Uổi thảo luận thứ basáng chế và kiểu dángcông nghiệp

20 0 0
Uổi thảo luận thứ basáng chế và kiểu dángcông nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ môn: Luật Sở hữu trí tuệ

Giảng viên: ThS Đặng Nguyễn Phương Uyên

Trang 2

MỤC LỤC

NỘI DUNG THẢO LUẬN TẠI LỚP 1A Lý thuyết 11 Nhận định ĐÚNG, SAI, nêu cơ sở pháp lý và giải thích ngắn gọn: 1

a Giải pháp kỹ thuật có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp thì sẽ được cấp Bằng độc quyền sáng chế khi có đơn yêu cầu được nộp 1 b Bằng độc quyền sáng chế được gia hạn hiệu lực khi chủ văn bằng nộp lệ phí gia hạn hiệu lực 1 c Đơn đăng ký sáng chế không được thẩm định nội dung đơn nếu không có yêu cầu từ người nộp đơn 1 d Tính mới của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ là tính mới tuyệt đối 2 2 Phân tích nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc về quyền ưu tiên Các nguyên tắc này được áp dụng cho những đối tượng nào? 2

3 Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước trong quy trình tiếp nhận đơn, xử lý đơn và cấp Bằngđộc quyền sáng chế 4A.2 Bài tập: 31 Ông A là chuyên viên thiết kế nội thất trong công ty M Giữa ông A và công ty Mcó ký kết hợp đồng lao động thỏa thuận về phạm vi công việc, mức lương và các nộidung khác Trong quá trình làm việc, ông A được công ty giao nhiệm vụ thiết kế mộtbộ bàn ghế (có đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất) Bộ bàn ghế này sau đó được đăngký bảo hộ và được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp 3

a) Xác định tác giả và chủ sở hữu của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trên Chủ thể nào có quyền đăng ký đối với kiểu dáng công nghiệp này? Giải thích và nêu cơ sở pháp lý 3 b) Ông A và công ty M có những quyền gì đối với kiểu dáng công nghiệp trên? 4 c) Trong những trường hợp nào chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp bộ bàn ghế trên không có quyền ngăn cấm các tổ chức, cá nhân khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp do mình sở hữu? 4

2 Nghiên cứu Bản án số 9 “Bảo vệ quyền đối với sáng chế” (Bản án số96/2010/KDTM-PT ngày 03/6/2010 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội) trongSách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời câu hỏi: 5

Trang 3

a) Sáng chế và kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” do ai tạo ra? Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp này đã được đăng ký bảo hộ chưa? 5 b) Việc Công ty Thành Đồng đã đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đối với “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” thì Cơ sở Ngọc Thanh có biết hay không? Đoạn nào trong bản án thể hiện điều này? 5 c) Cơ sở Ngọc Thanh khi sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” có được Công ty Thành Đồng đồng ý hay không? Đoạn nào của bản án thể hiện điều này? 6 d) Cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” có thỏa mãn các điều kiện của quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hay không? 6 e) Hành vi của cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “bạt chắn nắng mưa tự cuốn” có vi phạm Luật SHTT không? Cơ sở pháp lý 7

NỘI DUNG TỰ LÀM (CÓ NỘP BÀI) VÀ KHÔNG THẢO LUẬN TRÊN LỚP 8Đọc, nghiên cứu Bản án số 12 “Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp” Chương 3 (Bản án số03/2006/HC-PT ngày 01/3/2006 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM) trongSách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau đây: 8

1 Phân tích các điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp 8 2 Kiểu dáng công nghiệp hộp đèn taxi của Công ty Mai Linh có được pháp luật bảo hộ không? Vì sao? 9 3 Trong tranh chấp trên, để xem xét hành vi của Công ty Ánh Dương (Vinasun) có xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của Công ty Mai Linh hay không, Tòa án đã làm gì? 10

DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO 12

Trang 4

NỘI DUNG THẢO LUẬN TẠI LỚPA Lý thuyết

1 Nhận định ĐÚNG, SAI, nêu cơ sở pháp lý và giải thích ngắn gọn:

a Giải pháp kỹ thuật có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng ápdụng công nghiệp thì sẽ được cấp Bằng độc quyền sáng chế khi có đơn yêu cầu đượcnộp

Nhận định sai

Theo khoản 12 Điều 4 Luật SHTT hiện hành, sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định nào đó bằng việc áp dụng các quy luật tự nhiên Theo đó, sáng chế là giải pháp kỹ thuật nhưng không phải hầu hết mọi giải pháp kỹ thuật đều trở thành sáng chế Để giải pháp kỹ thuật được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế thì giải pháp kỹ thuật đó phải được xem là sáng chế, đáp ứng đủ các điều kiện tại khoản 1 Điều 58 Luật SHTT hiện hành, thuộc đối tượng có quyền đăng ký sáng chế theo Điều 86 Luật SHTT hiện hành và không thuộc các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế tại Điều 59 Luật SHTT hiện hành.

Mặt khác, theo Điều 90 Luật SHTT hiện hành quy định về nguyên tắc ưu tiên thì trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

b Bằng độc quyền sáng chế được gia hạn hiệu lực khi chủ văn bằng nộp lệphí gia hạn hiệu lực

Nhận định sai.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 93, khoản 1 Điều 94 Luật SHTT hiện hành Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ này được cấp và kéo dài trong hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn, đồng thời, luật chỉ cho phép duy trì hiệu lực chứ không gia hạn thêm hiệu lực đối với bằng độc quyền sáng chế Do đó, bằng độc quyền sáng chế được duy trì hiệu lực khi chủ văn bằng nộp phí, lệ phí để duy trì hiệu lực.

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

c Đơn đăng ký sáng chế không được thẩm định nội dung đơn nếu không cóyêu cầu từ người nộp đơn.

Nhận định sai.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 113 Luật SHTT hiện hành, Điều 25 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì người nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc bất kỳ người thứ ba nào đều có thể yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp (Cục Sở hữu trí tuệ) thẩm định nội dung đơn

Do đó, khi không có yêu cầu thẩm định nội dung đơn của người nộp đơn thì đơn đăng ký sáng chế vẫn được thẩm định nội dung đơn nếu có yêu cầu của bất kỳ người thứ ba nào.

d Tính mới của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ là tính mới tuyệt đối

Nhận định sai.

Theo Khoản 1 Điều 65 Luật SHTT hiện hành, kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu có khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai trước đây Đồng thời tại Khoản 4 Điều 65 Luật SHTT hiện hành cũng có quy định kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày công bố:

- Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký;

- Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

- Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Như vậy, tính mới của kiểu dáng công nghiệp chỉ mang tính tương đối chứ không phải tuyệt đối.

2 Phân tích nguyên tắc nộp đơn đầu tiên và nguyên tắc về quyền ưu tiên Cácnguyên tắc này được áp dụng cho những đối tượng nào?

- Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được quy định tại Điều 90 Luật SHTT 2005sửa đổi, bổ sung năm 2022

Trang 6

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được hiểu là trong trường hợp có nhiều người nộp đơn đăng ký bảo hộ một sản phẩm nào đó, mà sản phẩm đó trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau, vào những thời điểm khác nhau, nếu các sản phẩm này đáp ứng được điều kiện bảo hộ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp văn bằng bảo hộ cho đơn hợp lệ có ngày nộp sớm nhất trong các đơn đã nộp.

Nếu trong trường hợp cùng ngày ưu tiên hoặc cùng ngày nộp đơn sớm nhất, có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho 01 đơn duy nhất theo sự thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn Những người nộp đơn phải tiến hành bàn bạc với nhau để cùng thống nhất quyết định chọn một trong số các đơn đó cho cơ quan có thẩm quyền xem xét Nếu không thể thỏa thuận được giữa các bên thì tất cả các đơn đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên có thể làm căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp đơn đầu tiên nếu như có tranh chấp xảy ra Trong trường hợp đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét xem ngày đầu tiên của sản phẩm được bảo hộ là do ai đăng ký, từ đó có những quyết định hợp lý và ưu tiên theo nguyên tắc này Chính vì có sự ưu tiên trong việc cấp văn bằng bảo hộ như vậy, mà việc đăng ký bảo hộ đối với các sản phẩm của cá nhân, tổ chức phải hết sức nhanh chóng và không được quyền chậm trễ trong việc nộp đơn Nguyên tắc trên có thể được coi là một công cụ tạo nên sự thúc đẩy việc nộp đơn diễn ra nhanh chóng và hiệu quả; đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo trong lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đăng ký đầu tiên.

Trong đăng ký bảo hộ sáng chế: trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký bảo hộ cùng một sáng chế thì pháp luật Việt Nam áp dụng nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên”, theo đó văn bằng bảo hộ sáng chế chỉ có thể cấp cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc có ngày nộp đơn sớm nhất trong số các điều kiện để được cấp bằng bảo hộ Nếu nhiều đơn đủ điều kiện thì sẽ được cấp bằng theo sự thỏa thuận của những người nộp đơn, nếu không thỏa thuận được thì đều bị từ chối.

Trong đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp: trường hợp có từ hai đơn trở lên yêu cầu cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho cùng một kiểu dáng công nghiệp, nếu đủ điều kiện thì đơn nào nộp sớm nhất sẽ được cấp bằng bảo hộ Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên không cho phép những người có kiểu dáng công nghiệp được quyền chậm trễ trong việc nộp đơn đăng ký.

Trang 7

Trong đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: trường hợp nhiều đơn có nhãn hiệu tương tự hoặc có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thì cơ quan đăng ký sẽ cấp bằng bảo hộ cho người nộp đơn đầu tiên.

- Nguyên tắc về quyền ưu tiên được quy định tại Điều 91 Luật SHTT 2005 sửađổi, bổ sung 2022

Quyền ưu tiên này sẽ được áp dụng khi có ít nhất hai đơn cùng đăng ký để bảo hộ cho cùng một sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hay nhãn hiệu Theo đó, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thỏa thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;

-Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác là thành viên của điều ước này hoặc có thỏa thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam.

- Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;

- Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nguyên tắc quyền ưu tiên được áp dụng cho nhóm đối tượng là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu.

3 Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước trong quy trình tiếp nhận đơn, xử lý đơn và cấp

Không sửa chữa Thông báo Sửa ko đạt yêu cầu từ chối Không phản đối xác đáng chấp nhận đơn

Trang 8

Thẩm định Đơn không Thông báo dự định

(Điều 109 LSHTT)

Sửa chữa đạt yêu cầu Thông báo Có ý kiến phản đối xác đáng chấp nhận đơn

Đơn hợp lệ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ

Công bố đơn (Điều 110 LSHTT)

thẩm định nội dung thẩm định nội dung (Điều 113 LSHTT)

Có yêu cầu thẩm định nội dung

Có sửa chữa, phản đối

Thẩm định nội dung Không đáp ứng điều kiện Thông báo kết quả (Đ.114 LSHTT) bảo hộ thẩm định nội dung

Yêu cầu nộp lệ phí Không nộp Từ chối cấp bằng Độc quyền sáng chế

Trang 9

Nộp phí

Cấp bằng Độc quyền sáng chế

Công bố

A.2 Bài tập:

1 Ông A là chuyên viên thiết kế nội thất trong công ty M Giữa ông A và côngty M có ký kết hợp đồng lao động thỏa thuận về phạm vi công việc, mức lương vàcác nội dung khác Trong quá trình làm việc, ông A được công ty giao nhiệm vụ thiếtkế một bộ bàn ghế (có đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất) Bộ bàn ghế này sau đóđược đăng ký bảo hộ và được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

Câu hỏi:

a) Xác định tác giả và chủ sở hữu của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ trên.Chủ thể nào có quyền đăng ký đối với kiểu dáng công nghiệp này? Giải thích và nêucơ sở pháp lý

 Tác giả của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ: ông A

Theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật SHTT, tác giả là người trực tiếp bằng công sức lao động trí óc của mình tạo nên kiểu dáng công nghiệp Trong trường hợp này ông A được công ty giao nhiệm vụ thiết kế tạo ra một bộ bàn ghế vậy nên ông A là tác giả của kiểu dáng công nghiệp nổi trên.

 Chủ sở hữu của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ: Công ty M.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 121 LSHTT, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng.

Mặt khác, tại điểm b khoản 1 Điều 86 LSHTT có quy định “Tổ chức, cá nhân đầutư kinh phi, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức,cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống vềnguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bêncó thỏa thuận khác hoặc trường hợp quy định tại Điều 86 của Luật này.”

Trang 10

Xét trong trường hợp này, nếu các bên không có thoả thuận khác thì công ty M là đối tượng tại điểm b khoản 1 Điều 86 bởi công ty M có ly kết hợp đồng lao động thỏa thuận về phạm vi công việc, mức lương và các nội dung khác Trong quá trình làm việc, ông A được công ty giao nhiệm vụ thiết kế một bộ bàn ghế (có đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất) Do vậy, từ những lí do trên công ty M là chủ sở hình của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.

 Chủ thể có quyền đăng ký đối với kiểu dáng công nghiệp này: công ty M Trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 86 LSHTT thì, chủ thể có quyền đăng ký đối với kiểu dáng công nghiệp nay, Công ty M Các sản phẩm của ông A thiết kế xuất phát từ yêu cầu của Công ty MI đối với ông A và trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm Công ty M đã cung cấp các phương tiện vật chất, đầu tư kinh phi cho ông A Do vậy, có thể khẳng định rằng Công ty lý có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp đối với sản phẩm của ông A thiết kế cả chủ sở hữu có quyền đăng ký với kiểu dáng công nghiệp.

b) Ông A và công ty M có những quyền gì đối với kiểu dáng công nghiệptrên?

Ông A có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với kiểu dáng công nghiệp theo Điều 122 Luật SHTT hiện hành.

Công ty M có quyền sử dụng, quyền ngăn cấm, quyền định đoạt và quyền chỉ dẫn địa lý đối với kiểu dáng công nghiệp theo Điều 123 Luật SHTT hiện hành Tuy nhiên, quyền ngăn cấm của công ty M chỉ mang tính chất tương đối Một số hành vi không được ngăn cấm được quy định tại khoản 2 Điều 125 Luật SHTT hiện hành.

c) Trong những trường hợp nào chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệpbộ bàn ghế trên không có quyền ngăn cấm các tổ chức, cá nhân khác sử dụng kiểudáng công nghiệp do mình sở hữu?

Các trường hợp chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp bộ bàn ghế trên không có quyền ngăn cấm các tổ chức, cá nhân khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp do mình sở hữu được quy định tại khoản 2 Điều 125 Luật SHTT như sau:

- Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên

Ngày đăng: 15/04/2024, 20:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan