Trình bày quy định của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trítuệ năm 2022 về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh

20 1 0
Trình bày quy định của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trítuệ năm 2022 về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tạiViệt Nam bắt đầu từ thời gian nào?- CSPL: khoản 1 Điều 72 Luật SHTT.+ Luật sửa đổi, bổ sung thêm dấu hiệu âm thanh vào các dấu hiệu được bảo hộ, cụthể:

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bộ môn: SỞ HỮU TRÍ TUỆBuổi thảo luận thứ IVGVHD: TS Nguyễn Phương Thảo 5 Phạm Nguyễn Quỳnh Trang 2153801013268 6 Huỳnh Phạm Bảo Trâm 2153801013271 7 Phan Hoàng Đăng Vũ 2153801013291 8 Phạm Hoàng Thảo Vy 2153801013298

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 4 năm 2024

Trang 3

Mục lục

A.1 Lý thuyết: 1 1 Trình bày quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh Việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Việt Nam bắt đầu từ thời gian nào? 1 2 Trình bày các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu 1 3 Cho hai ví dụ thực tế về trường hợp nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2 A.2 Bài tập: 2 1 Đọc và nghiên cứu Bản án số 08/2016/KDTM– ST ngày 16/11/2016 của TAND tỉnh Bình Dương và Bản án số 52/2017/KDTM– PT ngày 06/12/2017 của TAND cấp cao tại Tp Hồ Chí Minh về tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu mì ăn liền Hảo Hảo và trả lời các câu hỏi sau đây: 2 a Nhãn hiệu của nguyên đơn có được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam hiện hành không? Nêu cơ sở pháp lý 3 b Để chứng minh hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, cần xác định những yếu tố gì? 4 c Nhận định của Toà án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm có sự khác biệt Quan điểm của bạn ủng hộ phương án giải quyết nào? Vì sao? (sinh viên có thể trình bày một phương án khác với quan điểm của Toà án) 5 2 Tìm một tranh chấp trên thực tế liên quan đến hành vi xâm phạm nhãn hiệu và đánh giá theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ (nguồn tranh chấp có thể từ vụ việc thực tiễn, không nhất thiết có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) 6

B Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp: 8

1 Đọc, nghiên cứu Bản án số 15 “Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu” (gồm cả phần tình huống và bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau đây: 8 a) Theo quy định của pháp luật SHTT, việc công ty Hàng gia dụng quốc tế sử dụng nhãn hiệu X– Men có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty Marvel không? Nêu cơ sở pháp lý 8 b) Theo Tòa án xác định trong bản án số 15, Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa X– Men và hình cho công ty Hàng gia dụng quốc tế là đúng hay sai? Vì sao Tòa án lại xác định như vậy? 9

Trang 4

c) Quan điểm của tác giả bình luận có cho rằng việc sử dụng nhãn hiệu X– Men của công ty Hàng gia dụng quốc tế có gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa không? Vì sao? 9 d) Theo quan điểm của bạn, hướng giải quyết của Tòa án trong tranh chấp này có phù hợp không? Giải thích vì sao 11 2 Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, quy trình cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu cần trải qua những thủ tục gì? 11

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 6

A.1 Lý thuyết:

1 Trình bày quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trítuệ năm 2022 về bảo hộ nhãn hiệu âm thanh Việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tạiViệt Nam bắt đầu từ thời gian nào?

- CSPL: khoản 1 Điều 72 Luật SHTT.

+ Luật sửa đổi, bổ sung thêm dấu hiệu âm thanh vào các dấu hiệu được bảo hộ, cụ

thể: “Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh,hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặcnhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa”.

- CSPL: khoản 2 Điều 105 Luật SHTT.

+ Luật sửa đổi, bổ sung thêm yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu âm thanh, cụ

thể: “nếu nhãn hiệu là âm thanh thì mẫu nhãn hiệu phải là tệp âm thanh và bảnthể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó.”

- Nhãn hiệu âm thanh là một loại nhãn hiệu mới được ghi nhận trong luật SHTT sửa đổi bổ sung, khi Việt Nam thực hiện các cam kết trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Việc bảo hộ nhãn hiệu âm thanh tại Việt Nam bắt đầu từ 14/01/2022, căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.

2 Trình bày các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

- CSPL: khoản 1, 1a Luật SHTT.

- Các trường hợp từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu:

+ Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ.

+ Có cơ sở để khẳng định rằng người nộp đơn không có quyền đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc đăng ký nhãn hiệu với dụng ý xấu.

+ Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 90 của Luật SHTT.

+ Đơn thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 90 của Luật này mà không được sự thống nhất của tất cả những người nộp đơn.

+ Việc sửa đổi, bổ sung đơn làm mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn hoặc làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn.

1

Trang 7

3 Cho hai ví dụ thực tế về trường hợp nhãn hiệu bị coi là không có khả năngphân biệt theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ.

Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt:

– Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ, tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào, hình dạng thông thường của hàng hóa hoặc một phần của hàng hóa, hình dạng thông thường của bao bì hoặc vật chứa hàng hóa đã được sử dụng thường xuyên và thừa nhận rộng rãi trước ngày nộp đơn;

Ví dụ: Nhãn hiệu “Milk” cho sản phẩm sữa thì nhãn hiệu này sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt vì nó là tên của sản phẩm sữa được viết theo tiếng Anh.

– Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc dấu hiệu làm gia tăng giá trị đáng kể cho hàng hóa, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước ngày nộp đơn;

Ví dụ: Nhãn hiệu "Đường thốt nốt" cho sản phẩm đường thốt nốt bị coi là không có khả năng phân biệt vì nó chỉ thành phần sản phẩm mà không mang tính phân biệt của nhãn hiệu này

A.2 Bài tập:

1 Đọc và nghiên cứu Bản án số 08/2016/KDTM– ST ngày 16/11/2016 của TANDtỉnh Bình Dương và Bản án số 52/2017/KDTM– PT ngày 06/12/2017 của TANDcấp cao tại Tp Hồ Chí Minh về tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu mì ăn liềnHảo Hảo và trả lời các câu hỏi sau đây:

TÓM TẮT VỤ VIỆC

– Nguyên đơn: Công ty Cổ phần ACECOOK Việt Nam (còn gọi là Vina Acecook) – Bị đơn: Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu (còn gọi là Asia Foods).

– Nội dung vụ việc:

Vào năm 2000, nhãn hiệu sản phẩm mì Hảo Hảo được Vina Acecook đưa vào thị trường Việt Nam Vào ngày 29/04/2005, Vina Acecook đã được công nhận là chủ sở hữu hợp pháp của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhãn hiệu “Hảo Hảo” (hiệu lực đến ngày 27/06/2023), mẫu nhãn hiệu đăng ký bảo hộ được bảo hộ tổng thể bao gồm chữ “Hảo Hảo, MÌ TÔM CHUA CAY” và hình ảnh tô mì với sợi mì, tôm và rau củ; bao gồm các màu sắc: Đỏ, hồng, xanh nước biển, xanh lá cây, vàng, vàng nâu, tím,

2

Trang 8

trắng, đen Nhãn hiệu được bảo hộ là tổng thể các chữ, hình ảnh, màu sắc nêu trên (không bảo hộ riêng đối với các thành phần riêng lẻ như: chữ “Hảo Hảo”, “MÌ TÔM CHUA CAY”, hình tô mì và rau củ)

Từ tháng 12/2014, Vina Acecook phát hiện trên thị trường xuất hiện sản phẩm mì ăn liền có nhãn hiệu “Hảo Hạng, MÌ TÔM CHUA CAY” của Asia Foods với nhiều chi tiết, màu sắc tạo thành một tổng thể tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Hảo Hảo, MÌ TÔM CHUA CAY, hình” được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 62360 Vina Acecook đã có gửi thư khuyến cáo đến Asia Foods về trường hợp này và cả hai công ty đã có nhiều lần làm việc với nhau nhưng vẫn không thống nhất được hướng giải quyết thỏa đáng Asia Foods khẳng định: Mì ăn liền “Hảo hạng” không sao chép mẫu mã mì ăn liền “Hảo Hảo” và cũng xác nhận đã ngừng sản xuất sản phẩm này Ngoài ra, Asia Foods cho rằng Vina Acecook có hành vi gièm pha, thóa mạ, chèn ép, hạ thấp danh dự Asia Foods, đồng thời cho rằng mẫu nhãn hiệu “Hảo Hảo, MÌ TÔM CHUA CAY và hình” được bảo hộ của Vina Acecook không được sử dụng nhiều năm liền, mẫu nhãn hiệu mà Vina Acecook đang sử dụng khác xa so với mẫu nhãn hiệu được bảo hộ.

Tại phiên tòa sơ thẩm, TAND tỉnh Bình Dương đã tuyên mì Hảo Hạng của Asia Foods có hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ đối với mì Hảo Hảo của Acecook Do đó Asia Foods phải chấm dứt vi phạm, đăng báo xin lỗi công khai ba kỳ liên tiếp Tòa cũng tuyên Asia Foods bồi thường 80 triệu đồng chi phí luật sư cho Acecook.

Tuy nhiên, ngày 06/12/2017, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm đã nhận định Asia Foods không có hành vi xâm phạm sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Hảo Hảo, mì tôm chua cay, hình” của Acecook và ra phán quyết bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Acecook Việt Nam Đồng thời, đình chỉ và ghi nhận sự tự nguyện không dùng lại nhãn hiệu mang dấu hiệu “Mì hảo hạng, Tôm chua cay và hình” của Asia Foods – đối tượng khởi kiện của Acecook Việt Nam.

a Nhãn hiệu của nguyên đơn có được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luậtViệt Nam hiện hành không? Nêu cơ sở pháp lý.

– Căn cứ quy định tại Điều 72 LSHTT 2005, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng thoả mãn các điều kiện sau:

(1) Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

(2) Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu khác.

3

Trang 9

Đối với nhãn hiệu “ Hảo Hảo”, nhãn hiệu này đã đáp ứng được cả hai điều kiện mà Luật SHTT 2005 đưa ra Về dấu hiệu thứ nhất, nhãn hiệu “Hảo Hảo” được thể hiện dưới dạng tổng thể chữ, hình ảnh, màu sắc, cụ thể là bao gồm: chữ “Hảo Hảo, MÌ TÔM CHUA CAY”, hình ảnh tô mình với sợi mì, tôm, rau củ, màu sắc thể hiện là màu đỏ, hồng, xanh nước biển, xanh lá cây, vàng, vàng nâu, tím, trắng, đen Đây là một nhãn hiệu nhìn thấy được dưới dạng kết hợp dưới dạng chữ cái, từ ngữ và hình ảnh Về dấu hiệu thứ hai, nhãn hiệu “Hảo Hảo” có khả năng phân biệt với các hàng hóa của chủ sở hữu khác như mì Omachi của Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan, mì ăn liền Miliket của Công ty TNHH Sản xuất thương mại Phúc Hảo,

Từ lý do trên, nhãn hiệu của nguyên đơn sẽ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam hiện hành

b Để chứng minh hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, cần xác địnhnhững yếu tố gì?

Các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật SHTT 2005, bao gồm:

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ – Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ; – Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Tiếp đó, căn cứ Điều 72 Nghị định 65/2023/NĐ– CP, để chứng minh được các hành vi này, cần xác định những yếu tố sau:

– Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ Trong đó, để xác định đối tượng được bảo hộ được thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng

4

Trang 10

cứ chứng minh căn cứ phát sinh, xác lập quyền theo quy định tại Điều 6 Luật SHTT 2005 (khoản 1 Điều 73 Nghị định 65/2023).

– Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét Trong đó, yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn với hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ (khoản 1 điều 77 Nghị định 65/2023) Một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ và khẳng định dấu hiệu đó là yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 77 Nghị định 65/2023.

– Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 125 Luật SHTT 2005.

– Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam Hành vi cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng Internet và được thực hiện trên trang thông tin điện tử dưới tên miền Việt Nam hoặc có ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt hoặc nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

– Ngoài ra, phải chứng minh hành vi bị xem xét khi thực hiện không nhận được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu (khoản 1 Điều 129 Luật SHTT 2005).

c Nhận định của Toà án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm có sự khác biệt Quanđiểm của bạn ủng hộ phương án giải quyết nào? Vì sao? (sinh viên có thể trìnhbày một phương án khác với quan điểm của Toà án).

Theo quan điểm của nhóm, nhóm ủng hộ phương án giải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm về việc Công ty Cổ phần Thực phẩm Á Châu có hành vi sử dụng mẫu bao bì mì ăn liền mang dấu hiệu “Mì Hảo Hạng, TÔM CHUA CAY và hình” là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Hảo Hảo, MÌ TÔM CHUA CAY, hình” được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 62360 ngày 29/4/2005 Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam

Về nhãn hiệu “Hảo Hảo” của Công ty Cổ phần Acecook, nhãn hiệu này được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 62360 vào ngày 29/4/2005 với thời hạn bảo hộ là 10 năm kể từ ngày 27/06/2003 (tức là ngày nộp đơn) và được gia hạn đến ngày 27/6/2023 Mẫu nhãn hiệu đăng ký bảo hộ được bảo hộ tổng thể bao gồm chữ “Hảo Hảo, MÌ TÔM CHUA CAY” và hình ảnh tô mì với sợi mì, tôm và rau củ; bao gồm các màu sắc: Đỏ, hồng, xanh nước biển, xanh lá cây, vàng, vàng nâu, tím,

5

Trang 11

trắng, đen Nhãn hiệu được bảo hộ là tổng thể các chữ, hình ảnh, màu sắc nêu trên (không bảo hộ riêng đối với các thành phần riêng lẻ như: chữ “Hảo Hảo”, “MÌ TÔM CHUA CAY”, hình tô mì và rau củ) Còn về nhãn hiệu “Hảo Hạng” được lưu hành trên thị trường, nhãn hiệu này có cách trình bày kiểu chữ “Hảo Hạng, TÔM CHUA CAY” đặc biệt là dấu hiệu tô mì và sợi mì, hình các con tôm, hình nửa quả chanh cùng các loại rau thơm, hành cùng với tổ hợp màu sắc, đặc biệt màu chủ đạo của bao bì mì là màu đỏ cùng với các màu hồng, xanh nước biển đậm, xanh nước biển nhạt, xanh lá cây, vàng, vàng nâu, tím, trắng, đen Mặc dù, khi tách riêng từng chi tiết, so sánh từng bố cục thì vẫn có sự khác nhau tương đối giữa hai nhãn hiệu “Hảo Hảo” và “Hảo Hạng” Tuy nhiên, nhãn hiệu “Hảo Hảo” được bảo hộ tổng thể cả chữ, hình ảnh, màu sắc, cho nên, khi nhìn qua tổng thể của nhãn hiệu “Hảo Hạng” thì gần như tương đồng với nhãn hiệu “Hảo Hảo”, việc này có thể gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.

Thêm vào đó, khi đối chiếu, so sánh nhãn hiệu “Hảo Hạng” được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 119302 ngày 11/02/2009 với nhãn hiệu “Hảo Hạng” lưu hành trên thị trường thì nhãn hiệu “Hảo Hạng” này khác biệt so với mẫu nhãn hiệu

được bảo hộ về “cách trình bày chữ “Hảo Hạng” (không được bảo hộ riêng), cả hìnhtô mì, sắp xếp các con tôm và các chi tiết khác Nhãn hiệu cũng không có hai dải hoavăn hai bên cùng hình vát bốn góc đặc biệt là khác hẳn về màu chủ đạo là vàng vàvàng đậm…” Sự thay đổi mẫu nhãn hiệu “Hảo Hạng” trên thực tế này đã tạo nên

những điểm tương tự với nhãn hiệu “Hảo Hạng”, ví dụ như: Chữ “Mì” không còn nằm ngang hàng với chữ “Hảo Hạng” mà được thu nhỏ lại, đặt bên trên chữ “Hảo Hạng” khiến cho chữ Hảo Hạng được nằm chính diện gói mì; Chữ “Hảo hạng” không còn nằm ngang và thẳng trên bao bì, mà được đặt chéo về phía bên phải giống các bố trí chữ “Hảo Hảo” trên bao bì mì Hảo Hảo; Đổi màu sắc chủ đạo của bao bì mì “Hảo Hạng” từ màu vàng thành màu đỏ; Ngoài ra, Công ty Á Châu cho rằng nhãn hiệu “Hảo Hạng” đang bị tranh chấp là bao bì mì gói cải tiến của công ty, là sản phẩm thử nghiệm, nhưng nó lại được sản xuất, lưu hành trên thị trường Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 129 Luật SHTT 2005 thì chỉ cần thực hiện hành vi sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ gây sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa mà không có sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu là đã bị coi là thực hiện hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, không cần xét tới yếu tố đó là nhãn hiệu đang trong quá trình thử nghiệm hay không.

6

Ngày đăng: 15/04/2024, 20:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan