Từ đó, chúng tôi mong muốn đánh giá chi tiết và sâu sắc những xu hướng ghi nhớ của sinh viên, nhằm mục đích phân tích và đánh giá một cách tổng thể, đầy đủ về khả năng ghi nhớ của cộng đ
Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian gần đây, sự lan rộng của đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều tổn thất nặng nề đối với cả con người và kinh tế Hơn nữa, tác động tiêu cực của "hậu COVID-19" cũng đang đặt ra nhiều thách thức đối với sức khỏe của con người.
Nghiên cứu “ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN SAU NHIỄM COVID-19 TẠI PHÒNG KHÁM HẬU COVID-19, BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH” được đăng trên Tạp Chí Y Học Việt Nam vào 8/2023 đã cho thấy rằng trong số các đặc điểm triệu chứng lâm sàng sau nhiễm COVID-19 thì
“giảm trí nhớ” chiếm 24% trong 1000 bệnh nhân tới khám phòng khám hậu COVID-
19 Đặc biệt, triệu chứng này thường gặp hơn ở giai đoạn 4-12 tuần và trên 12 tuần sau khi mắc COVID-19.
Một nghiên cứu khác là “TRIỆU CHỨNG HẬU COVID-19 Ở SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI” cũng đã ghi nhận được 53,3% số lượng người tham gia khảo sát có hiện tượng suy giảm trí nhớ Nghiên cứu này cũng cho ra kết quả giống với nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM rằng từ 4-12 tuần và sau 12 tuần thì triệu chứng rối loạn khả năng tập trung và suy giảm trí nhớ là những triệu chứng chiếm tỷ lệ gặp phải cao hơn các triệu chứng khác.
Trong nghiên cứu "COVID-19 và nhận thức" được công bố trên tạp chí khoa học Frontiers in Aging Neuroscience, các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge đã ghi nhận rằng khoảng 126 trong số 181 người trưởng thành, sau khi hồi phục từ bệnh COVID-19, gặp phải vấn đề liên quan đến trí nhớ và khả năng tập trung trong vài tháng sau khi mắc bệnh Cụ thể, 77,8% trong số họ gặp khó khăn với khả năng tập trung, 69% báo cáo về sương mù não, 67,5% mắc chứng quên, 59,5% gặp vấn đề với từ và hiện tượng đầu lưỡi (nói chuyện mà lời nói đến cửa miệng nhưng vẫn không nhớ nổi), và 43,7% gặp khó khăn trong việc nói và viết từ chính xác Việc thu thập dữ liệu được tiến hành từ tháng 10/2020 đến tháng 3/2021, tập trung vào nhóm bệnh nhân mắc bệnh trong giai đoạn từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2021 Kết quả của nghiên cứu rõ ràng cho thấy mức độ nghiêm trọng của các di chứng hậu COVID-19, đặc biệt là trong lĩnh vực trí nhớ và nhận thức Các thông số và dữ liệu đã được thu thập trong khoảng thời gian này là nguồn thông tin quan trọng, mô tả chi tiết về tình trạng sức khỏe và ảnh hưởng của COVID-19 đối với khả năng trí nhớ và nhận thức của các bệnh nhân. Đây chỉ là một trong nhiều vấn đề vô cùng nghiêm trọng liên quan đến ghi nhớ và khả năng ghi nhớ của các thành viên trong xã hội Với các số liệu được ghi nhận ở trên, khả năng ghi nhớ của sinh viên hiện nay càng đáng được quan tâm nhiều hơn Và với những thực trạng như vậy, nhóm đã quyết định chọn đề tài “Ghi nhớ và khả năng ghi nhớ của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng” để làm đề tài báo cáo cho mônNhập môn Tâm lý học Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp để cải thiện khả năng ghi nhớ của sinh viên trong môi trường học tập ngày nay.
Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi mong muốn có thể giúp mọi người, đặc biệt là các bạn sinh viên, hiểu rõ hơn về khả năng ghi nhớ và thực trạng của sinh viên đối với vấn đề ghi nhớ Chúng tôi đặt ra mục tiêu là không chỉ phân tích tình hình hiện tại mà còn đề xuất các giải pháp cụ thể Điều này nhằm hỗ trợ sinh viên phát triển những kỹ năng học tập cần thiết, từ đó nâng cao hiệu suất trong quá trình học tập và chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai của họ Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức từ nghiên cứu này sẽ mang lại thông tin hữu ích cho sinh viên đang học và cung cấp cơ sở lý luận cho những người quản lý chương trình đào tạo và giáo viên để tối ưu hóa quá trình giảng dạy và hỗ trợ sinh viên trên hành trình học tập của họ.
Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Bài nghiên cứu này được thực hiện với đối tượng là khả năng ghi nhớ của sinh viên Đại học và khách thể là 100 sinh viên hiện là sinh viên năm 1, năm 2, năm 3 và năm 4 hoặc từ năm 4 trở lên của trường Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, nghiên cứu này sử dụng cả hai phương pháp để đánh giá khả năng ghi nhớ của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Với phương pháp nghiên cứu định tính: thông tin về khả năng ghi nhớ và thực trạng của sinh viên được thu thập dưới dạng văn bản Thông qua các câu hỏi mở để cho người trả lời có thể thoải mái đưa ra quan điểm cá nhân của mình Từ đó, chúng tôi mong muốn đánh giá chi tiết và sâu sắc những xu hướng ghi nhớ của sinh viên, nhằm mục đích phân tích và đánh giá một cách tổng thể, đầy đủ về khả năng ghi nhớ của cộng đồng sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Với phương pháp nghiên cứu định lượng: thu thập và phân tích các thông tin dưới dạng số học Bằng cách sử dụng phương pháp thống kê, việc thu thập, xử lý số
8 liệu, và mô tả được thực hiện để tóm tắt và phản ánh một cách tổng quát nhất về khả năng ghi nhớ của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng Công cụ nghiên cứu là một bảng khảo sát trực tuyến thông qua Google Form, giúp thu thập dữ liệu một cách hiệu quả và tiện lợi.
Tiến độ nghiên cứu
Tên đề tài thực hiện: Ghi nhớ và khả năng ghi nhớ của sinh viên Tôn Đức Thắng
11/12/2023: tổ chức họp nhóm để bàn bạc và phân chia công việc.
12/12/2023 - 17/12/2023: Thực hiện khảo sát 100 sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng bằng Google Form.
17/12/2023 - 22/12/2023: Thực hiện phân tích và viết báo cáo nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập được.
23/12/2023 - 24/12/2023: tổng kết và hoàn thành báo cáo.
Người thực hiện đề tài: gồm 6 thành viên Đánh giá: Các tiến trình đều được thực hiện và hoàn thành đúng kế hoạch đề ra.
Giá trị đề tài
Giá trị thực tiễn: Khả năng ghi nhớ vừa là một kỹ năng cá nhân, vừa là một yếu tố quan trọng tác động đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống và sự phát triển cá nhân Ghi nhớ đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, từ học tập và công việc đến các mối quan hệ xã hội. Đặc biệt, với các bạn học sinh và sinh viên, khả năng ghi nhớ đóng một vai trò quyết định trong việc làm cho quá trình học tập trở nên hiệu quả Vì môi trường học tập đặt ra yêu cầu cao về trí nhớ và khả năng ghi nhớ, điều này đặt ra một thách thức lớn đối với các bạn sinh viên: yêu cầu phải duy trì một trí nhớ sắc bén và khả năng ghi nhớ linh hoạt để nắm bắt kiến thức từ nhiều nguồn và chủ đề khác nhau Trong bối cảnh này, việc rèn giũa và trau dồi khả năng ghi nhớ hàng ngày, hàng giờ trở nên vô cùng quan trọng Một trí nhớ mạnh mẽ giúp họ nhanh chóng sàng lọc thông tin, đối mặt với những thách thức khó khăn và đưa ra những giải pháp thuyết phục Khả năng này sẽ là một tài nguyên quý giá không chỉ trong quá trình học tập mà còn trong sự nghiệp và cuộc sống hàng ngày. Ý nghĩa: Ghi nhớ đóng vai trò không thể phủ nhận trong mọi khía cạnh của cuộc sống, tạo ra một sự liên kết chặt chẽ với tâm lý và sự phát triển cá nhân Việc này giúp giữ lại những thành tựu từ quá trình nhận thức và là cơ sở cho sự học tập, rèn luyện và phát triển trí tuệ.
Ghi nhớ còn là cột mốc quan trọng để xây dựng kinh nghiệm Khi không có khả năng ghi nhớ, khả năng tích lũy kinh nghiệm và học từ những thử nghiệm, thất bại và thành công trở nên khó khăn Kinh nghiệm là nguồn động viên mạnh mẽ và ghi nhớ là công cụ giữ cho những kinh nghiệm này sống động trong tâm trí con người.
Không có khả năng ghi nhớ, cuộc sống trở nên nhạt nhòa và thiếu đi sự ý thức. Việc hình thành nhân cách đòi hỏi khả năng tự ý thức và khả năng này xuất phát từ việc lưu giữ và sử dụng thông tin Ghi nhớ là nền tảng của sự hiểu biết, làm cho mỗi hoạt động trở nên có ý nghĩa và giúp con người xây dựng và bảo toàn bản sắc riêng của mình.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục tiêu của nghiên cứu tập trung vào khả năng ghi nhớ, đặc biệt là nhóm đối tượng chủ yếu là các học sinh và sinh viên Nghiên cứu đặt ra vấn đề về cách họ thường ghi nhớ bài vở một cách máy móc, tốn thời gian mà lại không đạt được hiệu quả cao Cụ thể, nhiều trong số họ thường quên nhanh chóng những kiến thức đã học sau một khoảng thời gian ngắn Điều này giải thích tại sao nguồn tri thức từ giáo viên và nhà trường có thể rất phong phú, nhưng sự tiếp thu và giữ lại thông tin của học sinh và sinh viên lại không đạt được mức như mong đợi. Điều này có thể làm cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp cảm thấy thiếu kiến thức và khả năng cần thiết để thực hiện công việc một cách đầy đủ và chuyên nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn tổng quan về lĩnh vực trí nhớ trong Tâm lý học và đặc biệt, nó trình bày các phương pháp ghi nhớ cũng như tình
10 hình ghi nhớ của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng Bằng cách này, nghiên cứu giúp xác định những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của sinh viên.
Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả và hiệu suất trong khả năng ghi nhớ của sinh viên Trường Đại học Tôn Đức Thắng Nghiên cứu này hướng tới việc giúp sinh viên có cái nhìn rõ ràng về nhiều phương pháp ghi nhớ khác nhau và có thêm sự lựa chọn để chọn ra phương pháp phù hợp nhất với bản thân.
TỔNG QUAN VỀ GHI NHỚ
Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm về ghi nhớ và phân loại ghi nhớ
Ghi nhớ là quá trình đưa một cái gì đó vào bộ nhớ Quá trình tâm thần được thực hiện để lưu trữ trong bộ nhớ để nhớ lại các mục như kinh nghiệm, tên, cuộc hẹn, địa chỉ, số điện thoại, danh sách, câu chuyện, thơ, hình ảnh, bản đồ, sơ đồ, sự kiện, âm nhạc hoặc thông tin hình ảnh, thính giác hoặc thông tin chiến thuật.
Ghi nhớ là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động nhớ Đó là quá trình tạo nên dấu vết “ấn tượng” của đối tượng trên vỏ não, đồng thời cũng là quá trình gắn đối tượng đó với những kiến thức đã có Quá trình ghi nhớ rất cần thiết để tiếp thu tri thức, tích lũy kinh nghiệm.
Có nhiều hình thức ghi nhớ Căn cứ vào mục đích ghi nhớ, người ta chia ghi nhớ thành ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định.
Ghi nhớ không chủ định là quá trình ghi nhớ diễn ra một cách tự nhiên, không có mục đích đặt ra từ trước Mức độ ghi nhớ không chủ định phụ thuộc vào sự hấp dẫn của nội dung tài liệu Nội dung tài liệu hấp dẫn sẽ tạo ra sự tập trung chú ý cao độ hay một xúc cảm mạnh mẽ, từ đó giúp ghi nhớ hiệu quả hơn.
Trong dạy học, giáo viên cần tạo ra hứng thú học tập cho học sinh để kích thích ghi nhớ không chủ định Điều này có thể được thực hiện thông qua việc lựa chọn nội dung bài học phù hợp với tâm lý lứa tuổi, kết hợp các hình thức dạy học đa dạng, tạo cơ hội cho học sinh được tham gia hoạt động học tập tích cực.
Ghi nhớ có chủ định là quá trình ghi nhớ theo một mục đích đặt ra từ trước, đòi hỏi sự nỗ lực ý chí và sử dụng các thủ thuật, phương pháp ghi nhớ Hiệu quả của ghi nhớ có
12 chủ định phụ thuộc rất nhiều vào động cơ, mục đích ghi nhớ Nếu người học có động cơ học tập đúng đắn, có mục đích ghi nhớ rõ ràng thì hiệu quả ghi nhớ sẽ cao hơn. Ngoài ra, việc lựa chọn phương pháp ghi nhớ phù hợp cũng là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả ghi nhớ.
Có hai cách ghi nhớ có chủ định: ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa.
Ghi nhớ máy móc là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại tài liệu nhiều lần một cách giản đơn Sự học vẹt là một biểu hiện điển hình của loại ghi nhớ này.
Trong ghi nhớ máy móc, người học chỉ đơn giản là cố gắng ghi nhớ thông tin bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần, mà không cần hiểu ý nghĩa của thông tin đó Loại ghi nhớ này thường được sử dụng để ghi nhớ những thông tin đơn giản, không cần hiểu sâu, chẳng hạn như số điện thoại, ngày tháng năm sinh,
Ghi nhớ máy móc có những ưu điểm và nhược điểm sau: Ưu điểm:
Dễ thực hiện, không đòi hỏi nhiều nỗ lực ý chí.
Có thể ghi nhớ được nhiều thông tin trong thời gian ngắn.
Không có sự hiểu biết sâu sắc về thông tin.
Dễ bị quên, đặc biệt là khi không được ôn tập thường xuyên.
Ghi nhớ máy móc có thể được sử dụng hiệu quả trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như:
Ghi nhớ các thông tin đơn giản, không cần hiểu sâu.
Ghi nhớ các thông tin cần sử dụng trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, ghi nhớ máy móc không phải là phương pháp ghi nhớ hiệu quả nhất, đặc biệt là trong học tập Để ghi nhớ kiến thức một cách lâu dài và có ý nghĩa,người học cần sử dụng các phương pháp ghi nhớ có chủ định, kết hợp với việc hiểu ý nghĩa của thông tin cần ghi nhớ.
Ghi nhớ có ý nghĩa là loại ghi nhớ dựa trên sự hiểu biết và liên hệ của thông tin cần ghi nhớ với những thông tin đã biết Loại ghi nhớ này thường được sử dụng để ghi nhớ các thông tin phức tạp, cần hiểu sâu, chẳng hạn như kiến thức trong học tập, kinh nghiệm trong cuộc sống.
Trong ghi nhớ có ý nghĩa, người học không chỉ đơn giản là cố gắng ghi nhớ thông tin bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần, mà còn cần hiểu ý nghĩa của thông tin đó. Người học sẽ cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa các thông tin cần ghi nhớ với nhau hoặc với những thông tin đã biết Điều này giúp cho thông tin được ghi nhớ một cách sâu sắc và lâu dài hơn.
Ghi nhớ có ý nghĩa có những ưu điểm và nhược điểm sau: Ưu điểm:
Có sự hiểu biết sâu sắc về thông tin.
Dễ nhớ và khó quên.
Có thể áp dụng kiến thức vào thực tế.
Khó thực hiện, đòi hỏi nhiều nỗ lực ý chí.
Có thể mất nhiều thời gian để ghi nhớ.
Ghi nhớ có ý nghĩa là phương pháp ghi nhớ hiệu quả nhất, đặc biệt là trong học tập Để ghi nhớ kiến thức một cách lâu dài và có ý nghĩa, người học cần sử dụng các phương pháp ghi nhớ có chủ định, kết hợp với việc hiểu ý nghĩa của thông tin cần ghi nhớ.
1.1.2 Vai trò của ghi nhớ
Vai trò của ghi nhớ trong học tập
Ghi nhớ là một trong những quá trình quan trọng nhất trong học tập Ghi nhớ giúp học sinh tiếp thu và nắm vững kiến thức, từ đó có thể phát triển toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng và tư duy.
Cụ thể, ghi nhớ đóng vai trò sau trong học tập:
Là tiền đề cho quá trình học tập: Ghi nhớ là tiền đề cho quá trình học tập, bởi nếu không ghi nhớ được kiến thức thì học sinh sẽ không thể hiểu và vận dụng kiến thức đó.
Khả năng ghi nhớ của mỗi cá nhân
Khả năng ghi nhớ là một trong những kỹ năng quan trọng giúp ích cho con người Nó giúp chúng ta lưu trữ lại những thông tin, hình ảnh, sự vật, sự việc, mà ta đã từng tiếp xúc hay bắt gặp từ đó góp nhặt và gắn những tài liệu này với một nội dung kiến thức hiện có tạo thành một kho kiến thức khổng lồ cho mỗi cá nhân để mỗi lần cá nhân cần tới họ có thể lấy ra dùng Kỹ năng này có thể được trau dồi qua việc học tập và rèn luyện từng ngày.Việc sở hữu một kỹ năng ghi nhớ tốt sẽ giúp một người dễ dàng hơn trong việc học tập và thành công hơn trong công việc và cuộc sống Tuy vậy,
20 yếu tố này ở mỗi cá nhân là không giống nhau Vậy thì tại sao mỗi người lại có khả năng ghi nhớ khác nhau?
Khả năng ghi nhớ ở mỗi người là không giống nhau
Do khả năng ghi nhớ của con người sẽ được quyết định bởi hành động của họ. Nghĩa là, một người có thể ghi nhớ như thế nào phụ thuộc vào động cơ, mục đích và cách thức hành động của từng người, nó sẽ ảnh hưởng một cách trực tiếp đến khả năng ghi nhớ của họ
Bên cạnh đó, các nhà thần kinh học cũng cho biết, quá trình ghi nhớ cũng phần lớn phụ thuộc vào cấu tạo não bộ của mỗi người Vậy nên có người có trí nhớ rất tốt họ nhớ nhanh và lâu quên nhưng cũng có những người có trí nhớ kém hơn họ lại gặp khó khăn trong việc ghi nhớ khiến quá trình ghi nhớ của họ kéo dài lâu hơn và dễ quên hơn những người khác Nguyên nhân chính là được cho là do mật độ chất xám ở mỗi người là không giống nhau nên quá trình ghi nhớ những sự vật hiện tượng cũng như khả năng ghi nhớ sẽ khác nhau ở mỗi người
Các nhà nghiên cứu đã chia ghi nhớ làm 2 hướng: ghi nhớ có chủ định và ghi nhớ không chủ định Đối với ghi nhớ chủ đích là quá trình ghi nhớ có mục đích từ trước, đòi hỏi sự nỗ lực, thúc ép bản thân Ghi nhớ chủ đích sẽ hiệu quả hơn nếu bạn hiểu rõ nội dung tài liệu Đây có thể được coi là quá trình ghi nhớ logic Ngược lại với ghi nhớ chủ đích, ghi nhớ không chủ đích là quá trình ghi nhớ diễn ra một cách tự nhiên không đòi hỏi quá nhiều ở sự nỗ lực, thúc ép bản thân Và hiệu quả của quá trình ghi nhớ này sẽ phụ thuộc vào nội dung ghi nhớ có hấp dẫn và cuốn hút với người tiếp nhận nó hay không.
Các ghi nhớ chủ định cũng có thể được cải thiện nhờ vào quá trình luyện tập:
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ sâu đảm bảo cho một người ghi nhớ những gì đã trải nghiệm ở quá khứ Theo các tổ chức nghiên cứu về giấc ngủ, Thanh thiếu niên(14-17 tuổi) cần ngủ 8 - 10h/ngày và Thanh niên và người trưởng thành (18-64 tuổi) cần ngủ 7 - 9h/ngày Việc này giúp họ có đầy đủ năng lượng cần thiết để có thể học tập và làm việc hiệu quả và đạt năng suất cao hơn.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Hơn 70% khối lượng cơ thể con người là nước. Nước giúp cho quá trình trao đổi chất luôn hoạt động tốt, não bộ được cung cấp đủ máu và oxy nên sẽ tăng khả năng có thể ghi nhớ Nếu cơ thể bị mất nước cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ do bạn có thể không suy nghĩ rõ ràng và khó tập trung được.
- Cung cấp đủ muối: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng muối là một trong những chất giúp não bộ tạo ra vùng ghi nhớ mới, gia tăng khả năng ghi nhớ ngắn hạn Thế nên, việc nếu cơ thể bị thiếu muối sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ ngắn hạn.
- Tập thể dục, tránh stress, giảm các chất kích thích: Việc vận động thể dụng thể thao hằng ngày là rất quan trọng, nó giúp cơ thể chìm vào giấc ngủ nhanh hơn và có giấc ngủ sâu hơn, góp phần sản sinh tế bào máu mới trong não Giảm chất kích thích cũng tránh bớt được những tình trạng mệt mỏi, căng thẳng của cơ thể để không tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực tới não bộ.
- Luyện tập não bộ: Khoa học đã chứng minh khả năng ghi nhớ có thể được cải thiện thông qua việc luyện tập Kết nối giữa các tế bào não được xem như là bước đầu của quá trình ghi nhớ và nó có được thông qua những trải nghiệm, hành động của con người Nếu những trải nghiệm, những hành động này được lặp lại nhiều lần thì những kết nối, những liên kết này sẽ càng được củng cố và ngược lại.
- Về khả năng ghi nhớ không chủ định, đây là khả năng rất quan trọng tuy nhiên lại liên quan đến yếu tố di truyền, nó quyết định phần lớn đến hiệu quả học tập cũng như hiệu suất làm việc của con người
Giải mã gen chứng minh khả năng ghi nhớ do di truyền
Gần đây, khi công nghệ phát triển, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra được một gen đóng vai trò quan trọng liên quan tới trí nhớ - chính là gen BDNF Gen này tồn tại ở ba dạng: dạng thứ nhất được tìm thấy ở những người có khả năng ghi nhớ tốt; dạng
22 thứ hai ở những người có khả năng ghi nhớ trung bình và cuối cùng là dạng thứ ba được tìm thấy ở người không ghi nhớ tốt song với đó là đi kèm một số bệnh liên quan tới suy nhược thần kinh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Dạng gen BDNF thứ ba có ảnh hưởng đến vùng đảm nhiệm chức năng ghi nhớ của não bộ Số liệu cũng cho rằng, hơn một phần ba số người có dạng gen BDNF này lại được thừa hưởng từ cha mẹ.
Từ nghiên cứu này, các nhà khoa học cho rằng các thế hệ trong gia đình có thể bị di truyền tình trạng trí nhớ kém Đây là kết quả nghiên cứu quan trọng, giúp y học có những giải pháp để cải thiện biến thể gen BDNF bất lợi, và lợi ích của việc này sẽ giúp cho người mang gen này có thể góp phần cải thiện trí nhớ, nâng cao khả năng học tập, làm việc từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.
Do vậy khả năng ghi nhớ ở mỗi người là khác nhau Nó được quyết định bởi nhiều yếu tố như di truyền từ ba mẹ, cách thức sinh hoạt của từng người và cả những vấn đề mà từng người quan tâm.
THỰC TRẠNG GHI NHỚ VÀ KHẢ NĂNG GHI NHỚ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Kết quả khảo sát
Sau khi tiến hành khảo sát online “Khả năng ghi nhớ của sinh viên trường trường Đại học Tôn Đức Thắng” qua Google Form, nhóm nhận được các kết quả sau:
Bảng 2.1 Thống kê kết quả khảo sát
1 Bạn hãy tự đánh giá khả năng ghi nhớ của mình
6 Bạn có thường xuyên rèn luyện trí nhớ của mình không?
9 Bạn thường hay ghi nhớ bằng những phương pháp nào?
Lặp đi lặp lại thông tin 55
16 Phương pháp nào là phương pháp ghi nhớ hiệu quả nhất?
Lặp đi lặp lại thông tin 11
23 Theo bạn yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ
24 của con người? Tình trạng thể chất 53
29 Bạn nghĩ điều gì khiến bạn có thể quên đi một sự việc?
Sự việc diễn ra không hoặc ít liên quan đến cuộc sống
Bị kích thích từ những điều mới lạ
Tiếp nhận quá nhiều thông tin cùng một lúc
Không tập trung hoặc không hiểu rõ vấn đề
Vấn đề đó không thuộc lĩnh vực bản thân quan tâm
34 Bạn nghĩ mình cần làm gì để gia tăng khả năng ghi nhớ của bản thân?
Phối hợp các giác quan, vận dụng hiểu biết kinh nghiệm
Tưởng tượng, liên kết bằng hình ảnh, màu sắc, âm thanh
Chọn lọc thông tin chính 72
Thường xuyên kiểm tra lại thông tin đã ghi nhớ
Sắp xếp thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
40 Đối với bạn, phương pháp nào là phù hợp và hiệu quả nhất?
Phối hợp các giác quan, vận dụng hiểu biết kinh nghiệm
Tưởng tượng, liên kết bằng hình ảnh, màu sắc, âm thanh
Chọn lọc thông tin chính 23
Thường xuyên kiểm tra lại thông tin đã ghi nhớ
Sắp xếp thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
Phân tích và đánh giá
Đối tượng khảo sát: Nhóm đã thực hiện khảo sát với 100 sinh viên học tập tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng, trong đó sinh viên năm 3 có tỷ trọng cao nhất.
Biểu đồ 2-1 Số năm học
Theo khảo sát, đa số sinh viên tự đánh giá khả năng ghi nhớ của mình ở mức trung bình Nhóm sinh viên này chiếm tới 66% trong biểu đồ Số lượng sinh viên đánh giá tốt hoặc kém tương đương nhau Chỉ có một số ít sinh viên cho rằng mình có khả năng ghi nhớ rất tốt hoặc rất kém.
Khả Năng ghi nhớ của bản thân do sinh viên tự đánh giá
Rất kém Kém Bình thường Tốt Rất tốt
TẦN SUẤT RÈN LUYỆN TRÍ NHỚ CỦA
Biểu đồ 2-4 Tần suất rèn luyện trí nhớ của sinh viên
Về thói quen rèn luyện khả năng ghi nhớ, phần lớn sinh viên không có thói quen rèn luyện hoặc chỉ rèn luyện không thường xuyên Chỉ có một số ít sinh viên có thói quen rèn luyện thường xuyên.
Qua biểu đồ ta thấy được, hiện nay sinh viên không thật sự chú trọng đến việc rèn luyện trí nhớ của bản thân.
Nghe và ghi chép Hiểu logic Ghi nhớ máy móc Cá nhân hóa Tóm tắt ý chính Lặp đi lặp lại thông tin
CÁC PHƯƠNG PHÁP GHI NHỚ
Biểu đồ 2-5 Các phương pháp ghi nhớ được sinh viên TDTU áp dụng
Trong học tập và cuộc sống, con người cần ghi nhớ nhiều loại thông tin khác nhau Tùy vào mục đích và tính phù hợp, mỗi người sẽ có các phương pháp ghi nhớ khác nhau Nhìn chung, có ba phương pháp ghi nhớ phổ biến nhất là:
Nghe và ghi chép thông tin: Đây là phương pháp ghi nhớ đơn giản và dễ thực hiện nhất Khi nghe thông tin, não bộ sẽ tiếp nhận và xử lý thông tin, sau đó ghi chép lại những thông tin quan trọng.
Lặp đi lặp lại thông tin: Phương pháp này dựa trên nguyên tắc "thực hành là mẹ của thành công" Khi lặp đi lặp lại thông tin, não bộ sẽ dần ghi nhớ thông tin một cách lâu dài.
Cá nhân hóa thông tin: Phương pháp này giúp não bộ liên kết thông tin mới với những thông tin đã có sẵn trong bộ nhớ, từ đó giúp ghi nhớ thông tin dễ dàng hơn Ví dụ, bạn có thể liên tưởng hình ảnh, sự kiện cá nhân với thông tin cần ghi nhớ.
Dù chiếm tỷ lệ thấp nhất so với các phương pháp còn lại ( biểu đồ 2-6) nhưng phương pháp ghi nhớ máy móc vẫn có hơn 1/3 sinh viên áp dụng
Tuy nhiên, sinh viên có xu hướng chuyển từ ghi nhớ máy móc sang học hiểu.Học hiểu là phương pháp ghi nhớ thông tin một cách sâu sắc, hiểu được bản chất của thông tin Phương pháp này giúp sinh viên ghi nhớ thông tin lâu dài và ứng dụng thông tin vào thực tế tốt hơn.
MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA TỪNG PHƯƠNG PHÁP
Nghe và ghi chép Hiểu logic Ghi nhớ máy móc
Cá nhân hóa Tóm tắt ý chính Lặp đi lặp lại thông tin Thực hành
Các phương pháp nghe, ghi chép, cá nhân hóa dữ liệu và hiểu logic được đánh giá cao về hiệu quả trong thực tế, tương ứng với tỷ lệ sử dụng cao Ngược lại, phương pháp lặp lại thông tin được sử dụng phổ biến nhưng lại ít được đánh giá cao về hiệu quả.
Sự mâu thuẫn này có thể được giải thích như sau:
Khảo sát không phản ánh đầy đủ thực tế Có thể do trong quá trình khảo sát, người được hỏi đã không đánh giá chính xác hiệu quả của các phương pháp ghi nhớ.
Mức độ hiệu quả của các phương pháp ghi nhớ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Ví dụ, phương pháp lặp lại thông tin có thể hiệu quả với những thông tin đơn giản, dễ nhớ, nhưng lại không hiệu quả với những thông tin phức tạp, khó nhớ. Để giải quyết vấn đề này, cần có thêm nghiên cứu sâu hơn về hiệu quả của các phương pháp ghi nhớ trong thực tế Đồng thời, cần nâng cao nhận thức của người học về cách sử dụng các phương pháp ghi nhớ một cách hiệu quả.
Biểu đồ 2-6 Mức độ hiểu quả của từng phương pháp ghi nhớ
Bẩm sinh Cảm xúc Tình trạng thể chất Chế độ dinh dưỡng Tinh thần Rèn luyện 0
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG GHI
Biểu đồ 2-7 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của sinh viên TDTU
Kết quả khảo sát cho thấy, yếu tố bẩm sinh chỉ chiếm tỷ lệ gần 30%, là yếu tố có ảnh hưởng nhỏ nhất Trong khi đó, tinh thần, cảm xúc, tình trạng thể chất và tần suất rèn luyện lại là những yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đến trí nhớ của còn người
Trí nhớ của con người phần lớn được hình thành và phát triển thông qua quá trình rèn luyện, phát triển và tác động của các yếu tố môi trường xung quanh Gen di truyền hay còn gọi là bẩm sinh chỉ đóng vai trò một phần nhỏ trong việc quyết định khả năng ghi nhớ của con người
Sự việc diễn ra không hoặc ít liên
Bị kích thích từ những điều mới lạ
Tiếp nhận quá nhiều thông tin Không tập trung hoặc không hiểu Vấn đề đó không thuộc lĩnh vực 0
CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN SỰ QUÊN
Biểu đồ 2-8 Các nguyên nhân gây nên sự quên
Theo khảo sát, có hai nguyên nhân chính khiến mọi người quên đi một việc:
Thiếu tập trung hoặc chưa hiểu rõ vấn đề: Khi không tập trung, mọi người sẽ không thể tiếp nhận thông tin một cách đầy đủ, rõ ràng và chính xác Khi chưa hiểu rõ vấn đề, thông tin sẽ không được lưu trữ vào bộ nhớ một cách lâu dài
Sự việc không liên quan đến cuộc sống: Những sự việc ít hoặc không liên quan đến cuộc sống của chúng ta thường dễ bị quên hơn, bởi chúng không được lặp lại thường xuyên và không có ý nghĩa thiết thực đối với chủ thể.
Bình luận kết quả khảo sát
Qua khảo sát, nhìn chung đa số sinh viên TDTU tự đánh giá khả năng ghi nhớ của mình ở mức bình thường Họ tự nhận rằng họ lười việc rèn luyện trí nhớ, một số ít thỉnh thoảng thực hiện và phần còn lại thì không Song sinh viên TDTU ghi nhớ bằng nhiều phương pháp Những phương pháp được sử dụng nhiều phải kể đến là nghe và ghi chép, hiểu logic, tóm tắt ý chính và lặp đi lặp lại thông tin Và đó cũng là những phương pháp ghi nhớ hiệu quả nhất đối với 100 sinh viên được khảo sát Bên cạnh đó phương pháp cá nhân hóa cũng được nhiều bạn ưa chuộng, trong khi việc ghi nhớ máy móc chiếm số ít Điều này cho thấy sinh viên TDTU có tiến bộ rõ rệt về mặt tư duy học tập Tuy nhiên, phương pháp thực hành bài học lại chiếm số rất ít, đây là điều đáng buồn khi sinh viên chỉ “học” mà không “hành”, chỉ chăm chăm vào lý thuyết mà không có quá trình thực tiễn
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc ghi nhớ của sinh viên TDTU, trong đó phần lớn các lý do là vì họ không tập trung hoặc không hiểu rõ vấn đề, tiếp nhận quá nhiều thông tin cùng một lúc hay sự việc đó ít liên quan đến cuộc sống của họ Mọi sự thành công đều trải qua quá trình tôi luyện vất vả, khả năng ghi nhớ cũng như vậy Để có trí nhớ tốt, mỗi người cần siêng năng rèn luyện nó mỗi ngày Một trong những việc giúp rèn luyện khả năng ghi nhớ mà 100 sinh viên đề cập trong khảo sát là chọn lọc thông tin chính; phối hợp các giác quan và vận dụng các kinh nghiệm để giải quyết vấn đề; thường xuyên kiểm tra lại thông tin; liên kết bằng hình ảnh, âm thanh,
GIẢI PHÁP GIA TĂNG KHẢ NĂNG GHI NHỚ
Nguyên nhân suy giảm trí nhớ
Suy giảm hoặc mất trí nhớ thường xảy ra sau khi bị chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, viêm não, bệnh Alzheimer, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, stress, nghiện rượu, lạm dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ hoặc những loại chấn thương hay bệnh tật khác ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Để chẩn đoán bệnh suy giảm trí nhớ, bác sĩ sẽ thu thập thông tin về sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh lý của người bệnh, bao gồm cả các vấn đề về sức khỏe, lối sống, các bệnh từng gặp, những loại thuốc đã/đang sử dụng… Bên cạnh đó, bác sĩ cũng tiến hành thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng để xác định liệu các vấn đề về sức khỏe khác có phải là nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ hay không Bác sĩ có thể kiểm tra thị lực và thính giác của người bệnh, tiến hành đo cân nặng, kiểm tra nhiệt độ cơ thể, đo nhịp tim, huyết áp… Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tiến hành kiểm tra năng lực tư duy của người bệnh để đánh giá trí nhớ, khả năng tư duy, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng tập trung, khả năng sử dụng và xử lý ngôn ngữ…
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp MRI hoặc CT scan để kiểm tra sự biến đổi trong não. Bác sĩ còn có thể yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm máu để kiểm tra những yếu tố như cấu trúc gen hoặc kiểm tra yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chức năng não Cần lưu ý rằng không có một hình thức kiểm tra duy nhất nào có thể xác định bệnh suy giảm trí nhớ Một chuỗi các kiểm tra và đánh giá sẽ được thực hiện để giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác. Ở người già nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ hiện vẫn chưa được giới khoa học tìm ra Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân khách quan nêu trên, còn có một số yếu tố gây ảnh hưởng đến bệnh này Do các tế bào thần kinh bị thoái hóa: Có một số quan điểm cho rằng sự suy giảm trí nhớ của người già bắt nguồn từ việc các tế bào thần kinh trong não bị lão hóa, các nơ ron thần kinh mất dần và sự liên kết giữa các tế bào thần kinh trong não bị phá hủy Tế bào thần kinh trong não bắt đầu suy giảm khi con người bước vào độ tuổi 20 Từ 25 tuổi trở đi, các tế bào thần kinh bắt đầu bị thoái hóa và mỗi ngày chúng ta mất khoảng 3000 tế bào quan trọng này Với những người bị stress, trục trặc và lo nghĩ nhiều trong cuộc sống lượng tế bào thần kinh mất đi càng nhiều hơn. Khi chúng ta còn trẻ, khả năng tiếp thu thông tin, ghi nhớ lâu và phản ứng nhanh chóng với những thách thức cuộc sống thường đạt đến đỉnh điểm của nó Tuy nhiên, khi bước sang tuổi 30, chúng ta không thể tránh khỏi sự thay đổi của khả năng này Hiện tượng "đãng trí" bắt đầu xuất hiện, và càng về sau, nó trở nên phổ biến hơn. Cùng với sự gia tăng tuổi tác, khả năng hoạt động của não bộ giảm dần Các chất trung gian hóa học tham gia vào quá trình dẫn truyền xung động thần kinh, hay còn gọi là truyền tin, cũng trở nên giảm sút Điều này dẫn đến việc mất đi sự linh hoạt và sự nhanh nhẹn trong suy nghĩ và phản ứng Mặc dù các hiện tượng này có thể xuất hiện ở những độ tuổi từ 45 đến 60, nhưng nhìn chung, bệnh suy giảm trí nhớ thường xuyên đeo bám những người trên 60 tuổi hơn Bệnh suy giảm trí nhớ không chỉ là một vấn đề cá nhân mà còn là một thách thức lớn đối với xã hội Nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và đôi khi có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về tâm lý và tâm thần.
Do đó, việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp duy trì sức khỏe não trở nên ngày càng quan trọng để giúp chúng ta duy trì tốt nhất có thể khả năng trí nhớ và tinh thần trong quá trình già đi.
Một trong những nguyên nhân quan trọng gây suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi đó là khả năng hoạt động kém hiệu quả của hệ thống tuần hoàn máu Khi bước qua những năm tháng của cuộc đời, quả tim và các mạch máu trở nên cằn cỗi, mất đi sự dẻo dai và sức mạnh Hiện tượng này làm cho quá trình lưu thông khí huyết trở nên kém hiệu quả, và khi kết hợp với tình trạng vôi hóa của cột sống cổ, nó tạo ra một môi trường không thuận lợi cho tuần hoàn máu đến não Khả năng tuần hoàn máu kém dẫn đến việc não bộ không nhận được lượng dưỡng chất và oxi cần thiết để hoạt động một cách hiệu quả Sự gián đoạn trong quá trình nuôi dưỡng này làm gia tăng sự lão hóa của các tế bào thần kinh trong não, đặc biệt là ở những vùng có trách nhiệm chủ yếu về việc lưu giữ và xử lý thông tin, như hệ thống thụ động và hệ thống giác quan Điều này gây ra một chuỗi sự kiện tiêu cực, khiến cho khả năng trí nhớ giảm sút đáng kể.
Sự thiếu hụt dưỡng chất và oxi khiến các tế bào thần kinh không thể hoạt động hiệu quả, và đồng thời, tình trạng lão hóa của chúng càng trở nên nhanh chóng Do đó, việc
36 duy trì một lối sống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe hệ tuần hoàn máu là quan trọng để ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động tiêu cực của sự suy giảm tuần hoàn máu đối với trí nhớ và sức khỏe não của người cao tuổi.
Các gốc tự do là kẻ thù của trí nhớ, điều này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và công nhận Gốc tự do là những nguyên tử hoặc phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng Chúng được sinh ra liên tục trong quá trình trao đổi chất của tế bào hoặc hình thành do tác động của các yếu tố bên ngoài như khói bụi, hóa chất, thực phẩm ô nhiễm, stress Áp lực công việc và cuộc sống là tác nhân ngoại sinh tạo ra các gốc tự do Não là tổ chức cần oxy nhiều nhất vì thế đây là nơi diễn ra quá trình chuyển hóa mạnh nhất, từ đó càng sinh ra nhiều gốc tự do Gốc tự do tấn công và làm tổn thương màng tế bào thần kinh kéo theo những rối loạn về điện giải (mất kali, canxi ), khiến khả năng dẫn truyền thần kinh bị rối loạn Các gốc tự do cũng tác động vào các ti thể làm tế bào bị bỏ “đói”, làm cho tế bào thần kinh thiếu năng lượng, gây lão hóa tế bào não dẫn đến suy giảm trí nhớ.
Chế độ ăn với nhiều đồ ngọt, thực phẩm ô nhiễm, các món chiên xào, đồ hộp chứa chất bảo quản và phụ gia, đường hóa học dễ sản sinh nhiều gốc tự do gây suy giảm nhận thức và trí nhớ của não bộ Chế độ ăn uống và dinh dưỡng: Một số nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa chế độ dinh dưỡng và suy giảm trí nhớ Chế độ ăn với nhiều đồ ngọt, thực phẩm ô nhiễm, các món chiên xào, đồ hộp chứa chất bảo quản và phụ gia, đường hóa học dễ sản sinh nhiều gốc tự do gây suy giảm nhận thức và trí nhớ của não bộ Vitamin B1, B6 có nhiệm vụ đảm bảo các chức năng bình thường của hệ thống thần kinh Một lượng lớn các vitamin này nằm trong bộ não, chúng duy trì việc sản xuất các dẫn truyền thần kinh có tác động đến tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của con người Những người không nhận được đủ lượng vitamin cần thiết từ chế độ ăn uống có thể bị hội chứng Wernicke-Korsakoff, một loại rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn và dài hạn.
Uống quá mức rượu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe về mặt toàn diện mà còn góp phần vào nhiều vấn đề tâm thần, trong đó có suy giảm trí nhớ Điều này làm tăng rủi ro cho những tình trạng như mất trí nhớ và khả năng tập trung kém Ngoài ra,không chỉ rượu bia, mà sự sử dụng các loại thuốc chữa bệnh trong thời gian dài cũng có thể đóng góp vào vấn đề này, đặc biệt là trong nhóm thuốc kháng sinh, thuốc trợ tim, thuốc điều trị tăng huyết áp, và tiêm thuốc phòng dại Thuốc khi đi vào cơ thể không chỉ tác động đến mục tiêu cụ thể mà còn có ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Các loại thuốc có thể gây tổn thương cho các tế bào thần kinh hoặc tạo ra nhiễu loạn trong hoạt động của các tế bào não, đặc biệt là những tế bào liên quan đến quá trình ghi nhớ Mặc dù có những thuốc chỉ tác động riêng lẻ, nhưng trong nhiều trường hợp, sự tương tác nguy hiểm giữa hai hoặc nhiều loại thuốc khác nhau có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ và các vấn đề liên quan Điều này trở thành một vấn đề phổ biến đặc biệt ở những người cao tuổi, khi họ thường xuyên phải sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc để kiểm soát và điều trị các bệnh lý liên quan đến tuổi tác Sự chồng chất này có thể tạo ra những tác động không mong muốn đối với hệ thống thần kinh và chức năng trí nhớ Do đó, việc quản lý đúng liều lượng và theo dõi tác động phụ của các loại thuốc trở thành yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe toàn diện và sự tinh thần ổn định, đặc biệt là ở người cao tuổi.
Những người mắc chứng mất ngủ, ngủ không đủ giấc cũng là nguyên nhân làm tăng thêm sự suy giảm trí nhớ Giấc ngủ giúp “bảo dưỡng” cơ thể và tâm trí của bạn, là thời gian cho các tế bào và mô được phục hồi Bên cạnh đó, sóng não được tạo ra khi bạn ngủ, đây là cơ chế quan trọng trong việc lưu trữ những ký ức trong não bộ. Các sóng não cũng có thể chuyển những thông tin về ký ức này đến vỏ não trước trán, đó là nơi lưu trữ giống như các “ngân hàng ký ức” trong thời gian dài Nếu không ngủ đủ giấc (thiếu ngủ), những ký ức không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán, tình trạng này làm cho thông tin ký ức bị lãng quên và mất trí nhớ ngắn hạn Người lớn cần có ít nhất 7-8 giờ mỗi ngày để ngủ nhằm cải thiện trí nhớ và ngăn chặn sự suy giảm nhận thức.
Các phương pháp rèn luyện và gia tăng trí nhớ
Để phòng ngừa suy giảm trí nhớ, có nhiều thay đổi lối sống và thực hành hằng ngày có thể giúp bảo vệ sức khỏe của não và duy trì trí nhớ Dưới đây là một mô tả chi tiết về cách phòng ngừa suy giảm trí nhớ:
3.2.1 Chế độ dinh dưỡng cân đối:
Chế độ ăn uống chơi một vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe não, đặc biệt là khi nói đến khả năng trí nhớ và chức năng não Điều này không chỉ là một lối sống lành mạnh mà còn là một chiến lược chăm sóc sức khỏe độc đáo để giữ cho tâm trí linh hoạt và sáng tạo Trong chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, nhóm thức ăn chứa axit béo omega-3 đóng một vai trò quan trọng Các thực phẩm như cá hồi, hạt giống hướng dương và quả mâm xôi không chỉ cung cấp axit béo omega-3 mà còn chứa nhiều chất chống ô nhiễm tư duy Các chất này đã được chứng minh là có ảnh hưởng tích cực đến cấu trúc não và có thể giúp ngăn chặn sự suy giảm trí nhớ Rau xanh tối là một phần khác của chế độ ăn uống có lợi cho não Rất nhiều loại rau như cải xanh, rau chùm ngây, và rau diếp chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng, như B-complex, vitamin K, và folate, giúp cải thiện chức năng não và bảo vệ khỏi sự suy giảm trí nhớ Ngoài ra, việc duy trì chế độ ăn uống đủ chất xơ và giàu nước cũng quan trọng để cung cấp năng lượng và duy trì sự linh hoạt cho não Chất xơ giúp kiểm soát đường huyết và giữ cho não nhận được dưỡng chất một cách liên tục, trong khi nước giúp duy trì sự hydrat hóa và tăng cường khả năng tập trung.
3.2.2 Vận động thể chất đều đặn:
Hoạt động vận động thể chất không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cơ bắp và tim mạch, mà còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho chức năng não và khả năng trí nhớ Nghiên cứu khoa học liên tục chứng minh rằng việc tích hợp hoạt động vận động vào lối sống hàng ngày có thể đóng góp tích cực đến sức khỏe tâm thần và ngăn chặn sự suy giảm trí nhớ, đặc biệt ở những người ở độ tuổi cao Vận động thể chất đều đặn không chỉ là biện pháp phòng tránh mà còn là một phương pháp hiệu quả để giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến tuổi tác Các hoạt động như đi bộ nhanh, chạy, đạp xe, hoặc thậm chí là những buổi tập nhẹ nhàng như yoga đều có thể góp phần vào việc duy trì sự linh hoạt và khả năng tập trung của não.
Một số cơ chế mà hoạt động vận động thể chất ảnh hưởng đến bao gồm cải thiện sự lưu thông máu, tăng cường sự tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh, và kích thích sự phát triển của các tế bào não mới Điều này tạo ra một môi trường thuận lợi cho não để duy trì và cải thiện chức năng ngôn ngữ, khả năng tập trung, và kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ phức tạp Việc tích hợp hoạt động vận động thể chất vào lịch trình hàng ngày không chỉ là một cách hiệu quả để duy trì sức khỏe toàn diện mà còn là một bước quan trọng để chăm sóc tốt nhất cho tình trạng tâm thần và trí nhớ, đặc biệt là trong quá trình già đi Điều này không chỉ giúp người thực hành duy trì một cuộc sống lành mạnh mà còn tạo ra lợi ích kéo dài cho sức khỏe tinh thần và trí óc.
3.2.3 Tránh stress và duy trì tinh thần tích cực:
Stress, một trong những vấn đề phổ biến trong cuộc sống hiện đại, không chỉ tác động đến tâm lý mà còn có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe não và chức năng trí nhớ Khi chúng ta trải qua những áp lực và căng thẳng, cơ thể sản xuất hormone stress như cortisol và adrenaline, những chất này có thể gây tổn thương tế bào não, đặc biệt là trong khu vực có trách nhiệm quan trọng về việc lưu giữ và xử lý thông tin Đối mặt với tác động tiêu cực của stress, việc tìm kiếm các phương pháp giảm stress trở nên ngày càng quan trọng để duy trì sức khỏe toàn diện Thiền, yoga, và các hoạt động giải trí là những cách hiệu quả để giảm căng thẳng và tăng cường tâm trạng tích cực Thiền, với việc tập trung vào hơi thở và sự chấp nhận ý thức, giúp tạo ra một trạng thái tĩnh lặng trong tâm hồn Nó không chỉ giúp giảm áp lực và lo lắng mà còn kích thích sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, giảm lượng cortisol và adrenaline, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực lên não Yoga, một sự kết hợp giữa tư thế cơ bản, chuyển động nhẹ nhàng, và tập trung vào hơi thở, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải tỏa căng thẳng Các động tác yoga không chỉ giúp giãn ra cơ bắp mà còn kích thích sự linh hoạt của cơ thể và tâm trạng tích cực Các hoạt động giải trí như việc đọc sách, xem phim, hoặc thậm chí là nấu ăn cũng có thể là những phương pháp hiệu quả để xua tan stress Nó giúp tâm trí chuyển hướng khỏi những suy nghĩ tiêu cực, tạo ra một không gian tinh thần tích cực.
Giấc ngủ là một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe và chức năng của não, đồng thời đó cũng là một khía cạnh quan trọng để duy trì sự cân bằng toàn diện
40 của cơ thể Trong suốt quá trình giấc ngủ, não thực hiện một loạt các quá trình quan trọng giúp tối ưu hóa hoạt động của nó.
Một trong những chức năng quan trọng nhất của giấc ngủ là củng cố ký ức. Trong khi chúng ta ngủ, não chủ động sắp xếp lại thông tin, lưu trữ những trải nghiệm mới vào bộ nhớ và tạo ra các kết nối mới giữa các ý tưởng Điều này giúp chúng ta giữ được thông tin quan trọng và học hỏi từ những trải nghiệm hàng ngày Ngoài ra, giấc ngủ còn đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ chất cặn và tế bào tư duy không cần thiết từ não Các quá trình này giúp tinh thần tỉnh táo và sảng khoái hơn khi thức dậy. Ngược lại, thiếu ngủ có thể dẫn đến một loạt các vấn đề, bao gồm suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung Nếu não không có đủ thời gian để thực hiện các quá trình này, các tế bào não có thể bị quá tải và làm giảm hiệu suất chức năng. Đặc biệt, giấc ngủ đủ giấc, nghĩa là đủ thời gian và chất lượng, giúp duy trì cân bằng hormone và chất dẫn truyền thần trong não Điều này ảnh hưởng tích cực đến tâm lý, giảm căng thẳng và tăng cường sức mạnh của hệ thống miễn dịch Để tối ưu hóa lợi ích của giấc ngủ đối với sức khỏe não, quyết định có lịch trình ngủ đều đặn và đảm bảo môi trường ngủ thoải mái là quan trọng Thực hành các thói quen tốt về ngủ có thể bao gồm việc giảm ánh sáng môi trường vào buổi tối, tránh các chất kích thích như caffeine trước khi đi ngủ, và duy trì một thói quen đi ngủ đều đặn.
Liên tục đặt ra thách thức cho não thông qua việc học hỏi mới là một chiến lược toàn diện để duy trì và nâng cao chức năng trí nhớ Não, giống như cơ bắp, cần được thúc đẩy và kích thích để giữ cho nó linh hoạt và khỏe mạnh Điều này đặc biệt quan trọng khi chúng ta già đi, nơi mà khả năng học tập và ghi nhớ thường giảm đi.
Cách tiếp cận đa dạng để thách thức não có thể bao gồm việc đọc sách, nắm bắt kiến thức mới từ các nguồn đa dạng Đọc không chỉ giúp mở rộng kiến thức mà còn tăng cường khả năng tập trung và sự sáng tạo của tâm trí Để làm cho quá trình học hỏi trở nên thú vị hơn, việc tham gia vào các khóa học mới là một cách tuyệt vời.Điều này có thể là các khóa học trực tuyến, nơi bạn có thể học bất cứ điều gì từ ngôn ngữ mới đến khoa học dữ liệu Việc này không chỉ mang lại kiến thức mới mà còn giữ cho tâm trí linh hoạt và sẵn sàng tiếp thu thông tin Tham gia các hoạt động nhóm là một cách khác để thách thức não và tăng cường chức năng trí nhớ Việc giao tiếp với người khác, thảo luận ý kiến và học từ các góc độ khác nhau đều là những thách thức intellecutal có thể kích thích não một cách tích cực Ngoài ra, việc tham gia các hoạt động nhóm cũng giúp tạo ra một môi trường xã hội tích cực, điều quan trọng cho tâm trạng và tinh thần Đặt ra thách thức cho não không chỉ là một cách để duy trì chức năng trí nhớ mà còn là một phần quan trọng của việc xây dựng một lối sống phong phú và ý nghĩa Việc khám phá điều mới không chỉ là hành trình học hỏi mà còn là cách để giữ cho tâm trí tràn đầy năng lượng và tạo ra một cuộc sống đầy đủ ý nghĩa và hạnh phúc.
3.2.6 Giữ liên lạc xã hội:
Giao tiếp xã hội và việc duy trì mối quan hệ với bạn bè và gia đình không chỉ là một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày mà còn có tác động tích cực đối với sức khỏe tâm thần và chức năng trí nhớ Giao tiếp xã hội không chỉ giúp giảm cảm giác cô đơn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và duy trì kỹ năng tư duy xã hội.
Nghiên cứu khoa học đã nhiều lần chứng minh rằng mối quan hệ xã hội tích cực có thể có ảnh hưởng lớn đến tâm trạng và sức khỏe tâm thần của con người Việc duy trì mối quan hệ mạnh mẽ và hỗ trợ từ bạn bè và gia đình giúp giảm stress và lo âu, những yếu tố có thể góp phần vào sự suy giảm trí nhớ và chức năng não Giao tiếp xã hội không chỉ giúp tạo ra một môi trường tích cực cho tâm trạng mà còn tạo cơ hội để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm Bằng cách này, người ta có thể học hỏi từ nhau, mở rộng kiến thức và đồng thời duy trì trí óc linh hoạt và sẵn sàng tiếp thu thông tin mới. Thậm chí, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng những người duy trì mối quan hệ xã hội mạnh mẽ có khả năng giữ vững trí nhớ và chức năng não tốt hơn so với những người sống cô đơn Không chỉ có ảnh hưởng tích cực đối với trí nhớ, giao tiếp xã hội còn giúp cải thiện khả năng giải quyết vấn đề, tư duy logic và tạo ra những mối liên kết tinh thần sâu sắc Điều này có thể thúc đẩy sự linh hoạt tư duy và khả năng xử lý thông tin phức tạp, những yếu tố quan trọng trong việc duy trì chức năng trí nhớ và tư duy xã hội.
3.2.7 Tránh chất kích thích và rượu bia:
Việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế tiêu thụ chất kích thích như caffeine và rượu không chỉ có lợi ích về mặt tổng thể cho sức khỏe mà còn đồng nghĩa với những ảnh hưởng tích cực đối với sức khỏe não Caffeine, một chất kích thích phổ biến được tìm thấy trong cà phê, trà, và các đồ uống năng lượng, có thể mang lại sự tỉnh táo và tăng cường tập trung tạm thời Tuy nhiên, sử dụng quá mức có thể đặt ra những thách thức cho giấc ngủ và chức năng trí nhớ.
Caffeine có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ bằng cách kích thích hệ thống thần kinh, gây ra tình trạng hồi hộp và làm trì trệ quá trình chuẩn bị cơ thể cho giấc ngủ. Điều này có thể dẫn đến việc giảm chất lượng giấc ngủ và làm suy giảm khả năng tập trung vào ngày hôm sau Hơn nữa, nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ caffeine quá mức có thể gắn liền với tình trạng lo âu và căng thẳng, những yếu tố có thể gây hại cho sức khỏe tâm thần và không tốt cho não bộ.
Ngược lại, việc hạn chế hoặc giảm bớt caffeine có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe não Một chế độ ngủ đủ giấc và không bị ảnh hưởng bởi chất kích thích giúp cải thiện quá trình tái tạo tế bào não và củng cố ký ức Bằng cách duy trì một lối sống ít caffeine, chúng ta có thể tối ưu hóa khả năng nghỉ ngơi của cơ thể và tâm trí, giúp tăng cường sự tỉnh táo và tăng cường chức năng trí nhớ.
Ngoài ra, việc giảm tiêu thụ rượu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe não Rượu có thể gây ra tình trạng mất ngủ và ảnh hưởng đến cơ chế giấc ngủ tự nhiên của cơ thể Hơn nữa, sử dụng rượu quá mức có thể làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ và các vấn đề về tâm trạng Việc hạn chế uống rượu không chỉ giúp cải thiện giấc ngủ mà còn bảo vệ não khỏi những tác động tiêu cực của chất này.
3.2.8 Thiết lập lịch trình hợp lý: