1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) đề tài lịch sử hình thành và phát triển của tậpđoàn viettel trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóaở việt nam

23 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Tập Đoàn Viettel Trong Bối Cảnh Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Ở Việt Nam
Tác giả Hoàng Huyền Trang
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

Để có được sự phát triển rực rỡ của ngành viễn thông nước nhà hiện nay, ta không thể không nhắc tới sự đóng góp của Viettel - Doanh nghiệp ViệtNam được thành lập ngay sau thời kỳ đổi mới

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN

…… ***……

TIỂU LUẬN Môn: Kinh tế chính trị

Đề tài: Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Viettel trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ở Việt Nam

Họ và tên: Hoàng Huyền Trang

MSSV: 2314730082

Lớp: TRI115(HK1-2324)K62.10, STT:112 Khoá: 62

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2023.

1

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU………3

NỘI DUNG………4

1 Công nghiệp hóa hiện đại hóa, tính tất yếu khách quan và nội dung công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam………4

1.2 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa……… 4

1.3 Lý do khách quan Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa……… 4

1.4 Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam…… 5

1.5 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam thích ứng với cách mạng công nghiệp lần thứ 4………6

2 Giới thiệu chung về doanh nghiệp Viettel, lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp này……… 7

2.1 Tổng quan về doanh nghiệp……… 7

2.2 Quá trình hình thành và phát triển……… 9

2.3 Sứ mệnh và tầm nhìn……….13

2.4 Giá trị cốt lõi……… …14

2.5 Định hướng phát triển……… 16

KẾT LUẬN……….18

TÀI LIỆU THAM KHẢO……….…19

2

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thực tế hiện nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ thì con người càng thấy rõ tầm quan trọng của ngành Viễn thông Những năm gần đây ngành viễn thông đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc tăng tốc độ phát triển, đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước, nâng cao trình độ dân trí, củng cố an ninh, quốc phòng Để có được sự phát triển rực rỡ của ngành viễn thông nước nhà hiện nay, ta không thể không nhắc tới sự đóng góp của Viettel - Doanh nghiệp ViệtNam được thành lập ngay sau thời kỳ đổi mới (1986), với mảng hoạt động chính là dịch vụ viễn thông & công nghệ thông tin; cung cấp dịch vụ số và nghiên cứu phát triển thiết bị điện tử - viễn thông, công nghiệp quốc phòng, anninh mạng Viettel là một trong những doanh nghiệp có doanh thu cao nhất, đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước Việt Nam và là doanh nghiệp đi đầu trong việc vươn tới thị trường quốc tế Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa

xã hội ở nước ta thì thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa là tất yếu để phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, sự hình thành và phát triển thành tập đoàn lớn mạnh của Viettel đã gắn liền với công cuộc đổi mới đất nước ấy Bởi những thành công to lớn cùng sự thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển hơn,

em xin chọn đề tài nghiên cứu “Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Viettel trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” Tìm hiểu

đề tài nghiên cứu để thấy được sự xuất hiện và phát triển của Viettel trong quátrình phát triển kinh tế đất nước, và tầm quan trọng của Viettel trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

3

Trang 4

NỘI DUNG

1 Công nghiệp hóa hiện đại hóa, tính tất yếu khách quan và nội dung công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam.

1.2 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao

1.3 Lý do khách quan Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.3.1 Dựa theo lý luận và thực tiễn, công nghiệp hóa hiện đại hóa là

quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội

mà mọi quốc gia đều trải qua dù ở các quốc gia phát triển sớmhay các quốc gia đi sau

1.3.2 Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ

nghĩa xã hội như nước ta, xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thực hiện từ đầu thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.3.3 Đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam:

+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh”

4

Trang 5

+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, và Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập kinh tếquốc tế

1.4 Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Một là, tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất xã hội lạc hậu sang nền sản xuất xã hội tiến bộ Đây là nội dung quan trọng hàng đầu để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa Và các điều kiện chủ yếu cần có chính là:

+ Tư duy phát triển, thể chế và nguồn lực vững vàng của các cơ quan đầu não

+ Môi trường, quan hệ quốc tế thuận lợi

+ Trình độ văn minh của xã hội và ý thức xây dựng xã hội văn mình của người dân

Hai là, thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất xã hội lạc hậu sangnền sản xuất xã hội hiện đại Cụ thể là các nhiệm vụ sau:

+ Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ mới, hiện đại

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lí và hiệu quả

5

Trang 6

+ Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

+ Sẵn sàng thích ứng với tác động của bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

1.5 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam thích ứng với cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Để thích ứng với tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam cần thực hiện những nội dung chủ yếu sau:

+ Hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng đổimới, sáng tạo quốc gia, doanh nghiệp và con người Nhằm mục đích nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động, đồng thời kết nối với mạng lưới tri thức toàn cầu thông qua các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu chất lượng cao trong nước + Nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Các tổ chức, doanh nghiệp cần phải tối ưu hóa mô hình kinh doanh với việc xây dựng dây truyền sản xuất hướng tới tự động hóa ngày càng cao, tin học hóa công tác quản lí, phổ cập những kĩ năng mới cho tổ chức và cá nhân, xây dựng chuỗi cung ứng thông minh và đảm bảo an ninh mạng.+ Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác độngtiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Trong đó cần thực hiện các nhiệm vụ cấp thiết:

Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin và truyền thông, chuẩn bị nền tảng kinh tế số

6

Trang 7

Kinh tế

chính trị 99% (272)

226

Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị…

Kinh tế

chính trị 99% (89)

17

Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-…

Kinh tế

chính trị 98% (165)

14

Trang 8

Thực hiện chuyển đổi số nền kinh tế trên cơ sở nền tảng

số hóa đối với phát triển các lĩnh vực quan trọng, và chuyển đổi số quản trị xã hội

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao

Phát huy những lợi thế trong nước để phát triển kinh tế dulịch và dịch vụ

Phát triển kinh tế hợp lí theo từng vùng lãnh thổ

Cải tạo, mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội

Tích cực, chủ động trong giao lưu văn hóa, trao đổi mua bán và hội nhập quốc tế

2 Giới thiệu chung về doanh nghiệp Viettel, lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp này.

2.1 Tổng quan về doanh nghiệp

Viettel, tên đầy đủ là Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội là một trong những doanh nghiệp nhà nước có vai trò kinh tế tối quan trọng của Việt Nam Doanh nghiệp Việt Nam này được thành lập ngay sau thời kì đổi mới (1986), với mảng hoạt động chính là dịch vụ viễn thông & công nghệ thông tin; cung cấp dịch vụ số (dành cho đại chúng) và nghiên cứu phát triển thiết bị điện tử - viễn thông, công nghiệp quốc phòng – an ninh mạng (dành cho Bộ Quốc phòng Việt Nam) Không chỉ lấy con người là mục tiêu phát triển,

Viettel còn tiên phong chủ lực kiến tạo xã hội số

7

Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh tri

Kinh tếchính trị 98% (60)

11

Trang 9

Viettel là tập đoàn được đầu tư 100% vốn nhà nước, với chủ sở hữu là Bộ Quốc phòng Việt Nam, bao gồm nhiều công ty và các công ty con Các đơn vị thành viên thuộc Viettel Group hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực không giống nhau:

Viettel Telecom: là nhà cung cấp dịch vụ di động, internet, truyền hình và các

giải pháp công nghệ

Viettel Post: là nhà cung cấp đơn vị vận chuyển, chuyển phát nhanh trong

nước và quốc tế hàng đầu Việt Nam

Viettel Digital: cung cấp các dịch vụ hạ tầng, dịch vụ số – những giải pháp

công nghệ hiện đại hàng đầu Việt Nam

Viettel Security: cung cấp các giải pháp an ninh mạng cho các mạng viễn

Viettel Academy: là nơi khai sáng tiềm năng, đào tạo những khoá học quản

trị để giúp mọi người trở thành nhà lãnh đạo

Viettel Cyberspace: là công ty nghiên cứu, cung cấp các nền tảng về công

nghệ

8

Trang 10

Viettel Global: là đơn vị cung cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ số và mạng viễn

thông trên các quốc gia trên toàn thế giới

Viettel Commerce: là công ty thương mại, xuất nhập khẩu Viettel.

Viettel Construction: là công ty xây dựng toàn bộ hạ tầng trong và ngoài

nước của Viettel

Viettel Consultancy: là công ty tư vấn thiết kế hạ tầng viễn thông dân dụng Viettel IDC: là đơn vị cung cấp Cloud và Data lớn nhất nhì Việt Nam M3: là đơn vị sản xuất các sản phẩm như cáp quang, cơ – điện tử,…nhằm

cung cấp cho người dùng trong lẫn ngoài nước

VDTC: là công ty cổ phần giao thông Việt Nam, chuyên cung cấp các giải

pháp thu phí tự động thông qua ứng dụng công nghệ hiện đại

Cam Pha Cement: là công trình nhà máy xi măng Cẩm Phả chuyên cung cấp,

sản xuất những sản phẩm xi măng chất lượng

2.2 Quá trình hình thành và phát triển

Viettel được chình thức thành lập vào ngày 01 tháng 06 năm 1989 Dưới đây

là lịch sử hình thành chi tiết của Viettel:

Ngày 01/06/1989: Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin

(SIGELCO) được thành lập, đây là công ty tiền thân của Viettel

Năm 1990 – 1994: Xây dựng tuyến vi ba răng Ba Vì – Vinh cho

Tổng cục Bưu điện, là tuyến vi ba số AWA đầu tiên tại Việt Nam.Xây dựng tháp anten cao nhất tại thời điểm đó với độ cao 125m

9

Trang 11

Năm 1995: Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh các dịch

vụ viễn thông ở Việt Nam

Năm 1999: Hoàn thành cục cáp quang Bắc – Nam dài 2000 km với

dung lượng 2,5Mbps có công nghệ cao nhất Việt Nam lúc đó vớiviệc áp dụng thành công sáng kiến thu- phát trên một sợi quang.Thành lập Trung tâm Bưu chính Viettel

Năm 2000: Chính thức tham gia thị trường viễn thông, phá vỡ vị thế

độc quyền của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT.Lắp đặt thành công cột phát sóng của Đài truyền hình Quốc gia Làocao 140m Là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụthoại sử dụng công nghệ IP(VoIP) trên toàn quốc

Năm 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế.

Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.

Tháng 1/2003: Khởi công xây dựng tuyến cáp quang quân sự Bắc

Nam 1B

Tháng 2/2003: Đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội trực

thuộc Binh chủng Thông tin

Tháng 3/2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) tại Hà

Trang 12

Năm 2006: Đầu tư ở Lào và Campuchia Thành lập công ty Viettel

Cambodia

Năm 2007: Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – internet Thành lập

Tổng công ty Công nghệ Viettel (nay là Viện Nghiên cứu và Pháttriển Viettel)

Năm 2008: Viettel nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất

thế giới Số 1 tại Campuchia về hạ tầng viễn thông Viettel lọt vàotop 100 thương hiệu uy tín nhất thế giới (Intangible Business andInforma Telecoms 2008)

Năm 2009: Trở thành Tập đoàn kinh tế có mạng 3G lớn nhất Việt

Nam và là mạng duy nhất trên thế giới ngay khi khai trương đã baophủ 86% dân số sử dụng Viettel nhận giải thưởng “Nhà cung cấpdịch vụ tốt nhất của năm” (Frost and Sullivan Asia Parcific ICTaward 2009) Nhận giải thưởng nhà cung cấp tốt nhất tại thị trườngđang phát triển (The World Communications awards 2009)

Năm 2010: Đầu tư vào Haiti và Mozambique Chuyển đổi thành Tập

đoàn viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng

Năm 2011: Đứng số 1 tại Lào về cả doanh, thuê bao và hạ tầng.

Thyuwong hiệu Metfone của Viettel tại Campuchia nhận giải thưởng

“Nhà cung cấp tốt nhất tại thị trường đang phát triển” (The WorldCommunications awards 2011) Vận hành chính thức dây truyền sảnxuất thiết bị viễn thông hiện đại nhất Đông Nam Á

Năm 2012: Thương hiệu Unitel của Viettel tại Lào nhận giải thưởng

nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất thị trường đang phát triển (The WorldCommunications awards 2012) Thương hiệu Movitel của Viettel tại

11

Trang 13

Mozambique nhận giải thưởng “Doanh nghiệp có giải pháp tốt nhấtgiúp cải thiện dịch vụ viễn thông ở vùng nông thôn châu Phi”

Năm 2013: Doanh thu đầu tư nước ngoài cán mốc 1 tỷ USD Năm 2014: Chính thức bán những thẻ sim đầu tiên với thương hiệu

Nexttel tại Cameroon và Bitel

Năm 2015: Viettel bắt đầu kinh doanh tại Burundi và Tazania Tháng 3/2016: Trở thành doanh nghiệp đầu tiên thử nghiệm cung

Tháng 7/2017: Công ty mẹ Viettel chính thức được chính phủ công

nhận là doanh nghiệp Quốc phòng An ninh

Ngày 05/01/2018: Chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp –

Viễn thông Quân đội

Tháng 4/2019: Hoàn thành tích hợp hạ tầng phát sóng 5G đầu tiên

tại Hà Nội

Tháng 6/2019: Viettel ++, chương trình chăm sóc khách hàng lớn

nhất của doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động

Tháng 7/2019: Bước chân vào thị trường xe công nghệ với ứng dụng

MyGo

Năm 2020: Viettel công bố chính thức khai trương kinh doanh thử

nghiệm 5G, trở thành một trong 50 nhà mạng cung cấp sớm nhấtmạng 5G cho khách hàng trên thế giới sau thời gian phát sóng thửnghiệm về kĩ thuật

12

Trang 14

Hai năm liên tiếp 2020, 2021, Viettel là doanh nghiệp Việt Nam có

sức ảnh hưởng nhất về đổi mới sáng tạo khu vực Nam Á và ĐôngNam Á Thực hiện vai trò dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia

Năm 2022: Viettel nộp ngân sách nhà nước 38 nghìn tỷ đồng, quy

mô doanh thu từ viễn thông nước ngoài tương đương viễn thôngtrong nước

Đến năm 2023, Viettel đã có nhiều bước phát triển đáng kể, làm chủ

chip 5G và trợ lí ảo AI

Tháng 11/2023: Viettel đại diện Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc

phòng và An ninh 2023 (Defense & Security 2023), trưng bày các vũkhí quân sự như thông tin liên lạc, tác chiến điện tử, mô hình môphỏng, quang điện tử, ra-đa, chỉ huy điều khiển, UAV, PrivateNetwork với thế giới

2.3 Sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp

Với sứ mệnh Sáng tạo vì con người, Viettel luôn coi mỗi khách hàng là mộtcon người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe,thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt Nền tảng cho một doanh nghiệp pháttriển là xã hội Viettel cũng cam kết tái đầu đầu tư lại cho xã hội thông quaviệc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội đặcbiệt là các chương trình phục vụ cho y tế, giáo dục và hỗ trợ người nghèo Viettel vẫn giữ cho mình tầm nhìn trở thành Tập đoàn công nghệ kinh doanhtoàn cầu; tiếp tục duy trì vị thế dẫn dắt số 1 Việt Nam về Viễn thông & Côngnghiệp công nghệ cao; góp mặt trong Top 150 doanh nghiệp lớn nhất thế giớivào năm 2030

13

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w