BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI DE TÀI KHOA HỌC CAP TRƯỜNG
Chủ nhiệm dé tai: TS Nguyễn Thi Yến
Bộ môn Luật Thương mại, Khoa Pháp luật kinh tế Thứ ký dé tài: Ths.NCS Nguyễn Ngọc Anh Bộ môn Luật Thương mại, Khoa Pháp luật kinh tế
HÀ NỘI, NĂM 2018
Trang 2NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐÈ TÀI Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Yến
Bộ môn Luật Thương mại - Khoa Pháp luật Kinh tế Thư ký đề tài: Ths.NCS Nguyễn Ngọc Anh
Bộ môn Luật Thương mại - Khoa Pháp luật Kinh tế
Các tác giả chuyên đề khoa học
1 PGS.TS Nguyễn Viết Tý và Ths Nguyễn Thị Minh
Hà - Khoa Pháp luật Kinh tế
2 TS Nguyễn Thị Yến và Ths.NCS Nguyễn Ngọc Anh - Khoa Pháp luật Kinh tế
3 TS Nguyễn Thị Yến — Khoa Pháp luật Kinh tế va
Ths Nguyễn Văn Chương — Tòa án nhân dân huyện
Thanh Trì
4 TS Trần Thị Bảo Ánh và Ths Nguyễn Thị Minh Hà -Khoa Pháp luật Kinh tế
5 Ths.NCS Nguyễn Như Chính và Ths Nguyễn Thị Huyền Trang - Khoa Pháp luật Kinh tế
6 Ths Vũ Thi Hoa Như va Ths Lê Ngoc Anh - Khoa
Trang 3MỤC LỤC
PHAN 1 - BAO CAO TONG QUAN
PHAN 2 - CAC CHUYEN DE NGHIEN CUU
Chuyên dé 1: Những van đề lý luận về pha sản và pháp luật về phá san Chuyên dé 2: Các chủ thé tham gia quan hệ pháp luật phá sản — thực tiễn thi
hành và kiến nghị hoàn thiện
Chuyên đề 3: Thủ tục nộp, thụ lý đơn, mở thủ tục phá sản, hội nghị chủ nợ
trong giải quyết phá sản — Thực tiễn thi hành và kiến nghị hoàn thiện
Chuyên dé 4: Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh — Thực tiễn thi hành và kiến nghị hoàn thiện
Chuyên đề 5: Thủ tục tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã — Thực tiễn thi hành và kiến nghị hoàn thiện
Chuyên đề 6: Thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh
nghiệp, hợp tác xã — Thực tiễn thi hành và kiến nghị hoàn thiện
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 4PHAN 1
BAO CAO TONG QUAN
Trang 5BAO CAO TONG QUAN
DE TAI KHOA HOC CAP TRUONG
"Thue tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2014 va kiến nghị hoàn thiện"
PHAN MO DAU
1 Tinh cấp thiết của dé tài
Phá sản là hệ quả tất yếu của hoạt động kinh doanh trong nên kinh tế thi
trường Khi các doanh nghiệp, hợp tác xã (DN, HTX) không thé cạnh tranh trên thị trường, các chủ thể này sẽ bị phá sản, chấm dứt hoạt động kinh doanh,
hoàn tất các nghĩa vụ bằng tổng số tài sản còn lại của mình Việc phá sản đối
với DN, HTX kéo theo nhiều hệ luy, vì có thể DN, HTX đó đã không thể
thanh toán hết các khoản nợ do mình tạo ra, kéo theo sự phá sản tiềm năng của nhiều doanh nghiệp do không nhận được hoặc nhận không đủ khoản nợ
của mình Vì thế, Luật Phá sản (LPS) của Việt Nam từ khi ban hành đã có
nhiều quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ, doanh nghiệp mac no, người lao động và các chủ thé có liên quan Cũng vi lẽ đó, việc nghiên cứu các quy định của LPS, về thực tiễn thực thi LPS từ khi Luật ra đời đến nay luôn là vấn đề thời sự, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Với bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu đề tài xuất phát từ một số lý do cấp thiết sau:
Một là: Xuất phat từ bối cảnh thực tiễn hiện nay của Việt Nam
Bối cảnh và điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường day cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức Hoạt động cạnh tranh khốc liệt giữa
các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập tất yếu dẫn đến hậu quả những doanh
nghiệp không đủ năng lực sẽ bị đào thải khỏi thị trường Mặc dù LPS đã được
xây dựng và ban hành từ năm 1993, nhưng có thé đánh giá một cách khái quát
rằng, cho đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ DN, HTX bị yêu cầu mở thủ tục phá
sản còn ít, chưa phản ánh đúng thực trạng tài chính thực tế của các chủ thé
kinh doanh Tình trạng nhiều doanh nghiệp thua lỗ nhưng không được xử lý
Trang 6băng thủ tục phá sản mà lại xử lý bằng thủ tục thu hồi nợ dân sự, thủ tục hành chính và các thủ tục khác vẫn còn phô biến.
Theo kết qua công bố trong Doing Business 2008, về thủ tục cham dứt hoạt động kinh doanh (trong đó có thủ tục phá sản), Việt Nam xếp thứ 124 trên tổng số 178 nền kinh tế thế giới; thủ tục phá sản vẫn bị coi là kéo đài
(trung bình là 05 năm), hiệu quả thu hôi nợ thấp (thông thường chủ nợ chỉ thu hồi khoảng 18% sỐ nợ)” Điều đó có nghĩa rằng, mục đích hỗ trợ các DN, HTX chưa đạt được những kết quả và ý nghĩa trên thực tế.
Hai là: Xuất phát từ boi cảnh thực trạng pháp luật về phá sản
Có thể nói, mặc dù các chế định liên quan đến phá sản đã xuất hiện từ
khá sớm tại Việt Nam trong các đạo luật cổ”, nhưng hệ thống pháp luật về phá
sản của Việt Nam hình thành và phát triển muộn hơn so với các nước khác Phải đến đầu những năm 1990, khi các chế định pháp lý về doanh nghiệp, đầu
tư, kinh doanh được hình thành cơ bản thì đến năm 1993, chế định về phá sản
mới được hình thành Tuy nhiên luật này được xây dựng trong điều kiện nước ta mới chuyên sang cơ chế quản lý kinh tế thị trường nên bộc lộ nhiều bất cập, không phù hợp với thực tế khách quan Khắc phục tình trạng đó, LPS năm 2004 ra đời Sau một thời gian áp dụng, LPS năm 2004 cũng thé hiện nhiều
điểm chưa phù hợp với thực trạng nền kinh tế Vì vậy, tại kỳ họp thứ 7, Quốc
hội XIII, LPS năm 2014 đã chính thức được thông qua ngày 19/06/2014 và có
hiệu lực thi hành ké từ ngày 01/01/2015, thay thế cho LPS năm 2004 Đây có
thé coi là bước tiến đáng kế của Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật, cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo cơ sở pháp lý cho cộng đồng doanh
' Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương (2014), Đặc san tuyên truyền phápluật, Chủ dé Pháp luật phá sản tại Việt Nam — Một số van dé lý luận và thực tiễn, Hà Nội, 2014,trang 28.
? Bộ Tư pháp, Trung tâm tư vấn pháp luật và bồi dưỡng nghiệp vụ, GTZ (MPI-GTZ SMEDEVELOPMENT PROGRAM) (2008), Thuc trạng pháp luật về phá sản và việc hoàn thiện môi
Sung pháp luật về kinh doanh tại Việt Nam, trang 27.
> Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương (2014), Đặc san tuyên truyền phápluật, Chủ dé Pháp luật phá sản tại Việt Nam — Một số vấn đề lý luận và thực tiên, Hà Nội, trang
12,13.
Trang 7nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết LPS năm 2014 là văn bản luật hoàn chỉnh và đầy đủ nhất trong việc giải quyết các vẫn đề phá sản của doanh nghiệp” Tuy nhiên, LPS năm 2014 vẫn chưa tạo ra "lá chắn an toàn” cho các nhà kinh doanh, chưa phải là sự lựa chọn tốt nhất cho các chủ
thể bị xâm phạm về quyền lợi khi DN, HTX mất khả năng thanh toán Do vậy, nghiên cứu về phá sản, pháp luật phá sản và thực tiễn thi hành LPS từ khi
được ban hành, nhất là đối với LPS hiện hành nhằm đánh giá những mặt ưu điểm cũng như những hạn ché, tồn tại của pháp luật phá sản trong quá trình
triển khai trên thực tiễn là công trình nghiên cứu cần thiết, có ý nghĩa thời sự
trong bối cảnh hiện nay.
Ba là: Xuất phát từ nhu câu của đào tạo của Trường
Hiện nay, trong chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao của trường Đại học Luật Hà Nội, cụ thê là môn học Luật Phá sản và giải quyết tranh chấp
trong kinh doanh, chế định phá san là một nội dung chính dé giảng dạy và nội
dung này đang thu hút sự quan tâm nhiều sinh viên khi họ mong muốn được lựa chọn đề tài này để học tập, nghiên cứu Hơn thế nữa, pháp luật về phá sản đang được triển khai giảng dạy với tư cách là một vấn đề trong Luật Thương mại 1 - môn học bắt buộc của hệ dao tạo chính quy, vừa làm vừa học, liên thông Do vậy, việc nghiên cứu đề tài là cơ sở lý luận, học thuật quan trọng; là
tài liệu để giảng viên, học viên, sinh viên nghiên cứu, hoc tập — bố sung nguồn học liệu cho môn học Luật Thương mại; là tài liệu hữu ích cho những người làm thực tiễn; là công trình nghiên cứu góp phan thiết thực cho công tác lập pháp trong bối cảnh đề tài này hiện còn rất mới trong giới luật học
Việt Nam.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
LPS năm 2014 mới có hiệu lực thi hành được hơn 03 năm Các công
trình nghiên cứu về thực tiễn thi hành LPS một cách toàn diện chưa có Một
* Hội đồng phối hợp pho biến, giáo dục pháp luật trung ương (2014), Đặc san tuyên truyền phápluật, Chủ đề Pháp luật phá sản tại Việt Nam — Một số van đề lý luận và thực tiên, Hà Nội trang 22.
Trang 8số công trình nghiên cứu trong nước đã triển khai nghiên cứu về khía cạnh
thực tiễn thi hành LPS năm 2014 nhưng mới chỉ dừng lại ở một vài vẫn đề cụ
thé như thi hành án, hành nghề quan lý, thanh lý tài sản Có thé kế đến một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu
khoa học như sau:
2.1 Tài liệu tiéng Việt
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp, Trung tâm
nghiên cứu khoa học (10/2013), Chuyén dé nghiên cứu: Kinh nghiệm nước
ngoài về phá sản doanh nghiệp, Hà Nội:
Công trình đề cập đến hai nội dung cơ bản là khái quát chung về pháp
luật phá sản ở các nước, một số bài học kinh nghiệm nước ngoài về pháp luật
phá sản cho Việt Nam Công trình đã giới thiệu chung về pháp luật phá sản các nước theo chủ đề: thir nhát, tên gọi và phạm vi điều chỉnh; Thi? hai, tiêu
chí xác định một doanh nghiệp lâm vào tinh trạng pha sản; 7 ba, cơ quan
có thầm quyên giải quyết phá sản và mục dich của việc tiến hành thủ tục giải quyết pha sản; Thi? tu, chủ thé có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; Thứ năm, thủ tục phục hồi và thủ tục thanh lý; Th sáu, người quan lý, thanh
lý tài sản.
- Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, Đặc san
tuyên truyền pháp luật (số 9/2014), Chu dé Pháp luật phá sản tại Việt Nam — Một số van dé ly luận và thực tiên, Hà Nội:
Công trình có đề cập đến ba nội dung quan trọng liên quan đến đề tài
nghiên cứu khoa hoc này: Th nhát, công trình có nêu về tình hình thực hiện
LPS năm 1993 và LPS năm 2004 tại Việt Nam, đi kèm là những minh chứng
và số liệu rất cụ thé; Thi hai, giới thiệu chi tiết về LPS năm 2014; Tứ ba, giới thiệu pháp luật về phá sản một số nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Đài Loan, Pháp, Nga.
Trang 9- Nguyễn Thị Hồng Nhung (2015), “Pháp luật về phá sản doanh nghiệp có yếu t6 nước ngoài: Kinh nghiệm nước ngoài và những gợi ý doi với Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật:
Luận văn trình bày về thực trạng pháp luật về phá sản doanh nghiệp có yếu tô nước ngoài của Việt Nam trên những vấn đề lớn như: quy định về việc
mở thủ tục phá sản doanh nghiệp có yếu tổ nước ngoài; trình tự thủ tục tiến hành phá sản doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài Đồng thời luận văn đã nêu kinh nghiệm giải quyết phá sản có yếu tố nước ngoài tại một số quốc gia như Pháp, các nước thuộc Liên minh Châu Âu (trừ Đan Mạch), Luật mẫu về tình
trạng mat khả năng thanh toán có yếu t6 nước ngoài theo Ủy ban của Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế soạn thảo và thông qua.
Luận văn cũng kiến nghị sửa đổi Luật Phá sản năm 2014 theo những vấn dé cụ thé: trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp có yêu tố nước ngoài lâm vào tình trạng phá sản; cơ chế giám sát của chủ nợ đối với quá trình giải quyết thủ tục phá sản có yếu tố nước ngoài; việc thực hiện quan ly tài sản của doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài trong quá trình giải quyết phá sản; hoàn
thiện quy định về đăng ký quyền sở hữu, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với
doanh nghiệp có yêu tố nước ngoài; hướng dẫn về xử lý tài sản được cầm có, thế chấp của doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài; hướng dẫn về xử lý quyền sử dụng đất của doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài lâm vào tình trạng phá
- Dương Kim Thế Nguyên (2015), “Thti tuc phá sản các tô chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam ”, Luận án tiễn sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP Hỗ Chí Minh:
Luận án đã phân tích thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục phá sản tô chức tính dụng, cụ thé về van đề: kiểm soát đặc biệt với tinh
chất là thủ tục phục hồi đối với tô chức tín dụng mất khả năng thanh toán, mất
khả năng chỉ trả; các quy định đặc thù trong thủ tục phá sản tổ chức tín dụng
tại Tòa án ở Việt Nam hiện nay Luận án kiến nghị hoàn thiện pháp luật về
Trang 10thủ tục phá sản tô chức tín dụng ở Việt Nam: hoàn thiện mô hình và cau trúc của pháp luật về thủ tục phá sản tổ chức tín dụng; hoàn thiện các quy định liên quan đến thủ tục áp dụng các biện pháp can thiệp với tổ chức tín dụng mat khả năng thanh toán nhằm hạn chế phá sản; hoàn thiện các quy định về thủ tục xử lý phá sản tại tòa án Bên cạnh đó, luận án kiến nghị nâng cao các
điều kiện dé đảm bảo thực hiện pháp luật về thủ tục phá sản tô chức tín dụng
ở Viêt Nam như: điều kiện về nhận thức của cộng đồng, năng lực giải quyết
phá sản của đội ngũ cán bộ tham gia xử lý phá sản, đội ngũ quản tài viên và
doanh nghiệp quản lý tài sản, hoạt động giám sát hỗ trợ của Ngân hàng nhà
nước Việt Nam, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
- Vũ Thị Tâm Hong, “Những bất cập trong thi hành Luật Phá sản 2014
nhìn từ góc độ thi hành án”, đăng trên Công thông tin điện tử Tổng cục Thi
hành án Dân sự - Bộ Tư pháp, 7/12/2016:
Bài nghiên cứu đã chỉ ra 02 điểm mới quan trọng liên quan đến thi hành
án của LPS năm 2014 so với LPS năm 2004 Bên cạnh đó bài nghiên cứu
cũng nêu bat cập, hạn chế liên quan đến việc thi hành án quyết định tuyên bó
phá sản khi thực hiện các quy định của LPS năm 2014 Cụ thé là: Thur nhất, về thời hạn ra quyết định thi hành án; Thi? hai, vẫn đề chủ nợ có được hưởng
các quyên thi hành án hay không và Chấp hành viên có phải thực hiện việc
thông báo các quyết định về thi hành án và các văn bản liên quan đến việc thi hành án cho chủ nợ hay không; Thi? ba, thâm quyền của Quan tài viên, doanh
nghiệp quản ly, thanh lý tài sản trong việc định giá; Thir tu, các trường hợp
định giá lại; Thứ năm, bán dau giá tài sản; Thi? sáu, trình tự thủ tục khi Chấp
hành viên thực hiện việc thanh ly tài sản; Thir bay,chi phí thực hiện phá san.
Cuối nội dung bài nghiên cứu, tác giả đề xuất Tòa án nhân dân tối cao cần
phối hợp với Bộ Tư pháp sớm ban hành Thông tư liên tịch dé hướng dẫn các
quy định liên quan đến thủ tục thi hành quyết định tuyên bồ phá sản.
- Văn Thi Tâm Hong, “Một số khó khăn, vướng mắc khi Tòa án thụ lý
đơn yêu câu mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án dang phải thi
Trang 11hành án cho các tổ chức tin dụng”, bài viét được đăng trên công thông tin
điện tử Tổng cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp, ngày 27/02/2017:
Công trình nghiên cứu chỉ ra rằng, theo quy định của LPS năm 2014 và Điều 49 Luật Thi hành án dân sự, nếu người phải thi hành án là DN, HTX bị Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, cơ quan thi hành án dân sự phải ra
quyết định đình chi thi hành án và chuyển hỗ sơ vụ việc thi hành án cho Tòa
án nơi tiến hành thủ tục phá sản để giải quyết Việc đình chỉ thi hành án đối với các vụ việc thi hành án cho các tổ chức tín dụng trong trường hợp này dẫn đến hệ luy như sau: Thr nhất, kéo dài thời gian xử lý tài sản; Thit hai, tăng chi phi dé xử lý tài sản; 7 ba, LPS chưa có quy định rõ ràng trong trường
hợp tài sản bảo đảm cho tô chức tín dụng là của bên thứ 3 thì xử lý như thế
nào dé không làm ảnh hưởng đến quyên lợi của các tổ chức tín dụng.
Công trình nghiên cứu kiến nghị Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu và sớm có hướng dẫn chỉ đạo việc thi hành án đối với các vụ việc người phải thi hành án là DN, HTX mất khả năng thanh toán và người được
thi hành án là các tô chức tín dụng khi Tòa án thụ lý, mở thủ tục tuyên bố pha sản đối với DN, HTX mat khả năng thanh toán cũng như cần tách bạch việc
giải quyết phá sản đối với người phải thi hành án và tiếp tục xử lý tài sản của người thứ ba dé bảo đảm thi hành án Ngoài ra, công trình kiến nghị sớm ban
hành Luật hỗ trợ tái cơ cau các tổ chức tín dụng và xử ly nợ xấu.
- Ths Nguyễn Thị Dung, “Pháp luật phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam
— Thực trạng và giải pháp hoàn thiện ”, đăng trên công thông tin điện tử Viện
Nghiên cứu lập pháp, ngày 29/6/2017:
Công trình đã chỉ ra rằng trong thực tiễn thi hành thời gian qua, LPS năm 2014 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập nhất định, đặc biệt là các van đề liên quan đến việc thong nhất giữa các luật Cụ thé: The nhát, về thời hạn ra quyết
định thi hành án; Thi? hai, vẫn đề “chủ nợ” có được hưởng các quyền của người được thi hành án hay không và chấp hành viên có phải thực hiện nghĩa vụ thông báo quyết định về thi hành án và văn bản khác liên quan đến việc thi
Trang 12hành án cho chủ nợ hay không chưa được làm rõ; Th? ba, thâm quyền của
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong việc định giá; 7
tu, cắc trường hợp định giá lại; 7z năm, bán dau giá tài sản; Thir sau, trình tự thủ tục khi Chấp hành viên thực hiện việc thanh ly tài sản; Thir bay, chi phí
thực hiện phá sản.
Bên cạnh đó, công trình đã nêu một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về pha sản hiện nay ở Việt Nam: 7 nhất, sớm ban hành Thông tư liên
tịch do Tòa án nhân dân tôi cao và Bộ Tư pháp phối hợp xây dựng dé hướng dẫn; Thi hai, cho phép sử dụng án lệ trong giải quyết phá sản; Thi ba, bố
sung tài sản, quyền tài sản thu được từ giao dịch vô hiệu, tài sản mới có thê
phát sinh trong quá trình kinh doanh sau khi có quyết định mở thủ tục phá
sản vào danh mục tài sản phá sản theo quy định LPS năm 2014; 7 tu, có
kế hoạch dao tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của Tham phan, Thu ký Tòa án, Quản tài viên; tuyên truyền phổ biến pháp luật đến người dân, DN,
HTX trong cả nước.
- Nguyễn Đình Tiến, Phó Chánh tòa Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân thành
phố Hà Nội, “7hực tién thi hành các quyết định của Luật Phá sản liên quan đến Thẩm phán và Quản tài viên, công ty quản lý thanh lý tài sản”, Tài liệu
Toa đàm về hành nghề quản lý thanh lý tài sản, Hà Nội, ngày 18/05/2018” Tài liệu chỉ ra một số vướng mắc liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của
thâm phán và quản tài viên, doanh nghiệp quản lý thanh ly tài sản về: Thi? nhất, chi phi pha san và tài khoản nộp tạm ứng chi phí phá sản; Thi? hai, khái
niệm “khoản nợ”; 7# ba, luật phá sản chưa có quy định về thủ tục giải quyết
án phá sản trong trường hợp vắng mặt người đại diện hợp pháp của doanh
nghiệp; Thi? tu, về tài liệu nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục pha sản; 7»⁄
nam, về chế định quản tài viên; Th sdu, về trường hợp chủ nợ, con nợ ở
nước ngoài.
> Bộ Tư pháp (2018), Toa dam về hành nghề quản lý thanh lý tài sản, Hà Nội ngày 18/05/2018
Trang 13- Ths Quản Văn Minh, Công ty quản lý & Thanh ly tài sản số 5 — Quốc gia, “Thực tiễn và vướng mắc của Quản tài viên trong quá trình hoạt động hành nghề”, đăng trên Công thông tin điện tử Tạp chí Dân chủ và Pháp luật:
Bài nghiên cứu đã chỉ ra những khó khăn, vướng mặc của hoạt động
hành nghề của Quan tài viên trên thực tế: Thi? nhất, trong giai đoạn tiếp nhận
vụ việc pha sản; 7 hai, công việc của doanh nghiệp quản ly và thanh lý tài
sản sau khi nhận chỉ định tham gia vụ việc phá sản đến khi Tòa án tuyên bố
doanh nghiệp pha san; Tur ba, công việc của doanh nghiệp quản lý và thanh
lý tài sản sau khi Tòa án tuyên bố doanh nghiệp phá sản đến khi định giá, bán
tài sản; Thi tur, về lệ phi phá sản và chi phí quan tài viên, doanh nghiệp quan
lý, thanh ly tài sản; Thur năm, việc thực thi thời hiệu trong LPS năm 2014 của
các chủ nợ, người mắc nợ và các bên liên quan có yếu tố nước ngoài; Thi? sáu, van đề cung cấp tài liệu, chứng cứ của người tham gia thủ tục phá sản và của cá nhân, tổ chức liên quan.
2.2 Tài liệu tiéng Anh
- Donald R.Korobkin (1991), “Rehabilitating Values: A Jurisprudence of
Bankruptcy”, Columbia Law Review Association, Inc:
Bài nghiên cứu nói về các giá trị phục hồi — một van dé pháp lý về pha
san với ba nội dung lớn: (i) Nghiên cứu logic và giới hạn của hạch toán kinh
tế, trong đó dé cập đến các vấn dé cụ thé: thi nhất, bức tranh kinh tế của van đề thu nợ; thi hai, sự thất bại của hạch toán kinh tế; thir ba, sự khác biệt của
LPS theo hạch toán kinh tế; thir tu, sự bình đăng của việc phân phối và mặc
cả của chủ nợ; (ii) Nghiên cứu về tổ chức lại và phục hồi doanh nghiệp; (iii) Nghiên cứu về hạch toán dựa trên giá trị của LPS: đưa ra khái niệm “sự túng
quẫn về tài chính”, sự khác biệt của LPS theo hạch toán dựa trên gia tri, cau
trúc co ban cua cuộc thoả thuận pha san, khái niệm phục hồi, bối cảnh cuộc thoả thuận về phá sản.
- Elizabeth Warren (1993), "Bankruptcy Policymaking in an ImperfectWorld", The Michigan Law Review Association:
Trang 14Bài viết khang định cả hai văn bản pháp luật là LPS liên bang và Luật chủ nợ - con nợ của bang xác định các nguyên tắc thu nợ, nhưng mục tiêu của cả hai hệ thống khác nhau rõ rệt, dan đến các quy tắc áp dụng rất khác nhau trong mỗi hệ thống Tại thời điểm nghiên cứu, luật thu thuế và LPS liên bang cùng nhau tạo thành một hệ thống đặc biệt, linh hoạt Dé khuyến khích các
chủ nợ làm việc với các con nợ và tránh việc luật bang thu hồi tài sản làm
lang phi tài sản và day con nợ đến phá sản, LPS được thiết kế dé không công
nhận việc chủ nợ dùng mọi cách dé thu hồi nợ Thay vào đó, hệ thống thu nợ va phá sản của bang cung cấp các quy tắc chính thức, thay thé dé xử ly thu nợ.
- Vannessa Fine (2009), Corprate Insolvency Law: Perspectives and
Principles, CamBridge University Press:
Bài nghiên cứu gồm 5 nội dung lớn: Thi nhát, chương trình nghị su và mục tiêu; 7# hai, bối cảnh của LPS doanh nghiệp: tài chính và thé chế; Thir ba, sự điều tra về vòng xoay; 7»⁄ z, thu thập và phân phối tài san; Thi? năm,
tác động của phá sản doanh nghiệp
Qua việc tìm kiếm và tham khảo nguồn tài liệu phục vụ cho quá trình
đánh giá tình hình nghiên cứu, có thể thấy những công trình nghiên cứu cụ thể
về thực tiễn thi hành LPS tập trung ở một vài lĩnh vực cụ thể như doanh nghiệp có yếu tô nước ngoài, tô chức tín dụng, thi hành án, hoạt động quản lý,
thanh lý tài sản Số lượng công trình nghiên cứu trong nước về thực tiễn thi
hành LPS năm 2014 mang tính toàn diện và ở quy mô lớn là chưa có Các
công trình nghiên cứu bằng tiếng Anh được thực hiện từ cách đây rất lâu, chủ yếu mang tính lý luận kinh điển với các vấn đề giá tri phục hồi, tổ chức lại doanh nghiệp, chính sách phá sản chung và gan liền với pháp luật các nước Chưa có một công trình nghiên cứu bằng tiếng nước ngoài nào về thực tiễn thi
hành LPS năm 2014.
Dé tài “Thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2014 và kiến nghị hoàn
thiện” là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về thực tiễn thi
hành LPS năm 2014 một cách toàn diện và đầy đủ Dựa trên những công bố
Trang 15khoa học trước đó, đề tài tiếp tục nghiên cứu thủ tục phá sản trên cơ sở quy
định pháp luật và đánh giá thực tiễn thi hành Với công trình nghiên cứu này,
các tác giả đã làm rõ lý luận về phá sản và pháp luật phá sản; những quy định về thủ tục phá sản; phân tích những bất cập, vướng mắc của các quy định pháp luật khi áp dụng vào thực tiễn; tham khảo kinh nghiệm của một quốc gia
trên thế giới dé đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thủ tục
phá sản tại Việt Nam.
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là hoàn thiện pháp luật phá sản trên cơ
sở nghiên cứu, phân tích những tồn tại, bất cập của pháp luật phá sản hiện
hành khi áp dụng vào thực tiễn để từ đó tăng tính hiệu quả của hoạt động thực
thi pháp luật về phá sản tại Việt Nam Đây là mục đích quan trọng của đề tài trong bối cảnh các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố về phá sản tại Việt Nam còn hạn chế về góc độ áp dụng vào thực tiễn và chủ yếu nghiên cứu
các văn bản pháp luật trước đây mà không phải LPS hiện hành.
4 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Tỉ nhất, nghiên cứu làm rõ lý luận về phá sản và pháp luật phá sản đối
với DN, HTX.
Thứ hai nghiên cứu những nội dung cơ ban cua pháp luật pha sản như:
chủ thê tham gia, thủ tục phá sản
Ti ba, nghiên cứu đánh giá thực tiễn thi hành LPS năm 2014 gắn với
những nội dung cơ bản như chủ thé tham gia, thủ tục phá sản.
Tht tw, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về việc điều chỉnh pháp luật đối
với quan hệ phá sản, từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Namtrong quá trình xây dựng và áp dùng pháp luật phá sản ở nước ta.
Thứ năm, năm bắt nhu cầu, nguyện vọng, điều kiện thực tế của các chủ
thể trong quan hệ pháp luật phá sản để đề xuất những giải pháp nhằm triển
khai hiệu quả LPS trong giai đoạn tới.
5 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trang 16- Về không gian: dé tài chủ yêu nghiên cứu quy định pháp luật về thủ tục phá sản và thực tiễn thi hành pháp luật về thủ tục phá sản ở Việt Nam, mà chủ yếu là thực tiễn giải quyết phá sản của Toà Kinh tế Toà án nhân dân thành phố Hà Nội — một trong hai địa phương giải quyết các vụ việc phá sản nhiều nhất cả nước; có tham khảo pháp luật một số nước với mục đích hoàn thiện quy định pháp luật vé thủ tục phá sản ở Việt Nam.
- Về thời gian: chủ yếu nghiên cứu các quy định pháp luật và thực tiễn
thi hành các quy định pháp luật phá sản từ khi LPS năm 2014 có hiệu lực, có
tìm hiểu khái quát các quy định pháp luật trước đây dé làm rõ pháp luật điều
chỉnh về phá sản
- Về đôi tượng: chủ yếu nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật phá sản, trọng tâm là LPS năm 2014 đối với DN, HTX.
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật và quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Trên cơ sở đó, các phương pháp cụ thể được sử dụng phù hợp với từng nội dung nghiên cứu, như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, logic, lịch sử, so sánh, đối chiếu, khảo sát thực tiễn nhăm làm sáng tỏ các
van đề nghiên cứu Cụ thé: phương pháp khảo sát thực tiễn, thong kê được sử
dụng để nắm bắt chính xác các vụ việc phá sản trên thực tiễn; phương pháp logic, lịch sử, so sánh, đối chiếu được sử dụng dé đánh giá toàn diện thực tiễn
thi hành LPS năm 2014; phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng
xuyên suốt trong toàn bộ nội dung công trình nghiên cứu nhằm mục đích tìm
ra bất cập, hạn chế cũng như nguyên nhân dé có thé đưa ra những giải pháp kiến nghị phù hợp, xác đáng.
7 Những đóng góp mới của đề tài
- Đề tài là công trình đầu tiên hệ thống hoá LPS năm 2014 nghiên cứu
tổng thể về lý luận, quy định pháp luật, về thủ tục phá sản, thực tiễn thi hành.
Trang 17- Trên cơ sở học tập kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, đề tài là công trình đầu tiên phân tích cụ thé những bat cập của hệ thống pháp luật hiện hành của LPS năm 2014 khi áp dụng vào thực tiễn và đề xuất những giải
pháp có giá trị tham khảo tốt để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực thi pháp luật phá sản ở Việt Nam.
8 Giá trị ứng dụng của đề tài
Kết quả nghiên cứu đề tài là học liệu đáng tin cậy đối với người học, là
giáo cụ hữu ích đối với người dạy, là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho người nghiên cứu pháp luật về phá sản nói chung và LPS năm 2014 nói riêng.
Trang 18PHẢN NỘI DUNG
1 Nội dung chủ yếu thi hành pháp luật phá sản ở Việt Nam 1.1 Quy định về các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật phá sản
1.1.1 Các chủ thể tham gia thủ tục phá sản
Thứ nhất, chủ nợ
Theo điều 4 LPS năm 2014, chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tô chức có
quyền yêu cầu DN, HTX thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ, bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo
đảm Tuy nhiên, chỉ các chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một
phần mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi DN, HTX không
thực hiện nghĩa vụ thanh toán, còn chủ nợ có bảo đảm thì không có quyền nộp
Dé được công nhận tư cách pháp lý, các chủ nợ cần phải cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ cần thiết để chứng minh được khoản nợ mà DN, HTX chưa thanh toán cho mình Những chủ nợ thực hiện đầy đủ việc gửi giấy
đòi nợ sẽ có tên trong danh sách chủ nợ và sẽ được pháp luật phá sản bảo vệ.
Bên cạnh đó, các chủ nợ có quyền yêu cầu TAND có thâm quyền tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời dé bảo toàn tài sản của DN, HTX mất khả năng thanh toán Sau khi mở thủ tục phá sản, các chủ nợ có quyền tham gia hội nghị chủ nợ để tìm được tiếng nói chung đối với DN, HTX mất khả năng thanh toán Trong hội
nghị chủ nợ, chủ nợ là những người trực tiếp quyết định DN, HTX được áp dụng thủ tục phục hồi hay bị tuyên bố phá sản Nếu hội nghị chủ nợ thông qua
phương án phục hồi của DN, HTX mat khả năng thanh toán, trong tương lai, những chủ nợ nay cũng có quyền được giám sát trực tiếp hoạt động của DN,
HTX trong giai đoạn phục hồi Pháp luật phá sản Việt Nam đưa ra những quy
định chỉ tiết liên quan đến việc thanh lý tài sản của DN, HTX bị tuyên bố phá sản dé thanh toán các khoản nợ còn tồn dong cho chủ nợ Tuy thủ tục xử lý
các khoản nợ cho các loại chủ nợ có phân khác nhau nhưng nhìn chung,
Trang 19quyền lợi của tất cả các loại chủ nợ đều được thanh toán băng tài sản của
doanh nghiệp mắc nợ.
Ngoài các quy định về quyền và nghĩa vụ trên, chủ nợ là một chủ thê tham gia thủ tục phá sản nên có những quyền và nghĩa vụ khác quy định tại điều 18 và điều 19 LPS 2014 như: quyền tham gia vào việc quản lý, thanh lý
tài sản; quyền đề nghị thay đổi người tiến hành thủ tục phá sản; nghĩa vụ nộp
lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
Thứ hai, người lao động
LPS năm 2014 quy định, người lao động có quyền tự mình nộp đơn mà
không cần phải thông qua người đại diện Sự thay đổi này đã khiến người lao động chủ động trong việc bảo vệ quyên lợi của mình khi DN, HTX không
thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong thời gian pháp luật quy định.
Có thé nói, quyền và lợi ích trực tiếp nhất của người lao động bị xâm
hại chính là tiền lương Vì vậy, xuyên suốt các quy phạm pháp luật phá sản,
các nha làm luật luôn đặt ra trường hợp ưu tiên cho phép DN, HTX mat khả
năng thanh toán trả lương cho người lao động Chắng hạn, khi mở thủ tục phá
sản, mọi giao dịch đều bị tạm đình chi dé nhằm đảm bảo nguyên trạng tài sản của DN, HTX; tuy nhiên, có ngoại lệ đối với bản án, quyết định buộc DN,
HTX mất khả năng thanh toán bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự
hoặc trả lương cho người lao động Không chỉ vậy, trong thứ tự phân chia tài
sản sau khi có quyết định tuyên bố phá sản, các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quyền và lợi ích hợp pháp khác của
người lao động theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết
là ưu tiên thứ hai, chỉ sau chi phí phá sản Ngoài ra, người lao động còn có
một số quyền khác giống với các chủ nợ như: quyền tham gia hội nghị chủ
nợ; quyên yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khan cấp tạm thời như buộc
người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ
cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Tht ba, doanh nghiệp, hợp tác xã mat khả năng thanh toán
Trang 20Quy định hiện hành không yêu cầu xác định hay phải có căn cứ chứng
minh DN, HTX không có khả năng thanh toán mà chỉ cần xác định DN, HTX
có khoản nợ quá hạn 3 tháng ké từ ngày đến hạn thanh toán thì mat khả năng
thanh toán Bên cạnh đó, LPS 2014 cũng không quy định giới hạn các khoản
nợ, vì thế có thé hiểu là khi DN, HTX nợ bat kì khoản nợ nào, cho dù là nợ lương, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội chủ nợ đều có quyền yêu cầu mở thủ
tục phá sản đối với DN, HTX đó Đồng thời, thời hạn phải thanh toán là 3
tháng giúp các DN, HTX chưa có khả năng thanh toán có thể tìm được các
phương án khác đề thanh toán nợ đến hạn trước khi bị coi mất khả năng thanh
Về nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các chủ thé bao gồm: người đại diện theo pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cô phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạnmột thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mat kha năng thanh toán.
DN, HTX là chủ thé có trách nhiệm xây dựng phương án phục hồi hoạt
động kinh doanh cũng như có nghĩa vụ bắt buộc phải tham gia hội nghị chủ
nợ Nếu DN, HTX mất khả năng thanh toán không thực hiện được cả hai nghĩa vụ này, DN, HTX đó sẽ bị tuyên bố phá sản theo thủ tục rút gọn Đồng
thời, để đảm bảo lợi ích cho các chủ nợ, người lao động; DN, HTX mất khả năng thanh toán cần phải giữ nguyên hiện trạng của tài sản DN, HTX, không được thực hiện các hành vi nhằm tau tán tài sản.
Thứ tư, cổ đông, nhóm cô đông, thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã
thành viên của liên hiệp hợp tác xã
LPS năm 2004 giới hạn chỉ có cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu từ 20%
cô phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 6 thang mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phan mat khả năng thanh toán LPS năm 2014 đã bổ sung, cho phép cổ đông hoặc nhóm cé đông
Trang 21sở hữu dưới 20% số cô phan phố thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng cũng có quyền nộp đơn nếu điều lệ công ty có quy định.
Thành viên HTX hoặc người đại diện theo pháp luật của HTX thành
viên của liên hiệp HTX có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi
HTX, liên hiệp HTX mắt khả năng thanh toán Các chủ thé này mới được bổ sung tại LPS năm 2014 nhằm dam bảo quyên lợi cho mọi chủ thể liên quan khi HTX hoặc liên hiệp HTX mắt khả năng thanh toán.
1.1.2 Các chủ thể tiễn hành thủ tục pha sản
Thứ nhất, Chánh án Tòa án nhân dân, Thẩm phan
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản, Chánh án TAND phân công một Tham phán hoặc t6 Thâm
phán gồm 3 Thâm phán để giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Việc thay đổi Tham phán do Chánh án TAND quyết định Với trường hợp Thâm
phán phụ trách việc phá sản là Chánh án thì việc thay đổi Tham phán do
TAND cấp trên trực tiếp quyết định Quyết định thay đổi Thâm phán của Chánh án là quyết định cuối cùng Khi tiễn hành thủ tục phá sản, Thâm phán có một số quyền hạn, nhiệm vụ theo quy định của điều 9 LPS 2014 Bên cạnh đó, Tham phán phải từ chối tham gia giải quyết phá sản hoặc bị thay đổi trong
những trường hợp không đảm bảo được tính minh bạch, công bằng và vô tư trong quá trình giải quyết vụ việc.
Thứ hai, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên
Theo LPS năm 2014, Viện kiểm sát nhân dân có các quyền sau trong giải quyết phá sản: quyền kiến nghị, quyền kháng nghị, quyền tham gia các phiên họp xem xét kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân”.
Thứ ba, Quan tài viên và doanh nghiệp quan lý, thanh lý tài sản
LPS năm 2014 đã thay thế Tổ quản lý, thanh lý tài sản băng Quản tài
viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản Trong quá trình giải quyết phá
5 http://vienkiemsat.haiduong.gov.vn/index.php/vi/news/Trao-doi-nghiep-vu/Nhung-van-de-can-luu-y-khi-kiem-sat-viec-giai-quyet-thu-tuc-pha-san-26 1/
Trang 22sản, Quản tài viên đóng vai trò là thiết chế vừa đại diện cho chủ nợ, vừa đại
diện cho con nợ và đại diện cho Nhà nước Các nghĩa vụ của Quản tài viên
được quy định tại điều 7 ND22/2015/ND-CP.
Doanh nghiệp quan lý, thanh lý tài sản là doanh nghiệp hành nghề quan lý, thanh lý tài sản của DN, HTX mắt khả năng thanh toán trong quá trình giải
quyết phá sản Hiện nay, pháp luật phá sản Việt Nam chỉ quy định hai loại hình doanh nghiệp được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản là công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có những nghĩa vụ theo điều 13
Thứ tư, Thủ trưởng cơ quan thi hành an dân sư, Chấp hành viên trong quá trình giải quyết phá sản.
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự được quy định tại
điều 17 LPS năm 2014 Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thê của Thủ trưởng cơ quan
thi hành án dân sự và Chấp hành viên trong quá trình giải quyết phá sản cũng được quy định chi tiết trong LPS năm 2014 Vai trò của Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đã được quy định cụ thé tại khoản 4 điều 121 Luật này nhằm nâng cao vai trò của hai chủ thể này trong việc thực hiện giải quyết vụ việc phá sản trên thực tế.
1.2 Quy định về thủ tục nộp, thụ lý đơn, mở thủ tục phá sản, hội
nghị chủ nợ trong giải quyết phá sản
Bước 1: Nộp đơn yêu cau mở thủ tục phá sản
Thứ nhất, những chủ thể có quyên nộp đơn yêu câu mở thủ tục phá sản,
Một là: Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phân: có
quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 3 tháng kế từ ngày khoản nợ đến hạn mà DN, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán Chủ nợ có bảo đảm không có quyên nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN,
HTX.
Trang 23Hai là: Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở: có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 3 tháng ké từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà DN, HTX
không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Ba là: Cô đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng: có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán LPS
2014 bố sung trường hợp cho phép các cô đông sở hữu ty lệ cổ phần thấp hơn cũng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Bon là: Thành viên HTX hoặc người đại diện theo pháp luật của HTX
thành viên của liên hiệp HTX: có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi HTX, liên hiệp HTX mất khả năng thanh toán.
Thứ hai, những chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu câu mở thủ tục phá san, gom:
Mot la: Người dai diện theo pháp luật cua DN, HTX: có nghĩa vụ nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi DN, HTX mất khả năng thanh toán.
Hai là: Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty
cô phân, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành
viên hợp danh công ty hợp danh: có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mat kha năng thanh toán.
Các chủ thé có quyên và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến Tòa án có thâm quyên giải quyết phá sản và nộp tiền lệ phí phá sản, tạm
ứng chi phí phá sản theo quy định của pháp luật Don yêu cầu mở thủ tục phá
sản đối với từng chủ thể được quy định từ điều 26 đến điều 29 của LPS năm
Bước 2: Thu lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Trang 24Sau khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi
phí phá sản, TAND thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, thời điểm được xác định từ
ngày TAND nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.
Bước 3: Mở thủ tục phả sản
Trong thời han 30 ngày ké từ ngày thụ ly đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thâm phán sẽ phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp tuyên bố DN, HTX phá sản theo thủ tục rút gọn Thâm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi DN, HTX mat khả năng thanh toán, có các
nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 4 điều 42 LPS 2014 Nếu xét thấy
DN, HTX không thuộc quy định trên, Tòa án sẽ ra quyết định không mở thủ
tục phá sản Quyết định của Tham phán, dù là mở hoặc không mở thủ tục pha sản cũng đều có hiệu lực kể từ ngày ra quyết định.
Theo khoản 1 điều 45 LPS 2014, trong thời hạn 03 ngày làm việc kế từ
ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tham phán có trách nhiệm chỉ định
Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Bước 4: Tổ chức Hội nghị chủ nợ
Hội nghị chủ nợ có vai trò quan trọng trong việc giúp DN, HTX mat khả năng thanh toán có thé phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh Hội nghị
chủ nợ thảo luận, xem xét, thông qua phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt
động kinh doanh, khả nang và thời hạn thanh toán nợ của DN, HTX LPS
năm 2014 đã khắc phục được hạn chế của LPS năm 2004 về điều kiện hợp lệ
của hội nghị chủ nợ, cụ thể, điều kiện hợp lệ của hội nghị chủ nợ theo quy
định mới chỉ căn cứ trên số nợ, không căn cứ vào số chủ nợ tham gia hội nghị
chủ nợ Quy định mới này đã tháo gỡ một số khó khăn nhằm tạo điều kiện cho Hội nghị chủ nợ hoạt động một cach kip thời dé giải quyết các vấn đề liên
quan đến quyền lợi chính đáng của các chủ nợ.
1.3 Quy định về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh dối với doanh nghiệp, hop tác xã được áp dung thủ tục phục hồi
Trang 251.3.1 Diéu kiện và đối tượng được thông qua thủ tục phục hồi hoạt
động kinh doanh
* Điều kiện được thông qua thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh Theo khoản | điều 87 LPS năm 2014, có ba điều kiện dé thông qua
phương án phục hồi hoạt động kinh doanh: Một /a, dé ap dung thu tuc phuc hồi hoạt động kinh doanh, phải tổ chức được Hội nghị chủ no thành; Hai jà, Hội nghị chủ nợ phải thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh va DN, HTX phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh dé trình bày tại Hội nghị chủ nợ tiếp theo; Ba la, Hội
nghị chủ nợ được tổ chức tiếp theo phải biểu quyết thông qua phương án phục
hồi hoạt động kinh doanh.
* Đối tượng được thông qua thủ tục phục hôi hoạt động kinh doanh
Đối tượng được thông qua thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh là các
DN, HTX có khả năng thanh toán nợ Với các doanh nghiệp có kha nang
thanh toán nợ, có thê có cơ hội để vừa tiếp tục kinh doanh, vừa thực hiện kế
hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ.
1.3.2 Chủ thể tham gia vào thủ tục phục hôi hoạt động kinh doanh Thứ nhất, chủ no, bao gom chu nợ không có bao đảm va có bao đảm
một phan Đối với chủ no có bảo dam, LPS năm 2014 đã tao cơ chế bảo toàn tài sản bảo đảm dé thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh Đồng
thời, việc sử dụng tài sản bảo đảm phải trên cơ sở bảo đảm lợi ích cho chủ nợ
có bảo đảm Khoản 5 điều 91 LPS năm 2014 quy định quyền quyết định của chủ nợ có bảo đảm trong việc đưa tài sản bảo đảm vào quá trình phục hồi hoạt
động kinh doanh.
LPS năm 2014 đã bổ sung vai trò chủ nợ của khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của
DN, HTX; cụ thể, chủ nợ mới được ưu tiên thanh toán trước chủ nợ không có
bảo đảm khác trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương
án phục hồi hoạt động kinh doanh và Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản.
Trang 26Thứ hai, doanh nghiệp, hop tác xã mat khả năng thanh toán: so với
quy định của LPS doanh nghiệp năm 1993, LPS năm 2004, LPS năm 2014
quy định quyền chủ động hơn cho DN, HTX mắt khả năng thanh toán trong thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, bao gồm: xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; sửa đổi, b6 sung phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh và thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh (khoản I
điều 87, điều 94 LPS năm 2014).
Thứ ba, Quản tài viên; doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản: Quản tài
viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đóng vai trò hỗ trợ cho Thâm phán giải quyết vụ việc phá sản và các chủ nợ trong việc thực hiện thủ tục phục hỏi hoạt động kinh doanh.
Thứ tư, Tham phán: vai trò của Thâm phán quan trọng và xuyên suốt quá trình tiến hành thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, cụ thể: (1) Xem xét
phương án phục hồi hoạt động kinh doanh do DN, HTX lập trước khi đưa
phương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét thông qua (khoản 4 điều 87); (ii) Triệu
tập và chủ trì Hội nghị chủ nợ để xem xét, thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh (điều 91); (iii) Công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ
thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX; công nhận sự thỏa thuận về việc sửa đổi, bố sung phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh của DN, HTX (điều 92, điều 94); (iv) Giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh (điều 93); (v) Quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX mat khả năng thanh toán (điều
1.3.3 Trình tự, thủ tục phục hôi hoạt động kinh doanh
Bước 1: Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh
DN, HTX mat kha năng thanh toán chịu trách nhiệm chính trong việc
xây dựng và thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh Bên cạnh đó, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và Thâm phan sẽ đóng góp ý kiến cho phương án phục hồi hoạt động kinh doanh mà
Trang 27DN, HTX mắt khả năng thanh toán đã xây dựng để hoàn thiện phương án
phục hồi hoạt động kinh doanh trước khi đưa ra Hội nghị chủ nợ thông qua.
ĐỀ xem xét phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, Hội nghị chủ nợ phải được triệu tập hợp lệ (điều 90 LPS 2014) Chủ nợ không tham gia Hội
nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Tham phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến cụ thé về việc thông qua hoặc
không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX thì
coi như tham gia Hội nghị chủ nợ.
Bước 2: Triệu tập Hội nghị chu nợ
Thâm phán giữ vai trò là người quyết định đưa phương án phục hồi
hoạt động kinh doanh của DN, HTX mat khả năng thanh toán ra Hội nghị chủ
nợ, triệu tập Hội nghị chủ nợ qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh Bước 3: Hội nghị chủ nợ biểu quyết về phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh
Sau khi đã xác định được Hội nghị chủ nợ là hợp lệ, Hội nghị chủ nợ sé
xem xét thông qua hay không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX Thâm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ sau khi Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh Nghị quyết này có hiệu lực đối với tất cả người tham gia thủ tục
phá sản có liên quan.
Bước 4: Thực hiện và giảm sát việc thực hiện phương an phục hôi hoạt
động kinh doanh
Hội nghị chủ nợ quyết định thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhằm tạo sự linh hoạt trong từng trường hợp Trong
trường hợp Hội nghị chủ nợ không xác định được thời hạn thực hiện phương
án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX mắt khả năng thanh toán, thì
thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh là không quá 03
năm ké từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động
kinh doanh.
Trang 28Chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quan lý, thanh lý tài sản và Tham
phán có nghĩa vụ giám sát việc thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh cua DN, HTX LPS năm 2014 quy định trách nhiệm của Quản tài viên;
doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải báo cáo Thâm phán và thông báo
cho chủ nợ khi nhận báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt
động kinh doanh của DN, HTX.
1.3.4 Sửa đổi, b6 sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh Việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh chi
được thực hiện khi đáp ứng điều kiện biểu quyết của các chủ nợ không có bảo
đảm giống như trường hợp thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh Việc sửa đổi, bố sung phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có thé được tiễn hành trong quá trình thực hiện theo quy định tại điều 94 LPS
năm 2014.
1.3.5 Đình chỉ thủ tục phục hôi hoại động kinh doanh
Điều 95 LPS 2014 quy định về đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động
kinh doanh, theo đó Thâm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX mat khả năng thanh toán nếu: DN, HTX đã
thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; DN, HTX không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; Hết thời hạn thực
hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng DN, HTX vẫn mất khả
năng thanh toán Đối với hai trường hợp đình chỉ sau thì mục đích phục hồi
hoạt động kinh doanh đã không thành công, vì vậy, Thâm phán sẽ ra quyết
định tuyên bố phá sản đối với DN, HTX
1.4 Quy định về thủ tục tuyên bố phá sản déi với doanh nghiệp, hop
Trang 29- Chủ thé nộp đơn là những chủ thê có nghĩa vụ nộp đơn
- DN, HTX không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng
chi phí phá sản (điểm a khoản 1 điều 105 LPS năm 2014)
Thứ hai, tuyên bố phá sản sau giai đoạn thụ lý đơn: xảy ra với hai điều
- Chủ thé nộp đơn là những chủ thé có quyền nộp đơn
- DN, HTX mắt khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản (điểm b khoản 1 điều 105 LPS năm 2014)
Hai thủ tục trên được LPS 2014 quy định là thủ tục phá sản DN, HTXrút gọn.
Trường hợp xét thay DN, HTX pha sản thuộc trường hợp rút gọn, Tòa
án nhân dân phải thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo, Tòa án nhân dân xem xét, tuyên bố
DN, HTX phá sản hoặc tiếp tục giải quyết theo thủ tục thông thường và thông
báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết.
Thứ ba, tuyên bố phá sản khi hội nghị chủ nợ không thành
Hội nghị chủ nợ được coi là không thành trong hai trường hợp: (i) Hội
nghị chủ nợ đã được hoãn một lần nhưng triệu tập lại vẫn không đủ số chủ nợ
tham gia đại diện cho ít nhất 51% số nợ không có bảo đảm; (ii) Hội nghị chủ nợ không ra được nghị quyết Trong thời hạn 15 ngày, ké từ ngày nhận được
báo cáo kết quả họp hội nghị chủ nợ không thành, Thâm phán ra quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản.
Thứ tư, tuyên bô phá sản khi có nghị quyết của hội nghị chủ nợ dong ý
tuyên bố phá sản.
Thứ năm, tuyên bố phá sản khi có nghị quyết của hội nghị chủ nợ áp dụng thủ tục phục hôi hoại động kinh doanh, nhưng phương án phục hôi hoạt
động kinh doanh không được xây dựng, hoặc không được thông qua, hoặc
không thực hiện được phương án phục hồi kinh doanh.
1.4.2 Nội dung chủ yếu của quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản
Trang 30Nội dung quan trọng nhất của quyết định tuyên bố phá sản là phương
án phan chia tài san Phuong án phân chia gia tri tài sản của DN, HTX theo
thứ tự ưu tiên sau: (i) Chi phi phá san; (ii) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thé đã ký kết; (iii) Khoản nợ phát
sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhăm mục đích phục hồi hoạt động kinh
doanh cua DN, HTX; (iv) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ
không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có
bao đảm chưa được thanh toán do giá tri tài sản bảo đảm không đủ thanh toán
Truong hợp giá trị tài sản cua DN, HTX sau khi đã thanh toán đủ các
khoản quy định nêu trên mà vẫn còn, thì phan còn lại này thuộc vẻ: thành viên
HTX, HTX thành viên; chủ doanh nghiệp tư nhân; chu sở hữu công ty tráchnhiệm hữu hạn một thành viên; thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phan; thành viên công ty hợp danh Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo thứ tự trên thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với SỐ no.
Quyết định tuyên bố DN, HTX pha san có hiệu lực thi hành ké từ ngày
ra quyết định Quyết định này không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ
nợ chưa được thanh toán nợ, trừ trường hợp người tham gia thủ tục phá sản cóthoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
1.4.3 Thông báo tuyên bố phá sản
Trong thời hạn 10 ngày làm việc ké từ ngày ra quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định đó cho DN, HTX mat khả năng thanh toán, chủ nợ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan thi hành
án dân sự, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh nơi DN, HTX có trụ sở chính va đăng trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cổng
Trang 31thông tin điện tử của Tòa án nhân dân và báo địa phương nơi DN, HTX bị
tuyên bố phá sản có trụ sở chính, một tờ báo hàng ngày của Trung ương trong 3 số liên tiếp, gửi trích lục tuyên bố phá sản trong trường hợp quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản có nội dung cắm cá nhân đảm nhiệm chức vụ,
thành lập, quản lý DN, HTX cho Sở tư pháp nơi Tòa án nhân dân có trụ sở.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kế từ ngày quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản có hiệu lực pháp luật, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa tên DN, HTX trong số đăng ký kinh
doanh Quyết định tuyên bố phá sản có thé bị xem xét lại, bi kháng nghị theo
quy định của LPS năm 2014.
1.4.4 Xử lý tài sản DN, HTX có tranh chấp trong quá trình tuyên bố
DN, HTX pha sản
(i) Xử lý tranh chấp tài sản trước khi có quyết định tuyên b6 DN, HTX
pha sản
Trong quá trình giải quyết phá sản DN, HTX mà phát sinh tranh chấp về tài sản trước khi có quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản, Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ việc phá sản phải xem xét tách phần tài sản đang tranh chấp dé giải quyết bằng vụ án khác theo quy định của pháp luật về tố tụng dan
Sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp tài sản, Tòa án nhân dân giải quyết phá sản xử lý tài sản như sau: (i) Trước khi có quyết định tuyên bố phá sản thi tài sản có được từ bản án, quyết định có hiệu lực được nhập vào tài sản của DN, HTX; (ii) Sau khi có quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản có được từ bản án, quyết định có
hiệu lực được phân chia theo quyết định tuyên bố phá sản trước đó.
(ii) Xử ly trường hợp có tranh chấp tài sản trong quá trình thi hành quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản
Quá trình thực hiện việc thanh lý tài sản theo quyết định tuyên bố DN,
HTX phá sản mà có tranh chấp hoặc không thẻ thi hành được thì Chấp hành
Trang 32viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia
thủ tục phá sản đề nghị Tòa án nhân dân đã giải quyết vụ việc phá sản xem xét Trong thời hạn 10 ngày làm việc ké từ ngày nhận được đề nghị của Chấp
hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người thamgia thủ tục phá sản, Tòa án nhân dân phải xem xét ra một trong các văn bản
sau: (i) Văn ban trả lời không chấp nhận đề nghị của Chấp hành viên, Quan
tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá
sản; (ii) Chuyên đơn dé nghị đến người có thẩm quyền dé xem xét kháng nghị quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản theo quy định của pháp luật.
1.5 Quy định về thi hành quyết định tuyên b6 DN, HTX phá sản 1.5.1 Thời điểm thi hành quyết định tuyên b6 DN, HTX phá sản
LPS năm 2014 đã có sự thay đôi về trình tự, thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản so với LPS năm 2004, theo đó, việc tuyên bố phá sản của
Tòa án được thực hiện trước thủ tục thanh lý tài sản Quy định mới này của
LPS năm 2014 đã khắc phục những bất cập, hạn chế về thủ tục giải quyết các vụ việc phá sản của LPS năm 2004, đồng thời tạo hành lang pháp lý để Tòa án giải quyết nhanh chóng các vụ việc phá sản DN, HTX.
1.5.2 Tham quyên thi hành quyết định tuyên b6 DN, HTXphá sản
Điều 119 LPS 2014 quy định: “Tham quyên thi hành quyết định tuyên
bố phá sản được thực hiện theo quy định của Luật Phá sản, pháp luật về thi
hành án dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan” Như vậy, theo
quy định của pháp luật hiện hành thì cơ quan có thâm quyên thi hành quyết
định tuyên bố DN, HTX phá san đó là cơ quan thi hành án dân sự Đây là một
trong những nhiệm vụ mà cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện được quy
định cụ thé tại khoản 1 Điều 17 LPS 2014.
1.5.3 Thủ tục thi hành quyết định tuyên b6 DN, HTX phá sản
a Thủ tục thanh lý tài sản cua DN, HTX bị pha san
* Chi thể có thẩm quyên tiến hành thủ tục thanh lý tài sản của DN,
HTX bị phá sản
Trang 33Chủ thê thực hiện việc thanh lý tài sản cua DN, HTX pha sản là Quan
tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản Chấp hành viên chỉ thực hiện
việc giám sát Quản tai viên, doanh nghiệp quản lý, thanh ly tài sản thực hiện
thanh lý tài sản”.
* Trinh tự, thủ tục thanh ly tài sản cua DN, HTX bị pha sảnMột là, xác định tài sản của DN, HTX bị phá sản
Theo quy định của LPS 2014, tài sản của DN, HTX mắt khả năng thanh
toán bao gồm: (i) Tài sản và quyên tài sản mà DN, HTX có tại thời điểm Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản; (ii) Tài sản và quyền tài sản có được sau
ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản; (iii) Giá tri của tài sản bảo đảm
vượt quá khoản nợ có bảo đảm mà DN, HTX phải thanh toán cho chủ nợ có
bảo đảm; (iv) Giá trị quyền sử dung đất của DN, HTX được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai; (v) Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tâu tán tài sản của DN, HTX; (vi) Tài sản và quyên tài sản có được do thu hồi từ giao
dịch vô hiệu; (vii) Các tai sản khác theo quy định của pháp luật.
Hai là, kiểm kê xác định tài sản còn lại của DN, HTX bị phá sản
Chủ thể có trách nhiệm lập bảng kê tài sản của DN, HTX mat khả năng thanh toán là Quan tài viên, doanh nghiệp quan lý, thanh lý tài sản” Tuy nhiên, chủ thé trực tiếp thực hiện việc kiểm kê tài sản mà DN, HTX mất khả
năng thanh toán Trường hợp xét thấy việc kiêm kê, xác định giá trị tài sản của DN, HTX là không chính xác, Tòa án yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh ly tài sản tổ chức kiểm kê, xác định lại giá trị một phan
hoặc toàn bộ tài sản của DN, HTX.
Ba là, thu hồi tài sản của DN, HTX phá sản
Trên thực tế việc thu hồi nợ của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại, vì pháp luật chưa có quy định rõ ràng về việc trả nợ cho chủ nợ là
DN, HTX phá sản, đồng thời chưa có chế tài để xử lý đối với các hành vi trên.
Ỹ Điểm b khoản 2 Điều 120 Luật Phá sản năm 2014Š Điểm b khoản 1 Điều 16 Luật Phá sản năm 2014
Trang 34Điều này gây nên sự chậm trễ trong việc thu hồi tài sản của DN, HTX pha sản, thậm chí có nhiều trường hợp DN, HTX không thể thu hồi được nợ.
Bốn là, định giá tài sản
Theo quy định của LPS năm 2014, Quan tài viên, doanh nghiệp quanlý, thanh lý tài sản hoàn toàn chủ động trong việc định giá tài sản, không phụ
thuộc vào việc cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án cũng như
việc Chấp hành viên có văn bản yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý,
thanh lý tài sản thực hiện việc thanh lý tài sản Tuy nhiên, điều 121 LPS năm
2014 lại quy định, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực
hiện việc thanh lý tài sản, trong đó bao gồm việc định giá tài sản sau khi nhận được văn bản yêu cầu của Chấp hành viên.
Năm là, định giả lại tài sản
Việc định giá lại tài sản chỉ được thực hiện khi có vi phạm nghiêm
trọng quy định về định giá tài sản dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản.
Chủ thé có thâm quyền quyết định về việc định giá lại tài sản bao gồm:
- Thâm phán quyết định định giá lại đối với trường hợp Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được Toà án giao việc bán một số tài
sản của DN, HTX mat khả năng thanh toán dé bảo dam chi phí phá sản.
- Chấp hành viên quyết định định giá lại đối với trường hợp thanh lý tài
Sau là, ban tài san
LPS năm 2014 đã phân tách các loại tài sản là động san, bất động sản
và quy định các phương thức bán tài sản khác nhau như bán đấu giá và bán không thông qua thủ tục đấu giá nhằm đảm bảo việc xử lý tài sản được nhanh
chóng và hiệu quả Ngoài ra, nhằm tránh trường hợp việc thanh lý tài sản DN, HTX phá sản kéo dài, khoản 4 điều 121 LPS năm 2014 quy định: “Tài sản mà
Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện được
việc thanh lý sau 02 năm kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Chấp
hành viên thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải cham
Trang 35dirt việc thanh lý tài sản và bàn giao toàn bộ giấy tờ, tài sản của DN, HTX phá
sản cho cơ quan thi hành án dân sự xử lý, thanh lý tài sản theo quy định của
pháp luật”.
b Thu tục phán chia tai sản cua DN, HTX bị phá sản
Đối với khoản nợ có bảo đảm, việc xử lý sẽ căn cứ vào vai trò của tài sản đó Nếu tài sản bảo đảm được sử dụng dé thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ
nợ, còn nếu tài sản bảo đảm không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh
doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố DN, HTX phá sản, Tòa án đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm.
Đối với các khoản nợ không có bảo đảm thì thứ tự phân chia tài sản
không có bảo đảm được ưu tiên theo hướng, các khoản chi phí cho thủ tục phá
sản và các khoản thanh toán quyền lợi cho người lao động được ưu tiên thanh
toán trước các khoản nợ thông thường.
2 Một số vướng mắc, bất cập cơ bản khi triển khai thực hiện các quy định của pháp luật phá sản trong thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện
Việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật phá sản nói chung và LPS năm 2014 nói riêng trong thực tiễn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc Những khó khăn, vướng mắc này ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng các vụ pha san được các Toà án giải quyết trên phạm vi cả nước Cu thé, từ khi LPS năm 2014 có hiệu lực đến nay, số vụ phá sản được các Toà giải quyết như sau:
- Năm 2015, các Toà thụ lý 202 đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, ra
quyết định không mở thủ tục phá sản 39 trường hợp; ra quyết định mở thủ tục
? Điều 53 Luật Phá sản năm 2014
Trang 36phá sản 64 trường hợp; trong đó ra quyết định tuyên bố phá sản 15 trường
hợp, trả lại đơn 8 trường hợp ”
- Năm 2016, các Tòa án thụ lý 299 đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, trong đó ra quyết định không mở thủ tục phá sản 41 trường hợp, ra quyết định
mở thủ tục pha sản 88 trường hợp, trả lại đơn 10 trường hợp; các trường hợp
còn lại dang được tiếp tục xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật" - Năm 2017, các Tòa án thụ lý 289 đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản,
trong đó ra quyết định không mở thủ tục phá sản đối với 39 trường hợp, ra
quyết định mở thủ tục phá sản đối với 119 trường hợp (đã tuyên bố phá sản 45 trường hợp, đình chỉ 09 trường hợp), trả lại đơn yêu cầu đối với 26 trường hợp, 05 trường hợp rút đơn yêu cầu; các trường hợp còn lại đang được tiếp tục xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật
Con số này đã tăng đáng kể so với số vụ phá san được giải quyết theo
LPS năm 2004, vì “từ năm 2004 đến hết năm 2012, Tòa án thụ lý tổng số 336
đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, ra quyết định mở thủ tục phá sản 236 trường hợp, quyết định tuyên bố phá san được 83 trường hợp, còn 153 vụ việc chưa ra quyết định tuyên bố phá sản” Tuy nhiên, so với số DN, HTX tạm ngừng
hoạt động hoặc chờ giải thé trên thực tế!, số vụ việc được giải quyết thông
qua thủ tục phá sản tại các Tòa án như trên là rất khiêm tốn Đơn cử như Toà
án nhân dân thành phố Hà Nội — một trong hai Toà giải quyết các vụ phá sản
nhiều nhất cả nước, số vụ việc được giải quyết ở đây cũng khá ít Thống kê số liệu của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội trong 3 năm ké từ ngày LPS năm
'° Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2015 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2016 của Tòa
án nhân dân Tối cao, trang 6
' Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2017 của Tòa
án nhân dân Toi cao, trang 5
' Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2018 của Tòa
án nhân dân Tối cao, trang 5
http:/www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/05/150514_doanhnghiepva pha san _ngongoctrai'4 Don cử như năm 2017, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thé
của ca nước là 38.869 doanh nghiệp; số doanh nghiệp hoàn tat thủ tục giải thé trong năm 2017 củacả nước là 12.113 doanh nghiệp Nguồn: Báo cáo tình hình đăng kỷ doanh nghiệp tháng 12 và năm2017 — Bộ Kế hoạch va Đầu tư
Trang 372014 có hiệu lực như sau: Năm 2015: cũ còn 48 vụ, mới thụ lý 4 vụ, giải
quyết 11 vụ, tuyên bố phá sản 0 vụ; Năm 2016: cũ còn 41 vu, mới thụ ly 10 VỤ, giải quyết 7 vụ, tuyên bố phá sản 0 vụ; Năm 2017: cũ còn 44 vụ, mới thụ ly 8 vụ, giải quyết 4 vụ, tuyên bố phá sản 1 vụ; Sáu tháng đầu năm 2018 (theo số liệu thông kê từ 1.10.2017 đến tháng 3.2018): giải quyết 2 vu, số lượng đơn xử lý 7 vụ Ÿ.
Đối với vụ tuyên bố phá sản duy nhất do Tòa án nhân dân thành phó Hà
Nội giải quyết tính từ khi LPS năm 2014 có hiệu lực cho đến hết năm 2017, thời gian giải quyết cũng kéo rất dai Đây là vụ tuyên bố phá sản đối với Công
ty xây dựng cơ bản - Bộ Giáo dục và Đào tạo: đã thụ lý từ ngày 12.1.2007
theo Thông báo số 17/TB-TLPS; ra quyết định mở thủ tục phá sản và Quyết
định thành lập Tổ quản lý thanh lý tài sản ngày 3.4.2007 theo Quyết định số 02/2007/QĐ-MTTPS và Quyết định số 02A/2007/QD-PS; Hội nghị chủ nợ ra Nghị quyết về việc dé nghị Tham phán ra quyết định tuyên bồ phá sản đối với Công ty ngày 5.12.2016; ra quyết định tuyên bố phá sản ngày 12.10.2017 theo Quyết định số 05/QD-TBPS về việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp '°.
Thực tiễn trên xuất phát từ các vướng mắc, bất cập sau đây:
2.1 Một số vướng mắc, bất cập về thủ tục nộp, thụ lý đơn, mở thi tục phá sản khi triển khai trong thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện
* Vuong mac, bất cập liên quan đến người nộp don, Tham phan thụ by
đơn, ra quyết định mở thủ tục phá sản
Về thủ tục nộp và thụ ly don yêu cau mở thủ tục phá sản việc áp dụng
trên thực tiễn có những vướng mắc Cụ thể, về thủ tục nộp đơn, hiện chưa có
chế tài hình sự hay dân sự nào được áp dụng đối với các chủ thé có nghĩa vụ
nhưng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản Điểm 38 điều 1 Nghị định
67/2015/NĐ-CP ngày 14.8.2015 sửa đổi, bố sung một số điều của Nghị định
'5 Nguyễn Đình Tiến — Phó Chánh toà Toà Kinh tế Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, Thực tién
thi hành các quyết định của LPS liên quan đến Thẩm phán và Quản tài viên, công ty quản lý thanhly tài sản, Tài liệu Toa đàm về hành nghề quản lý thanh lý tài sản, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 18.5.2018,trang 1
'* Xem Phụ lục Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
Trang 38110/2013/NĐ-CP ngày 24.9.2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bồ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia
đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (sửa đổi điều 54) chỉ quy định về chế tài hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ nộp đơn, nhưng khoản tiền phạt quá nhẹ `” Trong khi đó, pháp luật phá sản của nhiều nước đều quan tâm đến van dé áp dụng các biện pháp chế tài, kế cả
chế tài hình sự đối với những chủ thể không thực hiện đúng nghĩa vụ nộp đơn
yêu cầu giải quyết phá sản, ví dụ, khoản 1, 4, 5 điều 15a Luật Phá sản năm 1994 Cộng hòa Liên bang Đức Ÿ, điều 128 LPS Cộng hòa Pháp ? Do chế tài nhẹ nên các chủ thé có nghĩa vụ nộp đơn hầu như không thực hiện nghĩa vụ
của mình trên thực tế; còn các chủ thể có quyền nộp đơn, có thể chưa hiểu
biết nhiều về việc mình được bảo vệ quyền lợi thông qua thủ tục phá sản; có thé không tin tưởng vào cách đòi nợ này; cũng có thé do tâm lý ngại kiện tung
tại Tòa án dẫn đến ít khi thực hiện quyền nộp đơn.
Về thụ lý đơn, hiện các Tòa nói chung và Tòa án nhân dân thành phố
Hà Nội nói riêng đang kha ling túng khi thực hiện việc thu tạm ứng chi phi
phá sản do không có cơ sở dé tính khoản tiền tạm ứng chi phi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và tài khoản nộp tiền tạm ứng Theo
!T Phat tién từ 1.000.000 dong đến 3.000.000 đông đối với hành vi của Chủ doanh nghiệp tư nhân,
Chủ tịch Hội dong quản trị của công ty cô phan, Chủ tịch Hội dong thành viên của công ty tráchnhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,thành viên hợp danh cua công ty hợp danh hoặc người đại diện theo pháp luật cua doanhnghiệp, hợp tác xã không nộp đơn yêu câu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hop tác xã matkha năng thanh toán - Diém 38 điều 1 Nghị định 67/2015/NĐ-CP
'8 Khoản 1, 4, 5 điều 15a Luật Phá sản năm 1994 Cộng hòa Liên bang Đức: Trường hợp một côngty mat khả năng thanh toán hoặc có nợ lớn hon tài sản mà nó có thì các thành viên ban giám đốchoặc các thành viên của cơ quan đại điện cua công ty phải có nghĩa vụ nộp don yêu câu mở thủ tụcphá sản chậm nhất là 3 tuân, ké từ khi công ty mat khả năng thanh toán Nếu người có nghĩa vụnộp đơn không thực hiện việc nộp đơn hay không nộp đơn yêu câu trong thời gian quy định thì sẽbị phạt tù không quá ba năm hoặc phạt tiền; trường hợp vô ý vi phạm có thể bị phạt tù không qua
một năm hoặc phạt tiền - Đại học Luật Hà Nội (2013), Xây dung nội dung học phân Pháp luật
thương mại của một số quốc gia trên thé giới, Đề tài khoa học cấp trường Chuyên đề 10: Pháp luậtphá sản của một số quốc gia trên thé giới, Hà Nội, trang 209
'? Điều 128 Luật Phá sản Cộng hòa Pháp: Con nợ có thể bị kết tội phá sản trong trường hợp không
thực hiện nghĩa vụ khởi kiện nếu không có lý do chính đáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội — ViệnNghiên cứu Lập pháp (2013), Chuyên đề nghiên cứu: Kinh nghiệm nước ngoài về phá sản doanhnghiệp, Hà Nội, trang 16.
Trang 39Thâm phán Nguyễn Đình Tiến — Phó Chánh tòa Tòa Kinh tế, Tòa án nhân dân
thành phố Hà Nội, LPS cũng như các văn bản hướng dẫn chưa quy định việc
tạm ứng chi phí phá sản căn cứ vào những điều kiện nào? Thu bao nhiêu tiền? Tài khoản mở tại ngân hàng được sử dụng cho một vụ hay nhiều vụ? Ai là người đứng tên chủ tài khoản? ”” Về nội dung này, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã có công văn đề nghị Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn từ năm 2015, tuy nhiên đến nay vẫn chưa nhận được văn bản hướng dẫn,
trả lời nên các vụ án phá sản hiện gặp rất nhiều khó khăn vướng mac mà
không có căn cứ để tháo gỡ, ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ giải quyết án cũng như ảnh hưởng đến quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự”' Các vụ
phá sản còn tồn hiện nay (51 vụ) tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội chưa
có vụ nào Tòa ra được thông báo thu tiền tạm ứng chi phí phá sản do những vướng mắc đã phân tích trên mà chưa có hướng dẫn của Tòa án nhân dân Tối cao”.
Một vướng mắc nữa của LPS năm 2014 ma Tòa án hiện nay đang gặp
phải trong quá trình thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là: khi Tòa án gửi
thông báo về việc thụ lý yêu cầu mở thủ tục phá sản và giấy triệu tập mời DN, HTX bị yêu cầu tuyên bố pha sản đến tòa án để làm việc và cung cấp chứng cứ nhưng DN, HTX bị yêu cầu không đến Tòa làm việc, không cung cấp chứng cứ như các báo cáo tài chính, danh sách chủ nợ dé tòa án xem xét có
lâm vào tình phá sản hay không Hiện tại, không có hướng dẫn cũng như chế
tài cụ thể quy định đối với trường hợp này, vì thế đây là vấn đề vướng mắc
khi giải quyết vụ án phá sản các Toà án gặp phải.
? Nguyễn Đình Tiến, Phó Chánh tòa — Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, 7c tiénthi hành các quyết định của Luật Phá sản liên quan đến Tham phán và Quản tài viên, công ty quảnlý thanh lý tài sản, Tài liệu Tọa đàm về hành nghề quản lý thanh lý tài sản, Bộ Tư pháp, Hà Nội,ngày 18.5.2018, trang 4
*! Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2017), Công văn số 1020/TAHN-TKT ngày 3/7/2017 về
việc trao đổi nghiệp vụ.
? Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, http://toaan.hanoi.gov.vn/
Trang 40Do vậy, cần bố sung các loại chế tài như chế tài hình SU, ché tai dan su,
nâng mức xử phạt hành chính trong LPS cũng như các văn bản pháp luật có
liên quan dé bảo đảm quy định về nghĩa vụ nộp đơn của các chủ thé có nghĩa vụ được thực thi trong thực tế Ví dụ, nếu không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn,
người có nghĩa vụ sẽ bị xử lý hình sự như Luật Phá sản Cộng hoà Liên bang
Đức bi phạt tù không quá ba năm hoặc phạt tiên; trường hợp vô ý vi phạm có
thể bị phạt tù không qua một năm hoặc phat tiền; hoặc bi kết tội pha sản trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ khởi kiện nếu không có lý do chính đáng như Luật Phá sản Cộng hòa Pháp Chế tài phạt tiền cũng sẽ nâng lên, không chi Phat tiên từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng như hiện nay,
mà can tăng lên gấp nhiều lần dé đảm bảo tính ran đe của quy định pháp luật.
Đồng thời, cần nhanh chóng ban hành hướng dan cụ thé về khoản tiền tạm ứng chi phí phá sản và quy định về việc quản lý khoản tiền này; về thủ
tục xử lý khi DN, HTX bị chủ nợ, chủ sở hữu nộp đơn nhưng không đến Toà
để cung cấp chứng cứ dé “gỡ rối” cho các Thâm phán dang thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Về thủ tục ra quyết định mở thủ tục phá sản, trên thực tế, thời hạn 30
ngày (kế cả ngày nghỉ, lễ) kế từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản,
Thâm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản là khá ngắn
” không đủ dé Thâm phán xem xét toàn bộ tình hình tài chính của DN, HTX
mat khả năng thanh toán Ly do là, dé xem xét toàn bộ hồ so, tài liệu, đặc biệt
là báo cáo tài chính của DN, HTX để kết luận DN, HTX có mất khả năng
thanh toán hay không, Tham phán cần nhiều thời gian; đặc biệt là đối với những DN, HTX có quy mô kinh doanh lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, chủ thé nộp đơn đã không có đủ những tài
liệu theo qui định; hoặc trong hồ sơ tuy có day đủ các tài liệu nhưng lại có tai
liệu không có giá trị pháp lý như có báo cáo tài chính nhưng báo cáo này
Ủy ban Thường vụ Quốc hội — Viện Nghiên cứu Lập pháp (2013), Chuyên dé “Pháp luật về thitục giải quyét pha sản — Thực trạng và kiên nghị ”, Hà Nội, trang 9