1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận chuyên đề ngành thiết kế đồ họa tại việt nam hiện nay

22 88 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ngành Thiết Kế Đồ Họa Tại Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Lê Thị Mỹ Linh
Người hướng dẫn THS. Vũ Ngàn Thương
Trường học Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Thiết kế đồ họa
Thể loại Tiểu luận chuyên đề
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,94 MB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tàiNgành Thiết kế Đồ họa hiện nay trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng gắn liền với với sự phát triển nhanh chóng của các kênh truyền thông từ n

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ MỸ LINH

***

NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TẠI

VIỆT NAM HIỆN NAY

Khoa: In và Truyền Thông MSSV: 23156021

TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ

Người hướng dẫn khoa học: 1.THS VŨ NGÀN THƯƠNG

TP Hồ Chí Minh, 2023

Trang 2

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ MỸ LINH

***

NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TẠI

VIỆT NAM HIỆN NAY

Khoa: In và Truyền Thông MSSV: 23156021

TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ

Người hướng dẫn khoa học:

1 THS VŨ NGÀN THƯƠNG

TP Hồ Chí Minh, 2023

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

PHẦN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 2

1.1 Lý do chọn đề tài 2

1.2 Khái niệm 2

1.2.1 Khái niệm thiết kế đồ họa (graphic design) 2

1.2.2 Phạm vi của từ hiện nay 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Phương pháp nghiên cứu 3

1.6 Kết cấu của tiểu luận 3

PHẦN 2 NỘI DUNG CHÍNH 4

2.1 Lịch sử hình thành ngành Thiết kế đồ họa 4

2.1.1 Tóm tắt lịch sử hình thành ngành Thiết kế đồ họa trên thế giới 4

2.1.2 Lịch sử thiết kế thủ công ở Việt Nam 4

2.2.3 Lịch sử thiết kế công nghiệp Pháp thuộc ở Việt Nam 5

2.1.2 Lịch sử hình thành ngành Thiết kế đồ họa ở Việt Nam 5

2.2 Nhu cầu ngành Thiết kế đồ họa 6

2.2.1 Nhu cầu ở các lĩnh vực của ngành thiết kế đồ họa tại Việt Nam 6

2.2.2 Các nhu cầu mới và phát triển mạnh mẽ sau dịch Covid-19 7

2.3 Những thuận lợi và khó khăn của ngành Thiết kế đồ họa 7

2.3.1 Các điểm thuận lợi của ngành Thiết kế đồ họa tại Việt Nam 7

2.3.2 Các khó khăn của ngành Thiết kế đồ họa tại Việt Nam 8

2.4 Những khuynh hướng thiết kế đồ họa lớn hiện nay tại Việt Nam 9

2.4.1 Chủ nghĩa tối giản 9

2.4.2 Minh họa vẽ máy, vẽ tay 10

2.4.3 Thiết kế bền vững và thân thiện với môi trường 10

2.5 Những thương hiệu về Thiết kế đồ họa nổi tiếng hiện nay 10

2.5.1 Baemin 10

2.5.2 Rio 11

2.5.3 Durex 11

PHẦN 3 KẾT LUẬN 12

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 4

PHẦN 1 PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Ngành Thiết kế Đồ họa hiện nay trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nóiriêng gắn liền với với sự phát triển nhanh chóng của các kênh truyền thông từnhững sản phẩm cầm tay cho đến những hình ảnh số qua các trang mạng xã hội.Đối mặt với sự phát triển nhanh chóng và phân nhánh đa dạng của ngành, một bàitiểu luận được viết ra như một bản tóm tắt về “Ngành Thiết kế Đồ Họa Việt Namhiện nay” là điều cần thiết cho sinh viên tìm hiểu về ngành và thực trạng của ngànhhiện nay

1.2 Khái niệm

1.2.1.Kháiniệmthiếtkếđồhọa(graphicdesign)

Nếu cắt nghĩa của từ Thiết kế đồ họa thành Thiết kế và Đồ Họa thì có thể hìnhdung rằng: Thiết kế (tạo nên một thành phẩm, vật dụng có công năng) và Đồ họa(Hình vẽ được hiển thị trên mặt phẳng - đa chất liệu và có khả năng nhân bản)

Từ Luận Án Tiến Sĩ nghệ thuật của TS Nguyễn Hồng Ngọc về đề tài “Thiết

kế đồ họa Việt Nam trong mối quan hệ với Mỹ thuật truyền thống” có kết luận vềkhái niệm của Thiết kế Đồ họa như sau: Không có một định nghĩa cố định cho từThiết kế đồ họa Sự thay đổi về khái niệm này thay đổi dựa trên phương thức sảnxuất ở từng thời kỳ

Từ kết luận đó của TS Nguyễn Hồng Ngọc, khái niệm thiết kế đồ họa cầnnhìn theo nhiều góc độ và cũng cho thấy các lĩnh vực của ngành này khi lấn sangcác ngành khác là không có biên giới.1

1.2.2.Phạmvicủatừhiệnnay

Ngành thiết kế đồ họa luôn thay đổi liên tục, đòi hỏi nguồn nhân lực nhưngcùng đồng thời có tính đào thải cao Ở tiểu luận này, “hiện nay” sẽ nằm trong phạm

Trang 5

vi thuộc giai đoạn thế kỉ XXI Tập trung nhiều hơn ở giai đoạn gần sau và trướckhởi phát dịch Covid-19 vì đây là một dấu mốc quan trọng trong sự thay đổi về nhucầu của nhóm ngành truyền thông nói chung và Thiết kế đồ họa nói riêng Tuynhiên, các khảo sát sau dịch Covid-19 chưa có sự kết nối rõ ràng với nhau nên chủyếu nghiên cứu tài liệu sẽ nằm ở giai đoạn 2018-2020.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Nắm được các vấn đề cơ bản của ngành Thiết kế Đồ Họa như lịch sử, nhu cầu,thực trạng, xu hướng Từ các dữ liệu đã nghiên cứu, có cái nhìn tổng quan về ngànhThiết kế Đồ họa và áp dụng vào học tập, thiết kế và nghiên cứu sau này

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận tập trung vào việc nghiên cứu về ngành Thiết kế Đồ họa hiện naythuộc phạm vi lãnh thổ Việt Nam

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Tham khảo các kết luận, dữ liệu của các bài luận án, luận văn, tiểu luận liênquan và các khảo sát cộng đồng thuộc các trang mạng nổi bật của ngành Thiết kế

Trang 6

ý nghĩa nào đó (Ideas & Concepts), dần dần tạo nên kinh nghiệm quen thuộc bằnghình ảnh (Graphic Form) Từ những hình ảnh đó đã tạo nên các tín hiệu để conngười truyền thông tin cho nhau Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển củangành thiết kế đồ họa, chữ viết (văn tự) và in ấn là hai yếu tố quan trọng, mỗi giaiđoạn lại có những phát minh mới thay thế cho các phát minh cũ.”2

Như vậy, sự xuất hiện của Thiết kế đồ họa đã có từ xưa và tiếp tục phát triểnqua các cuộc in ấn, khắc vẽ thông qua các hoạt động như ghi chép, truyền giáo,trang trí từ thời bộ lạc, chủ nô và phong kiến Sau đó, được mở rộng lĩnh vực khichủ nghĩa tư bản xuất hiện, đòi hỏi lượng giá trị thặng dư lớn nhờ sản xuất hàng loạt

đi cùng với chủ nghĩa công năng Sau chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai vàchiến tranh lạnh, vấn đề tuyên truyền tư tưởng và nhu cầu tiêu dùng của giai cấpchiếm đa số đã tạo nên sự phổ biến rộng rãi của các sản phẩm thiết kế đồ họa đếnngày nay

2.1.2.LịchsửthiếtkếthủcôngởViệtNam

Nổi bật của đồ thủ công mỹ nghệ thời phong kiến còn sót lại đến ngày nay củaViệt Nam là những món đồ gốm, đồ đồng với hoa văn đặc sắc Bên cạnh đó còn cónghệ dệt thủ công nhưng chiến tranh không để lại được nhiều dấu tích về các sảnphẩm dệt thời Lý, Trần.3

Trang 7

Tương tự với sự phát triển của Thiết kế đồ họa thế giới, sự thay đổi chế độ và

sự xuất hiện của các giai cấp mới tạo nên sự thay đổi mới cho ngành Thiết kế đồhọa tại đất Việt từ thuở xưa

Trước 1975, thiết kế đồ họa phân nhánh ở khu vực miền Bắc và miền Nam dothuộc hai chế độ nhà nước khác nhau Ảnh hưởng ít nhiều từ hai nền nghệ thuật củahai nước đứng đầu hệ thống Xã hội chủ nghĩa (Liên Xô) và Tư bản chủ nghĩa (HoaKỳ) là chủ nghĩa kết cấu (chủ nghĩa cấu tạo) và nghệ thuật đại chúng (Pop Art -Popular Art) Tuy nhiên, tính chất thủ công và trang trí mang bản sắc văn hóa dântộc vẫn thống trị các sản phẩm ở nước ta

Sau 1975, đất nước thống nhất theo chế độ Xã Hội chủ nghĩa, đây là thời kì bịbao vây, cấm vận Đi kèm theo đó là các cuộc chiến tranh biên giới liên miên và chỉkết thúc khi mỹ bỏ cấm vận vào năm 1994 Đây cũng là thời bao cấp của Việt Nam.Các hoạt động truyền thông nhằm quảng cáo sản phẩm thường thấy của kinh tế thịtrường không phát triển được trong giai đoạn này

Sau 1986, chính sách Đổi Mới được thực hiện và chế độ bao cấp được gỡ bỏ.Một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ra đời, tạo tiền đề chotruyền thông quảng cáo phát triển sau này

Giai đoạn dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu đã khiến nhiều ngành nghề bịđình trệ, nhu cầu tiêu dùng giảm ở các sản phẩm không liên quan đến sức khỏe, họctập Các doanh nghiệp giảm sản xuất, cắt giảm nhân viên, phá sản Ngành Thiết kế

đồ họa, với nguồn nhân lực lớn và có tính đào thải cao, bước vào giai đoạn thay đổilớn về tư duy, khái niệm và nhu cầu

Trang 8

2.2 Nhu cầu ngành Thiết kế đồ họa

2.2.1.NhucầuởcáclĩnhvựccủangànhthiếtkếđồhọatạiViệtNam

Theo trangbradmatsushita.com, Thiết kế đồ họa trên toàn cầu tồn tại nhiềulĩnh vực khác nhau, có sự giao thoa và đòi hỏi sự nghiên cứu từ người thiết kế như:(hình 2.2.1.1)

- Thiết kế đồ họa quảng cáo (Graphic)

- Thiết kế ấn phẩm (Print)

- Thiết kế động (Motion)

- Thiết kế trang điện tử (Web)

- Thiết kế sản phẩm (Product)

- Thiết kế tương tác (Interaction)

- Thiết kế trải nghiệm người dùng (UX)

- Thiết kế giao diện người dùng (UI)

- Thiết kế truyền thông (Visual)

- Thiết kế minh họa (illustration)

Đi cùng theo đó là nhu cầu ở từng lĩnh vực có sự khác biệt tùy theo xu hướngtiêu dùng của đối tượng thiết kế nhắm đến

Theo bài viết, “Có rất nhiều tên gọi và thậm chí cả lĩnh vực tôi đã bỏ qua hoàntoàn hoặc một phần Tuy nhiên, những tên gọi được liệt kê ở trên chiếm phần lớncác vị trí mà các công ty đang tuyển dụng trong năm 2018 và có rất nhiều nhầm lẫntrong các nhóm này.”4

Ở Việt Nam, các lĩnh vực này cũng phổ biến và thường xuyên được nhắc đếnkhi tuyển dụng Tuy nhiên, sự phân chia không có sự rõ ràng mà chỉ gọi chung là

“Thiết kế đồ họa” Điều này dẫn đến các khảo sát tại Việt Nam có sự chênh lệch rõrệt về nhu cầu nhóm ngành thiết kế khi mà ngành Thiết kế đồ họa chiếm đến 70%(theo khảo sát tại Đà Nẵng năm 2021) (hình 2.2.1.2)

Theo trang nextmsc.com, các khảo sát từ nước ngoài về ngành Thiết kế đồ họatại Việt Nam có được những mảng lớn sau: Thiết kế bao bì, Thiết kế trang điện tử,

Trang 9

giao diện, thiết kế nhận diện thương hiệu, thiết kế quảng cáo và truyền thông, Kiếntrúc và các mảng khác là số nhỏ.5(hình 2.2.1.3)

Như vậy, sự phát triển của ngành Thiết kế đồ họa tại Việt Nam tập trung vàomảng truyền thông thương hiệu số do sự phát triển của Internet và sự dễ dàng buônbán trên các nền tảng Từ đó cho thấy nhu cầu chính của ngành Thiết kế đồ họaxoay quanh quảng cáo sản phẩm tiêu dùng Nhu cầu nhân lực cho mảng này là rấtlớn và sẽ tiếp tục tăng trưởng khi ngành dịch vụ và công nghiệp đang trên đà pháttriển lại sau dịch Covid-19 sau thời gian bị đóng băng

2.2.2.CácnhucầumớivàpháttriểnmạnhmẽsaudịchCovid-19

Sau dịch Covid-19, có hai trào lưu mạnh mẽ xuất hiện là quảng cáo thực tế ảo

và quảng cáo tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI) Điều này đánh dấu sự gia nhập của

AI, thực tế ảo vào thị trường Thiết kế đồ họa ở mảng phố biến nhất của ngành,quảng cáo

Theo các dự đoán về trí tuệ nhân tạo (AI), AI có năng xuất cao hơn, sẽ sớmchiếm lấy một phần thị phần của ngành thiết kế cho mục đích quảng cáo Tuy vậy,

AI vẫn còn các mặt hạn chế cho sản phẩm đồi hỏi cấu trúc cao như con người, convật và vẫn cần con người xử lý trước và hậu kì

Thiết kế thực tế ảo xuất hiện nhờ công nghệ thực tế ảo đã có từ trước và doquãng thời gian bị phong tỏa do dịch bệnh Dù vậy, các nhu cầu mới này chưa đếnđược Việt Nam do hạn chế về công nghệ hay khả năng tiếp cận của sản phẩm

2.3 Những thuận lợi và khó khăn của ngành Thiết kế đồ họa

2.3.1.CácđiểmthuậnlợicủangànhThiếtkếđồhọatạiViệtNam

Ngành Thiết kế đồ họa phát triển nòng cốt dựa trên việc thiết kế quảng cáo Vìvậy, cùng với sự phát triển của môi trường ảo đã giúp các sản phẩm quảng cáo đếngần dễ dàng hơn, thuận lợi tiếp cận hơn với người dùng, đòi hỏi lượng nhân lực lớn

để mở rộng và thay thế liên tục

Trang 10

Một điểm thuận lợi khác của ngành Thiết kế đồ học là tính mở rộng của nódựa vào các công nghệ phát triển ở thành phố hoặc những môi trường ảo đang tăngtrưởng Ví dụ tiêu biểu là sự phát triển của ứng dụng Tiktok đã tạo nên lối quảngcáo ba giây đầu mỗi lần lướt trang hoặc phong trào nghe nhạc Spotify khi quảng cáođược thay thế bằng âm thanh bắt tai Như vậy, người thiết kế cần có sự sáng tạo vềcách thức, hình thức quảng cáo để bắt kịp các xu hướng.

Điểm thuận lợi tiếp theo là mức lương khởi điểm tiềm năng, cao hơn nhómngành quảng cáo khác Theo khảo sát của các trang tuyển dụng, mức lương trungbình hằng tháng của Designer năm 2020 có sự giao động lớn từ tám triệu đồng đến

25 triệu động Điều này cho thấy sức tăng trưởng trong ngành trong giai đoạn từtuổi 20-35 của người thiết kế là sự tăng trưởng mạnh Chỉ một số ít bước vào vị trígiám đốc nghệ thuật sẽ tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp (hình 2.3.1.1)

Theo khảo sát từ Vietdesigner – Diễn đàn designer lớn nhất Việt Nam, mứclương của Giám đốc nghệ thuật (Art director) 3-5 năm kinh nghiệm sẽ dao độngtrong khoảng 1500 – 3000 USD/ tháng (tương đương 35 – 65 triệu/ tháng).6Điểm thuận lợi cuối cùng mà người viết nắm bắt được là lan tỏa của xu hướng

có thể dự đoán được Thiết kế đồ họa tại Việt Nam đến hiện nay, các phong tràophần lớn đi sau Trung Quốc hoặc Mỹ, vì ảnh hưởng từ quốc gia đông dân nhất thếgiới hoặc chủ nghĩa tiêu dùng Mỹ Ví dụ cho nhận định này là các phong trào củaTiktok Trung Quốc sẽ trở thành xu hướng trên Tiktok ở Việt Nam và rồi mới đượcViệt hóa Hoặc một ví dụ khác cho chủ nghĩa tiêu dùng Mỹ là thương hiệu Applevới xu thế về tính bền vững và thân thiên môi trường

2.3.2.CáckhókhăncủangànhThiếtkếđồhọatạiViệtNam

Đi cùng với vấn đề nhân lực lớn là trình độ và khả năng đào tạo Theo bàiNghiên cứu lý luận của tác giả Nguyễn Văn Tình trên trang Đại Học Sư phạm Nghệthuật trung ương có viết như sau: “Việc đào tạo mang tính thực dụng hơn sáng tạothường sinh viên tốt nghiệp sẽ trở thành kỹ thuật viên hơn là nhà thiết kế.”7

6 (ThiếtKếLươngBaoNhiêu?, n.d.)

Trang 11

Như vậy, việc chỉ chú trọng vào tấm bằng đại học hơn là kiến thức đại học sẽtạo nên sự giới hạn về sáng tạo và phần nhân lực thiếu kiến thức cơ bản về thẩm mỹ

sẽ dễ bị đào thải sau 30-35 tuổi vì khi này sức tư duy sáng tạo mỹ thuật đã khôngcòn đủ

Vì mức lương cho Thiết kế đồ họa là thuộc nhóm cao hoặc trung bình cao nêncác doanh nghiệp không mặn mà khi giữ người thiết kế lâu năm trong công ty mà sẽtuyển mới và đào tạo lại với mức lương thấp hơn Từ đó tạo nên phong trào làmviệc tự do của người thiết kế để đảm bảo tài chính cho bản thân trong tương lai khiđến độ tuổi bị đào thải

Đi cùng với khả năng dự đoán xu hướng dễ dàng là vấn đề bản sắc văn hóa.Quảng cáo mang âm hưởng Việt được xem là hiếm có khó tìm Một phần do xuhướng đến và đi nhanh, một phần nữa do sức sáng tạo và thấu hiểu bản sắc chưa đủ

và cuối cùng là ảnh hưởng của chủ nghĩa công năng từ thế kỷ XX đến nay

Về thiết kế mang theo được bản sắc Việt có thể kế đến thương hiệu Beamin,các chiến dịch bao bì lon nước của Cocacola, quảng cáo tinh tế và hài hước củaDurex Các thiết kế này đã có sự nghiên cứu bài bản về văn hóa và nếp sống ởnước sở tại trước khi công bố bộ nhận diện thương hiệu của họ

2.4 Những khuynh hướng thiết kế đồ họa lớn hiện nay tại Việt Nam

Khuynh hướng thiết kế đồ họa lớn là những khuynh hướng trụ được trong cácsản phẩm thiết kế trong thời gian dài và có tính hiệu quả trong quảng cáo Ví dụ nhưchủ nghĩa tối giản, minh họa - vẽ tay, thiết kế bền vững và thân thiên môi trường,hình học, sự hoài cổ

2.4.1.Chủnghĩatốigiản

Đi cùng với chủ nghĩa công năng sau thời kì chiến tranh thế giới Chủ nghĩatối giản đã trở thành khuynh hướng phổ biến cho các sản phẩm quảng cáo nhằmđơn giản hóa thông điệp đến người xem

Ở Việt Nam, chủ nghĩa tối giản không được thể hiện giống với các nước có thếmạnh truyền thông Chúng trở nên màu sắc hơn, phù hợp với thế hệ lao động sinh

Trang 12

năm 1970-1990, những thông điệp truyền tải chưa thực sự thành công trong việctóm gọn nội dung Với sự thay đổi lao động khi lứa 2000 gia nhập thị trường laođộng, chủ nghĩa tối giản dần có sự thay đổi và hướng đến sự tối giản mà các nước

có thế mạnh truyền thông đang và đã sử dụng.( Hình 2.4.1)

2.4.2.Minhhọavẽmáy,vẽtay

Thiết kế đồ họa là một ngành Mỹ Thuật Ứng Dụng Người thiết kế có khảnăng về Mỹ Thuật, có cái nhìn thẩm mỹ nên khả năng về vẽ minh họa Các sảnphẩm này cần khả năng sáng tạo cao và cũng là góc độ hoa mỹ, thủ công truyềnthống của ngành Vì vầy, khuynh hướng minh họa phát triển theo nhu cầu đồ họa sốnhư bìa sách, trò chơi điện tử, thời trang, của xã hội (hình 2.4.2)

2.5 Những thương hiệu về Thiết kế đồ họa nổi tiếng hiện nay

2.5.1.Baemin

Vào năm 2019, ứng dụng giao thức ăn của Hàn Quốc - Baemin, chính thứcchào sân Việt Nam và gây ấn tượng với bộ nhận diện màu xanh bạc hà được thiết kếbởi team Rice Creative.8Baemin đã thiết kế riêng cho thị trường Việt Nam một bộphông chữ tên BM Daniel vào năm 2019 Năm 2021, bộ phông chữ này đã thắnggiải thưởng lớn nhất tại Lễ trao giải quốc tế Red Dot Awards 2021 Bộ phông chữnày mang sắc thái Việt nhằm thân thiện với người tiêu dùng tại Việt Nam.9

8 (BAEMINVà"BộSưuTập"NhữngChiếnDịchđáNhVàoCảmXúcNgườiTiêuDùng|KimThảo,

2023)

Ngày đăng: 15/04/2024, 18:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w