MỤC LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii DANH MỤC BẢNG viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH x ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Sự cần thiết phải lập phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng 1 2. Căn cứ pháp lý và tài liệu sử dụng 3 2.1. Căn cứ pháp lý 3 2.2. Tài liệu sử dụng 5 Phần 1. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ NGÀNH LÂM NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ 7 1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên rừng 8 1.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên 8 1.1.2. Hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng 10 1.1.3. Công tác tổ chức quản lý rừng và các chủ rừng 14 1.2. Tình hình phát triển lâm nghiệp 19 1.2.1. Phát triển trồng rừng sản xuất 19 1.2.2. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản 27 1.2.3. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng và phòng hộ 30 1.2.4. Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng 32 1.3. Đánh giá kết quả thực hiện các quy hoạch của ngành Lâm nghiệp 33 1.3.1. Quy hoạch sử dụng đất rừng giai đoạn 20112020 33 1.3.2. Quy hoạch ba loại rừng giai đoạn 20112020 35 1.3.3. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 20112020 37 1.3.4. Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giai đoạn 2016 2020 39 1.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong bảo vệ và phát triển rừng 40 1.4.1. Thuận lợi 40 1.4.2. Khó khăn 41 Phần 2. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG SẢN XUẤT, RỪNG PHÒNG HỘ, RỪNG ĐẶC DỤNG GIAI ĐOẠN 20212030, TẦM NHÌN 2050 44 2.1. Bối cảnh và các yếu tố tác động đến bảo vệ và phát triển rừng 45 2.1.1. Bối cảnh quốc tế và xu hướng phát triển lâm nghiệp thế giới 45 2.1.2. Bối cảnh trong nước và các yếu tố tác động đến bảo vệ và phát triển rừng 46 2.2. Quan điểm xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng 47 2.3. Định hướng phát triển 48 2.3.1. Định hướng chung 48 2.3.2. Định hướng cụ thể 49 2.4. Mục tiêu cụ thể phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021 2030 50 2.4.1. Về kinh tế 50 2.4.2. Về xã hội 50 2.4.3. Về môi trường 51 2.5. Tầm nhìn đến năm 2050 51 2.6. Phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 20212030 52 2.6.1. Quy hoạch ba loại rừng 52 2.6.2. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng 56 2.6.3. Quy hoạch khai thác sản phẩm và dịch vụ từ rừng 59 2.6.4. Quy hoạch chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ 60 2.7. Giải pháp chủ yếu thực hiện phương án quy hoạch 60 2.7.1. Đổi mới tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất ngành Lâm nghiệp 60 2.7.2. Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực của lực lượng lao động ngành Lâm nghiệp 62 2.7.3. Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và thích hợp 62 2.7.4. Xây dựng và thực thi hệ thống chính sách phát triển lâm nghiệp 63 2.7.5. Huy động các nguồn vốn đầu tư vào bảo tồn, phát triển rừng và kinh tế lâm nghiệp 64 2.8. Hiệu quả của các giải pháp thực hiện quy hoạch 68 2.8.1. Hiệu quả kinh tế 68 2.8.2. Hiệu quả xã hội 68 2.8.3. Hiệu quả môi trường 69 2.9. Các chương trình và dự án ưu tiên 69 Phần 3. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU RỪNG QUỐC GIA ĐỀN HÙNG GIAI ĐOẠN 20212030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 72 3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội 73 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 73 3.1.2. Hiện trạng tài nguyên rừng và sử dụng đất 76 3.1.3. Thảm thực vật và phân bố loài quý hiếm 80 3.1.4. Đặc điểm về cảnh quan gắn với yếu tố văn hoá và lịch sử 82 3.1.5. Đặc điểm về dân số 83 3.2. Thực trạng công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng 83 3.2.1. Tổ chức công tác bảo tồn và phát triển rừng 83 3.2.2. Kết quả và hiệu quả của công tác bảo tồn và phát triển rừng 85 3.2.3. Những vấn đề và thách thức của công tác bảo tồn và phát triển rừng 86 3.3. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng 87 3.3.1. Quan điểm 87 3.3.2. Mục tiêu 87 3.3.3. Luận chứng xác định ranh giới khu vực và các phân khu chức năng 88 3.4. Phương án quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng 89 3.4.1. Quy hoạch sử dụng đất 89 3.4.2. Quy hoạch các khu chức năng 90 3.5. Giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch 93 3.5.1. Giải pháp về tổ chức và nhân lực 93 3.5.2. Giải pháp về quản lý đất rừng đặc dụng 93 3.5.3. Giải pháp về nghiên cứu khoa học và ứng dụng cộng nghệ 94 3.5.4. Giải pháp về quản lý bảo vệ và phòng chống cháy rừng 94 3.6. Danh mục các dự án và dự án ưu tiên 95 3.6.1. Dự án đang thực hiện 95 3.6.3. Dự án ưu tiên 95 Phần 4. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN GIAI ĐOẠN 20212030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 96 4.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội 97 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên 97 4.1.2. Hiện trạng tài nguyên rừng và sử dụng đất 99 4.1.3. Thảm thực vật và phân bố loài quý hiếm 101 4.1.4. Đặc điểm về cảnh quan gắn với văn hoá và du lịch sinh thái 105 4.1.5. Đặc điểm kinh tếxã hội 106 4.2. Thực trạng công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng 108 4.2.1. Tổ chức công tác bảo tồn và phát triển rừng 108 4.2.2. Kết quả và hiệu quả của công tác bảo tồn và phát triển rừng 111 4.2.3. Những vấn đề và thách thức của công tác bảo tồn và phát triển rừng 113 4.3. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng 115 4.3.1. Quan điểm 115 4.3.2. Mục tiêu 115 4.3.3. Luận chứng xác định ranh giới khu vực và các phân khu chức năng 116 4.4. Phương án quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng 119 4.4.1. Quy hoạch sử dụng đất 119 4.4.2. Quy hoạch các phân khu chức năng 119 4.4.3. Quy hoạch các hạng mục và cơ sở hạ tầng 125 4.4.4. Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái 128 4.4.5. Quy hoạch vùng đệm 130 4.4.6. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư 132 4.5. Giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch 135 4.5.1. Giải pháp về tổ chức và nhân lực 135 4.5.2. Giải pháp về quản lý đất đai 136 4.5.3. Giải pháp về nghiên cứu khoa học và ứng dụng cộng nghệ 136 4.5.4. Giải pháp về quản lý bảo vệ và phòng chống cháy rừng 137 4.6. Danh mục các chương trình và dự án ưu tiên 138 4.6.1. Chương trình, dự án đang thực hiện 138 4.6.2. Đề xuất chương trình, dự án mới 138 4.6.3. Chương trình, dự án ưu tiên 139 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 140
Sự cần thiết phải lập phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
Trong giai đoạn 2011-2020, ngành Lâm nghiệp đã nỗ lực triển khai thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch, đề án, dự án quan trọng; nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều cơ chế, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng và phát triển lâm nghiệp Ngành Lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức và sự quan tâm của toàn xã hội đối với rừng, sự đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu Bên cạnh đó, ngành Lâm nghiệp cũng còn một số tồn tại như công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn hạn chế; tình trạng tranh chấp đất đai, vi phạm các qui định về bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn diễn ra phức tạp tại một số địa phương; diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng còn hạn chế, năng suất rừng trồng tuy được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, chủ yếu gỗ nhỏ, chưa hoàn toàn đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu; sự phát triển của ngành chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; đời sống và thu nhập của một bộ phận người dân và lao động ngành Lâm nghiệp còn nhiều khó khăn Đối với bất cứ ngành nào, quy hoạch có vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển và đề ra các giải pháp hữu hiệu Một quy hoạch hiệu quả sẽ giúp phát triển bền vững ngành về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường Quy hoạch phát triển của một ngành cần phải được xây dựng và thực hiện hài hòa trong bối cảnh liên kết giữa ngành này và các ngành khác có liên quan Ngoài ra, xây dựng và thực hiện quy hoạch cũng cần phải đảm bảo sự thống nhất giữa trung ương và địa phương để đảm bảo sự hài hòa trong định hướng phát triển Hiện nay, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 của các địa phương đang được xây dựng Đây là căn cứ quan trọng để các địa phương xây dựng quy hoạch tổng thể KT-XH thời kỳ 2021-
2030, trong đó quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là một trong những phương án quy hoạch tích hợp, nhằm quản lý rừng bền vững; khai thác, sử dụng rừng gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao giá trị kinh tế và giá trị văn hóa, lịch sử của rừng; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao sinh kế của người dân
Giai đoạn 2021-2030 được dự báo sẽ có nhiều sự thay đổi lớn liên quan đến các ngành kinh tế nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng cũng như đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng như: Các nguồn lực hiện có về tài nguyên rừng và các tiến bộ khoa học, công nghệ mới được áp dụng, phương pháp bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên rừng có nhiều thay đổi; Áp lực suy giảm tài nguyên rừng cho các mục đích sử dụng mang tính cạnh tranh cao và sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế; Nhiều chủ trương, quan điểm mới về phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường; Định hướng bảo vệ rừng gắn với môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu đang trở nên đặc biệt cấp thiết
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, tổng diện tích tự nhiên 353.456 ha, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 188.121,8 ha, chiếm 53,22% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, diện tích có rừng là 170.531,8 ha, chiếm 90,65% so với tổng diện tích rừng và đất rừng cho mục đích lâm nghiệp (UBND tỉnh Phú Thọ, 2021) Trong những năm qua, phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, lao động và tranh thủ nhiều nguồn lực đầu tư nên công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã đạt được những kết quả tích cực, lâm nghiệp đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ từ nền lâm nghiệp truyền thống sang nền lâm nghiệp xã hội, huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng Việc quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có, đẩy mạnh công tác phát triển rừng, đặc biệt là trồng rừng sản xuất, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng, từng bước đưa lâm nghiệp trở thành ngành nghề chính ở khu vực miền núi, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, góp phần quan trọng cho phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn có hạn chế, tốc độ tăng trưởng chậm, tăng trưởng chưa bền vững, chưa xứng với tiềm năng và thế mạnh về đất rừng; Sản xuất kinh doanh rừng và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm từ gỗ còn thấp, chủ yếu là sản phẩm gỗ nhỏ cung cấp cho nguyên liệu gỗ bóc và nguyên liệu giấy, chưa đáp ứng và cạnh tranh được với các sản phẩm công nghiệp chế biến đồ gỗ cao cấp, các tổ chức sản xuất lâm nghiệp chưa thực sự có gắn kết giữa chế biến tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị hàng hóa Ngoài ra, công tác quy hoạch 3 loại rừng trước đây (theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg) còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nguyện vọng của người dân và tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương Năm 2017, Phú Thọ đã thực hiện việc rà soát, chuyển đổi rừng phòng hộ ít xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất, gắn với điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030 (được phê duyệt tại Quyết định 3813/QĐ-UBND ngày
28/12/2018) đã khắc phục phần lớn những bất cập nói trên Vì vậy, việc xây dựng Phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; phương án bảo tồn và phát triển Rừng quốc gia Đền Hùng, Vườn quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2050 là cần thiết nhằm góp phần phát triển bền vững, gắn kết hài hoà lợi ích giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và an sinh xã hội Đây là phương án quy hoạch tích hợp trong Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh PhúThọ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2050.
Căn cứ pháp lý và tài liệu sử dụng
Căn cứ pháp lý
Phương án quy hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; phương án bảo tồn và phát triển Rừng quốc gia Đền Hùng, Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2050 được xây dựng dựa trên căn cứ pháp lý sau:
- Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14;
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14;
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 năm 2008;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 năm 2013;
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 năm 2020;
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
- Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
- Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/1/2019 Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/03/2021 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
- Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 của Chính phủ Ban hành quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp;
- Quyết định số 49/2002/QĐ-TTg ngày 17/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn thành Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ;
- Quyết định số 89/2002/QĐ-TTg ngày 12/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Khu rừng quốc gia Đền Hùng và xây dựng dự án đầu tư Khu rừng quốc gia Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ;
- Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/09/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;
- Quyết định số 552/QĐ-TTg ngày 21/4/2017 của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025
- Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 05/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; bảo tồn, nâng cao trữ lượng các bon và quản lý bền vững tài nguyên rừng đến năm 2030;
- Quyết định số 536/QĐ-TTg ngày 17/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/03/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030;
- Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025;
- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07/09/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
- Quyết định số 1558/QĐ-BNN-TCLN ngày 13/4/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2020;
- Nghị quyết số 01/2016/NĐ-HĐND ngày 19/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ về Cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020;
- Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 16/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ về Chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Nghị quyết số 28-NQ/ĐH ngày 28/10/2020 của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025;
- Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 30/8/2011 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020;
- Quyết định số 1338/QĐ-UBND ngày 07/6/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng năm 2015 tỉnh Phú Thọ;
- Quyết định số 3813/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt kết quả rà soát, chuyển đổi đất, rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất và rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 661/QĐ-UBND ngày 26/3/2020 về việc phê duyệt kết quả hiện trạng rừng tỉnh Phú Thọ năm 2019;
- Quyết định số 3087/QĐ-UBND về việc Phê duyệt phương án sử dụng đất của Tổng công ty giấy Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
- Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 12/4/2021 về việc phê duyệt kết quả hiện trạng rừng tỉnh Phú Thọ năm 2020.
Tài liệu sử dụng
- Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Niên giám thống kê giai đoạn 2011-2020;
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, 2020 Kết quả kiểm kê đất đai năm 2019 tỉnh Phú Thọ;
- Tỉnh uỷ Phú Thọ, 2021 Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ nhiệm kỳ 2020-2025;
- UBND tỉnh Phú Thọ, 2021 Dự thảo báo cáo kết quả thực hiện Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; Kế hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 của UBND tỉnh Phú Thọ;
- Tổng cục Lâm nghiệp, 2021 Báo cáo thu thập và phân tích thông tin tỉnh Phú Thọ phục vụ xây dựng quy hoạch lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021-2030, định hướng 2050;
- Bản đồ, số liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng tỉnh Phú Thọ năm 2011-2020;
- Các báo cáo liên quan đến lâm nghiệp của Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và PTNT, VQG Xuân Sơn và Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ NGÀNH LÂM NGHIỆP TỈNH PHÚ THỌ
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên rừng
1.1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên
1.1.1.1 Về vị trí địa lý
Tỉnh Phú Thọ thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, có toạ độ địa lý từ
20 o 43 ’ đến 21 o 42 ’ vĩ độ Bắc; từ 104 o 50 ’ đến 105 o 36 ’ kinh độ Đông, với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 353.456 ha Phía Bắc và Tây Bắc giáp các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình; phía Đông giáp tỉnh các tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội, phía Tây giáp các tỉnh Yên Bái và Sơn La Phú Thọ là tỉnh nằm tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng, có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế hội nhập với các vùng kinh tế lớn, thuận lợi cho giao thương hàng hoá với Hà Nội - Hải Phòng và với cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu của tỉnh Lào Cai
1.1.1.2 Về địa hình, địa thế: Địa hình Phú Thọ bị chia cắt tương đối phức tạp, độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam, có thể chia ra 3 kiểu địa hình chính như sau :
- Kiểu địa hình vùng núi trung bình: chiếm 14,3% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập và một phần của huyện Cẩm khê, Hạ Hoà Đặc điểm của kiểu địa hình này có những dãy núi cao hơn 1000m như Núi Cẩn (1.110m), núi Ten (1.244m), núi Lưỡi Hái (1.058m), núi Voi (1.360m) Các dải núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Địa hình chia cắt mạnh, tạo nên những khe sâu và đỉnh dông cao và dốc Kiểu địa hình này ít thuận lợi cho sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.
- Kiểu địa hình núi thấp và đồi gò bát úp xen thung lũng: Chiếm 60,8% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Tam Nông Địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, Các dãy núi và đồi nối tiếp nhau sắp xếp theo kiểu bát úp xen kẽ các thung lũng, bồn địa, độ dốc trung bình 20-30 0 , độ cao từ 100-700m Kiểu địa hình này rất thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng công nghiệp tập trung quy mô lớn.
- Kiểu địa hình bằng: chiếm 24,9% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Lâm Thao và ven sông Hồng, sông Đà, sông Lô thuộc các huyện Thanh Thuỷ, Tam Nông, Thanh Ba, Việt Trì Kiểu địa hình này được tạo nên bởi sản phẩm bồi tụ của phù sa sông suối Địa hình thấp dần về phía Nam, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt Mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nóng và ẩm từ tháng 5 đến tháng 10 Nhiệt độ bình quân 23,5 0 c, độ ẩm trung bình năm 85-87%.
Do ảnh hưởng của địa hình, có thể chia thành 4 tiểu vùng khí hậu:
- Tiểu vùng 1: gồm các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy. Lượng mưa trung bình năm 1700-1900mm, số ngày mưa từ 100-140 ngày/năm. Tuy nhiên, phân bố mưa không đều, mưa nhiều nhất vào tháng 8 và ít nhất là từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau Nhiệt độ trung bình năm là 22,4 0 C Tổng tích ôn hàng năm từ 6.500 0 C - 8.400 0 C.
- Tiểu vùng 2: bao gồm các huyện Hạ Hoà, Đoan Hùng, phía Bắc huyện Thanh Ba và Cẩm Khê Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1800 - 2050mm. Lượng mưa phân bố tương đối đều, số ngày mưa 120 - 140 ngày/năm Nhiệt độ trung bình năm 23,20C Tổng tích ôn hàng năm biến động từ 6.5000C -8.4000C
- Tiểu vùng 3: bao gồm các vùng phía Nam huyện Thanh Ba, phía Bắc huyện Phù Ninh, huyện Cẩm Khê và thị xã Phú Thọ Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1500 - 1750mm Phân bố mưa không đều, mưa tập trung vào các tháng 6, 7 và tháng 8 Nhiệt độ trung bình năm 23,2 0 C Tổng tích ôn hàng năm 6.500 0 C -8.400 0 C.
- Tiểu vùng 4: bao gồm các huyện Tam Nông, Lâm Thao và thành phố Việt Trì Nhiệt độ trung bình năm 23,3 0 C Tổng tích ôn hàng năm 7000 -8.500 0 C. Lượng mưa trung bình từ 1400 - 1550 mm/năm, lượng mưa phân bố không đều trong năm, số ngày mưa khoảng 100 ngày/năm; mùa đông khô hạn kéo dài Số ngày có sương mù khoảng 9 - 10 ngày/năm.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu của Phú Thọ thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp, song do đặc điểm của địa hình nên vẫn tiềm ẩn yếu tố khí hậu cực đoan như: lũ quét, lốc xoáy kèm theo mưa đá, gió Tây nóng thổi qua Tân Sơn, Thanh
Sơn đã ảnh hưởng không tốt đến cây trồng vật nuôi và đời sống sinh hoạt của người dân.
Trên địa bàn Phú Thọ có 3 sông chính là: sông Hồng, sông Lô, sông Đà. Các sông này bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đoạn chảy qua tỉnh tổng chiều dài khoảng 207 km Ngoài ra, trong tỉnh còn có hệ thống sông Bứa, sông Chảy, Ngòi Giành, Ngòi Lao và hàng trăm km suối thuộc hệ thống sông Hồng, sông Lô tạo thành mạng lưới sông suối phân bố đều khắp trong phạm vi toàn tỉnh Một đặc điểm chung của các sông lớn chảy qua Phú Thọ là có lòng sông ít dốc, thuận lợi cho việc vận chuyển lưu thông hàng hoá Tuy nhiên, vào những năm khô hạn, mực nước sông xuống thấp, việc khai thác cát trái phép đã làm thay đổi luồng lạch cho nên khả năng vận chuyển lâm sản và giao thông thủy hạn chế.
1.1.2 Hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng
Theo UBND tỉnh Phú Thọ và Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2021), hiện trạng diện tích đất cho mục đích lâm nghiệp năm 2020 của tỉnh được thể hiện trong Bảng 1.1 với số liệu về diện tích rừng và đất rừng phân theo mục đích sử dụng gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 188.121,8 ha, chiếm 53,22% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, diện tích có rừng là
170.531,8 ha, chiếm 90,65% so với tổng diện tích rừng và đất rừng cho mục đích phát triển lâm nghiệp Trong đó, rừng đặc dụng chiếm 9,37%; rừng phòng hộ chiếm 18,75% và rừng sản xuất chiếm 71,87% so với tổng diện tích có rừng Tỷ lệ che phủ rừng tính đến ngày 31/12/2020 của tỉnh Phú Thọ là 39,8%, thấp hơn so với tỷ lệ che phủ rừng của vùng Đông Bắc (56,30%) và tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc (42,01%)
So sánh với cơ cấu về diện tích 3 loại rừng toàn quốc năm 2020 (rừng đặc dụng 14,81%; rừng phòng hộ 31,92%; rừng sản xuất 53,27%) tỉnh Phú Thọ có cơ cấu diện tích rừng sản xuất cao hơn hẳn, trong khi cơ cấu rừng phòng hộ và đặc dụng thấp hơn nhiều Điều này thể hiện thế mạnh của tỉnh trong phát triển rừng trồng sản xuất và có tiềm năng trở thành một trong những vùng nguyên liệu lớn cho công nghiệp chế biến gỗ trong giai đoạn 2021-2030.
Bảng 1.1 Diện tích rừng và đất rừng phân theo mục đích sử dụng năm 2020 ĐVT: ha
Chỉ tiêu Tổng DT Phân theo mục đích sử dụng
Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất
Tổng DT rừng và đất lâm nghiệp 188.121,
II Tỷ lệ che phủ rừng (%) 39,8
(Nguồn: UBND tỉnh Phú Thọ và Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2021)
Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất 0.0
DT đất LN DT có rừng
Biểu đồ 1.1 Diện tích đất lâm nghiệp và diện tích có rừng phân theo chức năng
(Nguồn: UBND tỉnh Phú Thọ, 2021)
Tình hình phát triển lâm nghiệp
1.2.1 Phát triển trồng rừng sản xuất
1.2.1.1 Các chính sách hỗ trợ phát triển trồng rừng sản xuất
Trong thời kỳ 2011-2020 tỉnh Phú Thọ đã có một số chính sách trực tiếp hỗ trợ phát triển trồng rừng sản xuất với quan điểm thúc đẩy trồng rừng thâm canh,phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, bền vững theo hướng liên kết sản xuất,phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã kiểu mới và trang trại, hộ gia đình sản xuất hàng hoá Nếu như giai đoạn 2011-2015, các chính sách tập trung vào hỗ trợ đầu vào nhằm thúc đẩy trồng rừng thâm canh để nâng cao năng suất và sản lượng gỗ nguyên liệu thì đến giai đoạn 2016-2020, các chính sách hỗ trợ phát triển trồng rừng sản xuất lại nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc liên kết, hợp tác trong sản xuất để trồng rừng thâm canh, trồng rừng gỗ lớn và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, coi việc xây dựng liên kết sản xuất là điều kiện để được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ.
Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 20 thánh 12 năm 2011 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc Hỗ trợ các chương trình sản xuất nông nghiệp giai đoạn
2012-2015 là chính sách hỗ trợ phát triển trồng rừng sản xuất trong đó tập trung vào thúc đẩy trồng rừng thâm canh thực hiện đối với các đối tượng là hộ gia đình và nhóm hộ gia đình có đất hoặc thuê đất trồng rừng thâm canh ít nhất một chu kỳ sản xuất với quy mô liền vùng từ 1 ha trở lên Nội dung và mức hỗ trợ: (i) Đối với các huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập, mức hỗ trợ 3,7 triệu đồng/ha, trong đó: hỗ trợ giống cây keo tai tượng hạt ngoại 2 triệu đồng/ha, hỗ trợ phân bón lót 1,7 triệu đồng/ha; (ii) Đối với các huyện, thành, thị còn lại: Hỗ trợ giống cây keo tai tượng hạt ngoại với mức 2 triệu đồng/ha Đến giai đoạn 2016-2020, các chính sách hỗ trợ phát triển trồng rừng sản xuất được thể hiện thông qua hai nghị quyết quan trọng của HĐND tỉnh Phú Thọ với các nội dung về hỗ trợ phát triển trồng rừng sản xuất bao gồm:
- Nghị quyết số 01/2016/NĐ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ về Cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, thực hiện hỗ trợ phát triển rừng sản xuất cho đối tượng hợp tác xã, tổ hợp tác và trang trại trồng rừng thâm canh quy mô liền vùng từ 20 ha trở lên trong đó quy mô hộ từ 1 ha trở lên, mức hỗ trợ tối đa 2,5 triệu đồng/ha cho một chu kỳ chi phí mua cây giống
- Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ về Chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã đưa 02 nội dung liên quan đến phát triển trồng rừng sản xuất gồm: (i) Hỗ trợ chuyển hoá rừng cây gỗ lớn cho các đối tượng hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại và hộ gia đình trồng rừng keo tai tượng, keo lai và các loài cây khác với mức hỗ trợ 7 triệu đồng/ha khi rừng đạt 6 năm tuổi, 5 triệu đồng/ha sau 3 năm thực hiện hỗ trợ lần 1 và phải cam kết với UBND xã và Hạt Kiểm lâm khai thác sau 10 năm tuổi; (ii) Hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng (FSC) cho các đối tượng doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác có quy mô tối thiểu 100 ha với mức hỗ trợ 1 lần 70% chi phí cấp chứng chỉ rừng, tối đa 300.000 đồng/ha
Như vậy, trong giai đoạn 2011-2020, tỉnh Phú Thọ đã có những chính sách hỗ trợ trực tiếp cho phát triển trồng rừng sản xuất với 3 hướng chính là phát triển trồng rừng thâm canh, trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng có chứng chỉ, đồng thời khuyến khích phát triển hình thức liên kết sản xuất và sản xuất quy mô lớn trong phát triển trồng rừng sản xuất thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác và trang trại. Những chính sách này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của ngành Lâm nghiệp nói riêng, ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói chung và cần được tiếp tục xem xét và thực hiện trong thời gian tới với những điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng đáp ứng của người dân về các yêu cầu hỗ trợ để được hưởng lợi đầy đủ từ chính sách Các chính sách hỗ trợ phát triển trồng rừng sản xuất muốn phát huy tác dụng cần phải được thực hiện đồng bộ với các chính sách về phát triển kinh tế hợp tác, đổi mới hoạt động khuyến lâm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, tích tụ và tập trung đất đai, phát triển công nghiệp chế biến gỗ, phát triển thị trường nguyên liệu và sản phẩm chế biến.
1.2.1.2 Cung cấp và quản lý chất lượng giống cây trồng rừng
Phú Thọ là một trong những trung tâm sản xuất và cung ứng giống cây lâm nghiệp lớn của vùng Đông Bắc với các cơ sở nghiên cứu giống cây lâm nghiệp của Tổng công ty Giấy Việt Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp Trên địa bàn tỉnh hiện có 395 tổ chức, cá nhân là các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp với khả năng sản xuất và cung ứng 110 triệu cây giống phân bố ở các huyện Phù Ninh, Đoan Hùng, Yên Lập, Thanh Sơn, Hạ Hoà và thị xã Phú Thọ, chủ yếu sử dụng công nghệ gây trồng từ hạt và hom, một số ít từ mô Công tác quản lý chất lượng giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện đang được thực hiện theo Nghị định số 27/2021/NĐ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp có hiệu lực từ ngày 15/5/2021 Tuy nhiên, do số lượng cơ sở lớn và phân tán nên công tác quản lý nhà nước về chất lượng giống cây lâm nghiệp còn hạn chế, tình trạng cung ứng giống kém chất lượng, giống không rõ nguồn gốc vẫn diễn ra ở một số khu vực, đặc biệt đối với người trồng rừng nhỏ lẻ do không có khả năng đầu tư nên mua giống cây trôi nổi, chất lượng kém Kết quả khảo sát thực tế cũng cho thấy năng suất rừng trồng của hộ dân thường thấp hơn của các Công ty Lâm nghiệp do không tiếp cận được nguồn giống đảm bảo chất lượng
1.2.1.3 Cơ cấu cây trồng và năng suất rừng trồng
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tập đoàn cây trồng rừng khá đa dạng nhưng loài cây cho trồng rừng sản xuất chủ yếu vẫn là keo tai tượng, keo lai, bồ đề, mỡ, bạch đàn, quế, xoan trong đó keo vẫn là loài cây trồng chủ lực Theo Báo cáo thu thập và phân tích thông tin tỉnh Phú Thọ phục vụ xây dựng quy hoạch lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021-2030, định hướng 2050 của Tổng cục Lâm nghiệp (2021), trong tổng diện tích rừng sản xuất hơn 122.000 ha được khảo sát, diện tích trồng keo thuần loài chiếm trên 82%.
