(Tiểu luận) đề tài con đường di sản miền trung 12 ngày 11 đêm(31 05 2023 – 11 06 2023)

109 0 0
(Tiểu luận) đề tài con đường di sản miền trung 12 ngày 11 đêm(31 05 2023 – 11 06 2023)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, với nét văn hóa độc đáo, có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh, được ưu đãi bởi vị trí thuận lợi, khí hậu và điều kiện tự nhiên, ngành

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN THỰC TẾ CHUYÊN NGÀNH

ĐỀ TÀI:

CON ĐƯỜNG DI SẢN MIỀN TRUNG 12 NGÀY 11 ĐÊM(31/05/2023 – 11/06/2023)

Giảng viên hướng dẫn: ThS NGUYỄN NGUYÊN PHONGSinh viên thực hiện:

NGUYỄN VÕ DUY UYÊN - 2054130144NGUYỄN HUỲNH ÁNH THU - 2054132062

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 6 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG BÁO CÁO 3

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TUYẾN ĐIỂM 3

I.1 Khái quát về vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ 3

I.2 Khái quát về Đà Lạt (Lâm Đồng) 6

CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN THỰC TẾ 9

SƠ ĐỒ TUYẾN THAM QUAN 13

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THUYẾT MINH 25

Trang 3

CÁC HÌNH ẢNH THÚ VỊ KHÁC 103

LỜI MỞ ĐẦU

Ngành Du lịch Việt Nam được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, đã trở thành một trong những ngành dịch vụ chính thức góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế của đất nước.Ngoài ra, sự xuất hiện của nhiều công ty dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế cho thấy ngành kinh tế này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và được quan tâm Sau 2 năm “ngủ đông” vì dịch bệnh, hiện nay du lịch Việt Nam đang phục hồi nhanh chóng và ngoạn mục Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, với nét văn hóa độc đáo, có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh, được ưu đãi bởi vị trí thuận lợi, khí hậu và điều kiện tự nhiên, ngành du lịch Việt Nam có đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới và vị thế của ngành “công nghiệp không khói” này càng được nâng cao trên thị trường quốc tế.

Với sự quan tâm về du lịch hiện nay, Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức chuyến tham quan thực tế “Con đường di sản miền Trung” cho sinh viên ngành du lịch khóa K20 – thế hệ sinh viên du lịch đầu tiên của trường để tìm hiểu và nghiên cứu thêm về du lịch Việt Nam, cụ thể là Đà Lạt – Lâm Đồng và vùng duyên hải Nam Trung Bộ Thành phố hoa Đà Lạt với khí hậu mát mẻ và khung cảnh đồi núi thơ mộng, lãng mạn Miền Trung – nơi hội tụ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể lâu đời của dân tộc và được UNESCO công nhận, hội tụ các giá trị văn hóa đặc sắc cùng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tuyệt đẹp Mỗi bước chân trên cuộc hành trình là một cảm xúc, cảm nhận khó tả về sự đẹp đẽ của Đà Lạt và vùng đất miền Trung đầy nắng và gió này Chuyến đi đã để lại trong lòng mỗi sinh viên nhiều cung bậc cảm xúc, những trải nghiệm thú vị, những kinh nghiệm và bài học quý giá để có thể làm tốt bài báo cáo này.

Trang 4

NỘI DUNG BÁO CÁO CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TUYẾN ĐIỂM

I.1 Khái quát về vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ I.1.1 Vị trí địa lý

Duyên hải Nam Trung bộ có vị trí địa lý thuận lợi, gần Thành phố Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; là cửa ngõ của Tây Nguyên Đặc điểm chung của các tỉnh trong khu vực này là lưng dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, mặt nhìn ra biển Đông bao la.

- Diện tích: 44.360,7km2

- Dân số: Hơn 10 triệu người (2019)

- Dân tộc: Việt (Kinh), Hrê, Cơ Ho, Xơ Đăng, Chăm, Ba Na, Ê Đê, Ra Glai, Giẻ Triêng, - Hoa, Chu Ru

- Các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

I.1.2 Tài nguyên du lịch a) Tài nguyên du lịch tự nhiên

Địa hình:

- Địa hình miền núi của Trường Sơn Nam thuộc khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam Quảng Ngãi, miền núi Trường Sơn Bắc thuộc Thừa Thiên – Huế cheo leo, hiểm trở và bị chia cắt mạnh nhưng có ý nghĩa lớn với hoạt động du lịch, đặc biệt là các loại hình du lịch thể thao leo núi, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm Miền núi thuộc khu vực này được nâng lên mạnh trong giai đoạn Tân kiến tạo, chạy theo hướng Tây – Đông với các ngọn núi tiêu biểu như A Tuất (2.500m), núi Mong (1.707m), Bà Nà (1.468m) Phía Nam của những ngọn núi, địa hình lại hạ thấp dần về phía thung lũng sông Thu Bồn, sông Bung, độ cao trung bình chỉ còn 800m, tạo điều kiện thông thương với các cao nguyên bên Lào Ngoài ra, địa hình núi sót Ngũ Hành Sơn nằm ngay trong đồng bằng Đà Nẵng – Quảng Nam với những ngọn núi cấu tạo bằng đá hoa cương đã trở thành một trong

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

- Đặc sắc nhất là địa hình biển và đảo Các tỉnh đều giáp biển, có nhiều đầm phá, tập trung ở Đà Nẵng, Quảng Nam, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ mát, tham quan Đường bờ biển dài, khúc khuỷu, lại có nhiều bãi cát mịn, nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển tạo nên những vũng vịnh kín gió, thuận lợi cho việc hình thành các bãi biển đẹp Phần lớn các bãi biển nằm gần đường quốc lộ, gần các đô thị, điểm dân cư, nhiều danh thắng, công trình văn hóa nổi tiếng thuận lợi cho việc khai thác phục vụ du lịch, có nhiều bãi tắm vào loại đẹp nhất nước ta như Non Nước (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Tuy Hòa (Phú Yên), Đại Lãnh, Văn Phong, Nha Trang Dốc Lết, Cam Ranh (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)

- Các đụn cát ở Ninh Thuận, Bình Thuận cũng là một tài nguyên du lịch biển hấp dẫn, các đồi cát nhiều màu sắc và bề mặt “cao nguyên cát đỏ” là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thể thao (đua xe, bóng đá, bóng chuyên, ) trên các đụn, cồn cát cố định - Ghềnh Đá Đĩa là một trong những danh thắng tuyệt đẹp của mảnh đất Phú Yên Khu

ghênh sở hữu loại địa hình cực kì độc đáo, trên thế giới hiện nay, Scotland là nơi thứ hai có một địa điểm giống như gành Đá Đĩa của Việt Nam, có tên gọi là Giant’s Causeway (Con Đường Của những Người Khổng Lồ), đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1986 Khu ghềnh lấn biển với những khối đá mặt hình lục giác, gắn chặt với nhau tựa miếng sáp ong khổng lồ đều đặn, tạo nên một tổng thể vững chắc với màu đen bóng Khu ghềnh đặc biệt này được hình thành khi núi lửa tuôn trào dung nham xuống biển Dòng dung nham nóng gặp biển lạnh đông cứng lại, cùng với hiện tượng di ứng lực nên toàn bộ khối nham thạch bị rạn nứt đã chiếu tạo nên cảnh quan kỳ thủ hôm nay.

- Ở ven biển có nhiều đảo có giá trị cho hoạt động du lịch như Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi) Ngoài ra còn có hàng loạt đảo xa bở với ý nghĩa kinh tế, quốc phòng và cả du lịch trong tương lai như quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).

Khí hậu:

- Khí hậu: chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới thực sự Nhịp điệu mùa thể hiện sâu sắc, biểu hiện trong sự luân phiên giữa mùa khô và mùa mưa; có thể gây nên nhịp điệu mùa

Trang 6

của du lịch nếu không chú ý xây dựng tour phù hợp với sự phân hóa mùa mưa và khô sâu sắc trong vùng Vùng có biên độ nhiệt dao động thấp, lượng bức xạ lớn, lượng mưa hằng năm thấp từ 1.200 – 1.500mm, mùa mưa đến muộn từ tháng VIII đến tháng I Đây cũng là vùng có nhiều địa phương khô hạn nhất trong năm của nước ta.

Nguồn nước:

- Hệ thống sông hồ làm phong phủ thêm tài nguyên du lịch trong vùng, đặc biệt là sông Thu Bồn (Quảng Nam), sông Hàn (Đà Nẵng), hồ Phú Ninh (Quảng Nam); cùng với cảnh đẹp hai bên bờ, dòng nước trong xanh hiền hòa tạo điều kiện hình thành tuyến du lịch trên sông nước, du lịch thể thao, đua thuyền, bơi, lặn, để

- Các tỉnh có tiềm năng nước khoáng, nước nóng đa dạng và phong phú, có ý nghĩa đối với du lịch để phát triển hoạt động nghỉ dưỡng và chữa bệnh, tiêu biểu như nước khoáng Bàn Thạch, Kì Quế (Quảng Nam), Mộ Đức, Thạch Bích, Nghĩa Thắng (Quảng Ngãi), Hội Văn (Bình Định), nước khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận).

Tài nguyên sinh vật:

- Hệ sinh vật phong phú, độc đáo; đặc biệt có nhiều loại hải sản có sức hấp dẫn cao với du khách; cá thu, cá ngừ, tôm hùm, tôm võ, vẹm xanh, ốc tai voi,

- Các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển có giá trị cao đối với du lịch như Khu bảo tồn thiên nhiên Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Bà Nà (Đà Nẵng), Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm (Đà Nẵng).

Tóm lại: Vùng có tài nguyên du lịch tự nhiên hết sức đa dạng và phong phú đã hình thành các cảnh quan đẹp, các danh thắng du lịch nổi tiếng không chỉ trong nước, mà ở cả bình diện quốc tế

b) Tài nguyên du lịch nhân văn Di tích văn hóa – lịch sử:

- Đặc trưng bởi các di tích văn hóa Chăm Đây là khu trung tâm cổ của nền văn hóa Chăm Pa trong suốt một thời gian dài hơn 10 thế kỷ đã để lại một số lượng di tích khổng lồ rải rác các tỉnh duyên dài Đặc biệt hơn cả là các bộ sưu tập quý giả về nghệ thuật văn hóa Chăm đã được trưng bày ở bảo tàng Chăm (Đà Nẵng), hệ thống tháp Chăm, là đặc trưng nổi bật nhất của vùng duyên hải Nam Trung Bộ Nhiều khu tháp nổi tiếng như khu đền

Trang 7

1999., Dương Long, Cánh Tiên, Bánh Ít (Bình Định), Tháp Nhạn (Phú Yên), Ponagar (Nha Trang), Pô-rô-mẽ (Ninh Thuận) là những điểm rất hấp dẫn du khách do nét độc đáo và đặc sắc của kiến trúc Chăm Quảng Nam, Đà Nẵng nổi tiếng với phố cổ Hội An Đặc sắc nhất vùng là những di sản văn hóa thế giới với phố cổ Hội An và khu thánh địa Mỹ Sơn (2/5 Di sản văn hóa thế giới của Việt Nam).

- Nhiều di tích ghi dấu tội ác kẻ thù xâm lăng như khu chứng tích Sơn Mỹ (Quảng Ngãi) Lễ hội: mang nhiều sắc thái địa phương đặc sắc và độc đáo, là một sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút nhiều du khách và phát triển các loại hình du lịch như du lịch tâm linh, du lịch tham quan, nghiên cứu Đối với dân tộc Chăm có hai lễ hội quan trọng nhất trong năm là lễ hội Katê (Ninh Thuận, Bình Thuận) và lễ hội Po Nagar (Khánh Hòa) Các lễ hội này mang tính chất tôn giáo, tín ngưỡng và kèm theo vẫn là các trò chơi, ngâm thơ, ca nhạc hoặc trình diễn các nghề khéo tay Đặc biệt tất cả các tỉnh duyên hải, lễ Nghinh Ông được ngư dân tổ chức để cầu mong được mùa cá và bình an.

Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học: Nét đặc trưng văn hóa, phong tục tập quán sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng của dân tộc nơi đây là tài nguyên du lịch nhân văn quý giá, là sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn cao đối với du khách.

Làng nghề thế công truyền thống: có giá trị hấp dẫn du khách như làng đúc đồng Phước Kiều, làng rau Trà Quế, làng mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà, đèn lồng Hội An (Quảng Nam), làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Người Chăm có nghề gốm đạt trình độ khá tỉnh xảo (Vân Sơn, tỉnh Bình Định hay Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận) Ngoài ra còn có làng dệt thổ cẩm Chăm (Ninh Thuận).

Hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian: mang nhiều sắc thái riêng, thể hiện sự giao lưu văn hóa Bắc và Nam, giữa văn hóa Việt với văn hóa Chăm Pa và Khmer Nam Bộ Nổi tiếng với nghệ thuật bài chòi ở một số tỉnh tiêu biểu như Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa quốc gia (2014) Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch củng các địa phương sẽ xây dựng hồ sơ quốc gia “Nghệ thuật bài chòi miền Trung Việt Nam” đề cử cho UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ẩm thực: món ăn dân dã được nhiều thực khách ưa thích như nước mắm Nam Ô (Đà Nẵng), yến sào Cù Lao Chàm, mì Quảng, cao lầu Hội An,

Trang 8

Bảo tàng: có thể khai thác phục vụ du lịch ở đây tiêu biểu như bảo tàng Quang Trung ở Bình Định, bảo tàng Hải dương học ở Nha Trang.

I.2 Khái quát về Đà Lạt (Lâm Đồng) I.2.1 Vị trí địa lý:

Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển và diện tích tự nhiên 393,29 km².

Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên LangBiang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng Địa hình cao trung bình so với mặt nước biển là 1.500 m Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Nhà Bảo Tàng (1532 m), nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương (1398,2 m) Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt:

Bậc địa hình là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi đinh trong, dốc thoải có độ cao tương đối 25-100m, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500m.

Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm Phía Đông Bắc có hai núi thấp hòn Ông (Láp Bê Bắc 1,738m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709m) ở phía Bắc, ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Langbiang) hùng vĩ, cao 2.168m, kéo dài theo trục Đông Bắc – Tây Nam từ suối Đa Sar ( đổ vào sông Đa Nhim) đến Đa Me (đổ vào Đạ Đờng), Phía Đông án ngữ bởi dãy đỉnh Gió Hú (1.644m) Về phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơrreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pinhatt (1.691m) và You Lou Rouet (1.632m).

Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700m đột ngột đổ xuống các cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700m đến 900m.

I.2.2 Khí hậu:

Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới Nhiệt độ trung bình 18-21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30 và thấp nhất không dưới 5°C Chính thông Đà Lạt giúp cho thành phố thêm phần mát mẻ

Đà Lạt có 2 mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến

Trang 9

là 1562m và độ ẩm 82% Đà Lạt không bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi vào vì sườn đông không có núi che chắn

I.2.3 Tài nguyên du lịch:

Được ví như một Tiểu Paris, Đà Lạt từng mộng mơ và nên thơ nhờ cái lạnh cao nguyên ban đêm, sương mù buổi sớm và những dải rừng thông bao quanh thành phố Không gian này tuy vậy đã phần nào bị mất đi cái chất Pháp trong các kiến trúc biệt thự thiếu chăm sóc hay bị sửa đổi không phù hợp Du lịch tuy là một thế mạnh song cũng là yếu tố làm thay đổi Đà Lạt theo hướng đô thị hóa.

Đồi Cù nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt nằm kế bên là Hồ Xuân Hương do vậy thường được nhắc đến như một địa danh dính liền nhau – nhiều người cho rằng Đà Lạt sẽ kém phần mỹ lệ nếu thiếu Đối Cù và hồ Xuân Hương Năm 1942, khi thiết kế đồ án quy hoạch thành phố Đà Lạt, kiến trúc sư Lagisquet đã khoanh vùng Đồi Cù như một khu vực bất khả xâm phạm nhằm tạo một tầm nhìn thoáng đãng cho Đà Lạt Về sau, một kiến trúc sư người Anh đã thiết kế biến Đồi Cù thành sân golf 9 lỗ khá nổi tiếng của vùng Đông Nam Á và hiện nay Đồi Cù đã được nâng cấp thành sân golf 18 lỗ Tên Đồi Cù không rõ có từ bao giờ, và vì sao gọi là “Đồi Cù” lại có hai hướng lý giải, có người cho rằng những quả đồi thoai thoải nơi đây khi nhìn từ xa giống như tấm lưng trần của những con cù khổng lồ nên đã ví von gọi là “Đồi Cù”; cũng có người giải thích sở dĩ có tên “Đồi Cù” vì nơi đây là một địa điểm địa điểm chơi golf hay còn gọi là “đánh cù”.

Hồ Xuân Hương nằm ngay trung tâm thành phố Đà Lạt và bên cạnh Đồi Cù Hồ thực chất là hồ nhân tạo được xây dựng vào năm 1919 do sáng kiến của Cunhac Để tạo thành hồ, người ta đắp một cái đập chắn dòng suối chảy qua thung lũng, hồ có diện tích mặt nước rộng 25ha, chu vi dài 5,1km Xung quanh hồ nhiều kiến trúc độc đáo có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao được xây dựng như khách sạn Palace, thao trường Lâm Viên, nhà nghỉ Công Đoàn, Nhà hàng Thanh Thủy, Thủy Tạ Trước kia hồ có tên gọi Grand Lac (hồ lớn) Vào buổi sáng sớm sương mủ hiện lên rất đẹp và thơ mộng.

Hồ Suối Vàng là hồ nước ngọt lớn nhất tại Đà Lạt, cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố qua đập tràn của công ty cấp nước Đà Lạt Thung lũng Suối Vàng còn là điểm đến du lịch nổi tiếng với vườn hoa và rừng thông.

Trang 10

Công viên hoa Đà Lạt nằm quanh trên bờ phía Bắc của hồ Xuân Hương, trên thung lũng của Đồi Cù Trước đây công viên hoa Đà Lạt có tên là Bích Câu, hiện nay diện tích của công viên hoa được mở rộng tới 7000m², với cách bố trí thoáng đãng, tạo ấn tượng cho người chợt ghé Các loại hoa và cây cảnh nổi tiếng của Đà Lạt được trồng tỉa chăm sóc chu đáo, cảnh sắc tươi mát, phong phú bốn mùa Hàng năm thường tổ chức lễ hội hoa và là thông điệp nhằm mời gọi, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển Đà Lạt và các vùng phụ cận trở thành trung tâm sản xuất, xuất khẩu hoa của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN THỰC TẾ Ngày 31/05:

05h45: Xuất phát từ Trường Đại học Mở TPHCM 06h50: Dùng bữa sáng tại Cơm niêu Cao Phát 2 11h07: Tham quan Thác Dambri, 13h00 rời đi 14h05: Dừng chân tại Tea Bobla Waterfall 16h15: Đến khách sạn 5 sao LaDaLat 17h50: Dùng cơm chiều tại nhà hàng Long Nga

19h05: Tham gia Giao lưu văn hóa cồng chiêng tại Thung lũng Trăm năm, Lạc Dương 21h00: Về đến Khách sạn nghỉ ngơi

Ngày 01/06:

06h15: Ăn sáng Buffet

07h30: Xuất phát từ Khách sạn Ladalat đi đến Khu du lịch Langbiang 07h57: Tới khu du lịch Langbiang tham quan đến 09h30.

09h42: Tham quan Phân viện Sinh học và Bảo tàng Socola 11h06: Dùng bữa trưa tại Nhà hàng Long Nga

12h08: Tham quan cơ sở mứt Anh Thư – Cẩm Tú, thưởng thức đặc sản Đà Lạt 12h20: Nghỉ ngơi tại khách sạn Ladalat

15h23: Tham quan Dinh Bảo Đại I

Trang 11

19h00: Tham quan chợ Đà Lạt về đêm tự do.

Ngày 02/06:

06h15: Ăn sáng Buffet

07h00: Trả phòng, xuất phát đi Nha Trang 09h27: Ghé trạm dừng chân Suối đá Hòn Giao 10h49: Tham quan Chùa Long Sơn

11h41: Dùng cơm trưa tại nhà hàng Hồng Phát 12h53: Tham quan Tháp bà Ponagar

06h55: Trả phòng rời Joy Trip Hotel 10h15: Tham quan Gành Đá Đĩa 12h03: Dùng cơm tại nhà hàng Astop 14h27: Tham quan Bảo tàng Quang Trung 16h39: Tham quan Chùa Ông Núi

09h48: Ghé tham quan bãi biển Sa Huỳnh Resort 10h15: Dừng xe chụp hình tại Bệnh Xá Đặng Thuỳ Trâm 11h29: Dùng cơm trưa tại Khách sạn Hùng Vương – Quảng Ngãi 14h30: Tham quan Thánh địa Mỹ Sơn

Trang 12

17h30: Bãi xe Quảng trường sông Hoài

17h54: Tham quan Phố cổ Hội An, Chùa Cầu, Hội quán Quảng Đông, Nhà thờ Tộc Nguyễn Tường.

19h10: Về lại Bãi xe Quảng Trường sông Hoài 19h27: Dùng bữa tối tại Nhà hàng Làng Lụa 21h10: Nhận phòng tại Quốc Cường Center Hotel

Ngày 05/06:

06h15: Ăn sáng Buffet 08h00: Trả phòng, khởi hành 08h33: Tham quan Ngũ Hành Sơn

10h02: Tham quan Làng đá Non Nước – Làng đá Nguyễn Hùng 2 11h30: Dùng cơm trưa tại Nhà hàng Sao Biển Bé Đen – Lăng cô 12h36: Tham quan cơ sở sản xuất Tinh dầu Thái Hà

14h18: Tham quan Chùa Từ Hiếu 14h44: Tham quan Làng Hương

15h34: Dùng cơm và nghỉ ngơi tại khách sạn Duy Tân

Ngày 06/06:

06h15: Ăn sáng Buffet

07h30: Khởi hành di chuyển vào Đại Nội 07h43: Tham quan Kinh Thành Huế

10h28: Thưởng thức đặc sản cố đô – cơ sở Lý hùng 10h55: Tham quan Chùa Thiên Mụ

11h51: Dùng cơm tại Nhà hàng Không Gian Xưa 12h35: Về lại khách sạn nghỉ ngơi

14h30: Khởi hành di chuyển đến 2 Lăng vua Minh Mạng và Lăng vua Khải Định 15h07: Tham quan Lăng Vua Minh Mạng

16h47: Tham quan Lăng Vua Khải Định 17h34: Dùng cơm chiều tại Khách sạn Như Hiền

18h14: Đến Bến thuyền Tòa Khâm, thưởng thức Ca Huế trên sông Hương

Trang 13

10h17: Viếng thăm Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn 12h54: Dùng cơm trưa tại Phong nha quán Cô Phượng 13h41: Đến Bến tàu Xuân Sơn

14h27: Đến Bến thuyền cửa Động Phong Nha

16h09: Về lại bến thuyền Xuân Sơn, rời động Phong Nha

17h10: Dùng cơm tối và nhận phòng tại Riverside Hotel Quảng Bình

Ngày 08/06:

06h15: Ăn sáng Buffet

06h57: Trả phòng, khởi hành về lại Quảng Trị 07h00: Viếng thăm Tượng Đài Mẹ Suốt

08h37: Tham quan cụm Di tích Lịch Sử Quốc Gia Đặc Biệt Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải – Cột cờ Giới Tuyến 17

11h55: Dùng cơm trưa tại khách sạn Như Hiền – Vỹ Dạ, Thừa Thiên Huế 15h08: Tham quan Chùa Linh Ứng tại Bán Đảo Sơn Trà Đà Nẵng 16h20: Dùng cơm tối và nhận phòng tại Quốc Cường Center Hotel

Ngày 09/06:

06h15: Ăn sáng Buffet 07h57: Trả phòng, khởi hành đi

08h11: Tham quan cửa hàng Đặc Sản Miền Trung 11h54: Dùng cơm trưa tại quán cơm Thế Vinh – Sa Huỳnh 16h35: Tham quan Nhà thờ Mằng Lăng

17h59: Tham quan Tháp Nghinh Phong

18h17: Dùng cơm và nghỉ ngơi tại khách sạn Hùng Vương – Tuy Hoà, Phú Yên

Ngày 10/06:

06h15: Ăn sáng Buffet

Trang 14

07h00: Trả phòng, khởi hành đi

11h40: Điểm dừng chân Cường 2 – Đặc sản Phan Rang 12h14: Dùng cơm trưa tại Nhà hàng Hương Việt 15h18: Tham quan Đồi Cát Đỏ

15h59: Nhận phòng tại Mui Ne Paradise Resort, tổ chức Gala dinner

Ngày 11/06:

06h15: Ăn sáng Buffet 09h30: Trả phòng, khởi hành đi

09h38: Tham quan Lâu đài rượu Vang RD Phan Thiết 10h52: Tham quan cơ sở nước mắm cá cơm Hải Thắng 11h32: Dùng cơm trưa tại khách sạn Đồi Dương

15h52: Về đến Trường Đại học Mở TPHCM, kết thúc chuyến đi.

SƠ ĐỒ TUYẾN THAM QUAN

Trang 26

CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG THUYẾT MINHLâm Đồng

Khu du lịch Thác Đamb’ri

Thời gian: 10h50-13h00

Địa chỉ: Thôn 14, Xã Đambri, Thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng

Cách trung tâm Thành phố Bảo Lộc hơn 16 km, nằm khuất sau những đồi chè, nương dâu và cà phê bạt ngàn xanh ngát Khu du lịch thác Đamb’ri được hình thành từ sự ưu ái của thiên nhiên và truyền thuyết hóa của người K’ho làm Thác Đamb’ri càng thêm hùng vĩ hơn Với quần thể Thác nước cao hơn 60m, ngày đêm với những khối nước khổng lồ từ trên cao dội xuống tung bọt trắng xóa tạo nên cảnh tượng huyền bí và hùng vĩ Đamb’ri là thác nước đẹp nhất khu vực Nam Tây Nguyên.

Theo truyền thuyết, ngày xưa có một đôi trai gái người K’ho yêu nhau và thường hẹn hò bên thác nước Vào một ngày nọ, chàng trai bỗng mất tích không một dấu vết để lại Cô gái khóc mãi, chờ mãi, nhưng không thấy người yêu quay lại Lâu ngày, nước mắt của cô gái đọng lại và chảy thành dòng thác lớn Người K’ho đặt tên thác là Đambri – nghĩa là “Đợi Chờ” Đến với khu du lịch Thác Đamb’ri du khách sẽ được đắm mình trong không gian thiên nhiên với nhiều hoạt động ngoài trời hấp dẫn.

Trang 27

Khu du lịch Đồi Mộng Mơ

Thời gian: 19h15- 20h30

Địa chỉ: Số 5 Đường Mai Anh Đào, Phường 8, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, nằm xuyên suốt 5 tỉnh vùng Tây Nguyên Đến với đêm hội bạn sẽ được lần lượt trải qua các nghi thức và lễ hội, tìm hiểu về những phong tục tập quán, nét văn hóa đặc trưng cũng như cuộc sống sinh hoạt của người dân tộc xã Lát.

Những chàng trai, cô gái sẽ biểu diễn các tiết mục văn nghệ bằng tiếng dân tộc và tiếng Kinh, tái hiện các lễ hội gắn liền với người K’Ho như lễ hội cầu mùa, cúng mừng lúa mới… Đắm mình trong bầu không khí đậm chất Tây Nguyên khi vừa được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc, vừa được thưởng thức thịt nướng rượu cần, hòa mình vào các giai điệu cồng chiêng cùng những nghệ sĩ K’Ho trên sân khấu Bạn cũng có thể tham gia vào những điệu múa, âm nhạc bốc lửa, các trò chơi dân gian để không khí đêm hội thêm phần vui vẻ, trọn vẹn Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một nét đặc sắc mà bạn nên trải nghiệm một lần khi đã dừng chân ghé thăm thành phố mộng mơ Đà Lạt.

Trang 28

Khu du lịch Langbiang

Thời gian: 08h00- 09h30

Địa chỉ: 305 Langbiang, Thị trấn Lạc Dương, Lạc Dương, Lâm Đồng

Khu du lịch Langbiang nằm về hướng Bắc, cách Thành phố Đà Lạt khoảng 12km, thuộc địa phận huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng Dưới chân núi Langbiang là nơi định cư của bản làng dân tộc Lạch, Chil, còn lưu giữ khá nhiều nét văn hoá truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên Lang Biang là tên gọi phổ biến nhất mà mọi người dùng để chỉ hai ngọn núi hùng vĩ với độ cao 2.167m và 2.064m so với mặt biển Khu du lịch Langbiang được chia ra làm 5 khu vực: Khu vực đón tiếp, Thung lũng trăm năm, bãi Mimosa, đồi Đankia và đỉnh Langbiang.

Khi đến với khu du lịch Langbiang, du khách sẽ thấy rằng Langbiang không chỉ là một ngọn núi bình thường để chinh phục và ngắm nhìn, mà còn là địa điểm phục vụ nhiều loại hình dịch vụ và diễn ra các hoạt động giải trí vô cùng hấp dẫn.

Khi lên đến đỉnh Langbiang, du khách sẽ bắt gặp được rất nhiều nhà hàng hàng, quán cà phê hay những vườn hoa làm say đắm lòng người Bên cạnh đó là các khu vui chơi giải trí với các trò chơi thú vị như cưỡi ngựa, dù lượn hay thuê một chiếc ống nhòm để ngắm trọn vẻ đẹp của Langbiang từ phía xa xa, Tất cả sẽ làm du khách hài lòng và thích thú.

Trang 29

Phân viện Sinh học

Thời gian: 09h45 – 10h30

Địa chỉ: 116 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 7, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

Phân Viện Sinh Học Tây Nguyên là công trình nghiên cứu, bảo vệ, lưu trữ đa dạng các loài vật quý hiếm Công trình được xây dựng từ 1950, với mục đích chính là tuyên truyền về sự đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống và ngăn chặn hành vi săn bắn thú rừng Bên cạnh đó là lưu trữ và bảo tồn nguồn gen quý hiếm, phục vụ cho nhu cầu du lịch, tham quan của du khách cũng như người dân địa phương.

Trang 30

Phân viện cũng được xem như một bảo tàng sống tại Đà Lạt Nơi đây lưu trữ đa dạng hiện vật phong phú Có một khu vực riêng dành cho mục đích trưng bày mô hình, xương, sừng của nhiều loài động vật quý hiếm như gấu, khủng long, voi, vượn,

Bảo tàng Chocolate

Thời gian: 09h45 – 10h30

Cách trung tâm thành phố Đà Lạt tầm 7km, La Chocotea tọa lạc trong khuôn viên của Viện khoa học Tây Nguyên, trên ngọn đồi Tùng Lâm thoáng đãng nhiều thông xanh Đây là một điểm tham quan hoàn toàn mới và vô cùng đặc sắc dành cho du khách khi đặt chân đến xứ sở sương mù Vị trí của bảo tàng khá đắc địa, gần Homestay Vườn Nhà, ngay khu du lịch Suối Tía đó các bạn

Cuối năm 2019, công ty La Chocotea đã hợp tác với Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên để cho ra đời bảo tàng chocolate Tại đây trưng bày những sản phẩm được làm hoàn toàn từ nguyên liệu chocolate – một mô hình độc đáo đầu tiên xuất hiện ở Đà Lạt Mục đích của bảo tàng này là muốn phát triển thương hiệu cho cacao – loại nông sản Việt Nam có chất lượng hàng đầu thế giới Bên cạnh đó, việc sử dụng chocolate để làm thành những loại hoa, nông sản đặc trưng cũng là để truyền đi nhiều thông điệp ý nghĩa cho du khách về thành phố Đà Lạt.

Trang 31

Dinh 1 Đà Lạt (King Palace)

Thời gian: 15h25 – 16h00

Địa chỉ: Số 1, đường Trần Quang Diệu, phường 10, Thành phố Đà Lạt

Dinh Bảo Đại là địa điểm du lịch lâu đời nổi tiếng còn lưu lại từ thời Pháp thuộc Đây là dinh thự Bảo đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn sinh sống trong thời kỳ đảm nhiệm chức Quốc Trưởng Việt Nam

Dinh nằm trên ngọn đồi cạnh đường Trần Quang Diệu, cao hơn 1550m so với mặt nước biển Do chỉ cách trung tâm thành phố Đà Lạt 4km và nằm trên đường nổi tiếng, du khách tới đây trải nghiệm sẽ không phải lo lắng về vấn đề cư trú hay quán ăn

Thực tế, Đà Lạt không chỉ có 1 mà đến 3 dinh thự Bảo Đại, nhưng dinh 1 Đà Lạt nổi tiếng nhất về không gian kiến trúc cùng như được trùng tu nguyên trạng Sau khi Việt Nam giành được độc lập, Dinh 1 đã từng bị lãng quên đến đến hao hụt nhiều phần

Thật may Dinh 1 chính thức hồi sinh một cách thần kỳ vào năm 2014 và được đưa vào khai thác du lịch Từ đó, nơi đây đã trở thành biểu tượng du lịch của địa phương, được người dân và khách du lịch đặc biệt yêu mến Và chắc chắn không gian cổ kính của dinh thự hòa cùng sương mù thơ mộng sẽ đem đến những trải nghiệm bất ngờ và thú vị dành cho bạn

Trang 32

Thiền viện Trúc Lâm

Thời gian: 16h25 – 16h55

Địa chỉ: Đường Trần Thánh Tông nằm trên đồi Phụng Hoàng thuộc phường 3, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Đây là ngôi chùa to nhất, bề thế nhất ở Đà Lạt Hiện nay chùa tọa lạc trên núi Phụng Hoàng cách trung tâm Đà Lạt 4km Thiền viện Trúc Lâm do hòa thượng Thích Thanh Từ tổ chức xây dựng từ ngày 28-5-1993 và khánh thành ngày 19-3-1994 Thiền viện có diện tích 24,5 ha, được chia thành 3 khu riêng biệt dành cho du khách tham quan Bản phác thảo đầu tiên có sự tham gia của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ Đây là một thiền viện lớn nhất của Việt Nam, hiện nay nơi tu hành, nghiên cứu về Phật giáo Thiền tông của các vị hòa thượng và tăng ni.

Thiền viện nằm giữa vùng rừng thông bạt ngàn, tĩnh mịch Từ đây có thể nhìn ra hồ Tuyền Lâm, núi Voi thơ mộng Thiền viện Trúc Lâm được quy hoạch, xây dựng khoa học, theo lối kiến trúc hài hoà với thiên nhiên, có nhiều loài hoa, cây cảnh đẹp, luôn được bảo tồn, giữ gìn sạch sẽ, trang nghiêm Do vậy, thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt đã trở thành một điểm tham quan không thể thiếu của du khách khi đến với thành phố cao nguyên này.

Trang 33

Chợ Đà Lạt

Thời gian: 19h00 - 21h00

Địa điểm: Đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng Chợ Đà Lạt là một khu chợ phức hợp có bày bán hầu hết tất cả các loại mặt hàng khác nhau Đây là địa điểm du lịch Đà Lạt, nơi giao thoa, giao lưu buôn bán lớn nhất tại thành phố ngàn hoa Hầu hết người dân bản địa nơi đây đều mua bán và trao đổi ở ngôi chợ này Thời đại công nghiệp 4.0 phát triển, mức sống và thu nhập của con người ngày càng cao Chính vì thế mà kéo theo rất nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo Mảnh đất Tây Nguyên này cũng không nằm ngoại lệ Vào những năm gần đây chợ phát triển mạnh mẽ Ở đây hầu như bầy bán tất cả các mặt hàng có từ Bắc tới Nam

Đây là một trong những khu chợ, nơi tập trung giao lưu buôn bán hàng hoá lớn nhất của người dân bản địa xứ sở sương mù Do xã hội ngày càng một phát triển, kéo theo đó là ngành dịch vụ du lịch cũng phát triển trên mảnh đất Tây Nguyên này nên trong những năm trở lại đây nơi đây hầu như không thiếu bất cứ một thứ gì, các mặt hàng, sản phẩm từ Bắc tới Nam đều đã được các tiểu thương tại khu chợ này kinh doanh.

Trang 34

Khánh Hòa

Chùa Long Sơn

Thời gian: 10h45 - 11h30

Địa điểm: 22 Đường 23 Tháng 10, Phương Sơn, Nha Trang, Khánh Hòa

Là ngôi chùa có quy mô lớn nhất trong số hơn hai mươi ngôi chùa ở Nha Trang Chùa nằm ngay trong nội thành Nha Trang, bên quốc lộ 1A, dưới chân hòn Trại Thủy.

Hòn Trại Thủy có ba ngôi chùa: chùa Long Sơn dưới chân núi, chùa Hải Đức ở phía trên và chùa Bửu Phong ở phía Nam Đến Nha Trang, du khách rất dễ dàng nhận ra ngay hòn Trại Thủy nhờ có pho tượng Kim Thân Phật tổ rất lớn ngự trên đỉnh Chùa được khai sơn vào cuối thế kỷ XIX và được xây dựng mới theo quy mô như hiện nay vào năm 1940 với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tuy mang đậm dấu ấn hiện đại, nhưng vẫn giữ được vẻ tĩnh mịch, uy nghiêm, huyền bí, cao siêu nơi cửa Phật nhờ sự kết hợp khéo léo giữa công trình kiến trúc với cảnh quan thiên nhiên Đây cũng là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Nha Trang.

Trang 35

Tháp Bà (Tháp Ponagar)

Thời gian: 12h50 - 13h40

Địa điểm: 61 Hai Tháng Tư, Vĩnh Phước, Nha Trang, Khánh Hòa

Là đền thờ nữ thần Mẹ Xứ Sở (Po Ino Nogar) của người Chăm, nằm trên một ngọn đồi nhỏ, bên cửa sông Cải và quốc lộ 1A, thuộc phường Vĩnh Phước, phía Bắc thành phố Nha Trang Tháp là một công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc dân tộc Chăm Tháp Pô Nagar thường được dùng như tên chung của quần thể kiến trúc này, thực ra đó là tên của ngọn tháp chính lớn, đẹp và điển hình nhất trong 4 ngọn tháp.

Quần thể tháp Ponagar được xây dựng và tu bổ rải rác qua nhiều thời kỳ, suốt từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XII trên 2 mặt bằng Mặt bằng thứ nhất lát gạch, có 14 trụ và các bậc lên tiếp Mặt bằng thứ hai có một cụm gồm 4 tháp bố trí hình thước thợ Các tháp được xây bằng gạch rất khít mạch không nhìn thấy chất kết dính Lòng tháp rỗng tới đỉnh Trên thân tháp đắp nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung như thần Pô Nagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú: nai, ngỗng vàng, sư tử Tháp chính xây vào những năm 813 -817 dưới thời vua Hari – vácman – I để thờ thần Ponagar, vợ của thần Shiva tượng trưng cho sắc đẹp, ca vũ Tháp chính bốn tầng cao gần 25m, có một tầng thân và ba tầng lầu, các tầng lầu thu nhỏ dần theo chiều cao Tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, xếp chồng lên nhau khiến ta có cảm giác cao mãi, cao mãi Tháp có một cửa ra vào hướng chính Đông Các hướng Tây, Bắc Nam ở tầng thân và các

Trang 36

hướng của thần linh thờ thần Đáy tháp hình vuông, mỗi cạnh dài gần 10m, nhưng tưởng chính dưới chân tháp rất dày (trung bình 1,9m) Đây là một trong những nguyên nhân khiến các tháp Chăm tồn tại qua nhiều thế kỷ Trong tháp có một bệ thờ bằng đá, trên bệ là tượng nữ thần (cao 1,6m) tạc bằng đá hoa cương, ngồi xếp bằng trên một đài sen, tựa lưng vào tấm hình lá đề Đáng tiếc là chiếc đầu tượng hiện nay là đầu giả.

Hòn Chồng

Thời gian: 13h45 - 14h15

Địa điểm: Đường Nguyễn Đình Chiểu, Vĩnh Phước, Nha Trang, Khánh Hòa

Là một bán đảo nổi tiếng vì những tảng đá to xếp chồng lên nhau cấu tạo bằng đá hoa cương Hòn Chồng có 2 nhóm: một nằm ngoài biển, một nằm trong cát, sát thôn Cù Lao Nhóm nằm dưới biển trông rất bề thế lớp chìm, lớp nổi nằm chồng lên nhau.

Tên Hòn Chồng chỉ một hòn đá to cao, trên lại có một tảng nữa nằm trên cao nhất, đó là Hòn Chồng, còn hòn kia là hòn vợ, khăng khít, âu yếm Tên hòn đá là một minh chứng cho truyền thuyết tình yêu vợ chồng từ thời xa xưa.

Trang 37

Phú Yên

Ghềnh Đá Đĩa

Thời gian: 10h15 - 11h10

Địa chỉ: xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên

Ghềnh Đá Đĩa ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, có cấu tạo Kỳ là với nhiều tảng đá lớn hình ngũ giác xếp đều đặn, lớp nọ sát lớp kia trên một vùng rộng lớn Nhìn từ xa, ta liên tưởng đó là một tổ ong lớn Lại gần, những viên đá có hình trụ chồng lên nhau như những chồng bát, đĩa Đá có màu đen tuyền, nửa chìm, nửa nổi bên bờ biển xanh Giữa ghềnh có một hõm trũng, lâu ngày nước mưa và nước biển đọng vào tạo thành một vũng, nhìn rõ cá đang bơi tung tăng Sóng biển xã vào ghềnh tung bọt nước trắng xoá, rất ấn tượng.

Bên cạnh ghềnh Đá Đĩa là khu vực Bãi Bàng, với những tảng đá màu vàng sáng nằm dưới những tán cây bàng rợp mát, nơi nghỉ ngơi cắm trại rất đẹp Phía trước ghềnh Đá Đĩa là một hang đá sâu và rộng có thể chứa cả trăm người Chỉ trừ mùa mưa và mùa biển động, quanh năm thắng cảnh ghềnh Đá Đĩa đều có thể đón khách bốn phương Ghềnh Đá Đĩa được xếp hạng là thắng cảnh quốc gia.

Trang 38

Nhà thờ Mằng Lăng

Thời gian: 16h35 - 16h50

Địa chỉ: Thôn Mằng Lăng, Tuy An, Phú Yên

Nhà thờ thuộc xã An Thanh, huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hòa 35km về phía Bắc Nhà thờ được Linh mục Joseph de la Casagne xây dựng năm 1892 theo kiến trúc Gothic cổ điển Đây là nhà thờ cổ nhất của tỉnh Phú Yên, và là một trong những nhà thờ lâu đời nhất cả nước.Nhà thờ đang lưu giữ cuốn sách chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam “Phép giảng tám ngày” do Linh mục Alexandre de Rhodes in năm 1651 tai Roma (Ý)

Trang 39

Tháp Nghinh Phong

Thời gian: 17h55 - 18h10

Địa chỉ: tọa lạc ở ngã tư Nguyễn Hữu Thọ và Độc Lập, Thành phố Tuy Hòa

Trang 40

Tháp Nghinh Phong có một thiết kế đặc biệt ấn tượng Lấy cảm hứng từ ghềnh đá đĩa mang tính biểu tượng của địa phương và truyền thuyết “Trăm trứng trăm con” của Lạc Long quân và Âu Cơ, tháp gồm hai phần.

Mỗi phần của tháp được thiết kế bởi 50 khối đá có nhiều kích thước khác nhau, xếp liền kề tạo thành hình dạng thẳng đứng hướng lên trên Chính giữa gồm 2 cột đá cao, cột đá cao 35m đại diện cho Lạc Long Quân và cột đá còn lại cao 30m đại diện cho Âu Cơ Dưới mỗi chân tòa tháp là 50 khối đá xếp chồng lên nhau Giữa hai cột đá cao là một lối đi chỉ vừa 2 người nên khá hạn chế người di chuyển trong khu vực này.

Tháp Nghinh Phong là công trình được thiết kế và thi công xây dựng với toàn bộ bên ngoài từ các bậc cấp lên xuống đến nền sân Từ đế tháp đến thân tháp được ốp bằng các phiến đá granite, một loại vật liệu có độ bền vĩnh cửu và có rất nhiều tại Phú Yên.

Vào buổi tối, tháp Nghinh Phong được trang bị hệ thống chiếu sáng độc đáo kết hợp với công nghệ Bobine Tesia, 3D mapping và laser cường độ cao để trình diễn các hiệu ứng ánh

Ngày đăng: 15/04/2024, 11:58

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan