Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa Việt Nam...8 Trang 3 LỜI MỞ ĐẦUĐã bao giờ chúng ta tự hỏi làm sao ta có được những vật dụng xungquanh, từ đồ ăn, đồ dụng thường ngày ch
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-TIỂU LUẬN Môn: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊ NIN
Đề tài: LỊCH SỬ RA ĐỜI, ĐẶC TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT
HÀNG HÓA LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM
Họ tên SV:
Mã SV:
Lớp:
Khóa:
Giảng viên hướng dẫn:
HÀ NỘI, tháng 06 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
Phần I: Sản xuất hàng hoá theo lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin 3
1 Tổng quan về sản xuất hàng hoá 3
1.1 Các khái niệm 3
1.2 Sơ lược về sản xuất hàng hoá 3
2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá 3
2.1 Phân công lao động xã hội 4
2.2 Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất 4
3 Đặc trưng của sản xuất hàng hoá 6
3.1 Ba đặc trưng cơ bản 6
3.2 Nhận xét về đặc trưng của sản xuất hàng hoá 6
4 Ưu thế của sản xuất hàng hoá 7
5 Nhược điểm của sản xuất hàng hoá 8
Phần II: Nền kinh tế sản xuất hàng hoá tại Việt Nam 8
1 Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa Việt Nam 8
1.1 Điều kiện ra đời và tồn tại của SXHH Việt Nam trước đổi mới (1975 -1986)8 1.2 Điều kiện ra đời và tồn tại của SXHH Việt Nam sau thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay) 9
2 Thực trạng nền sản xuất hàng hoá ở nước ta 10
3 Giải pháp 10
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Đã bao giờ chúng ta tự hỏi làm sao ta có được những vật dụng xung quanh, từ đồ ăn, đồ dụng thường ngày cho đến nhà cửa, đất đai, xe cộ…? Thực chất, để sở hữu trong tay bất cứ loại đồ vật nào, con người ta đều phải thông qua quá trình trao đổi và mua bán Và trong quá trình ấy, tất cả những
sự vật trên được gọi là hàng hoá Vậy chúng được coi là hàng hoá từ thời điểm nào?
Xã hội loài người nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng từ thuở sơ khai
đã hình thành một loại hình kinh tế được gọi là nền kinh tế tự nhiên – sản xuất
tự cung tự cấp Trong nền kinh tế này, sản phẩm làm ra nhằm thoả mãn nhu cầu của người trực tiếp sản xuất ra nó Kiểu sản xuất này gắn liền với nền sản xuất nhỏ, lực lượng lao động phát triển thấp, phân công lao động kém phát triển Có lẽ bởi vậy mà nhu cầu sử dụng và tiêu dùng của con người bị bo hẹp, giới hạn một cách đáng kể Tuy nhiên, thời điểm Đảng và Nhà nước ta có những quyết định trong việc đổi mới nền kinh tế (tháng 12/1986) cũng chính
là giây phút mà một bước ngoặt đã xuất hiện Khi nền kinh tế sản xuất hàng hoá được hình thành để rồi thay thế cho nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, đất nước ta đã có những sự phát triển lớn dần trong các công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập toàn cầu Kể từ khi sản xuất hàng hoá ra đời, nhu cầu và nguyện vọng của con người ngày càng được đáp ứng một cách đầy đủ và chất lượng hơn Sản xuất hàng hoá là một quá trình tạo ra sản phẩm hàng hoá nhằm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu nào đó của con người Một quốc gia có thể phát triển mạnh mẽ trước tiên phải là một quốc gia có nền móng vững chắc Để có bức nền vững chắc ấy, đất nước đó cần phải đảm bảo thoả mãn và cân bằng những nhu cầu của người dân, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước và xu hướng chung của thế giới, thời đại Với thực tiễn như vậy,
ta nhận thấy được tính cấp thiết và vai trò then chốt của sản xuất hàng hoá trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế nước nhà Đồng thời, đó cũng là lý do
tại sao em chọn đề tài “Sản xuất hàng hoá và vai trò của sản xuất hàng hoá đối với nền kinh tế Việt Nam” làm vấn đề trọng tâm phân tích và nghiên cứu
trong bài tiểu luận này
Trong bài tiểu luận dưới đây em sẽ phân tích những lý luận của Mác-Lênin về sản xuất hàng hoá dựa trên việc nghiên cứu bằng phương pháp đánh giá sự vật hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến và phát triển không ngừng,
Trang 4hay còn được coi là phương pháp trừu tượng hoá khoa học đặc thù của môn học Kinh tế chính trị Trong đó, em sẽ chỉ ra điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá với mục đích hiểu được bản chất của nền sản xuất hàng hoá, các yếu tố tác động lên chúng đồng thời làm sáng tỏ vai trò then chốt của nó đối với nền kinh tế Việt Nam Do sự hạn chế về mặt kiến thức và thời gian, bài tiểu luận của em hẳn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định Vì vậy, em rất mong bản thân có thể nhận được những lời góp ý chân thành của giảng viên
Trang 5Phần I: Sản xuất hàng hoá theo lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin
1 Tổng quan về sản xuất hàng hoá
1.1 Các khái niệm
Hàng hóa là sản phẩm của người lao động, hay nói cách khác là sinh ra từ quá trình lao động; thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và thông qua quá trình trao đôur mua bán để có thể phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống
Là sản xuất ra những sản phẩm để có thể đưa ra thị trường nhằm mục đích buôn bán Nói cách khác, sản xuất hàng hóa là một cách thức tổ chức sản xuất mà trong đó các sản phẩm làm ra dùng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của một bộ phận hoặc đa số bộ phận người dân sử dụng, chứ không phải để đáp ứng cho chính người trực tiếp sản xuất ra hàng hóa
Đây là hình thức tổ chức sản xuất phổ biến trên thế giới, đồng thời là cơ
sở tồn tại và phát triển của nền kinh tế và xã hội loài người
1.2 Sơ lược về sản xuất hàng hoá
Thực chất, sản xuất hàng hóa đã từng tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế
- xã hội Vào thời điểm của các hình thái xã hội trước Chủ nghĩa tư bản, sản xuất hàng hoá chưa phát triển Khởi nguồn là nền kinh tế tự nhiên – nền kinh tế tự cung tự cấp, sau đó xuất hiện sự chuyên môn hóa Đến thời kỳ Tư bản chủ nghĩa, nó đã phát triển tới đỉnh cao nhất, trở thành quan hệ thống trị, phổ biến trong xã hội Mãi cho đến xã hội xã hội chủ nghĩa, sản xuất hàng hoá vẫn còn quy luật giá trị, hay quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá vẫn hoạt động, mặc dù mục đích của sản xuất xã hội chủ nghĩa là nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và văn hoá của mọi thành viên trong xã hội, chứ không phải để buôn bán nhằm mục đích là thu lợi nhuận
2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá
Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện đó là có phân công lao động xã hội và có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
2.1 Phân công lao động xã hội
Trang 6Là sự phân chia lao động trong xã hội vào các ngành nghề khác nhau trong
đó mỗi người chỉ sản xuất ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định
Trình độ phân công lao động xã hội ngày càng chi tiết
- Dựa trên những ưu thế về tự nhiên, kĩ thuật, năng khiếu, sở trường của từng người cũng như của từng vùng
- Dựa trên những đặc điểm, ưu thế về mặt xã hội như phong tục, tập quán,
ăn ở,… của từng vùng/ miền
- Phân công lao động xã hội chính là điền kiện cần cho sản xuất hàng hóa
ra đời Phân công lao động xã hội tạo sự chuyên môn hóa lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất
- Làm cho việc trao đổi sản phẩm trở thành tất yếu vì khi có phân công lao động xã hội thì mỗi người, mỗi cơ sở chỉ sản xuất một hoặc một vài thứ sản phẩm nhất định nhưng nhu cầu cuộc sống đòi hỏi nhiều sản phẩm dẫn đến họ phải trao đổi sản phẩm với nhau
- Phân công lao động xã hội còn góp phần làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên, từ đó ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư được mang đi trao đổi Như vậy, có thể nói, phân công lao động xã hội chính là cơ sở, là tiền đề,
là điều kiện cần của quá trình sản xuất, trao đổi hàng hóa
2.2 Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
Tuy nhiên, phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa
đủ để sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại Vì vậy, muốn sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại phải có điều kiện thứ hai, đó là phải có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất
Là những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau Do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế hoặc
Trang 7Discover more
from:
Document continues below
Kinh tế chính trị
Trường Đại học…
999+ documents
Go to course
Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lenin
Kinh tế
chính trị 99% (272)
226
Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị…
Kinh tế
chính trị 99% (89)
17
Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-…
Kinh tế
chính trị 98% (66)
32
Tiểu luận Kinh tế chính trị
Kinh tế
chính trị 100% (33)
23
Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư…
Kinh tế
chính trị 98% (165)
14
Trang 8do họ chi phối, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng hoá
- Trong lịch sử: là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định còn trong điều kiện của nền sản xuất hiện đại, sự tách biệt này còn do các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền
sử dụng đối với tư liệu sản xuất quy định
- Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất: tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của họ Nói cách khác, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau Tuy nhiên, họ lại nằm trong
hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về cả sản xuất
và tiêu dùng Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua việc mua - bán hàng hóa, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hóa
- Do sự tách rời, chia cắt giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng trực tiếp tư liệu sản xuất quy định Sự tách biệt về kinh tế không chỉ ở sự khác biệt về quyền sở hữu mà còn khác biệt ở quyền sử dụng những khối lượng tư liệu sản xuất khác nhau của cùng một chủ thể sở hữu Khi sự tách biệt về kinh tế giữa những chủ thể sản xuất tồn tại trong điều kiện có sự phân công lao động xã hội thì việc trao đổi sản phẩm giữa những chủ thể khác nhau phải đảm bảo được lợi ích của họ Điều đó chỉ có thể có được khi trao đổi dựa trên nguyên tắc ngang giá, có đi có lại tức là trao đổi hàng hóa, sản phẩm của lao động trở thành hàng hóa
Kết luận: Như vậy, phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về
mặt kinh tế của những người sản xuất là hai điều kiện cần và đủ để hình thành sản xuất và trao đổi hàng hóa Nếu một trong hai điều kiện này mất đi, sản xuất và trao đổi hàng hóa sẽ không tồn tại Vì vậy, sản xuất hàng hóa là một phạm trù lịch sử tức là nó chỉ tồn tại khi có cả hai điều kiện và mất đi khi một trong hai điều kiện đó mất đi
3 Đặc trưng của sản xuất hàng hoá
3.1 Ba đặc trưng cơ bản
Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh tri
Kinh tế chính trị 98% (60)
11
Trang 9Sản xuất hàng hoá có 3 đặc trưng cơ bản như sau:
- Thứ nhất, sản xuất hàng hóa dùng để trao đổi, mua bán Sản xuất hàng hóa
là kiểu tổ chức kinh tế dùng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác thông qua việc trao đổi, mua bán
- Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa
mang tính xã hội
- Thứ ba, mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không
phải giá trị sử dụng
3.2 Nhận xét về đặc trưng của sản xuất hàng hoá
Sản xuất hàng hoá được ra đời từ sản xuất tự cấp tự túc (tự cung tự cấp) và thay thế nó trong suốt cả quá trình lịch sử lâu dài đầy biến động Ở các xã hội trước chủ nghĩa tư bản, sản xuất hàng hoá là sản xuất giản đơn chỉ giữ vai trò phụ thuộc Tuy nhiên chính sản xuất hàng hoá giản đơn đã tạo khả năng phát triển lực lượng sản xuất thiết lập các mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị kinh
tế trước đó vốn tách biệt nhau Quan hệ hàng hoá phát triển nhanh chóng ở thời kỳ chế độ phong kiến tan rã và góp phần thúc đẩy quá trình đó diễn ra mạnh mẽ hơn
Trong đó, hình thức điển hình nhất, cao nhất, phổ biến nhất của sản xuất hàng hoá là sản xuất hàng hoá Dưới chủ nghĩa tư bản quan hệ hàng hoá thâm nhập vào mọi lĩnh vực, mọi chức năng của nền sản xuất xã hội, hàng hoá trở thành tế bào của nền sản xuất xã hội Nó mang đặc điểm: Dựa trên sự tách rời
tư liệu sản xuất với sức lao động trên cơ sở bóc lột lao động làm thuê dưới hình thức chiếm đoạt giá trị thặng dư
Sản xuất hàng hoá tiếp tục tồn tại và phát triển dưới chủ nghĩa Đặc điểm của sản xuất hàng hoá xã hội là không dựa trên cơ sở chế độ người bóc lột người và nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của mọi thành viên xã hội trên cơ sở sản xuất kinh doanh
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, sản xuất hàng hóa cũng có những mặt trái của nó như phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng, phá hoại môi trường sinh thái, xã hội, v.v
4 Ưu thế của sản xuất hàng hoá
Trang 10Vốn dĩ nền kinh tế sản xuất hàng hoá là bước cải tiến mới, là sự phát triển vượt bậc so với nền kinh tế tự cung tự cấp Vì vậy, sản xuất hàng hoá mang những ưu thế vượt trội
4.1 Khai thác lợi thế sẵn có
– Khai thác lợi thế về tự nhiên, xã hội, kĩ thuật của từng người, từng cơ
sở sản xuất,… trên nền tảng của sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất
– Giúp thúc đẩy phát triển việc phân công lao động xã hội, giúp chuyên môn hóa lao động ngày càng tăng cao Cũng từ đó mối liên hệ giữa các ngành nghề, các địa phương ngày càng được mở rộng triệt để
– Phá vy tính tự cung tư cấp, bảo thủ lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa phương làm tăng năng suất lao động và nhu cầu xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn
– Khai thác được lợi thế của các quốc gia với nhau khi sản xuất, trao đổi hàng hóa được mở rộng quy mô trên nhiều quốc gia
4.2 Quy mô sản xuất không bP giới hQn bRi nhu cSu và nguTn lực mang tUnh khép kUn của mVi cá nhân, gia đWnh,…
– Mở rộng quy mô lớn dựa trên nhu cầu và nguồn lực của xã hội phù hợp với xu thế thời đại
– Tạo điều kiện ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất…
– Thúc đẩy sản xuất phát triển
4.3 Tăng tUnh cQnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhQy bén, biết tUnh toán,…
– Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế
– Giảm chi phí sản xuất đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng
4.4 Sự phát triYn của sản xuất, mR rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, các vZng, các nước…
– Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, việc phát triển của sản xuất, mở rộng cũng như giao lưu kinh tế giữa cá nhân, tổ chức, giữa các vùng miền với
Trang 11nhau hay giữa nhiều quốc gia giúp cho đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao, đa dạng và phong phú hơn
5 Nhược điểm của sản xuất hàng hoá
Bên cạnh những ưu điểm mà sản xuất hàng hóa mang lại thì nó cũng còn một
số mặt hạn chế như:
– Phân hóa giàu nghèo
– Điều tiết tự phát nền kinh tế
– Khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát, ô nhiễm môi trường, suy thoái đạo đức, cạnh tranh không lành mạnh, tệ nạn xã hội, tội phạm phát triển,…
Phần II: Vai trò sản xuất hàng hoá đối với nền kinh tế Việt Nam
1 Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa Việt Nam
1.1 Điều kiện ra đời và tTn tQi của sản xuất hàng hóa Việt Nam trước đổi mới (1975 - 1986)
Việt Nam thời kỳ bao cấp chủ yếu gồm các ngành đó là nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp Công nghiệp được chia thành công nghiệp nặng (như điện, than, gang thép, chế tạo máy công cụ,… ); công nghiệp hóa chất; công nghiệp nhẹ; công nghiệp thực phẩm (thuốc lá, đường mật, rượu bia, đồ hộp,… ) Lực lượng lao động gồm công nhân, nông dân và lao động tri thức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV khẳng định sản xuất xã hội chủ nghĩa tức là nền kinh tế dựa vào hai thành phần kinh tế cơ bản: quốc doanh (trong công và thương nghiệp) và tập thể (trong nông nghiệp với hợp tác xã cấp cao làm nòng cốt) Các nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội trong đó có Việt Nam với mục đích là xây dựng chế độ công hữu, xóa bỏ chế độ tư hữu Với quan niệm rằng sản xuất hàng hóa không tồn tại trong chế độ công hữu hay không tồn tại trong chế độ xã hội, các quốc gia đi theo con đường chủ nghĩa
xã hội (trong đó có Việt Nam) áp dụng cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, phủ nhân sự tồn tại của sản xuất hàng hóa, phủ nhận sự tồn tại của thành phần kinh
tế tư nhân Vì thế, trong thời kỳ bao cấp ở Việt Nam, sản xuất hàng hóa chỉ mang tính hình thức, có sự phân công lao động nhưng không có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất Vì vậy, rất nhiều hàng hóa quan trọng như sức lao động, phát minh sáng chế, tư liệu sản xuất quan