trường tại các điểm quan trắc, nhận dạng các vấn đề về chất lượng môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường để cung cấp thông tin, dữ liệu đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đến môi trường phục vụ cho công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Tỉnh thực hiện theo Quyết định số 804/QĐ-UBND ngày 6/4/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt dự án thực hiện lưới quan trắc phân tích cảnh báo môi trường hàng năm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2021 đến năm 2025 với 716 mẫu tại 179 điểm quan trắc gồm:
68 điểm quan trắc nước nội đồng x 4 mẫu/năm tại mỗi điểm;
55 điểm quan trắc nước sông x 4 mẫu/năm tại mỗi điểm;
56 điểm quan trắc nước dưới đất x 2 mẫu/năm tại mỗi điểm;
141 điểm quan trắc không khí xung quanh x 4 mẫu/năm tại mỗi điểm;
48 điểm quan trắc đất x 1 mẫu/năm tại mỗi điểm)
Mạng lưới và số lượng điểm quan trắc tương đồng với mạng lưới quan trắc đã thực hiện trong giai đoạn 2016-2020
- Đối với các trạm tự động, liên tục do chủ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có nghĩa vụ lắp đặt, vận hành trên địa bàn tỉnh, Tỉnh rà soát và thiết lập cơ chế tiếp nhận thông tin quan trắc và giám sát hoạt động của các trạm này
- Đối với các trạm tự động do Trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh, rà soát, khắc phục vấn đề, cấp đủ kinh phí để thay thế vật tư, sửa chữa đối với Trạm quan trắc môi trường không khí tự động đặt tại phường Vân Cơ, thành phố Việt Trì để Trạm vận hành ổn định, đầy đủ các thông số theo thiết kế Trạm
- Đối với quy hoạch trạm tích hợp, Tỉnh triển khai rà soát hệ thống trạm thuộc mạng lưới quan trắc quốc gia trên địa bàn tỉnh để chuẩn bị cho công tác nâng cấp và tích hợp trạm.
Tần suất, thông số quan trắc/phân tích và phương pháp quan trắc: áp dụng theo quy định hiện hành 39
39 Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường.
- Xây dựng mạng lưới các điểm quan trắc theo từng thành phần môi trường bao gồm quan trắc môi trường nền và quan trắc môi trường tác động; xây dựng hệ thống quan trắc đa dạng sinh học và các thông số quan trắc chủ yếu về đa dạng sinh học 40 ; Mạng lưới quan trắc phải phù hợp phân vùng môi trường, vùng bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
- Đề xuất các vị trí lắp đặt quan trắc tự động tại các khu vực là nguồn tiếp nhận của nhiều nguồn thải, đặc trưng theo phân vùng môi trường và vùng bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
- Bổ sung thêm các điểm quan trắc tự động, liên tục tại khu vực tiếp nhận nước thải của các KCN, CCN dự kiến đi vào hoạt động trong giai đoạn này (bố trí gần các điểm nóng giao thông, khu dân cư tập trung, khu khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, điểm xả thải ra các sông, hồ lớn), cụ thể mỗi KCN/CNN và đô thị mới bố trí bổ sung 1 vị trí lấy mẫu nước nội đồng tại mương thải hoặc thủy đầm tiếp nhận nước thải từ các khu này, 1 vị trí quan trắc nước dưới đất, 1 vị trí quan trắc nước dưới đất, 1 vị trí quan trắc không khí (Bảng dưới đây)
Thời kỳ 2021-2030, theo quy hoạch phát triển công nghiệp, dự kiến sẽ có 12 khu công nghiệp (có sẵn 7 KCN, bổ sung 5 KCN) và 41 cụm công nghiệp Tại các KCN và CCN được quy hoạch mới trong KCN và CCN được quy hoạch mới trong thời kỳ 2021-2030 sẽ yêu cầu chủ đầu tư lắp đặt quan trắc khí thải, nước thải tự động liên tục theo quy định, thu thập, tổng hợp thông tin và báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ
- Duy trì hoạt động của các trạm tự động, bao gồm trạm Trạm quan trắc môi trường không khí tự động đặt tại phường Vân Cơ, thành phố Việt Trì Mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường nước, đất, không khí trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phải được thiết kế phù hợp với các quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên - môi trường quốc gia còn hiệu lực trong giai đoạn này (Quyết định số 90/QĐ-Ttg ngày 12/1/2016) 41 , tích hợp, lồng ghép mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia theo Luật Quy hoạch 2017 Cụ thể là lồng ghép các trạm quan trắc môi trường không khí với mạng lưới trạm khí tượng, các trạm quan trắc môi trường nước mặt với mạng lưới trạm thủy văn, và các trạm quan trắc môi trường nước dưới đất với mạng lưới quan trắc tài nguyên nước dưới đất Tần suất, thông số quan trắc/phân tích và phương pháp quan trắc: áp dụng theo quy định hiện hành 42
40 Quyết định số 259/QĐ-TTg về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
41 Quyết định số 90/QĐ-Ttg ngày 12/1/2016 về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên - môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến 2030; Quyết định 259/QĐ-TTg ngày 14/2/2020 phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 433/QĐ-TTg ngày 24/03/2021 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
42 Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường.
Duy trì mạng lưới quan trắc đã xác định trong thời kỳ 2021-2030 và mạng lưới trạm tích hợp với mạng quan trắc quốc gia Bổ sung các điểm quan trắc tại các điểm nóng ô nhiễm mới, các khu vực có hoạt động phát triển mới bao gồm: các KCN, CCN, khu đô thị, nhằm đảm bảo kiểm soát xả thải và bảo vệ môi trường đô thị
2 Phương án về điểm, thông số, tần suất quan trắc chất lượng môi trường đất, nước, không khí
Phương án về điểm quan trắc, lấy mẫu đề xuất mới trong thời kỳ 2021-2030 cho tỉnh Phú Thọ được nêu cụ thể ở Bảng 33 sau:
Bảng 33: Phương án phát triển mạng lưới quan trắc môi trường thời kỳ 2021-
Môi trường nước nội đồng
Môi trường nước dưới đất
Môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn
Môi trường nước mặt a.Mạng lưới quan trắc, phân tích, cảnh báo ô nhiễm môi trường hàng năm
Môi trường nước nội đồng: Đối với môi trường nước nội đồng, tiếp tục quan trắc tại 68 điểm quan trắc đã thiết kế trong giai đoạn 2021-2025 Mỗi vị trí quan trắc lấy 4 mẫu, tương ứng với tần suất quan trắc 4 lần/năm tương ứng với 4 quý trong năm (3 tháng/lần) Tổng số lượng vị trí quan trắc chất lượng, lấy mẫu trong thời kỳ 2021-2030 là 368 mẫu/92 vị trí Mỗi mẫu phân tích 24 thông số: pH, Nhiệt độ, DO, TSS, BOD5, COD, NH4 +-N, NO3 -N, NO2 -N, PO4 3-, Fe, F-, Coliform, tổng dầu mỡ, các kim loại nặng (As, Cd, Cr 6+ , Cr 3+ , Cu, Zn, Pb), Cl - , Cl2 dư và E.coli, các thông số quan trắc bổ sung (nếu có yêu cầu quan trắc đặc biệt), bởi các phương pháp quan trắc và phân tích theo quy chuẩn hiện hành Các thông số có thể xem xét bổ sung tại 1 số các điểm nóng ô nhiễm gồm: hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ, hóa chất bảo vệ thực vật photpho hữu cơ, tổng hoạt độ phóng xạ α, tổng hoạt độ phóng xạ β, tổng polyclobiphenyl (PCB), tổng dioxin/furan (PCDD/PCDF), các hợp chất polyclobiphenyl tương tự dioxin (dl-PCB), thực vật nổi, động vật nổi, động vật đáy, chất hoạt động bề mặt
Môi trường nước sông: Đối với môi trường nước sông, tiếp tục quan trắc tại
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RỪNG ĐẶC DỤNG, RỪNG PHÒNG HỘ, RỪNG SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG LẦM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
c.Tích hợp trạm quan trắc môi trường không khí vào mạng lưới các trạm khí tượng (thuộc mạng lưới trạm quan trắc quốc gia)
Tiếp tục khai thác chức năng quan trắc môi trường tại trạm khí tượng Việt Trì (thành phố Việt Trì).
- Nâng cấp và tích hợp chức năng quan trắc môi trường đối với các trạm khí tượng Minh Đài (huyện Thanh Sơn), trạm Phú Hộ (huyện Phong Châu).
V PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RỪNG ĐẶC DỤNG, RỪNG PHÒNG HỘ, RỪNG SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG LẦM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1 Phương án về tổ chức quản lý
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 8/7/2013 về việc Phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp và Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/2/2021 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, trong đó đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa 3 loại rừng, tập trung phát triển rừng gỗ lớn và lâm sản ngoài gỗ để đáp ứng cơ bản nhu cầu cho công nghiệp chế biến gỗ và thị trường lâm sản
- Triển khai có hiệu quả Quy hoạch 3 loại rừng theo Quyết định số
3813/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Phú Thọ về phê duyệt kết quả rà soát, chuyển đổi đất, rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu sang phát triển rừng sản xuất và rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030.
- Thực hiện Quyết định số 3087/QĐ-UBND về việc Phê duyệt phương án sử dụng đất của Tổng công ty giấy Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trong đó
Tổng công ty giấy Việt Nam trả lại cho tỉnh Phú Thọ quản lý các diện tích rừng sản xuất để phát triển kinh tế xã hội địa phương, rừng và đất rừng trùng lấn vào đất rừng phòng hộ, giao trùng và do tranh chấp Đồng thời giải thể 03 công ty lâm nghiệp của Tổng công ty giấy Việt Nam gồm Công ty lâm nghiệp Thanh Hoà, Công ty lâm nghiệp Sông Thao và Công ty lâm nghiệp Tam Thanh
- Rà soát, điều chỉnh và thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo Quyết định số
3687/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 của UBND tỉnh Phú Thọ để giải quyết vấn đề chồng lấn đất đai và đảm bảo địa vị pháp lý của các khu rừng đặc dụng gồm VQGXuân Sơn và Khu rừng quốc gia Đền Hùng Thực hiện quy trình điều chỉnh giảm diện tích đất rừng đặc dụng của Khu rừng quốc gia Đền Hùng và VQG Xuân Sơn và thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho diện tích trong quy hoạch của 2 đơn vị này
- Xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình và dự án ưu tiên: (i) Dự án nâng cao năng lực phòng chống cháy rừng và bảo vệ rừng cấp bách giai đoạn 2021-2025; (ii) Dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; (iii) Dự án nâng cao chất lượng giống và năng lực sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp; (iv) Chương trình mới và chuyển hoá rừng gỗ lớn phục vụ công nghiệp chế biến gỗ; (v) Chương trình phát triển công nghiệp chế biến gỗ; (vi) Chương trình đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp và kinh doanh, chế biến lâm sản; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện giải quyết thủ tục hành chính, đảm bảo sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ của ngành cung cấp, thường xuyên rà soát, đề xuất bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư vào lĩnh vực trồng và chế biến gỗ, khai thác và sử dụng các dịch vụ hệ sinh thái rừng cho phát triển du lịch sinh thái
2 Phương án về khoa học công nghệ
- Tiếp tục nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất lâm nghiệp có hiệu quả trên cơ sở phát triển hài hòa giữa kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái
- Xây dựng và thử nghiệm các mô hình canh tác hữu cơ trong sản xuất lâm nghiệp với các loài cây trồng phù hợp, từ đó hoàn thiện quy trình, quy chuẩn cụ thể, chuyển giao và nhân rộng đến các hợp tác xã, trạng trại và người dân trồng rừng.
- Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp nhất là khâu chọn, tạo giống cây mới có năng suất cao; thâm canh rừng, trồng, chuyển hóa rừng cây gỗ lớn rừng, khai thác, vận chuyển và chế biến lâm sản
- Tăng cường hợp tác với các trường đại học, các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học trong các hoạt động thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.
- Tiếp cận và áp dụng các phương pháp hiện đại vào điều tra, khảo sát, lưu giữ và phát triển nguồn gen, bảo tồn loài, bảo tồn hệ sinh thái rừng; áp dụng công nghệ GIS và viễn thám trong quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng
3 Phương án về chính sách
PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CÁC KHU NGHĨA TRANG
hệ thống vườn ươm và vườn thực vật phục vụ công tác bảo tồn và lưu giữ nguồn gen thực vật của các loài cây quý hiếm tại VQG và khu bảo tồn thiên nhiên; nâng cấp, sửa chữa hệ thống đường lâm nghiệp và đường băng cản lửa tại các khu vực rừng trồng tập trung và rừng phòng hộ.
VI PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP, PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CÁC KHU NGHĨA TRANG
- Quy hoạch nghĩa trang đô thị phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng đô thị và các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành; phù hợp với phong tục, tập quán, tôn giáo và văn minh hiện đại; sử dụng đất có hiệu quả, đảm bảo các yêu cầu về cảnh quan và vệ sinh môi trường.
- Về cơ bản giữ nguyên diện tích đất nghĩa trang hiện trạng và tiến tới giảm dần diện tích đất nghĩa trang toàn tỉnh đến năm 2030 theo lộ trình quy hoạch. Khống chế chỉ tiêu đất nghĩa trang, định mức mai táng một cách thích hợp đối với từng vùng, từng khu vực trên địa bàn tỉnh.
- Quy tập và tiếp nhận mộ di dời các khu vực mồ mả tại các đô thị, gần khu dân cư hoặc nằm rải rác trên diện tích đất nông nghiệp vào các khu nghĩa trang tập trung phục vụ phát triển đô thị.
- Quy tập và tiếp nhận mộ di dời các khu nghĩa địa phục vụ các dự án xây dựng mở rộng đô thị (xây dựng khu đô thị, khu dân cư, công trình hạ tầng xã hội khác ); xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông ); các dự án xây dựng khu, cụm công nghiệp vào các nghĩa trang nhân dân tập trung theo quy hoạch
- Các nghĩa trang quy hoạch mới sẽ có phạm vi phục vụ chung cho các tôn giáo, dân tộc (Quy hoạch chi tiết sẽ tiến hành phân khu, đảm bảo phù hợp với phong tục, tập quán, tôn giáo)
- Xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ để phục vụ công tác mai táng, đảm bảo VSMT.
- Chuyển dần từ hình thức mai táng cũ sang các hình thức táng mới văn minh, hiện đại nhằm tiết kiệm đất, kinh phí xây dựng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
2 Quy hoạch nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ
2.1 Quy hoạch nghĩa trang a) Nghĩa trang Vùng Tả ngạn Sông Hồng:
Công viên nghĩa trang Vĩnh hằng Phú Thọ được xây dựng trên địa bàn 03 xã: Bảo Thanh, Trung Giáp và Phú Lộc thuộc huyện Phù Ninh, với diện tích60,435 ha (giai đoạn I) đã đi vào hoạt động được đánh giá là một dự án điển hình,tốt nhất cả nước về đầu tư xây dựng công viên nghĩa trang cả về quy mô đầu tư,kiến trúc cảnh quan, môi trường sạch đẹp Công ty TNHH đầu tư và kinh doanh thương mại Bách Việt tiếp tục đề nghị mở rộng Dự án Công viên nghĩa trang Vĩnh hằng Phú Thọ thêm diện tích 46,4 ha (trong đó 26,359 ha là phần mở rộng (giai đoạn II) và 20 ha khu đất được quy hoạch dành cho tỉnh Phú Thọ; Tổng diện tích Công viên nghĩa trang Vĩnh hằng Phú Thọ sau khi mở rộng (giai đoạn 2) khoảng 106,83 ha; (giai đoạn 3) khoảng 203 ha Nghĩa trang Công viên nghĩa trang Vĩnh hằng Phú Thọ sẽ là nghĩa trang phục vụ nhu cầu an táng của ngưới dân vùng tả ngạn sông Hồng. b) Nghĩa trang Vùng Hữu ngạn Sông Hồng:
Dự kiến 1 điểm nghĩa trang vùng Hữu ngạn Sông Hồng đặt tại xã Tề Lễ huyện Tam Nông (giáp chân dãy núi Vòng Kiềng); khu vực này là vùng đồi núi thấp giáp ranh 03 huyện Tam Nông, Cẩm Khê và Yên Lập; Đầu tư xây dựng nghĩa trang tổng hợp phục vụ cho vùng Hữu Ngạn Sông Hồng trong việc di dời tập trung các nghĩa trang nhỏ lẻ và mai táng mới với công nghệ tiên tiến, hình thức táng phù hợp với phong tục tập quán địa phương Diện tích dự kiến khoảng 40 ha.
- Hiện tại đã có nghĩa trang An Thái, vị trí địa lý thuộc địa bàn xã Vân Phú, do chính quyền thành phố quản lý, đang xây dựng cải tạo theo quy hoạch được duyệt Ngoài ra còn có các nghĩa địa nhỏ lẻ khác nằm tại các Phường, Xã trong thành phố (tổng diện tích nghĩa trang trên địa bàn thành phố là 96,49ha).
- Nghĩa trang An Thái, xã Phượng Lâu (diện tích 13,17 ha), chưa đáp ứng được nhu cầu an táng của người dân thành phố về lâu dài Theo quy hoạch chung của thành phố Việt Trì, đến năm 2020 sẽ phải đóng cửa không cho mai táng, nghĩa trang được tôn tạo cảnh quan, chỉ dành cho người thân đến thăm viếng
- Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Việt Trì đã xác định địa điểm nghĩa trang thành phố Việt Trì mới dự kiến đặt tại khu vực núi Sông Lớn xã Kim Đức để dần thay thế nghĩa trang An Thái khi đã đóng cửa - quy mô 30 ha.
- Trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng đô thị; các mộ nhỏ lẻ và nghĩa địa quy mô diện tích nhỏ tại các phường sẽ được di dời về nghĩa trang tập trung An Thái và Các xã khu vực ngoại thị sẽ được đưa về nghĩa trang mới tại xã Kim Đức.
- Nghĩa trang xã Văn Lung vẫn đang tiếp tục được sử dụng và là nghĩa trang chính phục vụ cho khu vực nội thị của thị xã Trước mắt, thị xã đã có quy hoạch mở rộng nghĩa trang này Nghĩa trang thị xã hiện nay có quy mô tương đối nhỏ diện tích 5,37 ha, đã sử dụng hết trên 90% diện tích Trong giai đoạn đầu, mở rộng nghĩa trang hiện tại tại km4 xã Văn Lung lên 5,3ha, tổng cộng là 10,67 ha.
- Nghiên cứu mở rộng diện tích nghĩa trang tập trung của thị xã đặt tại cây số 4 thuộc xã Văn Lung Vị trí nghĩa trang này sẽ phục vụ nhu cầu mai táng và di dời các nghĩa trang nhỏ lẻ trong địa bàn các phường nội thị của thị xã Phú Thọ; diện tích có khả năng mở rộng khoảng 5 ha.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
Danh mục 1: Lĩnh vực phát triển rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng Để có thể thực hiện tốt quy hoạch thời kỳ 2021-2030, một số chương trình và dự án mới được đề xuất như sau:
- Phương án quản lý rừng bền vững VQG Xuân Sơn thời kỳ 2021-2030;
- Phương án chuyển loại rừng đối với diện tích 3.236 ha đất giao chồng lấn với các tổ chức, cá nhân và đất ngoài lâm nghiệp;
- Đề án phát triển du lịch sinh thái VQG Xuân Sơn đến năm 2030 theo Phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt;
- Chương trình điều tra đánh giá hiện trạng tài nguyên đa dạng sinh học và xây dựng cơ sở dữ liệu của VQG Xuân Sơn (gồm bản đồ hiện trạng, bản đồ ranh giới, bản đồ đa dạng sinh học, các bảng biểu số liệu, kế hoạch và các tư liệu khác) bao gồm cả tài liệu số hoá và tài liệu giấy;
- Đề án xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho công tác bảo tồn, nghiên cứu và phát triển tài nguyên rừng và đa dạng sinh học như vườn thực vật, trung tâm cứu hộ động vật, vườn ươm giống cây quý hiếm;
- Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng VQG Xuân Sơn giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2025-2030;
- Đề án đánh giá tiềm năng hấp thụ carbon và cấp chứng chỉ carbon theo tiêu chuẩn quốc tế, góp phần đa dạng hoá nguồn thu cho công tác bảo tồn và phát triển rừng.
* Các chương trình, dự án ưu tiên
Các chương trình và dự án ưu tiên cần được thực hiện ngay trong giai đoạn đầu của thời kỳ quy hoạch gồm:
- Chương trình điều tra đánh giá hiện trạng tài nguyên đa dạng sinh học và xây dựng cơ sở dữ liệu của VQG Xuân bao gồm cả tài liệu số hoá và tài liệu giấy
- Phương án QLRBV và Đề án phát triển du lịch sinh thái VQG Xuân Sơn đến năm 2030.
- Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng VQG Xuân Sơn giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2025-2030.
Danh mục 2: Lĩnh vực quy hoạch xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ.
Bảng 36: Danh mục Quy hoạch hệ thống nghĩa trang tỉnh Phú Thọ
TT Tên nghĩa trang Phạm vi phục vụ Địa điểm Hình thức táng Quy mô dự kiến (ha)
1 Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng
Phú Thọ (Mở rộng hiện trạng)
Người dân toàn tỉnh Phú Thọ, nhu cầu hỏa táng toàn tỉnh và các tỉnh lân cận
Xã Bảo Thanh, Trung Giáp, Phú Lộc huyện Phù Ninh
Chôn một lần, Cát táng, chôn sau hỏa táng 230
II Nghĩa trang phục vụ các đô thị, cụm xã nông thôn
1.1 Nghĩa trang tập trung thành phố
Người dân thành phố Việt Trì
Khu vực núi Sông Lớn xã Kim Đức
Chôn một lần, Cát táng, chôn sau hỏa táng 30
1.2 Nghĩa trang thành phố Việt Trì Người dân thành phố Việt
Thôn An Thái, phường Vân Phú; thành phố Việt Trì
Hung táng; Chôn một lần, Cát táng, chôn sau hỏa táng
2.1 Nghĩa trang thị xã Phú Thọ Người dân thị xã Phú Thọ xã Văn Lung, thị xã
Hung táng; Chôn một lần, Cát táng, chôn sau hỏa táng 10,67
3.1 Nghĩa Trang thị trấn Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng Người dân khu vực thị trấn Đoan Hùng Khu Tây Bắc thị trấn Đoan Hùng Chôn một lần, Cải táng, chôn sau hỏa táng 4,18
4.1 Nghĩa trang Bụt Mọc thị trấn Hạ
Người dân khu vực thị trấn
Tây Bắc thị trấn Hạ Hòa
Chôn một lần, Cải táng, chôn sau hỏa táng 4,0
TT Tên nghĩa trang Phạm vi phục vụ Địa điểm Hình thức táng Quy mô dự kiến (ha)
5.1 Nghĩa Trang Gò Chẩu Người dân khu vực thị trấn
Thanh Ba Gò Chẩu, Khu 4; thị trấn Thanh Ba Chôn một lần, Cải táng, chôn sau hỏa táng 20,45
6.1 Nghĩa trang Gò Chẹo; thị trấn
Yên Lập Thị trấn Yên Lập Thị trấn Yên Lập Hung táng, Chôn một lần, Cải táng, chôn sau hỏa tang 3,0
7.1 Nghĩa trang Phó Châu; thị trấn
Phù Ninh Thị trấn Phong Châu Thị trấn Phong Châu Hung táng,Chôn một lần, Cải táng, chôn sau hỏa táng
7.2 Nghĩa trang tập trung cấp huyện tại xã Phú Mỹ Cụm xã huyện Phù Ninh Xã Phú Mỹ Hung táng,Chôn một lần, Cải táng, chôn sau hỏa táng
8.1 Nghĩa trang An Nội, thị trấn Cẩm
Khê, huyện Cẩm Khê Người dân khu vực thị trấn
Cẩm Khê Thị trấn Cẩm Khê
Chôn một lần, Cải táng, chôn sau hỏa táng
8.2 Nghĩa trang khu Dốc Ngọc; TT
Cẩm Khê Người dân khu vực thị trấn
Cẩm Khê Thị trấn Cẩm Khê 2,0
TT Tên nghĩa trang Phạm vi phục vụ Địa điểm Hình thức táng Quy mô dự kiến (ha)
9.1 Nghĩa trang Tờ Chỉ Thị trấn Hưng Hóa Khu 3-Thị trấn Hưng
Hóa Chôn một lần, Cải táng, chôn sau hỏa táng
9.2 Nghĩa trang Rừng Đền Thị trấn Hưng Hóa Khu 6-TT Hưng Hóa 3,0
9.3 Nghĩa trang đồi Cao Su Thị trấn Hưng Hóa Khu 4-TT Hưng Hóa 3,0
1 Nghĩa trang Đông Bắc Thị trấn Lâm Thao Thị trấn Lâm Thao Hung táng,Chôn một lần, Cải táng, chôn sau hỏa táng
2 Nghĩa trang Tây Bắc Thị trấn Hùng Sơn Thị trấn Hùng Sơn 3,00
1 Nghĩa trang nhân dân Bãi Bằng Thị trấn Thanh Thủy Khu 1-TT Thanh Thủy Hung táng,Chôn một lần, Cải táng, chôn sau hỏa táng 2,11
1 Nghĩa trang Cầu Khánh Thị trấn Thanh Sơn Xóm Chanh-xã Sơn
Hung táng,Chôn một lần, Cải táng, chôn sau hỏa táng
1 Nghĩa địa khu 1-Xã Tân Phú Xã Tân Phú (trung tâm huyện) Khu 1-xã Tân Phú
Hung táng,Chôn một lần, Cải táng, chôn sau hỏa táng 1,0
Bảng 37: Tổng hợp vốn thực hiện quy hoạch nghĩa trang tỉnh Phú Thọ theo nguồn vốn và giai đoạn đến năm
Tt Hạng mục Diện tích (ha)
Tổng mức đầu tư (triệu đồng)
Tổng vốn đầu tư (triệu đồng) Giai đoạn 2021-2025
Xã hội hóa, tư nhân
Xã hội hóa, tư nhân Tổng
Xã hội hóa, tư nhân Tổng
I Chi phí lập quy hoạch 190 22.100 24.370 13.650 10.850 - 10.850 13.520 2.800 16.320
Chi phí khảo sát, lập
Công viên nghĩa trang Tề Lễ, huyện
Chi phí khảo sát, lập
Quy hoạch chi tiết nghĩa trang tập trung thành phố Việt Trì
Chi phí khảo sát, lập
Quy hoạch chi tiết cải tạo mở rộng nghĩa trang tập trung các đô thị (13 đô thị)
Chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng nghĩa trang 296,830 1.954.792 - 1.954.792 - 974.419 974.419 - 980.373 980.373
Tt Hạng mục Diện tích (ha)
Tổng mức đầu tư (triệu đồng)
Tổng vốn đầu tư (triệu đồng)
Xã hội hóa, tư nhân
Xã hội hóa, tư nhân
Xã hội hóa, tư nhân
Công viên nghĩa trang Tề Lễ, huyện
Nghĩa trang tập trung thành phố Việt
Cải tạo, mở rộng nghĩa trang tập trung các đô thị (13 đô thị) 120 992.280 - 992.280 595.368 595.368 396.912 396.912
III Chi phí đầu tư cơ sở hỏa táng 0,08 80.000 - 80.000 - 40.000 40.000 - 40.000 40.000
3.1 Đầu tư thêm 02 lò hỏa táng gắn với nhà tang lễ tại Công viên nghĩa trang Vĩnh
IV Chi phí đầu tư nhà 0,250 125.000 50.000 98.000 23.000 34.500 57.500 27.000 40.500 67.500
Tt Hạng mục Diện tích (ha)
Tổng mức đầu tư (triệu đồng)
Tổng vốn đầu tư (triệu đồng)
Xã hội hóa, tư nhân
Xã hội hóa, tư nhân
Xã hội hóa, tư nhân
4.1 Nhà tang lễ thành phố Việt Trì (02 nhà tang lễ) 0,03 45.000 18.000 36.000 9.000 13.500 22.500 9.000 13.500 22.500
4.2 Nhà tang lễ thị xã
Phú Thọ (1 nhà tang lễ)
Phú Thọ (02 nhà tang lễ)
4.4 Nhà tang lễ thị trấn
4.5 Nhà tang lễ thị trấn