Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Trực Ninh

100 0 0
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Trực Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH

ĐÈ TÀI:

PHÁT TRIEN HOAT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HANG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIEN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH TRUC NINH

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Thanh Tâm

Sinh viên : Hoàng Thanh ThủyMã sinh viên : 11165137

Lớp : Ngân hàng 58B

Hà Nội - 2020

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC VIET TAT

DANH MỤC CÁC SO DO, BANG BIEU

LOT MO DAU uesesssssssessscsssessscsssesssssssesssssnsessssssnessssssnecssssssesssssssesesssssesesssnsesssssnseessees 1 CHUONG I: NHUNG VAN DE CO BAN VE PHAT TRIEN HOAT ĐỘNG BAO LANH CUA NGÂN HANG THƯƠNG MẠI . 4

1.1 Hoạt động bảo lãnh của Ngân hang Thương mạI - 5 +55 + + sex 4

1.1.1 Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng + 2 2+ce+Ee+ke£terersrrrrrereee 4

1.L2 Phân loại bảo lãnh ngân hÌHg cv khe rey 5

1.1.3 Đặc điểm của bảo lãnh ngân NAN veeccecccccecesescsssesvessessesvessesseseesessssseseseees 12

1.1.4 Chức năng của bdo lãnh ngân hàng series 17

1.2 Phát trién hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại - 20

1.2.1 Quan niệm về phát triển hoạt động bảo lãnh của ngân hàng 20 1.2.2 Sự cân thiết của phát triển hoạt động bảo lãnh của Ngân hang 21

1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của hoạt động bảo lãnh của ngân hàng 23

1.3 Các nhân tố anh hưởng tới sự phát triển hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng

THUONG i01 27

1.3.1 Nhân tO Chủ qMAHH - 5-55 SE EEEEEEEEEEEEEEEEE2112112111 11111111 xe 27

1.3.2 (1.7.7.1 088nnnaau 30 CHUONG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN HOẠT ĐỘNG BẢO LANH TẠI

AGRIBANK TRUC NINH - S22 2.2221 21212112121212121211101 re 34

2.1 Khái quát hoạt động của Agribank Trực Ninh - ¿5s ss+cssscxssexeeress 34

2.1.1 Giới thiệu về Agribank Trực Ninh - 55c cscccEcckerterkerkerererrres 34

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Trực Ninh giai đoạn 2017-QOTD PPnh 5É 35

2.2 Thuc trang phat trién hoat động bao lãnh tại Agribank Trực Ninh 42

2.2.1 Chính sách và quy trình bảo lãnh tại Agribank Trực Ninh 42

2.2.2 Phân tích thực trạng phát triển hoạt động bảo lãnh tại Agribank Trực Ninh 58 2.3 Đánh giá sự phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Agribank Trực Ninh 69 2.3.1 Các kết quả đạt QUOC 55-5: St SEEEEEEEEEEE1112112111111121111 xe 69 2.3.2 Những hạn ChẾ -.- 5c SsEtềEEEE 211122111 111101121111.111111.1 1111 xe 70

2.3.3 “ca J1 8n « 71

Trang 3

CHUONG III: GIẢI PHAP NHẰM PHÁT TRIEN HOAT ĐỘNG BAO LÃNH

TẠI NGAN HANG AGRIBANK TRUC NINH uissssssssssssssssssssessssssssssssessssssssesees 76

3.1 Phương hướng mục tiêu đến năm 2025 2 2¿- +¿©++2+++2+++zxzx++zxesrxz 76 3.1.1 Mục tiêu phần đấu - +55 E2EEEEEEEEEEEEEE1121121111111111 11110 76 3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh - c5 ©s+cs+c+csxeses 76 3.2 Cac giai phap nham phat trién hoat động bao lãnh tai Agribank Trực Ninh 78

3.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định các yêu câu bảo lãnh - 78

3.2.1 Tuân thủ nghiêm quy trình hoạt động bảo lãnh -. -<c<<<<+ss+2 803.2.3 Chu trong công tác chon loc tài sản đảm DAO -.ccscc<<cc<<xs«s 80

3.2.4 Tang cường kiểm tra, giám sát quản lý các món vay bảo lãnh &1

3.2.5 Diéu chỉnh mức phi và lãi suất mà chi nhánh ngân hang áp dung 82

3.2.6 Thực hiện tốt công tác tổ chức cán ĐỘ - se StctcStekkEkeEvskerekerkererxrre 83 3.3 Kiến nghị và đề xuất với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

¡0 ằ ằ ằ ằ.ằa 86

0007.9055 88 TÀI LIEU THAM KHẢO -°- 2-2 5£ 52s 8£ Ss£ESsESs£EseEssvssessesserssssee 90

PHỤ LỤC

Trang 4

DANH MỤC VIET TAT

Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

BLNH Bảo lãnh ngân hàngcv Chuyên viên

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

DNNQD Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh HTQHKH Hỗ trợ quan hệ khách hàng

HDBLNH Hoạt động bảo lãnh ngân hang

NHTM Ngân hàng thương mại

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTMCP Ngân hàng thương mại cô phần

QHKH Quan hệ khách hàng

TCKT Tổ chức kinh tế

Trang 5

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỎ, BANG BIEU

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các bên trong bảo lãnh 2-5 5z2sz2cs+cxzsz 12

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ câu bộ máy tổ chức quan lý của Agribank Trực Ninh 35 Sơ đồ 2.2: Quy trình bảo lãnh tại Agribank Trực Ninh -2-2¿©25s+cx>s2 49

Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng của Agribank Trực Ninh - 6 + sscsseesse 39

Bảng 2.2: Kết quả HDKD của Agribank Trực Ninh giai đoạn 2017-2019 41 Bang 2.3: Biểu phi dich vụ bảo lãnh: o c.cecceccsscssessessessessessessessssesessessessessessessessesees 46 Bang 2.4: Doanh số bảo lãnh tại Agribank Trực Ninh giai đoạn 2017-2019 60 Bảng 2.5: Doanh số bảo lãnh trả thay và doanh số thu hồi nợ trả thay tại Agribank

True Ninh giai doan 2017-2019 1117 ồ.ồ.Ố 65Bảng 2.6: Dư nợ bao lãnh trả thay tai Agribank Trực Ninh giai đoạn 2017-2019 67Bảng 2.7: Tình hình tăng trưởng khách hàng sử dụng hoạt động bảo lãnh tạiAgribank Trực Ninh giai đoạn 20177-20119 - 2S 12111 1S 1111111 re 58

Bang 2.8: Doanh số các loại bảo lãnh tai Agribank Trực Ninh giai đoạn 2017-2019

Bảng 2.11: Dư nợ bảo lãnh tại Agribank Trực Ninh giai đoạn 2017-2019 59

Bảng 2.12: Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh trả thay tại Agribank Trực Ninh giai đoạn

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1, Tính cấp thiết của đề tài

Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đóng một vai trò quan trọng đối với một nền kinh tế đang phát triển, nó cung cấp một lượng tài chính không 16 và qua đó gián tiếp điều tiết nền kinh tế Sự bùng nổ, phát triển không ngừng của hệ thống ngân hàng trong những thập niên qua đang dần dần khắng định vai trò không thể thiếu của hệ thống NH nói chung và NHTM nói riêng trong sự vận hành và phát triển liên tục của nền kinh tế.

Bảo lãnh ngân hàng (BLNH) ra đời từ những năm 70 của thế kỷ XX và được sử dụng như một công cụ dé đảm bảo tính lành mạnh của các quan hệ kinh tế vốn ngày càng phức tạp Trên thế giới hoạt động bảo lãnh đã phát triển vô cùng mạnh mẽ và phô biến, hỗ trợ hầu hết cho các giao dich tai chính, thương mai.

Tại Việt Nam, BLNH đã được thực hiện từ những năm 90 của thế kỷ 20 với

hệ thống pháp luật được hoàn thiện dần theo từng thời kỳ Hệ thống pháp luật về

BLNH bắt đầu đặt nền móng từ năm 1994 và ngày càng được hoàn thiện và hiện nay là thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015 của NHNN về Quy định về

BLNH được sửa đổi và bổ sung bằng thông tư 13/2017/TT-NHNN ngày

Là NHTM có mạng lưới uy tín và rộng nhất Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã phát triển HDBLNH từ những ngày đầu thành lập tuy nhiên hoạt động này hiện nay chưa thực sự phát triển đồng đều Với Agribank Trực Ninh hoạt động bảo lãnh đã được triển khai thực hiện

từ những ngày đầu song vẫn còn nhiều hạn chế như loại hình bảo lãnh chưa đa

dạng, chất lượng nhân viên tín dụng chưa được chú trọng, cần được phát triển,

đây mạnh hơn nữa để tăng nguồn thu cho ngân hàng ngoài tín dụng.

Cho đến thời điểm hiện nay, BLNH nói chung và phát triển HĐBLNH nói riêng là một đề tài đã được một số tác giả lựa chọn nghiên cứu có thể kế đến như Vũ Hồng Minh (2009), Nguyễn Thành Long (1999), Và nghiên cứu và tìm hiểu về

hoạt động bảo lãnh của Agribank tại các địa bàn khác cũng đã được tìm hiểu và

khai thác như Đỗ Thị Ngọc Hà (2014), Nguyễn Thị Kim Cúc (2014), Tuy nhiên

tại Agribank Trực Ninh giai đoạn 2017-2019 chưa có ai tìm hiểu các vấn đề của

Trang 7

hoạt động bảo lãnh cũng như đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục các vấn đề đó.

Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Trực Ninh (Agribank Trực Ninh), tôi quyết định chọn dé tài chuyên đề “Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chỉ nhánh Trực Ninh” đề nghiên cứu.

2, Mục đích nghiên cứu

- _ Tổng hợp những van dé cơ bản về phát triển hoạt động bảo lãnh của ngân

hàng thương mai.

- Phan tích, đánh giá thực trạng phat triển hoạt động bảo lãnh tại Agribank Trực Ninh, từ đó xác định những kết quả đã đạt được, những hạn chế, và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển HĐBLNH tại Agribank Trực Ninh được xác

- Dé xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động bảo lãnh

tại Agribank Trực Ninh.

3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Sự phát triển hoạt động bảo lãnh của ngân hàng Agribank Trực Ninh từ năm 2017 đến 2019.

4, Phương pháp nghiên cứu

Để đưa ra những nhận định và giải pháp phù hợp với những lý luận và tình hình thực tế, chuyên đề có sử dụng kết hợp những phương pháp nghiên cứu sau:

(1) Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp:

+ Thu thập từ các “Báo cáo hàng năm của Agribank Trực Ninh”, “Báo cáo

kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Trực Ninh”, các quy trình, dir liệu từ

phòng tín dụng.

+ Tham khảo trên các diễn đàn kinh tế xã hội, tạp chí kinh tế khoa học và các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan.

(2) Phương pháp phân tích thông tin:

+ Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mô tả những đặc điểm co bản của dit liệu thu thập được, từ đó cung cấp những tóm tắt đơn giản về đối tượng cần phân tích.

+ Phương pháp so sánh: Kết hợp so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối để

Trang 8

xác định quy mô, tốc độ phát triển, biểu hiện mối quan hệ va mức độ phổ biến của

các đối tượng được đưa ra phân tích.

Sử dụng kết hợp đồng thời các phương pháp được đề cập với việc vận dụng những lý thuyết cơ bản và đánh giá khách quan, dé đưa ra những nhận định và giải pháp phù hợp cho việc phát triển HDBLNH.

5, Kết cau của chuyên đề

Chuyên đề được chia thành 3 chương cơ bản như sau:

- Chương 1: Những vấn dé cơ bản về phát triển bảo lãnh của Ngân hàng

Trang 9

CHUONG I: NHỮNG VAN DE CƠ BẢN VE PHÁT TRIEN

HOAT DONG BAO LANH CUA NGAN HANG THUONG MAI

1.1 Hoat động bao lãnh của Ngân hàng Thương mai

1.1.1 Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng

a, Bảo lãnh

Theo InvestingAnswers: “Bảo lãnh là một cam kết bằng văn bản về việc sẽ chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính của một tô chức khác nếu tổ chức đó không thé hoàn thành được nghĩa vụ của minh.”

Theo Legal Dictionary: “Bảo lãnh là cam kết hoặc đồng ý chịu trách nhiệm

về nợ hoặc việc thực hiện hợp đồng của người khác nếu người đó không thé thanh

toán hoặc thực hiện nghĩa vụ của mình.”

Theo Từ điển Tiếng Việt (2004): “Bảo lãnh là việc bảo đảm cho (một cá

nhân hoặc tô chức) làm một việc hoặc hưởng một quyền lợi có gắn với nghĩa vụ,

chịu trách nhiệm nếu (cá nhân hoặc tô chức ấy) sau này không thực hiện nghĩa vụ.”

Theo Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015: “Bảo

lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền

(sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được

bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không

thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”

Có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về bảo lãnh, trong chuyên đề tốt nghiệp này tác giả sử dụng quan niệm của Bộ luật dân sự 2015.

b, Bảo lãnh ngân hàng

Cùng với việc sử dụng khái niệm về bảo lãnh trong Bộ luật dân sự 2015 thì

tiếp theo tác giả khai thác khái niệm về BLNH tại các bộ luật của Việt Nam Hệ thống văn bản pháp luật về BLNH đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện qua

các văn bản pháp luật.

Đặc biệt tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2015/TT-NHNN định nghĩa:

“BLNH là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không day đủ nghĩa vụ đã

cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho

Trang 10

bên bảo lãnh.”

Như vậy, khái niệm “bảo lãnh ngân hàng” được định nghĩa tại các văn bản

qua từng thời kỳ đều thể hiện BLNH là cam kết bằng văn bản của một bên thứ ba

ngoài quan hệ hợp đồng giữa hai bên Cam kết bằng văn bản ở đây được hiểu là văn bản bảo lãnh của các tô chức tín dụng, bao gồm Thư bảo lãnh và Hợp đồng bảo

1.1.2 Phân loại bảo lãnh ngân hàng

BLNH cơ bản có các cách phân loại sau:

- Căn cứ vào mục đích bảo lãnh.

- Căn cứ vào bản chất của bảo lãnh.

- Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh.

1.1.2.1 Căn cứ vào mục dich bảo lãnh

Khi đó, bảo lãnh được chia thành các loại:

- Bảo lãnh dự thầu

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

- Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước

- Bảo lãnh bảo hành

- Bảo lãnh bảo đảm thanh toán

- Bảo lãnh hoàn trả vốn vay 1.1.2.2.1 Bảo lãnh dự thâu

Bảo lãnh dự thầu là cam kết của ngân hàng với bên chủ đầu tư (hay chủ

thầu) dé đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng Trường hợp, khách

hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định trong hợp đồng dự thầu mà không nộp

hoặc nộp không đủ tiền phạt thì ngân hàng sẽ thực hiện nộp phạt thay.

Mục đích: Bảo lãnh dự thầu nhằm bù dap thiệt hại về mặt thời gian và chi phí cho chủ thầu mà những vi phạm do người dự thầu gây ra như rút đơn dự thầu, trúng thầu thé nhưng bỏ không ký tiếp hợp đồng, bổ sung thêm các điều kiện khi ký

hợp đồng so với bản dự thau, Nếu người dự thầu đã trúng thầu nhưng không ký

hop đồng thì chủ đầu tư (người thụ hưởng) sẽ rút dần thanh toán từ bảo lãnh để trang trai cho các chi phi đấu thầu, những thiệt hại do chậm tiến độ thi công hay chi phi dé tô chức lại một cuộc dau thầu khác.

Trang 11

Giá trị bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu bản chat là một phương tiện dùng dé thay

thế cho việc ký quỹ của người tham gia dự thầu vậy nên giá trị của bảo lãnh này được quy định theo mức ký quỹ chuẩn do người tổ chức đấu thầu đưa ra, thông thường có giá trị từ 1-5% giá trị hợp đồng đấu thầu.

Thời hạn hiệu lực: Thời hạn bảo lãnh kết thúc khi bên được bảo lãnh (người tham gia dự thầu) trúng thầu Trường hợp không trúng thầu thì bảo lãnh dự thầu tự

động hết hiệu lực và được trả lại ngân hàng phát hành.

1.1.2.1.2 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của bên được bảo lãnh theo hợp đồng kinh tế đã ký kết với bên nhận bảo lãnh.

Loại bảo lãnh này nhằm bù đắp một phần rủi ro cho bên thụ hưởng bảo lãnh (người mua) khi bên được bảo lãnh (người bán) thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng như không giao hàng, giao hàng không đúng hạn, không đúng quy

cách, số lượng, chất lượng đã cam kết, gây tôn thất cho bên thứ ba Khi khách

hàng xảy ra vi phạm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không day đủ thì ngân hàng sẽ tiến hành bồi thường thay Bảo lãnh

thực hiện hợp đồng được sử dụng thay thế cho yêu cầu ký quỹ mà người đặt hàng đề nghị đối với người cung ứng dé bảo đảm bồi thường vi phạm hợp đồng.

Bảo lãnh thực hiện hop đồng là loại bảo lãnh được sử dụng thường xuyên, thông dụng nhất trong thực tế (trong các hợp đồng xây dựng, cung ứng thiết bị công

nghệ, trong nước cũng như ngoài nước) và được xem như một công cụ đối ứng

với tín dụng chứng từ.

Mục đích: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng hình thành nghĩa vụ cho người bán phải thực hiện đúng và day đủ những điều mà người bán đã ký kết trong hợp đồng, bồi thường cho người mua trong trường hợp người bán vi phạm hợp đồng.

Giá trị của bảo lãnh: Tùy theo các loại hình khác nhau và quy mô của hợp

đồng, mức bảo lãnh thực hiện hợp đồng từ 5 — 10% tổng giá trị hợp đồng Trong

trường hợp đặc biệt, mức bảo lãnh thực hiện hợp đồng có thể yêu cầu trên 15% nhưng phải được những người có thẩm quyền quyết định đầu tư chấp thuận Số tiền

bảo lãnh có thé giảm dần tuỳ vào tiến độ thực hiện hợp đồng.

Trang 12

Thời hạn hiệu lực: Thư bảo lãnh có giá trị cho đến ngảy hai bên hoàn thành

hợp đồng Thời hạn có hiệu lực được xác định cụ thể theo thoả thuận giữa hai bên.

Thời hạn sẽ bắt đầu từ ngày kết thúc dau thầu và kéo dài đến khi hoàn thành hợp đồng như: Máy móc thiết bị đã được đưa vào vận hành, hàng hoá đã giao xong,

công trình đã đưa vào sử dụng,

1.1.2.1.3 Báo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước

Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm

nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh Trường hợp khách hàng vi phạm hop đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì ngân hàng sẽ thực hiện thay.

Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước thông thường được sử dụng trong các hợp

đồng mua bán máy móc, thiết bị hoặc trong các hợp đồng có giá trị lớn.

Mục đích: Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước giúp đảm bảo cho người mua sẽ nhận lại được số tiền trước kia đã đặt cọc hay đã ứng trước trong trường hợp người bán không hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng.

Giá trị bảo lãnh: Sô tiền bảo lãnh của bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước bằng

số tiền đặt cọc (kế cả tiền lãi) được tính ké từ ngày nhận được số tiền đặt cọc cho

tới ngày giao hàng cuối cùng và cộng thêm một số ngày dé người thụ hưởng làm

thủ tục đòi tiền Loại hình bảo lãnh này cũng có một số điều khoản quy định giảm

giá trị bảo lãnh tương ứng với số lượng hàng hoá được giao đối với các loại hàng hoá sản xuất, máy móc, công trình, số tiền đặt cọc thường từ 5-10% của giá tri hợp đồng.

Thời hạn hiệu lực: Bang thời gian thực hiện hợp đồng tức là ké từ khi người được bảo lãnh nhận được số tiền đặt cọc cho đến ngày giao hang cudi cùng, có thé thêm một số ngày làm thủ tục đòi tiền do hai bên quy định với nhau.

1.12.14 Bảo lãnh bảo hành

Là cam kết của của tô chức tin dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc

khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp

đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ ngân hàng sẽ thực hiện thay.

Trang 13

Mục đích: Loại bảo lãnh này áp dung chủ yếu trong đấu thầu xây dựng dé

bảo hành công trình hoặc trong những hợp đồng nhập thiết bị đồng bộ dé bảo hành thiết bi may móc,

Trong thời gian bảo hành này nếu sản phẩm có sự cố phát sinh do chất lượng sản phẩm không đảm bảo thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu được bồi thường

từ phía ngân hàng bảo lãnh.

Giá trị bảo lãnh: Theo thoả thuận thì thường bằng 5—10% giá trị hợp đồng.

Thời hạn hiệu lực: Thường từ 12 đến 24 tháng ké từ ngày lắp đặt thiết bị

hoàn chỉnh, chạy thử hoặc từ ngày nghiệm thu công trình xây dựng.1.1.2.1.5 Bao lãnh bảo đảm thanh toan

Bảo lãnh thanh toán là cam kết của ngân hàng với bên nhận bảo lãnh (người

bán, cung ứng) về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng

(người mua, đặt hàng) trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực

hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán đối với bên nhận bảo lãnh khi đến hạn.

Đây là loại bảo lãnh phổ biến ở các nước dang phát triển Về mục đích thì bảo lãnh thanh toán giống như thư tín dụng chứng từ (L/C) thông thường là bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán Tuy nhiên, nó khác hoàn toàn về bản chất và phương thức truy đòi tiền Trong bảo lãnh thanh toán, ngân hàng chỉ thanh toán cho bên thụ hưởng khi xảy ra việc vi phạm hợp đồng tới từ bên được bảo lãnh Còn đối với thư

tín dụng, ngân hàng đại diện cho người mua thanh toán cho người bán khi người

bán đã thực hiện hợp đồng kinh tế, mọi phát sinh từ hợp đồng này đều ảnh hưởng

đến quyết định thanh toán của ngân hàng.

