1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Chính sách đãi ngộ đối với quan chức của nhà nước quân chủ Việt Nam thời Nguyễn (1802-1884) và những giá trị kế thừa

174 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách đãi ngộ đối với quan chức của nhà nước quân chủ Việt Nam thời Nguyễn (1802-1884) và những giá trị kế thừa
Tác giả Th.S, NCS. Phạm Thị Thu Hiền, Th.S. Đậu Công Hiệp, Th.S, GVC Vũ Thị Yến, TS. Trần Hồng Nhung, Th.S Trần Thị Hoa
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 174
Dung lượng 40,92 MB

Nội dung

Trong nước Các nghiên cứu vê đãi ng6 đôi với đội nett thừa hành công vu hiện nay Liên quan đến đãi ngộ cán bộ, công chức hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu đềcập đến như: Đổi mới c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

CHÍNH SÁCH DAI NGO DOI VỚI QUAN CHỨC CUA NHÀ NƯỚC QUẦN CHỦ VIỆT NAM THỜI NGUYÊN (1802-1884) VÀ

MA SO: LH — 2017 — 08/DHL-HN

Chủ nhiệm đề tài: ThS.NCS Pham Thi Thu Hiền Thư ký đề tài: Ths Đậu Công Hiệp

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐÈ TÀI

- TS Trần Hồng Nhung, Th.S, NCS Pham Thị Thu Hién

Trường Đại hoc luật Ha Nội Trường Đại học luật Hà Nội

Báo cáo tông thuậtChuyên dé 1

Chuyén dé 2Chuyén dé 3

Trang 3

MỤC LỤC

PHAN 1: BAO CAO TONG HỢP

J6 ` 1

Chương 1: Cơ sở lí luận về chính sách đãi ngộ quan chức thời quân chủ Nguyễn 14

1.1 Khái quát về hệ thống quan chức trong nhà nước quân chủ Nguyễn -. - 14

1.2 Cơ sở hình thành chính sách đã ngộ quan chức của nhà nước quân chủ Nguyễn 17

I0 23

Chương 2: Chính sách đãi ngộ của nhà nước quân chủ Nguyễn đối với quan chức 25

2.1 Dai ngộ đối với bản thân quan chức ¿- 2 s5 ềEE+E£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErEErkrkeri 25 2.2 Dai ngộ đối với thân thuộc của quan chức -¿- c2 + +s+St+E£EE+E£EE2EEEEEEEEEEErEerkrrerkee 35 ¡0 36 Chương 3: Một số giá trị kế thừa từ chính sách đãi ngộ quan chức thời Nguyễn đối

với chính sách can bộ, công chức hiện nay - - - G 02221111112 111111 11118111 181k re 37 3.1 Thực trạng chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức hiện nay -5 55 5555 +++<<s 37.

3.2 Nét tương đồng và khác biệt — từ góc nhìn lich sử - 2 + +k+E++EzEx+Eerxzxrxee 39 3.3 Một số giá trị kế thita cece cscscsscsessesscecsscscsecsvcsesucsvsscsesasssansssessassesatssetsesenseeevsetsseess Al Tiểu KẾT ¿5-51 1 151121511115111111 11111111111 11111111 1111111 11111111 1111111110111 1e xe 50 KẾt luận 5 c1 1 E1 111111111111 11 1111111 1111 1111 111111 1111111 111111211111 1 xe 52

Tài liệu tham khảo - - G1 3222111111211 11 11 111110 111110111 1E 1H TH vờ 54. PHAN 2: HỆ CHUYEN DE

Chuyên dé 1: Một số van đề chung về chính sách đãi ngộ quan chức của nha nước quân chủ chuyên chế triều NguyỄn - 2 SE E‡SEEEEEE+EEEEEEEEEEEEEEE111111111111111111111 1111 1xe 57 Chuyên dé 2: Chính sách đãi ngộ đối với quan chức của nhà nước quân chủ chuyên chế nroi800/ 320 92 Chuyên đề 3: Một số giá tri kế thừa từ chính sách đãi ngộ quan chức thời quân chu Nguyễn đối với chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức hiện nay 2- 2 2 2+: 127 PHAN 3: BÀI TẠP CHÍ

Trang 4

PHAN I:

BẢO CÁO TÔNG HỢP

Trang 5

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo suốt chiều dài lịch sử, đặc biệt dưới thời quân chủ, các vị vua đã luôn quan tâmđến yếu tố con người, đặc biệt là người hiền tai bởi nước trị hay loạn cốt ở trăm quan Do vậy,van dé dùng người là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của một đất nước và tạonên hiệu qua của một nền hành chính Với quan điểm “làm vua mà không có bây tôi thì làmsao mà có nước được ””, các vị vua quân chủ khi lên ngôi đã tuyển chọn đội ngũ quan chức délàm thay “việc trời”, thừa hành, giúp việc cho nhà vua, cùng vua cai trị dân, chuyên chính sách,mệnh lệnh của nhà nước đến dân, thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước vàban hành, thực thi chính sách đãi ngộ toàn diện đối với quan chức Chính sách đó đã tạo nênđộng lực sự khuyến khích đối với bản thân quan chức trong quá trình thực thi công vụ Tuynhiên việc tìm hiéu chính sách đãi ngộ đối với quan chức thời quân chủ nói chung và đưới thờiNguyễn nói riêng chưa được tìm hiểu một cách có hệ thống, chủ yếu đề cập ở mức độ đậm nhạtliên quan đến chế độ tiền lương, quy định chung về ban tước pham Mặt khác, hiện nay, giớinghiên cứu đang có cách nhìn nhận mới về triều Nguyễn, do vậy, đây vừa là một khoảng trống

để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu vừa góp phần làm rõ hơn những đóng góp của triều Nguyễnđối với lịch sử

Bên cạnh đó, cho đến nay trong các chủ trưởng, chính sách của Đảng và Nhà nước taluôn coi yếu t6 con người là nền tang và xây dựng chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chứctrong bộ máy nhà nước để phát huy sự tận tuy của họ trong công việc Tuy nhiên việc đãi ngộ,đặc biệt là chính sách tiền lương dù đã “cải cách” nhưng chưa tạo ra động lực đủ mạnh chongười hưởng lương đề khuyến khích phát huy tài năng và cống hiến Mặt khác, lương thấp cũng

là một trong những nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng tiêu cực trong nên hành chính, đặcbiệt là van nạn tham nhũng Theo quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết trung ương 6, Dang chi rõcần:

“kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đồi mới, phát triển; gắn đổi mới tổ chức bộmáy với đổi mới phương thức lãnh dao, tỉnh giản biên chế và cái cách chế độ tiền lương;

cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thu hút người

có đực, có tài”

Do đó, dé có một nền hành chính mạnh, trong sạch trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện

đại hoa dat nước và hội nhập, khu vực, quôc tê cân thực hiện “ôn cô nhi tri tân” Việc chat lọc, ' Hàn Phi (2005), Han Phi Tử, Ncb Văn học, Hà Nội, tr 73

Trang 6

gan tìm những giá trị của lịch sử về chế độ đãi ngộ một mặt khang định yếu tô dân tộc, bản sắc;

một mặt tìm ra những gợi ý, kinh nghiệm cho công cuộc cải cách hành chính, xây dựng chính sách đãi ngộ với đội ngũ thừa hành công vụ hiện nay.

Với những bức thiết đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài là: “Chính sách đãi ngộ đối vớiquan chức của nhà nước quân chủ Việt Nam thời Nguyễn (1802- 1884) và những giá trị kế

thừa ”.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Trong nước

Các nghiên cứu vê đãi ng6 đôi với đội nett thừa hành công vu hiện nay

Liên quan đến đãi ngộ cán bộ, công chức hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu đềcập đến như: Đổi mới chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức xã, phường, thịtran của Nguyễn Thế Vịnh, Tạp chí Tổ chức Nhà nước Số 1/2009; Bài viết “Một số vấn dé vềtuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ nhân tài” đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 1/2011của Trần Văn Quảng: Đỗ Phương Đông với bài viết Chế độ đãi ngộ và xử lý kỉ luật đối vớingười đứng dau cấp ty, Tạp chí Cộng sản, số 68/2012; Nguyễn Minh Tuấn, (2012), May suynghĩ về chính sách đãi ngộ cán bộ công chức hiện nay, Ban Tuyên giáo trung ương: NguyễnThê Trương với “Vé chính sách thu lút, tuyển dụng, trọng dung và đãi ngộ người có tài năng

trong hoạt động công vụ ”, Bộ nội vu, 2015:

Các nghiên cứu trên đã cung cấp bức tranh tông quát về van dé đãi ngộ đối với đội ngũthừa hành công vụ về vật chất, phi vật chất cũng như trong tuyển dụng và sử dụng, quản lý.Một số bài viết đưa ra những mặt được và những biện pháp để tăng cường đãi ngộ cán bộ, côngchức hiện nay Những bài viết và công trình nghiên cứu trên giúp tác giả định hướng liên hệnội dung giải quyết và đưa ra những bài học cho đãi ngộ cán bộ, công chức hiện nay

Các nghiên cứu chung về quan chức thời quân chủ Nguyễn (vi tri, phương thức tuyển dụng

quan chức)

Quan chức là bộ phận quan trọng trong nên hành chính của môi quôc gia và trong môi

giai đoạn lịch sử nhất định Vào thời quân chủ, quan chức là đội ngũ thừa hành, giúp nhà vuahoạch định chính sách và cũng là những người chuyên chính sách của nhà nước tới dân vàngược lại Các bài viết, công trình nghiên cứu về quan chức được đề cập khá sớm với số lượngnhiễu

Các công trình thông sử như: Tiến trinh Lich sử Việt Nam của Nguyễn Quang Ngọc,Nxb Giáo dục, 2000; Đào Duy Anh với Lich sử Việt Nam từ nguôn gốc đến thé ki XIX, Nxb

Trang 7

Văn hóa thông tin, 2002; Lịch sử Việt Nam cổ trung đại của Huỳnh Công Bá, Nxb Thuận Hóa,Huế, 2011; hay ba tập Đại cương Lịch sử Việt Nam của Nxb Giáo dục Bên cạnh việc ghi chépcác sự kiện theo giai đoạn lịch sử, phân tích bối cảnh kinh tế, xã hội thời Nguyễn đã có không

Ít trang viết bàn về giáo dục, hệ thống quan chức, tình hình chính trị của các vương triều

Đặc biệt, các công trình mới xuất bản của Viện Sử học năm 2013 đã bố sung thêm nhiều

tư liệu mới và quan điểm mới so với các cuốn thông sử trước về bộ máy nhà nước, quan chế vađãi ngộ quan chức Liên quan đến thời quân chủ Việt Nam có 5/15 tập bàn về bộ máy nhà nước,quan chế, bao gồm: Lịch sử Việt Nam, tập 2 của Trần Thị Vinh và các tác giả Hà Mạnh Khoa,

Nguyễn Thị Phuong Chi, Đỗ Đức Hùng; Lich sử Việt Nam, tập 3 của Tạ Ngọc Liễn và các tácgiả Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Đức Nhuệ, Nguyễn Minh Tường; Lich sử Việt Nam, tập

4 của Trần Thị Vinh và các tác giả Đỗ Đức Hùng, Trương Thị Yến, Nguyễn Thị Phương Chỉ;

Lịch sử Việt Nam, tập 5 của Truong Thi Yến và các tác giả Vũ Duy Mén, Nguyễn Đức Nhuệ,

Nguyễn Hữu Tâm, và Lich sử Việt Nam tập 6 của Võ Kim Cương và các tác giả Hà Mạnh Khoa,

Nguyễn Mạnh Dũng, Lê Thị Thu Hằng Các công trình này đã có sự phân tích về chính sáchphát triển kinh tế, xã hội thời Nguyễn, đặc biệt khăng định nền kinh tế cơ bản nhất đối với cáctriều đại quân chủ nói chung và thời Nguyễn nói riêng là nông nghiệp và sở hữu công về ruộngđất là quan trọng nhất Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu cũng chỉ rõ hiện trạng xã hội cơbản của Việt Nam dưới triều Nguyễn sự tồn tại của hai giai cấp cơ bản là nông dân và địa chủ,hiện tượng phiêu tan hay cường hào trong các làng xã Mặt khác, các nhà nghiên cứu khangđịnh: Thời kì Lê Thánh Tông trở đi cho đến thời Nguyễn, quan chức được tuyên dụng chủ yếubằng khoa cử

Bên cạnh đó các cuốn giáo trình như: bộ 3 tập Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam’ củaNxb Giáo dục đã phân tích những chính sách xã hội, bộ máy nhà nước qua các triều đại quânchủ Việt Nam Các tác giả nhận định: chế độ giáo dục và thi cử đều rap khuôn theo tinh thanNho giáo nhằm đào tạo ra những kẻ thừa hành đắc lực và trung thành trong bộ máy thống trịcủa giai cấp phong kiến Hay cuốn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam của Trường Đạihọc Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2012 đã dành 6 chương dé khái quát cơ cau tô chức

bộ máy nhà nước quân chủ Việt Nam từ thời Ngô đến thời Nguyễn Cuốn sách chỉ rõ rất nhiều

2 Trương Hữu Quynh (ch.b), Phan Dai Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, (1998), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập 1, Nxb Giáo dục; Dinh Xuân Lâm (ch.b), Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục; Lê

Mậu Hãn (ch.b), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thu, (1999), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập 3, , Nxb Giáo duc;

3 Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, (1963), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Tập 1, Nxb Giáo duc; Phan Huy Lê,

(1959), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Tập 2, Nxb Giáo dục; Phan Huy Lê, (1960), Lịch sử chế độ phong kiến Việt

Nam, Tập 3, Nxb Giáo dục

Trang 8

chức danh được tiếp thu từ Trung Quốc, tuy nhiên nhiều chức quan, cơ quan của Đại Việt hầunhư không tìm thấy trong quan chế phương Bắc.

