1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài lịch sử ra đời, đặc trưng và ưu thế củasản xuất hàng hóa liên hệ thực tiễn tại việt nam hiện nay

18 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch Sử Ra Đời, Đặc Trưng Và Ưu Thế Của Sản Xuất Hàng Hóa. Liên Hệ Thực Tiễn Tại Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Trần Linh Đan
Người hướng dẫn ThS. Đặng Hương Giang
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

Sự phát triển của lực lượng sản xuất cũng chính là nhân tố dẫn đến đến sựthay đổi từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa và đỉnh cao lànền kinh tế thị trường.Trong nề

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

-TIỂU LUẬN Môn: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Đề tài: LỊCH SỬ RA ĐỜI, ĐẶC TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA

SẢN XUẤT HÀNG HÓA LIÊN HỆ THỰC TIỄN

TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Họ tên SV: Trần Linh Đan

Mã SV: 2214730020

STT: 31

Lớp: TRI115/He2023.1

Giảng viên hướng dẫn: ThS Đặng Hương Giang

HÀ NỘI, năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

I Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa 3

1 Sản xuất hàng hóa 3

2 Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa 4

II Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam 7

1 Sơ lược về lịch sử phát triển nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam 7

2 Thực trạng nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay 9

3 Giải pháp cho nền sản xuất hàng hóa ở nước ta 10

KẾT LUẬN 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời kỳ đầu của xã hội loài người, sản xuất xã hội mang tính tự cung tự cấp, nhu cầu của con người bị gói gọn trong một giới hạn nhất định do sự hạn chế của lực lượng sản xuất Chỉ đến khi lực lượng sản xuất phát triển và có những thành tựu nhất định, nhu cầu của con người mới dần được đáp ứng nhiều hơn Sự phát triển của lực lượng sản xuất cũng chính là nhân tố dẫn đến đến sự thay đổi từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa và đỉnh cao là nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về hàng hóa của con người được đáp ứng, thỏa mãn tối đa với số lượng hàng hóa khổng lồ Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường vẫn tồn tại các hạn chế nhất định, đặc biệt là trong chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa (TBCN) TBCN xem lợi nhuận là yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến quyền bình đẳng trong xã hội bị xem nhẹ và sự phân hóa xã hội sâu sắc Điều này đã được Mác-Ăngghen nhận biết trong quá trình nghiên cứu về hình thái kinh tế xã hội: TBCN chắc chắn sẽ bị thay thế bởi một chế độ xã hội hoàn thiện hơn, nơi mà con người có quyền tự do, bình đẳng, văn minh, xã hội công bằng, nền kinh tế phát triển bền vững - Chủ nghĩa xã hội (CNXH)

Từ sau khi giải phóng hoàn toàn miền Bắc Việt Nam, Đảng ta đã xác định đưa đất nước đi lên theo con đường CNXH Đại hội Đảng lần thứ VI được xem là bước trong sự nghiệp quá độ lên CNXH của nước ta Theo đó, xây dựng nền kinh

tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN dưới sự quản lý của nhà nước là chủ chương chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên CNXH Cho đến ngày hôm nay, sau hơn 10 năm thực thực hiện đổi mới, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại các mặt hạn chế nhất định Chính vì vậy, em đã lựa chọn Phân tích điều kiện ra đời,

Trang 4

đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam làm đề tài cho bài tiểu luận kinh tế chính trị Mác-Lênin của mình

I Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa

1 Sản xuất hàng hóa

a Khái niệm

Theo C.Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà

ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán

b Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa

- Sản xuất hàng hóa không xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của xã hội loài người

- Nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển khi có các điều kiện:

Một là, phân công lao động xã hội Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau Khi đó, mỗi người thực hiện sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của họ lại yêu cầu nhiều loại sản phẩm khác nhau Để thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu những người sản xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau

Hai là, sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất làm cho giữa những người sản xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích Trong điều kiện đó, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán, tức là phải trao đổi

Trang 5

dưới hình thức hàng hóa C.Mác viết: “Chỉ có sản phẩm của những người lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hóa”

Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất là điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển

- Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất xuất hiện khách quan dựa trên sự tách biệt về sở hữu Xã hội loài người càng phát triển, sự tách biệt về sở hữu càng sâu sắc, hàng hóa được sản xuất

ra càng phong phú, cụ thể có thể chia ra thành 3 loại hình sở hữu:

Sở hữu tư nhân

Hợp tác xã

Sở hữu toàn dân ( nhà nước đại diện)

- Khi còn sự tồn tại của hai điều kiện trên, con người không thể dùng ý chí chủ quan mà xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa được Việc cố tình xóa

bỏ nền sản xuất hàng hóa, sẽ làm cho xã hội đi tới chỗ khan hiếm và khủng hoảng Với ý nghĩa đó, cần khẳng định, nền sản xuất hàng hóa có

ưu thế tích cực vượt trội so với nền sản xuất tự cấp, tự túc

2 Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa.

a Đặc trưng của sản xuất hàng hóa

- , sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán

Trong lịch sử loài tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế khác nhau là sản xuất

tự cung, tự cấp và sản xuất hàng hóa Sản xuất tự cung, tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất như sản xuất của người dân trong thời kỳ công xã nguyên thủy, sản xuất của những người nông dân

Trang 6

gia trưởng dưới chế độ phong kiến… Ngược lại, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra để bán chứ không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó, tức là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán

- , lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội

Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất xã hội vì sản phẩm làm ra để cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của người khác trong xã hội Nhưng với sự tách biệt tương đối về kinh tế, thì lao động của người sản xuất hàng hóa đồng thời lại mang tính chất tư nhân, vì việc sản xuất cái gì, như thế nào là công việc riêng, mang tính độc lập của mỗi người Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với tính chất

xã hội Đó chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hóa

Trang 7

Discover more

from:

SHCD61

Document continues below

Sinh hoạt công

dân K61

Trường Đại học…

19 documents

Go to course

2215115241 ML61 -shcd

Sinh hoạt

công dân… 100% (1)

6

Sinh hoạt công dân Khóa 61

Sinh hoạt

công dân K61 None

5

Tư tưởng nhóm 4 nal - Tư tươnhr Sinh hoạt

công dân K61 None

12

QA-TACN3 - Đáp án

QA TACN3

Sinh hoạt

công dân K61 None

16

Bài 1 TCVN 3 -âxaxscxacxadqqad

1

Trang 8

b Ưu thế của sản xuất hàng hóa

- : Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân công lao động

xã hội, chuyên môn hóa sản xuất Do đó, nó khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở sản xuất cũng như từng vùng, từng địa phương Đồng thời, sự phát triển của sản xuất hàng hóa lại có tác động trở lại, thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động xã hội, làm cho chuyên môn hóa lao động ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc Từ đó, nó phá vỡ tính tự cấp tự túc, bảo thủ, trì trệ, lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa phương làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa mở rộng giữa các quốc gia, thì nó còn khai thác được lợi thế của các quốc gia với nhau

- : Trong nền sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng, mỗi địa phương, mà nó được mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực của xã hội Điều đó lại tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất… thúc đẩy sản xuất phát triển

- : Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của quy luật vốn có của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật giá trị, cung – cầu, cạnh tranh… buộc người sản xuất hàng hóa phải luôn luôn năng động, nhạy bén, biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải tiến hình thức, quy cách và chủng loại hàng hóa, làm cho chi phí sản xuất hạ xuống đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao hơn

Sinh hoạt công dân K61 None

Tuyển dụng TTS Email Marketing Sinh hoạt

công dân K61 None

1

Trang 9

- : Trong nền sản xuất hàng hóa, sự phát triển của sản xuất, sự mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa các vùng, giữa các nước… không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinh thần cũng được nâng cao hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn

1 Sơ lược về lịch sử phát triển nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam

- Từ nền sản xuất hàng hóa giản đơn thời phong kiến tới nền kinh tế hàng hóa sau này, nền sản xuất hàng hóa của nước ta đã không ngừng biến đổi và phát triển

- Thời kì phong kiến, trình độ lao động, năng suất lao động nước ta chưa cao, chính sách bế quan ở một số triều đại kìm hãm sự lưu thông hàng hóa Sở hữu về tư liệu lao động nằm trong tay một số ít người ở tầng lớp trên Tóm lại, ở thời kì này, nền sản xuất hàng hóa ở nước ta mới chỉ xuất hiện, chưa phát triển

- Trong thời kì bao cấp trước đổi mới, nền kinh tế hàng hóa đồng thời là nền kinh tế kế hoạch Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp kìm hãm sự phá triển của nền sản xuất hàng hóa Biến hình thức tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực sản xuất, thủ tiêu cạnh tranh và lưu thông thị trường Sự nhận thức sai lầm của nước ta thời kì này đã khiến nền kinh tế suy sụp, sức sản xuất hàng hóa xuống dốc không phanh Từ năm 1976 đến 1980, thu nhập quốc dân tăng rất chậm,

có năm còn giảm: Năm 1977 tăng 2,8%, năm 1978 tăng 2,3%, năm

1979 giảm 2%, năm 1980 giảm 1,4%, bình quân chỉ tăng 0,4%/năm, thấp xa so với tốc độ tăng trưởng dân số, làm cho thu nhập quốc dân bình quân đầu người bị sụt giảm 14%.Từ năm 1986, sau khi Đảng và Nhà nước đã kịp thời chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường

Trang 10

định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế sản xuất hàng hóa nước ta đã

có bước phát triển mạnh mẽ Thời kì này có thể chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1986 – 2000:

Giai đoạn chuyển tiếp của nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Thị trường và nền kinh tế nhiều thành phần được công nhận

và bước đầu phát triển Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường

có sự quản lý của nhà nước Tuy nhiên, thời kì này nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại chưa giải quyết được Điều này khiến nền kinh tế chậm phát triển chiều sâu

Giai đoạn 2000 – 2007:

Đây là giai đoạn nền kinh tế hàng hóa ở nước ta phát triển mạnh mẽ GDP liên tục tăng mạnh “Năm 2003 tăng 7,3% ; 2004 : 7,7% ; 2005 : 8,4% ; 2006 : 8,2%” Tốc độ tăng trưởng năm 2007 là 8,5%, cao nhất kể

từ năm 1997 đến nay Việc gia nhập WTO giúp Việt Nam phát triển nền kinh tế hàng hóa dễ dàng hơn khi có cơ hội mở rộng thị trường ra thế giới

Giai đoạn 2007 – nay:

Kinh tế Việt Nam có dấu hiệu chững lại Tăng trưởng GDP giảm tốc và lạm phát kéo dài Các chính sách đưa ra không đem lại hiệu quả

Trang 11

2 Thực trạng nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay

- Trong khoảng thời gian gần đây, nền kinh tế hàng hóa Việt Nam có xu hướng sụt giảm Tuy khủng hoảng trong thời gian dài nhưng năm 2013, nền kinh tế nước ta đã có những dấu hiệu hồi phục Tốc độ tăng trưởng năm 2011 là 6,24%, năm 2012 là 5,25% và năm 2013 là 5.42%

- Việc GDP năm 2013 có sự tăng nhẹ cho chúng ta niềm tin rằng: “Kinh

tế Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, đang phục hồi và hướng tới tốc độ tăng trưởng cao hơn,” Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đưa ra trong bài phát biểu tại Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam (VDPF) 2013 tổ chức sáng 5/12 tại Hà Nội

- Cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam từ sau khi đổi mới tới nay đã có nhiều thay đổi đáng mừng Có sự chuyển đổi tích cực từ khu vực I (nông lâm nghiệp và thủy sản) sang khu vực II (công nghiệp và xây dựng) và khu vưc III (dịch vụ)

- Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta cũng đã có sự tiến bộ Từ nền kinh tế mang nặng tính công hữu, lấy kinh tế quốc doanh là hình thức cao nhất, đến nay, nước ta đã có nền kinh tế nhiều thành phần với sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

- Tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng nền kinh tế hàng hóa Việt Nam vẫn chưa thể hiện được một cách triệt để những ưu thế của mình Bên cạnh đó là sự tồn đọng những hạn chế của nền sản xuất hàng hóa nước ta cần được sớm giải quyết:

Về thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển: Lực lượng sản xuất của Việt Nam dù đã có sự phát triển lớn so với trước khi đổi mới, song hiện nay trình độ lao động của Việt Nam còn kém “Theo đánh giá mới nhất của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực Việt

Trang 12

Nam chỉ đạt mức 3,79 điểm (theo thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số

12 nước Châu Á tham gia xếp hạng”

Về đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất: Năng suất lao động xã hội ở Việt Nam còn thấp Việc xuất khẩu hàng Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn do giá thành cao, bị kiện bán phá giá hay bị kiểm soát

ở thị trường một số nước như Hoa Kì

Về đáp ứng nhu cầu đa dạng cho xã hội: Nước ta đã đáp ứng khá tốt

cả về mẫu mã và chất lượng Tuy nhiên sự xuất hiện của hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường ngày càng nhiều Giá các mặt hàng thiết yếu như điện, nước liên tục tăng

3 Giải pháp cho nền sản xuất hàng hóa ở nước ta

- Qua việc tìm hiểu về nền sản xuất hàng hóa của nước ta, có thể đưa ra một số giải pháp cho nền sản xuất hàng hóa ở nước ta

Phát triển nền sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu nhằm mở rộng thị trường Nước ta có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thương.

Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ Điều này cho thấy lực lượng lao động của nước ta hoàn toàn có đủ điều kiện để sản xuất hàng hóa xuất khẩu Hiện nay, nhiều mặt hàng xuất khẩu như gạo, cá tra, cá basa đang đóng góp một phần không nhỏ cho GDP nước ta

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần sở hữu trên nền tảng công hữu Là một quốc gia đi theo con đường xã hội chủ nghĩa nên

việc coi trọng công hữu là không thể bỏ qua Nhưng với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần sở hữu trên nền tảng công hữu giúp chúng ta vừa phát triển được nền kinh tế thị trường vừa phát triển được chính trị theo hướng xã hội chủ nghĩa

Hoàn thiện thể chế thị trường chặt chẽ và phù hợp.

Trang 13

- Ngoài ra, chúng ta cần đặt ra nhiệm vụ hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường chặt chẽ và phù hợp hơn với nền kinh tế trong nước để giúp nước ta dễ dàng kiểm soát được tình hình, nhanh chóng nắm bắt được thời cơ giúp nước ta kịp thời đưa ra các cách giải quyết phù hợp để phát triển kinh tế Đây là việc rất quan trọng trong quát rình phát triển nền kinh tế hàng hóa

Tập trung đào tạo lực lượng lao động có trình độ cao Tỷ lệ lao

động thất nghiệp ở Việt Nam rất cao nhưng lại không đủ số lao động có trình độ lao động nên đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế Nước ta nên mở rộng đào tạo lực lượng lao động có trình độ cao chuyên môn sâu, thu hẹp hệ thống đào tạo đạo học cao đẳng kém chất lượng

Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm Việc xây dựng các vùng

kinh tế trọng điểm giúp ta tận dụng lợi thế từng vùng để phát triển hợp

lý Hiện nay nước ta đã có tới 24 vùng kinh tế trọng điểm với các cách phát triển kinh tế khác nhau Đây là cách nhanh chóng sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của nước ta

Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển.

Công tác quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển là những công tác đóng vai trò quan trọng điều tiết nền kinh tế Hoàn thiện những công tác này

sẽ giúp nền kinh tế có một chỗ dựa vững chắc, đẩy nhanh phát triển nền kinh tế hàng hóa

Kiểm soát lạm phát và giá cả Việc giá cả leo thang và lạm phát kéo

dài ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế và cuộc sống hàng ngày của người lao động Nhà nước cần kiểm soát tình hình này Đồng thời, áp giá sản cho các sản phẩm nông sản mua tại vườn, tại ruộng để bảo vệ quyền lợi cho nông dân, tránh tình trạng rớt giá xuống quá thấp khiến nhà nông khốn đốn trong thời gian qua

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w