Mục đích: Cung cấp sự bảo đảm cho bên thụ hưởng có thể nhận được khoản thanh toán một cách thuận lợi, đúng han và đầy đủ về các sản phẩm hang hoá hay

dịch vụ đã cung ứng cho bên được bảo lãnh.

Giá trị bảo lãnh: Số tiền bảo lãnh thường bằng 100% giá trị hợp đồng.

Thời hạn hiệu lực: Do các bên tự thoả thuận, thường kết thúc khi hoàn tat

việc thanh toán.

Thời hạn và giá trị của loại hình bảo lãnh này có thé giảm dan tuỳ thuộc vào tiến độ thanh toán cho bên thụ hưởng.

1.1.2.1.6 Bao lãnh hoàn trả vốn vay

Trang 14

Là cam kết của ngân hàng đối với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ trả nợ thay

cho khách hàng nếu khách hàng (người đi vay) không trả đúng hạn, đầy đủ nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh.

Bảo lãnh vay vốn thường được sử dụng trong các giao dịch vay vốn mà ở đó

quy mô khoản vay lớn, thời hạn vay dai va vay của nước ngoài Phạm vi bảo lãnh

bao gồm toàn bộ nợ gốc, lãi và các phí phát sinh liên quan đến khoản vay (nếu có) Bảo lãnh vay vốn là loại hình bảo lãnh mang tính rủi ro cao cho ngân hàng bảo lãnh nên việc thực hiện chúng rất phức tạp và đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng từ phía ngân hàng về tính khả thi của dự án, các điều kiện về mức ký quỹ phù hợp, tài sản cầm có, thế chấp, trước khi phát hành thư bảo lãnh.

Giá trị bảo lãnh: Phụ thuộc vào thoả thuận giữa các bên, có thé chỉ bao gom

phan nợ gốc hoặc có tính ca lãi và chi phi

Thời hạn hiệu lực: Là thời hạn hoàn trả tín dụng đã thoả thuận, tốt nhất quy định khoảng 10 ngày ké từ ngày nợ đến han.

1.1.2.2 Căn cứ vào bản chất của bảo lãnh

Khi căn cứ vào bản chất của bảo lãnh thì BLNH được chia ra thành hai

- Bảo lãnh đồng nghĩa vụ.

- Bảo lãnh độc lập.

1.1.2.2.1 Bảo lãnh đồng nghĩa vụ

Là loại bảo lãnh có tính truyền thống Đặc trưng của loại bảo lãnh này là

ngân hàng và người được bảo lãnh là hai bên được xem là cùng nghĩa vụ Tuy

nhiên nghĩa vụ của khách hàng là nghĩa vụ đầu tiên còn nghĩa vụ của ngân hàng là

nghĩa vụ bố sung Nghia vụ bé sung sẽ chi được thực hiện khi va chỉ khi có bằng chứng xác nhận về dấu hiệu vi phạm của nghĩa vụ đầu tiên Loại bảo lãnh này thường ít được sử dụng trong các giao dịch quốc tế mà chủ yếu sử dụng trong phạm

vi nội địa do đặc trưng của loại BLNH này đòi hỏi ngân hàng phải can thiệp khá

sâu vào hợp đồng kinh tế giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh.

1.1.2.2.2 Bảo lãnh độc lập

Là loại bảo lãnh của ngân hàng hiện đại Cơ chế hoạt động của loại BLNH

Trang 15

này dựa trên hai nguyên tắc là nguyên tắc độc lập và nguyên tắc hoàn toàn phù hợp.

Tức là nghĩa vụ của người được bảo lãnh và của ngân hàng là tách rời nhau và việc

thanh toán chỉ căn cứ vào những điều khoản, điều kiện của văn bản bảo lãnh Tuy

nhiên tính độc lập của loại bảo lãnh nay mang tính tương đối, phụ thuộc vào các

điều kiện thanh toán đã được quy định trong thư bảo lãnh giữa ngân hàng và người

thụ hưởng bảo lãnh Bảo lãnh độc lập mang lại sự thuận lợi lớn cho cả người thụ

hưởng bảo lãnh và ngân hàng phát hành cho nên loại bảo lãnh này được sử dụng

chủ yếu trong các giao dịch quốc tế.

1.1.2.3 Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh

BLNH được phân loại theo phương thức phát hành bảo lãnh có các loại

Là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng phát hành cam kết bồi thường không

hủy ngang, trực tiếp cho người thụ hưởng Sau khi ngân hàng đã bồi thường cho

người thụ hưởng bảo lãnh, ngân hàng có thể truy đòi bồi hoàn trực tiếp từ người

được bảo lãnh.

- Trường hợp bên nhận bảo lãnh ở trong nước: Bảo lãnh sẽ chịu sự chi phối của luật trong nước và khi hết hạn có thé trực tiếp tất toán với người bảo lãnh mà

không cần hoàn trả thư bảo lãnh Loại bảo lãnh này có ưu điểm là người được bảo

lãnh không phải mat thêm chi phí hoa hồng cho ngân hàng đại lý nước ngoài.

- Trường hợp bên nhận bảo lãnh ở một nước khác: Bảo lãnh sẽ được thông

báo qua ngân hàng đại lý tại nước sở tại của ngân hàng phát hành Ngân hàng này

sẽ chỉ có nhiệm vụ thông báo và chuyền nội dung thư bảo lãnh chứ không được coi là ngân hàng thanh toán, không chịu trách nhiệm về nội dung thư bảo lãnh cũng như các tranh chấp phát sinh nếu có sau này.

1.1.2.3.2 Bảo lãnh gián tiếp

Là loại bảo lãnh, trong đó người được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ

10

Trang 16

mình (ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng ở nước người thụ hưởng (ngân hàng phát hành) phát hành thư bảo lãnh (bảo lãnh chính hay bảo lãnh gốc) và chuyển cho

người thụ hưởng.

Dé bảo lãnh gián tiếp có hiệu lực thì ngân hang chi thị phải phát hành một

thư bảo lãnh cho ngân hang phát hành hưởng Thư bảo lãnh giữa hai ngân hang này

gọi là thư bảo lãnh đối ứng Bảo lãnh đối ứng có nội dung và các điều khoản quy

định trong bảo lãnh chính.

Trong loại bảo lãnh này, người được bảo lãnh không trực tiếp bồi hoàn cho ngân hàng phát hành bảo lãnh mà chính ngân hàng chỉ thị sẽ chịu trách nhiệm bồi hoàn cho ngân hàng phát hành Khi xảy ra vi phạm hợp đồng, bên nhận bảo lãnh sẽ

truy đòi ngân hang bảo lãnh; sau đó ngân hàng bảo lãnh truy doi ngân hàng chi thi;

cuối cùng, ngân hàng chỉ thị sẽ truy đòi người yêu cầu bảo lãnh.

Trong loại hình bảo lãnh này, thông thường có bốn bên tham gia Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể có sự tham gia của một ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng thông báo như trong bảo lãnh trực tiếp.

Bảo lãnh gián tiếp được sử dụng chủ yếu trong trường hợp bên nhận bảo

lãnh là người nước ngoài và ngân hang phát hành ở ngay tại nước của bên thụ

hưởng Do vậy mà quyền lợi của bên thụ hưởng được bảo vệ chắc chắn hơn.

1.1.2.3.3 Xác nhận bảo lãnh

Là cam kết của một ngân hàng (bên xác nhận bảo lãnh) đối với một bảo lãnh do một ngân hàng khác phát hành nhằm đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng này đối với khách hàng Trường hợp ngân hàng phát hành bảo

lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình như đã cam

kết với bên thụ hưởng thì ngân hàng xác nhận sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho ngân

hàng phát hành.

Như vậy, với xác nhận bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh sẽ được bảo đảm chắc chắn hơn bằng uy tín và khả năng tài chính của hai ngân hàng là ngân hàng phát hành bảo lãnh và ngân hàng xác nhận bảo lãnh Xác nhận bảo lãnh chủ yếu áp dụng trong trường hợp bên nhận bảo lãnh thiếu tin tưởng vào ngân hàng phát hành hoặc gặp khó khăn trong việc trực tiếp thực hiện quyền truy đòi khi có xảy ra vi phạm

của bên được bảo lãnh.

I1

Trang 17

1.1.2.3.4 Đồng bảo lãnh

Là loại bảo lãnh do nhiều ngân hàng cùng đứng ra bảo lãnh cho một nghĩa vụ của khách hàng thông qua một ngân hàng đầu mối Đối với những dự án có giá trị lớn vượt quá quy định an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng, các ngân hàng buộc phải hợp tác lại với nhau và thực hiện bảo lãnh dưới hình thức đồng bảo lãnh nhằm

giảm thiểu rủi ro.

Trong hoạt động đồng bảo lãnh, một ngân hàng đóng vai trò đầu mối thường

là ngân hàng có uy tín và giàu kinh nghiệm — phát hành bảo lãnh nhưng có sự tham

gia của các ngân hàng cộng sự khác.

Nếu hợp đồng bị vi phạm, ngân hàng đầu mối sẽ chịu trách nhiệm chỉ trả cho bên thụ hưởng bảo lãnh Sau đó, ngân hàng đầu mối sẽ đòi bồi hoàn từ các

ngân hàng cộng sự theo tỷ lệ tham gia của họ trên cơ sở các bảo lãnh đối ứng do các ngân hàng này phát hành cho ngân hàng đầu mối Cuối cùng, các ngân hàng cộng sự này tiễn hành truy đòi từ bên được bảo lãnh.

Trong bài tác giả sử dụng cách phân loại theo mục đích bảo lãnh để phân

tích và đưa ra số liệu cụ thé của các hình thức bảo lãnh 1.1.3 Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng

1.1.3.1 Bảo lãnh là mối quan hệ nhiều bên phụ thuộc lẫn nhau

Mối quan hệ trong một hoạt động bảo lãnh thường là quan hệ ba bên giữa

bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh (bên thụ hưởng bảo lãnh).

Mỗi bên tham gia hoàn toàn độc lập với quan hệ của hai bên còn lại Mối quan hệ

giữa các bên trong bảo lãnh được mô tả như sau:

Bên bảo lãnh

Hợp đồng bảo lãnh oN Cam kết bảo lãnh

Bên được bảo lãnh Bên nhận bảo lãnh

Hợp đồng kinh tế

Sơ đồ 1.6: Mối quan hệ giữa các bên trong bảo lãnh

(Nguôn: Nguyễn Văn Tiến)

12

Trang 18

Bên bảo lãnh: Là tô chức tin dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực

hiện bảo lãnh cho bên được bảo lãnh Trong trường hợp đồng bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh bao gồm cả tổ chức tín dụng ở nước ngoài Hiện nay tổ chức thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh chủ yếu là các ngân hàng

thương mại Ngân hàng bảo lãnh phải là ngân hàng có uy tín cao, có khả năng tải

chính tốt và được bên thụ hưởng chấp nhận.