Bên cạnh các cuốn sách thông sử có thé kế đến các công trình chuyên khảo có giá trị vềquan chế như: Quốc triéu huong khoa luc, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1993 của Cao Xuân Duc; BùiHạnh Can, Nguyễn Loan, Lan Phương, Những ông nghè, ông cong triều Nguyễn, Nxb Văn hoáThông tin, 1995; Phan Dai Doãn, Nguyễn Minh Tường, Hoàng Phương , Mot số vấn đề vềquan chế Triéu Nguyễn, Nxb Thuận Hoá, Huế, 1998; Trần Thanh Tâm, Quan chức nhà Nguyễn,Nxb Thuận Hoá, Công ty Văn hoá Phương Nam, Huế, 1999: Tỳ điển chức quan Việt Nam của

Đỗ Văn Ninh, Nxb Thanh niên, 2006; Phan Ngọc Liên, Trần Viết Thụ, Đặng Văn Hồ, Giáođục và thi cứ Việt Nam: Trước Cách mạng thang Tam 1945, Nxb Từ điển Bách khoa, 2006;Nho giáo dao học trên đất kinh kỳ (Thăng Long — Đông Đô — Hà Nội) của Nguyễn MạnhCường, Nguyễn Thị Hồng Hà, Nxb Văn hóa — Thông tin và Viện văn hóa, 2007; Nguyễn NgọcQuỳnh, Hé théng giáo duc và khoa cử Nho giáo triều Nguyễn, Nxb Chính trị Quốc gia, 2011;Nguyễn Công Lý với Giáo duc - khoa cử và quan chế ở Việt Nam thời phong kiến và thời Phápthuộc, Nxb Dai học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, 2011; Thi cử hoc hàm vị học hàm dưới cáctriều đại phong kiến Việt Nam của Dinh Văn Niêm, Nxb Lao động, 2011; Trần Thi Vinh vớiThiết chế và phương thức tuyển dung quan lại của chính quyên nhà nước trong Lich sử ViệtNam thế ki XVI — XVIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012 Trong đó, chúng tôi lưu tâmđến các công trình:

Tác phẩm Lược khảo về khoa-cử Việt Nam: Từ khởi thuỷ đến khoa Mậu Ngọ, 1918, H,Impr du Nord, năm 1941 của Trần Văn Giáp đã bàn luận có hệ thống về quan chế Việt Namtrong tiến trình lich sử Tác giả đã mô tả sơ lược khoa cử của Trung Quốc va chủ yếu đi sâukhoa cử Việt Nam từ năm 1075, thời Lý đến năm 1918 và khang định nguồn gốc khoa cử ViệtNam là từ Trung Quốc Tác phâm đã làm rõ thời điểm ra đời và phát triển của các phép thi, nộiquy trường thi, cách thức rèn tập học trò đi thi qua các triều đại quân chủ Việt Nam Đồng thời,cuốn sách có thêm những hình ảnh phong phú về khoa thi, quan chức, trường thi và một số bàivăn về khoa cử có giá trị tham khảo

Cuốn Khoa cử và giáo đục Việt Nam của tác giả Nguyễn Quang Thắng, Nxb Văn hóathông tin, 1993 đã hệ thống các thể lệ, cách thức thi cử, quá trình đào tạo của một quan chức từkhi còn là một môn đồ ở giai đoạn cuối nhà Lê và đầu nhà Nguyễn Phan Hữu Dat trong cuốnPhương sách dùng người của ông cha ta trong lịch sử của Nxb Chính trị Quốc gia, 1994 đã

bàn về tuyên chọn, sử dụng, đãi ngộ quan chức, chính sách dụng hiên của vương triêu quân chủ

Trang 9

Việt Nam từ triều Lý đến triều Nguyễn Tác giả đã đánh giá những điểm tích cực và hạn chếcủa quan chế thời xưa là chú trọng thực chất, lay tài năng và kết quả công việc làm thực tế đểđánh giá con người, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, thường xuyên thuyên chuyển quanchức dé tránh gây bè kéo cánh, cục bộ địa phương nhưng vẫn tồn tại van nạn mua quan bán

chức, tham nhũng.

Cuốn M6t số van dé về quan chế Triều Nguyễn, Nxb Thuận Hoá, Huế, 1998, tập thể tácgiả Phan Đại Doãn, Nguyễn Minh Tường đã dành chương II: Quan chế triều Nguyễn (1802-1884) bàn về vẫn đề quan chế trước Nguyễn và thời Nguyễn khá cụ thể Tác giả nhận định cácvua Nguyễn đòi hỏi quan chức phải tuyệt đối trung thành, tận tụy làm theo mệnh lệnh của vua,

xứng đáng với vai trò “cha mẹ dân”.

Đỗ Thị Hương Thảo trong cuốn “Thi Hương thời Nguyễn (qua hai trường thi Hà Nội vàNam Định)”, Nxb Dai học Quốc gia Hà Nội, 2017 đã phân tích sự hình thành, biến đổi của haitrường thi, nội dung thi, các yêu cầu đối với quan trường và sĩ tử tham gia trường thi; tỷ lệ đỗ

và sử dụng trong bộ máy nhà nước thời Nguyễn Trên cơ sở đó, tác giả đã rút ra một số đặcđiểm thi Hương thời Nguyễn cũng như sự tác động qua lại giữa khoa cử với chính trị, văn hoá,

xã hội.

Các kỉ yêu hội thảo trong nước hay quốc tế có khá nhiều bài viết đề cập đến tuyển dụng,

sử dung, đãi ngộ, thưởng phạt, giám sát quan lại thời Nguyễn Ki yếu Hội thảo quốc tế về ViệtNam học lần thứ hai, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Nxb Thế giới, 2007, có hai bài viết đềcập đến khoa cử thời Nguyễn, đó là Chính sách giáo duc của nhà Nguyễn doi với các dân tộc

it người ở Việt Nam vào mửa dau thế ki XIX của Phạm Thị Ái Phuong va Các nhà khoa bảngtrong bộ máy nha nước triều Nguyễn của Nguyễn Ngọc Quỳnh Mỗi bài viết đều nhắn mạnhchủ trương của các vua Nguyễn đều hướng tới xây dựng một chế độ giáo dục lấy Nho giáo làmnên tảng Mặt khác, kỉ yêu hội thảo khoa học về Danh nhân văn hoá Đình nguyên Thám — hoaPhan Thúc Trực 1808-1852, Nxb Khoa học xã hội, 2012 đã đề cập đến cuộc đời cũng như sựnghiệp quan trường của một viên quan triều Nguyễn Qua đó ta có thé thay được sự thăng tiếncũng như đãi ngộ của nhà nước và nghĩa vụ của người bề tôi

Đồng thời, nhiều bài viết trên các tạp chí cũng dành nhiều sự quan tâm đến khoa cử vàquan chế như: Trương Hữu Quýnh với bài viết Tìm hiểu pháp luật về quan chức ở nước ta thờiphong kiến, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5(88), 1994; Thai Hoàng va Bùi Quý Lộ với bàiviết Thanh tra, giám sát, khảo xét quan lại thời phong kiến ở nước ta, Tạp chí Nghiên cứu Lich

sử, số 6, 1995; Viéc tuyển chọn và sử dụng quan lại trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam

Trang 10

của Bùi Xuân Đính, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7, 2003; Kinh nghiệm xây dựng và sửdụng đội ngũ quan lại trong nên hành chính Việt Nam thời kì phong kiến của Nguyễn Thị ViệtHương, Tap chí Nhà nước và Pháp luật, số 11 năm 2008: Các bài viết đã thé hiện quan điểmcác vị hoàng dé triều Nguyễn đều lấy tài đức làm tiêu chuẩn tuyển chon quan chức, việc lấyNho giáo làm nên tảng cho giáo dục đã đào tạo ra những con người có ý thức trách nhiệm cao

VỚI Công VIỆC.

Các nghiên cứu vê đãi ngô quan chức

Chế độ đãi ngộ quan chức không phải là một đề tài mới bởi có khá nhiều bài viết, côngtrình của các nhà nghiên cứu về vần đề này ở mức độ đậm nhạt khác nhau, trực tiếp hoặc giántiếp

Cuốn Gia Long khai quốc văn than, tập 1 của Hồ Biêu Chánh, Nxb Đại Việt, Sài Gòn,

1942 đã tập hợp 30 quan chức phò tá Gia Long từ năm 1778 đến năm 1788 Qua các trang viếtgiới thiệu về các văn thần khai quốc, chúng tôi thấy được chính sách đãi ngộ của nhà nước đốivới đội ngũ quan chức này Tác giả viết về sự đãi ngộ của nhà nước với công thần Tống Phước

Đạm như sau:

“Năm Gia Long thứ 3 liệt thờ vào Hién trung từ Năm thứ 6 định Vọng các công sapngài vào nhị dang và cấp mộ phu Nam Minh Mang thứ 5 lay cốt về táng tai Hưng Can.Vua cấp tiền và vải san sai quan cúng té và truy tang Đặc tan Tráng võ Tướng quân,Hữu Trụ quốc, Chưởng dinh thờ vào Thế miéu’”

Cuốn Việc đào tạo và sử dung quan lại của triều Nguyễn từ 1802 đến năm 1884 của tácgiả Lê Thị Thanh Hòa được xuất bản năm 1998 trên cơ sở nội dung của Luận án Tiến sĩ đã giớithiệu khái quát và cô đọng về đào tạo và sử dụng quan chức triều Nguyễn Tác giả dành 32trang dé bàn đến việc sử dụng quan chức thời Nguyễn với các nội dung: đãi ngộ, thanh tra,thưởng phạt, thuyên chuyền, hồi ti cũng như chế độ hưu tri của quan chức nhà Nguyễn Tác giảnhận định đội ngũ quan chức được Nhà nước được nhận ưu đãi về mọi mặt: Về tinh thần là

chức tước, phẩm hàm; về vật chất, đó là lương bồng, tiền xuân phục, dưỡng liêm; về vật chất

đó là ruộng đất và tiền lương

Tác giả Trần Trọng Kim với phương pháp chép sử biên niên đã dành khá nhiều trang viếtgiới thiệu, phân tích về khoa cử, quan chức Việt Nam trong tác phẩm Việt Nam sử lược, NxbVăn hóa thông tin, Hà Nội, 2006 Liên quan đến đãi ngộ quan chức, tác giả nhận định do tiền

* Hồ Biểu Chánh, (1942), Gia Long khai quốc văn than, Nxb Đại Việt, Sài Gòn, tr14-15

Trang 11

lương của quan địa phương quá ít ỏi nên triều đình Nguyễn đã chủ trương mỗi năm lại phátthêm tiền dưỡng liêm cho quan chức cấp tỉnh và phủ huyện.

Tác giả Lê Nguyễn Lưu và Phan Tan Tô trong cuốn Vua Minh Mạng với thải y viện vàngự được, Nxb Thuận Hóa, Huế năm 2007 dành 25 trang viết bàn về cơ cau tổ chức và hoạtđộng, cách thức tuyên chon va đào tạo thái y, chế độ thăng giáng, lương bồng đối với quan lạitrong thái y viện thời Minh Mệnh Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra những nhận xét đánh giá về

hiệu quả hoạt động của cơ quan này.

Cuốn “Ngàn năm mũ áo” của Trần Quang Đức, Nxb Thế giới, 2013 đã dung lại bức tranh

trang phục Việt Nam trong cung đình và ngoài dân gian trong khoảng một nghìn năm từ thời

Lý đến thời Nguyễn (1009-1945) Qua đó có thé thay sự thay đồi của trang phục vua, quan quacác triều đại và sự khác biệt so với trang phục thường dân Trong các trang viết đề cập đếntrang phục thời Nguyễn, tác giả Trần Quang Đức đã phân tích sự kế thừa, học tập từ trang phụcquan lại ở Trung Quốc và các triều đại trước ở Việt Nam Đồng thời, tác giả có sự bảng thống

kê trang phục dưới triều Minh Mệnh, Thiệu Trị hay bảng so sánh quy chế cồn miện của cácquan theo phẩm hàm

Năm 2015 luận án của Lê Quang Chắn với nhan đề Chính sách xã hội triều Nguyễn (giaiđoạn 1802 - 1884), trên cơ sở nguồn tư liệu tin cậy đã phân tích, đánh giá chính sách xã hộitriều Nguyễn đối với từng đối tượng cụ thể trong xã hội Đặc biệt, những phân tích về chínhsách đãi ngộ đối với quan lại, binh lính trong chương 3: Chính sách xã hội đối với các đổitượng cụ thể trong xã hội đã cung cấp những thông tin cho chúng tôi trong quá trình thực hiện

dé tài

Nguyễn Minh Tường với các tác phẩm như: Cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh

1820 -1840; đề tài nghiên cứu cấp Bộ được xuất bản năm 2016 với nhan đề Tổ chức bộ máynhà nước quân chủ phong kiến Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội đã dành sự chú ý hơn về quyềnlợi của quan chức từ nhà Ngô đến nhà Nguyễn về lương bồng, chế độ hưu trí, dưỡng liêm vàđãi ngộ đối với gia quyến của quan chức Đặc biệt bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch

sử năm 2015 số 5 và số 6 với nhan dé Sw ra đời của tiền lương trong lịch sử và chế độ tiênlương dưới thời quân chủ Việt Nam đã khái quát nguồn gốc chế độ tiền lương, diễn biến vàviệc áp dụng chế độ tiền lương từ thời Lý đến thời Nguyễn Bài viết cô đọng, súc tích và có sựthong kê chỉ tiết cùng những lý giải phù hợp về đãi ngộ lương bồng đối với quan chức của nhànước quân chủ Việt Nam Tác giả nhận định chế độ tiền lương dưới thời quân chủ Việt Nam là

Trang 12

quá thấp và it oi nhưng người làm quan được hưởng nhiều quyên lợi về tinh than bản thân họ

cũng được dòng tộc, làng xóm kính trọng và tự hào.

2.2 Ngoài nước

Cho đến hiện nay, các công trình của các học giả nước nước ngoài nghiên cứu về vấn đềnày chưa nhiều Có thé kê đến một số công trình sau:

Trong cuốn “Vietnam and the Chinese model: a comparative study of Nguyen and

Ch’ing civil government in the first half of the nineteenth century’, 1988, tác giả Alecxander

Barton Woodside da danh ra 3/5 chuong ban về mô hình nha nước, chế độ giáo dục, thi cử, nhàvua và quan chức Việt Nam dưới triều Nguyễn Theo Woodside, các vua Việt Nam cố gắngđảm bảo cho những chính quyền của mình cũng như hệ thống quan chức, thi cử đạt đến một sựtương xứng như những chính quyền của Trung Quốc; đồng thời khăng định sự tương đồngtrong mô hình nhà nước của triều Nguyễn với triều Thanh Trung Quốc là do nhiều nguyênnhân: quan chức đi sứ sang Trung Quốc; triều Nguyễn có nguồn gốc miền Trung và miền Nam;truyền thống sưu tầm các điển tích điển cố Liên quan đến khoa cử, tác giả đã chỉ ra một số nétkhác nhau giữa các kì thi và hệ thống trường thi ở Việt Nam và Trung Quốc Tác giả cũngkhẳng định ở triều đình có một tầng lớp những người không có chức vụ nhưng được hưởngnhiều lợi lộc, đó là công thần Vọng các

Hay bài viết Chính quyên trung ương triều Nguyễn và nhà Thanh Cơ cau quyên lực vàquá trình giao tiếp trong Nguyệt san Xưa và Nay, Những van dé lịch sử Việt Nam, Nxb trẻ,tác giả A.B Woodside, trên cơ sở phân tích quá trình tiếp biến văn hóa chính trị pháp lý giữaTrung Quốc và Việt Nam đã khăng định cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, pháp luật, đãi ngộquan chức, đánh giá quan chức có sự tương đồng và khác biệt Cùng lời nhận xét trên, tác giảđưa ra những dẫn chứng như: quan cấp tỉnh của nhà Nguyễn được nhận lương dưỡng liêm, Nộicác nhà Nguyễn có cơ cau nhỏ hơn và pham hàm quan chức thấp hơn Thượng thư Lục Bộ so

với Nội các nhà Thanh

Cuốn Việt Nam đối diện với Pháp va Trung Hoa, Nxb Trẻ, 1999, tac giả YoshiharuTsuboi bằng nhiều nguồn tài liệu của Việt Nam, Nhật và Pháp đã đề cập đến giáo dục, khoa cửcủa Việt Nam khá chi tiết Trong mục “Quan chức và tang lớp văn thân” ông đã khang địnhtriều Nguyễn chọn quan chức bằng khoa cử theo kiêu Trung Hoa Trong tương quan so sánhquan chức Việt Nam với Trung Quốc, tác giả nhận định

“Quan chức chính ngạch suốt đời được miễn sưu thuế mà dân chúng phải gánh chịunặng Họ ở trong một dinh thự rộng lón, bàn ghế do nhà nước trang bị, giữa vùng đất

Trang 13

rộng lớn có tường hoặc lity tre hay đôi khi ở một trong tòa thành Tục lệ và pháp luật

cho họ được hưởng nhiều danh dự đặc biệt, họ được mặc lễ phục bằng lua nâu tươisáng, tân khách nói chuyện với họ nhỏ tiếng vì cung kính Di chuyển bằng cảng đẹp va

có người hộ tong `”

Nhận định trên giúp cho chúng tôi khăng định rõ thêm quan chức luôn được hưởng cácđãi ngộ và ràng buộc với nhà nước bằng những nghĩa vụ nhất định

Cuốn sách của Emmanuel Poisson với nhan đề Quan và lại ở miễn Bắc Việt Nam — một

bộ máy hành chính trước thách thức (1820-1918), Nxb Đà Nẵng, 2006 đã phân tích cấu trúcnền hành chính xưa, về cách thức đào tạo và tập sự, về thé thức chi trả lương bồng và thang bậcthăng tiến dưới triều Lê và Nguyễn; đồng thời lập một hệ thống bảng biểu chỉ tiết về lươngbồng, chức quan, số lượng quan chức ở địa phương, tỷ lệ quan chức xuất thân ở các làng xãtrong 3/8 chương Liên quan đến chế độ đãi ngộ với quan chức, bằng phương pháp thống kê,tác giả khăng định quan chức được trả lương băng gạo và tiền và được trả bằng nhiều đợt; mức

lương giữa các bậc chênh lệch nhau và có sự khác nhau giữa nhà Lê và nhà Nguyễn, do đó, “ti

sự khác biệt về địa ly và lương bong đã đưa đến một sự vận động ngắm ngắm khi bồ nhiệm.Việc chọn một vị trí tốt đã trở thành một yếu tô chủ chốt trong chiến lược thăng tiễn của một

số quan ”5 Có thé nhận thấy, tác giả đã dành sự quan tâm đến tuyển dụng, bổ nhiệm, đãi ngộ,

sử dụng, nguồn gốc xuất thân của quan chức cũng như sắp đặt quan chức của các triều đại quân

chủ Việt Nam hơn là nghĩa vụ của quan chức.

Những năm gần đây cuốn sách của tác giả Taylo K.W với nhan đề A history of theVietnamese, Cambridge University press, 2013 được đánh giá là có nhiều điểm nghiên cứu mới

về lich sử Việt Nam trên nhiều bình diện Liên quan đến dé tai, phần khoa cử, tác giả khangđịnh, thời nhà Lê đã đưa ra “các quy tắc dé bước vào các kỳ thi Hương: diéu tra lí lịch giađình, tư cách đạo đức và một bài kiểm tra chỉnh tả sơ bộ ”” và nhà vua “đã áp dụng nhiễu biệnpháp dé tạo ra một bau không khí học tập ở

Tóm lại, các bài viết và công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đãcung cấp những tư liệu cùng với quan điểm đánh giá đa chiều cho nghiên cứu của chúng tôi vềquan chức cũng như đãi ngộ quan chức Những nghiên cứu trên đã tạo nên bức tranh tong thé

về con đường hình thành, vị trí cũng như vai trò của quan chức và phương thức tuyển chọn

° Yoshiharu Tsuboi, (1999), Việt Nam đối diện với Pháp va Trung Hoa”, Nxb Trẻ, tr.274-276

° Emmanuel Poisson, (2006), sdd, tr 76

7 Taylo K.W (2013), A history of th Vietnamese, Cambridge University press, tr.207

a Taylo K.W (2013), A history of th Vietnamese, sdd ,Tr.209

Trang 14

quan chức như trong các công trình nghiên cứu của Trần Văn Giáp, Lê Thị Thanh Hoà Mặtkhác, các công trình nghiên cứu cũng quan tâm đến đãi ngộ quan chức ở hai khía cạnh đó làđãi ngộ vật chất và đãi ngộ phi vật chất, tuy nhiên chỉ tập trung chủ yếu làm rõ đãi ngộ quanchức về khía cạnh vật chat, đó là lương bồng như các bài viết của tác giả Nguyễn Minh Tường

hay Emmanuel Poisson.

Tuy nhiên, các bai viết, công trình nghiên cứu chu yếu tập trung vào con đường tuyên

dụng quan chức qua khoa cử (tức thông qua các kì thi của nhà nước: thi Huong, thi Hội, thi Đình), chưa định hình rõ khái niệm quan chức và vai trò của họ trong bộ máy nhà nước quân

chủ Đồng thời, chưa có một công trình hay bài viết nào hoặc ở mức độ đậm nhạt đề cập đếnyếu tố hình thành cũng như giá trị chính sách đãi ngộ, nguyên tắc đãi ngộ quan chức thời quân

chủ Nguyễn đối với chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức hiện nay Do đó, có thé thay, ché d6

đãi ngộ quan chức thời quân chủ chưa được nghiên cứu toàn diện va có hệ thống Vì vay, nhữngkhía cạnh chưa được làm rõ của các công trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiếp tục bé sung, nghiêncứu và hoàn chỉnh, đó là các quy định về đảm bảo quyền lợi trong thực thi công vụ, quyền lợitrong hưu tri, tử tuất, 6m đau và những giá trị kế thừa

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục dich:

Đề tài nghiên cứu về chính sách đãi ngộ đối với quan chức ở Việt Nam từ năm 1802 đến

năm 1884 với 2 mục dich:

Nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về chế độ đãi ngộ quan chức thời kì quânchủ Nguyễn dé rút ra những bài học đãi ngộ đối với cán bộ công chức hiện nay

Nâng cao tính ứng dụng trong giảng dạy môn Lịch sử Nhà nước và pháp luật của giảng

viên và học tập của sinh viên, phục vụ cho việc viết lại giáo trình môn Lịch sử Nhà nước và

Pháp luật bởi những lý do sau:

- Những tư liệu phục vụ cho môn học này, đặc biệt là các bộ chính sử tại Thư viện trường

Đại học Luật Hà Nội không nhiều Sự không phong phú về tư liệu đã hạn chế khả năng tra cứu,chuẩn bị thảo luận và làm bài tập của sinh viên các khóa theo học Do đó, nghiên cứu về đãi

ngộ quan chức của nhà nước Việt Nam thời quân chủ Nguyễn cũng như các nghiên cứu khác

của các thành viên trong tô bộ môn sẽ tạo ra một khối lượng thông tin hay các bản tập hợp tư

liệu phục vụ cho việc học tập và tra cứu của sinh viên khi lựa chọn môn học Lịch sử Nhà nước

và Pháp luật.

Trang 15

- Do sự sáp nhập của môn học nên giáo trình đang sử dụng phần nào không còn phùhợp, đã đặt ra nhu cầu bức thiết cho tổ bộ môn về việc viết lại giáo trình.

- Xuất phát từ thực trạng đãi ngộ cán bộ công chức hiện nay và thực tế chính sách đãingộ thời quân chủ Nguyễn dé rút ra một số giá trị kế thừa đối với chính sách đãi ngộ cán bộ

cơ sở pháp lý, lí luận và thực tiễn và dưới góc độ hệ thống hóa

4.2 Các phương pháp nghiên cứu

Dé thực hiện dé tài, ngoài các phương pháp nghiên cứu có tính chất cơ sở phương pháp

luận cho các ngành khoa học xã hội nói chung như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử chúng tôi còn sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chủ yếu được sử dụngkết hợp nham làm rõ nội dung của dé tài Sử dụng phương pháp lich sử, tác giả muốn tái hiệntrung thực bức tranh về chính sách đãi ngộ quan chức dưới thời quân chủ Nguyễn theo đúngtrình tự thời gian và không gian như nó từng diễn ra Phương pháp logic được sử dụng kết hopgiúp chúng tôi thay duoc ban chat, sự chân thực khách quan, su vận động liên tục của chínhsách đãi ngộ thời quân chủ Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1884

Trang 16

- Phương pháp so sánh đặc biệt có ý nghĩa khi phân tích, khái quát về mức đãi ngộ vậtchất và phi vật chất của các đời vua triều Nguyễn; giữa triều Nguyễn với các triều đại trước đó,

đặc biệt là Hậu Lê.

- Phương pháp phân tích định lượng và thống kê được sử dụng trong đề tài nhằm xử lýcác tư liệu dé tìm ra đặc trưng Trong khả năng cho phép, chúng tôi cô gắng lượng hóa thôngtin, số liệu, qua đó đưa lại những nhận thức chân xác về chế độ đãi ngộ quan chức

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối trợng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách đãi ngộ đối với quan chức ở Việt Nam

ngộ có giá tri.

- Về nội dung: đề tài giới hạn nội dung chính sách đãi ngộ quan chức của nhà nước quânchủ Nguyễn từ thời vua Gia Long đến vua Tự Đức về nguyên tắc đãi ngộ, các đãi ngộ vật chất(lương bồng về ruộng đất và tiền khi tại chức, về hưu hay khi mắt) va phi vật chất (bảo vệ sức

khoẻ, tính mạng; tước phẩm, học tap, ) đối với bản thân và thân thuộc Các khía cạnh trên

được phân tích chủ yếu dưới thời vua Minh Mệnh bởi đây là vị vua có đóng góp lớn trong việccải tổ bộ máy nhà nước đặt nền tảng cho sự vận hành bộ máy quân chủ chuyên chế và được cácđời vua Nguyễn sau kế thừa, bổ sung Từ sự phân tích đó dé tài sẽ nhìn nhận những đóng góp,hạn chế và rút ra một sé gia tri kế thừa trên một số khía cạnh nhất (tiền lương, đánh giá thành

công chức hiện nay.

Trang 17

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của dé tài có thé được sử dụng tham khảo trong:

- Giảng dạy môn Lịch sử Nhà nước và pháp luật tại trường Đại học Luật và các cơ sở đào tạo khác.

- Có thể tham khảo trong việc nghiên cứu chính sách đãi ngộ nói riêng và chế độ quanchức, chế độ công vụ ở Việt Nam qua các thời kì lịch sử

7 Cơ cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, dé tài được kết cấu gồm 3

chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về chính sách đãi ngộ đối với quan chức thời quân chủ NguyễnChương 2: Chính sách đãi ngộ của nhà nước quân chủ Nguyễn đối với quan chứcChương 3: Một số giá trị kế thừa từ chính sách đãi ngộ quan chức thời quân chủ Nguyễn

đôi với chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức hiện nay

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VE CHÍNH SÁCH DAI NGỘQUAN CHỨC THỜI QUẦN CHỦ NGUYÊN

1.1 Khái quát về hệ thống quan chức trong nhà nước quân chủ Nguyễn

1.1.1 Quan niệm về chính sách đãi ngộ quan chức thời quân chủ

Theo Tir điển Tiéng Viét, Chính sách: là “sách lược và các chu trương, biện pháp cu thể

dé thực hiện đường loi và nhiệm vụ trong một thời ki lịch sw nhất định”” Theo Từ điển Luậthọc: Ché độ “là tổng thé các quy tac cân phải tuân theo; là hệ thống các quy định pháp luật

cần phải được tuân thủ trong một quan hệ xã hội nhất định” Từ đó có thé thấy, khái niệm

chính sách và chế độ có nội hàm khác nhau Nếu như chế độ là quy định của pháp luật bắt buộcphải tuân theo, thì chính sách được hiểu đó là chủ trương chính sách được xây dựng, ban hành

và thực hiện như thế nào

Dai ngộ là “Cho hưởng các quyên lợi theo chế độ, tương xứng với sự đóng gop” Quanlại: là một danh từ ghép, bao gồm quan và lại

Theo Tờ điển Hán - Việt, Lại “là làm việc quan, chức phụ thuộc trong nha môn 0.Quan là “ngurdi lam việc cho nhà nước, làm chủ trong một công viéc’””"' Theo Từ điển Han

”!2 Xuất phát từ bản chất của nhàViệt của Bửu Kế: Quan chức là “các quan và chức vụ của họ

nước quân chủ nói chung và nguyên tắc “Liên kết dòng họ”, lay Hoàng thân Quốc thích làm bệ

đỡ cho sự tồn tại của vương triều, nên thân thuộc của nhà vua và Hoàng hậu được hậu đãi vềmặt vật chất và ban phong tước vị, do đó trong hệ thống thang bậc của quan chức cũng hàmchứa nhiều đối tượng trong hàng ngũ quý tộc Tuy không đảm nhận chức vụ cố định trong bộmáy nhà nước nhưng đội ngũ quý tộc này vẫn được trao một số nhiệm vụ nhất định hoặc đảmnhận một số chức vụ và cũng gánh chịu những hình phạt nhất định nếu không hoàn thành nhiệm

vụ như chính sử có chép: Tôn Thất Đạo được trao chức Chánh giám sơn lăng sứ vì phòng giữkhông cân thận nên giáng 3 cấp đánh 40 roi; Chánh đội trưởng Tôn That Tại vì phòng giữkhông cân than bị đóng gong, phạt trượng cách lưu; Kiến An công là Đài không biết quản quânphạt lương thân công | năm hay Tôn Thất Loan không hoàn thành nhiệm vu quân sự bị giáng

4 câp Vì vậy, khái niệm quan chức thời quân chủ cân được hiêu rộng hơn so với khái niệm

? http://tratu.soha.vn/dict/vn_ vn

'° Đào Duy Anh (2010), Tờ điển Hán Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, tr.387

“ Đào Duy Anh (2010), Tir điển Hán Việt, sdd, tr 600

? Bửu Kế, sdd, trang tr.1502

Trang 19

hiện tại Quan chức trong bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế Nguyễn không chỉ bao gồmnhững người giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước và còn bao gồm đội ngũ quý tộc được banphong tước vị và các đại thần giữ vai trò tư vấn, giúp việc cho nhà vua.

