1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về tư bản thương nghiệp Thực tiễn xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam giai đoạn từ 2016 đến nay

30 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Luận Của Chủ Nghĩa Mác-Lênin Về Tư Bản Thương Nghiệp Thực Tiễn Xuất Khẩu Sản Phẩm Dệt May Của Việt Nam Giai Đoạn Từ 2016 Đến Nay
Tác giả Nguyễn Ngọc Tấn Phát, Võ Thị Anh Thư, Lê Huỳnh Như, Bùi Thị Huỳnh Như, Phạm Lê Huỳnh Như, Trần Bích Ngọc, Võ Thị Kim Oanh, Trịnh Thị Thanh Trà, Đinh Văn Oai, Trương Nguyễn Tuyết Nhi, Kim Huỳnh Bảo Trân, Trần Thị Kim Ngân
Người hướng dẫn Lại Quang Ngọc
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị Mác - Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Sau một thời kỳ chịu những ảnh hưởng của khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam đang dần khôi phục, các doanh nghiệp dệt may đã không ngừng ra sức đẩy mạnh việc sản xuất, đồng thời không quên

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN

Bài tiểu luận MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Đề tài:

Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về tư bản

thương nghiệp Thực tiễn xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam giai

đoạn từ 2016 đến nay

Giáo viên hướng dẫn : Lại Quang Ngọc

NHÓM 5 Lớp: DHMK18C

HCM, Tháng 2 năm 2023

Trang 2

Nhóm 5 Giới thiệu thành viên

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 2

1 LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC VỀ HÌNH THÁI TƯ BẢN THƯƠNG NGHIỆP 2 1.1 Khái niệm về tư bản, tư bản thương nghiệp 2 1.2 Lợi nhuận thương nghiệp và nguồn gốc của lợi nhuận

thương nghiệp 4

2 THỰC TIỄN XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 2016 ĐẾN NAY 7 2.1 Khái quát chung về thực tiễn xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 7 2.2 Thực trạng và nguyên nhân xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn từ 2016 đến nay 12 2.3 Chủ trương và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 19 KẾT LUẬN 26

Trang 4

1

MỞ ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay, Việt Nam đang ngày càng phấn đấu để trở thành một nước công nghiệp hiện đại Theo xu hướng phát triển đi lên của toàn xã hội, đời sống con người ngày càng được nâng cao cả về mặt tinh thần lẫn vật chất Và khi nhịp sống đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ như vậy, nền kinh tế thị trường lại trở nên khó khăn và khắt khe hơn bao giờ hết Chính

vì vậy, vai trò của các nhà thương nghiệp cần phải được phát huy một cách tối đa, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn phải quan tâm, đẩy mạnh việc xuất khẩu ra quốc tế Đó là con đường duy nhất để nền kinh tế Việt Nam không bị trì trệ

và tụt hậu so với thế giới

Thực chất, tư bản thương nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử và tồn tại trên cơ

sở lưu thông hàng hóa và tiền tệ Trong đời sống xã hội, tư bản thương nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng cũng như mang đến nhiều lợi ích to lớn, góp phần

mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua - bán hàng hóa nên lượng tư bản ứng vào lưu thông và chi phí lưu thông nhỏ hơn khi những người sản xuất trực tiếp đảm nhiệm chức năng này

Từ đó, quá trình lưu thông được rút ngắn, người sản xuất có thời gian chăm lo việc sản xuất, giảm dự trữ sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như tăng giá trị thặng dư Đặc biệt, khi nhắc đến những mặt hàng xuất khẩu ở Việt Nam, không thể không kể đến ngành công nghiệp dệt may Đây là ngành được xem là “tiên phong” trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra thị trường quốc tế, đóng vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hóa đất nước Sau một thời kỳ chịu những ảnh hưởng của khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam đang dần khôi phục, các doanh nghiệp dệt may đã không ngừng ra sức đẩy mạnh việc sản xuất, đồng thời không quên tìm kiếm những cơ hội xuất khẩu mới, sẵn sàng mở rộng thị trường ra các nước trên thế giới cũng như xây dựng uy tín cho những nhà nhập khẩu quốc tế Tuy nhiên, nếu phân tích sâu hơn thì ngành dệt may ở Việt Nam lại đang gặp phải những khó khăn và thách thức lớn Dệt may vẫn chưa thể cất cánh như một số chuyên gia đã nhận định nếu như các doanh nghiệp chưa thực sự đổi mới mạnh mẽ hơn trong cách tổ chức sản xuất kinh doanh của mình

Chính vì vậy, để hiểu hơn về tư bản thương nghiệp và ngành công nghiệp dệt may

ở Việt Nam, nhóm chúng em xin phép chia sẻ những kiến thức đã tìm hiểu được với chủ đề “Lý luận Mác-Lênin về tư bản thương nghiệp” và “Thực tiễn xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam giai đoạn 2016 đến nay” Với khả năng hiểu biết của bản thân rất kính mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn để bài làm của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn

Trang 5

 Dưới góc độ tài chính – kế toán:

Tư bản thường được sử dụng để ám chỉ những nguồn lực tài chính mà trong đó là Dòng tiền hoặc Dòng luân chuyển vốn

 Dưới góc độ kinh tế chính trị Mác – Lênin:

Trang 6

Tóm lại: Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư

1.1.2 Tư bản thương nghiệp (Commercial Capital)

Trong chủ nghĩa tư bản, tư bản thương nghiệp là một bộ phận tư bản công nghiệp tách ra chuyên đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa

Như vậy, hoạt động của tư bản thương nghiệp chỉ là những hoạt động phục vụ cho quá trình thực hiện giá trị hàng hóa của tư bản công nghiệp(3)

Tư bản thương nghiệp có đặc điểm vừa phụ thuộc vào tư bản công nghiệp, vừa

có tính độc lập tương đối Sự phụ thuộc thể hiện ở chỗ: Tư bản thương nghiệp chỉ là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra Tính độc lập tương đối biểu hiện ở chỗ:

Trang 7

4

chức năng chuyển hóa cuối cùng của hàng hóa thành tiền trở thành chức năng riêng biệt tách khỏi tư bản công nghiệp, nằm trong tay người khác(4)

 Vai trò

Thúc đẩy sự phát triển của quá trình sản xuất, tư bản thương nghiệp còn là nhân

tố thúc đẩy từng nhà tư bản công nghiệp cũng như xã hội đầu tư vào sản xuất

Nhờ có thương nhân chuyên trách việc mua – bán người sản xuất có thể tập trung thời gian chăm lo sản xuất, giảm dự trữ sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế

Góp phần làm giảm chi phí lưu thông hàng hóa tiết kiệm được ngân sách cũng như nguồn lực

1.2 Lợi nhuận thương nghiệp và nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp

1.2.1 Lợi nhuận thương nghiệp (Commmercial Profit)

Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hóa Lợi nhuận thương nghiệp hình thành thông qua quá trình chuyển hóa giá trị mà trong

đó tư bản thương nghiệp đóng vai trò cầu nối để thực hiện nhiệm vụ phân phối, lưu thông hàng hóa của tư bản công nghiệp tới thị trường và tới người tiêu dùng nói chung trong toàn xã hội.(5)

Lợi nhuận thương nghiệp tồn tại với tư cách khách quan trong mối quan hệ giữa các chủ thể: tư bản sản xuất, tư bản thương nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm Lợi nhuận thương nghiệp là một phần quan trọng không thể thiếu của thương nghiệp

Mặc dù lợi nhuận thương nghiệp là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán nhưng không nhất thiết phải cao hơn giá trị Thực chất lợi nhuận thương nghiệp

Trang 8

5

là một phần của giá trị thặng dư.Cách thức thực hiện là nhà tư bản sản xuất bán hàng hóa cho nhà tư bản thương nghiệp với giá cả cao hơn chi phí sản xuất để đến lượt nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hóa đúng giá trị của hàng hóa

Ví dụ:

Tư bản công nghiệp ứng ra 900 để sản xuất hàng hóa với cấu tạo hữu cơ là 4/1, tỉ suất giá trị thặng dư là 100%, tư bản cố định hao mòn hết trong một năm Tổng giá trị hàng hóa là: 720c + 180v + 180m = 1.080

Trong đó:

c: Tư liệu sản xuất

v: Sức lao động

m: Giá trị thặng dư

Tỉ suất lợi nhuận là: (180/900) x 100% = 20%

Để lưu thông được số hàng hóa trên, giả định tư bản công nghiệp phải ứng thêm

100 nữa, tỉ suất lợi nhuận chỉ còn là: [180/(900 + 100)] x 100% = 18%

Nếu việc ứng 100 này không phải là tư bản công nghiệp mà tư bản thương nghiệp ứng ra, thì nó cũng được hưởng một lợi nhuận tương ứng với 100 tư bản là 18 Vậy tư bản công nghiệp phải bán hàng hóa cho tư bản thương nghiệp với giá thấp hơn giá trị:

Trang 9

6

thông qua chênh lệch giữa giá cả sản xuất cuối cùng (giá bán lẻ thương nghiệp) và giá cả sản xuất công nghiệp (giá bán buôn công nghiệp)

1.2.2 Nguồn gốc

Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là một phần của giá trị thặng dư

mà nhà tư bản sản xuất trả cho nhà tư bản thương nghiệp do nhà tư bản thương nghiệp giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa Hay chúng ta có thể hiểu ngắn gọn hơn là lợi nhuận công nghiệp này được tạo ra từ phần giá trị thặng dư để tư bản thương nghiệp bán hàng cho mình.(6)

Vậy tại sao tư bản sản xuất lại phải nhượng lại nhà tư bản thương nghiệp một phần giá trị thặng dư mà không phải là điều gì khác? Do tư bản thương nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lưu thông đó là một khâu một giai đoạn của quá trình tái sản xuất hơn nữa hoạt động trong lĩnh vực này nếu không có lợi nhuận thì nhà tư bản thương nghiệp không thể tiếp tục đảm nhiệm công việc đó Tư bản thương nghiệp góp phần tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận, mở rộng quy mô tái sản xuất, tạo điều kiện tốt nhất cho sản xuất công nghiệp phát triển Vì vậy, xuất phát từ lợi ích kinh tế của nhà tư bản thương nghiệp mà nhà tư bản sản xuất nhượng lại cho một phần lợi nhuận.(7)

Trang 10

7

2 THỰC TIỄN XUẤT KHẨU SẢN PHẨM DỆT MAY CỦA

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 2016 ĐẾN NAY

2.1 Khái quát chung về thực tiễn xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 2.1.1 Giới thiệu chung về ngành dệt may Việt Nam

Trong tất cả các mặt hàng xuất khẩu, Dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu

và tốc độ tăng trưởng cao và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế

Sơ lược ngành Dệt may sở hữu(8)

 Về thiết bị: Có 1.050.000 cọc kéo sợi, 14.000 máy dệt vải; 450 máy dệt kim

sợi-dệt- Về thị trường xuất khẩu: Việt Nam xuất khẩu nhiều sang các thị trường Nhật Bản, Mỹ, EU, Canada, trong đó các nước EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 34%-38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam Còn sản phẩm dệt may xuất khẩu sang

Trang 11

8

Nhật Bản đã được hưởng thuế ưu đãi theo hệ thống GSP nên kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này tăng khá nhanh những năm gần đây

 Lịch sử hình thành và phát triển(9)

Ngành dệt may Việt Nam được xem là bắt đầu khi thành lập Nhà máy Dệt Nam Định năm 1897 Ngành công nghiệp này đã nhanh chóng lớn mạnh sau Thế Chiến thứ 2 với quy mô và hình thức khác nhau Ở miền Nam, các doanh nghiệp được thành lập và sử dụng máy móc hiện đại của Châu Âu Ở miền Bắc, các doanh nghiệp nhà nước do Trung Quốc, Liên bang Xô Viết cũ và Đông Âu cung cấp thiết bị máy móc cũng được xấy dựng trong giai đoạn này Năm 1954, sau khi miền Bắc giành độc lập, Nhà máy Dệt Nam Định và Nhà máy Dệt lụa Nam Định được khôi phục và

có thêm một số nhà mấy khác cũng ra đời vào thời điểm này như: Nhà máy Dệt 8/3, Nhà máy Dệt Vĩnh Phú, Công ty May Thăng Long, Công ty May Chiến Thắng, Sau khi Việt Nam thống nhất tháng 4/1975, Chính phủ đã quyết định tiếp quản một loạt các nhà máy ở miền Nam như Công ty May Nhà Bè, Công ty Dệt Thắng Lợi, Công

ty May Việt Tiến,

Đánh giá sơ bộ về ngành dệt may 2019

Trang 12

9

Từ năm 1976, ngành dệt may bắt đầu xuất khẩu sang các nước thuộc khối kinh

tế Đông Âu Lần đầu tiên Việt Nam đã xuất khẩu sang Liên Xô cũ dưới hình thức kí kết hợp đồng phụ Trong sự hợp tác này, Việt Nam nhận bông từ Liên Xô cũ và chuyển trả lại thành phẩm Năm 1979, Việt Nam đã mở rộng loại hình hợp tác này sang các quốc gia như Hungari, Tiệp Khắc và Đông Đức Năm 1986, Việt Nam kí thỏa thuận hợp đồng phụ với Liên Xô cũ (được gọi là thỏa thuận 19/5) theo thỏa thuận này, Liên Xô sẽ cung cấp tất cả nguyên vật liệu, các mẫu thiết kế và Việt Nam

sẽ gia công và chuyển trả lại sản phẩm ở dạng quần áo may sẵn và nhận hàng tiêu dùng

Giai đoạn 1987 – 1990 ngành công nghiệp có bước phát triển rõ rệt Các doanh nghiệp may mặc đã được thành lập trên khắp đất nước thu hút hàng trăm ngàn lao động và đóng góp đáng kể vào ngân sách của Nhà nước Sau khi Đông Âu tan rã, ngành công nghiệp dệt may đã phải trải qua một giai đoạn khủng hoảng về bán hàng cũng như nguồn cung cấp nguyên liệu và thiết bị sản xuất Có thể nói rằng giai đoạn

1990 – 1992 là giai đoạn khó khăn nhất của ngành dệt may Nhiều doanh nghiệp đã phải giảm mức sản xuất hoặc đối mặt với nguy cơ phá sản Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và trở thành một hoạt động sản xuất công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế Tuy còn phải đối mặt với nhiều thách thức, tương lai cho ngành dệt may Việt Nam đầy hứa hẹn, chính phủ Việt Nam dành sự hỗ trợ rất lớn và hiện có những biện pháp khuyến khích mạnh mẽ

để thu hút đầu tư nước ngoài

Cũng như hầu hết các ngành kinh tế khác, ngành dệt may chịu ảnh hưởng rất nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 Theo thống kê sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam đạt khoảng 35,29 tỷ USD, giảm đến 9,29% so với năm 2019 Trong đó, ước tính có khoảng 87,1% doanh nghiệp dệt may bị giảm đơn hàng, 53,5% doanh nghiệp bị khách hoãn hủy đơn, 22,9% doanh nghiệp không xuất khẩu được do tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp ở một số quốc gia Bên cạnh

Trang 13

10

đó, ngành Dệt May hiện sử dụng khoảng 3 triệu lao động công nghiệp, chiếm tỷ trọng trên 10% so với lao động công nghiệp cả nước Doanh nghiệp Việt vẫn nỗ lực vượt qua khó khăn, thích nghi với hoàn cảnh mới, chuyển đổi cơ cấu mặt hàng, đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng triệu người lao động Dịch COVID-19 khiến một số quốc gia như Trung Quốc đã bị sụt giảm nghiêm trọng tổng lượng xuất khẩu và giá cả sản phẩm Đây là cơ hội lớn để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó có Mỹ và các nước Châu Âu Ngoài ra, tận dụng các Hiệp định Thương mại tự do FTA, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã tăng trưởng ổn định vào các tháng cuối năm Tạo tiền đề tăng trưởng trong những năm tới và củng cố chuỗi cung ứng

Song để phát triển hơn nữa, ngành Dệt May cần những sự thay đổi mạnh mẽ hơn bằng việc tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) Cuộc CMCN 4.0 đã và đang lan rộng ra phạm vi toàn cầu, tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động của đời sống - xã hội, trong đó có ngành Công nghiệp Dệt May của thế giới nói chung và ngành Công nghiệp Dệt May của Việt Nam nói riêng Đây cũng là thách thức đối với nhiều doanh nghiệp Dệt May Việt Nam, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh hiện nay, bởi nhân lực để tiếp cận với CMCN 4.0 còn yếu, việc đầu tư để ứng dụng công nghệ còn hạn chế do đó đòi hỏi toàn ngành Dệt May phải nỗ lực rất nhiều mới đáp ứng được những yêu cầu của hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay và sau này.(10)

2.1.2 Thực tiễn xuất khẩu dệt may

Trong giai đoạn cuối 2019 – 2021, các doanh nghiệp dệt may gặp vô vàn khó khăn khi phải đối mặt với các chính sách phòng chống Covid 19, khiến các công ty phải cho công nhân tạm nghỉ việc, đóng cửa các nhà máy nhằm ngăn chặn sự lay lan của dịch bệnh Bên cạnh đó, tình hình thế giới khó khăn khiến cho nguồn cung ứng

Trang 14

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2021 đạt 18,6 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng

kỳ năm ngoái Bộ Công Thương đánh giá, một số thị trường xuất khẩu chính như

Mỹ và châu Âu tăng nhu cầu mua sắm quần áo, giày dép khi kinh tế bắt đầu hồi phục, các lệnh giãn cách xã hội được gỡ bỏ Nhiều doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng khi tổng cầu cho các sản phẩm ngành dệt may tại thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU đã tăng mạnh Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và kéo dài đang trở thành gánh nặng cho mục tiêu tăng trưởng toàn ngành

Các công ty xuất khẩu may mặc lớn ở Việt Nam: Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến, Tổng công ty cổ phần Phong Phú, Công ty cổ phần dệt may Gia Định

Trong năm 2023, trước sự biến động của thị trường thế giới cũng như sự suy thoái kinh tế khiến ngành xuất khẩu dệt may gặp nhiều khó khăn Với tình hình kinh

tế như hiện tại, nhu cầu về hàng may mặc mới cũng như các loại sản phẩm quần áo

xa xỉ phẩm bị cắt giảm để đảm bảo cho nguồn chi tiêu của người dân trước cơn bão cắt giảm nhân sự mạnh, nạn thất nghiệp gia tăng Việc sống tiết kiệm và chi tiêu hợp

lí là chiến lược tốt nhất mọi người có thể thực hiện để có thể bảo toàn tài sản, con người khi con bão suy thoái kinh tế đi qua

Trong bối cảnh nhu cầu người tiêu dùng suy yếu cùng với việc các nhà bán buôn cắt giảm đơn đặt hàng, đồng thời với giải phóng hàng tồn kho của ngành hiện tại có thể rơi vào tình trạng lớn hơn mức thị trường có thể hấp thụ Theo số liệu thống kê

sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng dệt may tháng 1/2023 sụt giảm 22,4% so với tháng 12/2022 và giảm 37% so với tháng 1/2022

Trang 15

12

2.2 Thực trạng và nguyên nhân xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn từ 2016 đến nay

Ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam trong những năm gần đây được đánh giá

đã có những bước tiến tích cực cả về sản xuất và xuất khẩu Trong đó, tốc độ tăng trưởng trong sản xuất của ngành Dệt May bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,9%/năm, riêng năm 2018 tăng trên 33% Năm 2020, ngành Dệt May là một trong những ngành chịu nhiều tác động tiêu cực và kéo dài của đại dịch Covid-19 Do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nên chỉ số sản xuất công nghiệp ngành Dệt giảm 0,5% làm đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản phẩm may mặc, nhu cầu sản phẩm dệt may giảm sút mạnh khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch Để khắc phục khó khăn, bù đắp cho các đơn hàng bị đứt gãy trong mua dịch bệnh, ngành Dệt May đã tăng sản xuất các sản phẩm bảo hộ, sản phẩm y tế, khẩu trang (cả nội địa và nước ngoài) do nhu cầu sử dụng tăng, tuy nhiên ngành cần phải tìm cách tồn tại, phát triển phù hợp lâu dài trong bối cảnh mới

Sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm:

- Sợi (sợi bông, sợi polyester)

Xuất khẩu hàng dệt may tháng 1/2023 (tính toán từ số liệu công bố ngày 12/2/2023 của Tổng cục Hải quan)

Ngày đăng: 15/04/2024, 18:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w