Bên được bảo lãnh: Là tỗ chức (bao gồm cả tô chức tín dụng, chi nhánh

ngân hàng nước ngoài, tô chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng Có thể bao gồm: Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam như DNNN, công ty cô phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp của các tô chức chính trị; tổ chức

chính trị - xã hội, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước

ngoài tia Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân

Bên nhận bảo lãnh: Là t6 chức (bao gồm cả tổ chức tin dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tô chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân có quyền thụ hưởng bảo lãnh do bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh phát hành Ngoài ra, có thể còn có

các bên liên quan khác: bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh, bên bảo đảm

cho nghĩa vụ của bên được bảo lãnh,

Trong mỗi hoạt động bảo lãnh thường tồn tại 3 loại hợp đồng: hợp đồng bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và hợp đồng kinh tế Các hợp đồng này tồn tại độc lập với hai hợp đồng còn lại.

- Hợp đồng kinh tế: thể hiện mối quan hệ giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh Đây là hợp đồng đóng vai trò chủ đạo và là cơ sở cho việc hình thành hai hợp đồng còn lại, đồng thời là cơ sở phát sinh yêu cầu bảo lãnh Trong

mối quan hệ này, bên được bảo lãnh bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên

nhận bảo lãnh Đó có thé là nghĩa vụ tài chính như nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ đóng

thuế, hoặc nghĩa vụ phi tài chính như nghĩa vụ cung ứng hàng hóa, dịch vụ,

nghĩa vụ bảo hành sản pham, Bén bảo lãnh không có quyền can thiệp vào các thỏa thuận đã cam kết trong hợp đồng này mà chỉ có thé đứng trên góc độ phân tích dé đưa ra quyết định có chấp nhận mở bảo lãnh hay không.

- Hợp đồng bảo lãnh: thê hiện mối quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên được

13

Trang 19

bảo lãnh Đây thực chất là hợp đồng cung cấp dịch vụ hay tài trợ giữa khách hàng

và ngân hàng Hợp đồng này hoàn toàn độc lập với bên nhận bảo lãnh Ngân hàng chỉ có trách nhiệm thông báo với bên thụ hưởng quyết định chấp nhận bảo lãnh của

- Cam kết bảo lãnh: thé hiện mối quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh Đó là quan hệ giữa ngân hàng cấp tín dụng và khách hàng hưởng tín dụng.

Cam kết này chính là thông báo của ngân hàng cho bên nhận bảo lãnh về việc chấp

nhận bảo lãnh của mình đối với người yêu cầu bảo lãnh Ngân hàng có trách nhiệm thanh toán ngay sau khi nhận được yêu cầu của bên thụ hưởng theo đúng thỏa thuận trong thư bảo lãnh mà không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa ngân hàng với bên

được bảo lãnh.

1.1.3.2 Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập

Một đặc tính hết sức quan trọng của BLNH là tính độc lập với hợp đồng Đặc tính này không chỉ giới hạn trong quan hệ giữa các bên liên quan mà còn thể

hiện trong trách nhiệm thanh toán của ngân hàng phát hành Trách nhiệm này hoàn

toàn độc lập với mối quan hệ giữa ngân hàng và người được bảo lãnh Mặc du, mục

đích của một BLNH là bồi hoàn cho người thụ hưởng những thiệt hại từ việc không

thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh nhưng việc thanh toán bảo lãnh hoàn

toàn chỉ căn cứ vào các điều khoản đã được quy định trong hợp đồng Một khi các

điều kiện bảo lãnh của ngân hàng phát hành được tuân thủ thì ngân hàng không có bat kỳ ly do gì dé từ chối thanh toán như người được bảo lãnh bi phá sản, bên được

bảo lãnh vẫn còn nợ ngân hàng, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh đang tranh

cãi về hình thức vi phạm và mức độ vi phạm Tắt cả những van dé nảy sinh giữa các bên trong hợp đồng kinh tế đều không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa ngân hàng

và bên nhận bảo lãnh.

Với ngân hàng, quy tắc độc lập này có lợi trong trường hợp người thụ hưởng

có yêu cầu đòi tiền theo thư bảo lãnh thì ngân hàng chỉ có trách nhiệm xem xét,

kiểm tra những điều khoản, điều kiện của thư bảo lãnh có được thoả mãn hay

không Nhiệm vụ này được thực hiện khá dễ dàng Do vậy ngân hàng không liên

quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cơ sở và không liên quan tới tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cơ sở giữa hai bên Tuy nhiên, tính chất độc

14

Trang 20

lập của bảo lãnh cũng làm tăng rủi ro phải thanh toán hộ khi có sự không trung thực

của bên yêu cầu bảo lãnh Chính vì điểm này mà khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng phải phân tích khách hàng chỉ tiết như khi cho vay.

1.1.3.3 Bảo lãnh ngân hàng mang tinh chất vô điều kiện

Tính chất này được thê hiện ở chỗ, tổ chức tin dung bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đối với người nhận bảo lãnh ngay sau khi người này đã xuất trình các

chứng từ phù hợp với nội dung của thư bảo lãnh hay cam kết bảo lãnh do té chức

tín dụng phát hành, mà không phụ thuộc vào việc người được bảo lãnh có khả năng

tự thực hiện nghĩa vụ của họ hay không Sự ghi nhận tính chất vô điều kiện trong giao dịch BLNH là một đảm bảo tương đối chắc chắn cho lợi ích của người nhận bảo lãnh, đồng thời cũng là lợi thế của BLNH so với các hình thức bảo lãnh khác không phải do tô chức tín dụng thực hiện Nhờ lợi thế này các tổ chức tín dụng tỏ ra là người có khả năng cung cấp dịch vụ bảo đảm tốt nhất trên thị trường và dường như sự bảo đảm băng bảo lãnh của tổ chức tín dụng bao giờ cũng được người nhận bảo lãnh ưa chuộng hơn sự bảo đảm bang bảo lãnh của các chủ thé khác, do tính chat độc lập, vô điều kiện và không thé huỷ ngang của BLNH Ngân hàng không

thể viện cớ bên được bảo lãnh còn nợ tiền của ngân hàng, bên được bảo lãnh phá

san dé trì hoãn việc thanh toán cho bên nhận bảo lãnh khi bên nhận bảo lãnh đưa

ra day đủ chứng từ.

1.1.3.4 Tĩnh phù hop của bảo lãnh

Khi người thụ hưởng bảo lãnh đến yêu cầu ngân hàng thanh toán thì ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ do người thụ hưởng xuất trình Ngân hàng bảo lãnh có quyền từ chối thanh toán nếu như chứng từ có dấu hiệu không hợp lệ hay những điều kiện của bảo lãnh không được đáp ứng.

1.1.3.5 Bảo lãnh ngân hàng là một hoạt động ngoại bảng

BLNH là một hình thức tài trợ thông qua uy tín Ngân hàng không phải xuất tiền ngay khi ký bảo lãnh Do đó bảo lãnh được coi là một tài sản ngoại bảng Khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh thì bảo lãnh được xếp vào nội bảng Lúc này bảo lãnh được xếp vào loại tài sản xấu cấu thành nợ quá hạn.

Qua đó cho ta thấy, bảo lãnh cũng là một hoạt động chứa đựng rủi ro như một

khoản cho vay Do vậy, ngân hàng phải phân tích kỹ lưỡng khách hàng trước khi

15

Trang 21

nhận bảo lãnh.

1.1.3.6 Bảo lãnh ngân hàng là giao dịch không thé đơn phương hủy ngang

Tính chất không thé huỷ ngang của BLNH thể hiện ở chỗ, sau khi cam kết bảo lãnh hay thư cam kết đã được phát hành hợp lệ bởi một tổ chức tín dụng, không một cơ quan nào (ví dụ như chủ tịch hội đồng quản trị hay tổng giám đốc hoặc giám đốc chi nhánh ) có thể lay danh nghĩa đại diện cho tô chức tín dụng phát hành bảo

lãnh dé tuyên bố đơn phương huỷ bỏ cam kết bảo lãnh, trừ khi tuyên bố này được

chấp nhận bởi người nhận bảo lãnh Nguyên tắc này đảm bảo cho người nhận bảo lãnh có thể yên tâm doi tiền tổ chức tín dụng bảo lãnh khi đến hạn của nghĩa vụ

được bảo lãnh mà người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của họ, bang cach

xuat trinh chứng cứ về việc người được bảo lãnh đã vi phạm về nghĩa vụ đối với mình Nếu BLNH không có tính chất này, nghĩa là nếu bên bảo lãnh có thể đơn phương huỷ ngang bất kỳ lúc nào theo ý của mình thì khi đó quyền lợi của người nhận bảo lãnh, cho dù của người có khả năng tài chính mạnh như tô chức tín dụng, cũng sẽ trở thành vô nghĩa và không cần thiết.

1.1.3.7 Bảo lãnh ngân hàng là giao dich được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ

Tính chat chứng từ của BLNH thé hiện ở chỗ, khi tổ chức tín dung phát hành

cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh) cũng như khi người nhận bảo lãnh thực hiện quyền

yêu cầu hay khi tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của người bảo

lãnh,các chủ thé này đều bắt buộc phải thiết lập bằng văn bản Những văn ban này không những là bằng chứng chứng minh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia

giao dịch bảo lãnh mà còn là cơ sở pháp lý để các bên thực hiện được quyền và

nghĩa vụ pháp lý của mình đối với phía bên kia Chang hạn, khi người nhận bảo

lãnh yêu cầu tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay người được bảo lãnh, họ phải xuất trình các chứng từ phù hợp với nội dung của cam kết bảo lãnh thì mới được trả tiền.

Ngược lại, tô chức tín dụng bảo lãnh cũng phải dựa vào văn bản bảo lãnh (là một loại chứng từ) do mình phát hành và đối chiếu với các chứng từ do người nhận

bảo lãnh thiết lập và xuất trình để xác định việc đòi tiền của người nhận bảo lãnh có hợp lệ không và mình có phải trả tiền theo yêu cầu đó hay không.

Theo thông lệ quốc tế về BLNH, có ba loại chứng từ quan trọng nhất làm cơ

16

Trang 22

sở cho các bên thực hiện giao dịch BLNH, đó là văn bản bảo lãnh (hợp đồng bảo

lãnh — cam kết bảo lãnh hay thư bảo lãnh); yêu cầu trả tiền (Demand for payment) và tuyên bố vi phạm (Statement of default) Nếu không có ba loại chứng từ này, các bên không thé xác định được việc BLNH có tôn tại hay không và quyên, nghĩa vu của các bên sẽ được thực hiện như thé nao Việc xây dựng nguyên tắc bảo lãnh dựa vào chứng từ không chỉ nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các

bên giao dịch, mà còn góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như tính kỷ luật

hợp đồng, trên cơ sở đó tạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch

và an toàn hiệu quả cho các tô chức tín dụng.

1.1.4 Chức năng của bảo lãnh ngân hàng

1.1.4.1 Chức năng đảm bảo

Đây được xem là chức năng quan trọng nhất của hoạt động bảo lãnh Đó là

cung cấp một sự bảo đảm cho người thụ hưởng, không chỉ về mặt thanh toán mà bao gồm cả việc thực hiện hợp đồng và nhờ đó bảo đảm sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng Theo chức năng này, người thụ hưởng

sẽ được bồi thường một khoản tài chính cho những thiệt hai do hành vi vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh gây ra.