Từ việc phân tích các thuật ngữ cau thành va thuc tién tô chức, vận hành bộ máy nhànước quân chủ chuyên chế Nguyễn có thé hiểu Chính sách đãi ngộ quan chức thời quân chủ

là các biện pháp, kế hoạch, đường lối, chủ trương của nhà nước đối với những người được ban

phong tước vị, giữ chức vụ hoặc thực hiện nhiệm vụ tu vấn, giúp việc cho nhà Vua.

1.1.2 Vị trí, phương thức tuyển chọn và sử dụng quan chức trong bộ máy nhà nước quânchủ Nguyễn

Với bốn phận là tôi trung của Hoàng dé, quan chức có vị trí, vai trò quan trọng trongnên hành chính quốc gia Quan chức không chỉ là đội ngũ tư van, giúp Hoàng dé hoạch địnhchính sách cai trị và quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, mà còn là người những triển khaimọi chủ trương, chính sách của nhà nước, là cầu nối giữa nhà nước với người dân

Hệ thống quan chức thời Nguyễn cũng có sự sắp xếp và phân loại giống như các triềuđại quân chủ Việt Nam trước đó Tùy theo tiêu chí phân loại, quan chức có thé được phân thànhnhiều ngạch khác nhau Theo địa bàn làm việc: quan chức được phân thành quan trong (quan

làm việc tại trung ương) và quan ngoài (quan làm việc tai địa phương) Theo lĩnh vực quản ly:

quan được phân thành ba ngạch, bao gồm quan văn, quan võ và nội quan (quan phục vụ chovua và hậu cung) Việc phân loại quan chức thành ngạch bậc có ý nghĩa rất lớn trong việc hoạchđịnh chính sách, quyết định phương thức tuyển bé và chính sách đãi ngộ đối với quan chức.Quan chức thời quân chủ Nguyễn cũng như các triều đại quân chủ trước được tuyên dụngbằng ba phương thức chủ yếu sau:

- Nhiệm tử (tập 4m): là phương thức tuyển dụng con cháu của quý tộc công thần và quanchức dựa trên ân trạch của ông cha Lệ tập Am này được quy định trong Hoang Việt luật lệ taiđiều điều 1 Q IV chương Lại /udt và một số văn ban đơn hành của các vị vua Nguyễn: các con

đẻ của quan từ tứ phẩm trở lên và một con trưởng của quan ngũ phẩm từ 15 tudi trở lên” Cácđối tượng này phải sung vào ngạch Nho sinh dé học tập Chức vụ và phẩm hàm của đối tượngđược 4m sung lệ thuộc vào kết quả thi khảo hạch và dựa trên tước pham của ông cha

- Khoa cử: đây là phương thức tuyên chọn quan chức được đặt ra lần đầu tiên vào thời

kì nhà Lý và trở thành một phương thức tuyên chọn quan chức chủ yếu vào từ thế kỉ XV trở đi

l3 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam hội dién sự lệ tập 2, NxbThuận Hóa, Huế, tr 318

Trang 20

Với tinh thần “Khoa mục là con đường bằng phẳng của học trò, thực không thiếu được ”'“ các

kì thi dưới triều Nguyễn diễn ra dưới 2 hình thức thường niên và không thường niên (gồm ânkhoa và chế khoa) Theo thống kê, trong suốt thời gian trị vì từ thời vua Gia Long đến thời vua

Tự Đức, nhà Nguyễn đã tổ chức 33 kì thi Hương lẫy đỗ 3991 Cử nhân; 25 kì thi Hội với 371người đỗ và 19 kì thi Dinh, lay đỗ 141 Tiến sĩ và 121 Phó bảng” Dựa trên kết quả khoa cử,người đỗ các kỳ thi có thé được bổ nhiệm chức quan lớn nhỏ khác nhau Trước khi được bố

nhiệm chính thức, người đỗ đạt trong các kì thi buộc phải trải qua thời gian thực tập Thời gian

thực tập có thể kéo dài 3 năm đối với tú tài và cử nhân hoặc thu gon trong 1 năm đối với tiến

~

sĩ.

- Đề cử: Xuất phát từ việc “mong mỏi người hiển, cẩu nhân tài như khát cau nước”'" vàyêu cầu không được lạm cử, quan chức đã thực hiện việc đề cử, bảo cử những người hién tài ragiúp nước Việc tiễn cử, bảo cử thé hiện nghĩa vu của bề tôi đối với nhà vua, đó là lòng trung.Theo đó, quan chức được đề cử cần đem chức vụ, pham hàm của minh làm đảm bảo dé dé cửnhững người có đức có tài Quan chức không được vi lòng riêng, né nang vì tình thân nghĩa cũtrong đề cử dé “dau có đứng một mình không then với bóng, nằm một mình không then vớichăn, và ở một mình không then với nhà riêng kín đáo ”"” Đôi tượng đề cử phải có đầy đủ tiêuchí tài và đức; tuân theo quy định của nhà nước như: Thượng thư đề cử người có khả năng làm

Bồ chính các tỉnh, Thị lang Lục bộ và các ấn quan chánh, tòng tam phâm ở các nha đề cử người

có khả năng làm Tri phủ, Đồng tri phủ; Chưởng phủ, Đô thống cử người làm Vệ uý, Lãnhbinh Ÿ

Trong quá trình sử dụng, quan chức còn được sắp xếp theo một tôn ti trật tự do nhà nướcđịnh sẵn Tôn ti trật tự đó thé hién rõ trong hệ thống phẩm, tước mà nhà nước gia phong Xét

về thứ bậc, với hai ngạch quan văn, võ, quan chức được chia thành 9 phẩm, ở mỗi phẩm lạiđược chia thành 2 bậc chánh và tòng Thông thường trong triều Nguyễn thứ bậc là căn cứ đểnhà nước giao chức trách và đãi ngộ Với tầm quan trọng ấy, ngay từ đời vua Gia Long việc

định thứ bậc của quan chức đã được quan tâm Thời Minh Mệnh, xác định việc đặt quan, chia

z ` tA z 3 A tA ` mw : li 42 2 - 4:4,19

chức là việc lớn của triêu đại nên nha vua đã đưa ra quy định khá tỉ mi, chi tiệt ˆ.

4 Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực luc, Tap 1, Nxb Giáo dục, tr .527

* Phạm Đức Thành Dũng, Vinh Cao (2000), Khoa cứ và các nhà khoa bảng triéu Nguyên, sdd, tr.105-108

I6 Quốc sử quán triệu Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, t4, sdd, tr.491-492

W Quôc sử quán triêu Nguyên (2007), Đại Nam thực lục t4, sdd, tr.826-827

18 Quoc sử quan triéu Nguyén (2007), Đại Nam thực lục t4, sdd, tr.491-492

19 nah x

Xem chuyên dé 1: phan 1.4

Trang 21

Ngoài phẩm, vinh hàm, chức vụ dé phân biệt thứ tự cao thấp cho hệ thống quan chức,các vị Hoàng dé trong nhà nước quân chủ Nguyễn còn đặt ra hệ thống tước vị Tước là danhhiệu cao nhất Nhà nước thường dùng để phong tặng cho hoàng tử, hoàng thân, quốc thích vàngười có công với triều đại, bao gồm 6 bậc: Vương, công, hầu, bá, tử, nam Trong đó, tướcvương, công thường chỉ dành phong tặng cho các hoàng tử” với tiêu chí về độ tuổi (15 tuổi)

va đủ đức hạnh” Còn các tước khác được phong tặng cho quan chức có công khác trong quá

trình thực thi công vụ.

Trong quá trình làm việc, quan chức trong bộ máy nhà nước thường xuyên phải luânchuyên, đôi bổ và chịu sự khảo xét định kì của nhà nước Đồng thời, là bề tôi của nhà vua, do

đó, quan chức cần có nghĩa vụ và bốn phận minh trung với nhà vua, có trách nhiệm “tu thân”

và trách nhiệm đối với đồng liêu trong quá trình thực thi công vụ

1.2 Cơ sở hình thành chính sách đãi ngộ quan chức của nhà nước quân chủ Nguyễn

1.2.1 Kinh tế, xã hội

Sau khi thống nhất đất nước, nền kinh tế nông nghiệp sa sút, dân phiêu tán khắp nơi dohậu quả của nội chiến, điển hình là năm 1827, riêng 13 huyện ở Hai Duong có 118 xã thôn bịphiêu tán” Trước thực trạng trên, các Hoàng dé triều Nguyễn với tinh thần “việc lam ruộng làgốc lớn của thiên ha” đã ban hành một số chính sách phát triển nông nghiệp và 6n định xómlàng, do vậy, từ năm 1820 đến năm 1840, số ruộng đất trong cả nước đã tăng từ 3.076.300 mẫulên 4.063.892 mẫu” Về công thương nghiệp, ngoài các xưởng của nhà nước (tượng cục) nhưđúc tiền, đúc súng, đặc biệt là chế tạo thuyền máy chạy bằng hơi nước được thử nghiệm thànhcông trên sông Hương, việc khai mỏ phát triển mạnh với ngót 140 mỏ được khai thác (vàng,bạc, đồng, kẽm, chì ) Ngành công nghiệp khai mỏ thời Nguyễn có những bước phát triểnmới về cả số lượng và quy mô, tuy còn hạn chế về kỹ thuật và tô chức khai thác Các nghề thủcông ở nông thôn và thành thị tiếp tục phát triển với nhiều làng và phường chuyên môn nổitiếng (dệt, gốm, làm đường, đúc đồng, làm giấy, dệt chiéu ) Trong điều kiện quốc gia thốngnhất, xu thế phát triển kinh tế thị trường càng rõ nét với sự xuất hiện những đô thị mới cùngvới sự mở mang nhiều tuyến giao thông thủy bộ xuyên suốt và dọc ngang đất nước, chuyên chởthóc gạo từ Nam ra Bắc, sản phâm thủ công từ Bắc Hà vào tận Gia Định Các vua Nguyễn cũng

„¡ Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam hội điển sự lệ tập 2, sảd tr123

„ Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam hội dién sự lệ tap 2, sdd, tr123

? Nguyễn Danh Phiét (1993), Suy nghĩ về bộ máy nhà nước quân chủ trung ương tập quyền Nguyễn nửa dau thé ki XIX,

Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6 (271), tr 17

3 Phan Huy Lê (1959), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.tr.440.

Trang 22

không coi nhẹ việc giao thương với nước ngoài, nhất là các nước trong khu vực, đồng thời vẫncho các tàu buôn phương Tây được tự do đến trao đối hàng hoá với cư dân các địa phương taimột số cảng nhất định.

Trên cơ sở đó, nhà nước đã thực thi những chính sách tạo cơ sở vật chất đảm bảo cho sựvận hành của bộ máy nhà nước cũng như việc chỉ trả lương, ban thưởng cho quan chức Nguồntài chính này có được chủ yếu là thuế đinh, thuế điền, thuế mỏ và thuế thuyền buôn ”” Bên cạnhcác loại thuế trên, để tăng nguồn thu cho nhà nước, triều đình nhà Nguyễn còn đánh thuế đầm,

thuế bãi, thuế yến, thuế ao cá Theo thống kê của bộ Hộ, nguồn tài chính của nhà nước trong 2 năm 1820 là 925.920 quan tiền từ thuế điền, thuế đinh sưu, thuế quan tân”, thuế thuyén, thué

cảng; 2.266.650 hdc thóc; 580 lạng vàng; 12.040 lang bac và 1840 là 2.852.462 quan tién;2.804.744 hdc thóc; 1.470 lạng vàng; 121.114 lang bạc” Do chưa có sự thống kê đầy đủ vàkhông được ghi chép chi tiết trong chính sử nên từng năm thu và chi như thé nào chúng ta chưathể biết rõ Tuy nhiên, theo tính toán của bộ Hộ, số tài sản tích trữ của nhà nước cho đến cuốithời Minh Mệnh còn lại sau khi đã chỉ tiêu cho đến năm 1840 là: 6.544.376 hộc thóc và phươnggạo; 14.335.337 quan tiền; 37.480 lạng vàng và các hạng tiền vàng (trong đó có 31.261 lạng 2tiền làm đồ quý); 2.506.670 lạng bạc (trong đó có 2.000.169 lạng làm ra đồ quý)

Xã hội Việt Nam thời quân chủ nói chung và thời Nguyễn nói riêng đều phân chia thànhbốn tầng lớp cơ bản: sĩ, nông, công, thương Sĩ là thành phần cư dân được xếp vào hàng thứnhất trong bốn thành phần cư dân làng xã Họ là những người có học, được cả làng tôn trọng,

đề cao, nhiều người đỗ đạt ra làm quan, sau khi về hưu cũng gia nhập thành phần này Nôngdân là những người làm ruộng thuần túy, là bộ phận cư dân cơ bản, đông đảo nhất ở làng xã.công” tức là đội ngũ thợ thủ công làng xã Tầng lớp “thương” bao gồm những người chuyên

hoạt động buôn bán trong làng xã Trong đó, giới sĩ phu luôn gia nhập vào bộ máy quan chức

và giữ những chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước Từ quá trình dùi mài kinh sử, đọc sáchthánh hiền, tham gia khoa thi cho đến khi trở thành quan viên, họ được coi là một tầng lớp tríthức trong xã hội và đem theo trách nhiệm của người làm bề tôi với vua Họ chính là lực lượng

“dự bi” của bộ máy quan liêu, là chỗ dựa của nhà nước quân chủ trong việc đề ra, thực hiện và

đưa các chính sách của nhà nước tới người dân Dé yêu câu con người ứng xử theo lê, hình

? Xem bảng 3,4,5,6,7,8,9 chuyên đề 1

?' Thuế áp dụng cho các loại thuyền buôn chuyến, hay còn gọi là thuế tuần ti

? Phan Huy Lê (1959), Lich sử chế độ phong kiến Việt Nam, Tập 2, sdd, tr.466-467

Trang 23

thành quy tắc sống tôn vua, kính trên làm đầu, năm 1834, vua Minh Mệnh đã soạn Thập điềuhuấn dụ ban hành khắp thiên hạ:

- Đôn hậu luân thường: coi trọng tam cương ngũ thường

- Chính tâm thuật: làm việc gì cũng giữ cho lòng da ngay thang

- Vụ bản nghiệp: mỗi người phải chọn lấy một nghề, siêng năng với nghề nghiệp củamình để làm cái gốc lập thân

- Thượng tiết kiệm: cần phải tiết kiệm

- Hậu phong tục: giữ phong tục cho thuần hậu

- Huấn đệ tử: phải chăm dạy bảo con em

- Sùng chính học: cần chuộng học đạo chính

- Giới dâm thắc: răn giữ những điều gian tà dâm dục

- Thận pháp thủ: cần thận mà giữ pháp luật

- Quảng thiện hạnh: rộng làm việc thiện.

Ngoài ra còn có cách phân chia thứ bậc xã hội dựa trên tập quán làng xã (chính cư và ngụ cư; quan viên va dân hang xã), theo dia vị xã hội (quý tộc quan liêu và bình dân) VỊ trí,

thứ bậc của mỗi người trong làng được thê hiện ở ngôi thứ chốn đình trung Do là trật tự dangcấp theo khoa bảng, theo quan trường, theo tuôi tác có sự uyén chuyển Chế độ đăng cấptrong làng xã còn thé hiện trong chỗ ngồi và hương âm Tục ngữ có câu “một miếng giữa langbằng một sàng xó bếp” “bầu dục đâu đến bàn thứ năm” Người ta coi trọng miếng ăn ở chốnđình trung không phải vì tham ăn uống mà là vì đăng cấp xã hội Ngôi đình đồng nghĩa với sắpxếp trật tự xã hội của làng Cũng từ sự phân chia này, triều Nguyễn cũng như triều Hậu Lê xâydựng chính sách tuyển chon và đãi ngộ đội ngũ chức dich trong các làng xã, đó là Lí dich, Phó

lý.

Mặt khác, theo thống kê trong Dai Nam thực luc, tính riêng từ năm 1802 đến năm 1840

có 133 lần xảy ra hiện tượng bão lũ, hạn hán, vỡ đê, dịch bệnh và các bat ôn thời tiết khác cótác động lớn đến đời sống cư dân Do đó, mức độ chăm lo đời sống của cư dân trước nhữnghiện tượng trên của quan chức chính là thước đo, là chuẩn mực giúp vua đánh giá tư cách đạođức và năng lực cai trị của đội ngũ quan chức trong quá trình thực thi công vụ; đồng thời đâycũng chính là cơ sở dé thực hiện chính sách ban thưởng, xét thành tích của nhà nước đối với

quan chức.

1.2.2 Chính trị, pháp luật

Trang 24

Năm 1802, sau khi nội chiến chấm dứt, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long và năm

1806 lên ngôi Hoàng đề, xuống chiếu bố cáo thiên hạ, đặt kinh đô tại Huế, mở đầu cho sự thiếtlập triều Nguyễn Tiếp nhận của quá khứ một di sản khá nặng nề, ngay một lúc triều đình nhàNguyễn phải hướng mọi cố gắng và trí lực vào việc thiết lập mọi cơ sở vững chắc cho triều đạimới, đồng thời khắc phục những hậu quả sau chiến tranh Đặc biệt, trước tình trạng phân tán

về chính trị, sự nôi lên của giặc cướp và những thé lực chống đối, vua Minh Mệnh với tinh thầnhọc hỏi từ triều Minh, Thanh (Trung Quốc), các triều đại trước và nhận thấy Lê Thánh Tông là

minh quân không phải đời nào cũng có, đã thực hiện công cuộc cải cách hành chính nhà nước

từ trung ương đến địa phương Kết quả của cuộc cải cách hành chính đó đã xoá bỏ tình trạngphân quyền thời vua Gia Long và xây dựng nhà nước tập quyền mạnh theo nguyên tắc Tônquân quyên, đặt nền tảng cho chế độ quân chủ chuyên chế Nguyễn sau này

Đứng đầu nhà nước là vua với quyền lực chí tôn, thiêng liêng Các vị vua quân chủ nóichung và Hoàng dé Nguyễn nắm trong tay vương quyền, thần quyên, quyền kinh tế và quân sự

Dé củng cố quyền lực trong tay, các vua Nguyễn còn đặt lệ “Tứ bất”””, tản quyên trong các cơquan và tăng cường giám sát quan chức từ trung ương đến địa phương Ví dụ, đứng đầu Lục

bộ là một tập thé viên quan có chức vụ phẩm hàm khác nhau: Thượng thư, Tả Hữu Tham Tri

và Tả hữu Thị lang Kế thừa cải cách thời Lê Thánh Tông Ÿ, tham khảo cải tổ bộ máy nhà nướcthời Minh — Thanh, Minh Mệnh cũng đã thiết lập sự cai quản theo chế độ tập thé đối với cấptinh bao gồm: Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát và Lãnh binh với sự phân công tráchnhiệm rõ ràng, trong đó: Tổng đốc giữ việc cai trị quân dân, cầm đầu các quan văn võ trongtoàn hạt, khảo hạch các quan, sửa sang bờ cõi; Tuần phủ giữ việc tuyên bố đức y của triều đình,

vỗ yên nhân dân, coi giữ các việc chính tri, giáo dục, mở điều lợi; Bồ chánh gilt việc thuế khóa,tài chính, tuyên đạt ân trạch, chính lệnh của triều đình; Án sát giữ việc kiện tụng, chấn hưng

phong hóa kỉ cương, thanh trừng quan chức tha hóa, kiêm coi công việc bưu trạm; Lãnh binh

khẩu của quân dân một phương; Hiến sát sứ ty chuyên về các việc trần ngôn, bày tỏ ý kiến, thị sát, hặc tội, điều tra, xét hỏi,

soát nghiệm, tuần hành Sự phân định giữa các quyền Binh — Chính — Hình ở Tam ty là dé thu bớt quyền hành của quan chức địa phương, tâp trung quyền lực ở trung ương và hạn chế khuynh hướng phân tán.

Trang 25

cơ quan xét xử (Tam pháp ty, Đô sát viện, Lục bộ ) Tiếp đó, các vua Nguyễn từ thời MinhMệnh trở đi đã xây dựng hệ thống chính quyền địa phương mạnh nhiều cấp theo đơn vị hànhchính lãnh thổ: tỉnh, phủ, huyện, xã với sự phân định chức năng, quyên hạn rõ ràng Trong đó,đứng đầu cấp tỉnh là 5 viên quan (Tổng đốc, Tuần phủ, Lãnh binh, Án sát, Bố chính); Đứngđầu phủ là Tri phủ, Đồng tri phủ; đứng đầu Huyện là Tri huyện, Đồng tri huyện; đứng đầu Tổng

là Cai tông, Phó Cai tổng; Lý trưởng và Pho Lý trưởng đứng dau cấp xã Tuy nhiên, tuỳ theoquy mô số hộ dân hay tính chất công việc giữa các địa phương, các chức quan đứng đầu phủ,huyện đến tổng xã được đặt ra theo số lượng phù hợp

Huyện (châu) Tânơ

Đồng thời dé quản lý bách quan, trên cơ sở tham khảo bộ Dai Thanh luật lệ nhà Thanh

và bộ Quốc triéu hình luật thời Lê, năm 1811, vua Gia Long giao cho Nguyễn Văn Thành làmTổng tài soạn Hoàng Việt luật lệ và nam 1812 thì hoàn thành Năm 1815, nhà vua cho ban hành

và áp dụng rộng rãi trên phạm vi cả nước Bộ luật này cũng như các bộ luật khác của Trung

Quốc và Việt Nam đều là bộ luật mang tinh tong hợp, điều chỉnh mọi mối quan hệ trong xã hội.Khi ban hành bộ luật, Hoàng dé Gia Long khang định các quan viên giữ chức vụ phải vâng

Trang 26

chiếu theo luật Bộ luật được bố sung bởi các đời vua Nguyễn sau và có hiệu lực đến năm năm

1884 Trong tông số 398 điều”, Bộ luật có 10 điều quy định về quyền lợi của quan chức:

- Luật danh lệ: Điều 3,4,5,6

- Lại luật: Điều 1, chương 1, q IV

- Lễ luật: Lệ điều 12 chương 2, q.IX

- Hình luật: Điều 5, 9 chương 5 q.XV; điều 2 chương 7 q.XVI, điều 8, chương 14,

q.XIX

Các quy định này chủ yếu bàn về những ưu đãi dành cho quan chức trong khía cạnh tố

tụng, bảo vệ tính mạng, danh dự khi thực thi công vụ Bên cạnh đó, các vua nhà Nguyễn còn

ban hành nhiều văn bản pháp luật như chiếu”? lệ”! lệnh”, chữ”, dụ”, sắc để thực thi các chínhsách đãi ngộ của nhà nước đối với quan chức

quan chức an tâm công hiến, luôn nêu cao đức hạnh, nhà vua còn phải đãi ngộ thỏa đáng Sự

đãi ngộ đó không chỉ hướng tới lợi ích của người làm quan mà còn đảm bảo cho toàn bộ gia đình họ một cuộc sông sung túc:

? Theo thống kê, bộ Hoàng Việt luật lệ đã tham khảo và sao chép 396 điều luật nhà Thanh.

Trừcácđiều:9,59,75,82,83,85,89,97,113,118,141,142,143,144,145,148,152,153,156,172,211,223,226,227,228,229,230,23

1,237,242,243,248,253,343,351,354,357,428,429,430

30 Mệnh lệnh của nhà vua

31 Do vua ban hành, trong đó đề ra các quy định, thể lệ về 1 vấn đề, 1 lĩnh vực cụ thé

3? Là văn bản dùng dé thé hiện các mệnh lệnh có tính chất bắt buộc của nha vua

33 Ban bố 1 mệnh lệnh cụ thể có tính bắt buộc thần dân và bề tôi thi hành

3 Ghi lại lời truyền day, khuyên nhủ của nhà vua đối với về tôi và thần dân

35 Nguyễn Văn Thành — Vũ Trinh — Tran Huu, Hoàng Việt luật lệ tap1, Nxb Văn hóa thông tin, tr 1

3 Kinh Thu (1965), Bộ Văn hóa giáo dục, trung tâm học liệu, Sài gòn, 1965, tr.181

37 Kinh Thư, sdd, tr.188

Trang 27

“Các người tại chức có tài năng, làm được việc, nên dé đức hạnh của ho càng tiễn lên,thì trong nước mới được xương thịnh Phàm các quan đứng đắn nhà đã phú túc mớikhuyên họ làm điều thiện được Nếu nhà vua không biết dé cho họ được phú túc, hòahảo trong gia quyến, thì người dy tat mắc phải tội lỗi ngay ”Ẻ.

Bên cạnh đó, muốn quốc gia thịnh trị bậc vua chúa phải đặc biệt chú trong việc lựa chọnngười tài: “Bác vua sáng đặt ra các quan chức, tước lộ để tiễn cử người tài giỏi và khuyếnkhích kẻ có công ””” Trong ứng xử với quan chức, dé tạo sự trung thành man cán của quan chứccần đãi ngộ thỏa đáng dựa trên năng lực và công trạng: “Người tài giỏi thì được bổng lộc hậu

và làm quan to, người có công lớn thì được giao chức cao và trọng thưởng hậu ”"0

1.2.4 Tiếp thu chính sách đãi ngộ của các vương triều quân chủ trước

Trong quá trình bé nhiệm cũng như giao nhiệm vụ cho quan chức, các vương triều trướctriều Nguyễn đã quan tâm đến việc xây dựng chính sách đãi ngộ đối với quan chức trên haiphương diện vật chất và phi vật chất Theo ghi chép trong chính sử, bắt đầu từ thời Trần, việccấp lương bồng cho quan chức mới được đặt định theo thứ lớp Thời nhà Lê, từ năm 1473, vua

Lê Thánh Tông định quy chế bổng lộc cho các quan trong và ngoài Bên cạnh đó, ngoài lươngtiền, quan chức nhà Lê được nhận thêm khá nhiều bổng lộc về ruộng đất như: ruộng quân điền,ruộng thé nghiệp, ruộng tứ, bãi dâu, ruộng tế, vườn đất theo thứ bậc, pham ham mà số lượngmẫu ruộng khác nhau”' Mặt khác, theo thống kê, có 23 điều trong Quốc triéu hình luật, quanchức thời Lê nhận được nhiều sự ưu đãi đối với bản thân và gia quyến về sức khoẻ nhân phẩm

và tố tụng Sự đãi ngộ đó đã tạo ra động lực cho quan chức trong quá trình thờ vua, “chăn dân”

Cụ thê:

- Quyền 1: Điều 3,4,6,7,10,12,13,20

- Quyền 2 (Vi chế): Điều 130

- Quyền 4 (Đạo tặc): Điều 8, 32

- Quyền 4 (Dau tụng) Điều 8,9,10,23,28,29,41

- Quyền 5 (Tra nguy): Điều 15,16,17,18,19

Tiểu kết

Quan chức là một bộ phận không thé thiếu trong thé chế nhà nước, có vai trò quyết định

sự thịnh trị của một quốc gia Đội ngũ này được tuyên chọn bằng nhiều con đường khác nhau

3Š Kịnh Thư, Bộ Văn hóa giáo dục, trung tâm học liệu, sdd, tr232

3° Hàn Phi, Han Phi Tử, sdd, tr 80

“° Hàn Phi, Han phi Tứ, sdd, tr 80

“| Phan Huy Chú (1992), Lich triều hiến chương loại chi, tÌ, tr 643-644, 646-651

Trang 28

và có tôn ti, trật tự rõ ràng Tham gia vào bộ máy nhà nước, quan chức được bố trí sắp xếp vào

vị trí nhất định, thường xuyên được luân chuyên, được giao nắm giữ những trọng trách nhấtđịnh và tuân theo luật nước như luật Hồi ty” , diện kiến nhà vua bởi theo vua Minh Mệnh “hántài có cao thấp lớn nhỏ khác nhau, nếu không xem xét dan dan cho kỹ thì ít khi khỏi dùng lam mỗi khi có cất nhắc một người tat phải xét lời nói việc làm và cử ch” Đồng thời, trong quátrình làm việc, đội ngũ quan chức luôn được luân chuyên giữa các huyện, phủ, giữa trung ương

và địa phương đã góp phần hạn chế nạn kéo bè, kết đảng

Dé thể hiện sự quan tâm, khuyến khích đội ngũ thực thi quyền lực nhà nước, các vị vuatriều Nguyễn đã kế tiếp truyền thống của các triều đại trước trong việc xây dựng chính sách đãingộ về tiền lương ruộng đất, tước phẩm đối với bản thân và thân thuộc của quan chức Chínhsách này được xây dựng trên nền tảng kinh tế thuỷ nông kết hợp với thủ công nghiệp, với nguồnngân sách chủ yếu là thuế đinh và thuế điền Đồng thời với quan điểm chính danh của Nho giáo

33 66

và theo Pháp trị, bậc dé vương có hai cán cân trong tay là “thưởng”, “phạt”, các Hoàng dé triềuNguyễn đã căn cứ vào chức vụ, pham hàm, công lao, tài đức của quan chức để xây dựng vàthực thi chính sách đãi ngộ Mặt khác, dé có thể thực thi được chính sách đãi ngộ này, các vivua quân chủ Nguyễn luôn cé gắng xây dựng một nha nước tập quyền mạnh, được tô chức vàhoạt động theo nguyên tắc “tôn quân quyền” Các cơ quan trong bộ máy nhà nước đó có sựphối hợp nhịp nhàng dé giải quyết mọi công việc; đồng thời có sự giám sát chặt chẽ lẫn nhau

Số lượng các chức quan trong bộ máy nha nước qua từng đời vua cũng được bồ trí sắp xếp theohướng tinh gon dé từ đó có sự xây dựng chính sách đãi ngộ, đặc biệt là lương tiền phù hợp

42 Từ năm 1822 đến năm 1837, luật Hồi ty đã được ban bố như sau:

- Các quan viên ở thành, doanh, trấn về kinh vào chau, chuẩn cho từ Tham biện trở lên được du Dinh nghi Néu trong khi đang ban, gặp có việc can thiệp đến địa phương mình thì phải xin tránh mặt.

- Các lại dịch ở các Bộ, các nha môn trong Kinh và ngoài các tỉnh có bố, con cùng anh em ruột, anh em chú bác cùng làm ở một bộ đều phải trích ra đổi bổ đi nha môn khác (trừ hai ti Chiêm hậu coi về lịch, Hiệu lễ sinh coi về lễ nghi, viện Thái y chuyên chữa bệnh cần phải cha truyền con nối).

- Thông phán, Kinh lịch ở hạt mình phải đổi đi hạt khác.

- Những chức Tri sự, Lại mục phủ, huyện ở các tỉnh có người cùng hạt thì đều đôi đi nơi khác.

- Lại mục, Thông lại các nha thuộc hạt, phủ, huyện ai là người cùng làng, cùng những người làm ở nha đã hơn 3 năm trở lên thì chuyên bồ đi nha khác, ai là quê ở cùng phủ huyện cũng cho chuyền bổ.

- Quan lại có quan hệ với người kiện tụng, như họ hàng thân thuộc, thông gia với nhau, thầy thụ nghiệp cũ hoặc trước đó có thù han hiềm khích.

- Nhân viên dự phái việc trường thi như có họ thân chú, bác anh em cậu cháu cùng một nhà cũng chuẩn cho kiêng tránh cả dé giữ nghiêm trường quy

*® Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Dai Nam thực lục, t2, tr.640

Trang 29

Đối với chính sách quân điền, ruộng đất công ở mỗi địa phương được chia thành cáckhâu phần và chia cho mọi người với những mức độ khác nhau, trong đó quan chức bao giờcũng được chia ở mức cao hơn Đây là một chính sách khá đặc biệt bởi ở Việt Nam ton tại chế

độ sở hữu đa thành phan, trong đó ruộng đất công của làng xã luôn chiếm những mức độ nhấtđịnh Dưới thời Nguyễn, chính sách này cũng được thực hiện khá đầy đủ Về thời gian chiaruộng đất được rút ngắn so với các triều đại trước, từ 6 năm xuống 3 năm nhằm mục đích tăngcường kiểm soát của nhà nước, hạn chế tư hữu hóa về ruộng đất Nếu như thời Lê, phép quânđiền chỉ áp dụng đối với quan tam phẩm (chưa có hoặc ít lộc điền) trở xuống từ 11 phần tới cácloại cô nhi, quả phụ được 3 phan thi dưới thời Nguyễn, số ruộng khẩu phan này được chia từquan nhất đến cửu phẩm Đặc biệt đến thời Minh Mệnh (năm 1839) thì quan chức, binh lính vàdân đinh cùng được nhận một phần đất công như nhau, tức là không còn ưu tiên nữa Trên

*# Lâ Thị Sơn (chủ biên), Quốc triều hình luật, lịch sử hình thành, nội dung và giá tri, Nxb Khoa hoc xã hội, tr.7-42.

M Quoc sử quán triêu Nguyên, Dai Nam thực lục, sdd, t7, tr 676.

Trang 30

phương diện phạm vi, chính sách quân điền cũng không được thực hiện một cách toàn diện màchủ yếu tập trung ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ bởi đa số ruộng đất ở Nam Bộ đều nằm trongtay địa chủ”” Sự tụt giảm dan về chính sách quân điền này cũng có thé được giải thích là do sựgiảm sút của số lượng ruộng đất công Cụ thé, vào khoảng những năm 1820-1843, ruộng dat tưphát triển và chiếm tới 82.92% tổng diện tích thực canh, còn ruộng đất công chỉ chiếm17/08%*" Vì vậy, thực tế số ruộng đất được cấp theo chế độ quân điền không thể nhiều như

48 LỆ ` `» ^

”” Nêu như vào thời Lê,

các triều đại trước Bên cạnh đó, quan chức còn được cấp “tự điền

đây là chính sách phô biến cho tất cả quan chức từ tong tứ phẩm trở lên thì vào thời Nguyễn,

tự điền chỉ được cấp cho những trường hợp cá biệt như: cấp cho Chiêu thảo sứ Thanh Hoa làĐinh Đạt Biểu 20 mẫu ruộng tự điền, Chiêu thảo sứ Nghệ An là Vũ Nguyên Lượng 19 mẫu tựđiền, cấp tự điền 70 mẫu cho Ngô Tong Châu cap 200 mẫu ruộng tự điền cho thái bao Miênquốc công, sai Nguyễn Thích giữ việc thờ cúng, cấp cho Chưởng tượng quân Quận côngNguyễn Đức Xuyên 100 mau tự điền ˆ” Vậy, nhà nước lay ruộng đất nào dé ban tự điền chocông thần? Theo ghi chép trong Đại Nam thực lục, có thé được lay từ ruộng công theo như ghichép năm 1804 vua Gia Long chuẩn định trích ruộng các hat ban tự điền cho các công thần;hoặc mua ruộng đất tư như năm 1815 có ghi cấp tự điền cho nhà thờ An Quán, sai Lưu thủQuảng Nam là Trần Đăng Long chỉ tiền kho 3 vạn quan, bạc 3000 lạng mà mua nhiều ruộngdân, thu lợi hàng năm chi việc thờ cúng”

Nhìn chung, việc nhà Nguyễn tiếp tục duy trì các chính sách đãi ngộ thông qua ruộngđất thê hiện sự tiếp nối truyền thống trong chính sách dùng người của cha ông Tuy nhiên, trongthời Nguyễn, chính sách này đã bị co hẹp do: triều Nguyễn chuyển sang trả lương cho quanchức bằng tiền và gạo; hệ quả của chế độ ban cấp ruộng đất của các triều đại trước đã khiếncho chế độ sở hữu tư nhân phát triển, đe doạ đến cơ sở kinh tế của nhà nước trung ương tậpquyên

2.1.1.2 Lương bong

Như đã nêu ở trên, trong hoàn cảnh ruộng đất không còn là nguồn thu nhập chủ yếu thichính sách lương bồng lai rất được coi trọng Học tập từ Trung Quốc, các vị vua quân chủNguyễn đã thực hiện cấp lương bồng chủ yếu cho quan chức là tiền, đó là tiền lương hàng năm,

* Cái Thị thùy Giang, Chính sách quân điền dưới triều Nguyễn nửa đâu thé kỷ XIX — Một cách tiếp cận và suy ngẫm Tạp chí Khoa học và xã hội, số 06/2011.

M Huynh Công Bá, Chế định về tài sản ruộng dat trong pháp luật triéu Nguyễn, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 51,

2009, trang 26.

*8 cấp ruộng đất cho việc thờ cúng sau khi quan chức chết

* Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực luc, t1, sdd, tr 620,621,681

°° Vũ Huy Phúc (1979), Tim hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa dau thé ki XIX, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội tr.80

Trang 31

tiền xuân phục, tiền hưu trí và tiền tử tuất Chính sách lương bổng này được dựa trên một số

tiêu chí:

Thứ nhất, theo hệ thong tước, phẩm: Thông thường, đãi ngộ theo tước vị luôn cao hơnđãi ngộ theo phẩm trật Vi dụ, quan chánh nhất phâm (phẩm ham cao nhất) lương cũng chỉ gầnbang hương công (tước vị xếp thứ 7), tức là bang 1/3 của thân vương là tước vị cao nhất” Quađây có thể thấy mặc dù hoàng thân quốc thích thường không được đảm nhiệm các chức vụtrọng yếu trong bộ máy nhà nước, nếu có thường chỉ là những chức vụ mang tính vinh hàm, cốvan nhưng họ vẫn được phong các tước vị rất cao và hưởng chế độ đãi ngộ hậu hĩnh Đội ngũ

này vẫn được coi là chỗ dựa, hậu thuẫn chính trị cho nhà vua

Thứ hai, theo địa bàn cai trị và tính chất công việc: Để đảm bảo quan chức địa phương

có đủ phương tiện, điều kiện làm việc, vua Gia Long cho rằng “Phủ, huyện ở gan nhân dân,chức nhỏ nhưng việc nhiều, ngoài bồng chính ra, cấp thêm tiền gạo dưỡng liém để tỏ đặc

2 Đến thời Minh Mệnh, số tiền dưỡng liêm của quan Tri phủ, Tri huyện đã có sự phân

cách

hoá theo địa phương cai trị Số tiền dưỡng liên cao hay thấp là do đặc điểm của địa phương đó.Những địa phương có điều kiện khó khăn hơn thì tiền đưỡng liêm của quan ở đó cao hơn VuaMinh Mệnh đã phân loại các phủ huyện thành 4 loại: Tối yếu khuyết (Khó khăn nhất), Yếukhuyết (Rất khó khăn), Trung yếu khuyết (khó khăn trung bình) và giản khuyết (khó khăn ít).Theo sự phân loại ấy tiền dưỡng liêm của quan chức cũng giảm dan Vi dụ, tiền dưỡng liêmcủa Tri phủ tương ứng với 4 loại địa phương là 1,512 tấn gạo, 1,260 tấn gạo, 1,008 tấn gạo và0,756 tan gạo Như vậy tiền dưỡng liên cho quan Tri phủ, Tri huyện ở những nơi khó khăn nhất(tối yếu khuyết) cơ bản gấp đôi so với những nơi khó khăn ít (giản khuyết) Việc cấp dưỡngliêm là cơ sở dé hạn chế sự tham nhũng của quan chức địa phương Cùng với việc ban hànhbiểu tiền dưỡng liêm dé khuyến khích tiết tháo trong sạch của quan lại phủ huyện, vua MinhMệnh cũng quy định về thời điểm được nhận và dừng cấp: các viên phủ huyện mới được thăng

bố, đến nhận việc vào tháng mạnh” thì cấp tiền dưỡng liêm cả quý ấy, vào tháng trong” thìcấp cho một nửa, vào tháng quý” thì không cấp; quan viên nào mà thăng điệu hay đến Kinhhậu bồ hoặc vào Kinh ra mắt vua rồi lại về cung chức cũ nếu vào tháng mạnh đã lĩnh tiền dưỡngliêm rồi thì tra lại, vào tháng trọng thì trả một nửa, vào tháng quý thì không phải trả” Sang đến

thời vua Tự Đức, tiên dưỡng liêm này được cap thêm cho các quan chức đâu tỉnh Việc cap tiên

Trang 32

nuôi dưỡng lòng liêm khiết của quan chức đã đặt ra vào thời nhà Lê, tuy nhiên chưa được quyđịnh rõ ràng về đối tượng, mức cấp cũng như thời điểm nhận và thôi cấp Quy định về dưỡngliêm được các vị vua quân chủ Nguyễn học tập từ Trung Quốc và áp dụng với mức cấp phùhợp với tính chất công việc và ngân khố của nhà nước.

Tứ ba, theo quá trình công tác: Triều đình nhà Nguyễn nhìn chung là quan tâm tới quátrình phục vụ của quan chức nên khi họ về hưu hoặc chết thì sự đãi ngộ vẫn còn được duy trì.Năm Minh Mệnh thứ 4 (1823), triều đình chuẩn định:

“những người có quan chức đến 70 tuổi trở lên đều cho giữ nguyên hàm về hưu trí Nếu

là lão thành mà khoẻ mạnh thì vẫn cho ở lại cung chức, đến kỳ đợi dụ chỉ của

„57 ` VÀ ` Re ey Kk li v A z X +A, K ~ 4X

vua ”`ˆ Còn viên quan nào tuổi già yếu, có tật nặng xin về hưu trí, mà viên ay đã từng

di đánh trận bị thương, thì gia ân cấp cho nửa lương để nuôi tuổi gia”

Như vậy, về cơ bản theo quy định từ năm 1823, quan chức về hưu do tuôi già thì lươnghưu sẽ là một nửa so với khi đang đương chức Còn sau khi quan chức chết, nhà nước cũng cấptiền tử tuất với ý nghĩa là một đặc ân thé hiện sự xót thương của vua Số tiền ân tuất mà triềuđình cap cho quan chức khi mat khá cao, nhất là những quan cao chức trọng Những quan đầutriều tiền ân tuất là hàng trăm quan tương đương với khoảng từ 5 — 10 tấn gạo ””

Khi về hưu ngoài việc vị quan nhà Nguyễn mỗi năm được phát 100 đến 400 quan tiềngọi là dn cấp của vua, thu từ một đến năm xã địa phương gọi là đân lộc còn được hưởng cácquyền lợi khác như: tham gia vào Hội đồng kì mục, góp tiếng nói vào những việc hệ trọng củalang xã, được dân làng kính nề, được miễn khỏi các cung ứng tạp dịch như dân thường (đắp đê,đắp đường ) Với các viên quan về hưu sống thọ, các chức quan lớn nhỏ, tudi 80 trở lên đượcthưởng cấp tiền lụa theo thứ bậc: quan nhất nhị tam phẩm mà thọ đến 100 tuổi thì thưởng 100lang bạc, 10 tam lụa; từ ngũ lục pham thi 80 lạng bạc, 8 tam lụa; thất bát cửu phẩm thì 60 langbạc, 6 tắm lụa, đồng thời đều cấp cho mỗi viên quan một biển ngạch, dựng đình ở cửa làng dénêu khen Nếu viên quan sống thọ đến 110 tuéi thì thưởng thêm 50 lạng bạc, 5 tam lụa; cứ thêm

10 tuôi thì số tiền lụa lại gấp đôi lên”

Bên cạnh đó, dé tỏ ân điển của mình với quan chức, đặc biệt là trong các dip lễ lớn haytrong một số trường hợp đặc biệt, nhà vua lại có các hình thức ban thưởng bằng bồng lộc khác.Đây là những khoản thưởng không thường xuyên nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc

*” Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Dai Nam hội điển sự lệ, tập 3, tr 411

sẽ Nội các triêu Nguyên (1993), Kham định Dai Nam hội điên sự lệ, tập 5, tr.177

s9 2 ^ x

Xem bang 7, chuyên đê 3.

°° Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, sdd, t.2, tr.256-257

Trang 33

thê hiện sự ghi nhận của nhà nước đối với công lao của từng vị quan chức Chính sử chép nhiềuquan chức được ban thưởng như sau: Tham tri Hình bộ Bắc Thành là Nguyễn Duy Hòa Bắtđược bọn giặc ở huyện Thiên Thi thưởng 300 quan tiền, Phủ lại Lạng Giang là Hoàng ThúcĐạt Bat được Tướng giặc ở Kinh Bắc thưởng 100 quan tiền, Tran thủ Sơn Nam hạ là NguyễnVăn Hiếu làm quan có thành tích thưởng cho một cấp trac di và cho một ống kính thiên ly Tây

mạ bạc, một thanh gươm chạm mạ vàng và một khẩu súng chữ vàng ở nội thang, Tham tri Binh

bộ là Nguyễn Khoa Minh xây đài Điện Hải ở Quảng Nam 30 lạng bạc, 2 tắm sa, 1 lần kỷ lục,Thự Bồ chính Hưng Hóa là Ngô Huy Tuấn có công đẹp giặc được thưởng 3 đồng kim tiền Philong hạng nhỏ, 10 đồng ngân tiền Phi long hạng lớn

Nhận xét chung có thể thấy, lương bồng của quan chức thời Nguyễn khá cao Tác giảEmmanuel trong “Quan và Lại ở Miền Bắc Việt Nam, một bộ máy hành chính trước thứ thách ”

đã tính toán một gia đình 4 người tiêu thụ tối thiêu bằng giá trị [kg gạo cho một người mộtngày, tức là 1,5 tan gạo một năm Ví dụ, Quan Hiệp tran tỉnh Binh Dinh hàm Chánh tam phẩmhưởng lương mỗi năm tương đương với khoảng 7 — 8 tấn gạo có thé nuôi sống gia đình họ (4người) trong khoảng 4 năm rưỡi đến 5 năm; quan Tri huyện hàm tòng cửu phẩm nhận lươngmỗi năm tương đương khoảng 1,3 tấn gạo có thê nuôi sống gia đình họ trong khoảng 9 tháng.Day là mới chỉ kế lương, chưa ké tiền dưỡng liêm, ruộng đất và các loại đãi ngộ khác Do vậy,đây có thé được coi là sự bảo đảm vật chất cơ ban dé đội ngũ quan chức có thể thực thi hoạtđộng của mình Đồng thời, việc cấp lương, bông của nha nước thời Nguyễn có sự phân biệtnhất định giữa các cấp bậc khác nhau, dựa trên tước và phẩm Điều này cho thấy vai trò và địa

vị của đội ngũ thân tộc luôn được coi trọng và bảo đảm nhằm khang định uy quyền của nhàvua Bên cạnh đó, tính trật tự trong bộ máy nhà nước cũng luôn được đề cao thông qua việc đãingộ dựa trên cấp bậc

2.1.1.3 Được đảm bảo điều kiện vật chất trong thực thi công vu

Quan chức được tuyên mộ thuộc binh dé sai phái, giúp việc Chế độ thuộc binh của nhàNguyễn đã có từ thời Gia Long, tuy nhiên đến thời vua Minh Mệnh, chế độ tuyển mộ thuộcbinh được quy định rõ hơn đối với quan viên ở trung ương và địa phương Số lượng thuộc binhcấp cho quan chức cũng được phân theo quan tước và phẩm hàm Qua ghi chép của chính sử

có thê thấy, số lượng mộ phu của Tổng đốc, Tuần phủ khá cao, ngang với Tham tri và Thượngbảo khanh Ngoài ra các viên quan đầu tỉnh còn được cấp thêm phu võng và phu gánh Điềunày cho thấy nhà nước đã có sự ưu đãi cao đối với các quan đầu tỉnh do họ phải di chuyển xa

trong việc nhận chức và quản dân.

Trang 34

Quan chức được cấp trang phục đại triều, thường triều, lễ tế và hành nghi trong quá trìnhlàm việc Qua ghi chép trong H6i điển và Hoàng Việt luật lệ có thé thay, trang phục hay phươngtiện sử dụng của quan chức văn võ khác nhau về họa tiết, màu sắc, hình thêu trên bé tử, đai hay

mũ đội, số lượng y phục Sự quy định trên thé hiện sự phân định phâm cấp, chức vụ của quanlại Đồng thời, sự cụ thé hóa trong từng chỉ tiết của phẩm phục, 6, long, yên ngựa và màusắc là cơ sở phân biệt với tầng lớp khác trong xã hội và với nhà vua Mặt khác, với họa tiết và

sự điểm tô của trân châu hay bạc, vàng làm tăng thêm sự uy nghỉ và giá trị của trang phục, hànhnghi Đặc biệt, phẩm phục cho quan lại dự nghỉ lễ tế Nam giao khá cầu kì thé hiện sự coi trongcủa vua quan nhà Nguyễn đối với một sự kiện quan trọng khang định yếu tố “than quyền” trongtay nhà vua So với thời Lê — Trịnh, về phẩm phục có sự trang trí cầu kì hơn và có sự sáng tao

da dạng Thời Lê — Trịnh loại mũ dùng chủ yếu là mũ phác đầu và giải trai; áo mang bao màuhồng và bô tử thêu sa kê, công, chim nhạn, mây, giải trãi Dựa theo mũ thời Lê — Trịnh và thamkhảo mũ thời Minh, các vua Nguyễn sáng tạo ra các loại mũ như mũ phác đầu tròn, văn công,đông pha, văn tú tài được trang trí cầu kì Áo được thiết kế da dạng với kiểu áo cô tròn, giaolĩnh (cỗ chéo) với màu sắc đa dạng, khác với thời Lê, màu chủ đạo là màu hồng

2.1.2 Dai ngộ phi vật chất

Bên cạnh hình thức đãi ngộ vật chất, nhà nước quân chủ Nguyễn cũng rất quan tâm tớiviệc tưởng thưởng về mặt tinh thần cho quan chức Day là điều thường tình trong bối cảnh mộtnên văn hóa “trọng danh” đã ăn sâu trong xã hội Việt Nam”" Vì thế, thậm chí ngay từ khi mới

đỗ đạt, các Tân khoa đỗ đầu đã được hưởng lệ xướng danh và vinh quy” Và trong quá trìnhlàm quan, những đãi ngộ về mặt tinh thần này cũng luôn luôn được chú trọng, cụ thể là trên các

mặt sau:

2.1.2.1 Tước phẩm

Như đã trình bày, hệ thống quan chức trong bộ máy nhà nước quân chủ được xếp đặttheo một trật tự rõ ràng Việc định ra tước vi, phẩm hàm không chỉ là căn cứ dé sap xép đội

ngũ quan chức mà còn là cách mà nhà nước thê hiện sự trọng dụng và trao vinh dự cho một

®' Mai Văn Thắng, Nhà nước kiến tao phát triển trong bối cảnh văn hóa, chính trị ở Việt Nam hiện nay, trích sách: Trịnh

Quốc Toản, Vũ Công Giao (chủ biên), Nhà nước kiến tao phát triển — Ly luận, thực tiễn trên thé giới và ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2017, trang 355.

© Từ triều Lê Thánh Tông năm 1481 đã đặt ra lệ xướng đanh và vinh quy cho các tân khoa hương cống Tân khoa ra nhận

áo, mũ, và hia hay giày vân hài của nhà vua ban rồi tên thì đem yết ở bảng bằng gỗ vẽ hình hồ Sau đó họ lần lượt ra lễ tạ vua cùng các quan hàng tỉnh và quan trường Phần lễ nghi xong thì các vị tân khoa sửa soạn về quê quán nhưng có sức về phủ, huyện, xã để sửa soạn đón rước gọi là đám rước "vinh quy bái t6"- “vinh” tức là vinh dự, vẻ vang; “quy” tức là trở về:

“bái”: lay, vai, bái kiến; “tổ”: tổ tiên, các thé hệ đi trước.

Trang 35

nhân vật xuất chúng được tuyển bô làm quan Cụ thể, việc trao tước, phẩm được thực hiệnthông qua một số căn cứ sau:

Dựa trên nguồn gốc xuất thân Căn cứ này chủ yêu áp dụng khi gia phong cho ngườitrong tôn thất Những tước vị cao nhất: vương, công được dành phong tặng cho các thân thuộcgan gũi của nhà vua Trong tôn that, dù không phải là Hoàng thân cũng có cơ hội được phongphẩm hàm sau khi đưa vào Quốc tử giám dé học tập Điểm khác so với các triều đại trước, tướcvương được phong khá hạn chế (thời Lý — Trần tước vương được phong khá nhiều) và khôngphong cho người ngoài hoàng tộc (như thời vua Lê chúa Trịnh) Điều này xuất phát từ “lệ tứbất” của nhà Nguyễn

Dựa trên kết quả thi tuyển, tu cách đạo đức của người duoc phong Kết quả thi tuyến làmột tiêu chí dé bồ dụng quan ở những vi trí khác nhau Ví dụ, dưới triều Tự Đức, nhà nước đãđịnh rõ về việc gia phong phẩm hàm cho những người đỗ tiến sĩ” Tiêu chi đạo đức cũng đượcnhà nước xem xét đến trong quá trình bổ nhiệm Tước công dù quy định phong cho hoàng tửsong trước khi phong tặng, nhà vua cũng tiến hành sát hạch Trong trường hợp nhà vua sát hạchthay “Đức nghiệp chưa sáng tỏ hãy đình phong một lan đợi 5 năm sau lại lam so xin néuthành mệnh lệnh””"

Dựa trên công trạng, thành tích Tham nhuan tư tưởng trọng đãi người có công, nhữngchức vụ nhà nước cao cấp nhất được trao cho các đại công thần, năm 1826 vua Minh Mệnh rachỉ dụ: “Dat ra chức tam công, tam cô vốn dé hậu đãi các trọng thần có công nghiệp, quan

°° Tước vị cũng dành phong tặng cho các quan chức lậpchức tâm thường không thể ví được

được nhiều quân công như năm 1833 do lập được quân công trong việc trấn áp các thế lựcchống đối nhiều quan chức đã được ban tặng tước vị như Trần Văn Năng chuẩn làm Lương TàiHau, Tống Phúc Lương chuẩn làm Vĩnh Thuận hau” hay từ một viên Lãnh binh, do trấn ápphong trào nôi dậy của nhân dân ở Sơn Tây, Tuyên Quang ma Vũ Đình Quang chuẩn đặc cáchphong làm Duyên gia nam, Tôn Thất Bật chuẩn đặc cách phong lam Vũ Khê nam” Theo ghichép trong Đại Nam thực lục và Mục lục Châu bản triéu Nguyễn, có 221 văn quan được nhậntước phẩm từ triều đình Trong đó, chức quan Tham tri luôn được phong tước hau; các Tri phủ,

°° Phan Đại Doãn, Nguyễn Minh Tường, Hoàng Phương, Lê Thành Lân, Nguyễn Ngọc Quỳnh, M6ét số vấn dé về quan chế triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, 1996, trang 121 “Tam giáp tiễn sĩ bắt đầu bô Hàn lâm viện biên tu (7a — chánh thất phâm) ngoại bé tri huyện Tam giáp tiến sĩ bắt đầu bồ Hàn lâm viện biên tu (7a — chánh thất phẩm) ngoại bồ tri huyện Nhị giáp tiễn sĩ bắt đầu bổ Hàn lâm viện biên tu (6b — tong lục phẩm) ngoại bồ tri phủ Nhất giáp tiến sĩ thứ 3 bắt đầu bổ Hàn lâm

viện trước tác biên tu (6a — chanh luc pham) Nhất giáp tiến sĩ thứ 2 bat đầu bổ Hàn lâm viện thưa chi (5b — tong ngũ phẩm) Nhất giáp tiến sĩ thứ 1 bắt đầu bổ Hàn lâm thị độc (5a - chánh ngũ phẩm)”

** Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam hội điền sự lệ tap 1, sdd, tr 124

2 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam hội dién sự lệ tập 3, sdd, tr 199

© Quốc sử quán triều Nguyễn, Dai Nam hội dién sự lệ tập 3, sđd, tr 201

Trang 36

Lang trung và các quan trong Hàn Lâm viện được ban tước bá; tước tử chủ yếu được ban choTri huyện; tước nam được ban chủ yếu cho Bát cửu phẩm Thư lại.

Công trạng thành tích tích lũy trong quá trình tiến hành các hoạt động quản lí của quanchức được xét qua các kì khảo khóa cũng được coi là nguồn quan trọng dé nhà nước thăng hoặcgiáng tước, phẩm Sau mỗi kì khảo khóa (3 năm 1 lần), dựa trên thành tích trong các lĩnh vực;hình án, thu thuế, quân lương nhà nước sẽ thăng hoặc giáng tước phẩm cho quan chức: “3 ndmlại đến kì đại kết, công trang các quan, thăng người hiển tài, làm trong sạch phương pháp lamquan, thăng người hiên tài, giáng người kém cỏi "5?

Nói chung tước pham là căn cứ quan trọng dé đánh giá và xếp hạng trên phương diện tucach và địa vị của quan chức Điều tất yếu là người nào có tước phẩm cao hơn thì sẽ nhận được

sự coi trọng hon Vì thế, có thể coi việc ban tước phẩm chính là một sự khẳng định của chínhquyền đối với vị thé của cá nhân người làm quan Tước phẩm từ đó cũng là căn cứ dé dẫn tớinhững hình thức đãi ngộ khác Chang hạn trong trang phục, hành nghi của quan chức (áo, mũ,đai, lọng, yên ngựa.v.v.) cũng có những sự phân biệt rõ ràng đến từng chỉ tiết như họa tiết, màusắc, hình thêu.v.v Trong cuỗn “Ngàn năm áo mii”, tac giả Tran Quang Đức đã khang địnhrằng việc nhà nước quân chủ Việt Nam dùng màu sắc trang phục làm tiêu chí phân biệt phẩmtrật của bá quan đã có từ thời Ngô (939) và còn tiếp tục đến sau này”” Như vậy, tước phẩmđược coi là một giá trị trung tâm của quan chức đề từ đó phản ánh sang những góc độ khác nhưlương bồng, triều phục.v.v

2.1.2.2 Uu đãi bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự và tu pháp

Theo Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn, các hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng

và danh dự của quan chức sẽ bị xử phạt nặng hơn khi vi phạm với dân thường Chăng hạn, trênkhía cạnh tính mạng, nếu so sánh điều 256 và 257 Hoàng Việt luật lệ, hình phạt dành cho hành

vi mưu giết quan chức cao hơn nhiều so với hành vi mưu giết người thường Tương tự như vậy,điều 297 và 298 cũng cho thấy việc mắng chửi quan chức cũng phải chịu tội nặng hơn so vớimắng chửi thường dân Bên cạnh việc bảo vệ danh dự, tính mạng cho các quan chức trong quátrình thực thi công vụ, nhà nước cũng quan tâm đến việc chăm sóc, hỏi han sức khỏe khi quanchức khi bị ốm đau, bệnh tật Đồng thời, có trường hợp được vua ban cấp thuốc quý, ban tiền

để chữa bệnh, cũng có trường hợp vua phái Thái y đến để điều trị hoặc cử người về phụngdưỡng cho quan khi ốm đau, bệnh tật, trường hợp bệnh nặng cho về quê an dưỡng Đại Nam

67 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam hội dién sự lệ tập 3, sdd, tr 135

53 Trần Quang Đức, Ngàn năm do mũ, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2013, trang 30.

Trang 37

thực luc còn ghi lại những trường hợp trước vì 6m đau bệnh tật được về quê dưỡng bệnh nhưngsau bệnh khỏi lại tiếp tục được vua vời vào giao giữ chức vu”

Về mặt tư pháp, đội ngũ quan chức cũng được hưởng những đặc ân trong việc được xemxét miễn, giảm hình phạt Cũng như Quốc triéu hình luật thời Lên, Hoàng Việt luật lệ của nhàNguyễn quy định: Phàm những người trong diện Bát nghị mà phạm tội (trừ tội Thập ác °) (phải

khai cặn kẽ sự tình phạm tội), thì phải phong gói kín gửi lên nhà vua chờ chỉ dụ, không được

tự tiện giữ cầm tra hỏi Nếu vâng theo chiếu chỉ bắt giữ tra hỏi thì phải cho khai rõ việc phạmtội và tình hình đáng được xét miễn giảm” (Điều 4 Hoàng Việt luật lệ) Bát nghị là tam trườnghợp được xem xét miễn giảm tội bao gồm:

- Nghị thân, là họ tôn thất từ hàng đản miếu trở lên; họ hoàng thai hậu từ hàng phải détang ty ma”; họ hoàng thái hậu từ ứiể công trở lên

- Nghị cố, là những người cô cựu “

- Nghị hiền, là những người có đức hạnh lớn

- Nghị năng, là những người có tai năng lớn.

- Nghị công, là những người có công huân lớn.

- Nghị quy, là những quan viên có chức sự từ tam phẩm trở lên, những quan viên tanchic” hay có tước từ nhị phẩm trở lên

- Nghị can, là những người cần cù chăm chi

- Nghị tân, là những con cháu các triều trước

Nói chung, việc nhà nước dành những ưu tiên trong việc bảo hộ về sức khỏe, tính mạng,danh dự và tư pháp cho quan chức nhiều hơn so với thường dân không chỉ do nhu cầu bảo đảmđiều kiện làm việc cho họ mà còn phản ánh sự cao quý của đội ngũ này so với thường dân.Trong một xã hội mà sự phân chia dang cấp hết sức rõ ràng thì sự phân biệt quý-tiện, sang-hèn

g6 Đại Nam thực lục, tập 6, tr 432 Thống chế Nguyễn Văn Hiếu trước ở Nghệ An, vì ốm giải chức, đến bấy giờ vào chầu, vua yên ủi hỏi rằng : “Khanh tuổi già, nhân ra cõi ngoài bi ốm Nay sức lực thế nào ?” Hiếu tau rằng : “Bệnh thần dẫu chưa

được thực khỏi, mà sức lực còn khoẻ” Vua nói : “Khanh làm việc không có gì giỏi hơn người, nhưng làm quan liêm cần,

đãi người hoà nhã thì không ai kịp Vả khanh trước ở Sơn Nam vốn có tiếng la tuần lương, quan dân tin yêu Kịp Trấn thủ

Nghệ An bỗng có việc biên, mây lần ra ngoài không từ khó nhọc Những điều ấy Tram đã biết rõ Nay các phủ Tran Ninh,

Trấn Tĩnh thuộc hạt Nghệ An đều mới vào bản đồ, dân man còn Sợ: hãi, mà Nguyễn Văn Qué làm việc mới được it ngày, Trẫm thực không yên dạ Khanh nên đi lần nữa, vì triều đình mà ngồi tran, ngày nào tuổi đến bảy tám mươi, hoặc về Kinh châu hầu hoặc về quê vui nhàn, muốn thé nào cũng được” Hiếu cúi đầu tạ, bèn sai đến tran ngay.

7° Thập á ác: 10 trọng tội bi xử tử hình ngay: mưu phản, mưu đại nghịch, mưu phản bội, ác nghịch, bat đạo, đại bat kính, bất

hiếu, bất mục, bất nghĩa, nổi loạn

7! Viên sử học (2009), Cổ luật Việt Nam: Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, sad, tr 284

? Dan miéu: là ho nha vua trong 5 thé hé.

73 Ty ma: hang dé tang 3 tháng.

74 chi những người cũ, đã theo giúp vua lâu ngày, hoặc những người giúp việc từ triều trước.

® Tản chức: chức quan nhàn tản, như những chức học quan, hàn lâm.

Trang 38

là đễ hiểu Chính vì thế mà đội ngũ quan chức cũng nhận được những đãi ngộ tương đối đặc

biệt so với thứ dân.

2.1.2.3 Được cấp mộ phần và thờ cúng

Khi quan chức qua đời cũng nhận được những đặc ân từ nhà nước Với những quan chức

có nhiều đóng góp cho triều đại, nhà nước không chỉ lo toan chu toàn việc tang lễ, cấp tử tuấtcấp tiền cho gia đình quan chức ma còn cấp mộ phan và truy tặng danh hiệu, lập đền thờ ghicông dé lưu danh hậu thé Các vua triều Nguyễn luôn chuẩn định việc thờ cúng ba đối tượng:công thần khai quốc (như Nguyễn Hữu Dật, Đào Duy Từ tức những người giúp chúa Nguyễngiữ và mở cõi), công thần trung hưng (những công thần giúp vua Gia Long chống Tây Sơn như

Võ Tánh, Ngô Tong Chu ) công thần tiết nghĩa (các bề tôi chết vì giữ lòng trung thành vớinhà vua như trường hợp Bồ chính Bùi Tăng Huy, quyền Án sát Phạm Dinh Trac, Lãnh binhPhạm Văn Lưu khi thành Cao Băng bị Nông Văn Vân vây đánh năm 1834) Đó là một đặc ân

lớn lao của không chỉ bản thân quan chức mà của cả gia đình, dòng họ, làng xóm.

2.1.2.4 Uu đãi phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ

Căn cứ vào các trường hợp cụ thé, mức độ quan trọng của công việc nhà vua quyết địnhthời gian nghỉ phép cho quan lại Sau thời gian phép, quan lại quay trở về làm việc và giữnguyên chức, hàm Đối với trường hợp về thăm cha mẹ già yếu, nhà nước có chính sách đãingộ hậu hĩnh với tinh thần “chinh sách vương giả lấy việc trọng già làm trước, các đại than ởKinh có cha mẹ già 60, 70 tuổi trở lên hậu thưởng ””

Liên quan đến việc tang cha mẹ, ông ba, năm 1815 va 1818, vua Gia Long đã đặt lệ định

về thời gian cư tang theo thứ bậc trưởng thứ trong gia đình và phẩm hàm, chức quan trong triều

Theo đó, nhất phẩm, Đốc học, Tri huyện, Tri châu, Trợ giáo: con trưởng 12 tháng, con thứ 6

thang, cháu dich 9 tháng: Nhị phẩm: con trưởng 9 thang, con thứ 4 tháng, cháu đích 6 tháng Trong trường hợp đang thực thi công việc khân yếu như đi sứ hay đem quân đi dẹp bắt trộmcướp thì đều xong việc mới được về quê chịu tang Năm 1838, vua Minh Mệnh chuẩn địnhquan viên có mẹ đích chết, nếu mẹ đích không có con thì quan nhất phâm chiều lệ cha mẹ chếtnghỉ 12 tháng lo việc tang, mẹ đích có con thì nghỉ 6 tháng Quan nhị phâm đến tứ pham cũngtheo lệ ấy giảm dần Quy định về cư tang này thê hiện quan điểm ưu đãi của vua đối với bề tôibởi nếu không làm tròn chữ hiếu thì không thé làm tròn chữ trung Đặc biệt, quan viên trongKinh và ngoài các tỉnh có tang 3 năm van theo lệ trước, trong 27 tháng, đều miễn lễ triều ha;

7° Xin xem Bảng 7 chuyên đề 2

W Quốc sử quán triêu Nguyễn (2007), Đại Nam thực luc, sdd, t5, tr.87

Trang 39

nếu gap tang 1 năm, thì tứ phâm trở lên cho miễn triều hạ 3 tháng: ngũ pham trở xuống miễn |

tháng

2.2 Dai ngộ đối với thân thuộc của quan chức

Những người bề trên trực hệ hoặc vợ của quý tộc, công thần và quan chức cao cấp trongtriều đình được hưởng lệ truy phong và phong tặng Phạm vi thân thuộc được ân hưởng theo lệtruy phong cũng có sự khác nhau theo từng giai đoạn Nếu thời Gia Long, để trả ơn các côngthần có công sáng lập nên triều đại phạm vi ân hưởng lên tới 3 đời Thời Minh Mệnh quy định:chánh tong nhất pham, phong tặng 3 đời; chánh tong nhị phâm, phong tặng 2 đời; chánh tongtam phẩm và chánh tong tứ phẩm ngạch chính thì phong tặng 1 đời Tuy nhiên, nếu đối tượng

phong tặng phạm phải thập ác tội thì không áp dụng lệ này bởi bản thân người đó đã phạm phải

các tiêu chí đạo đức và các mối quan hệ xã hội được Nho giáo bảo vệ Quy định về phong tặngtrên, đặc biệt là truy phong đến 3 đời, các vua triều Nguyễn muốn dé cho mọi người dân thấyđược ân điển của nhà nước bởi đó vinh hạnh của chính bản thân quan chức và những người

thân của viên quan đó Các mệnh phụ phu nhân của quan chức nhận được sự đãi ngộ từ nhà

nước Nếu như quan chức được ban phẩm hàm thì vợ của họ được phong tặng tên hiệu theopham hàm của chồng: vợ quan nhất nhị pham được phong là Phu nhân, vợ quan tam phẩm đượcphong là Thục nhân, vợ quan tứ pham được phong là Cung nhân, vợ quan ngũ phẩm đượcphong là Nghi nhân, vợ quan lục thất phẩm được phong là An nhân, vợ quan bát cửu phẩm

được phong là Nhụ nhân

Như các triều đại quân chủ trước, con cháu của quan chức được hưởng lệ tập ấm vàhưởng uu đãi về giáo dục Đối với lệ tập 4m, bổ dụng con các quan viên thực thi công vụ, theothống kê trong Dai Nam thực lục riêng dưới thời vua Gia Long và Minh Mệnh là 168 người.Chức vụ văn quan sung bé chủ yếu là Hàn Lâm viện, Cống sĩ viện hoặc bát cửu phẩm thư lạitheo các nha dé học tập chính sự; đối với võ quan là chức Cai đội, Vệ uy, Phó vệ uy Về giáodục, các quan Kinh, quan văn Tứ phẩm trở lên, Ngũ phẩm thi 1 người con trưởng, 15 tuổi trởlên, nếu tình nguyện vào Giám học tập thì bố làm học sinh Quốc Tử Giám, về sau tuỳ tài bổdụng Quan Tứ phẩm trở lên hưu trí hay đã chết đều cho 1 người con làm học sinh”

Ngoài ra, thân thuộc của quan chức cũng được quan tâm, chăm sóc về sức khỏe cũngnhư hưởng ưu đãi về tư pháp Năm 1838, Minh Mệnh định lệ, các địa phương ở Kinh và tỉnhngoài, trong hạt nếu có quan chức làm quan xa văn từ tứ phẩm, võ từ tam phẩm trở lên, ở nhàcòn có cha mẹ già, thì thượng ty trong hạt trên phải thời thường cho người thăm hỏi, nếu có

#8 Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, t2, sdd, tr.904-905

Trang 40

tình trạng 6m đau bệnh nặng, phải phái thầy thuốc điều trị, dé cho người con được yên lònglàm việc Hay Điều 5 Hoàng Việt luật lệ quy định về trường hợp ông, cha của người thuộc

diện Bát nghị phạm tội: Phàm là ông ba, cha mẹ, vợ và con cháu người thuộc diện Bát nghị ma phạm tội thì phải phong kín tâu lên chờ lệnh chỉ, không được tự tiên tra hỏi Những người thuộc

diện Bát nghị, ngoài bản thân còn được xét cả đến hàng thân thuộc Trên đến ông bà, cha mẹ,trong đến cả vợ, dưới đến cả con cháu Tắt cả đều xét giảm như đối với bản thân

Tiểu kết

Trong nhà nước quân chủ Nguyễn nói riêng và nhà nước quân chủ Việt Nam nói chung,

quan chức có chế độ ưu đãi đặc biệt cả về phương diện chính trị-xã hội và kinh tế trong suốt cảmột quá trình từ trước khi làm quan đến khi quan chức qua đời Vua Thiệu Trị năm 1841 đã

từng nói:

“Vé sự đãi ngộ, bê tôi thi đủ ơn, lễ; lựa dùng người tài, thì ai nấy déu được thích hợp

Kẻ làm thiện, dù việc nhỏ đến đâu cũng ghi khen, kẻ có công, dù ở xa đến đâu cũng đượcbiết đến Om gối thân mật, coi bê tôi như con; chia dat thưởng phong, với nước cùnghưởng phúc Lại còn cho vẻ vang tới cha mẹ, lục dụng đến con cháu Ai đã được ghicông vào Nhà nước thì cho phụ thờ ở miéu đình, ai đã lập công ở cương trường thì chodung bia ở Vũ miéu; thói nhân nghĩa, trung hậu vượt han các đời xưa”

Tất cả những biện pháp đãi ngộ trên đều nhăm mục đích cô vũ, khích lệ quan chức tậntrung với vua và triều đình, mang tài năng giúp nước, vinh danh bản thân và gia đình, tạo điều

kiện vật chất và tỉnh thần để quan chức làm tròn nhiệm vụ, ngăn chặn lòng ham muốn vật chất

dẫn đến tình trạng lộng quyên và lạm quyền, đảm bảo vững chắc ngôi vị và quyên lực trong tay

nhà vua.

Tuy nhiên, chế độ đãi ngộ của nhà nước đối với quan chức gây nên một số hệ lụy nhấtđịnh Thi nhất, sự cách biệt qua lớn giữa quý tộc, quan chức với dân thường cùng những hậu

đãi mà quan chức và gia đình quan chức đó được hưởng đã tạo nên tâm lí háo danh, thích làm

quan, bằng mọi giá phải giành vi thé cao trong hệ thống ngôi thứ làng xã dé thoát khỏi thânphận bị đè nén của đông đảo bộ phận dân cư trong làng xã 7# hai, do lương bổng của quanchức quá ít ỏi, không đủ trang trải cuộc sống phần nào đó đã tạo ra tâm lý “tự tạo ra sự bù đắp,

tự tạo ra sự công băng” là cái cớ biện minh cho các thói hư, tật xấu - tham nhũng; Thứ ba, sựđãi ngộ đa dạng đó đã tạo nên tâm lý tư tưởng “vinh thân phì gia” trong một số bộ phận quan

chức.

” Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực luc, tập 3, sdd, tr 393

Ngày đăng: 16/04/2024, 00:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w