Khái niệm tiền tệ:Hình ảnh một số mẫu tiền đang lưu hành trên thế giớiTiền tệ là một hàng hóa – hàng hóa đặc biệt, độc quyền đóng vai trò vậtngang giá chung để đo lường, biểu hiện giá tr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN Môn : KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Đề tài: Lịch sử phát triển của tiền tệ trên thế giới và Việt Nam
Họ và tên: Nguyễn Phương Thảo
Mã sinh viên: 2214110360
Lớp: Anh 9- KTĐN
Khoá: 61
Giảng viên hướng dẫn: Hoàng Xuân Vinh
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……….………… 2
NỘI DUNG……….……… 3
I Lịch sử ra đời của tiền tệ……….……….… … 3
1 Khái niệm tiền tệ……….……… 3
2 Bản chất của tiền tệ ………….……… 4
3 Lịch sử ra đời ……… 4
II Lịch sử phát triển của tiền tệ……….…… 6
1 Giai đoạn 1: Kinh tế hàng hoá ……… 7
2 Giai đoạn 2: Hoá tệ……… ……… 7
3 Giai đoạn 3: Tín tệ ………… … ……… 9
4 Giai đoạn 4: Bút tệ……… 10
5 Giai đoạn 5: Tiền điện tử… ……… 11
6 Giai đoạn 6: Tiền kĩ thuật ……… 11
III Tiền tệ ở Việt Nam……….……….…… 12
KẾT LUẬN……….……… …….……… 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 15
Trang 3MỞ ĐẦU
Tiền tệ là một trong những phát minh vĩ đại nhất của lịch sử loài người Gắn liền với sự hình hình thành và phát triển của nền kinh tế sản xuất hang hoá, tiền
tệ đã lần lượt tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau với mục đích đáp ứng cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là các hoạt động sản xuất, lưu thông, trao đổi hàng hoá Cùng với nó là hệ thống các lý thuyết tiền tệ của các nhà kinh tế học qua các thời kỳ đã nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất, chức năng của tiền tệ, nghiên cứu về quy luật tiền tệ, mức cung, mức cầutiền tệ để có các chính sách tiền tệ cho phù hợp
Để khái quát hóa quá trình hình thành và lịch sử phát triển tiền tệ trong các học thuyết kinh tế của các nhà kinh tế học em xin được trình bày tiểu luận: “Sự hình thành và phát triển của tiền tệ thế giới và tại Việt Nam” Mặc dù em đã nỗ lực,
cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu, song tiểu luận này không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự hướng dẫn, góp ý của các thầy cô và các bạn quan tâm để bổ sung, chỉnh sửa, góp phần hoàn thiện tiểu luận này
Em xin cảm ơn!
Trang 4NỘI DUNG
I Lịch sử ra đời của tiền tệ
1 Khái niệm tiền tệ:
Hình ảnh một số mẫu tiền đang lưu hành trên thế giới
Tiền tệ là một hàng hóa – hàng hóa đặc biệt, độc quyền đóng vai trò vật ngang giá chung để đo lường, biểu hiện giá trị của các hàng hóa và là phương tiện lưu thông hàng hóa
Sự xuất hiện của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường đã chứng minh rằng: Tiền tệ là phạm trù kinh tế, đồng thời là phạm trù lịch sử Quá trình xuất hiện của tiền tệ cho ta thấy, tiền tệ là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hóa Điều đó có nghĩa rằng: tiền tệ phát sinh, phát triển và tồn tại cùng với sự phát sinh, phát triển và tổn tại của sản xuất và trao đổi hàng hóa Bởi vậy ở đâu còn sản xuất và trao đổi hàng hóa ở đó còn tồn tại tiền tệ và khi nào không còn sản xuất và trao đổi hàng hóa thì lúc đó sẽ không còn tiền tệ nữa.Tiền tệ xuất hiện trong nền kinh tế hàng hóa, đã chứng minh nó là sản phẩmtự phát của nền kinh
tế thị trường Quá trình này thể hiện ở chỗ “cùng với sự chuyển hóa chung của sản phẩm lao động thành hàng hóa, thì hàng hóa cũng chuyển hóa thành tiền tệ” Bên cạnh đó, những nhà kinh tế học, chính trị học có một số định nghĩa về tền
tệ như sau:
Theo tư tưởng của CácMác, tiền tệ được định nghĩa là một thứ hàng hoá đặc biệt, nhưng được tách biệt khỏi hàng hoá Nó được dùng với mục đích đo lường
và biểu hiện giá trị của mọi loại hàng hoá khác Nó trực tiếp biểu hiện lao động
xã hội, giá trị của hàng hóa và đồng thời thể hiện quan hệ sản xuất giữa những các chủ thể trong sản xuất và phân phối sản phẩm
Trang 5Theo quan niệm trong kinh tế vĩ mô : Tiền là bất cứ phương tiện nào được thừa nhận chung để thanh toán cho việc giao hang hoặc để thanh toán trả nợ Nó là phương tiện trao đổi Những chiếc rang chó ở quần đảo Admiralty, các vỏ sứ ở một số vùng châu Phi, vàng thế kỉ XIX đều là các ví dụ về tiền
2 Bản chất của tiền tệ
Bản chất của tiền được thể hiện rõ qua hai thuộc tính sau của nó:
- Giá trị sử dụng của tiền: là khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi Như vậy người ta sẽ chỉ cần nắm giữ tiền khi có nhu cầu trao đổi Giá trị sử dụng của tiền tệ là do xã hội quy định: chừng nào xã hội còn thừa nhận nó thực hiện tốt vai trò tiền tệ ( tức vai trò trung gian trong trao đổi) thì chừng đó giá trị sử dụng của nó với tư cách là tiền
tệ còn tồn tại Như vậy khác với giá trị swr dụng của hàng hoá thông thường, giá trị sử dụng của một loại tiền tệ mang tính lịch sử, nó chỉ tồn tại trong những giai đoạn nhất định và hoàn toàn phụ thuộc ý chí của xã hội Đó chính là lời giải thích cho sự xuất hiện và biến mất của các dạng tiền tệ trong lịch sử
- Gia trị của tiền được thể hiện qua “sức mua tiền tệ”, đó là khả năng đổi được nhiều hay ít hang hoá khác trong trao đổi Khái niệm sức mua tiền tệ được xem xét dưới góc độ sức mua đối với toàn bộ hàng hoá trên thị trường
3 Lịch sử ra đời
Khi nghiên cứu về quá trình hình thành của tiền tệ, C.Mác kết luận: “Trình bày nguồn gốc phát sinh của tiền tệ, nghĩa là phải khai triển cái biểu hiện của giá trị, biểu hiện bao hàm trong quan hệ giá trị của hàng hóa, từ hình thái ban đầu đơn giản nhất và ít thấy rõ nhất cho đến hình thái tiền tệ là hình thái mà ai nấy đều thấy”
Như vậy khi nền sản xuất và trao đổi hàng hóa đã phát triển tới một trình độ nhất định, thì giá trị của hàng hóa mới được hiểu hiện bằng tiền – tức là mới có
sự ra đời của tiền tệ Tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị Từ hình thái giá trị giản đơn, là hình thái ban đầu và đơn giản nhất, mà ai cũng có thể thấy được đến hình thái giá trị mở rộng, qua hình thái giá trị chung và cuối cùng là hình thái tiền tệ
Có 4 hình thái của tiền tệ:
Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên
Đây là hình thái phôi thai, ban đầu của giá trị, nó xuất hiện trong giai đoạn đầu của sự trao đổi hàng hoá, khi đó việc trao đổi vẫn còn mang tính ngẫu nhiên nên người ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác
Ví dụ : 1 con gà = 5 kg thóc
Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng
6
Khi sản xuất hàng hóa phát triển tiến thêm một bậc, số lượng hàng hóa của người dân có nhu cầu đem ra trao đổi nhiều hơn thì một hàng hóa có thể trao
Trang 6đổi được với nhiều hàng hóa khác Đây là một phiên bản được nới rộng hơn của hình thái giá trị giản đơn
Ví dụ: 1 con gà = 5 kg thóc hoặc 1 con gà 15 kg khoai
Hình thái chung của giá trị
Một khi trình độ sản xuất hàng hóa phát triển cao hơn, hàng hóa ngày càng đa dạng về chủng loại thì việc trao đổi trực tiếp sẽ trở nên không còn thực sự thích hợp Đây chính là động lực thúc đẩy sự hình thành hình thái chung của giá trị
Ví dụ:
1 con gà
Hoặc 5 kg thóc
Hoặc 15 kg thóc
…
= 2 m vải
Tuy rằng vậy, giữa các quốc gia hoặc các lãnh thổ khác nhau đều có thể có những quy ước khác nhau về vật ngang giá chung Để khắc phục nhược điểm này, hình thái tiến bộ hơn được ra đời
Hình thái tiền
Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội có sự tiến triển hơn nữa, sản xuất hàng hóa và thị trường ngày càng được mở rộng thì sẽ xuất hiện nhiều mặt hàng làm vật ngang giá chung, làm cho trao đổi giữa các vùng gặp khó khăn hơn bao giờ hết Do đó, điều này đòi hỏi cần phải có một vật ngang giá chung thống nhất giữa các vùng lãnh thổ Và cuối cùng vàng được chỉ định trở thành vật ngang giá chung cho sự trao đổi hàng hóa Vàng trở thành hình thái tiền của giá trị
Ví dụ:
1 con gà ; 5 kg thóc ;15 kg khoai ;2 m vải … = 0,2 gr vàng
Như vậy, lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ đã phải trải qua nhiều giai đoạn với những đặc điểm khác nhau Có thể khái quát chung lại rằng, trong lịch sử phát triển của loài người, thuở sơ khai con người sống ở các đô thị, do không tồn tại chế độ tư hữu, không có sản xuất và trao đổi hàng hóa nên không có tiền tệ Tuy nhiên, ngay từ xã hội nguyên thủy đã nảy sinh những mầm mống của trao đổi Ban đầu, việc trao đổi là ngẫu nhiên và diễn ra trực tiếp từ đối tượng này sang đối tượng khác Giá trị (tương đối) của một sự vật được xác định bằng giá trị sử dụng của một vật khác, vật này chỉ đóng vai trò là vật tương đương Khi lần phân công lao động xã hội đầu tiên diễn ra kéo theo hoạt động trao đổi được thực hiện một cách thường xuyên hơn Giai đoạn phát triển này của trao đổi tương ứng với một hình thái giá trị được mở rộng: Trong trao đổi hiện nay, không chỉ là giữa 2 hàng hoá nữa mà có vô số hàng hoá khác nhau cùng tham gia Đây là một bước phát triển mới và nâng cao so với hình thái giá trị giản đơn Nhưng cùng với sự phát triển của sự phân công lao động xã hội và sản xuất, hình thức trao đổi hàng hoá trực tiếp ngày càng bộc lộ những nhược điểm củanó Hàng hóa chỉ được trao đổi với nhau nếu người sở hữu chúng có chung ý định trao đổi, ý chí phù hợp Với sự phát triển
Trang 7Discover more
from:
TRIE115
Document continues below
Kinh tế chính trị
Trường Đại học…
414 documents
Go to course
TIỂU LUẬN Lý luận về giá trị - lao động củ…
Kinh tế
chính trị 100% (2)
14
KTCT - On thi KTCT
Kinh tế
chính trị 100% (2)
16
Ôn tập Kinh tế Chính trị cuối kì
Kinh tế
chính trị 100% (2)
18
Bài tập ktct mac lenin - hay lắm nha
Kinh tế
chính trị 100% (1)
9
Tiểu luận KTCT - Tiểu luận Kinh tế chính tr…
Kinh tế
chính trị 100% (1)
11
Trang 8của sản xuất, việc trao đổi trực tiếp ngày càng trở nên khó khăn hơn và dẫn đến mâu thuẫn, xung đột giữa lao động và sự phân công lao động ngày càng lớn
Do đó, nhu cầu về một loại hàng hóa cụ thể có vai trò tương đương phổ biến
và có thể thay thế cho tất cả
các loại hàng hóa khác dần được tăng cao Nhưng ở trong thời điểm đó, tác dụng của vật ngang giá chung vẫn chưa cụ thể đối với một loại hàng hoá riêng
lẻ, ở các khu vực khác nhau có những hàng hoá khác nhau có chức năng là vật ngang giá chung Cuộc phân công laođộng xã hội lần thứ hai nảy sinh, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, nhờ đó mà sản xuất hàng hóa phát triển và thị trường được mở rộng Nảy sinh tình trạng nhiều hàng hoá có tác dụng vật ngang giá chung, điều này trái ngược với
nhu cầu thời bấy giờ Khi thị trường phát triển, nó đòi hỏi sự thống nhất của một vật ngang giá chung duy nhất Khi mà điều này được cố định trong một loại hàng hóa, thì tiền tệ bắt đầu được hình thành Khi đó tất cả các hàng hoá có thể biểu hiện giá trị của chúng trong duy nhất một hàng hoá, hàng hoá này trở thành vật ngang giá chung Vậy nên, tiền là một hình thức không thể thiếu trong thời hiện đại Nhờ có sự tồn tại của tiền, các cá nhân, công ty và nền kinh tế
có thể đáp ứng các mục tiêu của họ một cách đơn giản Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các hình
thức tiền tệ ngày nay đã trở nên vô cùng hoàn thiện và ngày càng đa dạng
II Lịch sử phát triển của tiền tệ
Tiền tệ trên thế giới nói chung từ thời kì hoang sơ nhất cho đến nay đã trải qua 7 loại :
- Hàng đổi hang
- Vật đổi hang
- Tiền vàng
- Tiền kim loại
- Tiền mã hoá
- Tiền điện tử và bán điện tử
Chức năng của tiền tệ
Kinh tế chính trị 100% (1)
2
Trang 9- Tiền giấy
- Từ các loại hình của tiền tệ người ta có thể chia lịch sử phát triển của tiền tệ thành 6 giai đoạn
Giai đoạn 1: Kinh tế hàng đổi hàng
Trước khi tiền ra đời, các xã hội đã sử dụng hàng đổi hàng như một phương tiện
để đạt được hàng hóa và dịch vụ Trao đổi hàng hóa là một hệ thống kinh tế trong đó các thành viên trao đổi hàng hóa và dịch vụ để lấy hàng hóa và dịch vụ khác mà không sử dụng phương tiện trao đổi Một ví dụ về trao đổi hàng đổi hàng là một nông dân chuyên trồng trái cây giao dịch với một nông dân khác chuyên trồng ngũ cốc Hai người nông dân sẽ đi đến một thỏa thuận về việc đổi bao nhiêu trái cây lấy ngũ cốc để đáp ứng nhu cầu cá nhân của họ Thật khó để thương mại diễn ra, vì nó đòi hỏi cả hai bên phải muốn chính xác những gì người kia đưa ra
Trao đổi chỉ có thể thực hiện được nếu nhu cầu của mọi người rất ít, phạm vi trao đổi bị hạn chế và mọi người đang sống một cuộc sống rất đơn giản Có rất nhiều khó khăn liên quan đến hệ thống đổi hàng Vì vậy, dần dần hệ thống trao đổi này đã được thay thế bằng hệ thống trao đổi khác phù hợp hơn hay chính là trao đổi bằng tiền
Giai đoạn 2 : Hoá tệ
Lịch sử của hoá tệ kéo dài qua nhiều thế kỷ và thiên niên kỷ Trên thực tế, nguồn gốc của nó hầu như không thể xác định chính xác Tuy nhiên, có những ghi chép cho thấy hoạt động trong giai đoạn 700-500 trước Công nguyên khi vàng trở thành một dạng tiền phổ biến
Nói cách khác, Hóa tệ là hình thái cổ xưa và sơ khai nhất của tiền tệ theo đó một loại hàng hóa nào đó, do được nhiều người ưa chuộng nên có thể tách ra khỏi thế giới hàng hóa nói chung để thực hiện các chức năng của tiền tệ, tức là thực hiện những chức năng mà các hàng hóa thông thường khác không có được Hàng hóa này dần dần trở thành loại hàng hóa đặc biệt đóng vai trò vật ngang giá chung và được sử dụng thường xuyên để trao đổi với những hàng hóa khác Tùy theo đặc điểm của từng địa phương, từng vùng, từng khu vực, từng quốc gia người ta lựa chọn những hàng hóa khác nhau làm tiền tệ Trong các loại hàng hóa được dùng làm tiền tệ được chia làm hai loại: hàng hóa không phải kim loại và hàng hóa kim loại Do vậy, hóa tệ cũng bao gồm hai loại: hóa tệ không kim loại và hóa tệ kim loại:
Hóa tệ không kim loại
Tức là dùng hàng hóa không kim loại làm tiền tệ Đấy là hình thái cổ xưa nhất của tiền tệ, rất thường dùng trong các xã hội cổ truyền Tùy theo từng quốc gia,
Trang 10từng địa phương, người ta dùng những loại hàng hóa khác nhau làm tiền tệ Một
số ví dụ như:
- Vỏ sò: chúng đã được sử dụng làm tiền trên khắp Châu Phi và Châu Á, thậm chí cả Châu Mỹ và Châu Úc
- Các sản phẩm nông nghiệp: La Mã cổ đại là một xã hội nông nghiệp và lúa
mì thường được sử dụng làm tiền Tương tự như vậy, ngô đã được sử dụng làm tiền trên khắp châu Âu từ thời Hy Lạp cổ đại cho đến thời kỳ cách mạng công nghiệp.Xung quanh Địa Trung Hải, dầu ô liu đã được sử dụng như một loại tiền hàng hóa
- Thuốc lá: Trong Thế chiến 2, Hội Chữ thập đỏ sẽ giao các gói thực phẩm cho các tù nhân đồng minh có chứa nhiều mặt hàng khác nhau bao gồm cả thuốc lá Những điếu thuốc đó bền hơn và dễ bảo quản hơn những thứ khác,
và không phải tất cả tù nhân đều hút thuốc Điều đó đã thúc đẩy việc đổi thuốc lá lấy sô cô la và các mặt hàng khác Trước đó, tất cả các mặt hàng có sẵn đều có giá bằng thuốc lá, và vì vậy thuốc lá đã trở thành một dạng hoá tệ
Nói chung, hóa tệ không kim loại có nhiều bất lợi khi đóng vai trò tiền tệ như: tính chất không đồng nhất; dễ hư hỏng, khó phân chia; khó bảo quản cũng như vận chuyển; nó chỉ được công nhận trong từng khu vực, từng địa phương Vì vậy, hóa tệ không kim loại dần dần bị loại bỏ vì người ta bắt đầu dùng hóa tệ kim loại thay thế cho hóa tệ không kim loại
Hóa tệ kim loại (Kim tệ)
Tức là lấy kim loại làm tiền tệ Các kim loại được dùng làm tiền tệ gồm: đồng, kẽm, vàng, bạc…
Nói chung, các kim loại có nhiều ưu điểm hơn hẳn hàng hóa không kim loại khi được sử dụng làm thành tiền tệ như: phẩm chất, trọng lượng có thể quy đổi chính xác hơn, dễ dàng hơn Mặt khác, nó hao mòn chậm hơn, dễ chia nhỏ, giá trị tương đối ít biến đổi…
Trãi qua thực tiễn trao đổi và lưu thông hóa tệ kim loại; dần dần người ta chỉ chọn hai kim loại dùng để làm tiền tệ lâu dài hơn là vàng và bạc Sở dĩ vàng hay bạc trở thành tiền tệ lâu dài là vì bản thân nó có những thuận tiện mà những kim loại khác không có được như: tính đồng nhất, tính dễ chia nhỏ, tính dễ cất trữ, tính dễ lưu thông