Em cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo và tập thể nhân viên Công ty Cổ phần Phát Triển Máy Xây Dựng Việt Nam Vinacoma Group đã giúp đỡ em rất nhiều trong công việc.. Từ đây, em đã xây dựng được
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP PTMXD VIỆT NAM
Sự hình thành và phát triển của công ty CP PTMXD Việt Nam
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty CP PTMXD Việt Nam
Công ty CP PTMXD Việt Nam có tên tiếng anh là Vietnam Construction Machine Development Joint Stock Company, có tên gọi khác là Vinacoma Group Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 24/09/2008 dưới sự điều hành của ông Phan Văn Hải với sứ mệnh xây dựng một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình trong công việc, chuyên nghiệp trong thao tác nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và làm hài lòng khách hàng với những sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
Trải qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, đến nay Công ty CP PTMXD Việt Nam đã trở thành đơn vị hàng đầu Việt Nam về phân phối máy xây dựng, đã hợp tác với nhiều đối tác trong và ngoài nước, cung cấp các thiết bị, máy móc cho nhiều công trình lớn Định hướng chiến lược phát triển của Công ty CP PTMXD Việt Nam là trở thành tập đoàn số 1 Việt Nam trong lĩnh vực máy móc và công nghệ, phát triển ra khắp thế giới và hướng tới một tập đoàn đa ngành nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai
Năm 2002: Thành lập trung tâm xúc tiến xuất nhập khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp nhập khẩu vật tư, thiết bị máy móc từ Nhật Bản
Ngày 24/9/2008: Chuyển hướng từ trung tâm sang mô hình doanh nghiệp, Công ty CP PTMXD Việt Nam chính thức ra đời, hoạt động nhập khẩu trực tiếp với ủy thác kết nối doanh nghiệp và xúc tiến ngành
Từ năm 2008 – 2011: Công ty thúc đẩy hoạt động nhập khẩu máy móc xây dựng và phát triển thị trường ra khắp các quốc gia trên thế giới Trong giai đoạn này, công ty cũng mở rộng sang nhiều lĩnh vực: bất động sản, truyền thông, bán lẻ điện máy, xây dựng,
Từ năm 2011 – 2015: Duy trì hoạt động và vượt qua khó khăn khi nền kinh tế Việt Nam và toàn thế giới gặp khủng hoảng, ảnh hưởng lớn hoạt động kinh doanh của công ty
Từ năm 2015 – nay: Duy trì sự tăng trưởng hoạt động kinh doanh, mở rộng ra nhiều thị trường, đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh Trải qua quá trình hình thành và phát triển, đến nay, công ty đã và đang lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng, khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực thiết bị xây dựng
1.1.3 Giới thiệu về thương hiệu của công ty CP PTMXD Việt Nam
Logo của công ty là sự kết hợp giữa tên thương hiệu VCM Group, slogan của công ty và hình ảnh hai gợn sóng mang nhiều tầng ý nghĩa
• Thứ nhất, tên thương hiệu của công ty là VCM Group trong đó VCM là viết tắt của cụm từ Vinacoma – Viet Nam Construction Machine, thể hiện vị thế, mục tiêu là trở thành một doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực máy móc và thiết bị xây dựng
• Thứ hai, slogan của công ty là “sức mạnh của niềm tin” thể hiện sự quyết tâm của ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên, cùng nhau đoàn kết để đạt được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
• Thứ ba, hình ảnh hai gợn sóng nhấp nhô vừa là biểu hiện của sự thăng trầm trong hành trình phát triển của công ty, vừa mang ý nghĩa của sự kề vai sát cánh giữa các cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với khách hàng và xã hội Màu xanh là màu của niềm tin, hy vọng được sử dụng để thể hiện đúng với tinh thần slogan của công ty “sức mạnh của niềm tin”
Hình 1.1: Logo thương hiệu Vinacoma Group
(Nguồn: Công ty CP PTMXD Việt Nam)
Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm thị trường
1.2.1 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
VCM Group hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh và xuất nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng với các sản phẩm đa dạng bao gồm: xe và thiết bị làm đất, đường; xe và thiết bị khoan; xe và thiết bị nâng hạ; thiết bị xây dựng khác và phụ tùng thay thế Công ty cũng cung cấp các dịch vụ có liên quan đến các nhóm sản phẩm kinh doanh như: ủy thác xuất nhập khẩu, kí gửi xe, vận tải nội địa và quốc tế, bảo hiểm thiết bị, cho thuê máy,…Ngoài ra, VCM Group còn phân phối trực tiếp các sản phẩm máy móc, linh kiện cỡ nhỏ và vừa qua hệ thống showroom bao gồm: thiết bị bảo dưỡng, công cụ cầm tay, máy phát điện, máy bơm nước, và phụ tùng
Các hoạt động logistics chính mà VCM Group đang thực hiện bao gồm:
• Mua quốc tế: Công ty triển khai tìm kiếm và mua đa dạng các loại máy móc chủ yếu từ các nhà cung cấp nước ngoài
• Dự trữ: VCM Group duy trì chiến lược dự trữ linh hoạt Đối với các sản phẩm bán chạy hoặc khách hàng trung thành quan tâm, VCM sẽ ưu tiên tốc độ giao hàng và duy trì lượng tồn kho lớn Còn lại, công ty sẽ nhập khi khách hàng đặt hàng nhằm tối ưu hóa chi phí
• Dịch vụ khách hàng: VCM Group cung cấp các dịch vụ trước trong và sau bán như: hỗ trợ lắp đặt, tư vấn thi công, bảo trì, bảo dưỡng,…
• Kho: Công ty có hệ thống kho và nhà xưởng tại cầu Đông Trù, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội phục vụ nhu cầu dự trữ, lắp đặt và sửa chữa
Sản phẩm chính mà VCM Group kinh doanh là các loại xe và máy móc phục vụ trong thi công Với đặc thù là giá thành rất cao và kích thước lớn, khách hàng chủ yếu của công ty là các khách hàng doanh nghiệp (B2B) bao gồm các nhà thầu, doanh nghiệp thi công các dự án xây dựng, các dự án khai thác mỏ, quặng,…Thị trường mục tiêu mà VCM hướng đến là thị trường nội địa, chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn (Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), các khu công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ (Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu) và khu vực các tỉnh phía Bắc (Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng) Bởi lẽ, đây là các khu vực đang có những bước chuyển mình rõ rệt trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, do vậy nhu cầu xây dựng cũng tăng cao dẫn tới đòi hỏi các thiết bị xây dựng có chất
4 lượng tốt Đồng thời, VCM cũng duy trì được mối quan hệ tốt với các đối tác nội địa nên sẽ có nhiều thuận lợi trong việc đàm phán và kí kết hợp đồng mua bán.
Cơ cấu tổ chức
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của công ty CP PTMXD Việt Nam
(Nguồn: Công ty CP PTMXD Việt Nam)
VCM Group xây dựng cơ cấu tổ chức theo chức năng Trong cơ cấu này của công ty, đứng đầu là đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và ban tổng giám đốc dưới sự giám sát của ban kiểm soát Từng chức năng quản lý được phân công về từng phòng ban cụ thể nhằm chuyên môn hóa nhân viên Mỗi phòng ban sẽ có một người đứng đầu quản lý mọi hoạt động của phòng ban đó như kế toán trưởng, trưởng phòng nhập khẩu, quản lý kho, Nhân viên sẽ thực hiện mệnh lệnh của người phụ trách trực tiếp ở bộ phận mình làm việc
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban Đại hội cổ đông: Gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của VCM Group, có quyền bầu, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm thành viên của Hội đồng quản trị
Chủ tịch Hội đồng quản trị: Là người đứng đầu cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền thay mặt công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông
Ban tổng giám đốc: Là những người đứng đầu công ty, nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chiến lược, chính sách cho tất cả các hoạt động của công ty
Ban kiểm soát: Là bộ phận giám sát Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao
Phòng nhập khẩu: Là bộ phận chịu trách nhiệm cho việc tìm kiếm nguồn hàng, lập báo giá, đàm phán và duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp để tìm được nguồn hàng phù hợp với nhu cầu kinh doanh của công ty
Phòng kinh doanh: Là bộ phận chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ để bán các sản phẩm, dịch vụ của công ty Ngoài ra, còn có trách nhiệm lập các kế hoạch kinh doanh, lập báo cáo và tham mưu cho ban lãnh đạo về các chiến lược kinh doanh
Phòng kỹ thuật và kho vận: Bao gồm nhân viên kho, nhân viên kỹ thuật và nhân viên chứng từ, chịu trách nhiệm quản lý và đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất, nhập, tồn trong kho
Phòng marketing: Là bộ phận chịu trách nhiệm về tiếp thị, thiết kế các kế hoạch truyền thông để sản phẩm tiếp cận được đến đúng phân khúc các doanh nghiệp xây dựng mà công ty đang hướng tới Hoạt động của phòng marketing có sự phối hợp chặt chẽ với phòng kinh doanh
Phòng tài chính, kế toán: Là bộ phận quản lý mọi hoạt động liên quan đến ghi chép, thu thập, lưu trữ và xử lý các thông tin về tài chính bao gồm: lập báo cáo tài chính, kiểm soát doanh thu và chi phí, thanh toán công nợ, đóng thuế đúng hạn, và chi trả tiền lương cho nhân viên
Phòng hành chính, nhân sự: Thực hiện các chính sách về tuyển dụng và đào tạo nhân viên, quản lý hồ sơ nhân sự, theo dõi và đánh giá tiến độ làm việc, sự tuân thủ quy định của nhân viên Bộ phận này còn phải thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, đánh giá mức lương, thưởng, phụ cấp trợ cấp cho nhân viên và tuyên truyền văn hóa công ty
Phòng công nghệ: Chịu trách nhiệm nghiên cứu, cải tiến các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và bắt kịp với xu thế thị trường.
Các nguồn lực của công ty
Với vốn điều lệ là 80 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 58 tỷ đồng, cộng thêm với việc duy trì một khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, VCM Group có thể xoay vòng đầu tư tốt Khả năng huy động vốn ngân hàng lớn do có nhiều bất động sản thế chấp Công ty cũng duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác, tổ chức tài chính trong và ngoài nước Nhờ đó, công ty hưởng những ưu đãi trong thanh toán, góp phần giúp doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực tài chính
Bảng 1.1: Cơ cấu nhân sự của công ty CP PTMXD Việt Nam năm 2024
Phân loại Chỉ tiêu Số lượng
Theo trình độ đào tạo
Sau đại học 8 11.8 Đại học 38 55.9
Trung cấp hoặc lao động phổ thông 10 14.7
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự, công ty CP PTMXD Việt Nam)
Tính đến tháng 1 năm 2024, tổng số nhân viên làm việc ở cả trụ sở chính và kho là 68 người bao gồm cả lao động toàn thời gian và bán thời gian Theo bảng 1.1, giới tính nhân viên đa phần là nam do đặc thù công việc liên quan đến thiết bị xây dựng, nên yêu cầu nhân viên có độ am hiểu nhất định về máy móc, kỹ thuật và sức khỏe tốt Về độ tuổi thì phần lớn nhân viên là những người trẻ, có độ tuổi từ 18 đến 35 Lý do là vì chính sách nhân sự của VCM đang tập trung xây dựng môi trường làm việc trẻ, nhiệt huyết và sáng tạo Những nhân viên trên 35 tuổi hầu hết là những người đã có nhiều kinh nghiệm, làm việc tại công ty lâu năm và nắm các chức vụ quan trọng tại công ty Tuy đã thành lập được hơn 15 năm, nhưng do trong giai đoạn 2011- 2015 và giai đoạn COVID-19 năm 2020 – 2021, công ty gặp khó khăn, phần lớn nhân sự đã nghỉ việc hoặc bị cắt giảm, cho nên hiện nay số lượng nhân sự có thâm niên trên 5 năm khá ít Những nhân sự này đa phần là giám đốc, trưởng phòng và quản lý cấp cao Về trình độ đào tạo, nhân sự có trình độ đại học và sau đại học chủ yếu làm việc tại trụ sở chính, còn nhân sự trình độ trung cấp hoặc lao động phổ thông được phân bổ chủ yếu tại khu vực kho, hoặc làm việc tại bộ phận kinh doanh với hợp đồng ngắn hạn
1.4.3 Mạng lưới tài sản và điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật
Hiện tại, VCM Group sở hữu tổng kho có diện tích 13.244 m2 đặt tại cầu Đông Trù, đường Trường Sa, huyện Đông Anh, Hà Nội Kho của VCM được chia ra làm nhiều khu vực:
• Khu vực bãi: Chiếm phần lớn diện tích của kho Đây là khu vực chính để lưu trữ xe và các thiết bị xây dựng có kích thước lớn Được trang bị hệ thống chiếu sáng đầy đủ và camera giám sát 24/7
• Khu trưng bày và văn phòng: Bao gồm 2 tầng Tầng 1 là khu vực trưng bày các sản phẩm máy và linh kiện cỡ nhỏ Khu vực này được trang bị các giá, kệ 3 và 5 tầng, pallet và xe đẩy Tầng 2 là khu vực văn phòng nhân viên
• Khu kỹ thuật: là khu vực được trang bị hệ thống máy móc chuyên dụng như thiết bị nâng hạ, giá đỡ, kim phun, máy hàn, máy phát điện,…nhằm phục vụ tác nghiệp lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng xe và các thiết bị xây dựng Tất cả các khu vực của kho thì đều được trang bị hệ thống PCCC đạt chuẩn, phù hợp với quy định pháp luật và nhu cầu của doanh nghiệp
VCM Group có trụ sở chính đặt tại quận Ba Đình, Hà Nội Cơ sở làm việc của công ty được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, bố trí không gian làm việc thoải mái cho nhân viên, qua đó góp phần tạo ra hiệu suất cao trong công việc.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP PTMXD Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2023 (Đơn vị: tỷ đồng)
So sánh 2022 và 2023 (%) Doanh thu 125.58 62.34 86.72 105.40 24.38 18.68 Tổng chi phí 113.30 56.16 77.66 92.81 21.50 15.15
(Nguồn: Công ty CP PTMXD Việt Nam)
Nhìn vào bảng 1.2, ta có thể thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của VCM tuy còn gặp nhiều biến động, nhưng đang nằm trong xu hướng phát triển Trong giai đoạn 2020 – 2021, doanh thu và lợi nhuận đã giảm xấp xỉ một nửa Đây là giai đoạn mà đại dịch COVID-19 bùng phát, đẩy giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao Lãi suất cho vay tăng, nhiều khoản nợ khó đòi do nhiều công ty vay không có khả năng chi trả hoặc phá sản, đẩy VCM vào tình thế khó có thể xoay vòng vốn Khi phát sinh đơn hàng, công ty phải huy động rất nhiều nguồn lực để bù đắp vào giá nhập khẩu (do đặc thù giá trị hàng hóa lớn), làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời gian giao hàng, chất lượng hàng hóa và uy tín của doanh nghiệp Chưa kể, nguồn lực huy
9 động ấy còn bao gồm cả các khoản phải trả cho người lao động, hệ quả là nhân viên phải làm việc với một mức lương thấp hơn và áp lực công việc lớn hơn Vậy nên, rất nhiều nhân sự có thâm niên và trình độ đã nghỉ việc trong giai đoạn này
Sang năm 2022, doanh thu đã bắt đầu tăng trở lại đạt mức 86.72 tỷ (tăng 39%) và lợi nhuận sau thuế đạt 7.25 tỷ (tăng 46%) Lý do là vì tình hình dịch bệnh phần nào đã được kiểm soát, nhiều chính sách hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp đã được công ty tận dụng VCM cũng đẩy mạnh các chiến dịch marketing, tiếp thị sản phẩm và quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp thông qua việc tổ chức các giải thi marathon, đá bóng thiện nguyện Ngoài ra, công ty cũng sửa đổi chính sách đãi ngộ nhân sự, xây dựng văn hóa và môi trường làm việc tốt cho nhân viên Tính đến năm
2023, doanh số đạt ngưỡng 105.4 tỷ và lợi nhuận đạt 10.08 tỷ với mức tỷ suất lợi nhuận tăng 1.2% so với cùng kỳ năm trước Có được kết quả này là nhờ trong giai đoạn 2022 - 2023, công ty đã tìm được các nguồn cung mới giá rẻ, chất lượng tốt Đồng thời, VCM Group cũng tích cực đẩy mạnh việc quan hệ khách hàng để ổn định đầu ra sản phẩm cho doanh nghiệp.
Vị trí và nhiệm vụ của sinh viên tại đơn vị thực tập
Tại phòng nhập khẩu, sinh viên đảm nhận vị trí Thực tập sinh mua hàng với các công việc cụ thể như sau:
Trong 3 ngày đầu nhận việc, từ ngày 03/01 – 06/01, sinh viên được giới thiệu và hướng dẫn sơ bộ về quy trình mua hàng, làm báo giá kinh doanh và cách sử dụng các phần mềm, ứng dụng phục vụ cho công việc
Từ 06/01 - 20/01, sinh viên bắt đầu được trực tiếp thực hiện công việc tìm kiếm nguồn hàng và đánh giá nhà cung cấp Sinh viên được hướng dẫn cách đàm phán và khai thác thông tin sản phẩm từ các đối tác thông qua email, whatsapp để mua được hàng với giá tốt Trên cơ sở đó, sinh viên tính toán giá cả kinh doanh và cung cấp các thông tin chi tiết để gửi phòng kinh doanh và cấp trên Sau khi được phê duyệt, tiến hành đặt hàng và theo dõi lịch trình hàng về
Từ 21/01 – nay, sinh viên chủ động thực hiện các công việc của giai đoạn trước mà không cần sự hướng dẫn của anh/chị nhân viên Sinh viên tiếp tục duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp cũ để tìm kiếm các nguồn hàng chất lượng và giá thành tốt dựa trên nhu cầu dự trữ tại kho và yêu cầu từ bộ phận kinh doanh
BỐI CẢNH HOẠT ĐỘNG LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CP PTMXD VIỆT NAM
Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng của công
Trong 6 tháng đầu năm 2023, nhìn chung nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức Lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, cùng với tình trạng leo thang của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, đã đẩy giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất thiết bị xây dựng, hệ quả là giá nhập và giá bán của VCM Group cũng tăng theo Đồng thời việc ngân hàng Trung ương của nhiều quốc gia vẫn theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt đã tác động mạnh tới tăng trưởng kinh tế và đầu tư Nhiều nền kinh tế lớn trong đó có các đối tác thương mại quan trọng của nước ta nói chung và VCM nói riêng như Nhật Bản, Mỹ, EU đã tăng trưởng chậm lại, thậm chí rơi vào suy thoái Theo thông cáo báo chí của tổng cục thống kê, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 chỉ tăng nhẹ từ 0.2 đến 1 điểm phần trăm trong đó Việt Nam là 6.5%, tức tăng 0.2 điểm phần trăm, thấp hơn mức tăng của năm 2022
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2023, nhóm ngành xây dựng ở nước ta đã đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng với mức tăng 4.74% so với cùng kỳ năm 2022, tỷ lệ đô thị hóa trên toàn quốc cũng được ước tính đạt 42% Đây là điểm sáng, bởi lẽ, khi ngành xây dựng phát triển, thì nhu cầu về các loại xe và thiết bị thi công cũng tăng cao, mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng nói chung và công ty CP PTMXD Việt Nam nói riêng
Trong bối cảnh khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang dần trở thành trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng hàng đầu thế giới, Việt Nam có thể phát huy vị trí địa chiến lược - nằm ở trung tâm của sự chuyển dịch, qua đó thúc đẩy các dự án hợp tác có lợi cho ta trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có xây dựng Đặc biệt, yếu tố Trung Quốc trỗi dậy đã mang lại một số lợi thế mới cho Việt Nam, khi Việt Nam và Trung Quốc nhất trí xây dựng “cộng đồng chia sẻ tương lai” hôm chiều
12/12/2023, mang tính chiến lược để vừa nâng cấp quan hệ với Trung Quốc, vừa giữ được sự ổn định chính trị trong nước Đây là cơ hội để VCM đa dạng nguồn hàng với giá mua rẻ và chất lượng tốt từ Trung Quốc Các chính sách về thuế nhập khẩu, các quy định pháp lý và các chính sách quản lý trong lĩnh vực cũng đang được Chính Phủ tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước tham gia tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam nhìn chung vẫn thường ưa chuộng các thương hiệu lớn, dù so về tính năng có thể kém hơn các dòng sản phẩm cùng phân khúc, chủ yếu do tâm lý ngại tìm hiểu, ngại trải nghiệm Với những dòng sản phẩm có giá trị cao, khách hàng Việt còn đòi hỏi các chính sách bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên để yên tâm hơn trong quá trình sử dụng Do đó, VCM Group nên tập trung kinh doanh các dòng máy và thiết bị cơ giới từ những thương hiệu lớn như Komatsu, Kobelco, Hitachi,… Đồng thời, phát triển các dịch vụ sau bán, góp phần thỏa mãn tốt hơn khách hàng.nội địa
Về nguồn cầu công nghệ của thị trường Việt Nam chủ yếu đến từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh Nhu cầu đổi mới thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp đang ghi nhận sự tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian qua Với sự phát triển của IoTs, sự ra đời của AI, công nghệ in 3D,… đã thực sự thay đổi cách thức vận hành của toàn bộ chuỗi cung ứng Tại VCM, công nghệ điện toán đám mây đã cho phép các cá nhân, bộ phận trong công ty có thể lưu trữ thông tin về hàng hóa trên phần mềm Bitrix, giúp con người có thể kiểm soát thông tin nhà cung cấp, theo dõi tồn kho và trao đổi thông tin một cách dễ dàng và thuận tiện Ngoài ra, các công nghệ liên quan đến quá trình sản xuất máy móc cho phép tạo ra các dòng sản phẩm mới, với nhiều tính năng đột phá, từ đó đem lại hiệu quả và hiệu suất công việc cao
Biến đổi khí hậu đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh hơn, nghiêm trọng hơn, trở thành một trong những vấn đề cấp bách toàn cầu Theo báo cáo của WMO, năm 2023, lượng phát thải khí CO2 toàn cầu trong đã đạt mức cao kỷ lục: 36.8 tỷ tấn, tăng 1.1% so với mức của năm 2022 và cao hơn 1.4% so với mức trước đại
12 dịch Tại thành phố Hà Nội, mức chỉ số chất lượng không khí AQI ghi nhận trong tháng 12/2023 và tháng 1/2024 thường xuyên nằm ở mức có hại cho sức khỏe, được xếp hạng trong danh sách thành phố ô nhiễm nhất thế giới Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp như VCM, khi gần như toàn bộ sản phẩm kinh doanh là xe và thiết bị sử dụng động cơ đốt xăng và dầu Do đó, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định của Nhà Nước, kinh doanh các sản phẩm chất lượng, kiểm soát lượng khí phát thải ở ngưỡng cho phép để hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường 2.1.2 Yếu tố môi trường ngành
Nhà cung cấp là thành viên quan trọng trong hoạt động của bất kì một chuỗi cung ứng nào, đóng vai trò là nguồn cung ứng đầu vào cho công ty, duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp Vậy nên, việc lựa chọn, đánh giá, duy trì và phát triển mối quan hệ với nhà cung cấp cần phải được tiến hành thường xuyên và liên tục VCM tập trung nhập khẩu các loại máy từ các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và các nước châu Âu như Đức, Bỉ, Ba Lan Đây là nơi thương hiệu về các hãng xe và thiết bị xây dựng nổi tiếng ra đời Tuy nhiên, hiện tại nguồn hàng từ các nhà cung cấp cũ đang không ổn định, nếu phụ thuộc quá nhiều thì doanh nghiệp có thể phải đối mặt với việc đứt gãy chuỗi cung ứng Do đó, VCM cần tiếp tục thực hiện việc đa dạng hóa nguồn cung, nghiên cứu và phát triển các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Đài Loan để tìm nguồn cung mới chất lượng
Trong phân khúc thị trường nội địa, thị phần chủ yếu thuộc về tập đoàn Doosan Hàn Quốc, là nhà phân phối chính hãng các dòng sản phẩm máy thi công xây dựng mang thương hiệu Doosan Miếng bánh còn lại chia cho các doanh nghiệp kinh doanh các thiết bị thi công của các thương hiệu khác, hoặc thiết bị đã qua sử dụng với giá thành hợp lý như công ty CVMA Việt Nam, công ty máy xây dựng Hải Âu, công ty XCMG Việt Nam,…Trong đó, đối thủ đang cạnh tranh trực tiếp với VCM Group là CVMA Việt Nam, khi họ cũng đang tập trung nhập khẩu các dòng máy thi công đã qua sử dụng từ Nhật Bản, và Trung Quốc – vốn là nguồn hàng mà VCM đang tập trung khai thác Tuy nhiên, CVMA Việt Nam có quan hệ tốt với các nhà cung cấp tại Trung Quốc hơn, họ có thế mạnh về việc cung cấp các
13 phụ tùng thay thế và trình độ tay nghề của công nhân cao VCM thì có thế mạnh về việc cung cấp đa dạng các loại xe công trình hơn so với CVMA, tuy nhiên với tiềm lực hiện tại còn hạn chế, vừa vực dậy từ sau khó khăn, công ty cần nhanh chóng tìm ra đường lối phát triển phù hợp, để đủ sức cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành
Khách hàng là mục tiêu cuối cùng của chuỗi cung ứng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là triết lý hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và VCM nói riêng Khách hàng của VCM chủ yếu là doanh nghiệp B2B bao gồm các nhà thầu, doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp khai khoáng tổng công ty Sông Đà, công ty xây dựng và địa ốc Hòa Bình, Sumimoto, Người quyết định mua thường là các lãnh đạo, quản lý cấp cao của doanh nghiệp, họ thường có trình độ tốt và mức độ am hiểu nhất định trong ngành, cùng với hành vi mua rất thận trọng Do đó VCM phải có sự chuẩn bị ngay từ khâu báo giá, đàm phán cũng như tập trung vào dịch vụ hỗ trợ sau bán như tư vấn kỹ thuật, bảo trì, bảo dưỡng
Thị trường kinh doanh các sản phẩm máy móc và thiết bị xây dựng nhìn chung đã bão hòa, đe dọa từ thâm nhập mới thấp.
Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty CP PTMXD Việt Nam theo từng loại hình sản phẩm
Công ty CP PTMXD Việt Nam là đơn vị phân phối các thiết bị, máy móc xây dựng nhập khẩu với sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã và thương hiệu Sản phẩm kinh doanh của VCM được chia thành 5 nhóm sản phẩm chính được phân loại theo công dụng của từng thiết bị theo như bảng 2.1
Bảng 2.1: Danh sách nhóm sản phẩm kinh doanh của công ty CP PTMXD Việt Nam
Nhóm sản phẩm Một số sản phẩm tiêu biểu
Máy và thiết bị làm đất
- Máy xúc đào (máy xúc bánh xích, máy xúc bánh lốp)
- Xe lu (xe lu tĩnh, xe lu rung)
- Thiết bị bê tông (máy bơm bê tông, xe trộn bê tông)
Xe và thiết bị nâng hạ - Máy cẩu (máy cẩu bánh xích, máy cẩu bánh lốp)
Xe và thiết bị khoan
- Giàn khoan (giàn khoan dọc, giàn khoan ngang)
Thiết bị xây dựng khác
- Gầu máy đào, gầu xúc thuận
(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)
Nhìn vào hình 2.1, ta có thể nhận thấy sự phân hóa rõ rệt của từng nhóm sản phẩm về doanh thu Trong đó, nhóm máy và thiết bị làm đất là nhóm sản phẩm đem lại doanh số cao nhất tháng với gần 4.5 tỷ đồng Nhóm xe và thiết bị nâng hạ đem lại nguồn thu cao thứ hai với doanh số gần 3 tỷ đồng Bởi lẽ, đây chính là hai nhóm sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp, với đơn hàng đều, thường xuyên từ phía đối tác Nắm bắt được điều này, VCM đã tập trung tăng mức dự trữ sản phẩm nhằm nhanh chóng cung ứng hàng hóa cho khách và tiết kiệm chi phí Nhờ đó, tỷ suất lợi nhuận của 2 nhóm hàng này khá cao, tổng lợi nhuận trước thuế công ty thu lại được từ cả 2 nhóm chiếm trên 70% tổng lợi nhuận của tất cả thiết bị VCM bán được trong tháng Nhóm thiết bị xây dựng khác cũng đem lại doanh thu và lợi nhuận ổn định nhờ tính đa dạng của các sản phẩm trong nhóm Nhóm xe và thiết bị khoan đem lại nguồn doanh thu không đều, do giá trị của sản phẩm rất lớn, khách hàng chủ yếu các doanh nghiệp khai khoáng có nhu cầu thất thường nên doanh nghiệp chỉ duy trì việc cung cấp sản phẩm nhóm này theo đơn đặt hàng Ngược lại, các sản
15 phẩm phụ tùng có giá bán nhỏ và tệp khách hàng rộng lớn, nhưng doanh thu và lợi nhuận cũng rất thấp Lý do chính là vì doanh nghiệp chỉ có thể cung cấp các loại phụ tùng của các dòng xe và thiết bị phổ biến chứ chưa đầy đủ Vậy nên dòng sản phẩm này thường được VCM sử dụng dưới dạng quà tặng để gián tiếp tăng giá bán sản phẩm chính, được bày bán ở showroom để bán cho các khách hàng riêng lẻ và được sử dụng để kinh doanh các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa
Hình 2.1: Doanh thu và lợi nhuận của từng nhóm sản phẩm trong tháng 11/2023
(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)
Tham khảo phụ lục 1, biểu đồ thể hiện danh sách 10 loại máy có doanh thu cao nhất quý 4 năm 2023, ta có thể nhận thấy máy xúc đào và máy cẩu là những sản phẩm bán chạy nhất Đây là các sản phẩm tạo nên danh tiếng của VCM với những thiết bị cẩu, xúc chất lượng mang thương hiệu Nhật Bản như Hitachi (EX60, EX150-1, ZX200-3), Komatsu (PC75, PC120-3, PC200-3), Kobelco (SK60, SK120-1, SK220-3),…Các dòng xe lu của Sakai, Hamm và xe nâng của Komatsu, Mitsubishi cũng đem lại nguồn doanh thu tốt cho doanh nghiệp Trong khi đó, doanh thu từ thiết bị khoan và các thiết bị xây dựng khác khá đồng đều ở mức dưới
Thực trạng quản trị logistics và chuỗi cung ứng của công ty
2.3.1 Thực trạng chuỗi cung ứng của công ty
Hình 2.2: Sơ đồ chuỗi cung ứng của công ty CP PTMXD Việt Nam
(Nguồn: Công ty CP PTMXD Việt Nam)
Quan sát hình 2.2, sơ đồ chuỗi cung ứng có sự xuất hiện của 3 nhân tố chính là công ty CP PTMXD Việt Nam ở vị trí trung tâm, nhà cung cấp ở thượng nguồn và khách hàng cuối cùng ở hạ nguồn Nhà cung cấp bao gồm nội địa và nước ngoài, trong đó chủ yếu VCM Group sử dụng nguồn cung nước ngoài, và phần lớn là từ các doanh nghiệp Nhật Bản Các nhà cung cấp nội địa chủ yếu cung cấp cho VCM các phụ tùng đơn giản như săm, lốp, má phanh,… Hàng hóa dưới sự chỉ đạo của VCM sẽ được đưa từ nhà cung cấp về cảng nội địa, và vận chuyển trực tiếp tới tay khách hàng theo đơn đặt hàng của khách Hoặc, VCM sẽ lưu kho, trưng bày các sản phẩm nhập tại showroom để khách hàng có thể đến trực tiếp quan sát và đánh giá trước khi ra quyết định mua Nhờ vậy, ngoài các khách hàng doanh nghiệp, VCM cũng tiếp cận được thêm tập khách hàng cá nhân
2.3.2 Thực trạng hoạt động logistics và quản trị chuỗi cung ứng của công ty
2.3.2.1 Thực trạng lập kế hoạch, tổ chức hoạt động logistics/chuỗi cung ứng
Việc xác định kế hoạch logistics tại VCM thường mang tính chiến lược, kéo dài trên 5 năm Hoạt động logistics được tổ chức phân tán tại các phòng ban trong công ty Phòng nhập khẩu sẽ quản lý hoạt động mua hàng và quản lý nhà cung cấp, phối hợp với bộ phận kho và phòng kinh doanh để cùng đưa ra các quyết định dự trữ và quản trị kho phù hợp Các kế hoạch liên quan đến hệ thống thông tin logistics được phòng công nghệ nghiên cứu và triển khai Các quyết định vận tải thì được doanh nghiệp ưu tiên thuê ngoài do hạn chế của nguồn vốn và mức độ dự trữ thấp Việc tổ chức triển khai các hoạt động logistics kể trên sẽ chịu sự giám sát trực tiếp của ban tổng giám đốc qua việc đo lường toàn bộ kết quả hoạt động và đánh giá tính khả thi và hiệu quả từ đó đưa ra sự điều chỉnh phù hợp qua từng thời kỳ
2.3.2.2 Thực trạng hoạt động mua hàng và quản lý nhà cung cấp
Hình 2.3: Quy trình mua hàng của công ty CP PTMXD Việt Nam
(Nguồn: Phòng nhập khẩu, công ty CP PTMXD Việt Nam )
Trong quá trình đánh giá nhu cầu mua, phần lớn động cơ của doanh nghiệp xuất phát từ phòng kinh doanh khi có khách hàng hỏi hàng Ngoài ra, nhu cầu mua cũng xuất hiện để đảm bảo duy trì mức dự trữ các sản phẩm đòn bẩy tại kho hoặc nắm bắt cơ hội khi tìm được nguồn cung có giá thành và chất lượng tốt Sau khi yêu cầu mua được gửi tới phòng nhập khẩu, nhân viên mua bắt đầu tìm kiếm nguồn cung thông qua các sàn giao dịch máy móc như: Machineryline, Kenkey, Ironplanet,…hoặc tìm kiếm dựa vào mối quan hệ với các nhà cung cấp cũ hoặc được giới thiệu VCM đánh giá nhà cung cấp dựa trên các tiêu chí về: kinh nghiệm và năng lực đáp ứng; tiến hành đàm phán về giá và điều khoản về vận chuyển, thanh toán thông qua email/whatsapp rồi tổng hợp thành báo giá hoàn chỉnh và tạo giao dịch mới trên phần mềm Betrix (tham khảo phụ lục 2) Ban lãnh đạo sẽ gửi quyết định phê duyệt các báo giá phù hợp VCM chuẩn bị đầy đủ hợp đồng và bộ chứng từ, tiến hành đặt hàng và theo dõi lịch trình hàng về Đồng thời, phối hợp với phòng tài chính, kế toán để xử lý công nợ (nếu có) Ngoài ra, VCM cũng đánh giá sau mua nhằm xác định tính hiệu quả của hoạt động mua theo các tiêu chuẩn về sản phẩm, hoạt động và chi phí, góp phần quản lý hiệu quả nhà cung cấp
2.3.2.3 Thực trạng hoạt động vận tải
Do đặc điểm của hàng hóa là loại hàng siêu trường, siêu trọng, nên công ty ưu tiên sử dụng phương thức vận chuyển đường biển cho chặng vận chuyển quốc tế Nếu VCM nhập khẩu theo điều kiện Incoterms nhóm E, F, thì doanh nghiệp thường tự thuê phương tiện vận tải và làm thủ tục hải quan, không thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics nhằm tiết kiệm chi phí Hàng hóa tại cảng nhập sẽ được khách hàng chủ động sử dụng phương tiện vận tải kéo về cơ sở của họ hoặc vận chuyển bởi đơn vị vận tải do VCM thuê ngoài là Project Shipping Đối với các đơn hàng phụ tùng nội địa, VCM yêu cầu nhà cung cấp giao hàng trực tiếp tới kho của VCM sau khi nhận được đơn đặt hàng
2.3.2.4 Thực trạng hoạt động quản trị kho và dự trữ hàng hóa
Hiện tại, VCM đang duy trì mức dự trữ thấp do nhu cầu từ thị trường đang biến động liên tục gây ra sự mất cân đối giữa chi phí dự trữ và lợi ích Công ty sở hữu tổng kho rộng 13.244 m2 là nơi nhập hàng, lưu trữ và phân phối hàng hóa Kho hàng được chia thành 3 khu vực là khu vực bãi, khu trưng bày – văn phòng và khu kỹ thuật Khu vực bãi là khu vực ngoài trời lưu trữ các dòng xe và thiết bị xây dựng có kích thước lớn bao gồm sản phẩm có nguồn cầu ổn định; sản phẩm khách hàng đặt trước và chờ giao; sản phẩm khách từ chối nhận và chờ phân phối lại hoặc tiêu hủy Trong đó, khoảng 80% là máy xúc lật, máy cẩu, và 70% máy xúc lật là của thương hiệu Komatsu Các dòng sản phẩm được được lưu trữ tại khu vực này thường là những dòng sản phẩm đời cũ, đã qua sử dụng và có số giờ sử dụng cao
Do đặc tính của sản phẩm thuộc dòng siêu trường, siêu trọng, ít chịu tác động từ các điều kiện thời tiết tự nhiên, nên khu vực này chỉ trang bị thiết bị chiếu sáng và camera giám sát Các dòng sản phẩm thuộc có kích thước nhỏ hơn sẽ được lưu trữ tại khu trưng bày Khu vực này được trang bị các kệ sắt 3 hoặc 5 tầng và pallet Các sản phẩm như máy phát điện, gầu máy xúc được xếp trên pallet nhựa, và đặt ở cuối kho cùng với các dòng xe kích thước nhỏ như xe nâng Các kệ 3 tầng là các kệ lưu trữ lốp xe được xếp tại gần cửa ra vào, sát góc tường với thiết kế khuyết mặt đáy của từng ngăn kệ để tối ưu hóa việc sắp xếp, lốp tầng trên cùng được xếp chồng đến khi cách trần nhà khoảng từ 0.5 đến 1.5 mét Các kệ sắt 5 tầng chủ yếu lưu trữ các loại phụ tùng có kích thước nhỏ hoặc thiết bị phục vụ sửa chữa, được sắp xếp theo
19 quy tắc hàng to, nặng xếp dưới hàng nhỏ, nhẹ xếp trên Các kệ sắt này được đặt song song và cách nhau khoảng 1 mét để thuận tiện cho việc di chuyển
2.3.2.5 Thực trạng dịch vụ khách hàng và quá trình đáp ứng đơn hàng
Dịch vụ khách hàng của VCM Group chú trọng vào việc cung cấp toàn diện cho khách hàng các giải pháp trong xây dựng Trước giao dịch VCM có cung ứng dịch vụ tư vấn thi công công trình với sự cố vấn trực tiếp của ban lãnh đạo công ty
Họ là những người có bề dày kinh nghiệm từ 10 – 20 năm trong lĩnh vực xây dựng, sẵn sàng đi khảo sát công trình, tư vấn thiết kế xây dựng và nguồn lực kỹ thuật cần thiết cho các đơn vị giám sát, nhà thầu, qua đó giới thiệu tính hiệu quả mà sản phẩm của VCM có thể cung cấp Sau khi khách hàng đặt hàng, VCM đảm bảo cung ứng cho khách chứng từ đầy đủ chính xác, sản phẩm thực tế có chất lượng phù hợp với thông tin cung cấp cho khách hàng Các dịch vụ sau bán cũng được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm bao gồm các dịch vụ như: hỗ trợ lắp đặt máy tại địa điểm thi công, hướng dẫn sử dụng thiết bị vận hành, tặng kèm phụ tùng khi mua máy có trị giá trên 2 tỷ Ngoài ra, công ty cũng xây dựng các chính sách bảo hành và bảo dưỡng định kỳ với 3 gói: 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng, hỗ trợ sửa chữa và thay thế thiết bị tương tự trong thời gian sửa chữa Các khách hàng quan trọng sẽ được công ty điện đàm thường xuyên để hỏi thăm và khảo sát về sự hài lòng của khách hàng Đó là cơ sở để doanh nghiệp có thể đưa ra các chính sách điều chỉnh phù hợp nhằm cải thiện chất lượng của sản phẩm và dịch vụ trong tương lai
Đánh giá về thực trạng hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng của công
Trải qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, đến nay, doanh nghiệp đã có được những thành công nhất định trong việc thực hiện các hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng bao gồm:
• Sự phối hợp hoạt động giữa các phòng ban đã hoạt động ăn khớp và liền mạch nhờ việc chia sẻ các thông tin chung về hàng hóa trên phần mềm Betrix, qua đó góp phần đơn giản hóa hoạt động quản trị logistics
• Tổ chức hoạt động thu mua hiệu quả với chiến lược đa dạng nguồn cung, đáp ứng tốt kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm thiết bị xây dựng trong hầu hết các phân khúc
• Triển khai tìm kiếm nguồn cung mới đáp ứng tốt yêu cầu kinh doanh về các dòng thiết bị có giá nhập rẻ, chất lượng tốt, hoặc đang khan hiếm trên thị trường, góp phần giảm thiểu chi phí mua, gia tăng nguồn lợi nhuận và uy tín cho doanh nghiệp
• Hoạt động quản lý kho và dự trữ được tổ chức hiệu quả đã góp phần tăng tính sẵn có của sản phẩm, giảm thời gian thực hiện đơn hàng và hỗ trợ tốt cho dòng logistics ngược, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
• Với lợi thế về trình độ đội ngũ kỹ thuật, các dịch vụ lắp ráp, sửa chữa, bảo trì được duy trì thực hiện không chỉ góp phần gia tăng doanh số mà còn tạo dựng lòng tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm và doanh nghiệp
Bên cạnh các thành tích nêu trên, hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp vẫn tồn tại những mặt hạn chế bao gồm:
• Công ty chưa sở hữu đội ngũ vận tải nội địa riêng, việc quá phụ thuộc vào nhà cung cấp và đơn vị thuê ngoài sẽ làm mất đi tính chủ động của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, gặp nhiều rủi ro trong quá trình giao nhận và khó khăn khi mở rộng quy mô kinh doanh
• Công ty chưa quản lý chặt chẽ mối quan hệ với nhà cung cấp Phương thức mua hàng của doanh nghiệp thường sử dụng là mua mới, trong khi chưa khai thác hết tiềm năng cung ứng của các nhà cung cấp hiện tại Do đó thời gian đàm phán cũng thường kéo dài với nhiều thủ tục phức tạp
• Công ty còn gặp khó khăn trong việc quản trị rủi ro trong thanh toán quốc tế Rất nhiều lần doanh nghiệp lựa chọn phương thức thanh toán điện chuyển tiền (T/T) khi mua hàng và bị lừa đảo dẫn tới thất thoát tài sản của công ty
• Công ty có đội ngũ nhân lực logistics trẻ, đầy tiềm năng nhưng do hạn chế trong chính sách đào tạo và đãi ngộ nhân lực, doanh nghiệp chưa tận dụng được triệt để năng lực và khả năng sáng tạo cá nhân trong việc tạo dựng ra các ý tưởng phù hợp cho việc cải thiện hoạt động logistics của doanh nghiệp
3.1.3 Đề xuất giải pháp Để giải quyết các tồn đọng kể trên, VCM Group có thể cân nhắc cải thiện hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo một vài định hướng sau:
• Đầu tư xây dựng đội ngũ vận tải nội địa nhằm chủ động và kiểm soát tốt hoạt động phân phối sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
• Định kỳ phân tích, đánh giá hiệu quả cung ứng của các nhà cung cấp để thống kê danh sách nhà cung cấp tiềm năng, lấy đó là một trong các cơ sở để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp
• Ưu tiên sử dụng phương thức thanh toán quốc tế L/C trong các giao dịch nhập khẩu Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đánh giá toàn diện hoạt động kinh doanh và năng lực tài chính của đối tác trước khi ra quyết định mua
• Xây dựng chính sách quản lý và đãi ngộ nhân sự phù hợp Thường xuyên tổ chức các buổi họp, gặp mặt để trao đổi, lắng nghe ý kiến đóng góp và tạo điều kiện để nhân viên có thể phát huy toàn diện năng lực cá nhân.
Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp
Định hướng 1: Hoàn thiện quy trình mua hàng tại Công ty CP PTMXD Việt Nam Định hướng 2: Phát triển mối quan hệ nhà cung cấp tại Công ty CP PTMXD Việt Nam Định hướng 3: Hoàn thiện quy trình quản lý kho hàng tại Công ty CP PTMXD Việt Nam