Họ là những người đặc biệt -những con người vừa phải đấu tranh với tất cả -những vấn đề bình thường của tuổi mới lớn đồng thời còn phải đấu tranh với sự tổn thương về thể xác, tâm hồn, t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
- Xâm hại tình dục là những từ ngữ "xấu xí" chứa đựng những hành vi "bỉ ổi" nhưng vẫn xảy ra trong cuộc sống Ở ngoài kia có hàng ngàn trẻ em đang phải chịu đựng nỗi đau do bị xâm hại tình dục nhưng liệu trong số đó có bao nhiêu em dám nói ra sự thật, dám đối mặt với những nỗi đau đó? Họ là những người đặc biệt -những con người vừa phải đấu tranh với tất cả -những vấn đề bình thường của tuổi mới lớn đồng thời còn phải đấu tranh với sự tổn thương về thể xác, tâm hồn, tình cảm, tinh thần khi bị xâm hại tình dục Thực trạng đó có giải pháp nào để khắc phục?
- Thời gian qua trên địa bàn một số huyện, thị xã, thành phố, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực trẻ em có xu hướng gia tăng về số lượng; việc phát hiện, ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ em và quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại có nơi chưa kịp thời Đề tài đưa ra những kiến nghị cần thiết để giảm thiểu tình trạng xâm hại tình dục trẻ em, như tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ, kết hợp giữa nhà trường và gia đình giáo dục ý thức tự bảo vệ mình cho trẻ em; đề xuất cần tăng mức khung hình phạt đối với các loại tội phạm liên quan đến xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em để răn đe, giáo dục và cảnh tỉnh.
- Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Vấn đề xâm hại tình dục trẻ em ở nước ta hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình, qua đó em hi vọng có thêm những hiểu biết đúng đắn về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em, góp phần làm rõ, nâng cao vai trò và trách nhiệm của gia đình, nhà tr ờng và xã hộiư trong việc hỗ trợ và phòng ngừa các vấn đề về xâm hại tình dục trẻ em đang diễn ra hết sức phức tạp trong giai đoạn hiện nay, giúp các em có một sức khỏe tinh thần vững mạnh, phát triển tốt về mọi mặt, trở thành một ng ời chủư tương lai của đất n ớc Đồng thời thông qua đề tài này em mong muốn có thểư phổ biến rộng rãi, giúp mọi ng ời có ý thức phòng tránh tốt hơn, bảo vệ chínhư con em chúng ta, vì t ơng lai của mỗi chúng ta và cũng là của n ớc nhà.ư ư
2 Lịch sử nghiên cứu
Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam, các tài liệu nghiên cứu thường chỉ ra dưới các hình thức như sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề này như: Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, chống hành vi bạo lực
Trang 4tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái tại thành phố Hà Nội, Bản ghi chép tóm lược về khai thác kinh doanh tình dục trẻ em, quỹ nhi 2014 Báo động tình trạng trẻ bị người thân xâm hại của Như Lịch Nay em xin làm sáng tỏ một số lý luận về trẻ em, khái niệm xâm hại tình dục trẻ em, thực trạng, nguyên nhân của vấn nạn này ở nước ta hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm ngăn chặn nạn xâm hại tình dục ở trẻ em.
3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về xâm hại tình dục trẻ em, thực tiễn tình hình đã và đang diễn ra trong giai đoạn hiện nay nên có nhận thức đúng với độ chính xác và rõ ràng hơn về các hành vi và nguyên nhân gây hấn xâm hại tình dục trẻ em, trên cơ sở đó, góp phần bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trẻ được tốt hơn, xử lý kiên quyết và nghiêm minh với những người có hành vi xâm hại thân thể, nhân phẩm của trẻ em.
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ các lý luận về quyền trẻ em, các hành vi xâm hại tình dục trẻ em, nêu bật lên thực trạng đáng báo động của vấn nạn này trong xã hội n ớcư ta hiện nay, trên cơ sở đó xây dựng những biện pháp đấu tranh, phòng ngừa nạn xâm hại tình dục trẻ em.
5 Giả thuyết nghiên cứu
- Hiện nay số liệu trẻ em bị xâm hại tình dục rất nhiều, các trẻ đều gặp rất nhiều khó khăn về thể chất, tâm lý và về việc hòa nhập với xã hội.
- Vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ bị xâm hại tình dục và gia đình trẻ bị xâm hại tình dục là vô cùng cần thiết trong việc kết nối, giúp đỡ về thể chất, tâm lý, hòa nhập cộng đồng nhất là hoạt động công tác xã hội cá nhân.
- Nếu nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho trẻ bi xâm hại tình dục thì trẻ sẽ tự tin vượt qua những khó khăn và nhanh chóng hòa nhập cộng đồng.
6 Đôi tượng và khách thể nghiên cứu6.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ trẻ bị xâm hại tình dục tại TP.HCM.6.2 Khách thể nghiên cứu
Trang 5Phỏng vấn gia đình, bạn bè, trường học, cán bộ trẻ em Nghiên cứu một trường hợp là trẻ em bị xâm hại tình dục.
7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
7.1 Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu vai trò của nhân viên hoạt
động công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục.
7.2 Phạm vi về thời gian: từ năm 2011 đến 20207.3 Phạm vi về không gian: khu vực TP.HCM8 Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phù hợp.
9 Phương pháp nghiên cứu9.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Dựa vào các tài liệu đã tìm hiểu trong phần tổng quan, tài liệu liên quan về trẻ em, trẻ em bị xâm hại tình dục, vai trò của nhân viên công tác xã hội tỏng việc hỗ trợ trẻ bị xâm hại tình dục, chính sách bảo vệ trẻ bị xâm hại tình dục, ngoai ra tìm hiểu thêm về những lý thuyết áp dụng trong việc nghiên cứu đề tài.
9.2 Phương pháp điều tra xã hội học
Sử dụng bảng hỏi, bảng phỏng vấn và tài liệu thứ cấp để thu thập những thông tin về thực trạng công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ bị xâm hại tình dục
10.Dự kiến cấu trúc của báo cáo
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, mục lục, kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUÂN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP TRẺ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC
Chương 2.THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP TRẺ BỊ XÂM HẠI TẠI TP.HCM
Chương 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 6CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUÂN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊNCÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP TRẺ BỊ XÂM
HẠI TÌNH DỤC
I Một số khái niệm1.Khái niệm công tác xã hội
Hiệp hội công tác xã hội quốc tế và các trường đào tạo công tác xã hội quốc tế (2011) thống nhất một định nghĩa về công tác xã hội như sau: “Công tác xã hội là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người Công tác xã hội sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với với môi trường sống.”
2.Khái quát chung về trẻ em2.1 Khái niệm trẻ em
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ Trẻ em vận động và phát triển theo quy luật riêng Tâm lý học lứa tuổi quyết định các giai đoạn khác nhau trong lứa tuổi của trẻ em, chẳng hạn: trẻ sơ sinh, độ tuổi mẫu giáo nhỏ, độ tuổi mẫu giáo lớn, tuổi vị thành niên, độ tuổi thanh niên.
Căn cứ vào luật pháp quốc tế và do đặc điểm khác nhau của mỗi quốc gia, việc xác định độ tuổi của trẻ em cũng khác nhau Tuy nhiên, theo Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành: "Trẻ em là người dưới 16 tuổi" (Điều 1, luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004) Đây là tuổi đang trong quá trình phát triển tâm sinh lý và nhận thức chưa được hoàn thiện, vì vậy cần có sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt về mọi mặt, cả về thể chất lẫn tinh thần từ gia đình, nhà trường và xã hội.
2.2 Khái niệm về xâm hại trẻ em
- Định nghĩa về lạm dụng (xâm hại/ ngược đãi) trẻ em của Tổ chức y tế thế giới: “ Tất cả các hình thức ngược đãi về tình cảm hoặc thân thể, lạm dụng tình dục, sao nhãng hoặc đối xử lơ đãng hoặc khai thác vì mục đích thương mại hoặc khai thác dẫn đến tổn hại hoặc có nguy cơ dẫn đến tổn hại tới sức khỏe, sự sống còn, sự phát triển hoặc nhân phẩm của trẻ trong bối cảnh có liên quan đến trách nhiệm, sự tin cậy hoặc quyền lực”.
Trang 7*Khái niệm “Xâm hại trẻ em” của Liên Hiệp Quốc:
- Xâm hại trẻ em hay ngược đãi là tất cả các hình thức đối xử tồi tệ về mặt tình cảm hay thể chất, xâm hại tình dục hay các mục đích khác gây ra tổn hại thực tế hay tiềm ẩn đối với sự phát triển, sự sống còn, sức khỏe hay nhân phẩm của trẻ khi xét về trách nhiệm, lòng tin hay quyền hành.
- Trên khắp thế giới, có bốn hình thức xâm hại được thừa nhận bao gồm: Xâm hại thể xác, xâm hại tình dục, xâm hại tâm lý/tình cảm và Sao nhãng Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia khác nhau, do những đặc trưng về lịch sử, chính trị, văn hóa và xã hội có những cách phân chia phù hợp hơn Tại Việt Nam có các hình thức xâm hại phổ biến:
1 Xâm hại (trừng phạt) thân thể 2 Xâm hại tâm lý/tình cảm
2.3 Khái niệm về xâm hại tình dục trẻ em
- Theo Luật Trẻ em số 102/2016 / QH13 ngày 05/4/2016, xâm hại tình dục trẻ em là đe dọa dùng vũ lực, cưỡng bức, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em thực hiện hành vi bạo lực , bao gồm cưỡng hiếp, cưỡng dâm, giao cấu, khiêu dâm với trẻ em và sử dụng trẻ em vào hoạt động mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức
- Lạm dụng tình dục không chỉ gây ra những vết sẹo về thể xác ở trẻ em mà còn là những vết thương lớn về tinh thần Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của lạm dụng tình dục trẻ em mà các triệu chứng từ nhẹ đến nặng Với những trẻ có thần kinh yếu sẽ dễ lên cơn hoảng loạn, biếng ăn, suy nhược cơ thể, trầm cảm, rối loạn tâm thần và thậm chí có thể tự tử Ngoài ra, do quan hệ tình dục không an toàn, hậu quả có thể để lại mang thai ngoài ý muốn, lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ảnh hưởng đến rối loạn tình dục khi trưởng thành.
- Theo một số nghiên cứu cho thấy rằng tất cả trẻ em trong cộng đồng đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục, kể cả những trẻ em sống trong các gia đình nghèo hoặc khá giả Không chỉ trẻ em gái mà trẻ em nam cũng có thể là nạn nhân của xâm hại tình dục Đa số nạn nhân của xâm hại tình dục là trẻ em dưới 16 tuổi Nhiều em chưa đến tuổi đi học, thậm chí mới mười tháng tuổi đã trở thành nạn nhân của những kẻ bắt nạt
Trang 8- Thủ phạm xâm hại tình dục trẻ em cũng có nhiều hình thức: Có người mới 14-15 tuổi, nhưng có người đã ngoài 60, 70, 80 tuổi Hầu hết những kẻ bạo hành thường dành nhiều thời gian để xây dựng mối quan hệ thân thiết với trẻ như tặng quà, tiền, túi thức ăn, v.v tạo lòng tin hoặc sự ảnh hưởng của họ để dụ dỗ, đe dọa thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em Nhiều người thường nghĩ rằng lạm dụng tình dục chỉ xảy ra ngẫu nhiên bởi một người lạ, nhưng theo các nghiên cứu, nạn nhân lạm dụng tình dục trẻ em phổ biến nhất là các thành viên trong gia đình hoặc những người quen khác như bạn bè gia đình, hàng xóm, người trông trẻ, thậm chí đôi khi là giáo viên của trẻ - những người mà hầu hết các bậc cha mẹ đều dành sự tôn trọng và tin tưởng tuyệt đối Theo các nhà nghiên cứu, tỷ lệ trẻ em bị người lạ xâm hại tình dục chỉ khoảng 10%.
II Các hoạt động và vai trò của nhân viên công tác xã hội trongviệc hỗ trợ trẻ bị xâm hại tình dục
- Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ bị xâm hại tình dục là can
thiệp vào cuộc sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng và hệ thống xã hội giúp thân chủ đạt được sự thay đổi xã hội, giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ của con người và cải thiện an sinh xã hội Để đạt được điều này, nhân viên xã hội phải thực hiện các chức năng tham vấn, trị liệu, thương lượng, hòa giải, giáo dục, đồng hành, nghiên cứu và vận động chính sách.
- Khi nhân viên công tác xã hội ở những vị trí khác hau thì vai trò của họ cũng sẽ khác nhau Tùy theo chức năng, năng lực bản thân và nhóm đối tượng mà họ làm việc.
- Đối với nhân viên xã hôi làm việc với trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ em bị xâm hại tình dục, nhân viên công tác xã hội có vai trò cụ thể như sau:
Nhận biết được nhu cầu của trẻ và đứng trên quan đểm phát triển của trẻ để từ đó giải quyết các vấn đề một cách thích hợp.
Hiểu biết khá sâu rộng về nhiều lĩnh vực, nhận thức được thế giới nội tâm của trẻ về vấn đề mà trẻ đang gặp phải
Nhân viên công tác xã hội là người có thể giúp các em chia sẻ những khó khăn, mong muốn của trẻ Để làm được diều này nhân viên công tác xã hội cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng về tâm lý lứa tuổi trẻ em Tạo sự thân mật, gần gũi, biết lắng nghe những tâm tư nguyện vọng và tôn trọng ý kiến của các em.
Là cầu nối giúp các em tiếp cận với các nguồn lực hỗ trợ như: cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, các trung tâm trợ giúp pháp lý, tổ chức xã hội,…
Trang 9 Là người tham vấn giúp các em nhận thức được vấn đề mà các em đang gặp phải, nâng cao năng lực cho các em và hướng dẫn giúp các em giải quyết vấn đề.
Trang 10CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘITRONG TRỢ GIÚP TRẺ BỊ XÂM HẠI TẠI TP.HCM
I.Thực trạng về xâm hại tình dục trẻ em ở nước ta hiện nay.
- Tính đến tháng 6 năm 2019, có 2.052.279 trẻ trên địa bàn TP Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại và xâm hại tình dục có xu hướng gia tăng, với thủ đoạn ngày càng tinh vi - Cụ thể, từ năm 2011 đến năm 2014, trên địa bàn thành phố có 691 trẻ em bị bạo lực, xâm hại và xâm hại tình dục Từ năm 2015 đến tháng 6/2019, trên địa bàn Thành phố có 782 trẻ em bị bạo lực, xâm hại và xâm hại tình dục (43 trẻ em trai, 739 trẻ em gái), trong đó có 695 trẻ em bị xâm hại tình dục
- Tuy nhiên, con số này không phản ánh hết thực tế vì nhiều gia đình đã chọn cách im lặng và khả năng nhận thức của trẻ về vấn đề xâm hại Đối xử tệ hại ảnh hưởng đến trẻ em ở các mức độ khác nhau, đặc biệt là chấn thương trong suốt phần đời còn lại của trẻ Trong tổng số các vụ xâm hại trẻ em nêu trên, đau lòng là có 6 trẻ em tử vong; 6 trẻ em bị thương; 14 trẻ em bị rối loạn tâm thần; 86 trẻ em mang thai, 9 em phải bỏ học và 661 em bị ảnh hưởng về thể chất và tinh thần
- Số trẻ em bị xâm hại được trợ giúp pháp lý và các hình thức trợ giúp pháp lý khác từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2019 là gần 1.000 em Số trẻ em bị xâm hại đang được cơ quan tư pháp giám định là hơn 1.500 em.
II.Nguyên nhân dẫn đến xâm hại tình dục trẻ em
Yếu tố cá nhân (Trẻ em)
-Thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi: trẻ chưa biết cách tự nhận biết các bộ phận trên cơ thể mình (kể cả vùng kín), dẫn đến nhiều trẻ bị bạo hành mà không thể nhận ra mình Thiếu kiến thức và kỹ năng phòng chống xâm hại Nhận thức hạn chế về các hình thức lạm dụng
Yếu tố gia đình
-Thiếu hiểu biết và nhận thức chưa đầy đủ: do cha mẹ, gia đình và người chăm sóc trẻ thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, thiếu nhận thức về nguy cơ của vấn đề giới tính với trẻ Thiếu sự quan tâm, chia sẻ: Việc cha mẹ, người giám hộ bỏ mặc trẻ em ở một số gia đình cũng là tiền đề dẫn đến hành vi xâm hại trẻ em.
Trang 11 Ví dụ: Cha mẹ và người giám hộ thường không lắng nghe và không tôn trọng khi con cái họ có thái độ không bình thường đối với một số người xung quanh.
-Thiếu kỹ năng bảo vệ trẻ em và thực hành quyền trẻ em Thiếu kỹ năng phòng ngừa, giải quyết pháp luật, chăm sóc và phục hồi cho trẻ em bị xâm hại về thể chất và tâm lý Hoàn cảnh gia đình khó khăn: bố mẹ phải đi làm xa (bố mẹ không có thời gian quan tâm, chăm sóc, gần gũi con cái); Những tan vỡ trong gia đình (cha mẹ ly hôn, ly thân, tái hôn ) và sự xói mòn các giá trị truyền thống (cha mẹ vướng vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật ) đã dẫn đến ngày càng nhiều trẻ em bị bỏ rơi, bỏ mặc, lạm dụng và sao nhãng Hơn nữa, khoảng cách giàu nghèo cùng với sự chênh lệch về điều kiện sống cũng là một trong những yếu tố dẫn đến xâm hại trẻ em.
Ví dụ: Trẻ em bị xâm hại thường xảy ra ở những khu dân cư có đông dân cư lao động nghèo và những vùng hoang vắng; Ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, các bậc cha mẹ thường chủ quan, ít quan tâm đến con em mình Yếu tố xã hội:
Luật pháp chưa nghiêm minh: Các quy định của hệ thống pháp luật chưa đồng bộ Đối với một số hành vi phạm tội, chế tài xử lý không đủ sức răn đe, đôi khi không tương xứng với hành vi bạo lực phải xử lý Ví dụ: pháp luật chưa đưa ra và xử lý các hành vi xâm hại tình dục trẻ em (chưa có quy định nào cho rằng các hành vi như nhìn chằm chằm, vuốt ve, sờ mó, ôm là hành vi xâm hại tình dục trẻ em) - Nhận thức pháp luật còn hạn chế: Nhận thức của một số người về Luật trẻ em (Quyền trẻ em) và Bộ luật Hình sự năm 2015 chưa đầy đủ Việc phát hiện, tố giác tội phạm còn gặp nhiều khó khăn: có trường hợp bị hại và gia đình nạn nhân không hợp tác Ảnh hưởng của mạng xã hội Internet có nội dung không lành mạnh: do tác động của các ấn phẩm, trò chơi, phim ảnh bạo lực, khiêu dâm, việc phát tán thông tin độc hại trên mạng một cách thiếu kiểm soát, dẫn đến những hành vi lệch lạc ở trẻ em và người lớn.
III.Hậu quả
-Các hành vi xâm hại trẻ em dù bất kỳ hình thức nào cũng đều để lại hậu quả nặng nề, nghiêm trọng, lâu dài về thể chất, tinh thần đối với trẻ em là nạn nhân và gia đình của các em
Hậu quả đối với trẻ em