PHẦN I. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH PHÚ THỌ 1 1.1. Tổng quan giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ 1 1.2. Đường bộ 1 1.3. Đường sắt 13 1.4. Đường thuỷ nội địa 13 1.5. Khai thác vận tải 14 1.6. Trung tâm đăng kiểm và cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe 19 1.7. Phương tiện vận tải 21 PHẦN II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH 24 2.1. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch 24 2.2. Đánh giá về các tồn tại, hạn chế 32 2.3. Bài học kinh nghiệm 34 PHẦN III. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH PHÚ THỌ THỜI KỲ 20212030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 36 3.1. Dự báo yếu tố tác động và yêu cầu đối với hạ tầng giao thông cho phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 20212030 36 3.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển 42 3.3. Phương án quy hoạch GTVT tỉnh Phú Thọ thời kỳ 20212030, tầm nhìn đến năm 2050 45 3.3.1. Đường bộ 45 3.3.2. Đường thủy nội địa 94 3.3.3. Đường sắt 101 3.3.4. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư 103 3.3.5. Dự kiến nhu cầu đất 117 3.3.6. Các giải pháp chủ yếu 117
Tổng quan giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh nằm khu vực trung du miền núi phía Bắc, tiếp giáp với các tỉnh Tây Bắc bộ: Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, có địa hình trung chuyển giữa vùng đồng bằng với trung du, miền núi Để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa kết nối liên vùng Thủ đô Hà Nội, các tỉnh miền đồng bằng Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh…với các tỉnh trung du, miền núi phía Tây Bắc bộ, giảm thiểu tai nạn giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng khu vực phòng thủ phía Bắc.
Phú Thọ có mạng lưới giao thông phân bố tương đối hợp lý bao gồm 3 loại hình: giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa Địa bàn tỉnh không có cảng biển và không có quy hoạch cảng hàng không Đường sắt do trung ương quản lý cả về quy hoạch và khai thác, đường thuỷ nội địa do cả trung ương và tỉnh phân chia quản lý theo quy định pháp luật
Xét trên phương diện giao thông vận tải, tỉnh Phú Thọ nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Quảng Ninh có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua như: Đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, QL2, QL2D, QL32, QL32B, QL32C, QL.32C tránh thành phố Việt Trì, QL70, QL.70B; đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, có nhiều tuyến sông trung ương chảy qua, đây là điều kiện thuận lợi để Phú Thọ có thể giao lưu và trao đổi thuận lợi với Hà Nội, các tỉnh trong vùng và cả nước.
Phú Thọ có 3 con sông lớn chảy qua là sông Hồng, sông Lô và sông Đà;ngoài ra còn có một số sông nhánh như sông Chảy, sông Bứa, tạo thành mạng lưới đường thủy thuận lợi phát triển vận tải; tuy nhiên, về mặt hạn chế bị chia cắt bởi các tuyến sông làm giảm tính liên kết vùng miền, giảm hiệu quả khai thác tài nguyên đất đai, hiệu quả của các lĩnh vực thương mại, dịch vụ.
Đường bộ
Tổng chiều dài đường bộ tỉnh hiện có 12.916 km phân theo 10 loại đường gồm:
Bảng 1: Hiện trạng đường bộ tỉnh Phú Thọ
TT Loại đường Chiều dài (km) Tỷ lệ (%)
Nguồn: Sở GTVT Phú Thọ (tháng 12/2021)
Hình 1: Tỷ lệ các loại đường bộ tỉnh Phú Thọ
Nếu tính từ quốc lộ đến đường xã thì mật độ đường ô tô toàn tỉnh là 1,32 km/km2, cao hơn mật độ trung bình cả nước (0,81 km/km2) So sánh riêng quốc lộ và đường tỉnh thì tỉnh Phú Thọ có mật độ đường theo diện tích cao hơn vùng
TDMNPB và cả nước, tương tự mật độ đường so với dân số thì cao hơn cả nước và vùng TDMNPB.
Bảng 2: So sánh mật độ quốc lộ và đường tỉnh với cả nước, vùng trung du miền núi Phía Bắc và một số tỉnh lân cận
100 km 2 Mật độ km/1000dân Mật độ km/
100 km 2 Mật độ km/1000 dân
Nguồn: Tư vấn tính toán và thu thập.
- Trên địa bàn có 01 tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Lào Cai chạy qua, nổi liền thủ đô Hà Nội lên phía Tây Bắc qua các tỉnh: Vĩnh Phúc, Phủ Thọ, Yên Bái và Lào Cai Cao tốc Hà Nội – Lào Cai đoạn qua tỉnh Phú Thọ dài 62 km và
05 nút giao (IC7, IC8, IC9, IC10 và IC11) kết nối với thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các huyện Phù Ninh, Cẩm Khê và Hạ Hoà Hiện nay tỉnh Phú Thọ đang phối hợp với tỉnh Tuyên Quang triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ, có tổng chiều dài 40,2km; đoạn qua tỉnh Phú Thọ dài khoảng 28,6 km, kết nối với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai tại nút giao IC9 thuộc địa bàn xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ.
- Trên địa bàn tỉnh có 09 tuyến quốc lộ với 531 km đi qua, gồm QL.2,QL.2D, QL.32, QL.32B, QL.32C, QL.32C tránh thành phố Việt Trì, QL.70,QL.70B và đường Hồ Chí Minh Quy mô kỹ thuật có 19,1 km đường cấp II,
268,5 km đường cấp III, 204,2 km đường cấp IV và 39,6 km đường cấp V, tỷ lệ cứng hóa 100%
Có 12 cầu lớn (các cầu: Sông Lô, Kim Xuyên, Hùng Lô, Hoàng Cương trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Hạc Trì, Việt Trì, Hạ Hoà, Ngọc Tháp, Phong Châu, Đồng Quang, Trung Hà và cầu Văn Lang) bắc qua sông Hồng, sông Lô, sông Đà, sông Chảy và trên 400 cầu trung và cầu nhỏ trên các tuyến quốc lộ và đường địa phương Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đang phối hợp với tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Phú bắc qua sông Lô kết nối thành phố Việt Trì với huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc.
- Trên địa bàn tỉnh hiện có 54 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 786,2 km, tỷ lệ cứng hoá đạt 99,4%, trong đó: còn 4,7 km đường đất (ĐT.317D còn 3,2 km, ĐT.322 còn 1,5 km) và ĐT.317G còn 8 km đang thực hiện dự án đầu tư xây dựng Có 3,0 km đường cấp IIIĐB; 193,0 km đường cấp IIIMN; 340,3 km đường cấp IVMN; 235,1 km đường cấp V; 14,7 km đường cấp VI và 0,2 km đường chưa vào cấp (ĐT.316G) Còn 69 đường tràn kết hợp cống thoát nước và trên 20 cầu cũ, tải trọng thấp cần xây dựng cầu mới.
- Có 10.903,6 km đường GTNT, trong đó đến hết năm 2021 tỷ lệ đường GTNT được cứng hoá đạt 72,1% (năm 2020 đạt 70,7%); đến 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã (196/196 xã)
- Về giao thông đô thị: đến hết năm 2021, trên địa bàn tỉnh hiện có 538 km đường đô thị, trong đó tỷ lệ cứng hóa đạt 98,6%.
- Về bến, bãi đỗ xe:
Hiện tại trên địa bàn tỉnh đang khai thác 13 bến xe khách Hầu hết có quy mô nhỏ, chủ yếu đạt cấp 4 theo quy định của Bộ GTVT (Thông tư 73/2015/TT- BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bến xe khách Sửa đổi lần 1 năm 2015).
Bảng 3: Hiện trạng bến xe tỉnh Phú Thọ
TT Bến xe Địa chỉ Loại bến Diện tích
1 Việt Trì SN 1506 đường Hùng Vương, Gia
Cẩm, Việt Trì, Phú Thọ 4 5.955,74
2 Phú Thọ Phố Phú An, phường Phong Châu, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ 4 3.103
3 Thanh Sơn Phố Ba Mỏ, thị trấn Thanh Sơn, huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 4 7.769,9
4 Tân Sơn Khu 10 xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ 4 7.100
5 Yên Lập Khu Tân An 4 thị trấn Yên Lập, huyện
Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 4 3.095,5
6 Lâm Thao Khu đồng Nhà Đò, thị trấn Lâm thao, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ 4 6.503,4
7 Thanh Ba Khu 10 xã Ninh Dân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ 5 3.865,9
8 Đề Ngữ Khu 1 xã Yên Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 6 1.361
9 Hiền Lương Khu 5 xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ 5 2.993,1
10 Cẩm Khê Thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ 4 3000
11 Mỹ Lung xã Mỹ Lung, Yên Lập, tỉnh Phú Thọ 4 3482,3
12 Thanh Thủy Khu 5, Thanh Thủy, Phú Thọ 4 4593,9
13 Ấm Thượng Khu 5, Thị trấn Hạ Hòa, Hạ Hòa, tỉnh
Nguồn: Sở GTVT Phú Thọ (tháng 10/2021)
Bãi đỗ xe chủ yếu phân bổ trên các khu vực đô thị của địa bàn các huyện,thành phố, thị xã và trong các khu, cụm công nghiệp của tỉnh; ngoài ra, còn có bãi đỗ xe trong các trung tâm thương mại, bệnh viện Nhìn chung, bãi đỗ xe trên địa bàn các huyện, nhất là thành phố Việt Trì còn thiếu, chưa được quan tâm đầu tư xây dựng, dẫn tới tình trạng xe đậu đỗ không đúng nơi quy định, gây mất trật tự an toàn giao thông.
Bảng 4: Hiện trạng mạng lưới cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Kết cấu mặt đường Cấp đường đồng bằng (Km) Cấp đường miền núi (Km)
BTN BTXM Đá dăm láng nhựa
CPĐD láng nhựa Đất, Cấp phối
II III IV V VI III IV V VI
TX Phú Thọ, các huyện Phù
Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Cẩm Khê và Hạ Hoà
TP.Việt Trì, huyện Phù Ninh,
TX Phú Thọ và huyện Đoan Hùng
Huyện Tam Nông, Thanh Sơn, Tân Sơn
Tam Nông, Cẩm Khê, Hạ Hòa và
Kết cấu mặt đường Cấp đường đồng bằng (Km) Cấp đường miền núi (Km)
BTN BTXM Đá dăm láng nhựa
CPĐD láng nhựa Đất, Cấp phối II III IV V VI III IV V VI
Huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Yên Lập, Thanh Sơn
TX Phú Thọ; huyện Tam
Huyện Lâm Thao, Thanh Ba,
Hạ Hòa; Thị xã Phú Thọ và Tp.
Kết cấu mặt đường Cấp đường đồng bằng (Km) Cấp đường miền núi (Km)
BTN BTXM Đá dăm láng nhựa
CPĐD láng nhựa Đất, Cấp phối II III IV V VI III IV V VI
Thanh Thủy và H.Thanh Sơn
14 ĐT.316B 9,0 H.Thanh Thủy và H.Tam Nông 5,7 - - 3,3 - - - - - - 5,7 - 3,3 -
Kết cấu mặt đường Cấp đường đồng bằng (Km) Cấp đường miền núi (Km)
BTN BTXM Đá dăm láng nhựa
CPĐD láng nhựa Đất, Cấp phối II III IV V VI III IV V VI
H.Thanh Sơn, H.Thanh Thủy và H Tam Nông
24 ĐT.317 30,0 H.Thanh Thủy và H.Thanh Sơn 4,8 25,2 - - - - - - - - 30,0 - - -
25 ĐT.317B 8,0 H.Thanh Thủy và H.Thanh Sơn - - 8,0 - - - - - - - - 3,0 5,0 -
27 ĐT.317D 10,0 H.Thanh Thủy và H.Thanh Sơn 2,2 4,6 - - 3,2 - - - - - - 2,2 7,8 -
Kết cấu mặt đường Cấp đường đồng bằng (Km) Cấp đường miền núi (Km)
BTN BTXM Đá dăm láng nhựa
CPĐD láng nhựa Đất, Cấp phối II III IV V VI III IV V VI
H.Phù Ninh và H.Đoan Hùng
Kết cấu mặt đường Cấp đường đồng bằng (Km) Cấp đường miền núi (Km)
BTN BTXM Đá dăm láng nhựa
CPĐD láng nhựa Đất, Cấp phối II III IV V VI III IV V VI
(*) Đường tỉnh ĐT.316G còn 0,2Km chưa vào cấp
Hình 2: Bản đồ hiện trạng mạng lưới giao thông tỉnh Phú thọ năm 2021
Đường sắt
- Mạng lưới đường sắt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ bao gồm:
+ Tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai chạy qua với chiều dài khoảng 75 km, đi qua 05 huyện, thành, thị (Thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao, thị xã Phú Thọ, huyện Thanh Ba và huyện Hạ Hòa)
+ Tuyến đường sắt chuyên dùng từ Ga Tiên Kiên đi Công ty supe phốt phát & Hóa chất Lâm Thao dài 2,9 km đang hoạt động
Có 8 ga trên tuyến chính và 01 ga Tiên Kiên nằm trên tuyến nhánh từ Tiên Kiên vào nhà máy Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao.
+ Ngoài ra, có 02 tuyến đường sắt chuyên dùng vào cảng Việt Trì (khoảng0,5Km) và tuyến vào Tổng công ty Giấy Việt Nam (khoảng 4Km) hiện đang tạm dừng hoạt động.
Đường thuỷ nội địa
Trên địa bàn tỉnh có 05 tuyến thủy nội địa, với tổng chiều dài 316,5 km gồm:
+ Hiện nay đang khai thác 03 tuyến đường thủy nội địa quốc gia (tuyến
Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai, tuyến Việt Trì - Hòa Bình và tuyến Việt Trì - Tuyên Quang - Na Hang), trên địa bàn tỉnh đạt cấp kỹ thuật là cấp II là 1km và cấp III là 223,5km, tuy nhiên còn một số đoạn chưa được xử lý thanh thải đá ngầm và nạo vét, khơi thông luồng.
+ Các tuyến thủy nội địa địa phương, có 23km sông Chảy và 69km sôngBứa, UBND tỉnh chưa công bố luồng tuyến
Hiện có 08 cảng thuỷ nội địa đang hoạt động, gồm: Cảng thủy nội địa xăng dầu Phú Thọ (bờ phải Sông Lô, Bến Gót, Việt Trì); Cảng thủy nội địa Việt Trì (bờ phải sông Lô, Bến Gót, Việt Trì); Cảng thủy nội địa chuyên dùng Hải Linh (bờ phải sông Lô, xã Sông Lô, Việt Trì); Cảng thủy nội địa Hải Linh (bờ phải sông Lô, xã Sông Lô, Việt Trì); Cảng thủy nội địa An Đạo (bờ phải sông
Lô, xã An Đạo, huyện Phù Ninh); Cảng thuỷ nội địa Đoan Hùng (bờ phải sông
Lô, xã Sóc Đăng, huyện Đoan Hùng); Cảng thủy nội địa Vụ Quang (bờ phải sông Lô, xã Vụ Quang, huyện Đoan Hùng) và Cảng thủy nội địa Khánh Dư (bờ trái sông Hồng phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì), Có 121 bến hàng hoá, 46 bến khách ngang sông và 02 bến hành khách.
Khai thác vận tải
1.5.1 Khối lượng vận tải hành khách và hàng hóa
- Vận tải hành khách: khối lượng vận chuyển năm 2020 đạt khoảng 15,5 triệu hành khách, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2010-2020 đạt 7,5%/năm
- Vận tải hàng hóa: khối lượng vận chuyển năm 2020 đạt 41,8 triệu tấn, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2020 là 8,4%/năm
Bảng 5: Khối lượng vận chuyển hành khách, hàng hóa tỉnh Phú Thọ
Khối lượng hành khách vận chuyển (nghìn HK)
Khối lượng hành khách luân chuyển (nghìn HK.km)
Khối lượng hàng hóa vận chuyển (nghìn tấn)
Khối lượng hàng hóa luân chuyển (nghìn tấn.km)
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 1.5.2 Hoạt động vận tải đường bộ
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến nay có 13 bến xe khách đạt tiêu chuẩn từ loại 6 đến loại 3 đã phục vụ 199 tuyến xe khách liên tỉnh và 09 tuyến xe nội tỉnh (trong đó:153 tuyến đang khai thác, 46 tuyến đã dừng hoạt động) và 09 tuyến xe khách nội tỉnh (trong đó: 06 tuyến đang khai thác, 03 tuyến đã dừng hoạt động); xây dựng các điểm đón, trả khách trên hệ thống quốc lộ và đường tỉnh phục vụ hoạt động của 05 tuyến xe buýt nội tỉnh từ thành phố Việt Trì đi các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Cẩm Khê, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Ba, Đoan Hùng, Hạ Hòa, thị xã Phú Thọ.
- Các tuyến VTHK được quy hoạch đi đến các vùng, khu vực dân cư tập trung tương đối đông, cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của Nhân dân.
- Tất cả các huyện, trung tâm các cụm xã đã có các tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô đang hoạt động, kết nối một số huyện với trung tâm tỉnh lỵ phục vụ tốt việc đi lại của người dân.
- Một số tuyến đã được quy hoạch đi đến các xã vùng sâu vùng xa của tỉnh chưa hoạt động.
- Một số tuyến kết nối các địa phương trong tỉnh không thực hiện được.
- Tại các địa phương vùng sâu, vùng xa điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công tác tổ chức khai thác vận tải còn thiếu, dân cư thưa thớt, nhu cầu đi lại của người dân còn thấp không đảm bảo các điều kiện để kinh doanh hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô.
- Cự ly giữa các địa phương không phù hợp với nhu cầu của người dân dẫn đến nhu cầu đi lại bằng xe ô tô của người dân còn thấp, các đơn vị doanh nghiệp vận tải không đảm bảo được các điều kiện về phương tiện, điều kiện kinh doanh do vậy chưa tổ chức khai thác các tuyến này.
Kết quả hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa bằng đường bộ cụ thể:
- Vận tải hành khách: khối lượng vận chuyển năm 2020 đạt khoảng 13,8 triệu hành khách, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2010-2020 đạt 7,5%/năm
- Vận tải hàng hóa: khối lượng vận chuyển đến năm 2020 đạt khoảng 26,7 triệu tấn, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2020 là 7,6%/năm
Bảng 6: Khối lượng vận chuyển hành khách, hàng hóa đường bộ tỉnh Phú Thọ
Khối lượng vận chuyển (nghìn HK)
Khối lượng luân chuyển (nghìn HK.năm)
Khối lượng vận chuyển (nghìn tấn)
Khối lượng luân chuyển (nghìn tấn.km)
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 1.5.2 Hoạt động vận tải đường thủy nội địa
Hiện tại, qua địa bàn Phú Thọ có 3 tuyến đường thủy nội địa quốc gia với tổng chiều dài 362,5km Đây là những tuyến đường thủy quốc gia huyết mạch kết nối các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp lớn của khu vực và cả nước.
- Vận tải đường thủy nội địa vận chuyển các mặt hàng chính bao gồm: cát, sỏi, than và đá; các luồng vận tải chính gồm:
Bảng 7: Tổng hợp tuyến đường thủy nội địa quốc gia qua Phú Thọ
(m) Loại phương tiện lớn Bmi nhất n
Sông Lô: Từ cảng Việt Trì đến cảng
Có thể khai thác hiệu quả đối với đoàn sà lan đến 2 x 400 tấn và phương tiện thủy nội địa có trọng tải đến 300 tấn
Có thể khai thác hiệu quả đối với đoàn sà lan 4 x
400 tấn và 2x600 tấn và phương tiện thủy nội địa có trọng tải đến 600 tấn.
- Từ Việt Trì đến Yên Bái 125 III 40 2,8 350 Có thể khai thác hiệu quả đối với đoàn sà lan đến 2
(m) Loại phương tiện lớn Bmi nhất n Hmi n Rmi n x 400 tấn và phương tiện thủy nội địa có trọng tải đến 300 tấn
Sông Đà: Từ ngã ba Hồng Đà đến hạ lưu đập thủy điện
Có thể khai thác hiệu quả đối với đoàn sà lan đến 2 x 400 tấn và phương tiện thủy nội địa có trọng tải đến 300 tấn.
Nguồn: Thông tư 46/2016/TT-BGTVT ngày 29/12/2016 của Bộ trưởng
Bộ GTVT Quy định cấp kỹ thuật Đường thủy nội địa và Tiêu chuẩn Quốc Gia 5664:2009 Phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa
- Vận tải hành khách: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 02 bến hành khách trong Đầm Ao Châu.
Bảng 8: Khối lượng vận chuyển hành khách, hàng hóa đường thủy nội địa tỉnh
Khối lượng vận chuyển (nghìn HK)
Khối lượng luân chuyển (nghìn HK.năm)
Khối lượng vận chuyển (nghìn tấn)
Khối lượng luân chuyển (nghìn tấn.km)
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ. 1.5.3 Hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt
Hoạt động khai thác vận tải đường sắt trên địa bàn tỉnh thực hiện trên tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai, việc tổ chức, khai thác vận tải trên tuyến gặp nhiều khó khăn do khối lượng vận chuyển đã vượt quá năng lực cho phép của tuyến
+ Về vận chuyển hàng hóa: các mặt hàng chủ yếu chuyên chở trên tuyến là: Quặng apatit, than, xăng dầu, vật liệu xây dựng… các mặt hàng này được thực hiện tác nghiệp xếp dỡ tại 6 ga gồm: Việt Trì, Phủ Đức, Tiên Kiên, Phú Thọ, Ấm Thượng, Đan Thượng Tổng khối lượng hàng xếp dỡ tại các ga trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đạt khoảng 570 nghìn tấn, trong đó khối lượng xếp dỡ tại ga Tiên Kiên là lớn nhất, chiếm gần 93% tổng khối lượng các ga của Phú Thọ.
Bảng 9: Khối lượng hàng hóa xếp dỡ tại các ga thuộc tỉnh Phú Thọ trên tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai Đơn vị: Tấn
TT Tên ga Hàng xếp Hàng dỡ Tổng
Nguồn: Tổng công ty đường sắt Việt Nam
+ Về vận chuyển hành khách
Vận chuyển hành khách thực hiện thông qua 07 ga: Việt Trì, Tiên Kiên, Phú Thọ, Chí Chủ, Vũ Ẻn, Ấm Thượng và Đoan Thượng; tổng số hành khách lên tại các ga là 120.317 khách, xuống là 115.506; 2 ga Việt Trì và Phú Thọ có khối lượng hành khách lên và xuống lớn nhất, chiếm 38% tổng lượng hành khách lên, xuống tại các ga.
Bảng 10: Khối lượng hành khách lên, xuống tại các ga thuộc tỉnh Phú Phọ trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai Đơn vị: Khách
TT Tên ga HK lên HK xuống Tổng
Nguồn: Tổng công ty đường sắt Việt Nam
Trung tâm đăng kiểm và cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe
* Trung tâm đăng kiểm phương tiện
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 05 Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ, trong đó 02 trung tâm tại thành phố Việt Trì và 03 trung tâm tại các huyện, thị xã do các doanh nghiệp quản lý.
Bảng 11: Hiện trạng trung tâm đăng kiểm tỉnh Phú Thọ
TT Tên gọi Địa chỉ Diện tích
Công suất (lượt xe/ ngày)
1 Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới số 1901V
Số 2821, đường Hùng Vương, Vân Cơ, Việt Trì 8.000 320 2
Trung Tâm đăng kiểm xe cơ giới số
Khu 3, xã Phú Hộ, TX
Trung Tâm đăng kiểm xe cơ giới
Khu 4, xã Kinh Kệ, huyện
4 Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới số 1905D Khu Bãi Tần, thị trấn
5 Trung tâm đăng kiểm cơ giới 1906
Xóm Mai, xã Trưng Vương, TP Việt Trì
Nguồn: Sở GTVT Phú Thọ (tháng 10/2021)
* Cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe
- Cơ sở đào tạo lái xe: hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 17 cơ sở đào tạo lái xe thực hiện nhiệm vụ đào tạo lái xe các hạng A1, A2, B, C, D, E, FC
Bảng 12: Hiện trạng cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe tỉnh Phú Thọ
TT Tên Cơ Sở Đào Tạo Cơ quan chủ quản Địa điểm đào tạo Hạng đào tạo/sát hạch
1 Trung tâm Dạy nghề và Đào tạo lái xe Hùng
- Thị xã Phú Thọ và thành phố Việt
2 Trung tâm dịch vụ việc làm Phú Thọ Sở LĐTB&XH
Phú Thọ Phường Vân Phú -
3 Trường cao đẳng CN và
Kỹ thuật ôtô Cục QLXM Phường Thanh
CN và NL Phú Thọ Bộ NNPTNT Xã Phù Ninh - huyện Phù Ninh B, C
5 Trường cao đằng nghề Số
2 BPQ QK2 Xã Bằng Luân - huyện Đoan Hùng B, C
6 Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Phú Thọ
Khu Công nghiệp Thụy Vân - TP Việt Trì
7 Trung tâm Dạy nghề và Đào tạo lái xe Việt Trì
Xã Kim Đức - TP Việt Trì A1,B, C, D
Xã Đồng Trung - huyện Thanh Thuỷ A1,B, C
9 Công ty vận tải ô tô Phú
Thọ Công ty Cổ phần Phường Minh
An Doanh nghiệp tư nhân Phường Vân Phú -
11 Công ty cổ phần đường bộ Phú Thọ Công ty CP Phường Hùng
12 Công Ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ
Công ty CP Xã Cổ Tiết - huyện
13 Công Ty cổ phần TM và
DV Phúc Hưng Doanh nghiệp tư nhân TT Cẩm Khê - huyện Cẩm Khê A1
14 Ban quản lý Bến xe khách
Phú Thọ Sở GTVT Phú
Thị trấn Thanh Sơn Huyện Thanh
15 Trung Tâm DVHTDN nhỏ và vừa Doanh nghiệp tư nhân Xã Tiên Phú - huyện Phù Ninh A1
Hóa Chất Tập đoàn hóa chất Việt Nam TT Hùng Sơn - huyện Lâm Thao A1
17 Trường Cao đẳng cơ điện
Phú Thọ Bộ NN&PTNT Thị Trấn Thanh
Nguồn: Sở GTVT Phú Thọ (tháng 10/2021)
- Trung tâm sát hạch lái xe: Trên địa bàn tỉnh có có 07 Trung tâm, điểm sát hạch lái xe để sát hạch lái xe từ hạng A1,A2; B,C,D,E,FC.
Bảng 13: Hiện trạng trung tâm sát hạch lái xe tỉnh Phú Thọ
TT Tên Cơ Sở Đào Tạo Cơ quan chủ quản Địa điểm đào tạo, sát hạch Phân loại
1 Trung tâm Dạy nghề và Đào tạo lái xe Hùng
Phường Phong Châu - TX Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ Loại 1
Xã Trưng Vương - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ Loại 2
2 Trung tâm Đào tạo và
Sát hạch lái xe Phú Thọ Sở GTVT
Khu Công nghiệp Thụy Vân - TP Việt Trì - tỉnh
3 Trung tâm Dạy nghề và Đào tạo lái xe Việt Trì Doanh nghiệp tư nhân Xã Kim Đức - TP Việt Trì
Thanh Thủy Doanh nghiệp tư nhân Xã Đồng Trung - huyện
Thanh Thuỷ - tỉnh Phú Thọ Loại 2
5 Công Ty cổ phần TM và
DV Phúc Hưng Doanh nghiệp tư nhân TT Cẩm Khê - huyện Cẩm
Khê - tỉnh Phú Thọ Loại 3
Tập đoàn hóa chất Việt Nam
TT Hùng Sơn - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ Điểm sát hạch A1
7 Trường Cao đẳng cơ điện Phú Thọ Bộ
NN&PTNT Thị Trấn Thanh Ba, Huyện
Thanh Ba, TT Thanh Ba Điểm sát hạch A1
Nguồn: Sở GTVT Phú Thọ (tháng 10/2021)
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 -
2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ phê duyệt tại quyết định số 3294/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2011 và được điều chỉnh cục bộ tại các quyết định: Số 1081/QĐ-UBND ngày 15 tháng 5 năm
2014, số 1280/QĐ-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2014, số 1714/QĐ-UBND ngày
29 tháng 7 năm 2015, số 2224/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2015, số 2634/ QĐ-UBND ngày 09/10/2017, số 1421/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2018 và Nghị quyết số 17/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020
Nhằm cụ thể Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-
2020, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh các nhiệm kỳ đã ban hành các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch để chỉ đạo thực hiện, cụ thể: Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 21/11/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh; Nghị quyết 33/2011/NQ- HĐND ngày 12/12/2011 của HĐND tỉnh, Chương trình số 85/CTr-UBND ngày 11/01/2012 về chương trình huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết số 13- NQ/TU ngày15/7/2016 của Tỉnh ủy, Nghị quyết 17/2016/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 củaHội đồng nhân dân tỉnh và Chương trình hành động số 3692/Tr-UBND ngày30/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt giai đoạn 2016-2020 Đến nay, sau 10 năm triển khai thực hiện, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; cùng với sự giúp đỡ của các bộ, ngành trung ương, diện mạo ngành giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ đã có thay đổi, chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện
Về vận tải, khối lượng vận chuyển năm 2020 đạt khoảng 15,5 triệu hành khách, 41,8 triệu tấn hàng hóa, trong đó vận tải đường bộ là chủ yếu chiếm 89% về hành khách, 64% về hàng hóa Giai đoạn 2011-2020, tốc độ tăng trưởng vận tải bình quân đạt 7,5%/năm về hành khách, 8,4%/năm về hàng hóa, cao hơn 1,12-1,28 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân GRDP của tỉnh.
Về kết cấu hạ tầng giao thông: a) Về đường bộ:
Công tác phát triển giao thông giai đoạn 2011-2020 đã đầu tư mới, cải tạo nâng cấp hạ tầng giao thông, nhất là giao thông đường bộ thu được nhiều kết quả quan trọng nổi bật, điển hình như: Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn qua địa bàn tỉnh có chiều dài 62 km với 05 nút giao lên xuống) kết nối với thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa và hệ thống quốc lộ, đường tỉnh; 22km đường Hồ Chí Minh, 21,1km đường QL.32C đoạn qua thành phố Việt Trì, đường Trường Chinh kết nối khu công nghiệp Thuỵ Vân với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai tại nút giao IC7, đường Phù Đổng, đường Vũ Thê Lang, đường Nguyễn Tất Thành đoạn từ nút giao với đường Hùng Vương đến Khu di tích quốc gia Đền Hùng và xây dựng nhiều cây cầu lớn như cầu Đoan Hùng, cầu Kim Xuyên, các cầu Hùng Lô, Hoàng Cương trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cầu Hạc Trì, cầu Ngọc Tháp, cầu Đồng Quang, cầu Văn Lang bắc qua sông Hồng, sông Lô, sông Đà, sông Chảy Phong trào xây dựng đường giao thông nông thôn ở các địa phương được đẩy mạnh, tỷ lệ cứng hoá đường giao thông nông thôn tăng nhanh (năm 2010: tỷ lệ 26,6%; năm 2015: tỷ lệ 56,5%; năm 2020: tỷ lệ 70,7%) đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn Cùng với đó, thời gian qua, thực hiện Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 01/10/2020 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, công tác bảo vệ hệ thống kết cầu hạ tầng giao thông đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông cơ bản đã được nâng cao hiệu lực, hiệu quả và tiếp tục được tăng cường, thường xuyên, liên tục, đồng bộ ở các cấp, các ngành Công tác quản lý và quy hoạch đấu nối đường bộ đã được thực hiện theo các quy định liên quan và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương (Quy hoạch các điểm đấu nối vào Quốc lộ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được phê duyệt tại Quyêt định số 3357/QĐ-UBND ngày26/10/2011, số 2426/QĐ-UBND ngày 10/10/2014, số 113/QĐ-UBND ngày22/01/2015, số 2208/QĐ-UBND ngày 01/9/2016, số 1490/QĐ-UBND ngày26/6/2017…).
Với hệ thống hạ tầng giao thông kết nối hiện có, thời gian đi lại bằng ô tô từ thành phố Việt Trì, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Phú Thọ đi thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai với khoảng thời gian 3 giờ, đã rút ngắn khoảng
3 giờ so với thời điểm năm 2004; Hoặc đi sân bay Nội Bài thời gian đi lại khoảng 50 phút, rút ngắn khoảng 1 giờ so với năm 2004; Hoặc đi thành phố Hải Phòng khoảng 2 giờ 50 phút, rút ngắn 2 giờ so với năm 2004; Hoặc đến cửa khẩu Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn khoảng 4 giờ, rút ngắn khoảng 3 giờ so với năm
2004 Điều đó có thể thấy rằng, khả năng kết nối liên vùng đã được nâng cao rõ rệt, đi lại giữa các địa phương trong vùng và các trung tâm kinh tế lớn đã thuận lợi, thời gian được rút ngắn hơn nhiều so với giai đoạn trước. b) Về đường sắt: tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội – Lào Cai hiện có trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai, giai đoạn 1 nhằm nâng cao khả năng khai thác, đảm bảo an toàn chạy tàu; hiện nay đang tiếp tục nghiên cứu Quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng Tuy nhiên, nhìn chung, hệ thống đường sắt hiện có đã lạc hậu, tốc độ khai thác thấp, nhiều giao cắt đồng mức với đường bộ. c) Về đường thủy nội địa: đã được nạo vét, khơi thông đảm bảo giao thông thuỷ cho các phương tiện có tải trọng đến 200T qua lại; các bến thuỷ nội địa, bến cảng được cải tạo, nâng cấp phục vụ nhu cầu vận tải hiện nay.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh vẫn còn một số hạn chế đó là: tốc độ đô thị hoá đang tăng cao, với sự hình thành và mở rộng của các khu đô thị, các khu công nghiệp quy mô lớn trong khi nguồn lực đầu tư cho GTVT còn hạn chế, quy mô mạng lưới GTVT chưa đạt theo quy hoạch, còn nhiều tuyến đường chỉ đạt cấp IV, cấp V, thậm chí có cả cấp VI, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại và tương lai. Một số trục giao thông quan trọng chưa được đầu tư như: Tuyến đường giao thông liên vùng kết nối đường Hồ Chí Minh với QL.70B, QL.32C tỉnh Phú Thọ đi tỉnh Yên Bái; việc nâng cấp các tuyến đường thành đường tỉnh, mở mới các tuyến đường tỉnh chưa được nhiều dẫn đến khả năng kết nối giữa hệ thống đường xã, đường huyện, đường tỉnh với quốc lộ còn hạn chế.
Kết quả đánh giá quy hoạch đã được duyệt cụ thể như sau:
Bảng 16: Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch GTVT tỉnh Phú Thọ
TT Nội dung quy hoạch được duyệt Thực hiện
II.2.a) Mục tiêu cụ thể 2011-2020
Khối lượng vận tải hàng hóa đến 2020 đạt 63,8 triệu tấn, tăng bình quân 11%/ năm Khối lượng vận chuyển hành khách đến năm 2020 đạt 17,8 triệu hành khách, tăng bình quân 11%/năm
Năm 2020, khối lượng vận tải hàng hóa là 41,8 triệu tấn, vận tải hành khách là 15,5 triệu hành khách, đạt lần lượt 65% và 86% so với quy hoạch.
Về kết cấu hạ tầng giao thông:
Hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ phải đưa vào cấp hạng kỹ thuật, 100% được thảm
BTN hoặc láng nhựa, BTXM Quốc lộ đạt tiêu chuẩn cấp II, III; đường tỉnh tối thiểu đạt cấp IV, một số đoạn tuyến có lưu lượng vận tải lớn đạt cấp II.
Quốc lộ đạt 100% được thảm BTN hoặc láng nhựa, BTXM; tương tự đường tỉnh đạt khoảng 99,4%, còn 4,7 km đường đất Quốc lộ vẫn còn 204,2 km đường cấp IV, 39,4 km đường cấp V; Đường tỉnh vẫn còn 235,1 km đường cấp V, 14,7 km đường cấp VI và 0,2 Km đường chưa vào cấp (ĐT.316G).
Giao thông đô thị: 100% mặt đường nhựa hóa và cứng hóa, phát triển theo hướng hiện đại, đảm bảo đủ quỹ đất dành cho giao thông Đến hết năm 2021, tỷ lệ cứng hóa đường đô thị đạt 98,6%
Giao thông nông thôn: 70% được cứng hóa, trong đó đường huyện 100% được cứng hóa và đạt tối thiểu cấp V, đường xã đạt tối thiểu cấp VI
Hết năm 2021, tỷ lệ đường GTNT được cứng hoá đạt 72,1% Đường huyện: 97,4% cứng hóa, 45,6% đạt tối thiểu cấp V Đường xã: 95,6% cứng hóa, 35,2% đạt tối thiểu cấp VI
5 Đường thủy nội địa: tập trung nạo vét các tuyến chính đảm bảo đạt tối thiểu cấp III
03 tuyến đường thủy nội địa quốc gia (sông Lô, sông Hồng và sông Đà) đạt cấp
II, III ; tuy nhiên còn một số đoạn chưa được xử lý thanh thải đá ngầm và nạo vét, khơi thông luồng
6 Đường sắt: thực hiện theo quy hoạch quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thỏa thuận với địa phương
Bộ GTVT đã thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Yên Viên - Lào Cai, giai đoạn 1; hiện nay đang nghiên cứu Quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng
III Quy hoạch KCHT giao thông
1 Đường bộ a) Đường cao tốc, quốc lộ:
7 Hoàn thành đường xây dựng cao tốc Đã hoàn thành cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tuy
TT Nội dung quy hoạch được duyệt Thực hiện
Nội Bài - Lào Cai và đường Hồ Chí
Minh nhiên chưa hoàn thành đường Hồ Chí Minh
Các tuyến quốc lộ qua địa bàn được nâng cấp tối thiểu đạt cấp III, trong đó một số đoạn qua khu vực đô thị đạt cấp
II, cần nghiên cứu phương án xây dựng tuyến tránh qua các khu đô thị, khu đông dân cư
Cơ bản thực hiện theo QH, tuy nhiên quốc lộ vẫn còn khoảng 172 km đường cấp IV, 67,3 km đường cấp V; chưa đầu tư xây dựng QL.2 tránh thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh
Nâng cấp quản lý lên quốc lộ đối với các tuyến đường, gồm: ĐT316 (từ cầu
Đánh giá về các tồn tại, hạn chế
- Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và vận tải ngày càng tăng trong khi nguồn lực đầu tư cho GTVT còn hạn chế, quy mô mạng lưới GTVT chưa đạt theo quy hoạch, còn nhiều tuyến đường chỉ đạt cấp IV, cấp V, thậm chí có cả cấp VI, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại và tương lai Một số tuyến đường quy mô quy hoạch và đầu tư xây dựng còn hạn chế xuất hiện ùn tắc cục bộ, một số tuyến mới chưa được đầu tư theo quy hoạch
+ Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh tương đối lớn với 1.379 km đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, 10.903,6 km đường GTNT Về cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa để phát triển kinh tế của địa phương Tuy nhiên về quốc lộ vẫn còn khoảng 204,2 km đường cấp IV, 39,5 km đường cấp V; đường tỉnh vẫn còn 235,1 km đường cấp
V, 14,7 km đường cấp VI và 0,2 Km đường chưa vào cấp (ĐT.316G)
+ Còn tồn tại một số điểm nghẽn, nút thắt về KHCT giao thông như chưa hoàn thành đầu tư cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ - Ba Vì (Hà Nội) giúp kết nối các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc; mạng lưới đường còn thiếu các trục liên kết ngang; một số cầu lớn chưa được đầu tư theo quy hoạch như sông Hồng (cầu Vĩnh Lại, cầu Tình Cương kết nối Quốc lộ 2D với QL.32, QL.32C), sông Lô (cầu Hải Lựu), sông Đà (cầu Thạch Đồng trên đường Hồ Chí Minh).
+ Mặt khác, hiện nay Còn khoảng 240 km /786 km đường tỉnh đã xuống cấp, hư hỏng ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, đặc biệt khu vực TânSơn, Thanh Sơn, Đoan Hùng, Phù Ninh , nhiều tuyến được đầu tư từ những năm 2010 đã quá thời hạn quy định phải sửa chữa lớn hoặc phải nâng cấp cải tạo Trong khi đó, chưa cân đối được vốn để đầu tư sửa chữa kịp thời là một trong những nguyên nhân hư hỏng công trình gây mất an toàn giao thông, hạn chế năng lực khai thác của tuyến Thực tế hiện nay, kinh phí cho công tác bảo dưỡng thường xuyên chỉ đạt khoảng 48% so với định mức mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ theo Quyết định số 3409/QĐ-BGTVT ngày 08/9/2014 và Thông tư số 44/2021/TT-BGTVT ngày 31/12/2021 của Bộ Giao thông vận tải, trong đó đường tỉnh được cấp 40,0 triệu đồng/km/năm (theo Nghị quyết 13/2016/NQ-HĐND tỉnh ngày 08/12/2016) đạt khoảng 43% so với định mức trung bình; đối với quốc lộ được cấp 50 triệu/1 km/năm đạt khoảng 53% so với định mức trung bình Cùng với đó, kinh phí cho sửa chữa định kỳ mới chỉ đáp ứng với tỷ lệ rất nhỏ so với nhu cầu thực tế, trong đó đối với đường tỉnh giai đoạn 2018 - 2020 trung bình khoảng 42,3 tỷ/năm chỉ đáp ứng khoảng 17% so với nhu cầu thực tế hàng năm và đặc biệt chưa tiếp tục được bố trí vốn, thực hiện theo kế hoạch hàng năm; quốc lộ đạt 230 triệu đồng/1km/năm chỉ đáp ứng cơ bản một phần cho công tác quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, cũng chưa có nguồn kinh phí dự phòng hàng năm cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai, sửa chữa đột xuất và xử lý điểm đen các tuyến đường tỉnh.
- Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai qua địa nhiều trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của các đia phương như thị trấn Hạ Hòa, thị xã Phú Thọ, thành phố Việt Trì và nhiều khu vực đông dân cư với 170 vị trí giao cắt giữa đường sắt với đường bộ (Trong đó: có 23 đường ngang hợp pháp có người gác chắn; 15 đường ngang cảnh báo tự động và có 132 lối đi dân sinh tự mở) và không có đường gom dân sinh Trong quá trình khai thác thường xuyên gây ùn tắc giao thông trong đô thị, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cao; Tốc độ chạy tàu còn thấp, nhà ga đón, trả khách và hàng hóa lạc hậu, còn nhiều bất cập nên khối lượng vận tải bằng đường sắt rất thấp so với vận tải bằng đường bộ
- Vận tải đường thủy nội địa còn hạn chế do hàng năm về mùa kiệt một số đoạn tuyến phương tiện vận tải không thể lưu thông và quy mô các bến bãi nhỏ,chủ yếu phục vụ nhu cầu nhân dân địa phương, khả năng kết nối phục vụ vận tải hàng hóa cho các khu, cụm, công nghiệp để giảm áp lực cho vận tải đường bộ còn hạn chế.
- Mạng lưới đường bộ lớn, lưu lượng ô tô ngày càng tăng nhanh gây áp lực lớn đến chất lượng hạ tầng Mạng lưới đường bộ qua địa hình miền núi, chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết nên tình trạng xuống cấp nhanh, nhu cầu đầu tư sửa chữa, xây dựng lớn, trong khi khả năng cân đôi nguồn lực còn khó khăn chưa đáp ứng được nhu cầu.
ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH PHÚ THỌ THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
Dự báo yếu tố tác động và yêu cầu đối với hạ tầng giao thông cho phát triển
a) Dự báo các yếu tố tác động
Với vai trò tiếp tục là một đột phá chiến lược, cần đi trước mở đường, kết cấu hạ tầng giao thông sẽ được dự báo là chịu áp lực phát triển ở mức cao từ yêu cầu xây dựng Phú Thọ là tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 7,5%/năm trở lên Một số yêu cầu chủ yếu như sau:
+ Yêu cầu về kết nối vùng, kết nối nội tỉnh giữa các khu vực kinh tế động lực: kết nối nhanh về thủ đô Hà Nội và khu vực miền núi phía Bắc thông qua cao tốc Nội Bài – Lào Cai và Tuyên Quang - Phú Thọ - Ba Vì (Hà Nội) trong giai đoạn tới
+ Yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội: Với tiềm năng, lợi thế về công nghiệp và là vùng đất của giá trị lịch sử, văn hóa, giao thông đường tỉnh và giao thông nông thôn cũng phải được dành quan tâm đầu tư kết nối đến các khu, cụm công nghiệp, các khu di tích lịch sử, khu du lịch b) Kết quả dự báo nhu cầu giao thông:
* Dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa:
- Sử dụng số liệu thống kê về khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển hàng hóa của tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2010-2020 để tiến hành phân tích mối quan hệ tương quan giữa GRDP, dân số và nhu cầu vận tải hàng hóa
- Sử dụng số liệu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-
Từ đó dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa dựa trên dự báo về GRDP và dân số Phú Thọ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 như sau:
Bảng 17: Dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
GRDP (tỷ đồng) - giá so sánh 2010
Khối lượng hàng hóa vận chuyển (nghìn tấn)
Khối lượng hàng hóa luân chuyển (nghìn tấn.km)
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2021 và Tổng hợp, tính toán của tư vấn
Tổng khối lượng vận tải hàng hóa vận chuyển đến năm 2030 là 99,79 triệu tấn, tăng bình quân giai đoạn 2021-2030 là 9,25%, đến năm 2050 đạt 244,81 triệu tấn, tăng bình quân giai đoạn 2031-2050 là 4,59% Tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển đến năm 2030 là 10.470 triệu tấn Km, tăng bình quân giai đoạn 2021-2030 là 8,91%; đến năm 2050 đạt 24.255 triệu tấn Km, tăng bình quân giai đoạn 2031-2050 là 4,29%
Kết quả dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa phân chia theo các phương thức vận tải:
Bảng 18: Dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa phân chia theo các phương thức
Năm Tổng khối lượng HHVC
(nghìn tấn) Đường bộ Đường thủy nội địa Đường sắt
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2021 và Tổng hợp, tính toán của tư vấn
* Dự báo nhu cầu vận tải hành khách:
- Sử dụng số liệu thống kê về khối lượng vận chuyển, khối lượng luân chuyển hành khách của tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2010-2020 để tiến hành phân tích mối quan hệ tương quan giữa GRDP, dân số và nhu cầu vận tải hàng hóa
- Sử dụng số liệu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-
Từ đó dự báo nhu cầu vận tải hành khách dựa trên dự báo về GRDP và dân số Phú Thọ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 như sau:
Bảng 19: Dự báo nhu cầu vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
GRDP (tỷ đồng) - giá so sánh 2010
Khối lượng hành khách vận chuyển (nghìn HK)
Khối lượng hành khách luân chuyển (nghìn HK.km)
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2021 và Tổng hợp, tính toán của tư vấn
Tổng khối lượng vận tải hành khách vận chuyển đến năm 2030 là 43,24 triệu HK, tăng bình quân giai đoạn 2021-2030 là 10,98%; đến năm 2050 đạt 128.39 triệu HK, tăng bình quân giai đoạn 2031-2050 là 5,59% Tổng khối lượng hành khách luân chuyển đến năm 2030 là 2.852,2 triệu HK Km, tăng bình quân giai đoạn 2021-2030 là 12,02%; đến năm 2050 đạt 9.231,8 triệu HK.Km, tăng bình quân giai đoạn 2031- 2050 là 6,05%.
Kết quả dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa phân chia theo các phương thức vận tải:
Bảng 20: Dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa phân chia theo các phương thức vận tải
(nghìn HK) Đường bộ Đường thủy nội địa Đường sắt
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2021 và Tổng hợp, tính toán của tư vấn
* Dự báo tăng trưởng lưu lượng trên một số hướng tuyến đường bộ chính: được nghiên cứu, xem xét trên các luồng vận tải chính, cụ thể:
- Các luồng vận tải liên tỉnh chính theo các hành lang chủ yếu như sau:
(1) Hà Nội - Vĩnh Yên - Việt Trì - TX Phú Thọ - Yên Bái (CT Nội Bài - Lào Cai)
(2) Tuyên Quang - TX Phú Thọ - Phong Châu - Hoà Lạc - Chợ Bến/Hoà Bình (CT Tuyên Quang - Phú Thọ - Hà Nội, QL.32, QL.70B)
(3) Hà Nội - Sơn Tây - Trung Hà - Phong Châu - Thanh Sơn - Thu Cúc – Sơn La/Nghĩa Lộ (QL.32)
- Các luồng vận tải nội tỉnh chính:
+ Việt Trì-TX Phú Thọ và Việt Trì – Tam Nông (QL32C)
+ Cổ Tiết - Sơn Tình - Hiền Lương (ĐT.315D)
+ Đoan Hùng – Hạ Hoà – Yên Lập (QL.2-QL.70B/ĐT.321B)
+ Kim Xuyên - Vũ Ẻn - Lương Sơn - Thu Cúc (ĐT.314E-321/32B-32)
+ Hải Lựu - TX.Phú Thọ - Tình Cương - Yên lập - Thu Cúc
+ Hải Lựu - TX.Phú Thọ - Lương Lỗ - Ngọc Lập - Xuân Sơn
+ Việt Trì/Đền Hùng – Thanh Sơn – Xuân Sơn
+ Thanh Thuỷ - Địch Quả - Thu Cúc
Hình 4: Dự báo tăng trưởng lưu lượng trên một số hướng tuyến đường bộ chính Đối với các tuyến cao tốc, quốc lộ, theo báo cáo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã tính toán dự báo và quy hoạch quy mô các tuyến nên trong quy hoạch tỉnh sẽ chỉ cập nhật tuân thủ quy mô quy hoạch, số liệu dự báo.
Bảng 21: Dự báo nhu cầu vận tải đối với các tuyến cao tốc, quốc lộ
T Tên đường Dự báo lưu lượng
1 Cao tốc Hà Nội – Lào
2 QL.2, Cao tốc Bắc Nam phía Tây (CT.02) 14.500-32.500 Vĩnh Yên - Tuyên Quang
3 QL.70 6.400-8.500 Đoan Hùng, Phú Thọ - Yên
4 QL.32 9.000-10.000 Sơn Tây - Yên Bái
Nguồn: Dự báo nhu cầu vận tải của Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030 Đối với đường tỉnh, tăng trưởng lưu lượng trung bình ở mức dưới 10%/năm (gần với mức tăng trưởng vận tải chung 9%-11/năm) thì đến năm
2030, các đường tỉnh chính đạt lưu lượng chủ yếu khoảng 1000-2000 PCU/ngđ, các đường tỉnh khác chủ yếu khoảng 500-1000 PCU/ngđ, tức là phù hợp với quy mô tối thiểu cấp IV theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054-2005.
* Nhu cầu vận tải đường thuỷ nội địa và đường sắt: Đối với các tuyến thủy nội địa chính được cập nhật quy mô và số liệu dự báo theo báo cáo Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050, các tuyến đường sắt quốc gia theo báo cáo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Theo đó, trên hành lang vận tải Hà Nội - Lào Cai đến năm 2030, mật độ vận chuyển hàng hóa trung bình bằng đường thủy khoảng 9,6 triệu tấn/năm, bằng đường sắt khoảng 3 triệu tấn/năm; mật độ vận chuyển hành khách trung bình bằng đường sắt khoảng 2 triệu khách/năm Các tuyến thủy nội địa địa phương và nhánh đường sắt chủ yếu phục vụ nhu cầu cự ly ngắn, mang tính hỗ trợ gom hàng hóa cho các tuyến chính, do vậy sản lượng vận tải và quy mô quy hoạch phụ thuộc vào các tuyến chính và khả năng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. c) Cơ hội để phát triển giao thông của tỉnh
Phú Thọ là đầu mối giao thông quan trọng, là khu vực trung chuyển giữa các tỉnh khu vực đồng bằng với các tỉnh miền núi phía bắc và vận chuyển quốc tế nên sẽ ưu tiên về đầu tư cho cơ sở hạ tầng từ nguồn ngân sách, ODA, đồng thời có khả năng thu hút mạnh từ nguồn lực ngoài ngân sách.
Tỉnh có tiềm năng về quỹ đất, tài nguyên và du lịch là động lực để đề xuất, thu hút đầu tư phát triển đường bộ cao tốc nối với Hà Nội và các tỉnh miền núi phía Bắc, các tuyến đường cấp cao nối khu công nghiệp, khu di tích và du lịch, các tuyến đường sắt, đường thủy nội địa phục vụ vận tải cho hành lang Hải Phòng - Hà Nội – Lào Cai. d) Khó khăn, thách thức
Phú Thọ nằm ở khu vực trung du miền núi phía Bắc, hàng năm chịu ảnh hưởng của diễn biến thời tiết mưa lớn ảnh hưởng gây sạt lở đất và lũ bùn làm hư hỏng các công trình giao thông cũng như gây ra những rủi ro về người và xã hội.
Quan điểm, mục tiêu phát triển
Phú Thọ là một tỉnh giàu tiềm năng để phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ…, có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ dân trí cao, nằm trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc, gần thủ đô Hà Nội rất thuận lợi để phát triển mạng lưới giao thông; cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa Do vậy, hệ thống GTVT của tỉnh cần được phát triển trên quan điểm sau:
(1) Phát triển giao thông vận tải phải đảm bảo tính kế thừa các quy hoạch giai đoạn trước, tiếp tục củng cố và phát triển giao thông vận tải đảm bảo thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng phát triển của tỉnh, cần được ưu tiên đầu tư nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
(2) Khai thác tối đa điều kiện địa lý của địa phương, phát triển hệ thống giao thông một cách đồng bộ, từng bước hiện đại, đảm bảo kết nối giữa các khu vực kinh tế trọng điểm, liên kết giữa các vùng trong và ngoài tỉnh đảm bảo kết nối thuận tiện giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng địa hình khác nhau, giữa đô thị với nông thôn.
(3) Từng bước nâng cấp mạng lưới giao thông hiện có, tập trung nguồn lực đầu tư trọng tâm, trọng điểm các công trình hạ tầng giao thông quan trọng, có tính đột phá kết nối đến Khu công nghiệp, Khu di tích lịch sử, khu du lịch, các trục chính phát triển không gian kinh tế cho các địa phương, các tuyến đảm bảo quốc phòng an ninh và phù hợp với khả năng cân đối, huy động nguồn lực của tỉnh; chú trọng đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống giao thông hiện có, đảm bảo duy trì khả năng khai thác của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.
(4) Phát huy nội lực, thu hút mọi thành phần kinh tế, từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều hình thức tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; bố trí đầy đủ, kịp thời nguồn lực cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; dành quỹ đất hợp lý để phát triển, đầu tư xây dựng giao thông; đảm bảo hành lang an toàn giao thông và bảo vệ môi trường, cảnh quan.
(5) Phát triển vận tải theo cơ chế thị trường, cạnh tranh lành mạnh, có sự quản lý của nhà nước; nâng cao chất lượng dịch vụ, có nhiều phương thức vận chuyển với chi phí hợp lý, an toàn, giảm thiểu tác động môi trường và tiết kiệm năng lượng; phát triển bến bãi, kho vận, từng bước hình thành vận tải theo phương thức hiện đại. b) Mục tiêu đến năm 2030:
Cải tạo, nâng cấp hệ thống GTVT tỉnh Phú Thọ nhằm đáp ứng được mức tăng trưởng vận tải trung bình 9%-11%/năm Tập trung nâng cao tốc độ khai thác trên các tuyến đường bộ, tối ưu mạng lưới để rút ngắn hơn nữa thời gian tiếp cận đến các trung tâm hành chính, khu công nghiệp, khu di tích, khu du lịch của tỉnh
+ Đối với cao tốc, quốc lộ: chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan trung ương, địa phương lân cận cùng nghiên cứu, đề xuất các phương án kỹ thuật, phân kỳ đầu tư để thúc đẩy thực hiện nhanh các dự án đầu tư theo quy hoạch, phấn đấu sớm hoàn thiện các tuyến đường bộ cao tốc đạt quy mô 4-6 làn xe, nâng cấp các quốc lộ đạt cấp III, IV.
+ Đối với đường tỉnh: đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ bản đạt cấp III, IV. Những đoạn qua đô thị được mở rộng, chỉnh trang phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị hoặc làm các tuyến tránh khu vực đô thị đông dân cư.
+ Giao thông nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh đạt tỷ lệ cứng hóa 90%, trong đó: cải tạo, nâng cấp đường huyện, liên xã cơ bản đạt tối thiểu cấp IV, V đường xã đạt loại V,VI; 100% đường huyện, đường xã được cứng hóa.
+ Hệ thống đường đô thị được phát triển phù hợp với quy hoạch không gian, kiến trúc đô thị, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, liên thông với mạng lưới giao thông vận tải nội tỉnh và liên tỉnh Nâng cao tỷ lệ quỹ đất hạ tầng giao thông trong đô thị, đối với các khu đô thị mới tỷ lệ quỹ đất hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đạt bình quân từ 11-26% so với quỹ đất xây dựng đô thị Quan tâm dành quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng bến xe, kho bãi, trạm dừng nghỉ phục vụ nhu cầu phát triển vận tải hành khách và hàng hóa, đặc biệt quan tâm bố trí đất để xây dựng bãi đỗ xe ở trung tâm các khu đô thị.
+ Tăng cường các biện quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải; thực hiện tốt công tác bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ…nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông hàng năm từ 5%-10% số người bị chết và bị thương do tai nạn giao thông.
- Đường thủy nội địa: Tiếp tục quan tâm nạo vét các tuyến sông Hồng, sông Lô và sông Đà (do Trung ương quản lý) đảm bảo duy trì hoạt động theo tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III trở lên; các sông địa phương đưa vào cấp kỹ thuật. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa.
- Đường sắt: Thực hiện theo quy hoạch mạng đường sắt quốc gia thời kỳ2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Trước mắt kiến nghị Trung ương tiếp tục quan tâm thực hiện cải tạo, nâng cấp tuyến Hà Nội – Lào Cai, đầu tư mở rộng bến bãi, kho chứa, thiết bị bốc dỡ, hiện đại các nhà ga đón trả khách, lắp đặt hệ thống cảnh báo tự động điều khiển giao thông tại các điểm giao cắt với đường bộ, xây dựng hệ thống đường gom dọc hai bên tuyến, xây dựng cầu đường bộ vượt đường sắt và các biện pháp khác nhằm xóa bỏ các lối đi tự mở để đảm bảo an toàn; tiếp tục duy trì, khai thác hiệu quả ga có kết nối đường sắt đến cảng Việt Trì, nhánh vào nhà máy Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao và khôi phục nhánh đường sắt kết nối đến Cụm công nghiệp phía Bắc Lâm Thao, trung tâm dịch vụ logistics thuộc địa bàn xã Xuân Lũng, Tiên Kiên, huyện Lâm Thao (nhánh vào nhà máy Giấy Bãi Bằng) c) Tầm nhìn đến năm 2050
Hoàn thiện mạng lưới giao thông hiện đại, kết nối thuận tiện giữa các phương thức vận tải đường bộ – đường sắt – đường thủy nội địa Đường bộ: các tuyến cao tốc quy mô 6 làn xe, quốc lộ đạt tối thiểu cấp cấp III, xây dựng thêm các tuyến đường QL tránh thành phố, thị xã, huyện lỵ, mạng lưới đường tỉnh cơ bản đạt cấp III; Đường sắt: xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai; Đường thủy nội địa: khai thác thuận lợi vận tải thủy theo hành lang Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai.
Phương án quy hoạch GTVT tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh gồm đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa được kết nối liên hoàn, đồng bộ, từng bước hiện đại và bền vững, trong đó mạng lưới đường bộ có vai trò chủ yếu Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới đường bộ, đường sắt và hạ tầng đường thủy nội địa Việt Nam thời kỳ
2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; kế thừa những kết quả thực hiện quy hoạch giai đoạn trước đã được Chính phủ cho phép tích hợp vào quy hoạch tỉnh (Nghị quyết 110/NQ-CP), phương án tổng quan phát triển mạng lưới giao thông vận tải thực hiện như sau:
3.3.1 Đường bộ a) Đường bộ cao tốc, quốc lộ: thực hiện theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, hình thành các các tuyến cao tốc, quốc lộ cụ thể như sau:
* Đường bộ cao tốc: đến năm 2050, trên địa bàn hình thành 2 tuyến cao tốc /122,5 km
(1) Cao tốc Nội Bài – Lào Cai (CT.05): đoạn qua tỉnh Phú Thọ dài 62 km với 05 nút giao (tại TP Việt Trì, Phù Ninh, TX Phú Thọ, Cẩm Khê, Hạ Hòa); thời kỳ 2021-2030, quy mô quy hoạch 6 làn xe, đến năm 2050 duy trì quy mô 6 làn xe.
(2) Cao tốc Bắc - Nam phía Tây (CT.02) từ Tuyên Quang đến Kiên
Giang: đoạn qua tỉnh Phú Thọ dài khoảng 60,5 km, gồm 2 đoạn:
+ Tuyên Quang - Phú Thọ: dài khoảng 40 km, đoạn qua Phú Thọ dài 28,6 km, có 02 nút giao liên thông với QL.70 tại Đoan Hùng và với ĐT.314B tại Thanh Ba, đồng thời có nút giao bằng tại Km40+200 và kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai tại nút giao IC9 ở xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ, ưu tiên đầu tư thời kỳ 2021-2030 đạt quy mô 4 làn xe, tầm nhìn đến năm 2050, nghiên cứu đầu tư xây dựng đạt quy mô 6 làn xe.
+ Phú Thọ - Hà Nội (Ba Vì) (hướng tuyến theo quy hoạch đường Hồ Chí Minh đoạn từ TX Phú Thọ – Ba Vì (Hà Nội)): dài khoảng 55 km, đoạn qua Phú Thọ dài khoảng 31,9 km, thực hiện đầu tư thời kỳ 2021-2030 quy mô 4-6 làn xe, đến năm 2050 quy mô 6 làn xe Nghiên cứu phương án các nút giao liên thông với ĐT.315 tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, với QL.32 tại xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông và với ĐT.317G tại xã Đào Xá, huyện Tam Nông,
* Quốc lộ: quy hoạch thời kỳ 2021-2030 đạt tối thiểu cấp IV, đến năm
2050 đạt tối thiểu cấp III, đoạn qua đô thị theo quy hoạch xây dựng đô thị hoặc làm các tuyến tránh khu vực đô thị đông dân cư Quy hoạch mạng lưới quốc lộ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 07 tuyến hiện nay có 07 tuyến chiều dài 533,7 km, trong đó kéo dài QL.32B từ ngã ba Thu Cúc đến QL.70B tại xã Xuân An, huyện Yên Lập và nghiên cứu bổ sung quy hoạch các tuyến đường tỉnh kết nối liên vùng theo hướng ĐT.316, ĐT.317, ĐT.323 khi đáp ứng các tiêu chí đường Quốc lộ sẽ xem xét nâng thành đường Quốc lộ Cụ thể như sau:
- Quốc lộ chính yếu: 03 tuyến/173 km và quy hoạch đường Hồ Chí Minh hiện tại trùng với hướng tuyến cao tốc Phú Thọ - Hà Nội (Ba Vì).
+ Quốc lộ 2: dài khoảng 64,6 km, đi qua TP.Việt Trì, huyện Phù Ninh,
TX Phú Thọ và huyện Đoan Hùng Quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 quy mô đạt tối thiểu cấp III, 2-6 làn xe Xây dựng đoạn tránh khu vực đô thị đông dân cư quy mô tối thiểu đạt cấp III, 2-6 làn xe, gồm: tuyến tránh trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, chiều dài khoảng 8,5 km, điểm đầu tại thị trấn Phù Ninh, điểm cuối xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ; và tránh thị trấn Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng, chiều dài khoảng 3 km, điểm đầu kết nối QL.2 tại xã Sóc Đăng, điểm cuối kết nối QL.70 xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng
+ Quốc lộ 32: dài khoảng 82 km, đi qua các huyện Tam Nông, Thanh Sơn, Tân Sơn Quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 quy mô đạt tổi thiểu cấp III, IV, 2-4 làn xe Tiếp tục quan tâm sớm đầu tư cải tạo, nâng cấp mở rộng đoạn từ Cổ Tiết – Thu Cúc và nghiên cứu xây dựng tuyến tránh thị trấn Thanh Sơn, chiều dài khoảng 10 km, điểm đầu QL.32 tại xã Tề Lễ, huyện Tam Nông, điểm cuối xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn, quy mô tối thiểu đạt cấp III, 2-
4 làn xe nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, đảm đạt an toàn giao thông.
+ Quốc lộ 70: dài khoảng 26,4 km, đi qua huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa. Quy hoạch đến năm 2030, quy mô đạt cấp III, IV, 2-4 làn xe Đến năm 2050, quy hoạch đạt tối thiểu cấp III, 2-4 làn xe.
- Các quốc lộ thứ yếu: 4 tuyến/360,7 km
+ Quốc lộ 32B: hiện nay trên địa bàn tỉnh dài khoảng 10 km, đi qua huyện Tân Sơn Quy hoạch đến năm 2030, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo khoảng 26 km từ ngã ba Thu Cúc đến QL.70B tại xã Xuân An, huyện Yên Lập để kéo dài QL32B với tổng chiều dài khoảng 36 km, quy mô đạt tối thiểu cấp
IV, 2-4 làn xe Đến năm 2050, quy hoạch đạt tối thiểu cấp IV, 2-4 làn xe.
+ Quốc lộ 32C: dài khoảng 100 km, đi qua TP Việt Trì, huyện Lâm Thao,Tam Nông, Cẩm Khê, Hạ Hòa, bao gồm QL.32C tránh TP Việt Trì dài 21 km.Quy hoạch đến năm 2030, quy mô đạt tối thiểu cấp III, 2 - 4 làn xe, trong đó xây dựng mới cầu Phong Châu mới qua sông Hồng thay thế cầu Phong Châu cũ, tải trọng thấp, không đồng bộ với đường Đến năm 2050, đầu tư mở rộng đoạn qua
Khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng đến ngã ba Tiên Kiên, quy mô kỹ thuật cấp II, cấp III, 2-4 làn xe.
Quy hoạch QL.32C tránh TP Việt Trì: dài khoảng 21 km, đi qua TP Việt Trì, huyện Lâm Thao Quy hoạch đến năm 2030, quy mô đạt tối thiểu cấp II, 4 làn xe, trong đó hoàn thiện 9,5 km mặt đường và hệ thống ATGT phía trái tuyến đoạn từ cầu Lâm Hạc đến cầu Phong Châu; đến năm 2050 cơ bản đạt cấp II, đường chính đô thị, 4-6 làn xe.
+ Quốc lộ 70B: dài khoảng 133,8 km, đi qua các huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Yên Lập, Thanh Sơn Quy hoạch đến năm 2030, quy mô đạt cấp III, IV, 2-
4 làn xe; xây dựng đoạn tránh thị trấn Yên Lập, chiều dài khoảng 3 km, điểm đầu tại xã Hưng Long, điểm cuối xã Đồng Thịnh, huyện Yên Lập Đến năm
2050, quy hoạch tối thiểu đạt cấp III, IV, 2-4 làn xe.
+ Quốc lộ 2D: dài khoảng 90,8 km, đi qua huyện Lâm Thao, Thanh Ba,
Hạ Hòa; Thị xã Phú Thọ và TP Việt Trì tỉnh Phú Thọ Quy hoạch đến năm
2030, quy mô đạt tối thiểu cấp IV, III, 2-4 làn xe Đến năm 2050, quy hoạch đạt tối thiểu cấp IV, III, 2-4 làn xe.
- Đối với các đoạn tuyến quốc lộ quy hoạch qua khu đô thị, khu vực đông dân cư thực hiện theo các quy hoạch xây dựng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.