Ngoài ra có một số diện tích nhỏ trồng xen keo với bạch đàn, bồ đề, mỡ. Diện tích trồng các cây trồng bản địa như bồ đề, mỡ chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng diện tích trồng rừng sản xuất, trong khi cây quế trồng thuần loài và trồng xen với mỡ, bồ đề chỉ đạt khoảng 2.000 ha Vì vậy, vấn đề lựa chọn loài cây trồng rừng, trong đó sử dụng các loài cây trồng bản địa với các kỹ thuật canh tác bền vững cần được xem xét trong thời gian tới
Về tình hình dịch bệnh trên cây keo, loài cây trồng rừng chính của tỉnh, bệnh chết héo trên cây keo xuất hiện trên địa bàn tỉnh năm 2015, theo điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Thọ; năm 2015, tổng diện tích keo trên địa bàn khoảng
108 nghìn ha, diện tích nhiễm bệnh là 42,3 ha, trong đó diện tích bị nhiễm nặng là 7,6 ha keo lai; năm 2017 diện tích nhiễm nặng là 6,2 ha keo tai tượng Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật điều tra, đẩy mạnh tuyên truyền và hướng dẫn phòng chống dịch bệnh chết héo cây keo Đến nay, dịch bệnh cơ bản không có phát sinh gây hại nặng, chỉ xuất hiện cục bộ, mức độ hại gây hại nhẹ, rải rác
Bảng 1.5 Cơ cấu theo diện tích và năng suất rừng trồng
TT Tên loài cây trồng
Cơ cấu diện tích Chu kỳ khai thác tối đa (năm)
4 Bồ đề và loài khác 1.688,0 1,38 7 65
(Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp, 2021)
Về chu kỳ khai thác gỗ rừng trồng, hầu hết là trồng rừng gỗ nhỏ với tuổi khai thác chủ yếu trong khoảng 5-7 năm Số liệu tính toán dựa trên sản lượng gỗ và diện tích khai thác, 1 ha sản lượng đạt từ 71 đến 80 m 3 /ha/chu kỳ 5-7 năm (Cục Thống kê Phú Thọ, 2019) tính trung bình cho tất cả các loài cây trồng Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ (2021) năng suất rừng trồng năm 2020 đạt mức 15 m 3 /ha/năm, tăng 25% so với giai đoạn 2011-2015 Như vậy, năng suất rừng trồng của tỉnh hiện ở mức trung bình của cả nước và vẫn có thể được nâng cao hơn nếu công tác quản lý chất lượng giống cây lâm nghiệp được cải thiện, áp dụng các biện pháp trồng rừng thâm canh với các giống cây trồng phù hợp với điều kiện lập địa
Về giá trị gỗ rừng trồng, theo số liệu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, rừng trồng keo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nếu khai thác ở tuổi 7 như hiện nay có thể đạt gần 90 triệu đồng/ha, nhưng để đến tuổi 10, giá trị đạt gần 137 triệu đồng/ha, gấp khoảng 1,56 lần so với tuổi 7; nếu để đến tuổi 15 thì giá trị gỗ đạt được là 199 triệu đồng/ha, gấp khoảng 2,2 lần so với tuổi 7 (Tổng cục Lâm nghiệp,
2021) Như vậy, chủ trương chuyển hóa và trồng rừng gỗ lớn của tỉnh Phú Thọ cần được quan tâm hơn nữa trong thời kỳ tới để nâng cao năng suất, sản lượng và lợi nhuận cho người trồng rừng cũng như góp phần vào mục tiêu giảm nhẹ biến đối khí hậu của quốc gia Mặt khác, đây cũng là nhu cầu tất yếu vì trong tương lai diện tích rừng sản xuất có thể sẽ phải thu hẹp cho các nhu cầu sử dụng đất khác, trong khi vẫn phải đảm bảo nhu cầu gỗ nguyên liệu ngày càng tăng cho công nghiệp chế biến
1.2.1.4 Quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện có 07 chủ rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (gồm 6 Công ty Lâm nghiệp thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam và Công ty cổ phần Lương Sơn), với tổng diện tích được cấp là 19.362,2 ha (trong đó 60,7 ha rừng tự nhiên, 19.304,5 ha rừng trồng) Các công ty thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam hiện được cấp 10.832,6 ha, trong khi Công ty cổ phần Lương Sơn có 8.532,6 ha được cấp Toàn bộ diện tích trên được cấp chứng chỉ FM/CoC, có thời hạn đến năm 2020 và 2021, riêng chứng chỉ của Công ty cổ phần Lương Sơn đến năm 2030 mới hết hạn (Bảng 1.6).
Như vậy có thể thấy, hầu hết các chủ rừng được cấp chứng chỉ rừng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đều là các công ty lâm nghiệp trực thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam với quy mô từng công ty từ khoảng 1.000 đến trên 2.000 ha Riêng Công ty cổ phần Lương Sơn đã thực hiện liên kết với các hộ dân có đất trồng rừng để đăng ký cấp chứng chỉ rừng Đây là mô hình cần tiếp tục phát triển trong thời gian tới thông qua các hình thức liên kết sản xuất của các nông hộ quy mô nhỏ và với các doanh nghiệp nếu muốn đạt được mục tiêu nâng cao tỷ trọng diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ rừng và thực hiện quản lý rừng bền vững Ngoài ra, hình thức liên kết sản xuất này cũng sẽ góp phần phát triển sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị tăng thêm của gỗ rừng trồng và đáp ứng được các yêu cầu của các thị trường xuất khẩu như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đối với sản phẩm gỗ Việt Nam
Bảng 1.6 Diện tích và đơn vị được cấp chứng chỉ rừng đến năm 2020 ĐVT: ha
TT Tên đơn vị được cấp Tổng diện tích
Loại rừng Loại chứng chỉ
Thời gian hết Rừng hạn
I Tổng Công ty giấy Việt Nam 10.832,6 10.832,6
1 Công ty Lâm nghiệp Đoan Hùng 1.918,9 1.918,9 FM/CoC 2020
TT Tên đơn vị được cấp Tổng diện tích
Loại rừng Loại chứng chỉ
Thời gian hết Rừng hạn
2 Công ty Lâm nghiệp Thanh Hòa 942,7 942,7 FM/CoC 2021
3 Công ty Lâm nghiệp Sông Thao 1.141,7 1.141,7 FM/CoC 2021
4 Công ty Lâm nghiệp Yên Lập 2.386,1 2.386,1 FM/CoC 2021
5 Công ty Lâm nghiệp Tam Thắng 2.006,0 2.006,0 FM/CoC 2022
6 Công ty Lâm nghiệp Xuân Đài 2.437,2 2.437,2 FM/CoC 2020
II CT cổ phần Lương Sơn 8.532,6 60,7 8.471,9 FM/CoC 2030
(Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp, 2021) 1.2.1.5 Kết cấu hạ tầng lâm nghiệp
Đánh giá kết quả thực hiện các quy hoạch của ngành Lâm nghiệp
1.3.1 Quy hoạch sử dụng đất rừng giai đoạn 2011-2020
Theo Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 30/8/2011 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-
2020, diện tích đất rừng quy hoạch đến năm 2020 là 182.819 ha, trong đó đất rừng đặc dụng chiếm 9,45%, đất rừng phòng hộ chiếm 18,57% và đất rừng sản xuất chiếm 71,98% Năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày
09/5/2018 về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Phú Thọ, đã điều chỉnh giảm 10.437 ha, diện tích đất rừng quy hoạch đến năm 2020 từ 182.819 xuống còn 172.382 ha, trong đó đất RĐD là 17.302 ha, chiếm 10,03%; diện tích đất RPH là 27.826 ha, chiếm 16,14%; đất RSX 127.254 ha, chiếm 73,82%
Bảng 1.10 Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất rừng giai đoạn 2011-2020 ĐVT: ha
Quy hoạch BV&PTR 2011-2020 (Số 18/QĐ-UBND)
Kế hoạch sử dụng đất 2016-2020 (Số 41/NQ-CP)
Hiện trạng rừng 2020 (Số 853/QĐ- UBND)
Chênh lệch tăng (+); giảm (-) Đất rừng đặc dụng 17.277 17.302 15.982 - 1.320
- Tỷ trọng (%) 9,45 10,03 9,37 Đất rừng phòng hộ 33.949 27.826 31.979 + 4.153
- Tỷ trọng (%) 18,57 16,14 18,75 Đất rừng sản xuất 131.593 127.254 122.570 - 4.684
Tổng diện tích đất rừng 182.819 172.382 170.531 - 1.851
(Nguồn: Chính phủ, 2018 và UBND tỉnh Phú Thọ, 2021)
Theo Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 12/4/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ về việc Phê duyệt kết quả hiện trạng rừng tỉnh Phú Thọ năm 2020, tổng diện tích rừng năm 2020 là 170.531 ha, giảm 1.851 ha so với Kế hoạch sử dụng đất theo Nghị quyết số 41/NQ-CP, trong đó diện tích đất rừng đặc dụng giảm 1.320 ha, đất rừng phòng hộ tăng 4.153 ha và đất rừng sản xuất giảm 4.684 ha (Bảng 1.10) Như vậy, kết quả thực hiện đã sát với quy hoạch sử dụng đất rừng giai đoạn 2011-2020 với diện tích chênh lệch giảm không đáng kể
Bảng 1.11 So sánh kế hoạch sử dụng đất 2016-2020 và kết quả kiểm kê đất năm 2019
Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020
Kết quả kiểm kê đất đai năm 2019
Chênh lệch tăng-giảm (ha)
Diện tích (ha) Tỷ trọng
(%) Đất rừng đặc dụng 17.302,00 10,03 16.380,84 9,77 - 921,2 Đất rừng phòng hộ 27.826,00 16,14 33.451,69 19,95 + 5.625,7 Đất rừng sản xuất 127.254,00 73,82 117.815,61 70,28 - 9.438,4
Tổng diện tích đất rừng 172.382,00 100 167.648,14 100 - 4.733,9
(Nguồn: Chính phủ, 2018 và UBND tỉnh Phú Thọ, 2020)
Nếu so sánh kế hoạch sử dụng đất 2016-2020 với kết quả kiểm kê đất năm
2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường (Bảng 1.11), thì diện tích chênh lệch giảm là
4.733 ha, trong đó đất rừng đặc dụng giảm 921 ha, đất rừng phòng hộ tăng 5.625 ha và đất rừng sản xuất giảm 9.438 ha Sự chênh lệch giữa các số liệu thống kê rừng và đất rừng nêu trên chủ yếu là do sự khác biệt trong cách xác định diện tích đất rừng giữa ngành Quản lý đất đai và ngành Lâm nghiệp Ngành Quản lý đất đai chỉ xác định là rừng khi diện tích đó được quy hoạch là đất rừng và có rừng, trong khi ngành Lâm nghiệp xác định cả những diện tích đất ngoài lâm nghiệp (chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất ven sông suối…) nhưng đáp ứng được tiêu chí trở thành rừng được quy định trong Luật Lâm nghiệp (tối thiểu 0,3 ha liền khoảng có độ tàn che 0,1)
1.3.2 Quy hoạch ba loại rừng giai đoạn 2011-2020
Năm 2007, tỉnh Phú Thọ thực hiện việc rà soát, quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, kết quả quy hoạch đã mang lại những thuận lợi trong công tác quản lý lâm nghiệp nhưng đồng thời cũng thể hiện rõ những bất cập, những tồn tại trong thực tế sử dụng đất, dẫn đến một số tranh chấp đất lâm nghiệp, áp lực chuyển đổi mục đính sử dụng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp và chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Đơn vị cơ sở dùng để thực hiện công tác phân cấp phòng hộ và quy hoạch 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg là "khoảnh", vì vậy chưa sát với thực tế sản xuất của một số địa phương, trong đó quy hoạch rừng phòng hộ đang bao gồm cả những diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trạng trại được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, gây bất cập trong quản lý và sử dụng đất của người dân; dẫn đến chồng chéo về mục đích sử dụng, gây tranh chấp lấn chiếm đất lâm nghiệp Năm 2017, thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng theo tiêu chí Quyết định số 845/QĐ-BNN-TCLN, đơn vị rà soát, điều chỉnh quy hoạch đến "lô trạng thái", vì vậy cơ bản đã khắc phục được những bất cập so với quy hoạch trước, phù hợp với thực tế sản xuất của người dân.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ NN&PTNT tại văn bản số 227/BNN-LN ngày 06/02/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc triển khai nhiệm vụ sau khi phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai nhiệm vụ sau khi phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng Các tổ chức, cá nhân có sử dụng rừng đã nghiêm chỉnh triển khai, thực hiện theo Quyết định số 727/QĐ-UBND, ngày 4/4/2007 về kết quả rà soát quy hoạch và định hướng phát triển ba loại rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2015, kết quả như sau: Năm 2011 đã lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020 và thực hiện xong việc cắm mốc phân định ranh giới 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo quy hoạch được phê duyệt.
Năm 2017, sau 10 năm quy hoạch 3 loại rừng được phê duyệt theo Quyết định số 727/QĐ-UBND, tỉnh Phú Thọ tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng theo tiêu chí của Quyết định s ố 845/QĐ-BNN-TCLN ngày 16/3/2016 và hướng dẫn số 10121/BNN-TCLN ngày 30/11/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn kỹ thuật rà soát chuyển đổi đất, rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất gắn với điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng Kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng được phê duyệt theo Quyết định số 3813/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Phú
Thọ về phê duyệt kết quả rà soát, chuyển đổi đất, rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu sang phát triển rừng sản xuất và rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030 Căn cứ vào kết quả thực hiện quy hoạch ba loại rừng của kết quả theo dõi hiện trạng rừng năm
2019 tỉnh Phú Thọ, đối chiếu với diện tích quy hoạch ba loại rừng theo Quyết định số 727/QĐ-UBND ngày 04/4/2007 của UBND tỉnh Phú Thọ, kết quả thực hiện quy hoạch ba loại rừng đến năm 2020 thể hiện trong Bảng 1.12
Bảng 1.12 Kết quả thực hiện quy hoạch ba loại rừng đến năm 2020 ĐVT: ha
Chỉ tiêu sử dụng đất
Diện tích quy hoạch theo QĐ 727/QĐ- UBND năm 2007
Kết quả thực hiện đến năm 2020
Diện tích Chênh lệch tăng
- Đất có rừng tự nhiên 9.833,7 11.805,3 + 1.971,6
Chỉ tiêu sử dụng đất
Diện tích quy hoạch theo QĐ 727/QĐ- UBND năm 2007
Kết quả thực hiện đến năm 2020
Diện tích Chênh lệch tăng
- Đất có rừng tự nhiên 24.874,6 22.143,4 - 2.731,2
- Đất có rừng tự nhiên 29.283,8 13.486,9 - 15.796,9
Diện tích đất lâm nghiệp 195.618,8 188.121,8 - 7.497,0
(Nguồn: Chính phủ, 2018 và UBND tỉnh Phú Thọ, 2020)
Kết quả cho thấy, diện tích quy hoạch ba loại rừng theo Quyết định 727/QĐ- UBND so với số liệu theo dõi hiện trạng rừng năm 2019 (gốc từ bản đồ kiểm kê rừng năm 2015) có sự chênh lệch lớn, chủ yếu thuộc đối tượng rừng sản xuất do ranh giới không rõ ràng với đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp Các quy định của Luật Lâm nghiệp 2017 và văn bản 2043/TCLN-KL ngày 24 tháng 12 năm 2019 về việc cập nhật báo cáo hiện trạng rừng, hướng dẫn đối với diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng ngoài quy hoạch lâm nghiệp được tính vào diện tích rừng sản xuất Do đó, diện tích này được tính vào rừng sản xuất, làm cho tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp tăng Đối với rừng đặc dụng và phòng hộ diện tích tương đối phù hợp với kiểm kê rừng, chênh lệch không nhiều, do ranh giới rõ rành và được cắm mốc thực địa ổn định Như vậy, giai đoạn từ khi quy hoạch ba loại rừng theo Chỉ thị 38/2005/ CT-TTg (2007) đến thời điểm kiểm kê rừng (2015), điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng (2018) và theo dõi hiện trạng rừng (2019), tỉnh Phú Thọ đã đồng thời rà soát bổ sung các dự án chuyển đổi nhỏ lẻ trong quá trình tổ chức sản xuất lâm nghiệp và đặc biệt là điều chỉnh ranh giới ba loại rừng để phù hợp với ngành Tài nguyên và Môi trường khi thực hiện kiểm kê rừng Có thể nói số liệu ba loại rừng của kết quả kiểm kê rừng tương đối sát thực tế do yêu cầu của kiểm kê rừng bắt buộc số liệu phải được tính từ dữ liệu bản đồ số qua bản đồ đo đạc địa chính của ngành Tài nguyên vàMôi trường cung cấp
DT đất LN DT quy hoạch cho LN DT có rừng đã khép tán
Biểu đồ 1.4 Kết quả thực hiện các quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp
(Nguồn: UBND tỉnh Phú Thọ, 2020)
1.3.3 Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020
Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020 được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt tại Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 30/8/2011 Mục tiêu của quy hoạch hướng tới cả ở khía cạnh kinh tế, môi trường, xã hội và an ninh – quốc phòng với định hướng phát triển đối với 03 loại rừng như sau: (1) Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện có, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học của rừng; nâng cao chất lượng làm giàu rừng, tăng độ che phủ rừng; khai thác, phát triển du lịch sinh thái; phát huy tốt nhất khả năng bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng; (2) Đối với rừng phòng hộ: Bảo vệ rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có, trồng hỗn loài bằng những loài cây bản địa, cây đa mục đích, các loài cây phù trợ, cây dược liệu dưới tán rừng; nâng cao chất lượng rừng, tăng độ che phủ rừng để phát huy tốt nhất khả năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái; (3) Đối với rừng sản xuất: Phát triển tối đa diện tích rừng kinh tế; tập trung có chọn lọc loại cây đa mục tiêu, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp trên địa bàn; quy hoạch phát triển rừng thuần thâm canh gắn chế biến công nghệ cao, chế biến với tiêu thụ Kết quả thực hiện các nhiệm vụ với các chỉ tiêu cụ thể được thể hiện trong Bảng 1.13
Kết quả thực hiện Quy hoạch BV&PTR giai đoạn 2011-2020 cho thấy, hầu hết các nhiệm vụ quan trọng đều không đạt được chỉ tiêu đề ra ngoại trừ hai chỉ tiêu trồng lại rừng sau khai thác và trồng cây phân tán Một số chỉ tiêu không đạt mà nguyên nhân chính là do không có đủ kinh phí để thực hiện (như nhiệm vụ bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi, làm giàu rừng kết hợp phát triển cây dược liệu), tuy nhiên người dân vẫn tự thực hiện các hoạt động khoanh nuôi bảo vệ rừng Một số chỉ tiêu không đạt là do sự thay đổi trong chính sách của chính phủ (thử nghiệm và phát triển cây cao su, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt) hoặc chưa đủ thời gian phát huy tác dụng của các chính sách hỗ trợ của địa phương (nhiệm vụ trồng và chuyển hoá trồng rừng gỗ lớn mới được thực hiện trong giai đoạn 2016-2019 và đạt được 57,8% so với kế hoạch của 10 năm)
Bảng 1.13 Kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Quy hoạch BV&PTR giai đoạn
Nhiệm vụ Chỉ tiêu Kết quả thực hiện
1 Bảo vệ rừng tự nhiên và rừng trồng
Có kinh phí cho bảo vệ 371.153 lượt ha, trong đó 118.053 lượt ha RĐD; 221.434 lượt ha RPH; 31.666 lượt ha RSX
2 Khoanh nuôi phục hồi rừng
Các chủ rừng tự khoanh nuôi bảo vệ, không có kinh phí của nhà nước.
3 Trồng và chăm sóc rừng: Trồng rừng đạt 86.977 ha, trong đó 84.696 ha
RSX; 2.301 ha RPH và RĐD; trồng rừng thay thế 507,5 ha; Bình quân 8.700 ha/năm;
- Trồng lại sau khai thác 55.416 ha
- Trồng cây phân tán 2.550 ha Bình quân đạt 1.000 nghìn cây/năm (625 ha/năm với mật độ 1.600 cây/ha); đạt trên 6.000 ha
4 Đánh giá mô hình thử nghiệm và trồng cây cao su 13.450 ha Thực hiện trồng mô hình thử nghiệm 188 ha và dừng tháng 12/2015, không phát triển cao su do không có trong quy hoạch quốc gia
5 Làm giàu rừng kết hợp với phát triển cây dược liệu dưới tán rừng
5.000 ha Thực hiện 170,8 ha (trong đó 57,6 ha RPH;
6 Giữ ổn định diện tích trồng rừng nguyên liệu giấy 60.000 ha Diện tích của các Công ty Lâm nghiệp trên
15.000 ha và của các chủ rừng khác khoảng
50.000 ha rừng sản xuất cung cấp NLG
7 Trồng cây gỗ lớn 6.000 ha Thực hiện 3.470,8 ha, trong đó trồng rừng gỗ lớn
1.360,3 ha; Chuyển hoá rừng gỗ lớn 2.110,5 ha
8 Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt 2.126 ha Không thực hiện do có văn bản của Bộ
NN&PTNT tạm dừng các dự án cải tạo
9 Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 Trên 51% Năm 2020 tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt
(Nguồn: Sở NN&PTNT, UBND tỉnh Phú Thọ, Tổng cục Lâm nghiệp, 2021)
Riêng đối với chỉ tiêu tỷ lệ che phủ rừng, kết quả đạt được rất thấp là 39,8%(Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2021) so với chỉ tiêu đặt ra (trên 51%) Nguyên nhân khách quan là do có sự thay đổi trong quy định về cách tính tỷ lệ che phủ rừng của Tổng cục Lâm nghiệp vào năm 2015, trong đó diện tích rừng trồng chưa khép tán không được đưa vào tính tỷ lệ che phủ rừng Nguyên nhân chủ quan thuộc về phía tỉnh Phú Thọ là do tỉnh sử dụng số liệu về diện tích đất lâm nghiệp tại thời điểm rà soát quy hoạch ba loại rừng năm 2007 và tỷ lệ che phủ rừng đạt được của tỉnh tại năm 2010 là 49,4% (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011) làm số liệu đầu vào cho Quy hoạch BV&PTR giai đoạn 2011-2020, với mong muốn tỷ lệ che phủ rừng sẽ được nâng lên vào năm 2020 Đây cũng là điều cần cân nhắc khi xây dựng chỉ tiêu cho phương án bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2021-2030, trong đó diện tích đất cho mục đích lâm nghiệp, nhất là đối tượng rừng sản xuất phải giảm cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội là không thể tránh khỏi trong thời gian tới
1.3.4 Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giai đoạn 2016-2020
Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong bảo vệ và phát triển rừng 40 1 Thuận lợi
- Phú Thọ là trung tâm sản xuất và cung ứng cây giống lâm nghiệp cho toàn vùng Trung tâm và Đông Bắc với số lượng lớn các cơ sở sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp Tỉnh cũng là nơi tập trung của các viện nghiên cứu của Viện Khoa họcLâm nghiệp, Tổng công ty giấy Việt Nam, Hội khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnhPhú Thọ, đây là điều kiện thuận lợi trong thử nghiệm và ứng dụng các tiến bộ về giống và kỹ thuật lâm sinh trong phát triển rừng trồng sản xuất cho năng suất và chất lượng cao
- Điều kiện tự nhiên của tỉnh về vị trí địa lý, quỹ đất, điều kiện lập địa phù hợp cho các hoạt động trồng rừng sản xuất và ít chịu ảnh hưởng của thiên tai (bão, lũ, sạt lở đất) hơn so với các tỉnh khác trong khu vực miền núi phía Bắc
- Điều kiện giao thông (đường bộ, đường sông, đường sắt) thuận tiện với các tỉnh và vùng lân cận, cộng với sự phát triển của hệ thống giao thông nông thôn của chương trình xây dựng nông thôn mới tạo điều kiện thuận lợi cho vận xuất, vận chuyển gỗ khai thác đến nơi chế biến và tiêu thụ
- Trên địa bàn tỉnh có nhiều nhà máy giấy nên việc tiêu thụ gỗ nguyên liệu của các Công ty Lâm nghiệp không gặp khó khăn Ngoài ra, còn có số lượng lớn các cơ sở chế biến gỗ của các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và hộ gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi cho hộ trồng rừng trong khâu tiêu thụ sản phẩm với mức giá cạnh tranh và đảm bảo có lãi cho người trồng rừng
- Chính quyền tỉnh Phú Thọ đã có các chính sách hỗ trợ quan trọng với hai Nghị quyết số 01/2016/NĐ-HĐND và Nghị quyết số 05/2019/NĐ-HĐND về phát triển trồng rừng thâm canh, trồng rừng gỗ lớn và trồng rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững Công nghiệp chế biến gỗ được chính quyền xác định là một trong những ngành chế biến trọng điểm và được ưu tiên đầu tư phát triển trong thời gian vừa qua và sắp tới
- Tài nguyên rừng có tính đa dạng sinh học cao, có nhiều loài động vật quý hiếm phân bố ở VQG Xuân Sơn và Khu rừng quốc gia Đền Hùng Đây là các khu rừng đặc dụng có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và du lịch tâm linh và kết nối với hệ thống các điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh và của khu vực
1.4.2.1 Đối với phát triển rừng sản xuất và công nghiệp chế biến gỗ
- Biến đổi khí hậu với sự gia tăng bất thường của những hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt, rét đậm, rét hại, sương muối, nắng nóng…đã bắt đầu có những tác động tiêu cực đến hoạt động trồng rừng và bảo vệ tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh
- Diện tích rừng sản xuất giao cho các hộ dân tương đối manh mún, nhỏ lẻ,người dân trồng rừng mang tính tự phát, vốn ít nên không có khả năng đầu tư trồng rừng thâm canh và ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế nên năng suất rừng trồng còn thấp so với tiềm năng Mặt khác công tác khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lâm nghiệp chưa được thực hiện đồng bộ và hiệu quả
- Công tác quản lý chất lượng giống chưa tốt, người dân thường mua giống cây trôi nổi, chất lượng thấp, tình hình dịch bệnh của keo là cây trồng rừng chủ lực tuy chưa đến mức trầm trọng nhưng có thể diễn ra thường xuyên hơn.
- Các cơ sở chế biến gỗ chủ yếu vẫn là sơ chế, quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, công nghệ chế biến lạc hậu, thị trường xuất khẩu nguyên liệu hạn hẹp, tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu vực có nhiều cơ sở chế biến nhỏ lẻ, kinh tế hợp tác trong trồng và chế biến lâm sản và sản xuất theo chuỗi giá trị gần như chưa phát triển
- Đối với các công ty lâm nghiệp, do là đơn vị hạch toán phụ thuộc vào Tổng công ty giấy Việt Nam nên không được chủ động trong các hoạt động tổ chức sản xuất, có mâu thuẫn về lợi ích (giá mua gỗ của Tổng công ty giấy luôn thấp hơn thị trường) dẫn đến hiệu quả kinh doanh còn thấp, chưa thực sự trở thành hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế lâm nghiệp và hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác trên địa bàn.
1.4.2.2 Đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
Các khó khăn trong công tác bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng và phòng hộ hầu hết đều nảy sinh từ vấn đề địa vị pháp lý của các BQL rừng và tình trạng chồng chéo trong giao quyền sử dụng đất cho các chủ rừng, cụ thể như sau:
- Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của VQG Xuân Sơn vẫn có các hoạt động trồng rừng và canh tác của hộ gia đình dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng của VQG, công tác này không đảm bảo đúng theo quy định pháp luật về quản lý rừng đặc dụng Đối với Khu rừng quốc gia Đền Hùng, các hoạt động sinh sống và canh tác của người dân như chăn thả gia súc, đốt nương, đào, san gạt đất, xây dựng nhà ở khi chưa được cấp phép, xả thải rác sinh hoạt không đúng nơi quy định…trong khu vực khu di tích lịch sử văn hoá, nhất là khu vực thuộc núi Hùng đã làm ảnh hưởng nhiều đến sự tôn nghiêm và cảnh quan của khu di tích Quốc gia đặc biệt này
- Các hoạt động du lịch cộng đồng của người dân chủ yếu là tự phát, không có sự phối hợp chính thống với VQG Xuân Sơn Hiện tại vẫn tồn tại sự tách biệt giữa du lịch cộng đồng (của người dân) và du lịch sinh thái (của VQG) VQG gần như không quản lý được du khách và các hoạt động du lịch cộng đồng của người dân Trong trường hợp này, sự phối kết hợp giữa VQG, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với các chính quyền địa phương và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng còn nhiều bất cập
- Chênh lệch về định mức khoán bảo vệ và hỗ trợ giữa vùng đệm trong (100.000 đồng/ha/năm) và vùng đệm ngoài (200.000 đến 400.000 đồng/ha/năm), không đảm bảo định biên của lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách và viên chức của VQG Hiện tại VQG Xuân Sơn chỉ có 24 viên chức, với 14 cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng, cộng với những vấn đề về địa vị pháp lý nêu trên đã gây ra không ít khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
Bối cảnh và các yếu tố tác động đến bảo vệ và phát triển rừng
2.1.1 Bối cảnh quốc tế và xu hướng phát triển lâm nghiệp thế giới
Trong giai đoạn 10 năm tới bối cảnh quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vẫn tiếp tục phát triển đi kèm với cạnh tranh thương mại và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thị trường và nhân lực chất lượng cao Về đầu tư, các dòng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) sẽ giảm nhưng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ tăng và hướng tới các quốc gia, vùng và địa phương có môi trường đầu tư thuận lợi và các ngành sản xuất có hiệu quả kinh tế cao và bền vững Trong thời gian tới, thế giới sẽ phải tiếp tục đối mặt với các vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên Những vấn đề này có ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên rừng và sự phát triển ngành lâm nghiệp như thiếu hụt nước cho sinh hoạt và đời sống, mất đa dạng sinh học và sự suy giảm diện tích rừng nguyên sinh, phát thải khí nhà kính khiến nhiệt độ trái đất tăng cao, nguy cơ cháy rừng và dịch bệnh lan rộng
Tuy nhiên ngành lâm nghiệp của các quốc gia đang phát triển cũng đứng trước những thời cơ như các cam kết quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu dẫn đến sự phát triển của năng lượng sinh học và hình thành và vận hành của thị trường carbon; dân số gia tăng cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội dẫn đến nhu cầu đối với thực phẩm an toàn và môi trường sống xanh, sạch đẹp, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng ngày càng tăng cao; sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học và cách mạng công nghệ 4.0 sẽ thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm mới, sản phẩm thân thiện với môi trường, nhu cầu sản xuất giấy giảm nhưng gỗ xẻ, gỗ xây dựng sẽ tăng cao
Theo báo cáo của Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR), một số xu hướng phát triển lâm nghiệp trên thế giới mà Việt Nam cần chú ý trong giai đoạn xây dựng chiến lược phát triển và quy hoạch lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021-2030 như: (i) phát triển lâm nghiệp đô thị và vai trò của lâm nghiệp với ngành bất động sản; (ii) phát triển lâm sản ngoài gỗ và đóng góp của ngành lâm nghiệp cho an sinh xã hội, chăm sóc sức khoẻ; (iii) hình thành và phát triển thị trường và thương mại phát thải, tín chỉ carbon; (iv) giá trị dịch vụ hệ sinh thái rừng và thuế giá trị gia tăng của hệ sinh thái rừng; (v) thay đổi cách tiếp cận và đánh giá đầy đủ về vai trò của lâm nghiệp và rừng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo; (vi) sản xuất và kinh doanh không liên quan đến phá rừng và các yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường quốc tế đối với sản xuất lâm nghiệp như chứng chỉ quản lý rừng bền vững và tính hợp pháp của gỗ và lâm sản
2.1.2 Bối cảnh trong nước và các yếu tố tác động đến bảo vệ và phát triển rừng
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế-xã hội sau 35 năm đổi mới như tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định, mức sống của người dân được cải thiện, chất lượng nguồn nhân lực tăng cao theo hướng tích cực, hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng, thế và lực của quốc gia và uy tín quốc tế ngày càng nâng cao Tuy nhiên, mặc dù nền kinh tế phát triển nhanh nhưng chưa bền vững, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng còn thấp, năng lực cạnh tranh yếu, hiệu quả sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm và chưa thực chất, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu và khoa học công nghệ chưa thành động lực cho phát triển Sự phát triển chênh lệch lớn giữa các vùng trong đó vùng Trung du miền núi phía Bắc là vùng chậm phát triển với thu nhập bình quân đầu người thấp nhất, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh về đất đai và tài nguyên rừng
Về hiện trạng phát triển ngành Lâm nghiệp: Sau 15 năm thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 và các chương trình, đề án về phát triển lâm nghiệp, tài nguyên rừng được bảo vệ và phát triển ngày càng tốt hơn Năm 2020 tổng diện tích rừng đạt trên 14,6 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng 42%, cơ cấu 3 loại rừng đáp ứng cơ bản yêu cầu phát triển lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học và an ninh môi trường Trồng rừng tập trung phát triển ổn định, diện tích rừng trồng đến năm 2020 đạt hơn 4,3 triệu ha, phần lớn là rừng sản xuất; sản lượng gỗ từ rừng trồng liên tục tăng, năm 2020 ước đạt 20,5 triệu m 3 , đáp ứng trên 70% nhu cầu nguyên liệu gỗ cho chế biến lâm sản phục vụ nội tiêu và xuất khẩu
Giá trị sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 tăng bình quân 4,87%/năm và tiếp tục tăng trưởng ổn định; Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ năm 2020 ước đạt 12 tỷ USD, duy trì tăng trưởng ở mức cao, đặc biệt ở những thị trường truyền thống Sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường 120 quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản ở vị trí thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á, thứ nhất Đông Nam Á Nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng bình quân giai đoạn 2011-2020 là 1.650 tỷ đồng/năm, chiếm gần 20% tổng đầu tư cho ngành lâm nghiệp, trở thành một nguồn tài chính quan trọng và bền vững của ngành, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng, tăng thu nhập cho chủ rừng và người làm nghề rừng, giảm áp lực chi ngân sách nhà nước; được đánh giá là một trong 10 thành tựu nổi bật của ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn này và được quốc tế ghi nhận
Tuy nhiên, ngành Lâm nghiệp Việt Nam vẫn còn một số tồn tại, hạn chế và phải đối mặt với một số khó khăn thách thức trong giai đoạn tới như: công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch thiếu ổn định, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng vẫn diễn ra phức tạp, chất lượng rừng tự nhiên còn thấp, năng suất và chất lượng rừng trồng chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu; năng lực chế biến lâm sản thấp, chủng loại chưa phong phú, chưa gắn kết với chuỗi cung ứng lâm sản toàn cầu
Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 là một trong những định hướng quan trọng của phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của các địa phương Trong bản chiến lược này, ngoài các định hướng phát triển chung theo lĩnh vực, quá trình thực hiện Chiến lược cần phát triển lâm nghiệp theo hướng khắc phục những khó khăn, tồn tại, bảo tồn và phát huy những tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên rừng và lâm nghiệp của rừng vùng Đối với vùng Đông Bắc (thuộc trung du miền núi phía Bắc) định hướng phát triển lâm nghiệp nhấn mạnh vào phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, cửa sông, ven biển; rừng đặc dụng, bảo tồn đa dạng sinh học; lâm nghiệp đô thị; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; rừng sản xuất, trồng rừng nguyên liệu; phát triển công nghiệp chế biến, thương mại lâm sản; nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ; tiếp tục củng cố và bảo vệ các khu rừng đặc dụng hiện có, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài và sinh cảnh, khu rừng lịch sử cảnh quan; tập trung xây dựng và củng cố hệ thống rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn.
Phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2030 được xây dựng căn cứ vào đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng và thực trạng phát triển ngành lâm nghiệp, phân tích bối cảnh quốc tế, trong nước, các yếu tố tác động đến bảo vệ và phát triển rừng và định hướng phát triển ngành Lâm nghiệp, cũng như các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương trong giai đoạn 2021-2030.
Quan điểm xây dựng phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng47 2.3 Định hướng phát triển
Phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 được xây dựng dựa trên các quan điểm sau:
Một là, việc lập phương án quy hoạch phải dựa trên quan điểm rừng được quản lý bền vững về diện tích và chất lượng, đảm bảo hài hoà các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ổn định tỷ lệ che phủ rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu;
Hai là, việc lập phương án quy hoạch phải trên quan điểm phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng xã hội hoá, nhấn mạnh vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, đổi mới mô hình tổ chức sản xuất lâm nghiệp, đảm bảo hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng và các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp;
Ba là, việc lập phương án quy hoạch phải đảm bảo liên kết theo chuỗi từ bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại, phát triển kinh tế hợp tác và liên kết sản xuất, thúc đẩy sản xuất kinh doanh rừng theo chuỗi giá trị để nâng cao giá trị của rừng và phân phối lợi ích công bằng cho các tác nhân tham gia chuỗi, đặc biệt là hộ trồng rừng quy mô nhỏ;
Bốn là, việc lập phương án quy hoạch phải tuân thủ các quy định của Luật
Quy hoạch, Luật Lâm nghiệp, Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ với quy hoạch lâm nghiệp quốc gia và các quy hoạch khác có liên quan;
Năm là, việc lập phương án quy hoạch phải phù hợp và thống nhất với
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn
- Bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có, đặc biệt là rừng phòng hộ và đặc dụng, phát huy hiệu quả chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần giảm thiểu tác động của thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu
- Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, hiện đại, liên kết theo chuỗi từ trồng rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đến chế biến gỗ và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm lâm nghiệp
- Phát triển nông lâm kết hợp, lâm nghiệp đô thị, cảnh quan và các loại hình du lịch bền vững gắn với tài nguyên rừng, triển khai hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng bao gồm các dịch vụ hấp thụ và tích trữ carbon của rừng, dịch vụ cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái
2.3.2 Định hướng cụ thể a Về diện tích quy hoạch cho 3 loại rừng và tỷ lệ che phủ rừng:
Tổng diện tích rừng và đất rừng quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp không thay đổi nhiều, với tỷ lệ che phủ rừng giao động trong khoảng 38-39%, nhưng chất lượng rừng được nâng lên; b Bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng:
- Củng cố diện tích rừng đặc dụng là rừng tự nhiên hiện có trên cơ sở rà soát và đảm bảo địa vị pháp lý của các ban quản lý rừng đặc dụng đối với diện tích được giao quản lý theo quy hoạch;
- Chú trọng bảo tồn nguồn gen, hệ sinh thái và đa dạng sinh học của các khu rừng đặc dụng hiện có trên địa bàn tỉnh thông qua đầu tư có trọng điểm và hiệu quả;
- Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại VQG Xuân Sơn, đảm bảo bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên và đa dạng sinh học đồng thời nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương, giảm áp lực khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ lên tài nguyên rừng;
- Bảo vệ và duy trì tài nguyên rừng trong khu Di tích lịch sử Đền Hùng gắn với phát triển du lịch tâm linh của khu di tích trọng điểm quốc gia. c Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ:
- Bảo vệ tốt diện tích rừng phòng hộ là rừng tự nhiên hiện có thông qua các biện pháp phòng chống lửa rừng, chống khai thác bất hợp pháp, thực hiện làm giàu rừng và xúc tiến tái sinh tự nhiên;
- Nâng cao chất lượng rừng phòng hộ là rừng trồng, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân thông qua phát triển cây trồng chính là cây bản địa và cây phụ trợ là cây mọc nhanh được phép khai thác và áp dụng các phương thức canh tác nông lâm kết hợp d Phát triển rừng trồng nguyên liệu và công nghiệp chế biến gỗ:
Mục tiêu cụ thể phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021- 2030
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân 3,3%/năm của giai đoạn 2021-2025 và giữ ổn định trong giai đoạn 2026-2030
- Trồng rừng tập trung bình quân khoảng 9.000 – 10.000 ha/năm bao gồm cả trồng rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất, trong đó ưu tiên trồng cây bản địa đa mục đích trên diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng;
- Phục hồi rừng đặc dụng, rừng phòng hộ bình quân 50 ha/năm;
- Phát triển trồng mới và chuyển hoá rừng gỗ lớn với mục tiêu đạt 20.000 ha vào năm 2025 và duy trì diện tích rừng gỗ lớn đến năm 2030, trong đó 18.000 ha trồng mới và 2.000 ha chuyển hoá;
- Nâng cao năng suất rừng trồng sản xuất, bình quân đạt 17 m 3 /ha/năm vào năm 2025, đạt 20 m 3 /ha/năm vào năm 2030;
- Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đạt 810.000 m 3 /năm vào năm 2025, đạt khoảng 970.000 m 3 /năm vào năm 2030;
- Giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất tăng 1,5 - 2 lần trên đơn vị diện tích so với năm 2020 vào năm 2025 và 2030;
- Phát triển lâm sản ngoài gỗ là cây dược liệu và cây đặc sản, đến năm 2025 đạt khoảng 3.000 ha quế và 500 ha cây dược liệu.
- Tỷ lệ lao động trong lâm nghiệp được đào tạo nghề đạt khoảng 45% và đảm bảo bình đẳng giới;
- Đến năm 2030 có khoảng 50% số hộ miền núi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa;
- Nâng mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số làm lâm nghiệp tăng trên 2 lần so với năm 2020; góp phần giảm tỷ hộ lệ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%;
- Tạo lập được liên kết vùng trong cung ứng nguyên liệu và phát triển chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ của vùng Trung du miền núi phía Bắc
- Phát triển kinh tế hợp tác và nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia phát triển kinh tế lâm nghiệp, góp phần vào hoàn thành các tiêu chí về thu nhập và liên kết sản xuất trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
- Giữ ổn định tỷ lệ che phủ rừng, đảm bảo đến năm 2030 tỷ lệ che phủ rừng trong khoảng 38-39%;
- Mở rộng diện tích rừng được cấp chứng chỉ rừng bền vững đạt 35.000 ha vào năm 2025 và duy trì ổn định đến năm 2030;
- Trồng bình quân 2 triệu cây phân tán/năm, góp phẩn thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ;
- Nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và năng lực phòng hộ của rừng
- Thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng về đối tượng sử dụng dịch vụ, đối tượng được chi trả chi và diện tích rừng được chi trả áp dụng với đầy đủ các các dịch vụ môi trường rừng được quy định trong Luật Lâm nghiệp và thực thi đầy đủ chính sách lâm nghiệp quốc gia về chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh vào năm
Tầm nhìn đến năm 2050
Về kinh tế: phát triển lâm nghiệp bền vững, hội nhập quốc tế, phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng nhiệt đới, phấn đấu trở thành một trong những trung tâm sản xuất, chế biến và thương mại lâm sản trong nhóm các địa phương đứng đầu của Việt Nam với công nghệ hiện đại; đóng góp ngày càng tăng vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Về xã hội: góp phần quan trọng vào xây dựng tỉnh Phú Thọ an toàn và thịnh vượng; nông thôn mới giàu, đẹp và văn minh trên cơ sở cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế xanh gắn với tài nguyên rừng, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống và không gian sinh tồn của đồng bào các dân tộc thiểu số; bảo đảm giữ vững quốc phòng, an ninh.
Về môi trường: quản lý rừng bền vững, bảo tồn lâu dài tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; bảo đảm an ninh môi trường, an ninh nguồn nước,chống suy thoái đất đai, giảm thiểu tác động tiêu cực của thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, triển khai chính sách nhằm ứng phó lâu dài với biến đổi khí hậu, cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Phương án quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2021-2030 52 1 Quy hoạch ba loại rừng
2.6.1 Quy hoạch ba loại rừng
Bảng 2.1 Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2030 ĐVT: ha
TT Hạng mục/loại đất
Diện tích đầu kỳ quy hoạch (2020)
Diện tích quy hoạch đến năm 2030
I Tổng diện tích tự nhiên 353.456 353.456
1 Tổng diện tích đất rừng 188.119 154.300 - 33.819
- So với tổng DT tự nhiên 53,2 % 43,7 %
- Cơ cấu trong đất lâm nghiệp 73,0 % 73,3 %
- Cơ cấu trong đất lâm nghiệp 17,8 % 17,7 %
- Cơ cấu trong đất lâm nghiệp 9,2 % 9,0 %
Diện tích đầu kỳ quy hoạch của phương án quy hoạch 3 loại rừng sử dụng chỉ tiêu diện tích đất có rừng căn cứ theo Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày
21/4/2021 về việc phê duyệt kết quả hiện trạng rừng tỉnh Phú Thọ năm 2020 và
Văn bản số 4300/UBND-KTN ngày 23/9/2021 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc tham gia ý kiến quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030 Vì vậy số liệu đầu kỳ quy hoạch với tổng diện tích đất lâm nghiệp là 188.119 ha, trong đó 137.343 ha rừng sản xuất, 33.474 ha rừng phòng hộ và 17.302 ha rừng đặc dụng
Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2030 được xây dựng căn cứ vào:
(i) Các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2030 và đến năm 2025 phân bố trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025;
(ii) Số liệu điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng theo Quyết định số 3813/QĐ-
UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ ngày 28/12/2018 về việc phê duyệt kết quả rà soát, chuyển đổi đất, rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất và rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030;
(iii) Số liệu quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng theo Quyết định số
1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
(iv) Căn cứ vào thực trạng về sự chồng chéo trong giao đất và những khó khăn trong quản lý rừng đặc dụng tại VQG Xuân Sơn và Khu rừng quốc gia Đền Hùng, trong đó cần đưa ra khỏi quy hoạch những diện tích đất rừng cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình và diện tích ngoài đất lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ quy hoạch đến năm 2030 là 154.300 ha, trong đó gồm 113.088 ha đất rừng sản xuất, 27.351 ha đất rừng phòng hộ;
13.861 ha đất rừng đặc dụng Như vậy, tổng diện tích đất rừng quy hoạch đến năm
2030 giảm 33.819 ha (trong đó có 18.372 ha ngoài quy hoạch phát triển lâm nghiệp) so với năm 2020, giảm nhiều nhất là diện tích đất rừng sản xuất với 24.255 ha, diện tích đất rừng phòng hộ giảm 6.123 ha và diện tích đất rừng đặc dụng giảm 3.441 ha Cơ cấu về diện tích 3 loại rừng đến năm 2030 có sự thay đổi không đáng kể so với năm 2020, trong đó tỷ trọng diện tích rừng sản xuất và diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng tăng nhẹ lần lượt ở mức 0,3%, 0,1% và 0,2%.
Quy hoạch đất Lâm nghiệp đến năm 2030 so với hiện trạng đất Lâm nghiệp hiện nay giảm 33.819 ha với dịch chuyển giữa các loại rừng theo xác định của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Phú Thọ (chưa được tính toán đầy đủ do sự khác biệt về tiêu chí xác định rừng và đất rừng giữa ngành Lâm nghiệp và ngành Tài nguyên và Môi trường), cụ thể như sau:
Diện tích rừng sản xuất năm 2030 giảm 23.259 ha so với năm 2020, chủ yếu do thực hiện theo Quyết định số 3813/QĐ-UBND đã nêu và Quy hoạch sử dụng đất đến 2030:
- Tăng 10.742 ha, bao gồm: (i) Từ rừng đặc dụng chuyển sang 2.512 ha (VQG Xuân Sơn, Khu di tích Đền Hùng, Trung tâm khoa hoạch Lâm nghiệp vùng trung tâm Bắc Bộ và các khu đặc dụng khác đã nêu ở trên; (ii) Từ rừng phòng hộ chuyển sang 8.230 ha
- Giảm 34.002 ha, bao gồm: (i) Chuyển sang quy hoạch rừng đặc dụng 2,2 ha (QĐ.552/QĐ-TTg); (ii) Chuyển sang quy hoạch rừng phòng hộ 2.029,5 ha; (iii) Chuyển ra ngoài quy hoạch 03 loại rừng 31.970 ha Diện tích này phần lớn là đất mục đích nông nghiệp nhưng được người dân trồng cây lâm nghiệp (Theo kết quả kiểm kê rừng thống kê là rừng ngoài 3 loại rừng, nhưng theo quy định của Luật Lâm nghiệp nên theo dõi diễn biến rừng lại thống kê vào đối tượng rừng sản xuất). Hiện nay kiểm kê đất đai và kế hoạch sử dụng đất 2021-2030 được đề xuất chuyển diện tích này ra ngoài đất lâm nghiệp 18.372 ha Ngoài ra, chuyển ra ngoài 3 loại rừng còn do một số các nguyên nhân như đất xây dựng các công trình quốc phòng (trên đó có nhiều rừng nhưng ngành Tài nguyên & môi trường thống kê đất an ninh quốc phòng) khoảng 3.500 ha, đất của các Công ty Lâm nghiệp trả về cho địa phương phát triển kinh tế 4.098 ha, đất phát triển hạ tầng, đất ở và đất canh tác cho người dân đưa ra khoảng 6.000 ha.
Diện tích rừng phòng hộ đến năm 2030 giảm 5.822 ha so với hiện trạng, chủ yếu thực hiện theo Quyết định số 3813/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 trong đó có áp dụng theo tiêu chí Quyết định 845/QĐ-BNN-TCLN về rà soát chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung chuyển sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất.Diện tích rừng phòng hộ chu chuyển như sau:
- Tăng 2.729 ha: Trong đó chuyển từ diện tích rừng đặc dụng sang 700 ha và từ rừng sản xuất chuyển sang 2.029 ha chủ yếu là rừng tự nhiên khu vực đầu nguồn các suối, lưu vực các hồ đập, có tác dụng bảo vệ nguồn nước, có độ dốc lớn phù hợp với quy hoạch rừng phòng hộ;
- Giảm 8.551 ha chủ yếu thuộc đối tượng đất rừng phòng hộ ít xung yếu chuyển sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất theo tiêu chí Quyết định số 845/QĐ-BNN-TCLN 8.230 ha; chuyển ra ngoài quy hoạch 03 loại rừng để thực hiện các dự án an ninh quốc phòng, quy hoạch các khu công nghiệp và các dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh 321 ha.
Diện tích rừng đặc dụng đến năm 2030 giảm 3.832 ha so với hiện trạng với chu chuyển diện tích như sau:
- Tăng 2,2 ha do thực hiện Quyết định số 552/QĐ-TTg ngày 21/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025;
- Giảm: 3.836 ha do chuyển sang rừng sản xuất, sang rừng phòng hộ và chuyển ra ngoài đất lâm nghiệp đối với diện tích trước đây đã cấp GCNQSD đất cho các HGĐ, như đất ở, đất sản xuất nông nghiệp; hoặc đất đã giao cho các tổ chức như: đất trụ sở cơ quan, đất xây dựng công trình, đất khác (đất xây dựng, bãi đỗ xe ) hiện nằm trong ranh giới quy hoạch VQG Xuân Sơn, Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Trung tâm khoa học Lâm nghiệp vùng trung tâm Bắc Bộ (thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) và các khu rừng đặc dụng khác nhưng chưa trừ ra khỏi tổng diện tích tự nhiên quy hoạch rừng đặc dụng như ngành Tài nguyên & Môi trường thống kê (trong đó chuyển khoảng 700 ha sang rừng phòng hộ; 2.512 ha sang rừng sản xuất và 624 ha ngoài quy hoạch 03 loại rừng).
Quy hoạch chi tiết sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2030 phân theo các huyện/thị/thành phố của tỉnh Phú Thọ được trình bày trong Bảng 2.2.
Bảng 2.2 Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2030 phân theo huyện/thị/thành phố ĐVT: ha
TT Huyện/thị Tổng diện tích
Phân theo chức năng Rừng đặng dụng
2.6.2 Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
2.6.2.1 Bảo vệ rừng a Đối tượng:
Giải pháp chủ yếu thực hiện phương án quy hoạch
2.7.1 Đổi mới tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất ngành Lâm nghiệp
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 8/7/2013 về việc Phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp và Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/2/2021 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, trong đó đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa 3 loại rừng, tập trung phát triển rừng gỗ lớn và lâm sản ngoài gỗ để đáp ứng cơ bản nhu cầu cho công nghiệp chế biến gỗ và thị trường lâm sản
- Triển khai có hiệu quả Quy hoạch 3 loại rừng theo Quyết định số
3813/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Phú Thọ về phê duyệt kết quả rà soát, chuyển đổi đất, rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu sang phát triển rừng sản xuất và rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030.
- Thực hiện Quyết định số 3087/QĐ-UBND về việc Phê duyệt phương án sử dụng đất của Tổng công ty giấy Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trong đó
Tổng công ty giấy Việt Nam trả lại cho tỉnh Phú Thọ quản lý các diện tích rừng sản xuất để phát triển kinh tế xã hội địa phương, rừng và đất rừng trùng lấn vào đất rừng phòng hộ, giao trùng và do tranh chấp Đồng thời giải thể 03 công ty lâm nghiệp của Tổng công ty giấy Việt Nam gồm Công ty lâm nghiệp Thanh Hoà,Công ty lâm nghiệp Sông Thao và Công ty lâm nghiệp Tam Thanh
- Rà soát, điều chỉnh và thực hiện Đề án tăng cường quản lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo Quyết định số
3687/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 của UBND tỉnh Phú Thọ để giải quyết vấn đề chồng lấn đất đai và đảm bảo địa vị pháp lý của các khu rừng đặc dụng gồm VQG Xuân Sơn và Khu rừng quốc gia Đền Hùng Thực hiện quy trình điều chỉnh giảm diện tích đất rừng đặc dụng của Khu rừng quốc gia Đền Hùng và VQG Xuân Sơn và thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho diện tích trong quy hoạch của 2 đơn vị này
- Xây dựng và triển khai hiệu quả các chương trình và dự án ưu tiên: (i) Dự án nâng cao năng lực phòng chống cháy rừng và bảo vệ rừng cấp bách giai đoạn 2021-2025; (ii) Dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; (iii) Dự án nâng cao chất lượng giống và năng lực sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp; (iv) Chương trình mới và chuyển hoá rừng gỗ lớn phục vụ công nghiệp chế biến gỗ; (v) Chương trình phát triển công nghiệp chế biến gỗ; (vi) Chương trình đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp và kinh doanh, chế biến lâm sản; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện giải quyết thủ tục hành chính, đảm bảo sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ của ngành cung cấp, thường xuyên rà soát, đề xuất bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư vào lĩnh vực trồng và chế biến gỗ, khai thác và sử dụng các dịch vụ hệ sinh thái rừng cho phát triển du lịch sinh thái
2.7.2 Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực của lực lượng lao động ngành Lâm nghiệp
- Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo đi đôi với chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện làm việc thuận lợi để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của ngành đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới
- Tập trung thu hút nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực lâm nghiệp như quản lý tài nguyên rừng, kỹ thuật lâm sinh và chọn tạo giống,chế biến lâm sản, kinh tế lâm nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động phục vụ phát triển nền sản xuất lâm nghiệp và bảo tồn tài nguyên rừng theo hướng hiện đại.
- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực thực thi pháp luật, chuyên môn về bảo tồn tài nguyên rừng và khả năng thu hút sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ và phát triển rừng của đội ngũ cán bộ kiểm lâm, nhất là kiểm lâm địa bàn ở cấp xã
- Nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng địa phương để tham gia hiệu quả vào các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản thông qua tăng cường các hoạt động khuyến lâm, phát triển hệ thống khuyến lâm cơ sở và tự nguyện ở cấp xã, thôn
- Xây dựng hệ thống liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa người trồng rừng, chế biến và thương mại lâm sản với các hình thức phù hợp như tổ hợp tác, hợp tác xã, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, liên doanh giữa hộ trồng rừng với các công ty tư nhân trong việc cấp chứng chỉ rừng
2.7.3 Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và thích hợp
Hiệu quả của các giải pháp thực hiện quy hoạch
- Các giải pháp nâng cao năng suất rừng trồng sản xuất sẽ đảm bảo cung cấp ổn định gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ ở mức trên 70% so với tổng lượng nguyên liệu gỗ tiêu thụ, giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung gỗ nguyên liệu từ nhập khẩu, giảm nhập siêu, góp phần đóng góp vào mục tiêu nâng cao giá trị xuất khẩu ngành chế biến gỗ Việt Nam
- Các giái pháp về đổi mới cách thức tổ chức sản xuất và liên doanh, liên kết trong trồng, tiêu thụ và chế biến gỗ sẽ góp phần hình thành vùng nguyên liệu tập trung, chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu, gia tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ và tăng tỷ trọng đóng góp của ngành Lâm nghiệp trong GDRP của tỉnh.
- Các giải pháp về phát triển cây gỗ lớn và nâng cao sản lượng rừng trồng sản xuất sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng rừng và giá trị trên mỗi ha đất rừng lên gấp đôi vào năm 2030
- Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái, đa dạng hoá các nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho các bên cung cấp dịch vụ môi trường rừng là chủ rừng và các bên nhận khoán bảo vệ rừng một cách đáng kể so với mức chi trả rất hạn chế như hiện nay
- Các giải pháp phát triển kinh tế lâm nghiệp sẽ góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác như công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ, logistic, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh
- Sự phát triển của ngành Lâm nghiệp sẽ tạo việc làm ổn định cho lực lượng lao động là các hộ gia đình và doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào các hoạt động trồng rừng, chế biến gỗ và một số lượng lớn lao động mùa vụ tham gia vào các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, chế biến gỗ và thương mại lâm sản, du lịch sinh thái…góp phần ổn định và nâng cao mức sống dân cư, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng.
- Các giải pháp về tổ chức sản xuất và quản lý rừng bền vững sẽ góp phần nâng cao năng lực của lao động trong ngành lâm nghiệp, phát triển các hình thức hợp tác trong sản xuất, hình thành chuỗi giá trị ngành lâm nghiệp, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành và vào tiến trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
- Ổn định và phát triển bền vững 3 loại rừng, đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt trên 38% vào năm 2030, nâng cao chất lượng rừng, đảm bảo khả năng phòng hộ đầu nguồn của rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh.
- Các giải pháp phát triển trồng rừng gỗ lớn, quản lý rừng bền vững, bảo tồn rừng tự nhiên sẽ nâng cao trữ lượng hấp thụ carbon của rừng làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu, góp phần vào mục tiêu chung của quốc gia trong các cam kết quốc tế về giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai
- Các giải pháp bảo vệ và bảo tồn rừng tại các khu rừng đặc dụng và phòng hộ sẽ nâng cao khả năng cung ứng các dịch vụ hệ sinh thái rừng cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái…góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân về vai trò của rừng và tham gia tích cực hơn vào các chương trình, dự án và các hoạt động bảo vệ môi trường và thiên nhiên.
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU RỪNG QUỐC GIA ĐỀN HÙNG GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội
Khu di tích lịch sử Đền Hùng nằm trong vùng đất thấp phía Tây Bắc thành phố Việt Trì Tổng diện tích tự nhiên trên 845 ha (theo Quyết định số 552/QĐ-TTg ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ) thuộc phần đất trong địa giới hành chính của các xã, phường: Hy Cương, Chu Hóa và Vân Phú (thành phố Việt Trì); Tiên Kiên (huyện Lâm Thao) và Phù Ninh (huyện Phù Ninh).
Khu di tích lịch sử Đền Hùng được xác định trong tọa độ địa lý: từ 21º24ph
08 giây đến 21º28ph 76 giây, từ 104º77ph 15 giây đến 104º81ph 68 giây kinh độ đông, được chia thành 2 vùng: Vùng trung tâm và vùng điều chỉnh xây dựng Khu rừng quốc gia Đền Hùng có diện tích là 508 ha, chủ yếu thuộc 2 xã là xã Hy Cương (thành phố Việt Trì) và xã Phù Ninh (huyện Phù Ninh) Vùng đệm gồm 04 xã, phường: Hy Cương, Chu Hóa (thành phố Việt Trì); Tiên Kiên (huyện Lâm Thao) và Phù Ninh (huyện Phù Ninh).
Khu vực Đền Hùng nằm trong vùng địa chất biến chất, nâng lên và uốn nếu với 3 kiểu: địa mạo đồi gò (đá mẹ chủ yếu là đá Gnai), địa mạo đồi gò phù sa cổ và bậc thềm thung lũng tích lũy Tương ứng là các kiểu địa hình đồi gò (đá mẹ là chủ yếu), sau đó đến gò đồi trung bình và thung lũng bồi tích Đây chính là tiểu vùng đồi xen ruộng nước Do cấu tạo địa mạo như trên nên địa thế ở khu vực này đại bộ phận là sườn dốc thoải Vì vậy sinh ra các kiểu mẫu chất sườn tiến, phù sa cổ và phù sa mới Hầu hết các gò đồi khu vực Đền Hùng đều thấp (chiếm 70÷80% diện tích), trừ núi Nghĩa Lĩnh (cao 175m) và núi Vặn (cao 171m) Độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Khu trung tâm được chia thành tiểu vùng theo độ dốc sau:
- Độ dốc 25º: có diện tích là 83,2ha.
Khu vực Đền Hùng mang đặc tính chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam, thuộc khí hậu á nhiệt đới gió mùa Có hai mùa rõ rệt, mùa nóng và mùa lạnh Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, thường có mưa chiếm 70÷80% lượng mưa cả năm Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường ít mưa và có gió lạnh.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trong bình năm: 23,1 ºC; Nhiệt độ không khí trung bình tháng thấp nhất: 15,7 ºC (tháng 1); Nhiệt độ không khí trung bình tháng cao nhất tuyệt đối: 40,7 ºC (tháng 5/1931); Nhiệt độ không khí trung bình tháng thấp nhất tuyệt đối: 3,5 ºC (tháng 12/1934).
- Nắng: Hầu hết các tháng trong năm đều có nắng, tuy nhiên phân bố không đều Số giờ nắng nhiều nhất và nóng nhất tập trung vào tháng 4 đến tháng 10 (mùa nóng) Số giờ nắng ít nhất và nóng nhất tập trung vào tháng 11 đến tháng 4 năm sau (mùa lạnh) Tổng số giờ nắng trong năm: 1.662 giờ.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm là: 82÷84%; Độ ẩm không khí trung bình cao nhất: 85÷87% (vào tháng 3, 4); Độ ẩm không khí trung bình thấp nhất: 79÷81% (vào tháng 11,12).
- Mây: Số ngày trời nhiều mây nhất là tháng 3 (25,9 ngày); Số ngày trời ít mây nhất là tháng 10 (10,7 ngày); Tổng số ngày nhiều mây trung bình là 170 ngày.
- Mưa: Chủ yếu vào mùa nóng, thỉnh thoảng có mưa đá Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8 Tổng số lượng mưa trung bình năm là 1.850mm. Lượng mưa trung bình cao nhất: 382,5mm (tháng 7), Lượng mưa trung bình thấp nhất: 24,9mm (tháng 12).
- Gió: Gió bị phân hướng do điều kiện địa hình Gió chủ đạo trong khu vực là Đông - Đông Nam và gió Tây Bắc với tần suất đáng kể Tốc độ gió trung bình năm là 1,8m/s; Tốc độ gió trung bình tháng lớn nhất: 2,4m/s (tháng 4); Tốc độ gió mạnh nhất: 40/s (tháng 6).
- Bão và lốc xoáy: Bão thường xuyên xảy ra vào tháng 5 đến tháng 10 và thường kéo theo mưa to Tháng 6 và tháng 8 đôi khi có lốc xoáy, gây đổ cây, đổ nhà cửa và các công trình kiến trúc xây dựng.
- Ao, hồ: Khu vực Đền Hùng có hệ thống ao hồ khá phong phú, dễ kiến tạo,đặc biệt có nhiều hồ vừa có tiềm năng thủy lợi vừa có giá trị cảnh quan và điều hòa khí hậu như: hồ Gò Cong, hồ Lạc Long Quân, hồ Khuôn Muồi, đập Nhà Chìa, hồ
Hóc Trai, hồ Ka Im, hồ Nhà Nhen Mực nước trong các hồ không ổn định, mùa khô mực nước giảm đáng kể.
- Suối: Các suối trong khu vực phát triển thành 2 hệ thống, bắt nguồn từ trung tâm là trục uốn nếp núi Hùng tạo nên đường phân thủy tự nhiên, từ đây hệ thống suối phía Tây đổ ra rông Hồng, hướng chảy Đông Bắc - Tây Nam; hệ thống suối phía Đông chảy ra sông Lô, hướng chảy Tây Nam - Đông Bắc, lòng suối hẹp có dạng chữ U Độ dốc của suối tương đối thoải, tốc độ chảy chậm, phần lớn các suối đều được cải tạo để sử dụng tưới tiêu nhỏ.
- Sông: Có 2 con sông lớn, sông Lô cách Đền Hùng khoảng 6,5km về phía Đông Bắc, sông Hồng (sông Thao) cách Đền Hùng 5,5km về phía Tây Nam.
- Nước ngầm: Trữ lượng nguồn nước ngầm trong khu vực là 1/25000 Nước ngầm mạch sâu rất hạn chế và phân bố không đều trong vùng Do ở đây là kiến tạo núi trẻ, dưới sâu là đá gốc không chứa nước và thấm nước Vì vậy dù kẹp giữa hai con sông nhưng nước mạch ngầm sâu cũng rất ít Trữ lượng nước ngầm mạch nông cũng không lớn, khối lượng nước thay đổi mãnh liệt theo mùa Mùa mưa ở các vùng rộng nước ngầm cách mặt đất khoảng 0,5m, mùa khô xuống thấp cách mặt đất 5÷7m Nguồn nước này chủ yếu sử dụng cho nhu cầu nhỏ và cho các nhu cầu sinh hoạt của dân cư.
Dựa vào nguồn gốc phát sinh của đất, khu vực Đền Hùng được chia làm 3 loại đất chính:
- Đất Feralit phát triển trên Gnai: Phân bố hầu hết trên diện tích các đồi gò trong khu vực Đất có màu đỏ vàng, màu này thay đổi phụ thuộc vào kiểu địa hình, lớp phủ thực bì và tuổi khai thác sử dụng đất Loại đất này đại bộ phận có độ tơi xóp cao, tầng đất mỏng, 1 số diện thích nhỏ có hiện tượng kết von.
- Đất Feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: Thường xuất hiện ở vị trí của đỉnh và sườn đồi Do nguồn gốc là phù sa được nâng lên bởi quá trình tạo núi nên đất có độ phì kém, nghèo mùn, nghèo đạm, lân, kali, dễ tiêu, độ chua cao (PH
Thực trạng công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng
3.2.1 Tổ chức công tác bảo tồn và phát triển rừng
3.2.1.1 Thực trạng quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học a Thực trạng về ranh giới:
Theo Quyết định số 552/QĐ-TTg ngày 21/4/2017 của Thủ tướng chính phủ, diện tích Khu rừng Quốc gia Đền Hùng là 508 ha, ranh giới Khu rừng quốc gia Đền Hùng như sau:
+ Phía Đông giáp Quốc lộ 2, xã Phù Ninh – huyện Phù Ninh;
+ Phía Tây giáp xã Hy Cương – thành phố Việt Trì, xã Tiên Kiên – Lâm Thao;
+ Phía Nam giáp xã Vân Phú, xã Chu Hoá – thành phố Việt Trì;
+ Phía Bắc giáp xã Phù Ninh – huyện Phù Ninh. b Chủ thể quản lý:
Trong ranh giới Khu rừng quốc gia Đền Hùng với tổng diện tích được quy hoạch là 508 ha: Khu di tích lịch sử Đền Hùng quản lý 260,5 ha; UBND 4 xã TiênKiên, Chu Hóa, Phù Ninh, Hy Cương quản lý 247,5 ha, trong đó phần lớn số diện tích do UBND các xã quản lý là đất được giao 50 năm cho người dân trồng các loại cây lâm nghiệp, cây ăn quả lâu năm.
Hình 3.1 Sơ đồ ranh giới quy hoạch Khu rừng quốc gia Đền Hùng
(Nguồn: Khu di tích lịch sử Đền Hùng) 3.2.1.2 Tổ chức quản lý
Khu di tích lịch sử Đền Hùng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ với tổng viên chức, người lao động 233 người Trong đó gồm 01 giám đốc và 03 phó giám đốc, 07 phòng, ban chức năng (Bảng 3.4) Phòng Bảo vệ và Quản lý rừng là đơn vị chịu trách nhiệm về công tác quản lý, bảo vệ rừng của Khu rừng quốc gia Đền Hùng với 61 viên chức, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao
Bảng 3.4 Tổng hợp cơ cấu tổ chức và biên chế Khu di tích lịch sử Đền Hùng
TT Đơn vị Nhân sự
2 Phòng Tổ chức – Hành chính 16
3 Phòng Kế hoạch – Tài vụ 15
4 Phòng Bảo vệ và Quản lý rừng 61
5 Phòng Quản lý Di tích, văn hoá, lễ hội 30
6 Trung tâm Dịch vụ du lịch 31
7 Trung tâm Dịch vụ môi trường và Hạ tầng kỹ thuật 69
8 Ban Quản lý dự sán đầu tư xây dựng Đền Hùng 07
(Nguồn: Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, 2021) 3.2.2 Kết quả và hiệu quả của công tác bảo tồn và phát triển rừng
- Bảo vệ rừng: Trong những năm qua, Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã xác định rõ công tác quản lý bảo vệ rừng là nhiệm vụ trọng tâm Vì vậy, đã chủ động đưa ra các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả, đã ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm về bảo vệ rừng và PCCCR, nhận thức của cộng đồng được nâng cao thông qua các lớp tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, rừng được tăng cả về số lượng và chất lượng
- Bảo tồn đa dạng sinh học: Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và thực hiện các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác bảo tồn như: “Đề tài nghiên cứu phát triển cây bản địa đặc trưng cho các cùng miền tại rưng Quốc gia Đền Hùng” của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm sinh Cầu Hai tại khu vực đồi Đồng Lềnh; “Nghiên cứu trồng thử nghiệm tập đoàn cây bản địa đặc trưng của các vùng miền trong cả nước tại rừng Quốc gia Đền Hùng” của Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam tại khu vực đồi Đồng Lềnh và sườn Đông Bắc núi Vặn; “Xây dựng vườn các loài cây rừng tỉnh Phú Thọ có tên trong sách Đỏ Việt Nam” của Chi cục Lâm nghiệp - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với 3,5 ha tại đồi Dây.
- Các công trình lâm sinh: Công tác bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng được thực hiện tích cực đã nâng cao chất lượng các hệ sinh thái rừng ổn định và được bảo vệ tốt hơn; tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động tham gia vào việc bảo vệ rừng và làm giảm nguy cơ phá rừng, tài nguyên thiên nhiên.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng, trụ sở làm việc, trạm quản lý bảo vệ rừng, hệ thống đường tuần tra bảo vệ rừng kết hợp với du lịch sinh thái và một số công trình khác được đầu tư sửa chữa, đã đem lại hiệu quả thiết thực trong việc bảo tồn và phát triển rừng, thu hút khách du lịch đến thăm quan và đóng góp không nhỏ vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
3.2.3 Những vấn đề và thách thức của công tác bảo tồn và phát triển rừng
3.2.3.1 Những tồn tại, hạn chế
Hiện nay trong Khu rừng quốc gia Đền Hùng vẫn còn nhiều hộ dân sinh sống và canh tác, kèm theo đó là việc sinh hoạt của người dân như chăn thả gia súc, đốt nương, đào, san gạt đất, xây dựng nhà ở khi chưa được cấp phép, xả thải rác sinh hoạt không đúng nơi quy định; một số diện tích đất rừng chưa được thu hồi hiện vẫn do UBND xã quản lý và đã được giao cho dân trồng rừng và hoa màu đã làm ảnh hưởng gây khó khăn đến công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái rừng, phòng cháy chữa cháy trong khu vực Di tích, đồng thời làm ảnh hưởng nhiều đến sự tôn nghiêm của khu di tích
Diện tích rừng do Khu di tích Đền Hùng quản lý chủ yếu là rừng trồng với các loài cây chính là keo, bạch đàn, thông hiện đã già cỗi, tự chết, tự gãy đổ rất nhiều cần phải có nguồn kinh phí để trồng bổ sung bằng cây bản địa phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, phòng chống sạt lở đất và đảm bảo mỹ quan trong khu vực Di tích.
Các dự án, xây dựng và phát triển rừng chưa giải quyết được vấn đề thu hồi đất trong vùng quy hoạch rừng quốc gia, đơn vị chỉ có thể tiến hành trồng bổ sung các loài cây bản địa trên diện tích đất rừng cũ Đất rừng còn lại đến nay vẫn thuộc chính quyền địa phương quản lý giao cho người dân sử dụng với hợp đồng giao đất rừng 50 năm
Công tác trồng và phục hồi diện tích rừng bị suy giảm do mưa bão, sạt lở,dịch bệnh khó thực hiện do vướng các quy định đối với rừng đặc dụng (không được phép tác động) mặc dù rất cần phải trồng bổ sung hoặc xúc tiến tái sinh tự nhiên trong khi nguồn kinh phí tỉnh cấp cho tu bổ rừng hàng năm rất hạn chế; công tác phê duyệt kinh phí cho phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2025 còn chậm, gây khó khăn cho các hoạt động bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng
3.3 Quan điểm và mục tiêu quy hoạch bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng
- Bảo tồn và phát triển bền vững Khu rừng quốc gia Đền Hùng phải phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ đến năm 2030; quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2030; quy hoạch chuyên ngành của tỉnh đã phê duyệt và các quy định hiện hành;
- Bảo tồn và phát triển bền vững Khu rừng quốc gia Đền Hùng phải bảo tồn nguyên vẹn nguồn gen động thực vật đặc hữu, quý, hiếm; bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên và văn hóa bản địa;
- Bảo tồn và phát triển bền vững Khu rừng quốc gia Đền Hùng phải gắn bảo tồn – phát triển di tích lịch sử Đền Hùng, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội của địa phương, an ninh quốc phòng và đảm bảo an toàn trật tự xã hội.
- Bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn gen đặc hữu, quý, hiếm có trong khu rừng quốc gia; bảo vệ và nâng cao chất lượng các hệ sinh thái rừng;
- Bảo vệ rừng, phục hồi rừng và trồng rừng để nâng cao chất lượng và độ che phủ của rừng;
Phương án quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng
3.4.1 Quy hoạch sử dụng đất
Bảng 3.5 Quy hoạch sử dụng đất Khu rừng quốc gia Đền Hùng đến năm 2030 ĐVT: ha
Loại đất, loại rừng Diện tích Phân theo khu Đầu kỳ Cuối kỳ Khu I Khu II
Tổng diện tích quy hoạch 508 240 32,2 207,8
1 Đất rừng đặc dụng do Khu di tích lịch sử Đền Hùng quản lý 260,50
- Đất di tích lịch sử - văn hoá 96,95 0
2 Đất rừng do UBND các xã quản lý 247,50 0
Quy hoạch sử dụng rừng đặc dụng đến năm 2030 của Khu rừng quốc gia Đền Hùng với tổng diện tích 240 ha, giảm 268 ha so với năm 2020 và được chia làm 2 khu: khu I với 32,2 ha, trong đó có 17,8 ha rừng tự nhiên và khu II với 207,8 ha
Phương án quy hoạch Khu rừng quốc gia Đền Hùng đến năm 2030 có sự thay đổi giảm về diện tích trong đó toàn bộ diện tích 96,95 ha đất di tích lịch sử- văn hoá do Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đang quản lý và 171,05 ha đất khác hiện do UBND các xã quản lý được đưa ra khỏi quy hoạch rừng đặc dụng Ngoài ra, thực hiện việc đền bù và thu hồi 76,45 ha đất rừng đã được giao cho hộ gia đình sử dụng và giao cho Khu di tích lịch sử Đền Hùng quản lý Như vậy, diện tích rừng đặc dụng 240 ha của Khu rừng quốc gia Đền Hùng đến năm 2030 bao gồm 163,55 ha đất rừng đặc dụng hiện do Khu di tích lịch sử Đền Hùng quản lý và 76,45 ha đất rừng hiện do UBND các xã quản lý Việc thực hiện quy hoạch này sẽ đảm bảo rừng đặc dụng của Khu rừng quốc gia Đền Hùng được quản lý theo đúng các quy định pháp luật
3.4.2 Quy hoạch các khu chức năng
- Tổng diện tích 32,2 ha, trong đó có 18,7 ha rừng tự nhiên.
- Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với các trạng thái rừng tự nhiên đã và đang phục hồi, có giá trị về đa dạng về tài nguyên động thực vật;
- Phân khu có ranh giới dễ nhận biết ngoài thực địa. b Chức năng:
- Bảo tồn hệ sinh thái ở trạng thái ít bị tác động tự nhiên hoặc gần với tự nhiên;
- Đảm bảo các quá trình sinh thái tự nhiên được diễn ra mà không có sự can thiệp của con người;
- Bảo vệ các sinh cảnh quan trọng của các loài động thực vật ở khu vực;
- Cho phép nghiên cứu các quá trình diễn thế tự nhiên của các hệ sinh thái và các loài mà không có sự can thiệp của con người;
- Phục hồi hệ sinh thái rừng tự nhiên thông qua làm giàu rừng, trồng rừng và các biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên;
- Bảo vệ các hệ sinh thái, sinh cảnh hoặc khu vực khỏi các nguy cơ bị đe dọa (như các khu vực có nguy cơ cháy rừng cao). c Nội dung hoạt động:
- Bảo toàn nguyên vẹn hệ sinh thái tự nhiên, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến sinh cảnh, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo;
- Được lập các tuyến đường mòn có chiều rộng không quá 1,5 m, điểm dừng chân, cắm biển chỉ dẫn hệ thống đường tuần tra kết hợp phục vụ du lịch sinh thái và các điểm quan sát và khi thi công không làm ảnh hưởng đến môi trường và đa dạng sinh học d Quản lý Khu I:
- Các hoạt động trong Khu I được phép thực hiện:
+ Được cho thuê môi trường rừng; Lập các tuyến đường mòn, đường cáp trên không, đường cáp ngầm dưới mặt đất, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp và theo phương án quản lý rừng bền vững được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Cho phép khách tham quan có thể quan sát động vật hoang dã và các hệ sinh thái ở một số khu vực nhất định có sự giám sát của khu rừng quốc gia
- Trong Khu I, nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
+ Nghiêm cấm các hoạt động tiếp cận của con người trừ hoạt động tuần tra quan trọng và thực hiện luật pháp và tiến hành các nghiên cứu quan trọng, không gây hại (có định hướng quản lý) được giám sát theo các quy định có liên quan;
+ Nghiêm cấm các hoạt động làm thay đổi quá trình tự nhiên của hệ sinh thái tự nhiên;
+ Nghiêm cấm các hoạt động thu hái, săn bắt;
+ Nghiêm cấm các hoạt động khác có ảnh hưởng đến phân khu bảo vệ nghiêm ngặt bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật
- Tổng diện tích 207,8 ha bao gồm các diện tích rừng trồng các loài cây Bạch đàn, Keo, Thông và các loài cây bản địa b Chức năng:
Chức năng chính của Khu II là phục hồi và tái sinh hệ sinh thái rừng, tạo sinh cảnh là các hệ sinh thái rừng trồng bằng các loài cây bản địa và quản lý hoặc loại trừ các loài ngoại lai xâm hại, cụ thể:
- Chức năng tái tạo: Tạo cơ hội cho các hoạt động tái tạo hướng về tự nhiên;
- Chức năng vùng đệm: Tạo vùng đệm cho Khu I, ngăn ngừa những nguy cơ từ bên ngoài ảnh hưởng đến rừng tự nhiên và các di tích lịch sử quốc gia xây dựng trên đó;
- Chức năng nghiên cứu giám sát: Phục vụ nghiên cứu về sử dụng tài nguyên và các dịch vụ môi trường rừng;
- Chức năng bảo tồn cảnh quan: Đảm bảo duy trì chất lượng cảnh quan tự nhiên, các hạng mục di tích lịch sử cấp quốc gia, giúp ngăn chặn các hoạt động có tính xâm phạm như xây dựng các công trình như nhà cửa, đường xá, cột điện ;
- Chức năng bảo tồn di tích lịch sử quốc gia: Phục vụ việc quy hoạch Khu di tích lịch sử Đền Hùng, kết nối với mạng lưới sinh thái bên ngoài Khu rừng quốc gia Đền Hùng. c Nội dung hoạt động:
- Thực hiện bảo vệ rừng, nâng cao chất lượng rừng;
- Trồng bổ sung và trồng thay thế rừng trồng kém chất lượng, cây già cỗi, đỗ gãy bằng các loài cây bản địa;
- Được xây dựng các công trình để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp phục vụ các hoạt động dịch vụ du lịch. d Quản lý Khu II:
- Các hoạt động trong phân khu được thực hiện theo quy định sau đây:
+ Các hoạt động nhằm mục đích bảo tồn hệ sinh thái và sinh cảnh (trồng rừng bổ sung, thay thế, chăm sóc rừng) và chỉ được thực hiện khi có sự chấp nhận của Khu rừng quốc gia.
+ Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản cần thiết cho việc bảo vệ, nghiên cứu, đảm bảo an toàn và khả năng tiếp cận của du khách phải sử dụng vật liệu tự nhiên sẵn có hoặc ít bị tác động đến hệ sinh thái và cảnh quan.
Giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch
3.5.1 Giải pháp về tổ chức và nhân lực
Hiện tại cơ cấu tổ chức và nhân lực của Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã đảm bảo bộ máy phù hợp có đủ năng lực để thực hiện quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững Khu rừng quốc gia Đền Hùng giai đoạn 2021-2030 với 61 nhân sự của Phòng Bảo vệ và Quản lý rừng, trong đó biên chế 15 người Trong giai đoạn 2021-2030, nhân sự của Phòng sẽ không tăng về biên chế nhưng số lao động hợp đồng có thể thay đổi phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng tự chủ về tài chính của đơn vị
3.5.2 Giải pháp về quản lý đất rừng đặc dụng
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích 240 ha rừng đặc dụng thuộc quy hoạch của Khu rừng quốc gia Đền Hùng cho Khu di tích lịch sử Đền Hùng nhằm đảm bảo địa vị pháp lý và thực hiện quản lý rừng đặc dụng theo đúng các quy định pháp luật;
- Thu hồi diện tích 76,45 đất rừng (thuộc xã Tiên Kiên, Phù Ninh, Hy Cương và xã Chu Hóa) do UBND các xã đang quản lý thuộc quy hoạch của Khu rừng Quốc gia Đền Hùng để bàn giao cho Khu di tích lịch sử Đền Hùng quản lý;
- Xây dựng hệ thống cọc mốc ranh giới theo tọa độ địa lý của diện tích rừng đặc dụng thuộc quy hoạch Khu rừng quốc gia Đền Hùng và tổ chức bàn giao ranh giới trên bản đồ và ngoài thực địa có sự chứng kiến của các bên liên quan;
- Áp dụng các điều khoản liên quan đến giao khoán bảo vệ rừng, thực hiện đúng quy hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh và Chính phủ phê duyệt;
- Tổ chức hội nghị với các xã, xác định và cắm cột mốc ranh giới các phân khu, ranh giới trong các phân khu, khoanh vẽ lại bản đồ theo hệ thống cọc mốc ranh giới mới được thiết lập có bàn giao trên bản đồ và ngoài thực địa.
- Quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư xây dựng các công trình phục vụ dân sinh và du lịch; phát triển dịch vụ, du lịch phải gắn du lịch tâm linh với di tích lịch sử; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
3.5.3 Giải pháp về nghiên cứu khoa học và ứng dụng cộng nghệ
- Đánh giá giá trị tài nguyên và đa dạng sinh học của Vườn làm cơ sở xây dựng kế hoạch hàng năm phục vụ cho quá trình thực hiện việc bảo tồn và phát triển rừng;
- Nghiên cứu các mô hình phục hồi hệ sinh thái rừng trồng trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ nhằm đem lại hiệu quả cao trong phục hồi rừng;
- Nghiên cứu các mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội để giúp người dân phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập nhằm giảm áp lực tới công tác bảo tồn và phát triển bền vững Khu rừng quốc gia Đền Hùng; Xây dựng và thử nghiệm các mô hình trồng rừng và cảnh quan Khu di tích lịch sử Đền Hùng;
- Ứng dụng công nghệ trong công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học, chọn lọc và bảo quản giống như: công nghệ tạo giống, trồng, bảo tồn các loài thực vật đặc hữu, quý, hiếm, công nghệ nuôi cấy mô.
- Sử dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu và quảng bá hình ảnh của khu rừng: công nghệ theo dõi diễn biến tài nguyên rừng từ ảnh vệ tinh, công nghệ kỹ thuật số, công nghệ xử lý, cập nhật thông tin, phòng chống cháy rừng
3.5.4 Giải pháp về quản lý bảo vệ và phòng chống cháy rừng
3.5.4.1 Giải pháp bảo vệ rừng:
- Xác định ranh giới và đóng mốc phân định ranh giới các phân khu bằng các cọc mốc tọa độ địa lý trên bản đồ và ngoài thực địa;
- Đặt các bảng bảo vệ Vườn tại các điểm ngã ba đường, nơi tiếp giáp dân cư, cửa rừng, niêm yết bảng nội quy bảo vệ Khu rừng quốc gia tại các trạm bảo vệ rừng;
- Thực hiện chặt chẽ nội quy bảo vệ và xây dựng rừng tại các Khu I và Khu II;
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục bảo vệ rừng: Phổ biến về ý nghĩa, lợi ích, nội quy bảo vệ rừng Quốc gia tới từng thôn xóm;
- Thực hiện khen thưởng đối với những công dân có tinh thần trách nhiệm tốt về bảo vệ rừng và xử lý thích đáng theo quy định của pháp luật đối với những hành vi vi phạm quy chế bảo vệ rừng.
3.5.4.2 Giải pháp phòng cháy chữa cháy:
- Thành lập ban chỉ đạo và các tổ đội phòng cháy chữa cháy rừng;
- Nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng cho cán bộ Khu di tích và chính quyền địa phương thông qua các lớp tập huấn và diễn tập;
- Bố trí và sử dụng có hiệu quả các công trình và trang thiết bị phục vụ cho phòng cháy chữa cháy rừng, đặc biệt phát huy hệ thống quản lý theo dõi rừng và đất rừng qua ảnh vệ tinh;
Danh mục các dự án và dự án ưu tiên
3.6.1 Dự án đang thực hiện
- Dự án trồng rừng và cây cảnh quan Khu di tích lịch sử Đền Hùng giai đoạn
- Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển bền vững Khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng” thực hiện 2019 - 2021.
3.6.2 Đề xuất dự án mới Để có thể thực hiện tốt quy hoạch bảo tồn và phát triển Khu rừng quốc gia Đền Hùng, phương án đề xuất một số dự án và chương trình mới như sau:
- Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững Khu rừng quốc gia Đền Hùng giai đoạn 2021- 2030;
- Xây dựng hệ thống bản đồ Khu rừng quốc gia Đền Hùng, có xác định ranh giới với đất của hộ gia đình và UBND các xã bằng hệ thống cọc mốc phân định ranh giới cụ thể, tỷ lệ 1/5000.
- Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững Khu rừng quốc gia Đền Hùng giai đoạn 2021-2030;
- Xây dựng hệ thống bản đồ Khu rừng quốc gia Đền Hùng, có xác định ranh giới với đất của hộ gia đình và UBND các xã bằng hệ thống cọc mốc phân định ranh giới cụ thể, tỷ lệ 1/5000.
PHẦN 4 PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN
GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
Khái quát đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội
Vườn quốc gia (VQG) Xuân Sơn nằm về phía Tây của huyện Tân Sơn, trên vùng tam giác ranh giới giữa 3 tỉnh: Phú Thọ, Hoà Bình và Sơn La
Toạ độ địa lý: Từ 21 0 03’ đến 21 0 12’ vĩ độ Bắc; Từ 104 0 51’ đến 105 0 01’ kinh độ Đông
Ranh giới Vườn quốc gia:
- Phía Bắc giáp xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ;
- Phía Nam giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình;
- Phía Tây giáp huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La;
- Phía Đông giáp xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
- Địa hình VQG Xuân Sơn có độ dốc lớn với nhiều chỗ dốc, núi đất xen núi đá vôi, cao dần từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc;
- Kiểu địa hình núi trung bình, độ cao ≥700m, chiếm khoảng 30% tổng diện tích tự nhiên của Vườn, cao nhất là đỉnh núi Voi 1.386 m, núi Ten 1.244m, núi Cẩn 1.144m;
- Kiểu địa hình núi thấp và đồi, độ cao