Môn học marketing căn bản giới thiệu về truyền thông xã hội

14 0 0
Môn học marketing căn bản giới thiệu về truyền thông xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

MÔN HỌC: MARKETING CĂN BẢN BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM

GVHD: TS LÊ QUANG THÔNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

Trang 2

Lời nói đầu

Thế giới xung quanh ta ngày càng hiện đại, từ thời kì đồ đá cho đến cách mạng công nghiệp 4.0 với nhiều công nghệ tiên tiến đặc biệt là mạng xã hội kết nối mọi người với nhau (youtube, tik tok, …) Chính vì vậy truyền thông xã hội đã trở thành một xu hướng phát triển không thể phủ nhận trong thời đại hiện đại Nó đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức Mạng xã hội đã thay đổi cách chúng ta tiếp cận thông tin và tương tác với nhau, nhờ nó mà chúng ta có thể lưu trữ thông tin, chia sẽ những kiến thức bổ ích, có thể trò chuyện với nhau dù khoản cách có là bao xa đi nữa, học tập, giải trí, không chỉ vậy nó còn thúc đẩy nền kinh tế chúng ta bằng nhiều hình thức kinh doanh online Vấn đề xuất hiện từ đây nó không chỉ mang lại những giá trị tích cực mà còn kèm theo những ảnh hưởng tiêu cực đến chúng ta, cụ thể như với nhiều nền tảng ứng dụng giải trí xuất hiện khiến cho nhiều người dễ bị ghiện, lườii tiếp xúc thế giới bên ngoài…, nhiều hình thức kinh doanh lừa đảo xuất hiện, thông tin không chính xác, đánh cấp thông tin… chính vì vậy, nhóm em với mục đích làm cho mọi người hiểu rõ hơn về truyền thông xã hội và làm sao để sử dụng một cách an toàn, hiệu quả nhất

Phụ lục

I Giới thiệu về truyền thông xã hội 5

1 Định nghĩa 5

2 Một số nền tảng truyền thông xã hội phổ biến 5

II Lịch sử của truyền thông xã hội 6

III Các ảnh hưởng của truyền thông xã hội 6

Trang 3

Truyền thông xã hội trong linh vực marketing 10

Liên hệ thực tế 10

VI Sử dụng một cách an toàn và hiệu quả 11

Kết luận 11

Tài liệu tham khảo 12

Trang 4

Nguyễn Thị Thanh Ngân22112201 DH22TYBThuyết trình Nguyễn Thị Huỳnh Như22122264DH22QTThuyết trình Nguyễn Tấn Dũng22112066 DH22TYBThuyết trình

Nguyễn Hồng Thái22112295 DH22TYBNhóm trưởng,ưu và nhược điểm của truyền thông xã hội Nguyễn Hữu Dân22112043 DH22TYBCác xu hướng và thay đổi

trong truyền thông xã hội Nguyễn Thụy Phương Anh22112016 DH22TYB Sử dụng truyền thông xã hội

an toàn và hiệu quả Nguyễn Trần Xuân An22112004 DH22TYBKết luận, tóm tắt các điểm

chinh đã trình bày

Lê Tuyết Như22112240 DH22TYB Giới thiệu về truyền thông xã hội

Dương Tiến Đạt22112049 DH22TYBLàm powerpoint Nguyễn Bảo Tuấn22112386 DH22TYATổng hợp word

Trương Tôn Thiên Tuế19111138DH19CNCác ảnh hưởng của truyền thông xã hội

Đào Minh Nguyệt22120113DH22KTCác xu hướng và thay đổitrong truyền thông xã hộiVõ Hữu Luân21112125 DH21TYB Hỗ trợ tìm tài liệu tham khảoAn Thái Bình21130287 DH21DTALịch sử truyền thông xã hộiĐặng Hữu Trọng21130220 DH21DTALiên hệ thực tế

Trang 5

Lư Trần Bảo Ngọc21130454 DH21DTCCác ảnh hưởng của truyền thông xã hội

GIỚI THIỆU VỀ TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI

1 Định nghĩa

- Truyền thông xã hội là “hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác (Theo Bộ Thông Tin và Truyền thông)

- Truyền thông xã hội là “những ứng dụng internet xây dựng trên nền tảng công nghệ và ý tưởng của Web 2.0, tạo điều kiện cho việc tạo lập và trao đổi thông tin của người dùng (Theo Kaplan và Haenlein)

➔ Như vậy, truyền thông xã hội là các công nghệ thông qua mạng internet mà người dùng có thể tương tác, tạo và chia sẻ thông tin, ý tưởng và các hình thức thể hiện khác - Phân loại: dựa theo mô hình nghiên cứu của tiến sĩ Tracy L Tulen, truyền thông xã hội (social media) được chia thành 4 phân loại chính

+ Social Commerce là tập hợp các công cụ trực tuyến hỗ trợ cho việc mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ; giúp kết nối, tương tác người mua và người bán Ví dụ: Shopee, Lazada, + Social Community là môi trường kết nối những cá nhân thành một cộng đồng; giúp người dùng phát triển mối quan hệ bằng cách trò chuyện, tương tác, chia sẻ thông tin với nhau Ví dụ: Facebook, Twitter (X), Instagram,

+ Social Entertainment là tổng hợp những công cụ trực tuyến giúp người dùng giải trí, vui chơi Ví dụ: Youtube, TikTok,

Trang 6

+ Social Publishing là các nền tảng truyền thông xã hội giúp chia sẻ hình ảnh, kiến thức, tài liệu đến người dùng Ví dụ: Tumblr, Linkedln,

2 Một số nền tảng truyền thông xã hội phổ biến

- Facebook là trang mạng xã hội cho phép người dùng tạo hồ sơ cá nhân, đăng tải hình ảnh, video, gửi tin nhắn, trò chuyện trực tuyến Đây là nền tảng truyền thông xã hội được nhiều người sử dụng nhất hiện nay

- Instagram (IG) là ứng dụng chuyên tạo và chia sẻ hình ảnh, video, cho phép người dùng theo dõi người khác, chia sẻ cảm xúc và bình luận vào những bài viết của họ.

Trang 7

- Youtube là một trang web chia sẻ video miễn phí giúp người dùng dễ dàng xem các video trực tuyến, thậm chí có thể tạo và tải lên các video của riêng mình để chia sẻ với những người khác

- Twitter (X) là một dạng tiểu blog (microblog) cho phép người dùng chia sẻ các mẩu tin ngắn, giúp người dùng theo dõi bất kỳ sự kiện nào một cách nhanh nhất thông qua hashtag

➔ Tóm lại, truyền thông xã hội đang dần trở nên quan trọng trong đời sống hiện nay là vì: Truyền thông xã hội đã tạo ra một cuộc cách mạng công nghệ đánh dấu sự đổi mới trong tư duy tiếp cận xã hội Qua đó, người dùng đã có thể truy cập thông tin chính xác mọi lúc, mọi nơi; việc lan truyền thông tin giữa người với người cũng trở nên dễ dàng hơn chỉ bằng một vài thao tác.

Lịch sử về ngành truyền thông xã hội

Sự xuất hiện của internet đã mở ra kỷ nguyên giao tiếp mới giữa những người dùng với nhau thông qua email, trang web hoặc các diễn đàn công cộng

Năm 1997, mạng xã hội SixDegrees ra đời, có thể coi đây là mạng xã hội đầu tiên trên thế giới Người dùng có thể xác định vị trí của các thành viên, tạo danh sách bạn bè và thiết lập thông báo mối quan hệ dựa trên 6 cấp độ

Cho đến năm 2004, chàng sinh viên Đại học Harvard – Mark Zuckerberg, đã đi vào lịch sử khi tạo ra mạng xã hội có số lượng người đông đảo nhất hiện nay Facebook Mạng xã hội này đã có những điểm nổi bật mới so với các mạng xã hội trước đó như: Giao diện dễ sử dụng, cho phép người dùng tuỳ chỉnh hồ sơ cá nhân, nhắn tin riêng cho bạn bè ,… Chỉ một năm sau, vào năm 2005, thêm một mạng xã hội mới đã xuất hiện mà vẫn giữ vị trí top đầu đến tận ngày hôm nay - YouTube Đây là một trong những mạng xã hội video đầu tiên được ra mắt và có số lượng người dùng đông thứ hai chỉ sau Facebook ở thời điểm hiện tại Điểm nổi bật của mạng xã hội này là: Cho phép người dùng đăng video dễ dàng, có thể tương tác với video (bình luận, đánh giá, chia sẻ), hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng này thông qua chương trình quảng cáo và trở thành đối tác của YouTube, …

Sau đó là sự ra đời của hàng loạt mạng xã hội như Twitter (hiện nay là X) và rất nhiều cái tên quen thuộc ở thời điểm hiện tại như TikTok, Vine, Snapchat,

Các ảnh hưởng của truyền thông xã hội

1 Ảnh hưởng tiêu cực

Trang 8

- Tính xác thực của thông tin

Sự phát triển mạnh mẽ của không gian mạng mở ra nhiều thời cơ mới nhưng cũng đặt ra những thách thức mới, trong đó tin giả nằm trong những nguy cơ đặc biệt Chính tốc độ và sự truyền tải nhanh chóng đã biến tin giả thành một mầm mống tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, các thông tin được truy cập nhiều nhất không còn là những thông tin có giá trị thay vào đó nó phụ thuộc vào số nhấp chuột và khả năng sinh lời của thông tin chứ không còn là tính xác thực hay chiều sâu của thông tin nữa Khi đó nó sẽ ảnh hưởng như:

+ Làm thông tin đến người sử dụng MXH bị lẫn lộn thật giả + Thông tin bị bóp méo, xuyên tạc

- Các thông tin không có tính xác thực trở nên nguy hiểm Với mục đích và ý đồ đen tối gây thiệt hại đến kinh tế của doanh nghiệp, công ty và tình hình an ninh, trật tự

Vd: Công Ty A tung tin đồn xấu về sản phẩm hay của Công ty B lên truyền thông, khi thông tin đó lan truyền làm ảnh đến doanh thu, hay hình ảnh của công ty B

- Truyền thông xã hội có thể ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ của bạn + Các mẫu thuẫn qua mạng từ những bình luận hay bài viết, các video, … + Làm cho các mối quan hệ bị rạn nứt

2 Ảnh hưởng tích cực

- Tăng độ tinh cậy của doanh nghiệp công ty: từ những bài báo hay những đánh giá cao từ khách hàng thông qua các bình luận phản hồi của khách hàng Dẫn đến tăng lợi nhuận cty, doanh nghiệp

- Tăng sức ảnh hưởng cho cty doanh nghiệp: từ những bài báo tin tức video, … với nội tích cực như công ty A tài trợ 200tr cho trẻ em khó khăn vs những tin tức như sẽ làm cho mọi người chú ý và sẽ có sức ảnh hưởng trong XH có thể dẫn đến tăng doanh thu

- Ảnh hưởng đến hành vi người mua:

+ Nó giúp người tiêu dùng tìm kiếm thông tin về sản phẩm và thương hiệu, so sánh và tìm hiểu về trải nghiệm sử dụng của những người tiêu dùng khác với một thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ cụ thể

Trang 9

Ưu điểm và nhược điểm

1 Ưu điểm của truyền thông xã hội

- Kết nối toàn cầu: Các nền tảng truyền thông xã hội cho phép người dùng kết nối với những người khác trên khắp thế giới, cho phép giao tiếp và cộng tác qua các ranh giới địa lý

- Chia sẻ thông tin: Người dùng có thể truy cập và chia sẻ tin tức, bài viết và các dạng nội dung khác, mở rộng kiến thức và nhận thức về các vấn đề toàn cầu

- Xúc tiến kinh doanh: Các công ty có thể sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ, tương tác với khách hàng và thu thập phản hồi có giá trị

- Xây dựng cộng đồng: Các cá nhân có chung sở thích có thể tạo cộng đồng trực tuyến, cung cấp hỗ trợ và tài nguyên cho các chủ đề và nguyên nhân khác nhau

- Lối sáng tạo: Các nền tảng truyền thông xã hội cho phép người dùng thể hiện bản thân một cách sáng tạo thông qua các dạng nội dung khác nhau, bao gồm văn bản, hình ảnh và video

2 Nhược điểm của truyền thông xã hội

- Mối quan tâm về quyền riêng tư: Việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội có thể dẫn đến việc chia sẻ thông tin cá nhân, khiến nhiều đối tượng có thể truy cập thông tin đó và có khả năng dẫn đến hành vi trộm cắp danh tính hoặc các vi phạm quyền riêng tư khác

- Bắt nạt trên mạng: Các nền tảng truyền thông xã hội có thể tạo điều kiện cho bắt nạt trực tuyến, vì các cá nhân có thể quấy rối và nhắm mục tiêu người khác thông qua tài khoản ẩn danh hoặc tin nhắn thù địch

- Ảnh hưởng sức khỏe tâm thần: Việc sử dụng mạng xã hội quá mức có thể góp phần gây ra cảm giác lo lắng, trầm cảm và lòng tự trọng thấp, vì người dùng có thể so sánh mình với người khác hoặc cảm thấy bị áp lực phải duy trì một hình ảnh nhất định trên mạng - Truyền bá thông tin sai lệch: Phương tiện truyền thông xã hội có thể cho phép lan truyền nhanh chóng thông tin sai lệch hoặc “tin tức giả mạo”, điều này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn, sợ hãi và đưa ra quyết định sai lầm

- Bản chất gây nghiện: Việc truy cập liên tục vào mạng xã hội có thể dẫn đến nghiện, vì người dùng có thể cảm thấy bắt buộc phải kiểm tra tài khoản và thông báo của họ thường xuyên, dẫn đến giảm năng suất và tác động tiêu cực tiềm tàng đến các mối quan hệ.

Trang 10

Các xu hướng, thay đổi và liên hệ thực tế

Xu hướng

Trang 11

Tiếp thị qua người có tầm ảnh hưởng (Influencer Marketing): Người dùng “thật” mới cho ảnh hưởng “thật”

Một khảo sát năm 2020 cho thấy niềm tin của người tiêu dùng dành cho những nội dung review trực tuyến đã giảm tới 11%, và các mạng xã hội đang theo sát các công cụ tìm kiếm trong cuộc đua trở thành nền tảng khám phá hàng đầu - riêng với đối tượng khách hàng GenZ, mạng xã hội đã thực sự soán ngôi! Người dùng ngày càng tin tưởng vào những chia sẻ của những người dùng có tầm ảnh hưởng, hơn là những lời quảng bá của chính nhãn hàng Trong năm 2023, câu thần chú “người thật – việc thật – trải nghiệm thật” chắc chắn sẽ tiếp tục linh nghiệm!

Chiến lược nội dung (Content Strategy): Dám phá cách!

Năm 2022, từ khóa thúc đẩy lượng theo dõi cho các nhãn hàng chính là “Đam mê – Tin tưởng – Sự hài lòng” Với hai tiêu chí đầu tiên, bài toán đặt ra chính là tạo ra các nội dung thực sự đột phá trong bối cảnh người dùng đã quá ngán ngẩm những nội dung xào xáo, nhạt nhòa đầy rẫy trên các trang mạng xã hội Nội dung tiếp thị, truyền thông hay và độc đáo mới có thể thúc đẩy sự hài lòng của người tiêu dùng, khuyến khích và duy trì lượng người đồng hành dài lâu

Chiến lược nền tảng (Social strategy): Đa nền tảng – Điều chỉnh linh hoạt

Thực tế cho thấy, có hơn một nửa số nhãn hàng duy trì thói quen đăng tải cùng một nội dung giống hệt nhau – từ câu chữ cho tới hình ảnh, trên các nền tảng khác nhau mà mình sở hữu Tuy nhiên, mỗi nền tảng lại đáp ứng những nhu cầu thông tin rất khác nhau của người dùng, đặc biệt là người dùng trẻ

Thay đổi

- Từ thời xa xưa, khi trình độ kỹ thuật còn chưa phát triển, con người đã liên lạc với nhau bằng cách dùng bồ câu đưa thư, máy đánh chữ, khiến cho việc giao tiếp xa, buôn bán, các cuộc gặp gỡ diễn ra vô cùng khó khăn

- Năm 1876 với sự phát triển của công nghệ khoa học, chiếc điện thoại đầu tiên ra đời Dần dần thì chiếc điện thoại được phát triển về mặt ứng dụng và hình dáng cùng với sự ra đời của máy tính và internet cho nên từ đó dẫn dến việc các công ty lớn phát minh ra những ứng dụng như Yahoo, Blog360, Chat IRC, … nhờ vậy mà một vài bất tiện vốn có đã được giải quyết

- Ngày nay do sự ra đời của các phương tiện truyền thông mới như Facebook, Twitter (nay đổi tên thành “X”), Tiktok, …, đã làm cho những ứng dụng cũ ít người sử dụng đi

Trang 12

do sự tụt hậu, cũng có một vài trường hợp ứng dụng sụp đổ do vấn đề cải tiến kĩ thuật, CEO, mua bán.

Trong triết học có nói: “Cái mới ra đời là kết quả của sự kế thừa những nội dung tích cực từ trong sự vật cũ và phát huy nó trong sự vật mới”

Truyền Thông Xã Hội trong lĩnh vực marketing

Truyền thông xã hội đã có những tác động tích cực lớn trong lĩnh vực marketing, giúp các doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng và nâng cao nhận diện thương hiệu Tuy nhiên, cũng có một số tác hại mà truyền thông xã hội có thể gây ra trong marketing Dưới đây là một số ví dụ:

1 Phản hồi tiêu cực từ người dùng: Trên các nền tảng truyền thông xã hội, người dùng có thể dễ dàng đưa ra ý kiến và phản hồi về sản phẩm hoặc dịch vụ Điều này có thể gây ra những phản hồi tiêu cực và tác động đến hình ảnh của thương hiệu.

2 Tiếp cận thông tin thiếu kiểm soát: Trên truyền thông xã hội, thông tin có thể lan truyền rất nhanh và dẫn đến việc thông tin không chính xác hoặc thiếu kiểm soát được phổ biến Điều này có thể khiến thương hiệu bị hư hại và mất kiểm soát về thông tin 3 Tiên đoán không chính xác: Truyền thông xã hội có thể tạo ra một môi trường nguy hiểm khi mọi thông tin và dự đoán có thể lan truyền và lan truyền rất nhanh Điều này có thể dẫn đến việc đưa ra các tiên đoán và thông tin không chính xác về ngành công nghiệp hoặc sản phẩm.

4 Sự ảnh hưởng của nhóm: Trên truyền thông xã hội, nhóm có thể có sức ảnh hưởng rất lớn và quyết định của một nhóm có thể tác động đến quyết định mua hàng của người dùng Điều này có thể gây ra hiệu ứng đám đông và tạo ra sự thiên vị không công bằng đối với các thương hiệu.

5 Nội dung không phù hợp: Một điểm yếu khác của truyền thông xã hội là nội dung không phù hợp có thể xuất hiện và được phổ biến rộng rãi Điều này có thể làm hại đến hình ảnh thương hiệu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến chiến lược marketing.

Dù có những tác hại như trên, điều quan trọng là doanh nghiệp nên hiểu rõ và có chiến lược phù hợp để tận dụng và giảm thiểu những tác hại này.

Liên hệ thực tế

Cách công ty schannel quản lý truyền thông xã hội để quảng bá điện thoại thông minh và thu lợi nhuận:

Ngày đăng: 15/04/2024, 15:49