Trong giao dịch mua bán, các doanh nghiệp còn có nhiều khó khăn, hạn chế

trong việc đánh giá đối tác của mình về khả năng tài chính, uy tín cũng như khả

năng thực hiện hợp đồng, trong khi ngân hàng lại có day đủ các điều kiện thuận lợi dé tiễn hành thâm định khách hàng cũng như dự án của khách hàng Nếu không

có sự đảm bảo của ngân hàng thì rất nhiều hợp đồng kinh tế sẽ không được ký kết

do sự thiếu tin tưởng lẫn nhau giữa các đối tác như bên bán lo sợ bên mua không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ, đúng hạn; bên mua lo bên bán không giao hàng hoặc giao hàng không đúng hạn, không đúng quy cách, số lượng và chất

lượng, Vì vậy, nhờ có uy tín và sự bảo đảm của ngân hàng, bên thụ hưởng bảo

lãnh có thé đánh giá được đối tác của mình một cách chính xác, cụ thể, tranh được những rủi ro không đáng có, tiến tới một mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài với đối tác.

Đồng thời do chịu trách nhiệm bồi thường nên ngân hàng thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sat và đôn đốc việc thực hiện hợp đồng của bên được bảo lãnh Và trong trường hợp ngân hàng phải thanh toán tiền bồi hoàn cho bên nhận bảo

17

Trang 23

lãnh thì bên được bảo lãnh phải có trách nhiệm nhận nợ và hoan trả số tiền đó cho ngân hàng Do đó, bên được bảo lãnh luôn bị một áp lực cho việc bồi hoàn bảo lãnh khi có vi phạm xảy ra Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người được

bảo lãnh buộc họ phải có trách nhiệm hơn trong việc thực thi các nghĩa vụ đã cam

kết trong hợp đồng một cách nghiêm túc Qua đó, bên thụ hưởng bảo lãnh hoàn toàn có thé yên tâm, tin tưởng vào hợp đồng kinh tế mà mình đã ký kết với bên

được bảo lãnh Trong trường hợp xấu nhất xảy ra là bên được bảo lãnh không thực

hiện hoặc thực hiện không đúng những điều đã cam kết thì bên thụ hưởng bảo lãnh luôn có quyền yêu cầu ngân hàng thanh toán bồi thường thiệt hại cho mình Tuy nhiên, do bảo lãnh không bù đắp toàn bộ thiệt hại phát sinh khi có rủi ro mà chỉ cam kết đền bù ở một mức độ cụ thể được ghi trong cam kết bảo lãnh nên trên thực tế, khi đòi hỏi phải có hoạt động bảo lãnh, người nhận bảo lãnh hoàn toàn không mong đợi bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng dé được bồi hoàn từ ngân hàng Họ chỉ coi đó là một công cụ có tính chất đảm bảo an toàn cho mình khi có biến cố vi

phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh.

Như vậy, xét về bản chất, BLNH là một hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa

vụ (giao dịch bảo đảm) mang tính phái sinh Thông qua việc cam kết bồi thường

khi xảy ra vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh, các ngân hàng đã tạo ra một

sự đảm bao chắc chắn cho bên nhận bảo lãnh Sự bảo đảm chắc chắn của ngân hàng

trở thành chất xúc tác làm tăng độ tín nhiệm giữa các đối tác, tạo điều kiện cho các hợp đồng được ký kết một cách nhanh chóng và thuận lợi.

18

Trang 24

1.1.4.2 Chức năng tai trợ

Đây là công cụ tài trợ về mặt tài chính cho người được bảo lãnh Nhu cầu về vốn luôn là một vấn đề cap thiết đối với mọi chủ thé khi tham gia vào các hoạt động kinh tế; đặc biệt là trong các hợp đồng có giá trị lớn, thời gian thực hiện kéo dài, có tính phức tạp như hợp đồng bảo lãnh liên quan đến các công trình xây dựng lớn hay các hợp đồng mua bán vật tư, dây chuyền sản xuất theo phương thức trả

chậm với các đối tác quốc tế thì van đề về vốn càng trở nên bức xúc Hầu hết các

hợp đồng này đều đòi hỏi một khoảng thời gian dài mới hoàn tất được nên bên được bảo lãnh sẽ gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro về tài chính Khi một ngân hàng đứng ra phát hành bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước hay bảo lãnh vay vốn cho bên được bảo lãnh đồng nghĩa với việc ngân hang đã gián tiếp tài

trợ cho bên được bảo lãnh có được một khoản tài trợ về vốn cho hoạt động sản xuất

kinh doanh của mình Ví dụ công ty xây dựng khi thiếu vốn sẽ yêu cầu chủ công trình ứng trước một khoản tiền dé mua nguyên vat liệu và trả lương cho công nhân Bằng uy tín của mình, ngân hàng của công ty xây dựng phát hành Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước như là một công cụ tài trợ để công ty xây dựng nhận được khoản tiền

ứng trước từ chủ công trình Trong rất nhiều trường hợp, thông qua bảo lãnh mà

người được bảo lãnh không phải ký quỹ, thu hồi vốn nhanh, Vì vậy, cho du không

trực tiếp cấp vốn, nhưng với việc phát hành thư bảo lãnh, ngân hàng đã giúp khách

hàng được hưởng những thuận lợi về vốn tương tự như khi được vay vốn thật sự Điều này đã góp phần đáp ứng kịp thời các nhu cầu mở rộng thương mại, phát triển

sản xuất kinh doanh, làm giảm bớt sự căng thăng về nguồn vốn hoạt động của các

doanh nghiệp.

1.1.4.3 Chức năng thúc đẩy hoàn thành hợp đồng

Chức năng này xuất phát từ người được bảo lãnh, có thể bị người thụ hưởng bảo lãnh yêu cầu thanh toán bat kỳ lúc nào trong thời gian hiệu lực của bảo lãnh nêu như họ vi phạm hợp đồng, ở bất ké mức độ nao, là bao nhiêu Người được bảo

lãnh luôn phải chịu áp lực của việc phải bồi hoàn bảo lãnh Chính vì vậy bảo lãnh

như có tác dụng thúc đây người được bảo lãnh hoàn tất hợp đồng đã được ký kết và

hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.

19

Trang 25

1.2 Phát triển hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Quan niệm về phát triển hoạt động bảo lãnh của ngân hàng

Theo Từ điển Tiếng Việt (2004): “Phát triển là biến đổi hoặc làm biến đôi theo chiều hướng tăng, từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến

phúc tạp.”

Với việc sử dụng định nghĩa phát triển, ta rút ra HDBLNH được coi là phát

triển khi nó không ngừng được mở rộng và nâng cao chất lượng Phát triển hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại được hiểu là các hoạt động nhăm tăng trưởng dịch vụ bảo lãnh thông qua việc tăng trưởng số dư bảo lãnh bình quân, gia tăng thu nhập, đa dạng sản phâm bảo lãnh qua các năm, mở rộng số lượng khách hàng mới, giữ chân khách hàng hiện có, phát triển dịch vụ qua các năm, tăng trưởng uy tín của ngân hàng trên thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ và kiểm

soát rủi ro đảm bảo sự tăng trưởng an toàn và hiệu qua.

Dé thực hiện được những mục tiêu trên thì ngân hàng phải có những phương án, cách thức hiệu quả Và những phương án đó sẽ giúp cho BLNH phát triển cả về

quy mô và chất lượng.

- Phát triển hoạt động bảo lãnh theo quy mô: Là việc ngân hàng thực hiện việc đưa dịch vụ của mình đến với các thị trường mà ở đó khách hàng chưa biết đến sản phẩm của ngân hàng Ở đây có thê là mở rộng theo vùng địa lý, theo đối tượng

khách hàng.

+ Phát triển hoạt động bảo lãnh theo vùng địa ly: Là việc phát triển theo

khu vực địa lý hành chính nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch, qua đó tăng số lượng khách hang, sản phẩm được nhiều hon Dé có thé phát triển hoạt động theo vùng địa lý đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có một khoảng thời gian nhất định dé sản phẩm có thé tiếp cận được với khách hang và thích ứng với từng khu vực và ngân hàng phải tổ chức được mạng lưới giao dịch tối ưu.

+ Phát triển hoạt động bảo lãnh theo đối tượng khách hàng: Cùng với

việc mở rộng hoạt động theo vùng địa lý, có thể mở rộng hoạt động bằng cách khuyến khích, kých thích các nhóm khách hàng của đối thủ cạnh tranh chuyền sang sử dung sản phẩm dịch vụ của ngân hang mình Nếu như trước đây sản phẩm nay chỉ tập trung vào một số đối tượng nhất định trên thị trường thì nay phải thu hút

20

Trang 26

thêm nhiều đối tượng khác Một sản phẩm phải đứng dưới góc độ khách hàng dé

xem xét thì nó đòi hỏi phải đáp ứng được nhiều mục tiêu sử dụng khác nhau, do đó, có thể nhắm vào nhiều nhóm khách hàng khác nhau hoặc ít quan tâm tới sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình dé đáp ứng một cách dé dàng Nhóm khách hang này có thé được xếp vào khu vực thị trường còn bỏ trống mà ngân hàng có thé khai

- Phát triển hoạt động bảo lãnh về chất lượng: Là việc ngân hàng khai

thác tốt hơn thị trường hiện có của mình, phân đoạn thị trường dé thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng Việc thực hiện phát triển hoạt động bảo lãnh theo chiều

sâu bằng cách đa dạng hoá sản phâm bảo lãnh.

Việc đa dạng hoá các hình thức, phương thức bảo lãnh một mặt sẽ giúp cho

ngân hàng có thêm nhiều sản phẩm dich vụ dé phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng,

phong phú của khách hàng; mặt khác, giúp cho NHTM nâng cao được khả năng

cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động, nâng cao được tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng trên tổng thu nhập.

1.2.2 Sự cần thiết của phát triển hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng

1.2.2.1 Đối với ngân hàng

- Tăng thu nhập: Bảo lãnh là một loại hình dịch vụ ngân hàng cung ứng cho

nền kinh tế đem lại thu nhập cho ngân hàng thông qua phí bảo lãnh Do là hoa hồng phần trăm tính trên doanh số bảo lãnh Phí bảo lãnh chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng phi dich vụ của các ngân hàng hiện đại Một ưu điểm trong bảo lãnh là ngân hang

không phải xuất vốn ra ngay do vậy chưa phải sử dụng vốn của mình, không phải

trả chi phí huy động và không phải mat chi phí cơ hội cho cho các mục đích kinh

doanh khác Bên cạnh đó, ngân hàng còn sử dụng khoản tiền ký quỹ bảo lãnh để cho vay thu lãi coi như một nguồn vốn khá ồn định của ngân hàng.

- Đa dạng hóa dịch vụ: Hoạt động bảo lãnh với nhiều phương thức phát hành và mục đích tài trợ khác nhau đã góp phần đa dạng hoá các loại hình dịch vụ

nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung làm giảm sự phụ thuộc vào tín dụng và

giảm thiểu rủi ro của ngân hàng Điều này làm lợi cho ngân hàng không chỉ về mặt thu phí bảo lãnh mà còn thúc đây các hoạt động khác của ngân hàng như huy động vốn, thanh toán và tín dung, cùng phát triển Ngày nay, xu hướng phát triển của

21

Trang 27

NHTM hiện đại là tăng tỷ trong thu nhập từ các hoạt động dich vụ trên tổng thu

nhập của ngân hàng.

- Tăng cường uy tín, vị thé và góp phan mở rộng quan hệ cua ngân hàng: Cung cấp dịch vụ bảo lãnh đa dạng, phong phú và chất lượng sẽ giúp các NHTM tăng cường uy tín của mình trên thị trường tài chính trong nước cũng như quốc tế,

tạo điều kiện thuận lợi mở rộng mối quan hệ của ngân hàng Ngoài ra, thực hiện

bảo lãnh giúp NHTM thực hiện tốt chính sách khách hàng Một mặt không ngừng củng cô và xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng truyền thong, mặt

khác thu hút được các khách hàng mới Bảo lãnh và các hoạt động khác của ngân

hàng tác động lẫn nhau trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, thực hiện chính sách khách hàng và cùng làm tăng uy tín ngân hàng Chang hạn việc thu hút thêm khách hàng bảo lãnh cũng có nghĩa là ngân hàng có thê thu được một khoản tiền gửi từ việc thực hiện, thanh toán công trình và tăng lượng tín dụng do cho vay thêm với khách hàng Và một ngân hàng với các hoạt động khác phát triển sẽ tạo tiềm lực va uy tin dé thu hút khách hàng đến bảo lãnh tại ngân hàng.

1.2.2.2 Đối với khách hàng

Trong quan hệ kinh tế, không phải lúc nào các đối tác cũng đủ tin tưởng nhau Dé an toàn và nhanh chóng, một bên thường yêu cầu bên kia có công cụ của BLNH Vì vậy, BLNH đôi khi là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp dé có thé tiếp cận tới hợp đồng.

- Với bên được bảo lãnh:

+ Thực hiện chức năng tài trợ, BLNH đã góp phần tháo gỡ được khó khăn vềvốn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thêm nguồn tài trợ cho nhu cầu tái sản

xuất mở rộng mà chỉ phải trả một khoản phí bảo lãnh tương đối thấp.

+ Bảo lãnh có giá trị như một phương thức quảng bá hữu hiệu trong việc tìm

kiếm đối tác và tạo đựng uy tín trên thị trường của doanh nghiệp do được uy tín của

ngân hàng đứng ra bảo đảm.

- Với bên nhận bảo lãnh: Bảo lãnh có vai trò như một thước do uy tín giúp

doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc lựa chọn đối tác kinh doanh của mình Trong trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng, BLNH

đảm bảo bù đắp thiệt hại nhanh nhất.

22

Trang 28

1.2.2.3 Đối với nền kinh tế

- Đáp ứng nhu cầu vay vốn trong nên kinh tế: Bảo lãnh có vai trò quan trọng trong thu hút vốn cho sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước Đối với những nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá như nước ta hiện nay, vốn là một vấn đề vô cùng cần thiết ví như chất “dầu nhờn” bôi trơn cỗ máy doanh nghiệp Nhưng hầu hết các doanh nghiệp chưa đủ uy tín, tin tưởng đối để các tổ

chức tín dụng ở nước ngoài cho vay Nhờ có uy tín ngân hàng, bảo lãnh được sử

dụng như công cụ tiếp cận tới các nguồn vốn đó Do vậy bảo lãnh giúp thu hút một lượng lớn vốn nước ngoài thường có thời hạn dài và lãi xuất tương đối thấp Nguồn vốn này thường tập trung cho sản xuất tạo điều kiện cho doanh nghiệp mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị

trường Sản xuất phát triển kéo theo các lợi ích kinh tế xã hội như giảm thất nghiệp,

tăng tông sản phẩm quốc dân, tăng vị thế hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế, - Thúc day việc ký kết hợp đồng: BLNH có vai trò như một chat xúc tác làm điều hoà và xúc tiễn hàng loạt các quan hệ hợp đồng trong nền kinh tế Nhờ có bảo lãnh các bên yên tâm tham gia ký kết hợp đồng, có trách nhiệm với các nghĩa vụ đã

ký kết và thúc đây các doanh nghiệp thực hiện hợp đồng nhanh chóng; trên cơ sở

đó làm giảm các rủi ro với doanh nghiệp nói chung và nền kinh tế nói riêng Bảo

lãnh đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia và như vậy là mang lợi cho nền

kinh tế nói chung.

- Định hướng phát triển kinh tế: Bảo lãnh tác động đến chiến lược phát triển của nền kinh tế BLNH thúc đây các ngành kinh tế mũi nhọn, các khu vực trọng

điểm phát triển hay làm chuyền dịch cơ cấu kinh tế theo chiến lược phát triển của

quốc gia Ngoài ra, BLNH còn là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển qua việc ưu đãi về tỷ lệ phí bảo lãnh bảo đảm cho họ có thể vay được nguồn vốn với lãi suất thấp Từ đó bảo đảm cho các doanh nghiệp này có khả năng đứng

vững trên thị trường.

X43 Cúc chi tiéu phin inh su phit tien của hoat ding bio linh cia ngin hing

1.2.3.1 Về quy mô

1.2.3.1.1 Tốc độ tăng trưởng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh - Mức tăng số lượng khách hàng tham gia bảo lãnh

23

Trang 29

Mức tăng KHBL = Số lượng KHBL năm sau - Số lượng KHBL năm trước + Nếu mức tăng KHBL >0: Số lượng KHBL tặng hơn so với năm trước

+ Nếu mức tăng KHBL <0: Số lượng KHBL giảm so với năm trước

Chỉ tiêu này thê hiện sự phát triển về số lượng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng Tuy nhiên thì để đánh giá chính xác hơn thì cần kết hợp thêm các chỉ tiêu khác.

- Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng tham gia bảo lãnh

Số KHBL năm sau — Số KHBL năm trước

SỐ KHBL năm trước

Chỉ tiêu này phản ánh quá trình mở rộng phát triển hoạt động bảo lãnh của

Tốc độ tăng trưởng = * 100%

ngân hàng, phản ánh tốc độ tăng trưởng về số lượng khách hàng năm nay so với

năm trước là bao nhiêu.

1.2.3.1.2 Dư nợ bảo lãnh

Dư nợ bảo lãnh là tong giá trị các khoản bảo lãnh hiện hành của ngân hàng tại một thời điểm, đang trong thời gian ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ cam kết

nếu bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng.

Dư nợ BL cuối kỳ

= Dư nợ đầu kỳ + Doanh số BL trong kỳ — Doanh số thu nợ trong kỳ

- Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ bảo lãnh

¬ : Dư nợ BL năm sau — Dư nợ BL năm trước

Tỷ lệ tăng trưởng dư ng bảo lãnh càng cao cho thấy dich vụ bảo lãnh của ngân hang dang phát triển én định Dư nợ bảo lãnh cho biết tổng giá trị các khoản bảo lãnh, sự tăng trưởng dư nợ bảo lãnh phản ánh ngân hàng đang thu hút được rất nhiều khách hàng, dịch vụ bảo lãnh ngày càng được mở rộng Do đó, khi đánh giá chất lượng bảo lãnh cần phải xem xét tới tốc độ tăng trưởng dư nợ bảo lãnh, tốc độ

tăng trưởng cao là một tín hiệu tốt của dịch vụ bảo lãnh.

1.2.3.1.3 Doanh số bảo lãnh

Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh trong một thời gian nhất định Đây là chỉ tiêu phản ánh tính hình hoạt động bảo lãnh của ngân

24

Trang 30

hang trong một thời kỳ nhất định Chỉ tiêu này được đưa ra so sánh tương đối và tuyệt đối với các năm trước.

- Tỷ lệ tăng trưởng doanh số bảo lãnh

a „ Doanh số BL năm sau — Doanh số BL năm trước

+ Nếu tỷ lệ này tăng cho thấy hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đang phát triển

+ Nếu ty lệ này giảm cho tức là ngân hang đang thu hep phát triển hoạt động bao

1.2.3.1.4 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số bảo lãnh đối với các loại hình bảo lãnh - Mức tăng doanh số bảo lãnh đối với các loại hình bảo lãnh

Doanh số bảo lãnh đối với các loại hình bảo lãnh là tổng số tiền mà ngân

hàng thực sự phải bảo lãnh cho khách hàng đến xin cấp bảo lãnh trong một thời

gian nhất định.

Mức tăng DSBL = DSBL năm sau — DSBL năm trước

+ Nếu chỉ tiêu này tăng là ngân hàng đang phát triển loại hình bảo lãnh này + Nếu chỉ tiêu này giảm tức là ngân hàng đã thu hẹp phát triển loại hình bảo

lãnh này.

- Tỷ lệ tăng doanh số đối với các loại hình bảo lãnh

Chỉ tiêu phản ánh tốc độ thay đổi doanh số bảo lãnh của các loại hình — sản phầm bảo lãnh năm nay so với năm trước là bao nhiêu.

Tỷ lệ tăng DSBL Mure tang Đ5BL, = *fang DSBL 100%

y vang DSBL năm trước °

+ Nếu tỷ lệ này tang cho thay xu hướng của ngân hang dau tư vào loại hình

bảo lãnh này.

+ Nếu tỷ lệ này giảm cho thấy xu hướng của ngân hàng đã hạn chế phát triển

loại hình bảo lãnh này.

1.2.3.1.5 Cơ cầu bảo lãnh và sự da dạng của các loại hình bảo lãnh

Hoạt động BLNH được chia thành nhiều loại khác nhau Theo từng cách phân chia, mỗi loại hình bảo lãnh có mục đích sử dụng và hướng tới những đối tượng riêng Tuy nhiên, do khả năng hạn chế, nhiều ngân hàng mới chỉ tập trung vào một số đối tượng nhất định Vì vậy, hoạt động bảo lãnh cũng chỉ có một số loại

25

Trang 31

hình và bỏ qua các loại bảo lãnh khác Điều đó khiến cho ngân hàng không thu hút

được tối đa số lượng và đối tượng khách hàng, đồng thời cũng khiến số lượng hợp đồng bảo lãnh không nhiều, dư nợ hoạt động bảo lãnh không cao, đó là việc thể hiện sự chưa phát triển của hoạt động bảo lãnh tịa ngân hàng.

Nếu một ngân hàng có thể đồng thời thực hiện đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh chứng tỏ ngân hang đó có uy tin và nguồn lực lớn và thực sự phát triển về hoạt

động bảo lãnh Như vậy, đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh cũng là mục tiêu mà

các ngân hàng cần tới trong quá trình phát triển hoạt động bảo lãnh 1.2.3.2 Về thu nhập

- Mức tăng thu nhập từ hoạt động bảo lãnh

Chỉ tiêu này cho biết số phí bảo lãnh mà ngân hàng thu được trong một thời gian nhất định khi thực hiện các hoạt động bảo lãnh khác nhau.

Mức tăng thu nhập từ BL

= Thu nhập BL năm sau — Thu nhập từ BL năm trước

+ Nếu chỉ tiêu này tăng tức là hoạt động bảo lãnh đang được phát triển + Nếu chỉ tiêu này giảm tức là hoạt động bảo lãnh đang bị thu hẹp.

- Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động bảo lãnh trong tông thu nhập từ hoạt động

dịch vụ và tong thu nhập chung của ngân hàng.

Chỉ tiêu này cho biết tổng số tiền phí mà ngân hàng thu được từ các hợp đồng bảo lãnh Bảo lãnh mang lại thu nhập lớn cho ngân hàng điều đó phải ánh hiệu quả phát triển của bảo lãnh nhưng trong đó, phần nào cũng phản ánh được chất lượng bảo lãnh Dé đánh giá chính xác sự phát triển của hoạt động bảo lãnh qua thu

nhập từ dịch vụ bảo lãnh ta xét tới hai chỉ tiêu sau:

Tỷ trọng thu từ bảo lãnh trong tổng thu nhập HDDV

Thu nhập từ bảo lãnh

~ Thu nhập từ HDDV

> ¬ 12 ys ˆ Thu nhập từ bảo lãnh

Tỷ trọng thu từ bảo lãnh trong tổng thu nhập = “Tổng doanh thu

Hai chỉ tiêu trên thé hiện vị trí của hoạt động bảo lãnh trong toàn bộ các dịch

vụ của ngân hang va trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Tỷ trọng nay càng

lớn càng thé hiện tam quan trọng của hoạt động bảo lãnh với ngân hàng Nếu tỷ

26

Trang 32

trọng này lớn sẽ cho thấy chất lượng bảo lãnh tốt Hoạt động bảo lãnh đem lại thu

nhập cao, rủi ro thấp từ đó sẽ đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng, giúp ngân hàng phát triển 6n định và hiệu quả.

1.2.3.3 Vẻ rủi ro

Trong thời gian bảo lãnh, bên được bảo lãnh không hoàn thành được nghĩavụ với bên nhận bảo lãnh, ngân hàng sẽ phát thanh toán cho bên nhận bảo lãnh theo

nghĩa vụ đã cam kết Số tiền ngân hàng phải trả thay cho khách hàng mà khách

hàng còn phải hoàn trả lại cho ngân hàng tại mỗi thời điểm được gọi là dư nợ bảo lãnh trả thay Các chỉ tiêu này càng thấp càng tốt bởi điều đó chứng tỏ các khoản bảo lãnh mà ngân hàng thực hiện đã đạt được chất lượng tốt, ngân hàng sẽ thu được

lợi nhuận cao ma không phải chịu rủi ro thanh toán Tỷ lệ BLNH trả thay cho khách

hàng ở mức cao nghĩa là ngân hàng bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ tài trợ cho

khách hàng với một lượng vốn lớn Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán

của ngân hàng và thu nhập cũng bị giảm sút.

Đề đánh giá tốt được chất lượng bảo lãnh của ngân hàng ta cần phải xem xét

cả ba chỉ tiêu sau:

Tý lê d trả thay t toned _ Dưnợ trả thayy lệ du nợ trả thay trong tổng dư nợ = Tổng dư nợ tín dụng

Tỷ lê đ trả thay t toned ch Dư nợ trả thay

Ty lệ dư nợ trả thay trong tong dư nợ quá hạn và tỷ lệ dư nợ trả thay trong nợ xấu ở mức cao cho thấy khả năng thu hồi các khoản bảo lãnh trả thay thấp Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng có nhiều rủi ro, dé dẫn đến tình trạng mat vốn đồng thời cũng thê hiện chất lượng bảo lãnh chưa tốt.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động bảo lãnh của Ngân

hàng thương mại

1.3.1 Nhân tố chủ quan

Hoạt động bảo lãnh là một trong số các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vi thế hoạt động này phải chịu tác động trực tiếp của các nhân tô chủ quan trong nội bộ ngân hàng Cụ thể là:

27

Trang 33

1.3.1.1 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, bat kỳ ngân hang nao cũng luôn phải nghiên cứu và đưa ra chiến lược phát triển kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với từng thời ky nhăm đảm bảo ngân hàng thực hiện đúng hướng các mục tiêu mà ngân hàng hướng tới Nếu không có chiến lược kinh doanh các ngân hàng

sẽ luôn bi động Chính việc hoạch định chính sách phát triển kinh doanh nói chung

và chính sách mở rộng hoạt động bảo lãnh nói riêng là cơ sở để ngân hàng tìm ra các giải pháp dé thực hiện mục tiêu đã định Một chính sách tốt, trong đó hoạt động bảo lãnh được hoạch định cụ thé, rõ ràng cho từng thời kỳ với những biện pháp phù

hợp sẽ có tác dụng thúc đầy bảo lãnh được mở rộng và phát triển nhanh chóng Như

vậy, công tác hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh rất quan trọng đối với mỗi ngân hàng, giúp các ngân hàng khai thác tối đa tiềm lực hiện có, nhanh chóng thích ứng với sự biến đổi liên tục của môi trường kinh doanh nên các ngân hàng cần chú trọng tới công tác này Các kế hoạch bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của hoạt động bảo lãnh như: kế hoạch Marketing, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực

1.3.1.2 Chất lượng công tác thẩm định

Mặc dù hoạt động bảo lãnh là một hoạt động ngoại bảng nhưng vẫn là một

hoạt động tín dụng, hàm chứa nhiều rủi ro Do vậy, công tác thâm định cũng ảnh

hưởng lớn đến khả năng phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh, từ đó thúc đây khả năng mở rộng của hoạt động bảo lãnh Thâm định khách hàng là tất cả

các hoạt động của cán bộ tín dụng thu thập thông tin khách hàng nhằm thâm định

về năng lực pháp lý của khách hàng, năng lực hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và uy tín của khách hàng Qua đó làm cơ sở để xem xét, nhận định và đưa ra phán quyết bảo lãnh hay không.

Thâm định khách hàng tốt sẽ giúp ngân hàng hạn chế được những rủi ro

không đáng có do khách hàng (bên được bảo lãnh) gây ra Từ đó đảm bảo sự an

toàn cho hoạt động bảo lãnh nói riêng và ngân hàng nói chung, góp phần phát triển

hoạt động bảo lãnh Bên cạnh đó, thâm định khách hàng tốt sẽ giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và không bị bỏ qua những khách hàng có đủ điều kiện dé được bảo lãnh.

Trong nhiều trường hợp, do muốn tránh rủi ro, ngân hàng quá khắt khe khi

28

Trang 34

thâm định khách hàng khiến cho nhiều doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân khó khăn khi yêu cầu ngân hàng bảo lãnh Kết quả là ngân hàng thường tập trung bảo lãnh cho các DNNN, ít tập trung đến các doanh nghiệp nhỏ Do đó, hạn chế khả năng mở rộng khách hàng cũng như số lượng hợp đồng bảo lãnh và doanh số bảo lãnh của ngân hàng Có thé khang định chất lượng thấm định khách hàng có ảnh hưởng rất lớn đến HĐBLNH về cả số lượng và chất lượng.

1.3.1.3 Quy trình hoạt động bảo lãnh

Quy trình hoạt động bảo lãnh là sự chuẩn hoà các bước thực hiện hoạt động bảo lãnh kế từ khi tiếp nhận hồ sơ cho đến lúc giải tỏa và kết thúc bảo lãnh Quy trình bảo lãnh là khâu mà khách hàng tiếp xúc trực tiếp do đó khách hàng sẽ có những nhận xét, đánh giá về phong cách làm việc cũng như sự thuận tiện, nhanh

chóng đối với họ.

Vậy nên một quy trình bảo lãnh thống nhất, khoa học, rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu, chặt chẽ và dễ vận dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ tín dụng

thực hiện công việc của mình một cách trôi chảy, nhanh chóng và có sự phối hợp

nhịp nhàng giữa các cán bộ có liên quan đến quy trình bảo lãnh Từ đó rút ngăn được thời gian, tiết kiệm chỉ phí tối đa cho ngân hàng cũng như khách hàng yêu cầu bảo lãnh giúp nâng cao uy tín, niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng Đó là điều kiện thuận lợi để ngân hàng tiếp tục mở rộng hoạt động bảo lãnh của mình trên

thị trường.

1.3.1.4 Trình độ chuyên môn hoạt động của cán bộ ngân hàng

Con người là ngân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh

doanh của ngân hàng cũng như việc đảm bảo phát triển hoạt động bảo lãnh Đối với ngân hàng thương mại thì chất lượng nhân sự cần những yêu cầu cao hơn vì hàng hoá kinh doanh của ngân hàng là tiền Nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là nguồn đi vay nên bất kỳ một sai phạm nào cũng có thể gây ra rủi ro lớn đây ngân hàng tới

nguy cơ phá sản.

Trong tất cả mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà cụ thể là hoạt động bảo lãnh, ngân hàng luôn phải chú trọng đến vấn đề tuyển dụng và đào tạo cán bộ ngân hàng vì đây là nhân tố quyết định sự thành bại của ngân hàng Một quy trình bảo lãnh logic và rõ ràng, một kế hoạch được hoạch định hoàn hảo đều trở nên

29

Trang 35

vô nghĩa nếu người thực hiện nó không đủ trình độ chuyên môn, cũng như kém về đạo đức Cũng giống như cho vay, bảo lãnh đòi hỏi cán bộ chịu trách nhiệm phải thâm định kỹ càng trước khi ra quyết định bảo lãnh và phải giám sát chặt chẽ sau

khi phát hành bảo lãnh.

Bất ky sự nhầm lẫn, thiếu sót nào của cán bộ tín dụng cũng có thể dẫn tới việc đánh giá sai về bên được bảo lãnh, mang lại khoản bảo lãnh kém chất lượng

gây ảnh hưởng tới việc chất lượng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng Do vậy, việc

tuyên chọn nhân sự có dao đức nghề nghiệp tốt và giỏi chuyên môn (có khả năng phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án xin bảo lãnh, đánh giá tài sản đảm

bảo, giám sát quản lý hoạt động bảo lãnh, ) là chìa khóa giúp cho hoạt động ngânhàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng linh hoạt hơn, đơn giản hơn nhưng

vẫn đảm bảo độ chính xác và an toàn Ngoài ra sự năng động, linh hoạt nhiệt tình

của cán bộ tín dụng cũng là yếu tốt hết sức quan trọng đóng góp vào xây dựng hình ảnh tốt đẹp về ngân hàng với khách hàng

- Ngoài ra còn một vài nhân tố khác như:

+ Công nghệ ngân hàng ảnh hưởng đến thời gian đáp ứng dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng và khả năng hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh.

+ Sự phát triển của các hoạt động của ngân hàng nói chung, đặc biệt là các

hoạt động liên quan như: tín dụng, thanh toán, Các hoạt động này nếu phát triển

sẽ tạo điều kiện thuận lợi và là nền tảng cơ sở cho hoạt động bảo lãnh phát triển và

ngược lại.

1.3.2 Nhân tố khách quan

Bất kỳ một hoạt động nảo trong hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng thương mại thì đều chịu ảnh hưởng của yếu tổ trong môi trường kinh tế — xã hội cũng như môi trường pháp luật.Ta có thể xem xét sự tác động của của môi trường kinh tế — xã hội từ các yếu tố sau: môi trường kinh tế, môi trường pháp lý và môi

trường chính trị - xã hội.

1.3.1.1 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế hoặc tác động trực tiếp hoặc tác động gián tiếp đến khả năng mở rộng bảo lãnh Nếu nói môi trường tự nhiên là môi trường sống của con

người thì môi trường kinh tê chính là môi trường sông của các ngân hàng Đó là nơi

30

Trang 36

cung cấp cho các ngân hàng các điều kiện để tồn tại và phát triển như nhu cầu của

nền kinh tế, các dự báo về sự phát triển nền kinh tế của đất nước cũng như của địa

bàn mà ngân hàng hoạt động Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì các ngân

hàng cũng gặp phải nhiều khó khăn và trở ngại do môi trường kinh tế mang lại như sự thay đồi trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô (thay đổi chương trình dau tư, chính sách xuất nhập khâu, phương thức quản lý tỷ giá, lãi suất, )

Bên cạnh đó, khi các yếu tố của môi trường kinh tế tác động đến các doanh

nghiệp (khách hàng của ngân hàng) thì cũng gián tiếp tác động đến hoạt động của ngân hàng Một nền kinh tế ôn định sẽ tạo điều kiện cho các khách hàng của ngân hàng trong quá trình kinh doanh Khi đó các doanh nghiệp không phải đối phó với các biến động bất ngờ (biến động tỷ giá, lãi suất, ), có tình hình tài chính lành mạnh, có khả năng chiếm lĩnh thị trường và đặc biệt là khả năng thực hiện đúng các nghĩa vụ hợp đồng đã cam kết, Điều đó sẽ hạn chế được các rủi ro trong kinh doanh cho cả ngân hàng và khách hàng Còn khi tình hình kinh tế bất ôn, các doanh nghiệp phải hứng chỊu tình hình ngược lại và như vậy các thoả thuận đã cam kết

với bên nhận bảo lãnh khó thực hiện được Tình hình này làm tăng khả năng ngânhàng phải trả nợ thay cho khách hàng.

1.3.1.2 Môi trường pháp lý

Luật pháp là một bộ phận không thé thiếu của một nền kinh tế có sự quản lý

của Nhà nước Không có luật pháp hoặc luật pháp không phù hợp thì hoạt động của

nền kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn Pháp luật tạo môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và có hiệu quả, là cơ sở dé giải quyết các tranh chấp, khiếu nại.

Đặc biệt, ngân hàng là một trong những ngành kinh doanh chịu sự giám sát

chặt chẽ của luật pháp Do vậy, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của ngân hàng như việc thay đổi chính sách về lãi suất, quy chế cho vay, có tác động rất lớn đến các ngân hàng Một hệ thống pháp luật đầy

đủ, đồng bộ và chặt chẽ sẽ giúp cho các ngân hàng có điều kiện xây dựng chiến

lược kinh doanh tốt, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của hoạt động ngân hàng trong đó có hoạt động bảo lãnh Và ngược lại cũng có thể là rào cản kìm hãm sự phát triển của ngân hàng khi bộ phận pháp luật này chứa đựng nhiều bất cập Do

31

Trang 37

vậy việc hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng mà cụ thé là các quy định về hoạt động bảo lãnh là vô cùng cần thiết.

1.3.1.3 Môi trường chính trị - xã hội

Môi trường chính trị - xã hội ôn định là một nhân tố quan trọng thúc đây hoạt động đầu tư, kých thích sự gia tăng của các hoạt động thương mại trong nước cũng như quốc tế Chính vì thé mà bat kỳ sự biến động nào về chính trị - xã hội sẽ

tác động không nhỏ đến tâm lý của nhà đầu tư Đồng thời mối quan hệ giữa kinh tế

và chính trị xã hội ngày càng trở nên khang khít Nếu chính trị - xã hội bất 6n thì nên kinh tế sẽ bị tác động theo chiều hướng đó và ngược lại, gián tiếp tác động đến

hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.

Ngoài ra các yếu tổ khách quan tác động đến hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại còn có thê kê đến:

- Khách hàng (bên yêu cầu bảo lãnh): Nhu cầu của khách hàng là nhân tố quyết định khả năng mở rộng của hoạt động bảo lãnh bởi nếu không có nhu cầu của khách hàng thì ngân hàng dù muốn cũng không thể tiến hành bảo lãnh Khách hang tác động tới cả quy mô và chất lượng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng Những rủi

ro có thể xảy ra từ phía khách hàng như trình độ quản lý yếu kém, không trung thực, sẵn sảng mạo hiểm vì muốn đạt được lợi nhuận cao Nếu khách hàng xin bảo lãnh làm tốt các yêu cầu của ngân hàng như cung cấp thông tin đầy đủ, trung

thực, có trách nhiệm trong việc thực hiện những cam kết đã thoả thuan, sẽ giúp các ngân hàng rất nhiều trong việc tiến hành bảo lãnh từ khâu thu thập thông tin và thâm định khách hàng cho đến khâu giám sát, theo dõi và thu nợ Ngược lại, với

những khách hàng bất chấp mọi thủ đoạn dé dat được mục đích của mình, họ tìm

mọi thủ đoạn ứng phó với ngân hàng như cung cấp thông tin sai lệch, mua chuộc

cán bộ ngân hàng Thậm chí có những khách hàng kinh doanh có lãi nhưng vẫn

chây ì không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn với hy vọng quyt nợ, trốn nợ hoặc

chiếm dụng được vốn vay càng lâu càng tốt Toàn bộ những trường hợp như vậy đều là nguyên nhân dẫn đến rủi ro lớn cho ngân hàng.

- Bên hưởng bảo lãnh: Sự trung thực của bên thụ hưởng trong việc yêu cầu thanh toán bảo lãnh cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng của bảo lãnh Như việc bên thụ hưởng có thể xuất trình giấy tờ giả mạo chứng từ đòi thanh toán cho ngân hàng

32

Trang 38

dé nhận khoản tiền thanh toán bảo lãnh Trong trường hợp ngân hang không phát

hiện được sự giả mạo nảy thì ngân hàng có khả năng gặp phải rủi ro do thanh toán

cho bên thụ hưởng số tiền bảo lãnh mà không đòi được tiền bồi hoàn từ phía bên yêu cầu bảo lãnh.

Tóm lại, mặc dù HDBLNH được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng trong thực tế với nhiều nhân tô chủ quan và khách quan khác nhau khi vận dụng, thực thi tác nghiệp HDBLNH, các ngân hàng đã gặp phải rất nhiều rủi ro khác nhau, đó cũng chính là những nhân tố tác động tới BLNH.

Chương | chuyên đề đã đưa ra những cơ sở lý luận về hoạt động bảo lãnh của NHTM bao gồm những van đề cơ bản cơ bản về hoạt động bảo lãnh của

NHTM, phat triển hoạt động bảo lãnh tại NHTM.

33

Trang 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG PHÁT TRIEN HOAT DONG

BẢO LÃNH TẠI AGRIBANK TRỰC NINH

2.1 Khái quát hoạt động của Agribank Trực Ninh

2.1.1 Giới thiệu về Agribank Trực Ninh 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 Đến ngày 14/11/1990, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam theo Quyết

định số 400/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Từ ngày 15/10/1996, Ngân hàng

tiếp tục được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam theo quyết định số 280/QD-NHNN của Thống đốc Ngân hang Nhà nước Việt

Trải qua hon 31 năm gắn bó đồng hành cùng nông nghiệp, nông thôn và

nông dân cùng với những thành quả đã đạt được từ chặng đường thực hiện Đề án

tái cơ cấu, Agribank luôn khẳng định vai trò NHTM lớn nhất Việt Nam trên nhiều phương diện, củng cố niềm tin về một thương hiệu lớn trong lòng khách hàng, đối tác và cộng đồng Đến 30/11/2019, Agribank có tổng tài sản đạt trên 1,4 triệu tỷ

đồng, nguồn vốn huy động đạt trên 1,2 triệu tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay nền kinh

tế đạt trên 1,1 triệu tỷ đồng, doanh thu phí dịch vụ có những tín hiệu tốt, luỹ kế 11

tháng đạt gần 6000 tỷ đồng Thành tích của Agribank trong 2019 tiếp tục được

khẳng định khi được đánh giá ở vị trí 142/500 Ngân hàng lớn nhất châu Á về quy

mô tài sản (theo The Asian Banker) và nằm trong Top 10 các ngân hàng Việt Nam

lọt vào danh sách 500 ngân hàng có bảng cân đối tài chính mạnh nhất khu vực.

Trước những nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng vốn

và các dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp và dân cư ngày càng tăng Đồng thời nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh, uy tín, và hiệu

quả hoạt động kinh doanh của mình, Agribank Việt Nam không ngừng thành lập

các chỉ nhánh mới về các xã, huyện Chính vì thế, ngày 27/08/2013, Chi nhánh

Agribank Trực Ninh chính thức đi vào hoạt động.

Là chi nhánh thành viên của Ngân hàng Agribank Việt Nam, được sự lãnh

đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, chỉ nhánh Agribank

34

Trang 40

Trực Ninh đã thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh của ngành và phục vụ công cuộc đổi mới phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước, của Đảng bộ và nhân dân Trực Ninh, đơn vị đã thực sự trở thành người bạn đồng hành tin cậy của nông dân góp phan xóa đói giảm nghéo, phục vụ tăng trưởng kinh tế xã hội trên địa bàn tinh thông qua việc đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là cho nông nghiệp

nông thôn và bà con nông dân.

2.1.1.2 Cơ cầu tổ chức

Trong công tác chỉ đạo, Ban giám đốc chi nhánh Agribank Trực Ninh luôn hướng VỀ CƠ SỞ, phân công nhiệm vụ cụ thé tung đồng chí trong ban lãnh đạo phụ trách toàn điện các ngân hàng cơ sở, nắm bắt và tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để mở rộng kinh doanh đạt chất lượng

hiệu quả.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cầu bộ máy tổ chức quản lý của Agribank Trực Ninh

Ban giám đôc

Phòng kế hoạch kinh

Phòng kế toán ngân 4 phòng giao dịch

Phòng tông hợp quỹ trực thuộc

(Nguôn: Agribank Trực Ninh, phòng Hành chính nhân sự)

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh cua Agribank Trực Ninh giai đoạn

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là cơ sở, nền tảng cho những hoạt động tiếp theo của quá trình

kinh doanh của ngân hàng Hiểu được tầm quan trọng đó, trong những năm qua

nguồn vốn của chi nhánh ngày càng được chú trọng.

Trong điều kiện cạnh tranh về huy động vốn giữa các ngân hàng diễn ra hết

sức quyết liệt, Chi nhánh lại nằm trên đoạn đường có rất nhiều các ngân hàng mạnh

khác như ngân hàng VPBank, Vietinbank, BIDV, Nhưng với sức mạnh của đội

ngũ nhân viên trẻ, năng động, giàu nhiệt huyết và chuyên môn giỏi, Chi nhánh đã

35

Ngày đăng: 16/04/2024, 00:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan