1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận logic học so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa logic hình thức và logic biện chứng

23 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Cũng như mọi ngành khoa học khác, logic học có lịch sử phần ngành và hợp ngành Trong bối cảnh hiện đại, logic học được thành hai lĩnh vực chính, đó là logic học hình thức và logic học bi

Trang 1

BÔ GIO DC V ĐO TO

TRƯỜNG ĐI HỌC SƯ PHM KỸ THUẬT TP HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

SO SNH SỰ GIỐNG NHAU V KHC NHAU GIỮA LOGIC HÌNH THỨCV LOGIC BIỆN CHỨNG

Giảng viên hướng dẫn PSG TS ĐON DỨC HIẾU:

Sinh viên thực hiện : 1 VÕ THANH THUẦN - 22145482 2 NGUYỄN HƯU TIẾN - 22145483 3 NGUYỄN THANH LÂM 22142340

Trang 2

BÔ GIO DC V ĐO TO

TRƯỜNG ĐI HỌC SƯ PHM KỸ THUẬT TP HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

SO SNH SỰ GIỐNG NHAU V KHC NHAU GIỮA LOGIC HÌNH THỨCV LOGIC BIỆN CHỨNG

Giảng viên hướng dẫn PSG TS ĐON DỨC HIẾU:

Sinh viên thực hiện : 1 VÕ THANH THUẦN - 22145482 2 NGUYỄN HƯU TIẾN - 22145483 3 NGUYỄN THANH LÂM 22142340 4 NGUYỄN HỒNG NHỰT - 22142367 5 THÁI PHẠM PHÚC KHANG - 22145387

Mã lớp học : INLO220405_22_2_06

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN:

Trang 4

Mục Lục

Phần 1 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1

1.3 Phương pháp nghiên cứu đề tài 2

1.4 Bố cục đề tài 2

Chương 1 3

SỰ GIỐNG NHAU GIỮA LOGIC HÌNH THỨC V LOGIC BIỆN CHỨNG 3

2.1.1 Logic hình thức và logic biện chứng đều phản ánh thế giới khách quan nhưng với góc độ và thứ bặc khác nhau 3

2.1.2 Logic hình thức và logic biện chứng bổ sung cho nhau 4

Chương 2 5

SỰ KHC NHAU GIỮA LOGIC HÌNH THỨC V LOGIC BIỆN CHỨNG 5

2.2.1 Về đối tượng nghiên cứu 5

2.2.2 Về các quy luật 6

2.2.3 Về các phương pháp nghiên cứu 6

2.2.4 Về khách thể nghiên cứu 8

2.2.5 Về nhiệm vụ của nhà logic học 9

2.2.6 Về vai trò của công cụ logic 9

2.2.7 Về phạm vi ứng dụng 10

2.2.8 Về ý nghĩa phương pháp luận 11

Chương 3 12

ỨNG DNG THỰC TẾ V LIÊN HỆ THỰC TIỄN LOGIC HỌC TRÊN 12

THẾ GIỚI V Ở VIỆT NAM 12

2.3.1 Ứng dụng thực tế của logic học 12

2.3.1.1 Logic toán và cơ sở toán học 12

2.3.1.2 Logic hỗn hợp trong kinh doanh đầu tư 13

2.3.2 Thực tiễn logic học trên thế giới 14

Trang 5

2.3.3 Thực tiễn logic học tại việt nam 15

2.3.3.1 Logic học và các cột móc lịch sử tại Việt Nam 15

2.3.3.2 Logic học trên giảng đường Việt Nam 16

DANH MC TI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 6

Phần 1 PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, trong bối cảnh nền kinh tế phát triển toàn diện, sự phát triển về một con người về một nhân thức và tư duy cũ ngày công hoàn thiên làm Tư duy am người ngày càng được mở rộng vùng chắc làm Nhiều chuyên gia mới cáu logic học ra đời: logic kiến thiết, logic đa tri, logic me, logic hình thái, vv Sự phát triển đó tâm cho logic học ngày càng thêm phong phú, mở ra những khả năng mới trong việc ứng dụng logic học vào các ngành khoa học và đời sống.

Cũng như mọi ngành khoa học khác, logic học có lịch sử phần ngành và hợp ngành Trong bối cảnh hiện đại, logic học được thành hai lĩnh vực chính, đó là logic học hình thức và logic học biện chứng Cả hai môn logic này đối nghiên cứu về quy luật, hình thức và phương pháp của tư duy, nhưng mỗi môn học lại nghiên cứu những mặt khác nhau với những góc độ và phương thức khác nhau.

Nếu như logic hình thức nghiên cứu những hình thức và quy luật tư duy phản ảnh sự vật trong trạng thái tĩnh, trong sự ổn định tương đối của chúng, thì logic hiện chúng lại nghiên cứu những hình thức và quy luật của tư duy phản ánh sự vận động và phát triển của thế giới khách quan.

Chúng ta thấy tầm quan trọng của logic trong cuộc sống như thế nào? Nhưng đừng nhầm lẫn giữa hai môn logic đã đề cập ở trên dẫn đến sự vận dụng các quy luật vào cuộc sống trở nên khó khăn Vì vậy, trong đề tài “ So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa logic hình thức và logic biện chứng “ sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ và sử dụng hiệu quả logic học.

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích Tìm hiểu và góp phần làm sáng tỏ những nội dung cơ bản về đối tượng:

và đặc điểm, quá trình vận dụng vào thực tiễn của logic hình thức và logic biện chứng Trên cơ sở so sánh sự giống nhau, khác nhau để đối chiếu, tổng kết những thành tựu, những hạn chế, rút ra những kinh nghiệm về áp dụng logic học trong mỗi người

1

Trang 7

Nhiệm vụ: Để đạt được những mục tiêu trên tiểu luận cần thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

Trình bày có hệ thống nhận thức, quan điểm đúng đắn và nội dung, đặc điểm của hai hình thức logic.

Tổng hợp, đánh giá, so sánh những thành tựu và những hạn chế của yếu tố con người trong quá trình áp dụng logic trong cuộc sống hiện nay.

Rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn cuộc sống về phát triển những kỹ năng có sử dụng đến logic trong thời đại hiện nay.

1.3 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là tìm hiểu, phân tích và tổng hợp

Trang 8

Phần 2NỘI DUNG

Chương 1

SỰ GIỐNG NHAU GIỮA LOGIC HÌNH THỨC V LOGIC BIỆN CHỨNG

2.1.1 Logic hình thức và logic biện chứng đều phản ánh thế giới khách quan nhưng với góc độ và thứ bặc khác nhau

Logic hình thức và logic biện chứng đều nhằm mục đích phản ánh thế giới khách quan và giúp ta đưa ra các luận điểm và kết luận hợp lý Tuy nhiên, chúng có góc độ và thứ bậc khác nhau.

Logic hình thức (formal logic) là hệ thống các quy tắc và nguyên tắc cơ bản để đánh giá tính chính xác của các luận điểm, dù đó có liên quan đến thực tế hay không Nó giúp xác định tính đúng đắn của các biểu thức logic bằng cách phân tích cấu trúc và hình thức của chúng, mà không cần phải quan tâm đến nội dung hay ý nghĩa của chúng Ví dụ, nếu chúng ta biết rằng "tất cả con chó đều có bốn chân" và "Milu là một con chó", thì chúng ta có thể kết luận rằng "Milu có bốn chân" vì đó là một kết quả hợp lệ của các quy tắc hình thức.

Logic biện chứng (dialectical logic), đối với đa số các trường hợp, tập trung vào việc áp dụng các quy tắc và nguyên tắc logic vào các vấn đề có liên quan đến thực tế, để tìm ra các giải pháp và luận điểm hợp lý Nó tập trung vào quá trình tranh luận và chứng minh, và tạo ra một hệ thống nhận thức phản ánh tính khách quan của thế giới Ví dụ, khi tranh luận về việc có nên hay không nên tăng thuế VAT, các luận điểm và chứng cứ sẽ được sử dụng để đưa ra kết luận hợp lý về chủ đề này.

Vì vậy, mặc dù cả hai hệ thống đều nhằm mục đích phản ánh thế giới khách quan, chúng có góc độ và thứ bậc khác nhau Logic hình thức tập trung vào tính chính xác của các biểu thức logic, trong khi logic biện chứng tập trung vào việc áp dụng các quy tắc và nguyên tắc logic vào các vấn đề thực tế để đưa ra các kết luận hợp lý.

Về góc độ, logic hình thức tập trung vào cấu trúc logic của một luận điểm, bao gồm các quy tắc, nguyên tắc và luật suy ra Nó đánh giá tính đúng đắn của một luận điểm dựa trên cấu trúc logic của nó, mà không cần quan tâm đến các bằng chứng cụ thể để chứng minh tính đúng đắn đó Ví dụ, nếu một luận điểm được sắp xếp theo cấu trúc

3

Trang 9

logic đúng, nhưng lại dựa trên các giả định sai, thì nó vẫn có thể được coi là đúng theo quan điểm của logic hình thức.

Trong khi đó, logic biện chứng tập trung vào các bằng chứng cụ thể để chứng minh tính đúng đắn của một luận điểm Nó yêu cầu các luận điểm phải được chứng minh bằng các bằng chứng hợp lý và khả thi, và các luận điểm này phải có liên kết hợp lý với các luận điểm khác Ví dụ, một luận điểm có thể được coi là sai nếu nó dựa trên các giả định sai hoặc không có bằng chứng hợp lý để chứng minh tính đúng đắn của nó.

Về thứ bậc, logic biện chứng được coi là một hệ thống lý luận cao hơn so với logic hình thức Nó yêu cầu các luận điểm phải có tính khả thi và hợp lý, cũng như các bằng chứng hợp lý để chứng minh tính đúng đắn của chúng Điều này giúp tạo ra một hệ thống luận lý toàn diện hơn, đảm bảo tính khả thi và hợp lý của các luận điểm Trong khi đó, logic hình thức tập trung vào cấu trúc logic của một luận điểm và có tính chất chủ yếu là thuật toán Nó được sử dụng rộng rãi trong toán học và khoa học máy tính, và thường được xem là một phần của logic biện chứng.

2.1.2 Logic hình thức và logic biện chứng bổ sung cho nhau

Logic hình thức cung cấp cho chúng ta một cách tiếp cận tập trung vào cấu trúc logic của các luận điểm Nó đánh giá tính đúng đắn của một luận điểm bằng cách kiểm tra tính hợp lý và logic của cấu trúc đó Nhưng logic hình thức không đánh giá tính đúng đắn của các giả định hay bằng chứng cụ thể mà một luận điểm dựa trên Logic biện chứng cung cấp cho chúng ta một phương pháp đánh giá tính đúng đắn của các luận điểm dựa trên các bằng chứng cụ thể và liên kết giữa các luận điểm Nó yêu cầu các luận điểm phải có tính khả thi và hợp lý và được chứng minh bằng các bằng chứng hợp lý Tuy nhiên, logic biện chứng có thể bỏ sót các giả định logic của các luận điểm.

Vì vậy, khi sử dụng cả hai phương pháp này, chúng ta có thể đánh giá tính đúng đắn của một luận điểm từ các góc độ khác nhau Logic hình thức có thể giúp chúng ta kiểm tra tính logic của một luận điểm, trong khi logic biện chứng giúp chúng ta xác định tính khả thi và hợp lý của nó Khi kết hợp cả hai phương pháp, chúng ta có thể đánh giá tính đúng đắn của một luận điểm một cách toàn diện hơn và chính xác hơn.

4

Trang 10

Chương 2

SỰ KHC NHAU GIỮA LOGIC HÌNH THỨC V LOGIC BIỆN CHỨNG

2.2.1 Về đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của logic học là những hình thức, những quy tắc, quy luật chi phối tư duy trong quá trình phản ánh hiện thực Hình thức luôn gắn liền với nội dung hay nói cách khác là không có hình thức nào mà lại không có nội dung Hình thức của tư duy cũng không ngoại lệ, tuy nhiên cái đặc thù ở hình thức của tư duy là nó không có nội dung tự thân mà khai thác nội dung từ bên ngoài (phản ánh thế giới khách quan); nói cách khác, đối tượng phản ánh (thế giới khách quan) quy định nội dung của hình thức của tư duy Duyên nghiệp nào thì nghiệp quả vậy Gắn với môi trường sống và năng lực phản ánh khác nhau thì sự tinh tế trong nội dung phản ánh cũng như sự chặt chẽ trong kết cấu của tư duy mỗi người có sự khác nhau nhất định Thậm chí với tư duy của hai người bất kỳ nào thì ta cũng có thể nhận thấy sự khác biệt nhất định về các hình thức (ý niệm, khái niệm, phạm trù, phán đoán, suy luận) và quy tắc tư duy Bởi vậy nói như Ayn Rand (1905-1982): “Sự khác biệt giữa trạng thái tinh thần của một đứa bé và của bạn nằm ở số lượng những thể hợp nhất khái niệm mà trí óc của bạn có thể thực hiện được” hay nói như nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn (1947): “Hãy cho tôi biết bạn suy nghĩ bằng những phạm trù nào, tôi sẽ nói bạn là người như thế nào”.

Xét các đối tượng trong không-thời gian rộng hơn thì ta sẽ thấy có hai loại hình tư duy (tư duy hình thức và tư duy biện chứng) và giữa chúng có sự khác biệt sâu sắc trong kết cấu tư duy “Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả“ Khi nghiên cứu cấu trúc tư duy phổ biến (tư duy hình thức) của chúng sinh thì tất yếu ta sẽ khái quát nên những hình thức (như khái niệm, phán đoán, suy luận) cùng với những quy tắc, quy luật liên kết giữa chúng (đối tượng nghiên cứu của logic hình thức) Khi nghiên cứu cấu trúc tư duy của những người minh triết, những người tạo ra bước ngoặt tư tưởng thúc đẩy văn minh nhân loại (như Lão Tử, Heraclitus, Socrates, Plato, Kant, Hegel, Marx,…) thì ta sẽ khái quát lên được những hình thức (như phạm trù, mâu thuẫn, chuyển hóa…) cùng với những quy tắc, quy luật biện chứng về sự hình thành, biến đổi, phát triển của chúng (đối tượng nghiên cứu của logic biện chứng) Tạo Hóa vốn không phân biệt

5

Trang 11

giữa cái gọi là Bồ Tát và chúng sinh; đó vốn chỉ là lý lẽ của con người trong quá trình định vị bản thân trên đường đời (đồng hành) Do đó, hai loại hình tư duy này đều tồn tại ở trong mỗi con người, chẳng qua là mỗi người thường thiên về kiểu tư duy nào hơn Trong quá trình định vị, người coi trọng “quả” sẽ thiên về tư duy hình thức; người coi trọng “nhân” sẽ thiên về tư duy biện chứng khi phản ánh mối liên hệ nhân quả định vị của bản thân ta.

2.2.2 Về các quy luật

Các quy luật cơ bản của logic hình thức là quy luật đồng nhất , quy luật cấm mâu thuẫn, quy luật bài chung và quy luật lý do đầy đủ Bốn quy luật phản ánh những mối liên hệ xác định của các vật, hiện tượng trong thế giới khách quan có ý nghĩa phổ biến đối với mọi suy nghĩ của con người, thể hiện rõ những yêu cầu về tính chính xác của hình thức tư duy Nếu không tuân theo những yêu cầu, quy tắc, quy luật đó, tư duy sẽ phạm lỗi logic và không thể đạt tới tri thức chủ thực Đồng thời, giúp con người nâng cao trình độ tư duy, rèn luyện khả năng tư duylogic, bảo đảm cho tư duy đạt độ chính xác, chặt chẽ, nhất quán, có căn cứ và không mâu thuẫn.

Những quy luật logic học hiện chứng đó là quy luật những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại, quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập, quy luật phủ định của phủ định Đây là những quy luật phát triển của tư duy từ cái bên ngoài đi vào cái bên trong, từ hiện tượng đi tới cái bản chất, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn, từ trực tiếp đến gián tiếp, từ trừu tượng đến cụ thể, từ chân lý tương đối đến chân lý tuyệt đối.

2.2.3 Về các phương pháp nghiên cứu

Logic hình thức chỉ nghiên cứu khía cạnh ổn định về chất (tính đồng nhất trừu tượng) của tư tưởng, bỏ qua sự biến đổi và phát triển của các hình thức tư duy Logic hình thức không chú ý tới nội dung phản ánh cụ thể mà trừu tượng hóa chúng, nghiên cứu tư tưởng như những cái cô lập nằm cạnh nhau theo một trật tự logic.

Ví dụ như Định lí Pitago thể hiện mối quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác vuông, định lý phát biểu rằng: “Bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông” (a2 = b2 + c2).

6

Trang 12

Trong Định lý này ta thấy một số điểm sau:

Thứ nhất, ta không thể biết tam giác vuông được nói tới ở đây cụ thể là tam giác nào, có kích thước cụ thể ra làm sao và nó phản ánh vật gì cụ thể trong thế giới khách quan này

Thứ hai, mối liên hệ biến đổi thể hiện ở đây chỉ là sự biến đổi về mặt lượng giữa cạnh huyền với hai cạnh còn lại chứ bản thân tam giác thì vẫn “ổn định về chất” là tam giác vuông Khi tam giác vẫn là tam giác vuông thì cạnh huyền vẫn là cạnh huyền, hai cạnh còn lại vẫn là hai cạnh góc vuông dù cho kích thước của chúng có thay đổi như thế nào đi chăng nữa (logic hình thức không quan tâm tới những sự biến đổi đó) Theo GS.TS.Tô Duy Hợp (1942): “Logic học hình thức chuyên khảo cứu logic của bản thân tư duy dưới dạng thuần túy Nghĩa là, ở đây nó sử dụng phép trừu tượng hóa khỏi nội dung cụ thể của thực tại khách quan và trừu tượng hóa khỏi nguồn gốc và cơ sở thực tiễn của quá trình tư duy đạt tới chân lý khách quan“.

Trong khi đó, logic biện chứng nghiên cứu tư tưởng một cách toàn diện (tính đồng nhất cụ thể), tức là nghiên cứu sự thống nhất và chuyển hóa giữa các hình thức tư duy Trong đó bao gồm cả việc nghiên cứu khía cạnh ổn định về chất của tư tưởng, bởi vì logic biện chứng xem trạng thái ổn định tương đối (đứng im) là một trường hợp riêng của sự vận động Theo GS.TS.Tô Duy Hợp: “Logic biện chứng chú trọng và tập trung khảo cứu logic của bản thân tư duy dưới dạng không thuần túy: nghĩa là xem xét nó trong mối liên hệ hữu cơ với logic của hoạt động nhận thức nói chung, của hoạt động thực tiễn và với logic của bản thân tồn tại Còn nói như Friedrich Engels (1820-1895): “Logic học biện chứng, trái lại, suy từ hình thức này ra hình thức khác; xác định mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng, chứ không phối hợp chúng với nhau, nó phát triển những hình thức cao từ những hình thức thấp“ Để dễ hiểu, ta có thể lấy một ví dụ gần với ví dụ trên như sau: Dựa vào sự hiểu biết về mối liên hệ giữa các loài (cá) và thực tiễn sản xuất, yêu cầu lựa chọn 3 loài cá nuôi trong một cái hồ để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất? Giải quyết được yêu cầu này đòi hỏi phải tuân thủ nhiều nguyên tắc chung và nguyên tắc đặc thù tương ứng với môi trường cụ thể Các nguyên tắc chung chẳng hạn: giữa chúng phải sống ở không gian hay tầng nước khác nhau để tránh xung đột, thậm chí phải khác nguồn thức ăn; kích thước lúc thả tương đối đồng

7

Ngày đăng: 15/04/2024, 18:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w